Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị và kho bãi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bốc xếp hàng hóa cho cảng PTSC phú mỹ giai đoạn 2012 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 115 trang )

Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ khoa học “Chiến lược đầu tư cầu
cảng, thiết bị và kho bãi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bốc xếp hàng hóa
cho Cảng PTSC Phú Mỹ giai đoạn 2012-2015” do tôi tự hoàn thành dưới sự
hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh. Các số liệu và kết quả là
hoàn toàn đúng với thực tế.
Để hoàn thành luận văn này, Tôi chỉ sử dụng những tài liệu được ghi trong
danh mục tài liệu tham khảo và không sao chép hay sử dụng bất kỳ tài liệu nào
khác. Nếu có sự sao chép, Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Vũng Tàu, ngày
tháng
Người thực hiện

Nguyễn Hữu Tằng

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

năm 2013


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ
TỪ


Ý NGHĨA

Bộ GTVT

Bộ Giao thông Vận tải

Bộ TN&MT

Bộ Tài Nguyên & Môi Trường

Cục HHVN

Cục Hàng hải Việt Nam

BRVT

Tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu

DKVN

Dầu khí Việt Nam

PTSC

Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

PTSC Phú Mỹ

Công ty CP Cảng Dịch vụ Dầu khí Tổng hợp Phú Mỹ


CMB

Công ty CP Tư vấn Xây dựng Công trình Hàng hải

PHB

Công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Phú Hà

CPSE

Trung tâm nghiên cứu và phát triển an toàn và môi trường
Dầu khí – Viện Dầu khí Việt Nam

Công ty Yến Sơn

Công ty TNHH Đa dạng Yến Sơn

BQLDA

Ban Quản lý dự án

P.KTKH

Phòng Kinh tế kế hoạch

TCKT

Phòng Tài chính Kế toán

ĐĐKTC


Phòng Điều độ khai thác Cảng

KQ

Kết quả

SXKD

Sản xuất kinh doanh

BCKTKT

Báo cáo kinh tế kỹ thuật

KH

Khách hàng

TEU

Twenty-foot equivalent units (Đơn vị tương đương container
20 foot)

DWT

Deadweight tonnage (Tổng trọng lượng an toàn của tàu)

ĐTM


Báo cáo đánh giá tác động môi trường

CSH

Chủ sở hữu

Alumina

Bô xít bán thành phẩm

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

BĐATHH

Bảo đảm An toàn Hàng hải

DVDKTH

Dịch vụ Dầu khí Tổng hợp

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Danh mục bảng
TT

TÊN BẢNG

1.

Bảng 2.1:

Báo cáo KQ SXKD trong 03 năm 2010 – 2012

2.

Bảng 2.2:

Các chỉ tiêu tài chính trong 03 năm 2010-2012

3.

Bảng 2.3:

Các loại hình doanh thu trong 03 năm 2010 – 2012

4.

Bảng 2.4:

Số liệu khai thác cầu cảng trong 03 năm 2010-2012

5.


Bảng 2.5:

Tổng hợp số giờ hoạt động của 02 cẩu vạn năng Liebherr

6.

Bảng 2.6:

Bảng thống kê chỉ tiêu khai thác kho, bãi 03 năm 2010 – 2012

7.

Bảng 2.7:

Bảng thống kê thông số kỹ thuật cầu cảng của các Cảng đối
thủ cạnh tranh.

8.

Bảng 2.8:

Bảng thống kê số lượng, công suất của thiết bị bốc xếp hàng
hóa của các Cảng đối thủ cạnh tranh

9.

Bảng 2.9:

Bảng thống kê kho, bãi của các Cảng đối thủ cạnh tranh


10.

Bảng 3.1:

Các loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh của PTSC

11.

Bảng 3.2:

Danh sách các Cảng của PTSC đến thời điểm 31/12/2012

12.

Bảng 3.3:

Tổng hợp khối lượng nạo vét phục vụ nâng cấp cầu cảng
50.000 DWT lên 70.000 DWT.

13.

Bảng 3.4:

Kế hoạch đầu tư nâng cấp cầu cảng 50.000 DWT lên 70.000
DWT

14.

Bảng 3.5:


Kế hoạch đầu tư nâng cấp Bến Sà lan 300 – 500T lên 1.500 2.500T

15.

Bảng 3.6:

Kế hoạch đầu tư mở rộng Bến Sà lan 2.500T

16.

Bảng 3.7:

Kế hoạch thực hiện các công việc sau đầu tư

17.

Bảng 3.8:

Tổng hợp dự toán chi phí đầu tư của giải pháp 1

18.

Bảng 3.9:

Kế hoạch thực hiện giải ngân Dự án nâng cấp cầu cảng 50.000
DWT lên 70.000 DWT

19.


Bảng 3.10: Kế hoạch thực hiện giải ngân Dự án nâng cấp bến Sà lan lên
1.500 – 2.500 Tấn

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012


Luận văn cao học QTKD
20.

Viện KTQL - ĐHBKHN

Bảng 3.11: Kế hoạch thực hiện giải ngân Dự án mở rộng cầu cảng Bến Sà
lan 2.500 Tấn

21.

Bảng 3.12: Kế hoạch thực hiện giải ngân các hoạt động sau đầu tư

22.

Bảng 3.13: Kế hoạch đầu tư Cẩu Liebherr CBG giai đoạn 1

23.

Bảng 3.14: Kế hoạch đầu tư Cẩu Liebherr CBG giai đoạn 2

24.

Bảng 3.15: Kế hoạch thực hiện đầu tư thiết bị phụ trợ


25.

Bảng 3.16: Kế hoạch triển khai các công việc sau đầu tư

26.

Bảng 3.17: Tổng hợp dự toán chi phí đầu tư của giải pháp 2

27.

Bảng 3.18: Mức đầu tư các thiết bị phụ trợ

28.

Bảng 3.19: Mức đầu tư thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh sau đầu tư

29.

Bảng 3.20: Kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng kho đôi chứa hàng B1 –
PTSC Phú Mỹ

30.

