Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

áp dụng mô hình và lượng giá hiệu quả của chương trình quản lý suyễn trẻ em trong trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 110 trang )



ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ Y TẾ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỆNH VIỆN NHI ðỒNG 1








ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÀ LƯỢNG GIÁ
HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ SUYỄN TRẺ EM
TRONG TRƯỜNG HỌC



CHỦ NHIỆM ðỀ TÀI: BS. BẠCH VĂN CAM

THAM GIA THỰC HIỆN:
BS. PHẠM VĂN QUANG BS. ðINH TẤN PHƯƠNG
BS. TRẦN VĂN ðỊNH BS. TRẦN THỊ HUYÊN THẢO
ðD. LÊ THỊ HỒNG LINH THS. NGUYỄN VĂN NGAI



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 12 / 2009


TÓM TẮT
ðặt vấn ñề: Suyễn là một trong những bệnh lý mạn tính thường gặp nhất ở trẻ
em và là nguyên nhân hàng ñầu gây nghỉ học. Nhà trường là nơi lý tưởng ñể
xác ñịnh học sinh bị suyễn, giáo dục về bệnh suyễn cũng như thu thập thông
tin về tình trạng bệnh suyễn.
Mục tiêu: Xây dựng mô hình và ñánh giá tác ñộng của chương trình quản lý
suyễn trẻ em dựa vào trường học.
Phương pháp: Nghiên cứu quan sát tiền cứu trên các học sinh bị suyễn ñược
quản lý tại 8 trường tiểu học thuộc quận 10 và Gò Vấp. Các can thiệp bao
gồm xác ñịnh học sinh bị suyễn, huấn luyện kiến thức về bệnh suyễn cho thầy
cô giáo, NVYT và cha mẹ học sinh, cung cấp thuốc cắt cơn và buồng ñệm
cho y tế học ñường, cung cấp thuốc cắt cơn và phòng ngừa cho các học sinh
bị suyễn. Mỗi tháng cha mẹ ghi nhật ký suyễn gửi lại cho NVYT.
Kết quả: 94 học sinh ñược chẩn ñoán suyễn qua khảo sát 2940 học sinh lớp 1-
3 ñồng ý tham gia chương trình. Sau 12 tháng nghiên cứu, chúng tôi ñã xây
dựng ñược mô hình quản lý suyễn dựa vào trường học tại 8 trường tiểu học
thông qua y tế học ñường – lớp học – nhà với sự tham gia của cha mẹ 86 học
sinh bị suyễn và 91 thầy cô giáo, NVYT với tỉ lệ bỏ cuộc là 8,5%. Có sự cải
thiện ñáng kể kiến thức về bệnh suyễn của thầy cô giáo, NVYT và cha mẹ
học sinh sau 12 tháng tham gia chương trình. Chương trình quản lý suyễn có
tác ñộng tích cực trong việc giảm các yếu tố nguy cơ (nhất là chất xịt phòng,
nhang và thuốc xịt muỗi, hít khói thuốc lá, p<0,01-0,001); giảm bậc suyễn (từ
20% suyễn bậc 2 và 3 trước nghiên cứu xuống còn 5% suyễn bậc 2, và không
có học sinh nào bị suyễn bậc 3, p<0,001); tăng mức ñộ kiểm soát hoàn toàn
bệnh suyễn (từ 79% sau 3 tháng lên 91,9% sau 12 tháng, p<0,05); giảm số
cơn suyễn vào ban ngày trong 12 tháng (từ 8,4 ngày trước nghiên cứu còn 2,8
ngày, p<0,001); giảm số cơn suyễn vào ban ñêm trong 12 tháng (từ 6,1 ngày
trước nghiên cứu còn 3,8 ngày, p<0,001); giảm số lần ñi bệnh viện cấp cứu vì
suyễn trong 12 tháng (từ 0,81 lần trước nghiên cứu còn 0,23 lần, p<0,01);
giảm số ngày nghỉ học trung bình vì suyễn trong 12 tháng (từ 1,5 ngày trước

nghiên cứu còn 0,2 ngày, p<0,001); tỉ lệ xịt MDI tại nhà khi lên cơn suyễn là
94,4%.
Kết luận: Mô hình quản lý suyễn dựa vào trường học có tác ñộng tích cực ñến
bệnh suyễn của học sinh bị suyễn và có thể triển khai tại các trường tiểu học
thông qua y tế học ñường – lớp học – nhà với sự tham gia của NVYT – thầy
cô giáo – cha mẹ học sinh sau khi ñược huấn luyện kiến thức về bệnh suyễn
cũng như trang bị thuốc, dụng cụ xử trí cơn suyễn cho y tế học ñường và cha
mẹ học sinh.





