Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo quốc tế tại đại học bách khoa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 143 trang )

MẪU BÌA LUẬN VĂN CÓ IN CHỮ NHŨ VÀNG Khổ 210 x 297 mm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

THÁI LINH THU

THÁI LINH THU

QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
TẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ 2011B
Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

THÁI LINH THU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
QUỐC TẾ TẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN DANH NGUYÊN

HÀ NỘI 2014


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGH

Ban Giám hiệu

CTTT

Chương trình tiên tiến

CĐT

Cơ điện tử

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐHBKHN


Đại học Bách Khoa Hà Nội

KH&KT VL

Khoa học và Kỹ thuật vật liệu

TĐG

Tự đánh giá


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Biểu đồ phương pháp đầu vào – đầu ra đối với đánh giá đào tạo
(Donald L Kirkpatrick, 2004)

Bảng 1.2

Bốn dạng đánh giá trong mô hình CIPP (Peter F.Olive, 2005).

Bảng 1.4

Mô hình đánh giá 4 cấp độ của Kirkpatrick

Bảng 1.6

Bảng mô tả 5 mức độ và 6 cách đo của Phillips
(Jack Phillips, Ron Drewstone, 2002)


Hình 1.7

Mô hình đánh giá đào tạo của Kirkpatrick và Jack Phillips

Bảng 1.8

Mô hình các bước đánh giá ROI (Jack Phillips, 2000, trang 24)

Bảng 2.1

Bảng chương trình đào tạo tại ĐHBKHN

Bảng 2.2

Bảng phân công thu thập minh chứng tự đánh giá tại ĐHBKHN

Bảng 2.3

Bảng kế hoạch thu thập dữ liệu các mức độ đánh giá

Bảng 2.4.

Kế hoạch đánh giá tổng thể

Bảng 2.5

Bảng mục tiêu đánh giá hiệu quả CTTT Cơ Điện tử

Bảng 2.6


Số lượng SV nhập học và biến động qua các năm CTTT Cơ điện tử

Bảng 2.7

Bảng kết quả phản hồi các môn học của sinh viên CTTT Cơ Điện tử

Bảng 2.8

Kết quả đánh giá tỉ lệ hài lòng của sinh viên CTTT Cơ Điện tử

Bảng 2.9

Kết quả học tập của sinh viên Ngành Cơ Điện Tử năm 2011-2012

Bảng 2.10

Kết quả tốt nghiệp của sinh viên Ngành CTTT: Cơ điện tử


Bảng 2.11

Bảng kết quả tính BCR của CTTT: Cơ điện tử

Bảng 2.12

Bảng kết quả đánh giá hiệu quả của sinh viên CTTT: Cơ điện tử

Bảng 2.13

Bảng mục tiêu đánh giá hiệu quả CTTT KH&KT VL


Bảng 2.14
Bảng 2.15

Số lượng SV nhập học và biến động qua các năm CTTT KH&KT
VL
Bảng kết quả phản hồi các môn học của sinh viên CTTT KH&KT
VL

Bảng 2.16

Kết quả đánh giá tỉ lệ hài lòng của sinh viên CTTT KH&KT VL

Bảng 2.17

Kết quả học tập của sinh viên KH&KT VL năm 2011-2012

Bảng 2.18

Kết quả tốt nghiệp của sinh viên Ngành CTTT: C KH&KT VL

Bảng 2.19

Bảng kết quả tính BCR của CTTT: KH&KT VL

Bảng 2.20

Bảng kết quả đánh giá hiệu quả của sinh viên CTTT: KH&KT VL

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ


Sơ đồ 1.1

Sơ đồ trình tự và các dạng đánh giá mô hình CIPP

Sơ đồ 1.5

Đồ thị đánh giá các cấp độ của Kirkpatrik


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN

1

PHẦN MỞ ĐẦU

2

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
1.1.