Bảng 3.21: Kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng thêm và hoán cải kho A1,
A2 hiện hữu

31.

Bảng 3.22: Kế hoạch thực hiện đầu tư bãi chứa hàng Alumina


32.

Bảng 3.23: Kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng bãi ngoại quan

33.

Bảng 3.24: Kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng bãi chứa than

34.

Bảng 3.25: Kế hoạch triển khai các công việc sau đầu tư

35.

Bảng 3.26: Tổng hợp dự toán chi phí đầu tư của giải pháp 3

36.

Bảng 3.27: Tổng hợp dự toán chi phí các công việc sau đầu tư

37.

Bảng 3.28: Tổng hợp những lợi ích của các giải pháp đến năm 2015

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN


Danh mục hình
TT

TÊN HÌNH

1.

Hình 1.0: Hình ảnh bốc xếp hàng sắt thép tại Cảng PTSC Phú Mỹ

2.

Hình 1.1: Vị trí Cảng PTSC Phú Mỹ trong hệ thống Cảng Tỉnh BRVT

3.

Hình 2.1: Hình ảnh Cảng PTSC Phú Mỹ chụp từ vệ tinh

4.

Hình 2.2: Hình ảnh cầu cảng bến 50.000 DWT hiện hữu

5.

Hình 2.3: Hình ảnh cẩu vạn năng Liebherr CBB 40/32 hiện hữu đang bốc
xếp hàng hóa siêu trường siêu trọng tại Cảng PTSC Phú Mỹ

6.

Hình 2.4: Hình ảnh bãi chứa hàng hóa và bãi thi công công trình dầu khí


7.

Hình 2.5: Hình kho A1, A2 hiện hữu của Cảng PTSC Phú Mỹ

8.

Hình 2.6: Hình ảnh chế tạo cấu kiện và hạ thủy công trình cơ khí dầu khí

9.

Hình 3.1: Loại cẩu bốc xếp hàng rời Liebherr CBG 30/28 lắp trên chấn đế

10. Hình 3.2: Hình ảnh trang thiết bị làm hàng rời, hàng nông sản
11. Hình 3.3: Kho đôi chứa hàng B1-PTSC Phú Mỹ
12. Hình 3.4: Mặt bằng phương án mở rộng, hoán cải kho A1, A2.
13. Hình 4.0: Mặt bằng quy hoạch Cảng PTSC Phú Mỹ đến năm 2015
14. Hình 5.0: Hình ảnh bốc xếp hàng rời tại Cảng PTSC Phú Mỹ.

Danh mục sơ đồ, biểu đồ
TT

TÊN SƠ ĐỒ

1.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu trong 03 năm 2010 - 2012

2.


Biểu đồ 2.2: Biểu đồ doanh thu, chi phí 03 năm 2010-2012

3.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ doanh thu dịch vụ căn cứ cảng 03 năm 2010-2012

4.

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ doanh thu dịch vụ cho thuê kho, bãi 03 năm 20102012

5.

Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ tổ chức của PTSC Phú Mỹ.

6.

Sơ đồ 3.1:

Sơ đồ lợi ích của giải pháp 1 đến năm 2015

7.

Sơ đồ 3.2:

Sơ đồ lợi ích của giải pháp 2 đến năm 2015

8.


Sơ đồ 3.3:

Sơ đồ lợi ích của giải pháp 3 đến năm 2015

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu của đề tài

2

3


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

4

Phương pháp nghiên cứu

2

5

Ý nghĩa khoa học thực tiễn và các giải pháp của đề tài

3

6

Kết cấu của luận văn

3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH,

4

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ CẦU
CẢNG, THIẾT BỊ, KHO BÃI CỦA CẢNG BIỂN
1.1


Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh

4

tranh của Cảng biển
1.1.1

Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh.

1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh cảng biển
1.2.

Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh và chiến lược đầu

4
6
13

tư cầu cảng, thiết bị và kho bãi trong việc nâng cao năng
lực cạnh tranh của Cảng biển
1.2.1. Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh

13

1.2.2. Cơ sở lý luận về chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị và

17

kho bãi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Cảng biển
1.3.


Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ

19

Cảng dầu khí tổng hợp.
1.4.

Tóm tắt nội dung Chương 1 và nhiệm vụ Chương 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN

21
23

XUẤT KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC BỐC XẾP
HÀNG HÓA CỦA CẢNG PTSC PHÚ MỸ
2.1.
2.1.1.

Giới thiệu khái quát về PTSC Phú Mỹ.

23

Quá trình hình thành, phát triển và ngành nghề kinh

23

doanh.


Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

2.1.2.

Cơ cấu tổ chức của Công ty.

24

2.1.3.

Vai trò của Cảng PTSC Phú Mỹ với sự phát triển kinh tế

25

của đất nước và Tỉnh BRVT
2.2.

Thực trạng hoạt động SXKD và năng lực bốc xếp hàng

25

hóa của Cảng PTSC Phú Mỹ.
2.2.1.

Kết quả hoạt động SXKD trong 3 năm 2010 - 2012.


25

2.2.2.

Thực trạng năng lực bốc xếp hàng hóa của Cảng PTSC

30

Phú Mỹ trong 03 năm 2010, 2011, 2012.
2.3.

Đánh giá về năng lực cạnh tranh bốc xếp hàng hóa của

38

Cảng PTSC Phú Mỹ
2.3.1.

Đánh giá những thuận lợi, khó khăn chung ảnh hưởng tới

38

năng lực cạnh tranh bốc xếp hàng hóa của Cảng PTSC
Phú Mỹ
2.3.2.

Đánh giá tổng quan về năng lực cạnh tranh bốc xếp hàng

39


hóa của Cảng PTSC Phú Mỹ
2.4.

Phân tích đánh giá về thực trạng chiến lược đầu tư cầu

49

cảng, thiết bị và kho bãi của Cảng PTSC Phú Mỹ
2.5.

Tóm tắt nội dung Chương 2 và nhiệm vụ Chương 3

CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ CẦU CẢNG, THIẾT BỊ VÀ

52
54

KHO BÃI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH BỐC XẾP HÀNG HÓA CHO CẢNG PTSC
PHÚ MỸ GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
3.1.