SUMMARY
Background: Asthma is one of the most common chronic diseases in children
and is the leading cause of missing schools. Schools are the ideal places to
confirm if the pupils are asthmatic, offer asthma education as well as to
collect information on asthma status of the pupils.
Objectives: To implement school based asthma management program and
assess the efficacy of the program.
Methods: A prospective observational study on pupils with asthma managed
in 8 primary schools located in district 10 and Go Vap district. The
interventions include confirmation of pupils with asthma, offering asthma
education to teachers, schools’ health care staff, and parents of the pupils,
supplying asthma relieving medications and spacers for the school s’ health
care unit; supplying asthma relievers and preventers for pupils with confirmed
asthma. Personal asthma diaries of each pupil are filled by their parents and
sent back to the study team each month through the schools’ health care staff.
Results: 94 pupils were confirmed with asthma after surveying 2940 grade 1-
3 pupils whose parents agreed to participate. After 12 month follow up, a

school based asthma management program has been implemented with the
cooperation between schools’ health care units, the classes chosen, and
parents of the 86 pupils and 91 teachers and schools’ health care staff, with
the 8.5% rate of dropping out. A considerable improvement of knowledge on
asthma in teachers, schools’ health care staff and the parents after 12 month
study was observed. The school based asthma management seemed to have a
positive effect in reducing exposure to risk factors (especially room sprayers,
mosquito sprays, smoking, p<0.01-0.001); reducing the asthma grades (from
20% asthma grade 2 and 3 before study to 5% grade 2 asthma and no grade 3
asthma, p<0.001); increasing the asthma control level (from 79% after 3
months to 91.9% after 12 months, p<0.05); reducing asthmatic attacks during
the day in 12 months (from 8.4 days before study to 2.8 days, p<0.001);
reducing asthma attacks at night during the 12 months (from 6.1 days before
to 3.8 days after study, p<0.001); reducing the incidence of emergency
admission because of asthma in 12 months (from 0.81 times before study to
0.23 times, p<0.01); reducing the average number of days off from school
because of asthma in 12 months (from 1.5 days before study to 0.2 days,
p<0.001); the MDI used at home account for 94.4% the incidence of asthma
attacks at home.
Conclusion: the school based asthma management program has shown to
have a positive impact on the asthma status of the pupils and the program is
able to be implemented through the cooperation of schools’ health care units,
teaching staff and home, with the participations of schools’ health care staff,
teachers and parents of the pupils after being trained with asthma knowledge
and equipped with asthma medications and spacers for the school health unit
and the parents.






MỤC LỤC
Trang
Tóm tắt I

Mục lục V

Danh sách các chữ viết tắt VII

Danh sách các bảng VIII

Danh sách các biểu ñồ IX

PHẦN MỞ ðẦU

1.
ðặt vấn ñề

1

2. Mục tiêu nghiên cứu
3




CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4

1.1 Tình hình bệnh suyễn trên thế giới và Việt Nam

4

1.2 Quản lý và phòng ngừa suyễn trẻ em
6

1.3 Tổng quan các nghiên cứu về quản lý suyễn dựa vào
trường học
13




CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20

2.1 Thiết kế nghiên cứu
20

2.2 Dân số nghiên cứu
20

2.3 Cỡ mẫu
20

2.4 Phương pháp chọn mẫu
20

2.5 Phương pháp tiến hành
21


2.6 Phương pháp thu thập số liệu
23

2.7 Biến số nghiên cứu
23

2.8 Xử lý và phân tích số liệu

26

CHƯƠNG III: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
28

3.1 Mô hình quản lý suyễn trẻ em dựa vào trường học
28

3.2 Kiến thức về bệnh suyẽn
32

3.3 Tác ñộng của chương trình quản lý suyễn
44




CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
53

4.1 Mô hình quản lý suyễn trẻ em dựa vào trường học
53


4.2 Kiến thức về bệnh suyẽn
57

4.3 Tác ñộng của chương trình quản lý suyễn
63




CHƯƠNG V: KẾT LUẬN & ðỀ XUẤT
68

PHỤ LỤC


TÀI LIỆU THAM KHẢO





DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA
C-ACT Childhood Asthma Control Test
Bảng ñánh giá kiểm soát bệnh suyễn ở trẻ em
FEV1 Forced Expiratory Volume in 1 second
Thể tích khí thở ra tối ña trong giây ñầu

GINA Global Initiative for Asthma
Chương trình Khởi ñộng toàn cầu vì suyễn
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GVTD Giáo viên thể dục
ISAAC International Study of Asthma and Allergies in Childhood
Nghiên cứu quốc tế về suyễn và bệnh dị ứng ở trẻ em
MDI Metered Dose Inhaler
Bình xịt ñịnh liều chuẩn
NVYT Nhân viên y tế
PEF Peak Expiratory Flow
Lưu lượng ñỉnh
TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
TDTT Thể dục thể thao






DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số Tên bảng số liệu
3.1.1 Phân bố các học sinh bị suyễn theo trường, quận
3.2.1 ðặc ñiểm dịch tể học các thầy cô tham gia chương trình
suyễn
3.2.2 ðặc ñiểm dịch tể học của các cha mẹ tham gia chương
trình suyễn
3.3.1 ðặc ñiểm dịch tễ học các học sinh bị suyễn tham gia
chương trình
3.3.2 Chẩn ñoán và quản lý bệnh suyễn trước nghiên cứu
3.3.4 Tiền sử dị ứng của học sinh