Một số khái niệm cơ bản

5
6

1.1.1. Chương trình đào tạo


7

1.1.2. Đánh giá Chương trình đào tạo

9

1.1.3. Hiệu quả đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo

11

1.2.

12

Vai trò và mục đích đánh giá hiệu quả đào tạo

1.2.1. Vai trò

12

1.2.2. Mục đích và lợi ích

13

1.3.

15

Các mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo


1.3.1. Mô hình Galvin CIPP

16

1.3.2. Mô hình Kirkpatrick

18

1.3.3. Mô hình các yếu tố tổ chức

20

1.3.4. Mô hình 5 yếu tố của Jack Phillips

23

1.3.5. So sánh các mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo

25

1.4.

27

Kỹ thuật đánh giá hiệu quả đào tạo dựa trên mô hình 4 mức độ
của Kirkpatrick

1.4.1. Áp dụng qui trình đánh giá ROI của Jack Phillips vào đánh giá hiệu
quả


27


1.4.2. Kỹ thuật đánh giá các mức độ của mô hình Kirkpatrick

34

1.5.

36

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo

Tóm tắt chương 1

37

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG
TRÌNH QUỐC TẾ TẠI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các Chương trình
quốc tế (10p)

38

38

2.1.1. Lịch sử, sứ mệnh và chiến lược phát triển trường ĐHBKHN


38

2.1.2. Mô hình đào tạo và các chương trình đào tạo

42

2.1.3. Các chương trình đào tạo quốc tế tại ĐHBKHN

45

2.1.4. Chiến lược đánh giá chất lượng đào tạo của trường ĐHBKHN

47

2.2.

48

Phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo CTTT tại ĐHBKHN

2.2.1. Kế hoạch tự đánh giá CTTT theo chuẩn ABET

49

2.2.2. Áp dụng kỹ thuật đánh giá hiệu quả CTTT theo mô hình Kirkpatrick

54

2.3.


55

Đánh giá hiệu quả chương trình Cơ điện tử

2.3.1. Giới thiệu chung CTTT Cơ điện tử

55

2.3.2. Thực hiện đánh giá CTTT cơ điện tử theo mô hình Kirkpatrick

58

2.3.3. Phân tích kết quả hiệu quả đào tạo CTTT Cơ điện tử

59

2.4.

66

Đánh giá hiệu quả Chương trình tiên tiến KH&KT Vật liệu

2.4.1. Giới thiệu chung Chương trình KH&KT Vật liệu

66

2.4.2. Thực hiện đánh giá CTTT KH&KT Vật Liệu theo mô hình
Kirkpatrick

69



2.4.2. Phân tích kết quả đánh giá hiệu quả và tính ROI

71

2.5.

72

So sánh và kết luận

Tóm tắt chương 2

76

CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ TẠI ĐHBKHN

77

3.1. Mục tiêu chiến lược đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo của
ĐHBKHN

77

3.2. Những cơ hội, những thách thức trong việc đánh giá hiệu quả đối với
ĐHBKHN


79

3.3. Những thuận lợi và khó khăn của ĐHBKHN khi tiến hành đánh giá hiệu
quả
3.4. Một số giải pháp thực hiện đánh giá hiệu quả

82
79

3.1. Mục tiêu chiến lược đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo của
ĐHBKHN

80

KẾT LUẬN

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

95


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn theo đúng quy định và trung
thực, nếu có gì sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

HỌC VIÊN


Thái Linh Thu
Khóa: CH 2011B


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến các Thầy cô
giáo trong Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội về
sự hướng dẫn, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Danh Nguyên
về sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn
thành.
Xin gửi lời cảm ơn các cán bộ thuộc Viện Sau Đại học-Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, những cán bộ Chương trình tiên tiến và Trung tâm Đảm
Bảo Chất lượng về sự giúp đỡ, những sự hỗ trợ và đặc biệt trong việc cung
cấp các tài liệu, số liệu có liên quan phục vụ cho những nghiên cứu trong luận
văn.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo Viện Kinh tế và Quản
lý- Trường đại học Bách khoa Hà nội, các bạn bè cũng như gia đình về những
ý kiến đóng góp và tạo cho tôi những điều kiện quí báu mà thiếu nó tôi đã
không thể hoàn thành luận văn này.
Do hạn chế về thời gian cũng như về phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp.
HỌC VIÊN


