Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP MỚI, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH NIÊN KHU VỰC TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2011 – 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 126 trang )

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH. TP. HỒ CHÍ MINH
***

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 07 năm 2012

DANH SÁCH
MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP MỚI, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO
THANH NIÊN KHU VỰC TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2011 – 2012
_____________

TT
TÊN MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
A.
CÔNG TÁC GIÁO DỤC
A.1 CUỘC VẬN ĐỘNG “TUỔI TRẺ VIỆT NAM HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC”
ĐH Khoa học Tự nhiên
1.
Mô hình cuộc thi “Công trình thiết thực làm theo lời Bác”
– ĐHQG TP. HCM
ĐH Nông Lâm TP.
2.
Giải pháp “Ngày hội thanh niên làm theo lời Bác”
HCM
Mô hình học tập và làm theo lời Bác theo tháng sinh hoạt
3.
CĐ Kinh tế TP. HCM
chủ điểm tại chi đoàn
A.2 CÔNG TÁC GIÁO DỤC
ĐH Bách Khoa –


4.
Mô hình cuộc thi “Hào hùng trang sử Việt”
ĐHQG TP. HCM
ĐH Khoa học Tự nhiên
5.
Mô hình “Sinh viên với Pháp luật”
– ĐHQG TP. HCM
6.
Mô hình “Pháp lý online và bản tin Pháp lý”
ĐH Kinh tế TP. HCM
7.
Kỷ lục Guiness thế giới “Bản đồ tư duy lớn nhất thế giới”
ĐH Kinh tế TP. HCM
8.
Mô hình “Tuần lễ sinh viên với Sách”
ĐH Sài Gòn
ĐH Nông Lâm TP.
9.
Mô hình “Câu lạc bộ phóng viên trẻ FIT”
HCM
10. Mô hình cuộc thi ảnh “Ống kính biển đảo”
ĐH Mở TP. HCM
ĐH Ngoại ngữ - Tin
11. Giải pháp đẩy mạnh công tác giáo dục
học TP. HCM
Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác ĐH Kinh tế - Luật 12.
truyền thông và giáo dục của Đoàn
ĐHQG TP. HCM
ĐH Kinh tế - Luật 13. Mô hình chương trình “Hành trình thống nhất”
ĐHQG TP. HCM

ĐH Công nghệ Thông
14. Mô hình: “Văn hóa đọc UIT”
tin – ĐHQG TP. HCM
Mô hình: Cuộc thi “Hành trình tuổi trẻ” - Giải pháp cho ĐH Công nghệ Thông
15.
giáo dục truyền thống, lịch sử
tin – ĐHQG TP. HCM
ĐH Quốc tế – ĐHQG
16. Mô hình: IUC-Radio
TP. HCM
17. Mô hình cuộc thi Chìa khóa tri thức
CĐ Kinh tế TP. HCM
Mô hình Sinh viên CĐ Tài chính - Hải quan với công tác CĐ Tài chính - Hải
18.
nghiên cứu khoa học
quan

1


19.
B.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.

28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
40.

Mô hình phát huy vai trò của cán bộ giáo viên trẻ trong các TC Kinh tế - Kỹ thuật
sân chơi học thuật cho sinh viên, học sinh
Nguyễn Hữu Cảnh
PHONG TRÀO “5 XUNG KÍCH – 4 ĐỒNG HÀNH”
ĐH Khoa học Tự nhiên
Mô hình “Sàn ý tưởng sáng tạo”
– ĐHQG TP. HCM
Mô hình “Phát triển hoạt động NCKH từ CLB học thuật ĐH Kỹ thuật Công
Greentech”
nghệ TP. HCM
Giải pháp “Hưởng ứng chủ đề năm An toàn giao thông”
ĐH Sài Gòn
Giải pháp “Tham gia cùng Hội Sinh viên xây dựng giải
ĐH Tôn Đức Thắng
pháp cho sự gắn kết hoàn hảo – Sinh viên và NCKH”
Mô hình “Cổngtrường An toàngiaothông” – giải pháp thực

ĐH Mở TP. HCM
hiện năm An toàn giao thông
ĐH Bách Khoa Mô hình Công trình “Hỗ trợ Sinh viên Mùa thi” 2012
ĐHQG TP. HCM
Chương trình hướng nghiệp “Tự tin vào đời”
ĐH Kinh tế TP. HCM
ĐH Nông Lâm TP.
Công trình thanh niên “Hạt mầm yêu thương”
HCM
Giải pháp “Nâng cao khả năng học ngoại ngữ cho đoàn ĐH Sư phạm Kỹ thuật
viên thanh niên”
TP. HCM
Mô hình Tuyên truyền pháp luật cho học sinh tiểu học
ĐH Luật TP. HCM
Giải pháp Cuộc vận động “Mùa thi nghiêm túc – Chất
lượng” kết hợp với cuộc thi “Nhà vô địch điểm 9, điểm 10 ĐH Luật TP. HCM
– Chi Đoàn điểm 9, điểm 10” năm học 2011 – 2012
Mô hình cuộc thi học thuật “Xây dựng thương hiệu bản ĐH Ngoại ngữ - Tin
thân” – Brand Me – 2012
học TP. HCM
Mô hình Đồng hành cùng tin tực kinh tế thông qua 3 kênh
ĐH Ngoại thương cơ
Chuyên san – Báo mạng – Chuỗi chương trình bàn luận
sở 2
cùng chuyên gia
ĐH Ngoại thương cơ
Mô hình Ngày hội môi trường FTU’s Green
sở 2
Mô hình CLB Tiếng Anh giao tiếp cho cán bộ Đoàn ĐH Ngoại thương cơ
Phường 25 – Quận Bình Thạnh

sở 2
Mô hình Sổ tay 30 địa điểm du lịch nổi tiếng tại TP. HCM ĐH Ngoại thương cơ
(song ngữ)
sở 2
ĐH Kinh tế - Luật Mô hình “Luật và cuộc sống”
ĐHQG TP. HCM
ĐH Kinh tế - Luật Mô hình Tư vấn, giảng dạy pháp luật cộng đồng
ĐHQG TP. HCM
Mô hình Hội thi “Thân thiện cùng Luật Hành nghề Y
ĐH Y Dược TP. HCM
Dược”
Mô hình Nghiên cứu khoa học trong sinh viên
ĐH Y Dược TP. HCM
Mô hình tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật
ĐH Giao thông vận tải
về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho sinh viên các
TP. HCM
trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP. HCM

2


41.
42.
43.
44.
45.
C.
46.
47.

48.
49.
50.
51.
52.
53.
D.
54.

Giải pháp triển khai thực hiện Công trình thanh niên hiệu
quả
Giải pháp triển khai thực hiện Năm An toàn giao thông
2012
Mô hình: Chương trình “Café Khoa học”

ĐH Tài chính Marketing
ĐH Tài chính Marketing
ĐH Y Khoa Phạm
Ngọc Thạch

Mô hình: “Ngân hàng Ý tưởng nghiên cứu khoa học - Đẩy
ĐH Y Khoa Phạm
mạnh phong trào NCKH trong Đoàn viên, thanh niên và
Ngọc Thạch
giảng viên trẻ”
Giải pháp xây dựng động cơ học tập hiệu quả cho học sinh TC Kinh tế - Kỹ thuật
khối TCCN hệ 04 năm
Nguyễn Hữu Cảnh
CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN – ĐOÀN THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG
Giải pháp tổ chức học tập và công nhận 6 bài học Lý luận ĐH Khoa học Tự nhiên

chính trị cho đoàn viên thông qua các hội thi trực tuyến
– ĐHQG TP. HCM
Mô hình Ngày hội “Tôi – Người đoàn viên thanh niên ĐH Bách Khoa –
cộng sản”
ĐHQG TP. HCM
Giải pháp “Xây dựng đề án công tác cán bộ”
ĐH Kinh tế TP. HCM
ĐH Kỹ thuật Công
Mô hình “Phát triển Đảng trong Sinh viên”
nghệ TP. HCM
Giải pháp “CD học liệu 6 bài học lý luận chính trị”
ĐH Mở TP. HCM
Mô hình “Nắm bắt thông tin và giải đáp các thắc mắc của
ĐH Mở TP. HCM
chi đoàn qua diễn đàn E – learning”
Giải pháp “Học tập, sinh hoạt Chi Đoàn trong điều kiện CĐ Sư phạm Trung
học chế tín chỉ”
ương TP. HCM
Mô hình SMS STUDENTS – Sổ liên lạc điện tử trường CĐ Công nghệ Thủ
CĐ Công nghệ Thủ Đức
Đức
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
ĐH Ngoại ngữ - Tin
Mô hình “Nhịp cầu thông tin”
học TP. HCM

1. MÔ HÌNH
CUỘC THI “CÔNG TRÌNH THIẾT THỰC LÀM THEO LỜI BÁC”
Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. HCM


3


Cuộc vận động “Học tập và làm theo lời Bác” đã có những bước chuyển từ
“học tập” sang “làm theo”. Xác định việc làm theo lời Bác phải được minh chứng bằng
những công trình, sản phẩm cụ thể, và đặc biệt trong môi trường sinh hoạt của chiến
dịch Mùa hè xanh – môi trường mà các chiến sĩ sinh hoạt tập trung, có thời gian đầu tư
vào những công trình trọng điểm. Với những ưu điểm như trên, Đoàn trường đã tổ
chức cuộc thi “Công trình thiết thực làm theo lời Bác” ngay trong chiến dịch Mùa hè
xanh năm 2010.
I. NỘI DUNG CUỘC THI:
1. Đối tượng:
- Đợt thi đua “Mô hình thiết thực làm theo lời Bác” dành cho tất cả các đơn
vị tham gia mùa hè xanh 2010 trường ĐH KHTN. Tùy thuộc vào đặc thù riêng của
từng mặt trận, một đơn vị có thể có số thành viên từ 12 đến 40 người (đơn vị được xác
định dựa trên địa điểm và nội dung sinh hoạt).
2. Nội dung:
- Mô hình dự thi phải đi vào thực tiễn, đạt được hiệu quả cao và phát huy
được tinh thần sáng tạo của chiến sỹ.
3. Hình thức dự thi:
- Mỗi đơn vị đăng ký ít nhất một mô hình.
- Các đơn vị có thể liên kết với nhau để cùng thực hiện một mô hình (tối đa 3
đơn vị, tổng số chiến sỹ không vượt quá 40).
- Một đơn vị chỉ được thực hiện tối đa một mô hình liên kết.
- Các mô hình dự thi phải nộp phiếu đăng ký trước ngày 18/7.
- Trong thời gian thực hiện, đơn vị có thể điều chỉnh nội dung để phù hợp với
điều kiện thực tế.
- Đơn vị chủ động kinh phí.
- Nộp báo cáo nghiệm thu mô hình trong tuần tổng kết (từ 1/8 đến 8/8).
Trong báo cáo trình bày tóm lược các yêu cầu sau: (theo mẫu)