3.3.5 Tiền sử dị ứng của cha mẹ học sinh
3.3.6 Tiền sử dị ứng của anh chị em
3.3.7 Phân tích thống kê về các yếu tố nguy cơ bệnh suyễn trước
và sau 12 tháng nghiên cứu
3.3.8 Số cơn suyễn ban ngày trong 12 tháng
3.3.9 Số cơn suyễn ban ñêm trong 12 tháng
3.3.10 Số lần ñi bệnh viện cấp cứu trong 12 tháng
3.3.11 Số ngày nghỉ học vì bệnh suyễn trong 12 tháng
3.3.12 Chức năng hô hấp sau 12 tháng nghiên cứu













DANH SÁCH CÁC BIỂU ðỒ, SƠ ðỒ
Số Tên biểu ñồ - sơ ñồ
3.1 Quy trình phát hiện, chẩn ñoán suyễn tại trường học
3.1.1 Mô hình quản lý suyễn dựa vào trường học tại mỗi trường
3.2.1 Kiến thức về bản chất bệnh suyễn của thầy cô
3.2.2 Kiến thức về cơ chế sinh bệnh suyễn của thầy cô
3.2.3 Kiến thức về nhận biết trẻ lên cơn suyễn của thầy cô
3.2.4 Kiến thức về thuốc phòng ngừa bệnh suyễn của thầy cô

3.2.5 Kiến thức về phòng ngừa bệnh suyễn của thầy cô
3.2.6 Kiến thức về các yếu tố khởi phát cơn suyễn của thầy cô
3.2.7 Kiến thức về xử trí cơn suyễn tại nhà của thầy cô
3.2.8 Kiến thức về dấu hiệu nặng của bệnh suyễn của thầy cô
3.2.9 Kiến thức về hoạt ñộng gắng sức, TDTT ở trẻ bị suyễn của thầy cô
3.2.10 Kiến thức về kiểm soát tốt bệnh suyễn của thầy cô
3.2.11 Kiến thức về bản chất bệnh suyễn của cha mẹ
3.2.12 Kiến thức về cơ chế sinh bệnh suyễn của cha mẹ
3.2.13 Kiến thức về nhận biết trẻ lên cơn suyễn của cha mẹ
3.2.14 Kiến thức về thuốc phòng ngừa bệnh suyễn của cha mẹ
3.2.15 Kiến thức về phòng ngừa bệnh suyễn của cha mẹ
3.2.16 Kiến thức về các yếu tố khởi phát cơn suyễn của cha mẹ
3.2.17 Kiến thức về xử trí cơn suyễn tại nhà của cha mẹ
3.2.18 Kiến thức về dấu hiệu nặng của bệnh suyễn của cha mẹ
3.2.19 Kiến thức về hoạt ñộng gắng sức, TDTT ở trẻ bị suyễn của cha mẹ
3.2.20 Kiến thức về kiểm soát tốt bệnh suyễn của cha mẹ
3.3.1 Các yếu tố nguy cơ của bệnh suyễn
3.3.2 Bậc suyễn
3.3.3 Mức ñộ kiểm soát bệnh suyễn trong 12 tháng nghiên cứu
3.3.4 Xử trí lên cơn suyễn tại nhà bằng MDI


1
ðẶT VẤN ðỀ

Suyễn hoặc hen phế quản là một trong những bệnh lý mãn tính ñường
hô hấp thường gặp nhất. Tần suất suyễn các nước ñã gia tăng ñáng kể trong
hơn 20 năm qua và hiện nay vào khoảng 3-10% [36]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc
bệnh suyễn chiếm 5% dân số, trong ñó 11-12% trẻ em lứa tuổi học ñường [1].
Tại TP Hồ Chí Minh, một nghiên cứu về tần suất suyễn và bệnh dị ứng theo

ISAAC của Bệnh viện Nhi ðồng 1 tại một số trường học năm 2001 cho thấy
tần suất trẻ bị khò khè, suyễn rất cao ở hai nhóm 6-7 tuổi và 13-14 tuổi là
17% và 29,1 % [3]. Năm 2003, nghiên cứu về tần suất suyễn và bệnh dị ứng
theo ISAAC cũng ñược thực hiện tại Hà nội ở học sinh 5-11 tuổi ở 2 trường
học với tần suất khò khè chung là 24,9%, khò khè trong 12 tháng qua là
14,9%, ñược bác sĩ chẩn ñoán suyễn là 13,9% [35].
Tuy nhiên suyễn là một bệnh lý có thể quản lý và phòng ngừa ñược.
Hầu hết trẻ em ñều phải ñến trường và các em phải trải qua khoảng 1/3 thời
gian trong ngày tại trường học. Vì vậy nhiều tác giả cho rằng nhà trường là
nơi lý tưởng ñể xác ñịnh học sinh bị suyễn, giáo dục học sinh về bệnh suyễn
cũng như thu thập thông tin về tình trạng bệnh suyễn của học sinh
[9],[12],[42]. Có nhiều nghiên cứu ở các nước khác nhau trên thế giới cho
thấy việc quản lý suyễn tại trường học ñã làm giảm ñáng kể tần suất cơn
suyễn, số ngày nghỉ học, cũng như nâng cao ñáng kể chất lượng sống, sinh
hoạt của trẻ bị suyễn và gia ñình [7],[11],[13],[14],[16],[25],[26],[28],[30],
[31], [38],[42],[43].
Tại Việt Nam, phần lớn các trẻ em bị suyễn chưa ñược quản lý, một số
ít ñược quản lý tại các bệnh viện tuyến trung ương hoặc tuyến tỉnh nhưng với
tỉ lệ bỏ khám rất cao. Theo báo cáo của phòng quản lý suyễn, bệnh viện Nhi
ðồng 1, tỉ lệ bệnh nhân suyễn ñược quản lý ñến khám không ñúng hẹn rất
cao, 52,5% (2006); 67% (2007) và 53,5% (2008) [2]. Và hiện nay vẫn chưa