Chiến lược phát triển ngành cảng biển Việt Nam, dịch vụ

54

cảng của PTSC, PTSC Phú Mỹ.
3.1.1.


Chiến lược phát triển ngành cảng biển Việt Nam đến năm

54

2020 đính hướng đến năm 2030.
3.1.2.

Chiến lược phát triển hệ thống cảng biển của PTSC đến

55

năm 2015 định hướng đến năm 2025.
3.1.3.

Định hướng phát triển của PTSC Phú Mỹ giai đoạn 2012-

57

2015.
3.2.

Các giải pháp chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị và kho

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

58


Luận văn cao học QTKD


Viện KTQL - ĐHBKHN

bãi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Cảng PTSC
Phú Mỹ giai đoạn 2012-2015.
Giải pháp 1:

Chiến lược đầu tư cầu cảng nhằm nâng cao năng lực cạnh

58

tranh cho Cảng PTSC Phú Mỹ giai đoạn 2012-2015.
Giải pháp 2:

Chiến lược đầu tư thiết bị bốc xếp cho Cảng PTSC Phú

71

Mỹ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bốc xếp giai đoạn
2012 - 2015.
Giải pháp 3:

Chiến lược đầu tư kho bãi chứa hàng cho Cảng PTSC Phú

80

Mỹ.
3.3.

Tóm tắt các lợi ích đạt được khi thực hiện các giải pháp


92

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bản tiếng Anh
Bản tiếng Việt

[Nguồn: Kho dữ liệu ảnh của Cảng]
Hình 1.0: Hình ảnh bốc xếp sắt thép tại Cảng PTSC Phú Mỹ

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam và các nước trên Thế giới được đẩy mạnh, tạo
động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế đất nước, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể. Đóng góp phần quan trọng trong việc
thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là vai trò của ngành vận tải đường biển
thông qua hệ thống các Cảng biển. Nền kinh tế trong nước phát triển, quan hệ mậu
dịch quốc tế ngày càng được mở rộng, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng trưởng

vừa được coi là điều kiện thuận lợi, vừa tạo áp lực cho hệ thống cảng biển Việt Nam
cho giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống
cảng biển Việt Nam nếu được phát triển đúng định hướng và hội đủ điều kiện tiêu
chuẩn quốc tế sẽ có tác động to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam
phát triển nhanh trong những thập niên tới.
Với chính sách phát triển kinh tế biển đến năm 2020 mà Đảng và Nhà nước
đã xây dựng, Hiệp hội cảng biển Việt Nam cùng các cảng thành viên đang tập trung
phát triển năng lực cơ sở hạ tầng cũng như đẩy mạnh việc hợp tác, cạnh tranh dịch
vụ cảng biển trong khu vực và trên thế giới.
Trong xu thế đó, Công ty Cổ phần Cảng Dịch vụ Dầu khí Tổng hợp Phú Mỹ
(Đơn vị quản lý Cảng PTSC Phú Mỹ) là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ căn cứ cảng, có vị trí đặt tại Tỉnh BRVT – một trong những trọng
điểm kinh tế của khu vực phía Nam không thể không nhanh chóng tập trung phát
triển năng lực cơ sở hạ tầng, đầu tư cầu cảng, phương tiện thiết bị, kho bãi từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh so với các Cảng lân cận trong khu vực Cái Mép – Thị
Vải nói riêng và hệ thống các Cảng biển trong khu vực Đông Nam Bộ nói chung
nếu không muốn hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, cầu
cảng, phương tiện, thiết bị, kho bãi trong việc đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất nhằm
nâng cao năng lực bốc xếp, dỡ hàng hóa từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng
định vị thế và thương hiệu Cảng PTSC Phú Mỹ trong khu vực cụm cảng Đông Nam
Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Đồng thời, trên cơ sở những lý luận và tình hình

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

1


Luận văn cao học QTKD


Viện KTQL - ĐHBKHN

thực tế của Cảng PTSC Phú Mỹ về năng lực bốc xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho hàng
hóa, Tôi đã chọn đề tài:
“Chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị và kho bãi nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh bốc xếp hàng hóa cho Cảng PTSC Phú Mỹ giai đoạn 2012-2015”.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu với các mục đích bao gồm:
-

Khái quát về lý luận năng lực cạnh tranh và đầu tư cầu cảng, thiết bị, kho bãi
của Cảng biển.

-

Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động khai thác cầu cảng, thiết bị
và kho bãi tại Cảng PTSC Phú Mỹ từ năm 2010 đến 2012.

-

Xây dựng chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị và kho bãi cho Cảng PTSC
Phú Mỹ giai đoạn 2012 - 2015.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
-

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Công ty CP Cảng Dịch vụ Dầu khí
Tổng hợp Phú Mỹ (Cảng PTSC Phú Mỹ) và các khách hàng sử dụng dịch vụ
bốc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa của Cảng PTSC Phú Mỹ.


-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Cảng PTSC Phú Mỹ với dịch vụ cung cấp dịch vụ căn
cứ cảng biển trên địa bàn Miền Đông Nam Bộ
+ Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng cho giai đoạn 2010-2012 và xây
dựng chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị, kho bãi giai đoạn đến năm 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo... cụ thể:
Phương pháp thống kê, tổng hợp được ứng dụng trong việc hệ thống hóa các
cơ sở lý luận tại Chương 1 và thu thập dữ liệu của luận văn tại Chương 2.
Phân tích, so sánh xử lý các dữ liệu của đề tài để rút ra kết luận, nhận định,
đánh giá và dự báo ở Chương 2, Chương 3.
Ngoài ra, trong luận văn này còn sử dụng các phương pháp phân tích thống
kê, phương pháp điều tra, phương pháp tổng hợp tư liệu trong các công trình nghiên
cứu và chuyên gia để làm cơ sở cho các luận cứ của Luận văn.