+ Mô tả mô hình: Nội dung, hình thức thực hiện; Thời gian; Địa điểm; Đối
tượng tham gia.
+ Kết quả đạt được: số lượng chiến sỹ thực tế tham gia thực hiện mô hình;
Phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả tác động của mô hình đến cộng đồng; Những nét mới,
sáng tạo trong quá trình thực hiện.
+ Bài học kinh nghiệm: phân tích ưu khuyết điểm; Đúc kết các bài học đạo
đức trong quá trình thực hiện mô hình; Nêu rõ các kết quả mà đơn vị đánh giá là đã
học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Báo cáo gửi về địa chỉ email:
- Thuyết trình bảo vệ mô hình (sau khi đã gửi báo cáo ít nhất 1 ngày). Hình
thức thuyết trình như sau:
+ Địa điểm do đơn vị chọn. Có thể thuyết trình tập trung tại trường vào ngày
8/8 hoặc tại địa điểm thực hiện mô hình (đơn vị thông báo địa điểm và thời gian cho
BTC trước 2 ngày).
+ Cách thức thuyết trình: tự do (Trình chiếu Power Point, nhạc kịch minh họa,
ngâm thơ, làm clip v.v…). Độ dài tối đa 10 phút.
+ Trên 2/3 chiến sỹ của đơn vị đến cỗ vũ khi đơn vị thuyết trình.
+ Thời gian đăng ký thuyết trình bảo vệ từ 1/8 đến 10/8.
4


-

Kết quả sẽ được công bố trong ngày hội quân 13/8.

4. Tiêu chuẩn đánh giá:
- Gồm các tiêu chuẩn sau:
+ Trên 2/3 số lượng chiến sỹ tham gia thực hiện mô hình.
+ Phát huy được vai trò của từng cá nhân trong đơn vị.
+ Ứng dụng được vào thực tế.

+ Thể hiện nét sáng tạo, xung kích của thanh niên.
+ Được cộng đồng đánh giá tích cực.
+ Không trùng lắp với nhiệm vụ đơn vị được ban chỉ huy phân công.
+ Đối với mô hình liên kết từ 2 đơn vị trở lên, cần phải phối hợp với nhau
nhịp nhàng, công bằng.
+ Đúc kết được bài học kinh nghiệm.
+ Đảm bảo an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kết quả:
- Có tổng cộng 14 công trình đến từ 15 đội hình trực thuộc và 7 đội hình
chuyên, đạt tỉ lệ 63,6% đội hình có công trình.
- Kết quả cuộc thi:
GIẢI
THƯỞNG

ĐỘI
HÌNH

CÔNG TRÌNH

CD Ong sáng tạo
Đĩa CD tập hợp các bài giảng, các đoạn phim về thí nghiệm,
Mặt trận chương trình hoạt động của 4 bộ môn Toán – Lý – Hóa – Sinh.
1
ONC
Bên cạnh đó, CD còn tập hợp những tài liệu MHX của mặt trận
ONC trong năm 2010 như: báo cáo, kế hoạch, lịch hoạt đọng, rút
kinh nghiệm để tạo tính kế thừa cho ONC năm sau.
Rác và những biến tấu
Vườn Thiết kế giáo án giảng dạy, lồng ghép các nội dung tiết kiệm,

2
ươm
chăm sóc cây cỏ…
tuổi thơ Hướng dẫn các em làm các đồ chơi sáng tạo từ các rác thải như
chai nhựa, que kem…
MANM Xây dựng bộ truyển tranh kể chuyện về Bác Hồ cho các em
3
Q.GV tại mái ấm
Tiết kiệm và rèn luyện thể dục
Khuyến
MANM
Tổ chức phong trào rèn luyện thể dục thể thao, thu gom giấy vụn
khích
Q8
ve chai gây quỹ “chăm sóc sức khoẻ” cho các em tại MANM
Khuyến
Chưng cất nước bằng NL mặt trời
ONC Lý
khích
Chế tạo thiết bị lọc nước sạch từ nguồn nước mưa với
- Từ kết quả cuộc thi cấp trường, Đoàn trường đã chọn 2 công trình tiêu biểu
là CD Ong Sáng tạo và Vườn ươm tuổi thơ tham gia cuộc thi “Tuổi trẻ làm theo lời
Bác” lần III năm 2011 và đạt kết quả khá cao.
MÔ HÌNH
Mô hình Ong nghiên cứu
Mô hình Vườn ươm tuổi thơ

GIẢI THƯỞNG
Đạt giải khuyến khích
Đạt giải A

5


2. Đánh giá:
- Khi công trình được thực hiện tại mặt trận đối tượng tác động không chỉ là
sinh viên trong đội hình mà đối tượng là thiếu nhi, thanh niên địa phương , … cũng
được tham gia và được tác động tích cực.
- Các công trình được thuyết trình ngay tại khu vực đóng quân làm tăng tính
thiết thực và ý nghĩa tác động đến sinh viên hiệu quả hơn, đồng thời mang lại ý nghĩa
thiết thực hơn làm cho việc làm theo lời bác gần gũi hơn, dễ lan tỏa hơn.
III.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH
- Tiếp tục phát huy mô hình trong chiến dịch Mùa hè xanh 2011 để phát huy
hiệu quả.
- Đầu tư phát triển thành cuộc thi “dài hơi” trong suốt năm học, để mỗi chi
Đoàn, CLB – Đội – Nhóm đều có 1 phần việc, công trình, sản phẩm thiết thực làm
theo lời Bác để cụ thể hóa việc “học tập” sang “làm theo” đạt kết quả thiết thực.
- Đầu tư, đổi mới và nâng cao hơn hiệu quả của Công trình thanh niên, tạo
môi trường tập trung trí tuệ, sức lực của đoàn viên trong chi Đoàn.
______________________________

2. GIẢI PHÁP
“NGÀY HỘI THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC”
Đoàn trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
IV.MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA :
- Tuyên truyền và hưởng ứng sâu rộng trong đoàn viên, hội viên, sinh viên thực
hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
- Kịp thời phát hiện và tuyên dương các gương sống có lý tưởng, sống vì cộng
đồng, có những việc làm thiết thực, giúp ích cho gia đình và xã hội. Từ đó, tạo nên

phong trào thi đua học tập và lao động sáng tạo góp phần giáo dục và định hướng lối
sống đẹp trong sinh viên của trường ĐH Nông Lâm;
- Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở Đoàn phát hiện và giới thiệu tuyên dương cấp
Trường.
V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Ngày hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác của trường ĐH Nông Lâm được
tổ chức theo 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Bình chọn gương điển hình “Làm theo lời Bác”
Dựa trên hướng dẫn của Đoàn trường, các khoa/bộ môn triển khai cuộc vận
động bình chọn gương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, gương Thanh niên tiên
tiến sau khi được các khoa/bộ môn giới thiệu sẽ được Ban Thường vụ Đoàn trường
họp xét và bình chọn ra các tập thể và cá nhân điển hình.
2. Giai đoạn 2: Tổ chức ngày hội “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”
Sau quá trình bình chọn gương điển hình qua các cấp, công tác giới thiệu các
gương điển hình đến Đoàn viên – Thanh niên toàn trường được xác định là nội dung
6


trọng tâm, cần đầu tư theo chiều sâu với nhiều hoạt động đa dạng nhằm tạo ra sức lan
tỏa mạnh, để phong trào “Học tập và làm theo lời Bác” thực sự trở thành một phần
không thể thiếu trong đời sống tinh thần của thanh niên trường ĐH Nông Lâm Tp.
HCM.
VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thực hiện bình chọn gương điển hình
1.1. Xây dựng kế hoạch Tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
Ngay từ giai đoạn hình thành ý tưởng, BTV Đoàn trường đã xác định điều quan
trọng nhất là phải xây dựng được một kế hoạch chi tiết, với trình tự hợp lí và các
hướng dẫn cụ thể để các cá nhân và tập thể được tuyên dương phải thực sự là những
tấm gương điển hình trong phong trào làm theo lời Bác của thanh niên nhà trường.
Đến ngày 20/2/2012, kế hoạch số 03/ĐTN đã được ban hành với những hướng dẫn cụ

thể, đảm bảo triển khai hiệu quả cuộc vận động bình chọn Thanh niên tiên tiến làm
theo lời Bác trong toàn trường.
1.2. Triển khai cuộc vận động bình chọn tại các khoa/bộ môn
Quy trình vận động bình chọn gương điển hình tại các cơ sở Đoàn được tổ chức
thông qua 2 bước:
- Bước 1: Triển khai cuộc vận động
Kế hoạch Tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” đã được triển
khai đến từng chi Đoàn để mọi Đoàn viên – Thanh niên đều biết, đều hiểu về mục tiêu
chung của chương trình. Thông qua cuộc vận động, nhiều cơ sở Đoàn, chi Đoàn đã có
những hình thức sáng tạo trong việc giới thiệu gương điển hình tổ chức thi viết về
những tấm gương điển hình, tổ chức bình chọn qua facebook...
- Bước 2: Các khoa/bộ môn bình xét gương điển hình cấp cơ sở
Dựa vào các gương điển hình được giới thiệu thông qua cuộc vận động, mỗi cơ
sở Đoàn trực thuộc Đoàn trường đã giới thiệu 1 tập thể và 3 cá nhân có thành tích xuất
sắc, nổi trội trong các lĩnh vực hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao; công tác
Đoàn – Hội; nghiên cứu khoa học, học tập, lao động sáng tạo; giữ gìn an ninh chính trị
- trật tự an toàn xã hội để Đoàn trường tiếp tục họp xét và bình chọn.
1.3. Đoàn trường họp xét và bình chọn các gương điển hình tiêu biểu
Việc bình chọn các gương điển hình để tuyên dương trong ngày hội “Thanh
niên tiên tiến làm theo lời Bác” được tổ chức với sự tham gia của các đồng chí trưởng
các Ban trực thuộc Đoàn trường, đại diện Văn phòng Đoàn trường và Ban Chủ nhiệm
các Câu lạc bộ – Đội – Nhóm cấp trường.
2. Tổ chức ngày hội “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”
Để thực sự tạo nên làn sóng lan tỏa, nhân rộng quyết tâm “Làm theo lời Bác”,
ngày hội “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” được Đoàn trường xây dựng có chiều
sâu với nhiều hoạt động ý nghĩa:
- Lựa chọn 3 cá nhân tiêu biểu trong các mảng: vượt khó học tốt, cán bộ Đoàn
– Hội và nghiên cứu khoa học để làm phim tư liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền,
nhân rộng tấm gương điển hình.
- Tổ chức lễ dâng hương tại Công viên Nguyễn Thái Bình nhằm khơi dậy tinh