2
có một chương trình quản lý suyễn tại trường học ñược triển khai ở nước ta.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng mô hình và lượng giá
hiệu quả của chương trình quản lý suyễn trẻ em trong trường học nhằm mục
ñích nâng cao kiến thức xử trí và phòng ngừa suyễn, quản lý bệnh suyễn tốt
hơn (giảm hoặc không tái phát cơn suyễn, giảm số lần ñi cấp cứu, giảm số
ngày nghỉ học …).









3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xây dựng mô hình và ñánh giá tác ñộng của chương trình quản lý
suyễn trẻ em dựa vào trường học tại 8 trường tiểu học thuộc quận 10 và Gò
Vấp trong thời gian 2008-2009

2. MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
2.1 Xây dựng mô hình quản lý suyễn trẻ em dựa vào trường học
2.2 Khảo sát kiến thức về bệnh suyễn của nhân viên y tế học ñường, thầy cô
giáo và cha mẹ học sinh bị suyễn trước huấn luyện và sau 12 tháng
2.3 ðánh giá tác ñộng của chương trình quản lý suyễn ñối với học sinh bị
suyễn sau 12 tháng thực hiện:
- ðộ nặng bệnh suyễn (bậc suyễn, mức ñộ kiểm soát bệnh suyễn)
- Số cơn suyễn tái phát (cơn ngày, cơn ñêm)
- Cách xử trí cơn suyễn tại nhà
- Số lần ñưa ñến bệnh viện cấp cứu cơn suyễn
- Số ngày nghỉ học
- Chức năng hô hấp
Tại 8 trường tiểu học thuộc quận 10 và Gò Vấp trong thời gian 2008-2009







4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TÌNH HÌNH BỆNH SUYỄN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Suyễn hoặc hen phế quản là một trong những bệnh lý mãn tính ñường
hô hấp thường gặp nhất và có tử vong cao trên toàn thế giới. Có bằng chứng
cho thấy tần suất suyễn ñã gia tăng ñáng kể trong hơn 20 năm qua, nhất là ở
trẻ em [36]. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người
mắc bệnh suyễn, trong ñó 6-8% người lớn, 10-12% trẻ dưới 15 tuổi mắc bệnh
suyễn. Con số này có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Theo ước tính ñến
năm 2025, sẽ có thêm 100 triệu bệnh nhân suyễn nữa. Thiệt hại do suyễn gây
ra cho xã hội là rất lớn, bao gồm cả chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp
(gồm chi phí cho các ngày nghỉ học, nghỉ làm, và chi phí gây ra do giảm chất
lượng cuộc sống ) [18].
ðể khảo sát tần suất bệnh suyễn, từ những thập niên 90 của thế kỷ 20,
các nước trên thế giới thường sử dụng bảng câu hỏi nghiên cứu quốc tế về
bệnh suyễn, và dị ứng ở trẻ em của tổ chức ISAAC (International Study of
Asthma and Allergies in Chilhood).












> 9%
6 to < 9%
3 to 6%
< 3%
> 9%
6 to < 9%
3 to 6%
< 3%
> 9%
6 to < 9%
3 to 6%
< 3%

(Theo ISAAC Steering Committee, The Lancet 1998)


5
Anh quốc hiện nay ñang dẫn ñầu thế giới về tỉ lệ trẻ em ở ñộ tuổi 13-14
mắc bệnh suyễn: 37% trẻ ở Scotland, 34% trẻ ở Wales, 30% trẻ ở Anh. Tỉ lệ
người bị suyễn ở Anh ñạt tới mức 16,13%, cao gấp ñôi mức trung bình 7,2%
ở các nước khác thuộc Liên minh Châu Âu. Tại Mỹ, ñộ lưu hành bệnh suyễn
là 15,12%, số bệnh nhân tăng hơn 60% từ ñầu những năm 1980, hàng năm
khoảng 5000 người tử vong do suyễn. Ở Pháp 3,5 ñến 4 triệu người bị bệnh
suyễn với ñộ lưu hành 11,21%, 840.000 ngày nhập viện một năm, và gây
2000 ca tử vong. Tại Úc, 21,04% người mắc bệnh suyễn, trong ñó có 1/10 trẻ
em dưới 16 tuổi bị bệnh suyễn. Tại Peru, tỉ lệ bệnh suyễn cao nhất thế giới là
28%. Tại Nhật Bản, ñộ lưu hành suyễn là 2,29%, Trung Quốc 4%, Phillipine