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

2


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn và các giải pháp của đề tài

Trong bối cảnh kinh tế nước ta đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế thế
giới, giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài
tăng, đồng nghĩa với việc lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày một tăng, nhu cầu
vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển và dịch vụ bốc xếp dỡ hàng hóa tại các
Cảng biển nước ta có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của Cảng PTSC Phú Mỹ thông qua nâng cao năng lực bốc xếp, dỡ hàng hóa có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo giải quyết nhu cầu bốc xếp dỡ hàng
hóa của khách hàng trong cả nước nói chung và khách hàng tại các tỉnh Miền Đông
Nam Bộ và tỉnh BRVT nói riêng. Đồng thời, tăng cường sức cạnh tranh của Cảng
PTSC Phú Mỹ so với các cảng lân cận và các cảng biển đối thủ cạnh tranh trong
cụm Cảng biển số 5 theo quy hoạch của Chính phủ.
Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị và kho bãi
để phục vụ nâng cao năng lực bốc xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa trên cơ sở phân tích
thực trạng tình hình khai thác cầu cảng, thiết bị và kho bãi của Cảng PTSC Phú Mỹ
là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Cảng
PTSC Phú Mỹ. Các giải pháp của đề tài được đưa ra nhằm nâng cao năng lực bốc
xếp, dỡ, vận chuyển hàng hóa bao gồm:
Giải pháp 1: Chiến lược đầu tư cầu cảng của Cảng PTSC Phú Mỹ
Giải pháp 2: Chiến lược đầu tư thiết bị bốc xếp cho Cảng PTSC Phú Mỹ
Giải pháp 3: Chiến lược đầu tư kho bãi chứa hàng cho Cảng PTSC Phú Mỹ

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo,
Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:

Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, chiến lược kinh doanh và đầu
tư cầu cảng, thiết bị, kho bãi của Cảng biển

Chương 2:


Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực bốc xếp hàng
hóa của Cảng PTSC Phú Mỹ.

Chương 3:

Chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị và kho bãi nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh bốc xếp cho Cảng PTSC Phú Mỹ giai đoạn 20122015.

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

3


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH, CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH VÀ ĐẦU TƯ CẦU CẢNG, THIẾT BỊ, KHO BÃI
CỦA CẢNG BIỂN
1.1.

Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Cảng
biển

1.1.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh [1, 22].
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Cạnh tranh là khả
năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, vùng trong việc tạo ra việc làm và thu
nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ”.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới: “Năng lực cạnh tranh là tập thể các thể chế,
chính sách và các yếu tố tác động đến năng suất quốc gia – nhân tố đảm bảo thu
nhập hay sự bền vững quốc gia là nhân tố cơ bản xác định tăng trưởng dài hạn của
nền kinh tế”.
Năng lực cạnh tranh được đánh giá thông qua 3 cấp bậc là cấp quốc gia, cấp
doanh nghiệp và cấp sản phẩm. Năng lực cạnh trạnh của một quốc gia được đánh
giá bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, luật pháp… của quốc gia đó.
Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá bởi doanh số
bán hàng, doanh thu , lợi nhuận… Còn năng lực cạnh tranh của sản phẩm lại được
quyết định bởi chất lượng của sản phẩm, giá cả và những tiện ích mà sản phẩm đó
mang lại cho người tiêu dùng. Năng lực cạnh tranh ở các cấp bậc này không tách rời
nhau mà tác động chặt chẽ và qua lại với nhau.
Ở đây, với đề tài nghiên cứu này chúng ta quan tâm nhiều đến năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp. Vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Theo
tìm hiểu lý thuyết, khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn
chưa được hiểu một cách thống nhất còn nhiều quan điểm khác nhau. Dưới đây là
một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý:
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện
nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối
thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp
trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

4


Luận văn cao học QTKD


Viện KTQL - ĐHBKHN

(1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Viện Nghiên cứu Quản
lý Kinh tế Trung ương). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận
thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa
bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước
sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của
Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch
vụ trên thị trường thế giới. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)
cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh
nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như
vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức
sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu
quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế. Theo M. Porter (1980), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh
tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và
nhiệm vụ của doanh nghiệp [2, 180].
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất
và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập
cao và phát triển bền vững.
Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

5


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh
và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự
do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh
đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều
kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa háo số lượng hàng
hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức
hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp
phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan
niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về
các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả
năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm,
khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức
cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những
phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh
tranh, dựa vào quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp như sau:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự
phát triển kinh tế bền vững .
1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh cảng biển
a) Khái niệm về cảng biển và năng lực cạnh tranh của cảng biển [3, 262]
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc
dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà
xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các
công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nước cảng là vùng nước được

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

6


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu
chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng
luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu
cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công
trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho

tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ
khác.
Tuy nhiên, cũng có thể đưa ra khái niệm về cảng biển một cách ngắn gọn
như sau: “Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu, là nơi phục vụ tàu bè và hàng hóa, là
đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia”.
“Năng lực cạnh tranh của cảng biển là khả năng thu hút các khách hàng
thực hiện các dịch vụ cảng của mình”. Điều này phải dựa trên các yếu tố như: cơ
sở vật chất của cảng biển có hiện đại hơn những cảng biển khác trong khu vực hay
không? Cảng biển có khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng không?
Thậm chí vị trí của cảng cũng có ý nghĩa quan trọng, một cảng nước sâu bao giờ
cũng có lợi thế hơn một cảng biển nước nông. Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố giá
dịch vụ cảng. Khi hai sản phẩm dịch vụ cảng giống nhau, là người tiêu dùng, khách
hàng thường chọn sản phẩm dịch vụ cảng nào có giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, việc tạo
được lòng tin hay xây dựng cho riêng mình một thương hiệu cũng là một yếu tố
quyết định sự thành bại của cảng biển.
Năng lực cạnh tranh của cảng biển được xem xét trên 3 cấp độ: năng lực
cạnh tranh của cả hệ thống cảng biển của một quốc gia, năng lực cạnh tranh của một
cảng biển cụ thể và năng lực cạnh tranh của dịch vụ cảng cung cấp. Với nội dung
của Luận văn này, tác giả chỉ xem xét tới năng lực cạnh tranh của một cảng biển cụ
thể, nó thể hiện ở quy mô của cảng, trình độ công nghệ áp dụng, khối lượng hàng
hóa lưu chuyển qua cảng trong một năm… và tiềm năng mở rộng khai thác cảng
trong tương lai.
b) Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Cảng biển [4, 139]
-