thần tự hào đối với truyền thống vẻ vang của nhà trường.
7


- Tổ chức lễ tuyên dương trang trọng với sự tham gia của đông đảo Đoàn viên
– Thanh niên.
VII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
- Bình chọn được 20 cá nhân và 7 tập thể điển hình trao tặng kỷ niệm chương
“Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”.
- Hoàn thành đoạn phóng sự dài gần 7 phút giới thiệu 3 gương điển hình: Đặng
Thị Thưởng, Trần Hoàng Phúc, Bùi Văn Danh
- Tổ chức thành công lễ dâng hương tại Công viên Nguyễn Thái Bình với sự
tham gia của hơn 40 thanh niên tiêu biểu và 200 sinh viên từ các khoa/bộ môn.
- Tổ chức lễ tuyên dương trang trọng cho các cá nhân, tập thể đạt danh hiệu
“Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” với sự tham gia của gần 400 Đoàn viên –
Thanh niên của trường tại Hội trường Phượng Vỹ.
VIII.MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
- Cần có những chuỗi hoạt động giới thiệu những gương điển hình đã được
bình chọn để thực sự tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ đến Đoàn viên – Thanh niên.
- Đa dạng hơn nữa các hoạt động để tăng cường không khí “hội” cho việc
tuyên dương gương điển hình.

______________________________

3. MÔ HÌNH
“HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
THEO THÁNG SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM TẠI CHI ĐOÀN”
Đoàn trường Cao đẳng Kinh tế TP. HCM
Sau hơn 5 năm thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cuộc vận động cấp Thành và
nhà trường về cuộc Vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”. Ban

Thường vụ Đoàn trường đã cụ thể hóa thành kế hoạch thực hiện hàng năm gắn với chủ
đề của cuộc vận động bao gồm các hoạt động thực hiện thường xuyên, các hoạt động
chủ điểm từng tháng trong năm gắn với các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng. Song nhận
thấy cuộc vận động vẫn chưa thực sự đi sâu vào từng đoàn viên, thanh niên. Một số ít
Đoàn viên –thanh niên chưa nhận thức tốt về vai trò phát huy của cuộc vận động, chưa
nắm vững yêu cầu của cuộc vận động vừa học tập và vừa làm theo và tùy theo đặc thù
công việc của mỗi người đề ra biện pháp học tập phù hợp.
Nhận thấy cuộc vận động “Học tập và làm theo lời Bác” cần phải đổi mới về
nội dung và hình thức để đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy năm học 2011 – 2012, Đoàn
trường Cao đẳng Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh tập trung giáo dục đoàn viên thanh niên
chuyển từ học tập sang làm theo các đức tính của Bác, đặc biệt sẽ nâng cao vai trò chủ
động của Chi đoàn trong triển khai cuộc vận động này.
I. Cách thức triển khai thực hiện

8


Đoàn trường đã tổ chức các tháng chủ điểm làm theo lời Bác, hướng dẫn các
chi đoàn làm theo các tháng chủ điểm, triển khai đến từng đoàn viên. Tổ chức cấp giấy
chứng nhận và tuyên dương những Chi đoàn thực hiện tốt.
- Tháng Môi trường (Tháng 12/2011)
Mỗi Chi đoàn đăng ký tham gia “Chi đoàn thân thiện với môi trường” với
những nội dung đăng ký: Lớp học xanh sạch đẹp (trồng cây xanh trong lớp học) ,
Ngày chủ nhật xanh. Những Chi đoàn hoàn thành tốt sẽ được tuyên dương và cấp giấy
“Chi đoàn thân thiện với môi trường”.
- Tháng Học tập (Tháng 1/2012)
+ Tổ chức các buổi tọa đàm về phương pháp học tập, về kỹ năng thực hành xã
hội, các nội dung học tập chuyên ngành...
+ Mỗi đoàn viên đăng ký tham gia “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục” với các nội dung đăng ký: thực hiện nghiêm túc nội quy

trong phòng thi, chỉ tiêu về kết quả học tập trong học kỳ. Các chi đoàn tổ chức tiến
hành tổng kết và tuyên dương các bạn đã thực hiện tốt. Kết quả 100 % đoàn viên
không vi phạm cam kết. Chi đoàn thực hiện tốt sẽ được tuyên dương và cấp giấy
chứng nhận “Chi đoàn học tốt”.
- Tháng Tiết kiệm giúp bạn (Tháng 2/2012)
+ Mỗi đoàn viên - thanh niên thực hiện tiết kiệm mỗi ngày để đóng góp vào
Quỹ Giúp bạn vượt khó của Đoàn trường và Quỹ tương trợ giúp bạn của Chi đoàn. Chi
đoàn thực hiện tốt sẽ được tuyên dương và cấp giấy chứng nhận “Chi đoàn tiết kiệm
giúp bạn”.
- Tháng Tìm về cội nguồn (Tháng 3/2012)
+ Mỗi Chi đoàn chủ động tổ chức hành trình về bảo tàng nhằm tìm hiểu lịch sử,
truyền thống dân tộc và những sản phẩm thu hoạch từ hành trình (clip, hình ảnh, tập
san...) ý nghĩa nhất sẽ nhận được giải thưởng của Đoàn trường. Chi đoàn thực hiện tốt
sẽ được tuyên dương và cấp giấy chứng nhận: “Chi đoàn yêu nguồn cội”.
+ Hàng tháng đoàn trường tổ chức đánh giá, nghiệm thu việc thực hiện tại các
chi đoàn và cấp chứng nhận các chi đoàn đạt tiêu chuẩn.
+ Cuối năm học chi đoàn có đủ cả 4 giấy chứng nhận sẽ được tuyên dương là
“Chi đoàn tiên tiến làm theo lời Bác”.
II. Kết quả đạt được

Sau một năm thực hiện thì cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm
theo lời Bác” đã thực sự đến với từng đoàn viên thanh niên của chi đoàn. ĐVTN đã
nhận thức được nội dung ý nghĩa của cuộc vận động và đã chuyển biến rõ rệt từ học
tập sang làm theo lời Bác từ những việc làm nhỏ, việc làm cụ thể. Kết quả đạt được
như sau:
+ Chi đoàn thân thiện với môi trường: 65/71 chi đoàn được công nhận
+ Chi đoàn học tốt: 65/71 chi đoàn được công nhận
+ Chi đoàn tiết kiệm giúp bạn: 60/71 chi đoàn được công nhận
+ Chi đoàn yêu nguồn cội: 55/71chi đoàn được công nhận.
Cuối năm học có 50/71 chi đoàn được tuyên dương “Chi đoàn tiên tiến làm theo

lời Bác” và 100 cá nhân được tuyên dương chi đoàn tiên tiến làm theo lời Bác.
9


III. Đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động :Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm
theo lời Bác”trong thời gian qua của Đoàn trường.

Qua một năm thực hiện, đoàn viên đã được nâng cao nhận thức và hành động
của người đoàn viên; phát huy tốt vai trò chủ động, sáng tạo của Chi đoàn và đoàn
viên trong việc đề ra các biện pháp, vai trò xung kích, tình nguyện thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của lớp/ Khoa và nâng cao khả năng đoàn kết tập hợp thanh niên.
Chi đoàn đã thực sự là môi trường cho đoàn viên rèn luyện: Đoàn viên rèn
luyện bằng việc tham gia tích cực vào các hoạt động cụ thể của Chi đoàn cũng như của
Đoàn trường theo các tháng chủ điểm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn trường cũng nghiêm túc kiểm điểm còn
những hạn chế, yếu kém, đó là:
Là năm đầu tiên triển khai thực hiện cuộc vận động theo phương thức mới: các
tháng chủ điểm làm theo lời Bác nên một số chi đoàn còn lúng túng trong việc tổ chức
nội dung cho đoàn viên thực hiện, việc đánh giá mức độ hoàn thành còn mang tính
định tính.
Công tác kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện cuộc vận động chưa quan tâm
đúng mức do lực lượng BCH Đoàn trường phụ trách theo dõi, giám sát các chi đoàn
không đảm bảo số lượng, nghiệp vụ còn yếu.
IV.Phương hướng thực hiện trong năm học 2012 – 2013.

- Tiếp tục triển khai việc học tập và làm theo lời Bác theo các tháng chủ điểm:
tháng 10 “Tháng khởi động”, Tháng 11/2012 “Uống nước nhớ nguồn”, Tháng
12/2012“Tháng mội trường”, Tháng 1/2013 “Tháng học tập”, Tháng 2/2013 “Tháng tiết
kiệm giúp bạn”, Tháng 3 “Tháng tìm về cội nguồn”, Tháng 4/2013 “Tháng tuyên dương”
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện tại các chi đoàn.

- Theo dõi tuyên dương kịp thời các chi đoàn, cá nhân thực hiện tốt.
______________________________

4. MÔ HÌNH
CUỘC THI “HÀO HÙNG TRANG SỬ VIỆT” LẦN VI – NĂM 2012
Đoàn trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP. HCM
I.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Tiếp nối thành công từ các cuộc thi do Đoàn trường tổ chức, hướng đến chào
mừng 81 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2012) và
35 năm ngày thành lập Đoàn TNCS trường Đại học Bách Khoa (26/3/197626/3/2012). Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc, về nguồn gốc con Rồng
cháu Tiên và học tập tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn trường đã phối
hợp với các Đoàn khoa tổ chức Hội thi “Hào hùng trang sử việt” lần VI năm 2012.
II. MỤC TIÊU MÔ HÌNH:
- Tìm hiểu kiến thức về các nhân vật lịch sử tiêu biểu, anh hùng dân tộc trong
công cuộc giữ nước và dựng nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc qua các thời đại.
- Tìm hiểu kiến thức về Đảng quang vinh, về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp, các
tác phẩm tiêu biểu, tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
10