Thái Linh Thu

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

1

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
i. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh Việt nam đang hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và toàn cầu,
sự cạnh tranh về mọi mặt nói chung và giáo dục nói riêng ngày càng gay gắt, điều
đó đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi lớn trong giáo dục và đào tạo, thay đổi
không chỉ trong tư duy mà phải cả trong hành động, thay đổi không chỉ riêng đối
với một cá nhân hay trường học mà phải cả trong cộng đồng xã hội.
Câu hỏi đặt ra cho những ai quan tâm đến đào tạo là chúng ta sẽ bắt đầu thay
đổi từ đâu và các nước trên thế giới đã làm như thế nào để có hiệu quả đào tạo và
chất lượng giáo dục cao như vậy. Đây là câu trả lời lớn dành cho các nhà quản lý,
hoạch định và đầu tư giáo dục. Một điểm chung mà hầu hết các nước phát triển về
đào tạo đều làm rất tốt là vấn đề về đảm bảo hiệu quả đào tạo và luôn nâng cao chất
lượng giáo dục. Trong vài năm gần đây, Việt Nam chúng ta đã bắt đầu chú trọng,
triển khai và thực hiện rộng rãi công tác đảm bảo chất lượng và nghiên cứu công tác
đánh giá hiệu quả đào tạo để khẳng định cho cộng đồng, xã hội vị trí, vai trò của nó.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường đại học có vai trò hết sức quan
trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao về khoa học kỹ thuật.

Nguồn nhân lực này sẽ phục vụ cho việc phát triển khoa học - công nghệ nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ nói riêng. Trong chiến lược phát triển, nhà trường
chú trọng phát triển kiểm định chất lượng, hoạt động đánh giá chất lượng đã không
ngừng được đẩy mạnh và mở rộng từ việc tự đánh giá đến việc đánh giá ngoài theo
các chuẩn AUN-QA và ABET.
Hơn nữa, các chương trình quốc tế đang phát triển rất đa dạng tại các trường
ở Việt nam. Việc ĐHBKHN đánh giá hiệu quả đào tạo chương trình quốc tế sẽ tạo
điều kiện tiên quyết cho nhà trường hoàn thiện mô hình quản lý, nâng cao chất
lượng đồng thời giúp cộng đồng nhận thức, đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn.
Chính vì vậy, dựa trên vai trò và nhu cầu cấp bách của việc nâng cao hiệu quả đào

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

2

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

tạo tại các trường học tại Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả
đào tạo các chương trình quốc tế tại Đại học Bách Khoa Hà Nội”.
ii. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay, hệ thống đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo của Việt nam đã
và đang từng bước phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu và đây cũng là một tất
yếu khách quan trong quá trình phát triển và phù hợp với xu hướng chung trên thế
giới. Công tác tự đánh giá của các cơ sở đào tạo và đánh giá ngoài của các tổ chức