Điều kiện tự nhiên

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

7



Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

Một đất nước muốn phát triển cảng biển thì phải được thiên nhiên ưu đãi,
phải có một bờ biển dài có thể cho tàu cập bến. Các thành phố xung quanh cảng
biển đều là những thanh phố giàu có, là nơi giao lưu buôn bán phát triển của nhiều
ngành sản xuất và dịch vụ.
Một cảng muốn phát triển thì phải nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, giao thông
đường biển cũng đi theo các tuyến đường hàng hải nhất định để vừa mang lại tính
hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, hạn chế một số tai nạn
biển như va chạm đá ngầm, mắc cạn, bão, sóng thần. Để không chỉ đáp ứng các nhu
cầu trong nước mà còn trở thành cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế, một cảng
biển cần phải nằm trên các tuyến đường hàng hải quốc tế, nằm cạnh các khu vực
phát triển và năng động của thế giới. Các cảng lớn trên thế giới đều là các cảng có
vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương buôn bán.
Cảng PTSC Phú Mỹ với vị trí nằm trong khu vực cụm cảng biển nước sâu
Cái Mép – Thị Vải thuộc nhóm cảng biển số 5 theo quy hoạch của Chính phủ. Bản
thân Cảng PTSC Phú Mỹ nằm trong Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Huyện Tân
Thành, Tỉnh BRVT là một trong những khu công nghiệp lớn trong khu vực vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây được xem như là “Trung tâm chung chuyển hàng
hóa” của vùng kinh tế phía Nam, là một trong những cụm cảng trung chuyển hàng
hóa lớn nhất của cả nước và trong khu vực Đông Nam Á.
-

Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin
Bên cạnh các yếu tố không thể thiếu là điều kiện tự nhiên thuận lợi, để phát


triển Cảng PTSC Phú Mỹ cũng cần phải thường xuyên nâng cấp cơ sở vật chất. Hệ
thống cơ sở vật chất của Cảng PTSC Phú Mỹ có đầy đủ và hiện đại mới đáp ứng
được nhu cầu thông qua của tàu thuyền, hàng hóa tại cảng đang ngày càng gia tăng.
Cảng PTSC Phú Mỹ cũng cần thiết phải đầu tư cải thiện hệ thống quản lý bằng các
giải pháp công nghệ thông tin, từ đó kiểm soát thông tin hàng hóa thống nhất. Ngoài
ra công nghệ thông tin hiện đại còn giúp rút ngắn thời gian thông qua cho hàng hóa,
tiết kiệm một số chi phí cho chủ hàng.
-

Dịch vụ cảng biển
Theo liên minh Châu Âu (EU), dịch vụ cảng biển bao gồm các loại hình như

sau:

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

8


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

+ Dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa: là dịch vụ thực hiện bởi các công ty xếp dỡ, kể cả
công ty điều độ kho bãi nhưng không bao gồm các dịch vụ do lực lượng
công nhân bốc xếp ở bến cảng trực tiếp thực hiện khi lực lượng này được tổ
chức độc lập với các công ty xếp dỡ và điều độ kho bãi.
+ Dịch vụ lưu kho hàng hóa: là dịch vụ cho thuê kho bãi để chứa hàng tại khu
vực cảng.
+ Dịch vụ khai báo hải quan: là dịch vụ trong đó một bên thay mặt một bên

khác làm thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hoặc vận
tải chở suốt của hàng hóa.
+ Dịch vụ kinh doanh kho bãi container: là dịch vụ lưu bãi container tại khu
vực cảng hoặc nội địa nhằm mục đích đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi
container, sửa chữa và chuẩn bị container sẵn sàng cho việc vận chuyển.
+ Dịch vụ đại lý hàng hải: Là dịch vụ làm đại lý đại diện cho quyền lợi thương
mại của một hay nhiều hãng tàu trong khu vực địa lý xác định.
+ Dịch vụ sửa chữa tàu biển.
+ Các dịch vụ khác.
Đối với mỗi cảng biển, nếu cảng biển nào có đầy đủ các loại hình dịch vụ nói
trên thì thể hiện được quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ của cảng đó. Đối chiếu
so với khái niệm về dịch vụ cảng biển nêu trên, Cảng PTSC Phú Mỹ đã có đầy đủ
các loại hình dịch vụ này. Đây được coi là một trong những điểm mạnh của Cảng
PTSC Phú Mỹ so với những cảng lân cận trong khu vực Cảng Cái Mép – Thị Vải.
-

Hệ thống chính sách pháp luật
Luật pháp cũng giống như một thư dầu mỡ bôi trơn, nếu như có các chính

sách khuyến khích, ưu đãi đối với các ngành dịch vụ cảng biển, sẽ góp phần thúc
đẩy các hoạt động cảng biển diễn ra thuận lợi. Do vậy, hệ thống chính sách pháp
luật của một quốc gia cần phải được thiết lập, điều chỉnh cho phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế hàng hải của quốc gia đó, tích cực khuyến khích đầu tư, đưa
ra các ưu đãi nhằm thu hút vốn kinh doanh vào lĩnh vực vận tải biển. Đối chiếu với
các cơ sở lý luận này, có thể thấy Cảng PTSC Phú Mỹ nói riêng và hệ thống các
Cảng biển Việt Nam nói chung đang thiếu một khung pháp lý cần thiết của Nhà
nước trong việc điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng nước sâu và các quy

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012


9


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

định mức giá sàn của dịch vụ cảng trong tình hình hiện nay thừa cảng, thừa công
suất thiếu tàu, thiếu hàng từ đó tạo ra việc cạnh tranh lành mạnh thông qua chất
lượng dịch vụ cảng.
-