- Kiến thức về 81 năm Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
III. MÔ TẢ MÔ HÌNH:
- Nét mới sáng tạo của mô hình là sự chuyển động của cấp Chi Đoàn trong việc
tổ chức tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống, chính trị tư tưởng trong sinh
viên.
- Sau một thời gian dài chuẩn bị, cuộc thi đã bắt đầu vào sáng ngày 13/03/2012
với 31 đội tham dự , thu hút gần 300 bạn sinh viên. Bước vào phần thi Vòng loại, mỗi
đội bốc thăm và tham gia vào 1 trong 3 nhóm chính hành trình đến tham quan 3 bảo
tàng lớn tại Tp Hồ Chí Minh (Bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Lịch sử Việt Nam và

bảo tàng Chứng tích chiến tranh), tại đây các đội được các anh chị hướng dẫn viên bảo
tàng thuyết minh về bảo tàng, về các chuyên mục có trong bảo tàng. Từ đó, các đội sẽ
tìm hiểu và thu thập các tư liệu cần thiết. Sau đó, các đội tập trung ở Dinh Thống Nhất.
Tại đây các đội được tham quan Dinh và thi vòng loại trên giấy.
- Sau phần thi Vòng loại gay cấn và khốc liệt với điểm số chênh nhau từng
điểm một, Ban tổ chức đã xác định được 12 đội vào thi vòng Bán kết. Trải qua 2 vòng
thi Bán kết và Chung kết, đội Máu và Hoa đến từ khoa Điện – Điện tử đã xuất sắc
giành giải nhất, các đội Vì Tinh Thần Bất Diệt – Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy
tính, đội Hạo Khí việt – Khoa Kỹ thuật Xây Dựng và đội Xe tăng- Khoa Điện – Điện
tử đã lần lượt giành được giải nhì, giải ba và giải tư.
- Bên cạnh phần thi đồng đội, ban tổ chức còn tổ chức phần thi các nhân cho
tất cả sinh viên toàn trường với hình thức thi trả lời trắc nghiệm Online tại cổng học
tập điện tử của sinh viên Bách Khoa Trong phần thi
này, viên đăng nhập vào cổng BKel. Chọn môn học “Hào hùng trang sử Việt Nam” và
tiến hành làm 30 câu trắc nghiệm trong vòng 15 phút, mỗi sinh viên có 3 lần làm bài
và được ghi nhận kết quả cao nhất. Phần thi cá nhân được thực hiện 2 đợt, mỗi đợt
trong vòng 48h trong khoảng thời gian từ 07-20/03/2012. Giải nhất của phần thi này là
một USB 4GB. Kết quả phần thi cá nhân : Tuần 1 bạn Nguyễn Đức Linh Rin trả lời
đúng 28/30 câu, tuần 2 bạn Nguyễn Văn Bảo trả lời đúng 27/30 câu.
IV. ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH:
IV.1. Thành công:
- Cuộc thi đã thu hút được số lượng sinh viên tham dự đông nhất trong các lần
tổ chức trước đó (gần 2000 sinh viên). Thông qua cuộc thi, các thí sinh đã được tham
quan các bảo tàng lớn trong thành phố, tăng thêm sự hiểu biết về lịch sử thông qua
hình thức trực quan sinh động.
IV.2. Hạn chế
- Việc tuyên truyền về cuộc thi chưa sâu rộng đến các bạn sinh viên nên chưa
thu hút được nhiều bạn sinh viên tham gia.
IV.3. Đề xuất cải tiến
- Xây dựng hệ thống truyền tải thông tin cuộc thi đến được tất cả các Chi đoàn

để thu hút được đông đảo các bạn sinh viên tham gia chương trình.

______________________________

11


5. MÔ HÌNH
CHƯƠNG TRÌNH “SINH VIÊN VỚI PHÁP LUẬT”
Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. HCM
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Hiện nay, nhà nước ta đang đứng trước những vấn đề phức tạp cần phải giải
quyết như: tai tệ nạn xã hội, vấn đề hiểm họa thiên tai do sự tàn phá môi trường, nạn
suy thoái đạo đức, vấn đề bùng nổ dân số và những vấn đề khác trong lĩnh vực kinh tế
- xã hội. Để giải quyết các vấn đề đó, xã hội nước ta phải tiến hành nhiều biện pháp
đồng bộ và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau. Một trong số những công
cụ đó chính là pháp luật. Chình vì thế, việc trang bị những kiến thức pháp luật cho thế
hệ trẻ, Đoàn viên thanh niên là một trong những điều kiện cơ bản nhất, để bảo đảm
cho nước ta không chỉ phát triển bền vững mà còn thực hiện có hiệu quả quá trình hội
nhập quốc tế.
- Từ thực trạng đó, có thể nói công tác giáo dục pháp luật cho Đoàn viên thanh
niên phải được xem là một vấn đề khoa học và cần được quan tâm, đầu tư đúng mức,
nhằm đảm bảo sự giáo dục toàn diện để Đoàn viên thanh niên không chỉ trở thành
những người lao động “kiểu mới” có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao, vươn đến
nền kinh tế tri thức, mà còn là lớp người có kiến thức pháp luật để có thể làm chủ bản
thân và xã hội, cũng như để hội nhập quốc tế trong môi trường toàn cầu hoá mà không
đánh mất đi nét truyền thống và văn hoá của dân tộc.

- Công tác giáo dục pháp luật trong môi trường Đại học hiện nay cũng gặp
không ít khó khăn khi chủ đề này bị cho là khô khan với đa phần các bạn sinh viên.
Chính vì thế , nếu chỉ đơn thuần tổ chức các buổi giới thiệu, tuyên truyền về pháp luật
thì mức độ tham gia cũng như sự tìm hiểu thực chất của Đoàn viên thanh niên về pháp
luật không cao.
- Nhận định tình hình trên, Đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã xây
dựng chương trình “Sinh viên với pháp luật” với nhiều hình thức phong phú, đa
dạng hơn nhằm mục đích tác động có hệ thống và thường xuyên tới ý thức của Đoàn
viên, thanh niên, sinh viên trong nhà trường để trang bị cho Đoàn viên thanh niên
những kiến thức pháp lý nhất định, để từ đó, Đoàn viên thanh niên có những nhận thức
cơ bản và đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.
II.

NỘI DUNG – BIỆN PHÁP

Chương trình được tổ chức với 4 nội dung như sau:
1. Phần thi “Lời giải Pháp lý”
- Tổ chức 3 tuần thi, mỗi tuần BTC sẽ đưa ra 3 tình huống gần với thực tiễn với
nội dung xoay quanh và liên quan tới các bộ Luật: Sở hữu trí tuệ, luật dân sự, luật
nghĩa vụ quân sự, luật an toàn giao thông để yêu cầu phải giải quyết, xử lý; các thí
sinh có thể tự chọn ít nhất một trong 3 tình huống để tham gia trả lời và gửi bài làm về
BTC.
- Cuối mỗi tuần, BTC sẽ công bố cách giải hợp lý nhất và trao giải bài làm tốt
nhất và nhanh nhất cho mỗi tình huống.
2. Diễn đàn pháp luật với chủ đề: “Hiểu biết về Luật sở hữu trí tuệ”
12


- Đây là một diễn đàn trực tiếp, với báo cáo viên là một luật sư . Báo cáo viên
sẽ giới thiệu cơ bản về Luật sở hữu trí tuệ và đưa ra các tình huống dưới hình thức tiểu

phẩm.
- Đoàn viên thanh niên tham gia diễn đàn sẽ cùng nhau bàn luận, trao đổi và
trình bày trực tiếp tại diễn đàn, các bạn còn có thể tham gia trả lời bằng cách diễn lại
tiểu phẩm. Hình thức sinh động này rất cuốn hút và giúp người tham gia dễ dàng nắm
vấn đề hơn.
3. Ngày hội “Sinh viên với pháp luật”
* Ngày hội sẽ diễn ra với hình thức 4 chặng thử thách là các gian hàng trò chơi
theo trạm:
Trạm 1: Đoán ý đồng độ
- Đội thi sẽ có 10 biển báo. Mỗi đội cử ra 1 người nhìn biển báo, dùng hành
động của mình để miêu tả đó là biển báo gì và những người còn lại đoán tên biển báo
đó. Mỗi biển báo được trả lời đúng sẽ được cộng 2 điểm.
Trạm 2: Chuyên gia giao thông
- Hai đội sẽ cùng được xem một loạt ảnh bao gồm 20 hình ảnh được chiếu liên
tiếp nhau với nội dung về các hành vi vi phạm luật an toàn giao thông hoặc thực hiện
đúng, nghiêm chỉnh luật. Loạt ảnh này sẽ được chiếu liên tiếp 2 lần. Các đội có nhiệm
vụ xác định hình ảnh đó có hành động đúng (chấp hành luật giao thông) hay sai (vi
phạm luật giao thông).
Trạm 3: Lái xe an toàn
- 5 thành viên của mỗi đội sẽ hợp thành một đoàn xe trên một đoạn đường
chung do BTC quy định. Trên đường đi sẽ có 3 biển báo giao thông. Mỗi khi gặp biển
báo giao thông thì toàn đội phải thực hiện biển báo đó theo đúng quy định.
Trạm 4: Tăng tốc
- Hai đội xếp thành hai hàng dọc và sẽ thay phiên nhau trả lời liên tiếp 20 câu
hỏi Đúng/Sai với dạng trả lời nhanh. Người đứng đầu hàng sẽ là người thay mặt cả đội
trả lời. Nếu trả lời đúng, đội đó sẽ được bước thêm một bước về phía trước, được phép
nghe tiếp và trả lời câu hỏi tiếp theo. Nếu trả lời sai, người đứng đầu hàng sẽ di chuyển
về phía cuối hàng, các thành viên còn lại giữ nguyên vị trí và quyền trả lời câu hỏi tiếp
theo sẽ thuộc về đội còn lại. Hai đội lần lượt trả lời đến hết 20 câu hỏi. Khi đã hoàn tất
việc trả lời câu hỏi, đội nào có quãng đường đi được xa hơn sẽ là đội thắng.