11,8%, ðài Loan 11,8% [18].
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh suyễn là 5% dân số (4 triệu người), trong
số ñó 6-8% người lớn, 11-12% trẻ em lứa tuổi học ñường. Hàng năm, tử vong
khoảng 3000 trường hợp, chi phí trực tiếp cho mỗi người bệnh là 301 ñô la,
tổng chi phí khoảng 600 triệu ñô la, chưa tính tổn thất do mất 2 triệu ngày
công lao ñộng, 3 triệu ngày nghỉ học [1].
Năm 2001, một nghiên cứu ña trung tâm của tổ chức nghiên cứu suyễn
và các bệnh dị ứng quốc tế ở trẻ em (ISAAC) ñược thực hiện bởi bệnh viện
Nhi ðồng 1 trên 8119 trẻ (3879 trẻ từ 6-7 tuổi, và 4240 trẻ từ 13-14 tuôi) của
8 trường trung học và 9 trường tiểu học ñược chọn ngẫu nhiên. Kết quả tần
suất khò khè rất cao ở hai nhóm 6-7 tuổi và 13-14 tuổi là 17% và 29,1 % [3].
Năm 2003, một nghiên cứu về tần suất suyễn và bệnh dị ứng theo ISAAC
cũng ñược thực hiện tại Hà nội ở học sinh 5-11 tuổi ở 2 trường học với tỉ lệ
trả lời bảng câu hỏi là 66,4% (n=969). Tần suất khò khè chung là 24,9%, khò
khè trong 12 tháng qua là 14,9%, ñược bác sĩ chẩn ñoán suyễn là 13,9% [35].





6
1.2 QUẢN LÝ VÀ PHÒNG NGỪA SUYỂN TRẺ EM [37]
Theo chương trình khởi ñộng toàn cầu về suyễn năm 2007 (GINA),
mục tiêu của chăm sóc suyễn là ñạt ñược và duy trì việc kiểm soát các triệu
chứng lâm sàng của suyễn trong một khoảng thời gian dài. Khi suyễn ñược
kiểm soát, bệnh nhân hầu như không bị lên cơn suyễn, không có triệu chứng
về ñêm cũng như ban ngày và giữ cho bệnh nhân luôn cảm thấy khỏe mạnh
về thể chất.
ðể ñạt ñược mục tiêu này cần phải có 4 thành phần liên quan với nhau:
 Thành phần 1: Thiết lập sự hợp tác giữa Bệnh nhân / Gia ñình /

Bác sĩ
 Thành phần 2: Xác ñịnh và giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ
 Thành phần 3: ðánh giá, ñiều trị và theo dõi suyễn
 Thành phần 4: Xử trí các cơn suyễn

Thành phần 1: Thiết lập sự hợp tác giữa Bệnh nhân / Gia ñình / Bác sĩ
Với sự giúp ñỡ của ñội ngũ nhân viên y tế, trẻ em và gia ñình có thể
chủ ñộng tham gia xử trí, phòng ngừa bệnh suyễn và có thể sống một cuộc
sống mạnh khỏe, có ích. Họ có thể học cách:
 Tránh các yếu tố nguy cơ
 Dùng thuốc ñúng cách
 Hiểu rõ khác biệt giữa thuốc "phòng ngừa" và "cắt cơn"
 Theo dõi sự kiểm soát suyễn bằng các triệu chứng lâm sàng và nếu
ñược, bằng chỉ số lưu lượng ñỉnh ở trẻ trên 5 tuổi
 Nhận biết các dấu hiệu nặng, xấu ñi và biết cách xử trí
 Liên hệ các cơ sở y tế ñể ñược giúp ñỡ khi cần
Giáo dục sức khỏe là một phần không thể thiếu trong giao tiếp giữa
nhân viên y tế và bệnh nhân. Sử dụng các phương pháp khác nhau như thảo
luận (với bác sĩ, ñiều dưỡng, tham vấn viên, giáo dục viên), làm mẫu, tài liệu,

7
họp nhóm, phương tiện nghe nhìn, ñóng kịch, thành lập nhóm hỗ trợ bệnh
nhân ñể truyền ñạt tốt các thông tin giáo dục sức khỏe.
Nhân viên y tế, trẻ em và gia ñình nên cùng nhau hợp tác soạn thảo kế
hoạch kiểm soát suyễn cho từng các nhân không chỉ phù hợp về mặt y khoa
mà còn phù hợp thực tế (xem phụ lục một mẫu kế hoạch hành ñộng ñể kiểm
soát suyễn)