Kinh tế, chính trị
Việt Nam là quốc gia có một nền chính trị ổn định, do vậy sẽ thúc đẩy việc

thu hút được đầu tư từ bên ngoài. Qua đó, cơ hội buôn bán trong và ngoài nước
ngày càng được mở rộng, ngành vận tải tất yếu sẽ phát triển. Trong những năm qua,
nền kinh tế tăng trưởng nhanh cũng là bàn đạp và động lực cho mọi sự đầu tư và kỳ
vọng phát triển trong các mối quan hệ giao thương. Tuy nhiên, kể từ năm 2011 đến
nay, do ảnh hưởng của việc suy thoái kinh tế trong nước và hàng loạt các tập đoàn
kinh tế nhà nước làm ăn thua lỗ đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin
của các nhà đầu tư nước ngoài do vậy việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài đang bị
ảnh hưởng xấu, gây khó khăn trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
-

Tình hình đầu tư trong nước
Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế của một nước nói

chung, để phát triển cảng biển và các dịch vụ cảng biển nói riêng. Chi phí đầu tư để

xây dựng cảng biển thường là rất lớn, nên cần phải có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Để
thu hút được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nước phục vụ cho việc xây
dựng cảng biển, Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện cho các nhà đầu
tư nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay, việc đầu tư cảng biển là vô
cùng khó khăn do tình trạng thiếu vốn đầu tư và tình trạng thừa cảng, thừa công
suất, thiếu tàu, thiếu hàng.
-

Tiến trình hội nhập quốc tế
Nhờ có tiến trình hội nhập kinh tế, chúng ta có thể thu hút vốn đầu tư từ bên

ngoài, tiếp thu khoa học công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa
trong nước. Việc phát triển cảng biển và dịch vụ cảng biển cũng không tránh khỏi
quy luật tất yếu này.
-

Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu
Tình hình xuất nhập khẩu trong nước ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển

cảng biển và nâng cao khả năng cạnh tranh của cảng biển, vì hầu hết hàng hóa xuất

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

10


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN


nhập khẩu đều thông qua vận tải biển. Hàng năm có một số lượng lớn hàng hóa
được sử dụng các dịch vụ ở cảng biển. Như vậy, Cảng PTSC Phú Mỹ cần phải chú
ý đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện các dịch vụ để nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình.
c) Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của cảng biển [4, 142]
-

Chỉ tiêu hoạt động của cảng
Để đánh giá một cảng biển là hoạt động tốt hay không tốt, hiện đại hay

không hiện đại, cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau đây:
 Số lượng tàu hoặc dung tích đăng ký (GRT- Gross register tonnage) hoặc
trọng tải toàn phần (DWT- Dead weight tonnage) ra vào cảng trong một
năm.
Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ nhịp nhàng của một cảng. Dung tích
đăng ký của tàu là thể tích các khoảng trống khép kín trên tàu, được tính bằng mét
khối, C.ft (Cubic feet), hoặc tấn đăng ký. Một tấn đăng ký bằng 100 C.ft hay bằng
2.83 m3. Dung tích đăng ký toàn phần là dung tích các khoảng trống khép kín trên
tàu, tính từ boong trên cùng trở xuống, trừ các khoảng trống như khoảng trống để
chứa nước dằn tàu, lối đi trong phần hầm tàu, buồng vệ sinh, phòng sửa chữa,
kho… Dung tích đăng ký toàn phần thể hiện độ lớn của tàu. Nó phụ thuộc vào cấu
trúc tàu và hệ thống đo lường áp dụng khi đăng ký tàu.
Trọng tải của tàu là sức chở của tàu được tính bằng tấn dài ở mớn nước tối
đa vào mùa đông hoặc mùa hè ở vùng biển có liên quan tùy từng trường hợp. Trọng
tải toàn phần của tàu là tổng trọng lượng hàng hóa thương mại, trọng lượng nhiên
liệu, nước ngọt, lương thực thực phẩm, vật liệu chèn lót, đồ dự trữ khác và phụ tùng
tính bằng tấn dài. Trọng tải của tàu cũng thể hiện độ lớn của tàu.
Số lượng tàu có thể cùng tiến hành xếp dỡ trong cùng một thời gian. Chỉ tiêu
này phản ánh chiều dài của cảng, số lượng trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp
dỡ hàng hóa, số điểm neo đạu làm hàng, số bến nổi… Số máy móc phục vụ vận

chuyển, xếp dỡ phải tương ứng với số cầu tàu của cảng, số điểm neo đậu làm hàng
để tàu không phải chờ đợi do thiếu thiết bị xếp dỡ. Chẳng hạn, cảng Rotterdam (Hà
Lan) là một trong những cảng lớn nhất thế giới, hàng năm có 30.000 tàu biển và

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

11


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

170.000 tàu sông ra vào hoạt động, cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng mỗi năm có
khoảng 2.000 tàu ra vào.
 Khối lượng hàng hóa xếp dỡ trong một năm
Chỉ tiêu này phản ánh độ lớn, mức độ hiện đại, năng suất xếp dỡ của một
cảng. Khối lượng hàng hóa lưu chuyển qua cảng trong một năm lớn chứng tỏ cảng
có nhiều tàu thuyền ra vào và năng lực xếp dỡ của cảng cao. Ví dụ, khối lượng
container xếp dỡ năm 2010: Cảng Sài gòn: 400 nghìn TEUs, Cảng Singapore là
28,4 triệu TEUs; Busan (Hàn Quốc) là 14,19 triệu TEUs; Thượng Hải (Trung Quốc)
là 29,07 triệu TEUs; Rotterdam (Hà Lan) là 20 triệu TEUs; Laem Chabang (Thái
Lan) xếp dỡ 5,19 triệu TEUs … [5], [6]
 Mức xếp dỡ hàng hóa của cảng
Là khả năng xếp dỡ hàng hóa của cảng, thể hiện bằng khối lượng của từng
loại hàng hóa mà cảng có thể xếp dỡ trong một ngày. Chỉ tiêu này nói lên mức độ
cơ giới hóa, năng suất xếp dỡ của một cảng. Chỉ tiêu này của Cảng Cái Lân CICT
năm 2012 năng suất khai thác bến trung bình đạt 105,8 moves/giờ, trên 40
moves/cẩu/giờ; Cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) đạt 37-40 moves/ giờ/cẩu bờ STS
[6], [7].