4. Cuộc thi “Sinh viên với Pháp luật” chủ đề: “An toàn giao thông”
Cuộc thi được tổ chức thành 3 vòng cụ thể như sau:
- Vòng loại: Thi từng cá nhân gồm 40 câu trắc nghiệm và 1 câu hỏi tình
huống về luật giao thông đường bộ trong vòng 60 phút.
- Vòng bán kết: nội dung thi đấu là phần Ngày hội “SV với pháp luật” ở trên
- Vòng chung kết: gồm 2 phần thi:
Phần 1: Góc nhìn an toàn giao thông :
- Mỗi đội sẽ chọn một vấn đề trong an toàn giao thông để thể hiện góc nhìn,
quan điểm của đội thông qua một tiểu phẩm/hoạt cảnh. Mà qua đó có thể nêu lên các ý
tưởng hay cách giải quyết của đội đối đưa ra cho vấn đề đó.
Phần 2: An toàn giao thông – bạn và tôi:
- Ban tổ chức sẽ đưa ra 4 chủ đề về vấn đề giao thông hiện nay chung cho 4 đội
bốc thăm để hùng biện. Mỗi đội có thời gian suy nghĩ là 3 phút và có 5 phút để trình
13


bày quan điểm, ý kiến của đội mình trả lời cho chủ đề đó. Sau khi trả lời, các đội còn
lại sẽ lần lượt được đưa ra 1 câu hỏi phản biện để đội thi đó giải quyết.
III. KẾT QUẢ - ĐÁNH GIÁ
1. Kết quả
- Hội thi bắt đầu khai mạc từ ngày 13/2/2012 với nội dung đầu tiên là Lời giải
pháp lý tới khi kết thúc cuộc thi Sinh viên viên với pháp luật vào ngày 4/3/2012.
- Với sự kết hợp của các nội dung thi, hình thức thi mới và phong phú hội thi
đã thu hút hơn 1300 lượt Đoàn viên thanh niên tham gia với số liệu cụ thể như sau:
NỘI DUNG

DIỄN ĐÀN
PHÁP LUẬT

LỜI GIẢI

PHÁP LÝ

NGÀY HỘI
PHÁP LUẬT

CUỘC THI
PHÁP LUẬT

SỐ LƯỢNG

312

215

640

107

2. Đánh giá
- Nội dung “Lời giải pháp lý”: Đề thi được công bố sớm, rộng rãi và gần gũi
với các tình huống thực tế nên Đoàn viên thanh niên có nhiều thời gian để tham khảo,
tìm hiểu về các luật. Qua đó, Đoàn viên thanh niên thực sự đầu tư suy nghĩ tìm cách
ứng dụng các luật đó như thế nào vào thực tế để giải quyết tình huống chứ không đơn
thuần dừng lại ở việc tìm kiếm thông tin của các luật để trả lời.
- Nội dung Diễn đàn pháp luật”: Là một buổi trao đổi trực tiếp về luật với luật
sư. Qua đó, Đoàn viên thanh niên được nêu lên trực tiếp cách hiểu cũng như cách nhìn,
quan điểm của mình về nội dung luật đó và đồng thời được giải đáp thắc mắc trực tiếp
nên Đoàn viên thanh niên rất hào hứng, thích thú khi tham gia.
- Nội dung “Ngày hội sinh viên với pháp luật”: Đoàn viên thanh niên được
nhắc lại kiến thức về luật an toàn giao thông thông qua hình thức trò chơi theo trạm.

Đây là nội dung thi để giúp Đoàn viên thanh niên có thể nắm luật và nhớ luật mà vẫn
thấy thoải mái, vừa được chơi vừa được tìm hiểu về luật nên không tạo nên sự nhàm
chán.
- Nội dung “Cuộc thi sinh viên với pháp luật”: Hình thức thi thay đổi liên tục
giữa các phần thi nên không gây nhàm chán cho người tham gia. Mặt khác, cuộc thi
đòi hỏi sự phối hợp đồng đội cao và cần tìm hiểu nhiều nội dung luật khác nhau và
cách vận dụng các luật này vào cuộc sống.
- Việc tổ chức một chương trình liên tục với nhiều hình thức khác nhau và liên
quan đến từng nội dung khác nhau giúp Đoàn viên thanh niên có nhiều sự lựa chọn
trong các hoạt động phong trào. Mặt khác, các nội dung riêng biệt khiến Đoàn viên
thanh niên có nhiều phương án ôn tập và tìm hiểu khác nhau, phù hợp với hình thức
của nội dung đó trong chương trình.
______________________________

6. MÔ HÌNH
“PHÁP LÝ ONLINE VÀ BẢN TIN PHÁP LÝ”
Đoàn trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
14


3.

MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA

- Chuyên mục là công trình thiết thực chào mừng kỉ niệm 80 năm thành lập
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và 35 năm thành lập Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM;
- Cung cấp một địa chỉ đáng tin cậy cho đoàn viên, sinh viên trường Đại học
Kinh tế Tp.HCM trong lĩnh vực tư vấn pháp lý. Giúp đoàn viên, sinh viên trường Đại
học Kinh tế Tp.HCM có một công cụ giúp giải đáp các thắc mắc về các vấn đề pháp
lý;

- Chuyên mục cũng là một kênh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến
với đông đảo đoàn viên, sinh viên, đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực pháp luật trong kinh
tế;
- Là môi trường rèn luyện cho sinh viên chuyên ngành Luật Kinh doanh trong
việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn tư vấn pháp lý.
4.

NỘI DUNG THỰC HIỆN

2.1. Thời gian – địa điểm – đối tượng:

- Thời gian: Chuyên mục ra đời vào ngày 4/4/2011, thực hiện tư vấn trực tuyến
và trả lời theo từng số (Một tuần/số).
- Địa điểm: Đặt câu hỏi, thắc mắc và xem các số tư vấn tại website Đoàn thanh
niên – Hội sinh viên trường Đại học kinh tế TP. HCM ().
- Đối tượng: Đối tượng tham gia của chương trình bao gồm cả sinh viên trong
và ngoài trường, người dân nếu cần giải đáp. Đặc biệt ưu tiên giải đáp cho sinh viên
trường ĐH kinh tế TP. HCM.
- Nội dung tư vấn: Tất cả những kiến thức, câu hỏi, vướng mắc.. về mặt pháp
lý đều được tổ chức giải đáp. Đặc biệt chú trọng đến kiến thức pháp luật kinh tế bao
gồm pháp luật về doanh nghiệp, thương mại, đầu tư, ngân hàng – chứng khoán…
2.2. Cách thức thực hiện:
- Bước 1: Nhận câu hỏi thắc mắc cần tư vấn các vấn đề pháp lý thông qua

chuyên mục ở box KHỞI NGHIỆP tại website hoặc
hoặc trực tiếp qua e-mail:
- Bước 2: Họp ban tư vấn trả lời thắc mắc, đưa ra hướng giải quyết.
- Bước 3: Gửi câu hỏi và hướng giải quyết đến cố vấn chuyên mục, cố vấn
chuyên mục cho ý kiến xác nhận
- Bước 4: Gửi câu trả lời qua e-mail người hỏi và đưa lên website Đoàn thanh

niên – Hội sinh viên trường cũng như website Đoàn thanh niên – Hội sinh viên khoa Luật
kinh tế.

5.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

- Chuyên mục “Tư vấn pháp lý online” trên mục KHỞI NGHIỆP của trang
ra mắt đầu tháng 4.2011 được tổ chức thực hiện trực
tiếp bởi CLB Pháp Lý. Tính đến nay, chuyên mục đã thực hiện được 29 số, giải quyết
cho hơn hàng trăm câu hỏi với trên 10.000 lượt theo dõi. Không chỉ thu hút SV trong
trường mà còn được sự quan tâm của động đảo SV nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn
như ĐH Luật, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Sài Gòn… Nhiều cá nhân, doanh nghiệp cũng
gửi những vấn đề thắc mắc liên quan đến pháp lý, nhờ giải đáp. Tất cả đều được tổ
chức giải quyết, Từ những thắc mắc khó nói về pháp luật Hôn nhân và gia đình đến
15


việc tìm hiểu thành lập một bệnh viện tư nhân, mở trung tâm luyện thi hay những tình
huống, bài tập gây khó khăn trong cách hiểu, cách học và cách áp dụng pháp luật vào
thực tiễn…
6.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

- Qua gần một năm đi vào hoạt động, có thể thấy chương trình Tư vấn pháp lý
online đã mang lại nhiều thiết thực cho sinh viên kinh tế nói riêng. Bên cạnh như một
công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong các môn học như Luật đại cương, Luật kinh
tế… chương trình còn giúp sinh viên, người dân giải đáp được nhiều vấn đề pháp lý
trong cuộc sống thường nhật.

- Tuy mang lại nhiều hiệu quả, nhưng qua quá trình hoạt động đã cho thấy một
số nhược điểm cần khắc phục: Tính nhanh chóng, kịp thời chưa thật sự cao, chưa thật
sự đầu tư quảng bá rộng rãi ra cộng đồng sinh viên.
- Khó khăn: Thiếu kinh phí hoạt động cho chương trình.
7.

ĐỊNH HƯỚNG-GIẢI PHÁP

- Thực hiện việc trao thưởng cho bạn có câu hỏi hay nhất và một bạn trong Ban
tư vấn có câu trả lời hay nhất mỗi 2 tuần/lần. Nhằm thu hút bạn đọc gần xa và khuyến
khích tinh thần làm việc tích cực của Ban tư vấn.
- Ban điều hành chuyên mục sẽ cố gắng hoàn thiện hơn đội ngũ Ban tư vấn của
chuyên mục và chất lượng các câu trả lời cho các thắc mắc mà bạn đọc đề ra.
- Giới thiệu hình ảnh của CLB Pháp lý cũng như Khoa Luật Kinh Tế thuộc
Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đến mọi người thông qua các kênh online
như: mạng xã hội, diễn đàn của khoa Luật kinh tế ( ),…

______________________________

7. MÔ HÌNH
“LÀM QUEN VỚI MINDMAP – CÔNG CỤ HỌC TẬP HIỆU QUẢ”
Đoàn trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
1.

MỤC TIÊU:

- Tạo bước đột phá trong quá trình học tập và làm việc, đồng thời mang công
cụ Bản đồ Tư duy đến gần hơn với học sinh, sinh viên Việt Nam nói chung và sinh
viên Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh nói riêng;
- Đây là hoạt động tạo điểm nhấn trong năm 2011 nhằm kỷ niệm 35 năm ngày

thành lập Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (1976 – 2011) với mong muốn mang
những giá trị tinh túy nhất của đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè toàn
thế giới thông qua Chương trình lập Kỷ lục Guinness Thế giới “Tranh ghép Bản đồ Tư
duy Việt Nam nhiều mảnh nhất”. Bên cạnh đó, việc thiết lập một kỷ lục thế giới với
một sản phẩm mang tính học thuật và giá trị ứng dụng cao trong thực tiễn như Bản đồ
Tư duy sẽ thúc đẩy phong trào khuyến khích sinh viên toàn trường và toàn quốc ham
mê ứng dụng Bản đồ Tư duy trong học tập và làm việc.
2.