kiểm định chất lượng đều là những nhiệm vụ trọng tâm trong việc đảm bảo chất
lượng giáo dục và được thực hiện rất tốt tại các trường đại học những năm gần đây.
Bằng việc thực hiện đánh giá hiệu quả đào tạo phối hợp trong quá trình tự
đánh giá của nhà trường và dựa trên kinh nghiệm thực tế khi thực hiện đánh giá
ngoài kiểm định theo AUN-QA tại Trung tâm Đảm Bảo chất lượng của ĐHBKHN,
chất lượng và hiệu quả đào tạo sẽ được đảm bảo và mô hình đánh giá hiệu quả trong
quá trình tự đánh giá cũng từ đó được hình thành, thực hiện và hoàn thiện tối đa các
công cụ hành chính, quản lý của Nhà trường để mang lại công cụ ra quyết định cho
ban giám hiệu nhà trường.
ii. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn hệ thống hoá những lý luận căn bản về đánh giá chất
lượng chương trình và đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo, phân tích các mô
hình đánh giá hiệu quả để đưa ra mô hình đánh giá hiệu quả phù hợp nhất với các
chương trình đào tạo quốc tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá hiệu quả
chương trình đào tạo.
Thứ hai, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng tự đánh giá chất lượng và
phối hợp thực hiện và phân tích đánh giá hiệu quả chương trình tiên tiến Cơ điện tử
và Khoa học Kỹ thuật Vật liệu của trường ĐHBKHN.
Thứ ba, luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện đánh
giá hiệu quả chương trình quốc tế tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

3

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào sinh viên đang học, sinh viên tốt
nghiệp, cán bộ quản lý và giảng viên thuộc chương trình tiên tiến.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào công tác đánh giá hiệu quả
cũng như đánh giá chất lượng chương trình đào tạo tại Đại học Bách Khoa Hà Nội.
iv. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp
tổng hợp, thống kê, điều tra, phân tích so sánh định tính và định lượng: Phương
pháp nghiên cứu tài liệu và thống kê xử lý dữ liệu, Phương pháp phân tích và tổng
hợp: phân tích và tổng hợp những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề
tài, Phương pháp khảo sát bằng bảng điều tra và phỏng vấn thu thập thông tin.
v. Những đóng góp mới của tác giả
Luận văn hệ thống hóa các lý luận về đánh giá hiệu quả đào tạo, nhấn mạnh
vai trò của hiệu quả đào tạo, ưu, nhược điểm của các mô hình đánh giá hiệu quả,
phân tích cách đánh giá hiệu quả đào tạo theo mô hình Kirkpatrick. Tác

giả

sử

dụng bản điều tra thiết kế thang đo để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên sau
khi phỏng vấn và nghiên cứu từ nhu cầu xã hội, doanh nghiệp và cán bộ quản lý của
chương trình. Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện biện pháp đánh giá
hiệu quả tại trường ĐHBKKHN.

vi. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, các phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Lý thuyết về đánh giá chương trình đào tạo và hiệu quả đào tạo
Chương 2: Phân tích thực trạng đánh giá hiệu quả các chương trình hợp tác
quốc tế tại trường ĐHBKHN
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đánh giá hiệu quả đào
tạo chương trình Quốc tế tại trường ĐHBKHN.

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

4

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
1.1.

Một số khái niệm cơ bản
Đánh giá chương trình đào tạo và hiệu quả đào tạo là một hoạt động quan

trọng và thường xuyên không chỉ trong các trường đại học mà còn tồn tại ở nhiều
doanh nghiệp. Ở nhiều nước, đánh giá hiệu quả chương trình là một phần không thể
thiếu trong quản trị của doanh nghiệp và đánh giá chương trình đào tạo là một phần
luôn tồn tại trong quá trình kiểm định nhà trường và kiểm định chương trình đào tạo.
Chính vì vậy, rất cần thiết để hiểu rõ được từng khái niệm dưới đây:
1.1.1. Chương trình đào tạo