Thành phần 2: Xác ñịnh và giảm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
ðể cải thiện kiểm soát suyễn và giảm nhu cầu sử dụng thuốc, bệnh

nhân nên tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây ra các triệu chứng của
suyễn của họ.
Hoạt ñộng thể lực là nguyên nhân thường gặp gây ra các triệu chứng
suyễn nhưng bệnh nhân không nên tránh hoạt ñộng thể lực. Các triệu chứng
có thể phòng ngừa ñược bằng cách sử dụng thuốc kích thích β2 giao cảm tác
dụng nhanh trước khi hoạt ñộng thể lực nặng (thuốc Leukotriene là thuốc lựa
chọn thay thế).
Bảng 1.1 Biện pháp tránh tiếp xúc các dị nguyên thông thường và chất ô
nhiễm [37]
Các biện pháp tránh tiếp xúc cần thiết ñể cải thiện việc kiểm soát suyễn
và giảm dùng thuốc:
 Khói thuốc lá: tránh khói thuốc lá. Bệnh nhân và cha mẹ không nên hút
thuốc lá.
 Thuốc, thức ăn và các chất phụ gia: tránh nếu như chúng gây ra các
triệu chứng
Các biện pháp tránh tiếp xúc vừa phải có thể ñược khuyến cáo nhưng
chưa chứng minh ích lợi trên lâm sàng:
 Mạt bụi nhà: Giặt drap, mền mỗi tuần với nước nóng và sấy khô hoặc
phơi dưới ánh nắng mặt trời. Bọc nylon gối, nệm. Không sử dụng thảm

8
trải nhà, ñặc biệt ở trong phòng ngủ. (Nếu có thể, sử dụng máy hút bụi
có màng lọc. Dùng acaricides hoặc axít tannic ñể diệt mạt - nhưng chỉ
làm khi bệnh nhân không ở nhà.)
 Thú có lông: Dùng máy lọc không khí. (Không nuôi thú trong nhà hoặc
ít nhất là không cho vào phòng ngủ. Tắm sạch thú vật nuôi cưng.)
 Gián: thường xuyên lau chùi sạch nhà. Xịt thuốc diệt côn trùng nhưng
phải xịt lúc bệnh nhân không có ở nhà.
 Phấn hoa nấm mốc ngoài trời: ðóng cửa, cửa sổ và ở trong nhà khi mật
ñộ phấn hoa, nấm mốc cao nhất.

 Nấm móc trong nhà: Giảm thiểu và lau sạch ẩm ướt trong nhà.

Thành phần 3: ðánh giá, ñiều trị và theo dõi suyễn
Mục tiêu ñiều trị suyễn ñể có ñược và duy trì sự kiểm soát lâm sàng có
thể ñạt ñược với ña số bệnh nhân thông qua một chu kỳ liên tục bao gồm:
 ðánh giá sự kiểm soát suyễn
 ðiều trị ñể có ñược sự kiểm soát
 Theo dõi ñể duy trì sự kiểm soát
 ðánh giá sự kiểm soát suyễn:
Theo hướng dẫn của GINA 2006, kiểm soát suyễn chia làm 3 mức:
không kiểm soát, kiểm soát một phần, kiểm soát hoàn toàn [18] (xem phụ
lục).
Ngoài ra cũng có thể ñánh giá mức ñộ kiểm soát bệnh suyễn qua ñánh
giá ñộ nặng bệnh suyễn theo khuyến cáo của GINA 2002 [36] (xem phụ lục).
Có nhiều bảng câu hỏi ñể ñánh giá kiểm soát lâm sàng bệnh suyễn bao
gồm [37]:
 Asthma Control Test (ACT):
 Asthma Control Questionnaire (ACQ):


9
 Asthma Therapy Assessment Questionnaire (ATAQ) :

 Asthma Control Scoring System
Bảng câu hỏi thông dụng ñể ñánh giá kiểm soát suyễn ở trẻ em là
"Childhood Asthma Control Test" - C-ACT [24] của tác giả Liu ra ñời năm
2007 ñể ñánh giá mức ñộ kiểm soát suyễn dành cho ñối tượng trẻ từ 4-11 tuổi
ñược thiết kế ñể ñánh giá kiểm soát suyễn ở trẻ em từ 4 ñến 11 tuổi, với mục
ñích có thể dùng trong phòng khám hoặc tại nhà. Bảng câu hỏi này có ñặc
tính ñơn giản, dễ sử dụng, cho phép cùng lúc của cả trẻ và người nuôi dưỡng

cùng tham gia trả lời. Bảng ñã ñược chứng minh có tính giá trị và ñộ tin cậy
trong việc phát hiện ra tình trạng không kiểm soát suyễn của trẻ, ñược GINA
và NAEPP khuyến khích sử dụng (xem phụ lục).


















10
 ðiều trị ñể có sự kiểm soát:

Bảng 1.2 Tiếp cận quản lý suyễn dựa vào mức ñộ kiểm soát [37]
ðối với trẻ trên 5 tuổi và vị thành niên


Mức ñộ kiểm soát


Hành ñộng ñiều trị
hoàn toàn Duy trì và tìm bậc kiểm soát thấp nhất

một phần xem xét nâng bậc ñể kiểm soát
không Nâng bậc cho ñến khi kiểm soát ñược
lên cơn ñiều trị cắt cơn




Giảm bậc Bậc ñiều trị Tăng bậc

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5
Giáo dục suyễn
Kiểm soát môi trường
β2 giao cảm tác
dụng nhanh
khi cần
β2 giao cảm tác dụng nhanh khi cần
Chọn một Chọn một Thêm một hoặc
hơn
Thêm một
hoặc cả hai
Corticoid dạng
hít liều thấp
Corticoid dạng
hít liều thấp + β2
giao cảm tác
dụng dài
Corticoid dạng

hít liều trung bình
hoặc cao + β2
giao cảm tác
dụng dài
Corticoid
uống (liều
thấp nhất)
Kháng
Leukotriene
Corticoid dạng
hít liều trung bình
hoặc cao
Kháng
Leukotriene
ðiều trị kháng
IgE
Corticoid dạng
hít liều thấp +
kháng
Leukotriene
Theophyllin
phóng thích chậm