NỘI DUNG:
16


- Thiết lập một kỷ lục thế giới “Tranh ghép Bản đồ Tư duy Việt Nam nhiều
mảnh nhất” với một sản phẩm mang tính học thuật và giá trị ứng dụng cao trong thực
tiễn, vượt qua Kỷ lục thế giới hiện do Singapore (140m2 thiết lập năm 2007) và Trung
Quốc (600m2 thiết lập năm 2010) nắm giữ với sự tham gia của hơn 1600 sinh viên,
cùng các thầy cô, Ban cố vấn chuyên môn trong và ngoài nước.
- Nội dung của Bản đồ Tư duy “Việt Nam” được thiết kế theo dạng “Bông sen
hồng 06 cánh”, mỗi cánh sẽ trình bày mỗi lĩnh vực là Con người, Địa lý, Lịch sử, Kinh
tế, Văn hóa, Giáo dục của Việt Nam; trung bình mỗi nhánh sẽ có nội dung chi tiết đến
nhánh cấp 10. Bản đồ sẽ được trình bày bằng tiếng Anh với mục đích chuyển tải
những tinh hoa của đất nước Việt Nam đến bạn bè toàn thế giới bằng một ngôn ngữ
được sử dụng phổ biến.
- Tổ chức triển lãm Festival Mindmap tại đại sảnh cơ sở A kéo dài 3 ngày,
trưng bày sản phẩm tham dự của sinh viên các khóa trong toàn trường về tất cả các
lĩnh vực học tập và xã hội.
3.

GIẢI PHÁP:


• Kỷ lục thế giới “Tranh ghép Bản đồ Tư duy Việt Nam nhiều mảnh nhất”:
- Bước 1: Lựa chọn phương án. Lên kế hoạch chi tiết thực hiện bản đồ với các
phương án khả thi từ chất liệu đến quy trình ghép.
- Bước 2: Lập hội đồng khoa học. Thành lập Hội đồng khoa học gồm những
nhà khoa học có chuyên môn sâu về Lịch sử, Văn hóa, Kinh tế, Xã hội,… đề cố vấn về
mặt nội dung cho bản đồ.
- Bước 3: Thông cáo báo chí. Tổ chức họp báo để thông tin với báo chí, truyền
thông về việc thực hiện bản đồ tư duy lớn nhất thế giới, và vận động tài trợ.
- Bước 4: Marketing – truyền thông. Hoàn thành Chiến lược marketing và lập
website dành riêng cho việc đưa tin và trao đổi những kinh nghiệm học thuật và thực
tiễn trong việc ứng dụng Bản đồ tư duy trong cuộc sống.
- Bước 5: Hoàn tất thủ tục công nhận. Tiến hành các thủ tục cần thiết trình lên
tổ chức Guinness thế giới công nhận kỷ lục.
- Bước 6: Thực hiện và công bố kỷ lục. Tiến hành thực hiện vẽ bản đồ với sự
tham gia của sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
• Triển lãm Festival Mindmap:
- Do CLB Kỹ năng tư duy CYM tổ chức. Tiến hành tuyên truyền rộng rãi đến
sinh viên toàn trường.
- Tổ chức hội thảo,training về cách hình thành và sử dụng hiệu quả Mindmap
tại các buổi sinh hoạt chủ đề của CLB.
- Tiến hành triển lãm Festival tại đại sảnh cơ sở A trong 3 ngày, thu hút đông
đảo các bạn sinh viên đến xem, tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các đội tham gia.
- Tại festival, các đội tham gia đều nhận được các đánh giá chuyên môn từ Hội
đồng thẩm định, nhờ đó có động lực lao động, sáng tạo nghiêm túc và phát huy được
tối đa hiệu quả sử dụng Mindmap trong học tập.
4.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN:


- Sau 17 giờ ghép tranh liên tục, tấm tranh ghép cuối cùng được ghép vào toàn
bộ bức tranh lúc 0 giờ 26 phút rạng sáng ngày 25 tháng 09 năm 2011. Bà Carim
Valerio tuyên bố chính thức kỷ lục Guinness thế giới mới được thiết lập với 551.232
17


mảnh trong 3132 tấm tranh ghép tạo thành bức tranh Bản đồ Tư duy Việt Nam có tổng
diện tích 660m2; Kỷ lục được thiết lập lần này đã cùng lúc phá 2 kỷ lục: Kỷ lục
Guinness “Tranh ghép nhiều mảnh nhất” (thuộc về Singapore năm 2002 với 212.323
mảnh); và Kỷ lục Thế giới “Bản đồ Tư duy lớn nhất” (thuộc về Trung Quốc năm 2010
với 600m2);
- Đã tạo được sự thu hút trong sinh viên và sự lan tỏa rộng lớn trong xã hội.
KINH NGHIỆM:

• Thực hiện tam giác cuộc đời:
- Đầu tiên, phải hình thành ý tưởng trên cơ sở hệ giá trị của cá nhân hoặc tổ
chức, chính hệ giá trị (những cái ta yêu quý nhất, tin tưởng nhất, bảo vệ nhất,…) sẽ
giúp ý tưởng không chệch hướng và viễn vông.
- Sau đó, phải đặt ra mục tiêu rõ ràng theo nguyên tắc SMART (Specific: Rõ
ràng, cụ thể; Measurable: Đo lường được; Agreeable: Nhận được sự đồng thuận;
Realistic: Thực tế; Time – bound: Thời gian được xác định rõ) nhằm giúp cho ý tưởng
không đi sai hướng. Mục tiêu này phải thỏa mãn được hệ giá trị của cá nhân hay tổ
chức đưa ra ý tưởng;
- Cuối cùng, bắt tay vào thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, lên kế hoạch chi tiết
để đạt đến mục tiêu đã được đặt ra.
• Gieo mầm và nuôi dưỡng ý tưởng:
- Dám ước mơ và dám thực hiện ước mơ. Đó là phương châm đầu tiên và cũng
là tối thượng cho bất kỳ ý tưởng nào. Nhưng không chỉ dừng lại ở ước mơ, điều quan
trọng để ước mơ và ý tưởng không bị trôi đi mất theo những toan tính quá thận trọng
và đầy rủi ro, đó là phải tìm cách gieo mầm và nuôi dưỡng ý tưởng đó;

• Thuyết phục những khác biệt bằng sự chân thành:
- Một trong những bài học về đàm phán được rút ra từ chương trình đó là nếu
chúng ta muốn thuyết phục người khác chấp nhận ý tưởng của mình, thì không thể nào
dùng những kỷ xảo mang tính đối phó và giả tạo để mua chuộc sự đồng ý. Tất cả phải
xuất phát và thực hiện bằng sự chân thành, cùng hướng đến hệ giá trị chung của cả hai
phía đối tác;
5.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

- Chương trình đã thành công tốt đẹp. Đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ
đề ra, thỏa mãn những hệ giá trị ban đầu của tập thể tác giả chương trình. Không
những thế, sự thành công của chương trình đã tạo động lực thúc đẩy việc tìm hiểu và
ứng dụng công cụ Bản đồ Tư duy trong cộng đồng ngày càng sâu rộng, mang lại
những hiệu quả trong thực tiễn. Tiếp nối thành công đó, ấp ủ tổ chức những chương
trình lớn mang đậm thương hiệu UEH, khẳng định thương hiệu cho các sinh viên Đại
học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh, trước hết là mở rộng quy mô chương trình triễn lảm
bản đồ tư duy ( Festival Mindmap 2012);
- Tiếp tục đưa những giá trị và nội dung của chương trình có thể được nhân rộng
trong việc quảng bá công cụ Bản đồ Tư duy trong học sinh, sinh viên, đặc biệt là trong
hoạt động kinh tế. Đồng thời, còn mong muốnthúc đẩy việc hun đúc ý chí và khát
vọng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thử thách trong tầng lớp trí thức trẻ hiện nay.
______________________________

18


8. MÔ HÌNH
“TUẦN LỄ SINH VIÊN VỚI SÁCH”
Đoàn trường Đại học Sài Gòn

I.
TỪ MỘT THỰC TẾ:
- Trong thế giới công nghệ truyền thông ngày nay, có quá nhiều thành viên thế
hệ @ thích dùng đồ ăn nhanh, những cuốn sách đọc lướt, quán Net siêu tốc với những
“quả” game online giết thời gian, nhưng thời gian dành cho việc đọc thì hầu như có rất
ít các bạn trẻ bố trí cho mình.
- Nhận thức được vai trò của văn hóa đọc đối với việc học tập của sinh viên
trường Đại học Sài Gòn, tuần lễ “Sinh viên với sách” đã được tổ chức tại trường Đại
học Sài Gòn. Sự kiện này đem lại niềm vui ra sao với các bạn sinh viên vẫn còn giữ
được thói quen đọc ở thời buổi mà văn hóa nghe nhìn đã và đang chứng tỏ sức xâm
thực mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của toàn xã hội.
II. TUẦN LỄ TÔN VINH VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN:
- Có lẽ, ai cũng ý thức rõ nhịp sống nhanh chính là biểu hiện của tính năng
động, nhạy bén của giới trẻ ngày nay nhưng sự phát triển về lượng chỉ thực sự tồn tại
một cách bền vững khi song hành với chất. Vấn đề đặt ra hiện nay là các bạn trẻ dường
như dễ chấp nhận những giai điệu đơn giản của các bản nhạc viết vội, những cuốn
sách nghèo nàn về thông tin, vụng về trong biên tập...
- Thế hệ trẻ chẳng mấy khi dừng lại ở những trang viết đầy tính nhân văn về
cách đối nhân xử thế, về một thân phận đáng thương hay những cuốn sách kinh điển,
những tuyển tập lịch sử hào hùng của các dân tộc... để biết được trách nhiệm, bổn
phận của mình. Dần dần người trẻ có một tâm lý “lười đọc” những gì buộc họ phải tư
duy, động não. Và, hậu quả chúng có thể làm thô ráp đi những phẩm chất tốt đẹp của
thế hệ trẻ.
- Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại với tốc độ phát triển nhanh,
phải đối mặt và xử lý vô vàn các thông tin, sự việc khác nhau, các bạn trẻ phải cố gắng
hết sức để tồn tại đúng với thời đại của mình. Nhưng bên cạnh đó cũng rất cần sự tích
luỹ, đó là sự tích luỹ về văn hoá, vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, cách sống... mà việc
tích luỹ đó chỉ có thể có được qua việc ÐỌC.
- Ngoài sự nỗ lực của các bạn trẻ để ngày càng tiến đến gần cái đích của VĂN
HOÁ ÐỌC thì những người có trách nhiệm, có tâm huyết với vấn đề này cần cố gắng