Thuật ngữ Chương trình đào tạo mà gần đây đã được gọi là Chương trình
giáo dục trong các văn bản pháp qui của Bộ Giáo dục và đào tạo thường được
hiểu theo một số cách như sau:
Chương trình được định nghĩa là một loạt các hoạt động được sự hỗ trợ
của một nhóm nguồn lực nhằm đạt được những kết quả cụ thể cho các mục
tiêu đã được định sẵn (Guiding Principles for Program Evaluation in Ontario
Health Units, 1997).
Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào
tạo. Hoạt động đó có thể chỉ là một khóa đào tạo kéo dài một vài giờ, một
ngày, một tuần hoặc vài năm. Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết toàn bộ nội
dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trông đợi ở người học sau khóa học,
nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta
biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập
và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ (Wentling,
1993-dịch bởi P.V.Lập, 1998).
Theo Lê Đức Ngọc (2005), “Chương trình đào tạo là một văn bản pháp
qui về kế hoạch tổ chức đào tạo một văn bằng, bao gồm: mục tiêu đào tạo; nội
dung và yêu cầu bắt buộc, tự chọn hay tùy ý, phân bố thời lượng các môn học;
kế hoạch thực hiện chương trình và điều kiện xét cấp văn bằng”.
Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

5

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội


Từ quan niệm về Chương trình đào tạo của các tác giả trên, tác giả thấy
rằng Chương trình đào tạo bao gồm các yếu tố như sau: mục tiêu đào tạo, nội
dung đào tạo, kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo và hệ thống các
yêu cầu về thi, kiểm tra, xét tốt nghiệp cho người học.
1.1.2. Đánh giá chương trình đào tạo
Đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) là sự thu thập cẩn thận các thông
tin về một chương trình hoặc một vài khía cạnh của một chương trình để ra các
quyết định cần thiết đối với việc quản lý, tổ chức chương trình. Đánh giá CTĐT là
những hoạt động có tính hệ thống, nằm trong một tiến trình; các hoạt động này
nhằm kiểm tra toàn bộ các khía cạnh hay một khía cạnh của chương trình: đầu vào
của chương trình, các hoạt động thực hiện chương trình, các nhóm khách hàng sử
dụng chương trình, các kết quả (các đầu ra) và làm thế nào để sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực (Guiding Principles for Program Evaluation in Ontario Health Units,
1997).
Tự đánh giá chương trình đào tạo: Theo Quy định về Chu kỳ và quy
trình kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại học, cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam (2008), “Tự đánh giá chương trình
đào tạo” được định nghĩa là quá trình nhà trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ
sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và
đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo,
nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác
thuộc chương trình đào tạo làm cơ sở để trường tiến hành điều chỉnh các nguồn
lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra”.
Hiện nay, hầu hết các trường Đại học đều thực hiện quá trình tự đánh giá
chương trình đào tạo của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo; xác
nhận mức độ CTĐT đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định; giải
trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất
lượng của chương trình; làm cơ sở cho người học lựa chọn chương trình; nhà tuyển
dụng lao động tuyển chọn nhân lực.


Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

6

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Đánh giá Chương trình đào tạo là yêu cầu thiết yếu trong công tác quản lý
và đảm bảo chất lượng đào tạo, là phương thức xác định mức độ đáp ứng của
chương trình đối với các mục tiêu và chuẩn mực chất lượng đào tạo, nghiên cứu
khoa học và dịch vụ của các trường, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm
đảm bảo, nâng cao chất lượng và hiệu quả các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường.
Ở nhiều nước, đánh giá chương trình là một phần không thể thiếu trong quá
trình kiểm định nhà trường và kiểm định chương trình đào tạo. Thí dụ ở Mĩ hay
Canada cùng với kiểm định chất lượng nhà trường, hầu hết các chương trình đào
tạo đều được đánh giá để đảm bảo rằng nhà trường đã đào tạo nguồn nhân lực có
các kiến thức, kĩ năng và phẩm chất đạo đức đáp ứng chuẩn nghề nghiệp do các
hiệp hội kiểm định nghề nghiệp đề ra và đáp ứng các yêu cầu của các ngành nghề
trong xã hội. Trong quá trình kiểm định chương trình thì các hoạt động và tiến
trình đánh giá đóng vai trò quan trọng cung cấp các bằng chứng cần thiết cho việc
kiểm định.
1.1.3. Hiệu quả đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo
Hiệu quả được định nghĩa là một tương quan so sánh giữa kết quả đạt được
theo mục tiêu đã được xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả
bao gồm hai bộ phận: hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả xã hội là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hội

của doanh nghiệp hoặc mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được của doanh
nghiệp đến xã hội và mội trường. Hiệu quả xã hội của chương trình đào tạo thường
biểu hiện qua mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của chương trình học
đối với xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện chuyên môn, điều kiện lao động và bảo
vệ môi sinh.
Hiệu quả kinh tế là kết quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động
kinh doanh, nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp hay
chương trình đào tạo đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, là hai
mặt của một vấn đề. Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