Chọn lựa thuốc
ngừa cơn

Corticoid dạng
hít liều thấp +
Theophyllin
phóng thích chậm

ðiều trị cắt cơn thay thế bao gồm: kháng ñối giao cảm dạng hít, β2 giao cảm uống tác
dụng ngắn, một số β2 giao cảm tác dụng dài và theophylline tác dụng ngắn. Không khuyến
cáo sử dụng thường xuyên β2 giao cảm tác dụng ngắn và dài trừ phi dùng kèm với
corticoid dạng hít ngừa cơn ñều ñặn.



Gi

m

T
ă
ng


11
 Theo dõi ñể duy trì sự kiểm soát:
Theo dõi liên tục ñể duy trì sự kiểm soát, thiết lập bậc và liều ñiều trị
thấp nhất ñể giảm thiểu chi phí ñiều trị và tăng cường an toàn cho bệnh nhân.
Cụ thể là bệnh nhân nên ñược tái khám sau 1 ñến 3 tháng sau lần khám
ñầu tiên và mỗi 3 tháng sau ñó. Sau ñiều trị cắt cơn trẻ nên ñược theo dõi tái
khám trong vòng 2 tuần ñến 1 tháng.
ðiều chỉnh thuốc:
 Nếu suyễn không ñược kiểm soát với chế ñộ ñiệu trị hiện tại, hãy

nâng bậc ñiều trị. Thông thường sẽ cải thiện trong vòng 1 tháng. Nhưng
trước hết cần kiểm tra lại kỹ thuật dùng thuốc, tuân thủ ñiều trị và tránh
các yếu tố kích phát cơn suyễn của bệnh nhân.
 Nếu suyễn ñược kiểm soát một phần, xem xét tăng bậc ñiều trị, tùy
thuộc vào việc chọn lựa thuốc ñiều trị hiệu quả, an toàn, tiết kiệm và sự
thỏa mãn của bệnh nhân.
 Nếu kiểm soát ñược suyễn ít nhất 3 tháng, giảm bậc ñiều trị với liều
thuốc giảm từ từ. Mục tiêu là giảm liều thuốc ñến mức thấp nhất cần
thiết ñể duy trì sự kiểm soát.

Thành phần 4: Xử trí cơn suyễn
Cơn suyễn là ñợt diễn tiến khó thở, ho, khò khè, hoặc nặng ngực hoặc
phối hợp các triệu chứng này. Trẻ em, trẻ vị thành niên có nguy cơ cao tử
vong do cơn suyễn cần ñược theo dõi sát hơn và ñược khuyến cáo nên ñưa ñi
cấp cứu sớm khi lên cơn suyễn. Những bệnh nhân này bao gồm:
 Có tiền sử cơn suyễn ñe dọa tính mạng
 Nhập viện cấp cứu trong năm qua hoặc có ñặt nội khí quản giúp thở
vì cơn suyễn trước ñó
 Hiện ñang sử dụng corticoid uống nhưng tự ngưng thuốc gần ñây
 Quá lệ thuộc vào β2 giao cảm tác dụng nhanh dạng hít

12
 Có tiền sử về vấn ñề tâm lý hoặc không chấp nhận bị bệnh suyễn
hoặc mức ñộ nặng cơn suyễn
 Không tuân thủ kế hoạch sử dụng thuốc ñiều trị suyễn
Bệnh nhân nên ñược ñưa ñến cơ sở y tế ngay nếu
 Lên cơn suyễn nặng:
- Bệnh nhân khó thở lúc nghĩ, thở chòm người ra trước, nói từng từ
hơn từng câu (trẻ nhũ nhi bỏ bú), kích ñộng, ngủ gà, lú lẫn, nhịp tim
chậm, hoặc nhịp thở trên 30 lần/phút.

- Khò khè nghe to hoặc không nghe
- Mạch trên 160 lần/phút ñối với trẻ nhũ nhi, 120 lần/phút ñối với trẻ
1-2 tuổi, 110 ñối với trẻ 2-8 tuổi.
- Lưu lượng ñỉnh thở ra (PEF) dưới 60% trị số bình thường hoặc trị số
cá nhân tốt nhất ngay cả sau ñiều trị ban ñầu.
- Trẻ kiệt sức.
 ðáp ứng kém với ñiều trị thuốc dãn phế quản ban ñầu và tình trạng khó
thở kéo dài trên 3 giờ.
 Không cải thiện trong vòng 2-6 giờ sau uống corticoid
 Diễn tiến nặng hơn.