đa dạng hoá phương thức làm sách để tạo ra những cuốn sách phổ thông với hình thức
phù hợp, đáp ứng được những nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú có khả năng tiếp
cận cao với độc giả, nhất là độc giả trẻ. Đó chính là thông điệp tuần lễ “Sinh viên với
sách” của Đoàn trường Đại học Sài Gòn muốn truyền tải đến tất cả các bạn sinh viên.
- Trong khuôn khổ Ngày hội, Ban Tổ chức đã phối hợp với Nhà xuất bản Tri
thức giới thiệu và bán ưu đãi các loại sách bổ ích và phù hợp tới các bạn đoàn viên,
thanh niên: sách chuyên ngành, sách chính trị, kinh tế, xã hội vv...
- Tuần lễ “Sinh viên với sách” diễn ra với các nội dung thiết thực và ý nghĩa.
Giới thiệu đến bạn đọc các tài liệu chuyên ngành, tài liệu mới; giới thiệu và bán các
loại với giá ưu đãi cho sinh viên: sách của nhà xuất bản, nhà sách; sách của thầy, cô
trường Đại học Sài Gòn là tác giả, giới thiệu và bán sách, báo, tạp chí do trường Đại
học Sài Gòn phát hành. Gian hàng “Sinh viên trao đổi sách”, sinh viên được trao đổi
sách với số lượng tương ứng.
19


III. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Tuần lễ “Sinh viên với sách” đã góp phần tuyên truyền và xây dựng văn hóa
đọc sách trong sinh viên trường ĐH Sài Gòn.
- Bên cạnh việc tôn vinh văn hóa đọc cho thế hệ trẻ, Hội sách còn là dịp để
Đoàn Thanh niên chăm lo cho quyền lợi của sinh viên: giới thiệu và bán ưu đãi các
loại sách bổ ích và phù hợp tới các bạn đoàn viên, thanh niên.
- Tuần lễ “Sinh viên với sách” sẽ tiếp tục được thực hiện trong những năm
tiếp theo, tiếp tục mang đến cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn cái nhìn ý nghĩa,
sâu xa của việc tôn vinh Văn hóa đọc.

______________________________

9. MÔ HÌNH
CÂU LẠC BỘ “PHÓNG VIÊN TRẺ FIT”

Đoàn khoa CNTT - Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM
I. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA :
- Nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền hoạt động Đoàn và phong
trào thanh niên trong trường đại học Nông lâm và trên địa bàn Thành phố, góp phần
đúc kết và nhân rộng những mô hình mới, giải pháp hay cho hoạt động Đoàn khoa
CNTT.
- “Sản phẩm” của Câu lạc bộ là trang tin chính thức của sinh viên khoa CNTT:
– cầu nối giữa Đoàn-Hội, doanh nghiệp và sinh viên, cũng như
là kênh thông tin trực tuyến với những thông tin nóng hổi, bổ ích dành cho sinh viên
Nông lâm và sinh viên các trường ĐH - CĐ khác trên cả nước.
- Xây dựng một môi trường tốt nhất cho các bạn học hỏi lẫn nhau, bồi dưỡng
thêm các kiến thức ghi nhận thông tin, kỹ năng chụp ảnh, viết bài và biên tập, tạo cơ
sở phát triển công tác truyền thông trong khoa, tạo tiền đề tổ chức cho cuộc thi
“Khoảnh khắc IT” và cung cấp tin cho website của đoàn khoa CNTT.
- Tạo cơ hội quảng bá thương hiệu FIT với các bạn sinh viên trường bạn trong
nước và quốc tế.
- Khẩu hiệu: “SỨC TRẺ IT - NĂNG ĐỘNG – SÁNG TẠO“
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Cấp Chi đoàn:
- Ban cán sự, ban chấp hành Chi Đoàn thực hiện công tác tuyên truyền đến các
đoàn viên biết về chương trình hoạt động Câu lạc bộ phóng viên của Khoa. Đoàn viên
tại các chi đoàn tập hợp thành những nhóm làm việc nhỏ cung cấp tin tức cho Ban
biên tập của khoa.
- Sinh hoạt nhóm một lần/tuần. Nôi dung sinh hoạt nhóm gồm có:
+ Trao đổi các vấn đề quan trọng đang diễn ra Chi đoàn và những vấn đề xung
quanh môi trường học tập và cuộc sống của sinh viên.
+ Trao đổi và chọn lọc chủ đề bài viết cho tuần sau.
20



2. Cấp khoa:
- Thành lập nhóm phóng viên có sự đam mê, kinh nghiệm trong nghiệp vụ báo
chí. Đồng thời thực hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng lấy tin tức, chụp
ảnh, xử lý ảnh và kỹ năng giao tiếp.
- Xây dựng tủ sách kỹ năng cho các bạn tham khảo và các tạp chí liên quan
trong khi tác nghiệp. Và thường xuyên tìm kiếm và lọc tin tức từ các website liên quan
tới các vấn đề hoạt động của Đoàn viên thanh niên và những bài viết về công nghệ mới
cho các bạn sinh viên yêu thích công nghệ tham khảo.
- Kiểm soát và theo dõi hoạt động của nhóm, thường xuyên nhắc nhở và động
viên giúp đỡ các thành viên để có tinh thần làm việc tốt nhất.
- Thực hiện sinh hoạt cấp khoa định kỳ 1 tuần/lần nhằm tổng hợp những bài
báo hay, tình hình hoạt động của câu lạc bộ cấp Chi đoàn và tìm hiểu những vấn đề
khó khăn, đề ra phương hướng cho hoạt động cho tuần kế tiếp.
- Thường xuyên cập nhật thông tin công tác đào tạo của khoa, đăng tải tất cả sự
kiện diễn ra trong khoa.
3. Cấp trường:
- Đăng tin các sự kiện, cuộc thi, hội thảo của các Khoa/Bộ môn trong trường.
- Tập trung những bài viết hay, bài viết mang tính thời sự gửi đăng trên website
nội bộ và tạp san Newsletter của trường Đại học Nông lâm Tp HCM.
4. Hoạt động liên kết – hợp tác truyền thông
- Câu lạc bộ Phóng viên trẻ đã mở rộng phạm vi liên kết ra ngoài phạm vi ĐH
Nông Lâm với việc thiết lập mối quan hệ và hợp tác thân thiết với một số tổ chức: ĐH
Xã hội và nhân văn Tp. HCM; ĐH Luật TpHCM; CĐ Công nghệ Thủ Đức.
- Trong quá trình truyền thông cho các sự kiện trong và ngoài trường, CLB
Phóng viên trẻ đã giới thiệu những cây bút cho trang tin điện tử Thành đoàn TpHCM.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giai đoạn chuẩn bị :Công tác tuyên truyền cần thực hiện rộng rãi đến các
bạn sinh viên, thực hiện cho đăng ký tự nguyên tham gia CLB, thành lập Ban chủ
nhiệm câu lạc bộ để điều hành mọi hoạt động và lên nội dung sinh hoạt CLB.
2. Giai đoạn thực hiện:

- Thực hiện các nội dung theo đúng lịch của BCN câu lạc bộ.
- Phối hợp cùng Ban chủ nhiệm khoa, văn phòng đoàn trường và phòng Công
tác sinh viên để có kế hoạch làm việc cụ thể và chính xác.
- Phối hợp cùng các Đoàn khoa/Bộ môn, các Chi Đoàn nhằm có những tham
vấn tích cực cho hoạt động của CLB nhằm nâng cao chất lượng của quá trinh sinh
hoạt.
- Phối hợp cùng các CLB trong và ngoài trường để có mối quan hệ rộng hơn để
thuận tiện trong việc lấy tin nhanh chóng và chính xác
IV. KẾT QUẢ KHI THỰC HIỆN:
- Tiến độđang dừng ở mức thí điểm ở BCH đoàn khoa và một số chi đoàn
mạnh ở khoa.

21


- Các bạn sinh viên sau khi tham gia CLB sẽ có cơ hội được nắm rõ hơn các
kiến thức chuyên ngành Báo chí, đồng thời với các nội dung về kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng chụp ảnh, quay phim.
V.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Sẽ triển khai rộng rãi, tuyển cộng tác viên chính thức vào đầu học kỳ 1 năm
học tới, sẽ có buổi ra mắt và giới thiệu rộng rải cho các bạn sinh viên biết đến “CLB
Phóng viên trẻ FIT”.
- Phát triển công tác viết báo theo từng nhóm tự nhiên, xã hội và công nghệ để
cung cấp bài viết cho các báo và tạp chí trong và ngoài nước ngoài và đầy mạnh việc
phát hành các tạp chí Nhịp sống Đoàn Hội; trang tin điện tử www.suctreit.net của khoa
CNTT.
- Thiết lập hoàn chỉnh cuộc thi nhiếp ảnh cấp khoa: “Sài gòn trong tôi”

______________________________

10. MÔ HÌNH
CUỘC THI ẢNH “ỐNG KÍNH BIỂN ĐẢO”
Đoàn trường Đại học Mở TP. HCM
I.
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
2.2.1.1.
Mục đích
- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong đoàn viên chi đoàn về vấn đề biển, đảo
Việt Nam. Góp phần nâng cao nhận thức của Đoàn viên chi đoàn trong việc tham gia
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Thông qua cuộc thi phản ánh những vấn đề về biển đảo Việt Nam bằng
những hình ảnh thực tế. Từ đó thấy được sự quan tâm, trách nhiệm của đoàn viên chi
đoàn trong việc tham gia đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
2.2.1.2.
Yêu cầu
- Các nội dung thi phải bám sát các quy định, thể lệ cuộc thi của Ban Tổ chức:
hình ảnh phải sinh động, rõ nét; phản ánh được tình yêu quê hương biển đảo, những
vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, biển đảo quê hương.
- Thu hút đông đảo sinh viên, đoàn viên, hội viên trực thuộc Khoa tham gia
hưởng ứng phát động cuộc thi.
II. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH:
- Đây là cuộc thi ảnh do Đoàn Khoa tổ chức với mục tiêu là tuyên truyền
nhưng trong mô hình này các chi Đoàn sẽ trực tiếp làm việc đó bởi vì thông qua việc
tập thể cùng tìm kiếm hình ảnh dự thi sẽ biết thêm nhiều thông tin hơn về vấn đề chủ
quyền lãnh thổ, biển đảo quê hương. Qua đó tạo sự tương tác trong công tác tuyên
truyền giữa Đoàn Khoa với chi Đoàn nói chung và Đoàn viên – Thanh niên nói riêng.
- Cuộc thi ảnh mang một ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Thông qua những hình ảnh đó mà chúng ta có thể bồi dưỡng, nâng cao nhận

thức của sinh viên trong việc tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
22