7

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

như đánh giá hiệu quả các hoạt động này cần xem xét cả hai mặt một cách đồng bộ.
Hiệu quả kinh tế không đơn thuần là chỉ các thành quả kinh tế vì trong kết quả và
chi phí kinh tế có các yếu tố nhằm đạt hiệu quả xã hội. Tương tự hiệu quả xã hội tồn
tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí nảy sinh trong hoạt động kinh tế. Không thể có
hiệu quả kinh tế mà không có hiệu quả xã hội, ngược lại hiệu quả kinh tế là cở sở và
nền tảng của hiệu quả xã hội.
Hiệu quả đào tạo là nghiên cứu các đặc tính của cá nhân, đào tạo và tổ chức
ảnh hưởng đến quá trình đào tạo trước, trong và sau khi đào tạo. (Theo Elvarez et.

Al, 2004). Hiệu quả đào tạo bao gồm hiệu quả trong (trong quá trình đào tạo) –
những kết quả học tập, rèn luyện của học viên, sinh viên tại trường và hiệu quả
ngoài (kết quả sau khi đào tạo) – khả năng đóng góp của người học vào nghiệp phát
triển đời sống văn hóa – xã hội bằng công ăn việc làm cụ thể, bằng sự thích ứng với
thực tiễn, phát huy và phát triển được nghề nghiệp bản thân sau khi ra trường.
Ðể có thể đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lượng, cần xác định được
tổng chi phí đào tạo và lợi ích tăng thêm do kết quả đào tạo hàng năm. Chi phí đào
tạo bao gồm các khâu chủ yếu:
-

Chi phí cho các phương tiện vật chất kỹ thuật cơ bản như: Xây dựng trường
sở, trang bị kỹ thuật, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình giảng dạy.

-

Chi phí đội ngũ cán bộ quản lý trường, cán bộ giảng dạy lý thuyết và thực
hành, nhân viên hướng dẫn và học bổng cho học viên (nếu có).

-

Chi phí xây dựng chương trình, viết chương trình và thực hiện chương trình.
Hiệu quả đào tạo được tính:

(công thức 1.1)
Trong đó:
Đầu ra: bao gồm chi phi thu được của đào tạo (học phí), lợi ích giá trị tăng
thêm của chương trình và mức độ thỏa mãn của các yếu tố liên quan.
Đầu vào: Tổng chi phí cho đầu tư vào đào tạo/chương trình đào tạo bao gồm

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)


8

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

chi phí cơ sở vật chất, chi phí đội ngũ quản lý, giảng dạy…
Đánh giá hiệu quả đào tạo thường được tiến hành sau khi chương trình đào
tạo kết thúc. Việc đánh giá này được thực hiện để tìm hiểu xem chương trình đào
tạo có hoàn thành được những mục tiêu đã đề ra không. Nó chủ yếu xác định kết
quả đào tạo - lượng kiến thức, kỹ năng học viên tiếp thu được từ khoá học và quan
trong hơn, khả năng và mức độ ứng dụng của các kỹ năng và kiến thức này trong
công việc mà học viên đảm nhận. Những thông tin thu được từ công tác đánh giá
hiệu quả đào tạo còn có thể giúp các nhà tổ chức đào tạo tìm ra những mặt cần được
cải thiện, điều chỉnh của chương trình. Những thông tin này còn có thể được các
nhà quản lý đào tạo sử dụng khi lập kế hoạnh hay đưa ra các quyết định phân bổ tài
chính cho các chương trình đào tạo của mình.
Dưới đây là phương pháp đầu ra và đầu vào đối với đánh giá đào tạo và hiệu
quả