 Khả năng chứa hàng của kho bãi cảng
Chỉ tiêu này thể hiện băng số diện tích, vòng quay hàng hóa của kho bãi
cảng, sức chứa của bãi container, trạm đóng gói hàng lẻ, phản ánh mức độ quy mô
của cảng. Để tăng khả năng chứa hàng thì kho bãi không chỉ cần rộng mà phải hiện
đại, quy hoạch có hệ thống để bên cạnh chứa được nhiều hàng cũng cần giải phóng
hàng nhanh. Các kho bãi hiện đại đều được trang bị các dụng cụ vận chuyển, nâng
hạ, xếp dỡ công suất cao, hệ thống các trang thiết bị đóng gói hàng rời, các trang
thiết bị sơ chế, tái chế hàng, xử lý hàng kém phẩm chất… Tuy nhiên, tùy thuộc từng
loại hàng, từng chức năng của cảng mà yêu cầu khác nhau về kho bãi. Các cảng
chuyên dụng cho hàng rời chất đống thì yêu cầu không nhiều về cơ sở hạ tầng kho
bãi; các cảng chuyên dụng cho hàng bách hóa thường yêu cầu kho bãi có quy mô
lớn, có hệ thống mái che, có hệ thống làm lạnh…
 Chi phí xếp dỡ hàng hóa, cảng phí, phí lai dắt, phí hoa tiêu, cầu bến làm
hàng…

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

12


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

Chỉ tiêu này phản ánh năng suất lao động, trình độ quản lý của cảng. Cảng
càng lớn thì các phí này càng cạnh tranh cao. Cơ cấu tổ chức quản lý, trình độ quản
lý trong cảng cũng liên quan đến số lượng các loại phí. Số lượng các loại phí càng
nhiều thì đồng nghĩa với việc quản lý còn nhiêu khê, quản lý chưa hiệu quả và cơ
cấu tổ chức chưa linh hoạt.
-


Chỉ tiêu liên quan đến dịch vụ của cảng
 Chỉ tiêu chất lượng phục vụ của dịch vụ cảng biển
Sản phẩm nào cũng đòi hỏi phải có chất lượng. Ở mỗi nước khác nhau thì có

tiêu chí đánh giá chất lượng khác nhau: Chỉ tiêu ISO – International organization
for standardization, chỉ tiêu JIS - Japanese industrial standards (Nhật Bản)… Đời
sống con người ngày càng nâng cao thì chỉ tiêu chất lượng cũng được nâng lên.
Ngành dịch vụ rất khó để có thể có được một thước đo chính xác để xác định được
chất lượng. Chỉ tiêu chất lượng phục vụ của dịch vụ cảng biển được thể hiện ở chỗ
hàng hóa được vận chuyển an toàn, việc khai thác hàng được diễn ra nhanh chóng,
người quản lý càng nắm rõ thông tin hàng hóa và có thể hỗ trợ khách hàng trong
mọi tình huống…
 Giá cả của dịch vụ cảng biển
Chất lượng bao giờ cũng là yếu tố quyết định nhưng giá cả cũng góp phần
cho sự lựa chọn của khách hàng sử dụng dịch vụ cảng. Để tạo ra một dịch vụ cảng
có giá thành thấp hơn những dịch vụ cùng loại của các cảng khác thì phải dựa trên
hiệu quả quản lý, hiệu quả sử dụng con người. Đối với dịch vụ cảng biển, các công
ty cũng phải cố gắng để tạo ra một mức giá thấp để thu hút được các nhà xuất khẩu,
nhập khẩu thực hiện dịch vụ của mình.
1.2.

Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh và chiến lược đầu tư cầu cảng,
thiết bị và kho bãi trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Cảng
biển

1.2.1. Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh [8,6]
Chiến lược là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dùng trong
quân sự, nhà lý luận quân sự thời cận đại Clawzevit cũng cho rằng: Chiến lược quân
sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế. Một xuất bản của từ điển Larous coi: chiến

lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng.

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

13


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

Học giả Đào Duy Anh, trong từ điển tiếng Việt đã viết: chiến lược là các kế
hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Như vậy, trong lĩnh vực
quân sự, thuật ngữ chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy
nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh.
Từ thập kỷ 60, thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh
doanh và thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh” ra đời. Quan niệm về chiến lược kinh
doanh phát triển dần theo thời gian và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác
nhau.
Năm 1962, Chandler định nghĩa chiến lược như là “việc xác định các mục
tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành
động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu”
(Chandler, A. (1962). Strategy and Structure, Cambrige, Massachusettes. MIT
Press).
Đến những năm 1980, Quinn đã đưa ra định nghĩa có tính khái quát hơn
“Chiến lược là mô thức hay kếhoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính
sách và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ”. (Quinn,
J., B. 1980. Strategies for Change: Logical Incrementalism. Homewood, Illinois,
Irwin).
Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi

trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và
phạm vi của một tổchức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông
qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu
cầu thị trường và thoả mãn mong đợi của các bên hữu quan”. (Johnson,G., Scholes,
K.1999. Exploring Corporate Strategy, 5th Ed. Prentice Hall Europe).
Ngoài cách tiếp cận kiểu truyền thống như trên, nhiều tổ chức kinh doanh
tiếp cận khái niệm chiến lược theo một cách mới: Chiến lược là kế hoạch kiểm soát
và sử dụng nguồn lực của tổ chức như con người, tài sản, tài chính… nhằm mục
đích nâng cao và bảo đảm những quyền lợi thiết yếu của mình. Kenneth Andrews là
người đầu tiên đưa ra các ý tưởng nổi bật này trong cuốn sách kinh điển “The
Concept of Corporate Strategy”. Theo ông, chiến lược là những gì mà một tổ chức