Nam xã hội chủ nghĩa. Nắm được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp
luật của Nhà nước đối với các vấn đề về biển, đảo Việt Nam giúp đoàn viên hiểu đúng
tính chất sự việc khi tiếp cận các thông tin từ báo chí.
III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC:
2.2.1.2.1.1.1. Công tác chuẩn bị:
- Thời gian triển khai cuộc thi được bố trí vào đợt sinh hoạt chi Đoàn chủ điểm
tháng 9/2011 với chủ đề “ Sinh viên với biển đảo quê hương”. Thông tin của cuộc thi
được giới thiệu về cho các chi Đoàn thông qua kênh thông tinh ở cuộc họp giao ban
tháng với BCH chi Đoàn, trên website của Khoa, dán thông báo trên bảng thông báo.
2.2.1.2.1.1.2. Triển khai chương trình:
- Tất cả Đoàn viên – Thanh niên đang học tập và sinh hoạt tại Khoa Kinh Tế và
Luật đều được đăng ký dự thi và dự thi theo đơn vị Chi đoàn, mỗi chi Đoàn là 01 đội
thi.
- Các tác phẩm ảnh phải là ảnh tĩnh, sinh động, rõ nét được sưu trên các
phương tiện truyền thông, báo đài hoặc do chính tác giả chụp. Nếu là sưu tầm của
người khác thì phải ghi nguồn tác giả. Ảnh dự thi phải mang tính phong phú và đa
dạng về nội dung. Sau đó, ảnh dự thi sẽ được lưu vào CD và gửi về cho BTC.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
- Tạo được tinh thần thi đua giữa các chi Đoàn trong đợt sinh hoạt chi Đoàn
chủ điểm tháng 9/2011. Định hướng về tư tưởng trong sinh viên trong vấn đề chủ
quyền biển đảo , giúp cho Đoàn viên – Thanh niên thấy được trách nhiệm của sinh
viên trong việc tham gia đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường công tác
chăm lo, hỗ trợ của đoàn viên chi đoàn với nhân dân, cán bộ, chiến sỹ các đơn vị quân
đội đang thực hiện nhiệm vụ ở vùng biên giới, hải đảo, nhất là cán bộ chiến sĩ đang
công tác ở quần đảo Trường Sa. Định hướng được tư tưởng trong sinh viên về vấn đề
chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Cần có sự chuẩn bị cuộc thi một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Trong kế hoạch
thông báo của cuộc thi cần có sự định hướng và mục đích rõ ràng của Đoàn Khoa đến
với Đoàn viên – Thanh niên.
- Nâng cao hơn nữa kỹ năng về tin học để giúp cho Đoàn viên – Thanh niên ở
chi Đoàn có những tác phẩm dự thi ngày càng chất lượng hơn nữa.

______________________________

11. GIẢI PHÁP
23


“ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC”
Đoàn trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM
1. Đặt vấn đề:
- Kể từ dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM, BTV Đoàn trường
nhận thấy đây là một trong những thách thức lớn, là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của tổ
chức Đoàn. Bởi vì sản phẩm cuối cùng của công tác giáo dục, của các phong trào sôi nổi
phải là những người thanh niên có lý tưởng sống đẹp, có lẽ sống đẹp.
- Khắc phục hạn chế của đơn vị trong mảng công tác này ở năm học trước.
- Nội dung xác lập là bên cạnh các nội dung thường xuyên thì sẽ tăng cường
tuyên truyền, giáo dục sinh viên về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
2. Mục tiêu đặt ra:
- Tăng cường sự quan tâm, chú ý, tìm hiểu của sinh viên về biển, đảo để sinh
viên có thái độ và thể hiện tinh thần yêu nước đúng cách, góp phần thực hiện tốt chủ
trương, chính sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết những vấn
đề nóng tại Biển Đông.
3. Phương thức triển khai:
- Do đã xác định trọng tâm ngay từ đầu năm học nên BTV Đoàn trường cùng

Hội sinh viên trường đã xây dựng các nội dung hoạt động xuyên suốt và cao điểm sẽ là
Tháng Thanh niên 2012.
- Ngoài việc tuyên truyền theo cách thông thường: pano, áp phích, băng rôn, tờ
rơi, BTC các hoạt động đăng tải kịp thời lên website của trường, Facebook của Đoàn –
Hội các cấp và của cả các cá nhân là cán bộ, CTV Đoàn – Hội
4. Các nội dung tổ chức và kết quả.
- Tổ chức 10 buổi đối thoại, gặp mặt đoàn viên thanh niên với Đảng ủy, BGH,
Chi ủy – BCN các Khoa và Đoàn – Hội cấp trường, cấp Khoa với gần 900 lượt đoàn
viên, thanh niên tham gia. Các nội dung xoay quanh việc đánh giá hiệu quả của các
hoạt động, tìm hiểu nhu cầu của SV về các hoạt động, nguyện vọng phấn đấu trở thành
đoàn viên, đảng viên của SV. Các buổi gặp mặt đều diễn ra trong không khí thoải mái,
thẳng thắn với tinh thần xây dựng và mong muốn tổ chức Đoàn ngày càng gần gũi với
thanh niên, các hoạt động đều vì lợi ích chung, thiết thực của SV.
- Tổ chức 3 chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” với gần 1.800
lượt sinh viên tham gia; thông qua chương trình tuyên dương 84 Thanh niên tiên tiến
làm theo lời Bác. Đặc biệt là phần giao lưu với Thiếu tướng – Nhà báo Trần Ngọc Thổ
- Phó Chủ tịch Hội nạn nhân da cam/DIOXIN Việt Nam, Chủ tịch Hội nạn nhân da
cam/DIOXIN TP. HCM, cùng tiết mục múa “Nỗi đau da cam” và chiếu phim “Đừng
đốt”, trao 33 suất học bổng trị giá 327,9 triệu đồng.
- Vận động gần 200 SV xem kịch “Điều ước thiêng liêng” – vở kịch do Nhà hát
kịch 5B Võ Văn Tần thực hiện, tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do
Đảng ủy trường và Đảng ủy P.13 tổ chức.
- Tổ chức 02 lớp bồi dưỡng tìm hiểu Đoàn cho gần 200 thanh niên; kết nạp 165
đoàn viên mới, trao 165 thẻ đoàn; giới thiệu 25 ĐVƯT tham gia lớp bồi dưỡng tìm
hiểu Đảng và 7 cảm tình Đảng đủ tiêu chuẩn cho Đảng xem xét kết nạp.
24


- Chuỗi hoạt động Vì biển đảo quê hương: khởi động bằng “Góp đá xây Trường
Sa”, ngày hội trường “Ngày biển gọi”, chương trình làm thiệp gửi chiến sĩ ngoài hải

đảo, các buổi chiếu phim về Trường Sa, các buổi báo cáo chuyên đề về tình hình biển
đảo, giao lưu thuyền trưởng tàu không số, các đầu sách về đường Hồ Chí Minh trên
biển, về Trường Sa – Hoàng Sa được giới thiệu trong các đợt bán sách giảm giá cho
SV. Tháng thanh niên đã khép lại bằng Hội trại kỹ năng “Biển yêu thương” tại Trung
tâm dã ngoại TTN Thành phố tại Cần Giờ. Mục đích: tăng cường công tác tuyên
truyền về biển, đảo tới sinh viên và trang bị những kỹ năng sinh hoạt tập thể cho đội
ngũ cán bộ Đoàn từ chi đoàn. Hội trại thu hút gần 200 trại sinh; và cuộc thi “Tôi yêu
biển đảo” theo hình thức Rung chuông vàng nhằm trang bị kiến thức, định hướng SV
tìm hiểu về biển đảo Việt Nam qua đó nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Có
252 thí sinh tham gia vòng loại.
- Liên CHSV Khoa Ngoại ngữ tổ chức chương trình “Sex and Students” nhằm
trang bị những kiến thức về sức khỏe sinh sản và những vấn đề đang được đặt ra trong
xã hội như: nạn nạo phá thai, làm mẹ đơn thân; và trang bị những kiến thức tình dục an
toàn. Với hình thức đóng kịch, chiếu clip tư liệu và trao đổi trực tiếp với các chuyên
gia tâm lý, bác sĩ chuyên môn đã thu hút gần 600 SV.
- Liên CHSV Khoa Ngoại ngữ tổ chức “Ngày hội SV HUFLIT tình nguyện” thu
hút gần 500 SV tham gia với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng nhằm chăm lo cho
các mái ấm, nhà mở, viện dưỡng lão, bệnh nhân nghèo ở BV 115; đồng thời tổ chức
trồng thêm cây xanh, tổng vệ sinh tại 3 cơ sở của trường.
- Triển khai đăng ký CTTN nhằm hưởng ứng Tháng Thanh niên và chủ đề “Năm
an toàn giao thông”: có 299 CTTN được đăng ký.
- Phát động và tổ chức hội thu kinh phí vận động xây dựng khu tưởng niệm liệt sĩ
TNXP TP: 19 triệu. Đoàn trường đã hoàn thành vượt chỉ tiêu phân bổ của Thành Đoàn.
- Có 45 chi đoàn/chi hội tổ chức chương trình “City tour” và các hành trình đến
với bảo tàng cho đoàn viên, hội viên (gần 1.500 lượt SV).
- Thực hiện các CTTN thu hút hơn 1000 lượt SV tham gia trực tiếp và gián tiếp
thông qua các hoạt động gây quỹ thực hiện công trình thu được hơn 20 triệu đồng để
xây Nhà tình bạn tại xã Phạm Văn Hai, Bình Chánh.
- Tổ chức các diễn đàn tuyên truyền bảo vệ môi trường, hưởng ứng giờ trái đất
như: tuần lễ xanh của CLB Vì môi trường (4G) với các nội dung sử dụng vật dụng tái

chế, thu gom phân loại các vật dụng có hại với môi trường, đêm nhạc kêu gọi bảo vệ
môi trường, giao lưu với đại sứ môi trường Hoa hậu trái đất Dương Thùy Linh; vận
động SV ký tên ủng hộ Giờ trái đất theo phong cách Galaxy Note.
5. Bài học kinh nghiệm.
- Cần xác định nội dung đúng, phù hợp điều kiện đơn vị.
- Toàn tâm, toàn ý, toàn lực thực hiện.
- Tận dụng mọi nguồn lực tinh thần và vật chất để thực hiện.
6. Đề xuất, kiến nghị.
- Cần tăng cường kinh phí cho công tác giáo dục hơn hoạt động phong trào. Cần
có kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cho các đơn vị công lập và ngoài công lập.
- Thành Đoàn cần chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp của mình hỗ trợ các cơ sở Đoàn
trong công tác này. VD: có đội chiếu phim lưu động để phục vụ các cơ sở với giá ưu đãi...
- Tăng cường giới thiệu những sản phẩm tuyên truyền về công tác giáo dục đến
các cơ sở Đoàn: sách, DVD, ảnh tư liệu, kịch,…
25


×