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

đào

tạo:


9

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

- Chất lượng sinh
viên vào
- Năng lực giảng
viên
- Tài liệu giảng dạy
- Cơ sở vật chất

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Lập kế hoạch

Thiết kế

Chuyên gia môn học

Phát triển

Giảng dạy

Huấn luyện/hướng dẫn

Đầu vào hệ thống quản lý năng lực


- Phản hồi của
sinh viên
- Kiến thức và các
kỹ năng đạt được
- Khả năng thực
hiện công việc
- Phản hồi nhà
tuyển dụng

- Lợi ích được
nâng cao
- Sự thỏa mãn
của khách hàng
- Giá trị sản
lượng gia tăng
- Giảm thiểu các
vấn đề/ sự cố

Chi phí cho đào tạo

Hình 1.1: Biểu đồ phương pháp đầu vào – đầu ra đối với đánh giá đào tạo (Donald L Kirkpatrick, 2004)

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

11

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tóm lại, chất lượng và hiệu quả đào tạo có nội dung, vị trí riêng đồng thời có
mối quan hệ thống nhất với nhau, đặc biệt là ở tính mục đích của chúng: cả hai đều lấy
người học (tức đối tượng đào tạo) làm trung tâm, là thước đo thể hiện kết quả cao nhất
của quá trình đào tạo trong đó mục đích của chất lượng là tạo ra năng lực và phẩm chất
cá nhân nơi người học (yếu tố chủ quan), còn hiệu quả tập trung nhắm đến kết quả học
tập và rèn luyện, mà cụ thể nhất là khả năng thích ứng cao và đáp ứng tố các yêu cầu
nghề nghiệp, các điều kiện và hoàn cảnh thực tế (yếu tố khách quan) đặt ra trong và sau
quá trình đào tạo.
Cần nhấn mạnh rằng tuy bên ngoài chất lượng đào tạo là cái có trước, là tiền đề
- điều kiện của hiệu quả đào tạo nhưng bên trong giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện
chứng và thống nhất với nhau. Có thể thấy mối quan hệ đó như sau: đi tìm hiệu quả đào
tạo phải bắt đầu từ chất lượng đào tạo; ngược lại, vì hiệu quả mà phải có chất lượng.
Nói cách khác, nếu không có chất lượng thì chắc chắn sẽ không thể nói tới hiệu quả
đào tạo vì hiệu quả chính là biểu hiện cụ thể của chất lượng. Hiệu quả vừa là mục tiêu
cuối cùng mang tính định hướng vừa là một tác nhân mang tính động lực, thường
xuyên góp phần tạo nên chất lượng cho mọi quá trình giáo dục – đào tạo trong nhà
trường.
1.2.

Vai trò và mục đích đánh giá hiệu quả đào tạo

1.2.1. Vai trò
Hiệu quả luôn được xem là một trong những yếu tố chính yếu quyết định sự
thành công của các chương trình đào tạo. Chính vì thế, hiệu quả luôn là một trong
những mục tiêu hàng đầu của công tác đánh giá các chương trình đào tạo. Những
chương trình đào tạo có hiệu quả cao sẽ được ưu tiên hàng đầu, những chương trình có
hiệu quả thấp phải được thay đổi hay hủy bỏ. Điều này đặc biệt cần thiết khi nguồn

kinh phí dành cho đào tạo không được dồi dào.
Đánh giá hiệu quả đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp thứ nhất là tổ chức hệ thống,
phân tích hiệu quả quá trình đào tạo nhân sự, học viên của mình; thứ hai, đưa ra những
chính sách nhân sự, chương trình đào tạo phù hợp; thứ ba, nắm bắt được thực trạng
nguồn nhân lực, học viên hiện tại; cuối cùng là căn cứ xây dựng các kế hoạch nhân sự,
Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