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

14


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

phải làm dựa trên những điểm mạnh và yếu của mình trong bối cảnh có những cơ
hội và cả những mối đe dọa.
Brace Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn tư vấn
Boston định nghĩa “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động
để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt giữa
bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”. Henderson tin rằng không
thể cùng tồn tại hai đối thủ cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau.
Cần phải tạo ra sự khác biệt mới có thể tồn tại. Michael.E. Proter cũng tán đồng
nhận định của Henderson: “Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là

việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị
độc đáo”.
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác
thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai
thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 03 ý
nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực
hiện mục tiêu đó.
Quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật
phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của
doanh nghiệp”. Coi chiến lược kinh doanh là một quá trình quản trị đã tiến tới quản
trị doanh nghiệp bằng tư duy chiến lược với quan điểm: chiến lược hay chưa đủ, mà
phải có khả năng tổ chức thực hiện tốt mới đảm bảo cho doanh nghiệp thành công.
Quản trị doanh nghiệp mang tầm chiến lược.
Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên
các khía cạnh sau [8,9]:
(1) Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích
hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Chiến lược kinh doanh đống vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của
doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp.

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

15


Luận văn cao học QTKD


Viện KTQL - ĐHBKHN

Sự thiếu vắng của chiến lược hoặc chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận
cứ vững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều
vấn đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc chỉ thấy
cục bộ mà không thấy được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp.
(2) Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ
hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối
đe dọa trên thương trường kinh doanh.
(3) Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên
tục và bền vững.
(4) Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp để
ra các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững
chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo bồi
dưỡng nhận sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Trong thực tế
hầu hết các sai lầm trong đầu tư, công nghệ, thị trường... đều xuất phát từ chỗ xây
dựng chiến lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
Phân loại chiến lược kinh doanh. Có nhiều cách tiếp cận để phân loại chiến
lược kinh doanh [10,396].
- Căn cứ theo mục tiêu doanh nghiệp trong từng thời đoạn có thể chọn hoạch
định: có 3 loại chiến lược bao gồm chiến lược phát triển theo chiều sâu, tạo ra
những điểm độc đáo, khác biệt đáng kể của hàng hóa; Chiến lược mở rộng hoạt
động, đa dạng hóa sản phẩm; Chiến lược giảm thiểu lãng phí, chi phí, giá thành.
- Căn cứ theo nội dung của chiến lược: có 4 chiến lược bao gồm chiến lược
thương mại, chiến lược tài chính, chiến lược công nghệ và kỹ thuật, chiến lược con
người.
- Căn cứ theo bản chất của từng chiến lược: có 4 chiến lược bao gồm chiến
lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược cạnh tranh, chiến lược đầu tư.

- Căn cứ theo quy trình chiến lược: có 2 chiến lược bao gồm chiến lược định
hướng: Đề cập đến những định hướng biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Đây
là phương án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp; Chiến lược hành động: là các

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

16


Luận văn cao học QTKD

Viện KTQL - ĐHBKHN

phương án hành động của doanh nghiệp trong từng tình huống cụ thể và các dự kiến
điều chỉnh chiến lược.
- Căn cứ vào chu kỳ phát triển của doanh nghiệp: có 4 loại chiến lược bao
gồm chiến lược kinh doanh trong giai đoạn mới hình thành; Chiến lược kinh doanh
trong giai đoạn phát triển; Chiến lược kinh doanh trong giai đoạn sung sức; Chiến
lược kinh doanh trong giai đoạn suy yếu.
1.2.2. Cơ sở lý luận về chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị và kho bãi trong
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Cảng biển [4,146]
Như chúng ta đã biết, chiến lược kinh doanh có vai trò vô cùng to lớn đối với
bất kỳ doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Các cảng biển đều phải có chiến lược
kinh doanh như các doanh nghiệp khác, chiến lược kinh doanh giúp cho các cảng
biển nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình so với đối thủ. Trong đó, yếu tố
cơ sở vật chất là một yếu tố quan trọng, nó quyết định đến các chỉ tiêu hoạt động
của cảng biển và quyết định năng lực cạnh tranh của cảng biển.
Cơ sở vật chất hạ tầng của Cảng biển được chia ra làm 5 nhóm:
Nhóm một là trang thiết bị phục vụ cho tàu ra vào, neo đậu gồm: cầu tàu,
luồng lạch, đập chắn sóng, phao, trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín hiệu... Trong

đó, cầu tàu được chia ra thành nhiều loại khác nhau, cầu tàu tiếp nhận container, cầu
tàu tiếp nhận hàng rời như là sắt thép, hàng nông sản để có thể phân loại hàng hóa
một cách thuận tiện và để có thể cung cấp tương ứng các trang thiết bị phục vụ việc
bốc dỡ hàng hóa tại từng bến cảng. Ví dụ như đối với hàng container, phải có những
cần cẩu container (cẩu giàn), có bãi để container, có xe nâng container, cẩu xếp
container... Có những cảng mà cầu tàu ngắn thì không thích hợp cho những tàu lớn
cập bến, cần có những tàu lai dắt, bốc dỡ hàng hóa.
Nhóm hai là trang thiết bị phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa bao gồm:
cần cẩu các loại, xe nâng hàng, xe xúc lật, máy bơm hút hàng rời, hàng lỏng, băng
chuyền, xe đầu kéo – rơ mooc, container... Những trang thiết bị này càng ngày càng
được cải tiến và hiện đại hóa nhằm tăng hiệu suất của việc bốc dỡ hàng hóa, bởi vì
ngày nay việc bốc xếp dỡ hàng hóa không thể chỉ dựa vào sức người mà chủ yếu
dựa vào máy móc, thiết bị. Hơn nữa, công cụ ngày càng hiện đại thì hiệu suất khai
thác hàng càng nhanh, có thể khai thác hàng sớm, giảm bớt thời gian tàu neo đậu tại

Nguyễn Hữu Tằng, CH 2010 - 2012

17


×