13
1.3 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ SUYỄN DỰA
VÀO TRƯỜNG HỌC
Bệnh suyễn tuy thường gặp nhưng là bệnh lý có thể phòng ngừa ñược,
do ñó hầu hết trẻ em có thể [36]:
− Tránh ñược các triệu chứng khó chịu ban ngày và ban ñêm
− Tránh ñược cơn suyễn nặng
− Sử dụng ít ñi hoặc không cần dùng thuốc cắt cơn
− Có một cuộc sống bình thường

− Có chức năng phổi bình thường
Thời gian sinh hoạt của trẻ em phần lớn ở trường học nên quản lý
suyễn ở trường học là một trong những chiến lược quản lý suyễn tối ưu. Có
nhiều nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau cho thấy việc quản lý suyễn tại
trường học ñã làm giảm ñáng kể tần suất cơn suyễn, số ngày nghỉ học, cũng
như nâng cao ñáng kể chất lượng sống, sinh hoạt của trẻ và gia ñình.
1. Năm 1997, Christiansen và cộng sự ñã báo cáo nghiên cứu nhằm ñánh
giá hiệu quả của chương trình quản lý suyễn dựa vào trường học ở San
Diego (Hoa Kỳ). Kiến thức về suyễn ñược lượng giá trước và sau mỗi
buổi huấn luyện và ñộ nặng bệnh suyễn ñược ñánh giá mỗi tháng. Kết
quả cho thấy sau khi huấn luyện, học sinh có sự cải thiện kiến thức về
suyễn với ñiểm trung bình tăng từ 9,9 lên 13,7 ñiểm; kỹ thuật ño lưu
lượng ñỉnh tăng từ 3,9 lên 6,4 ñiểm; kỹ thuật sử dụng bình hít tăng từ
2,3 lên 4,3 ñiểm. Tất cả sự cải thiện này ñều có ý nghĩa thống kê. Ngoài
ra có sự giảm ñiểm số triệu chứng suyễn sau 3 tháng [11].
2. Năm 2001 Lurie và cộng sự ñã triển khai một nghiên cứu ñánh giá về
kết quả quản lý suyễn ở các ñơn vị y tế tại các trường học nội thành,
bằng tập trung vào việc phát hiện và ñiều trị suyễn tại các ñơn vị y tế
của trường. Kết quả là tỉ lệ nhập viện do suyễn giảm 75% trong quá
trình nghiên cứu. Chỉ số lưu lượng ñỉnh, kế hoạch chăm sóc suyễn và
việc sử dụng thuốc xịt ñịnh liều ñúng cách cũng ñược cải thiện [25].

14
3. Năm 2002 Lwebuga-Mukasa và Dunn-Georgiou thực hiện một chương
trình can thiệp suyễn tại 5 trường học ở NewYork, nghiên cứu khả năng
thực thi và hiệu quả của chương trình suyễn tại trường. Các học sinh bị
suyễn có một kế hoạch quản lý suyễn riêng do nhân viên y tế của
trường thiết lập. Kết quả là số lần ñiều trị suyễn cấp cứu ñã giảm ñến
80% trong năm ñầu tiên thực hiên [26].
4. Năm 2003 MeGhan và cộng sự ñã thực hiện một nghiên cứu tiền cứu

ngẫu nhiên có nhóm chứng, ñánh giá hiệu quả của chương trình giáo
dục quản lý suyễn cho trẻ mắc bệnh từ 7-12 tuổi ở 18 trường tiểu học
tại Edmonton, Canada. Kết quả cho thấy có sự cải thiện ñáng kể số lần
khám bệnh, ngày nghỉ học, mức ñộ khó thở, chất lượng cuộc sống của
trẻ và gia ñình một cách có ý nghĩa thống kê và lâm sàng [31].
5. Năm 2004 Yang KS và cộng sự ñã tiến hành một nghiên cứu tại trường
học ở Singapore nhằm ñánh giá tần suất và quản lý suyễn trẻ em. Các
bảng câu hỏi ñã ñược gửi tới cha mẹ các em với tỉ lệ trả lời khá cao
75,2% (2123/2825). Kết quả cho thấy tần suất suyễn ở trẻ em là 8,9%
(190/2123), trong ñó 26,3% (46/175) trẻ chưa kiểm soát tốt bệnh suyễn.
Suyễn có tần suất cao và kiểm soát không tốt ở các trẻ có ñiều kiện
kinh tế xã hội thấp. Các trẻ này có khuynh hướng phải nhập cấp cứu,
nhập viện ñiều trị [43].
6. Năm 2004 Tinkelman D (Colorado, Hoa Kỳ) báo cáo nghiên cứu nhằm
ñánh giá chương trình quản lý suyễn dựa vào trường học có thể giảm
thuốc phòng ngừa, số ngày nghỉ học và số ngày nghỉ làm của cha mẹ
hay không. Các trẻ bị suyễn ñược chọn từ 3 trường tiểu học và trung
học cơ sở. Các trẻ ñược xác ñịnh chẩn ñoán suyễn bới thầy thuốc. Cha
mẹ ñược tham dự buổi huấn luyện suyễn. Học sinh ñược cung cấp lưu
lượng ñỉnh kế, hướng dẫn cách sử dụng và ñánh giá triệu chứng suyễn,
lưu lượng ñỉnh, thuốc sử dụng. Các em ñược huấn luyện về bệnh suyễn
hàng tháng tại trường học. Kết quả cho thấy sau 6 tháng, số ngày nghỉ

×