12

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

chương trình đào tạo tiếp theo.
1.2.2. Mục đích và lợi ích
Hiệu quả đào tạo và chất lượng đào tạo thể hiện sự gắn bó và đóng góp thiết
thực, kịp thời của các ngành đào tạo tại các trường cho các nhiệm vụ kinh tế - chính trị
và văn hóa – xã hội trước mắt cũng như lâu dài tại địa phương và trong phạm vi cả
nước. Trong đó, đánh giá hiệu quả đào tạo nhằm mục đích (Philips, 1996):
-

Xác định xem chương trình đào tạo có đạt được mục tiêu không,

-

Xác định điểm mạnh, yếu chương trình đào tạo mà có thể dẫn đến sự thay đổi
khi cần thiết,


-

Xác định tỉ lệ chi phí/lợi ích từ đào tạo,

-

Xác định đối tượng sẽ tham gia đào tạo sau này,

-

Xác định người nào tiếp thu tốt/hay kém chương trình đào tạo,

-

Thu thập dữ liệu để quảng bá cho các chương trình sau này,

-

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ nhà quản lý đưa ra quyết định.
Trước tình hình phát triển không ngừng của các doanh nghiệp, các trường học

trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các doanh nghiệp và các trường học luôn trăn trở
để tìm bước đi thích hợp cho mục tiêu chung nhất và cao nhất của mình và liệu chương
trình mà họ thực hiện có đạt hiệu quả, tiếp tục góp phần đào tạo nên nguồn nhân lực
tham gia tích cực và có hiệu quả vào lĩnh vực hoạt động xã hội và kinh tế của họ
không. Việc đánh giá chương trình đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo sẽ mạng lại ba
lợi ích chính (Kirkpatrick, 1975):
-


Làm rõ được sự tồn tại và chi phí của nơi đào tạo bằng cách chỉ ra nó đóng góp
như thế nào cho mục tiêu của đơn vị đào tạo

-

Quyết định liệu nên tiếp tục hay không nên tiếp tục đào tạo chương trình

-

Thu thập các thông tin về cách thức cải thiện các chương trình trong tương lai.

1.3.

Các mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo
Có rất nhiều mô hình đánh giá được nêu ra và áp dụng từ trước đến nay như mô

hình Galvin CIPP (1983), mô hình của Brinkerhoff (1987), mô hình Kraiger, Ford và
Salas (1993), mô hình Holton (1996) và mô hình Phillips (1966), tuy nhiên mô hình
Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

13

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

đánh giá hiệu quả đào tạo được sử dụng phổ biến nhất là mô hình bốn cấp độ đánh giá

của Donald Kirkpatrick năm 1967.
Dưới đây là bốn mô hình đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo được biết đến
và sử dụng tại các nước trên thế giới và Việt Nam:
1.3.1. Mô hình Galvin CIPP
Mô hình CIPP (viết tắt từ C: Bối cảnh - Context; I: đầu vào - Input; P: Quá
trình – Process; P: Sản phẩm – Product) là mô hình do Ủy ban Nghiên cứu Quốc Gia
về đánh giá Phi Delta Kappa do Daniel L. Stufflebeam làm chủ tịch đã lập ra, bao
gồm 4 loại đánh giá sau đây (Peter F.Olive, 2005):
Đánh giá bối cảnh: nhằm cung cấp lí do cơ bản cho việc quyết định các mục
tiêu.
Đánh giá đầu vào: nhằm mục đích cung cấp cho việc quyết định cách thức sử
dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra.
Đánh giá quá trình: nhằm cung cấp các phản hồi định kỳ trong khi chương
trình học đang thực hiện.
Đánh giá sản phẩm: nhằm đánh giá và giải thích các thành tích đạt được.

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

14

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bảng 1.2: Bốn dạng đánh giá trong mô hình CIPP (Peter F.Olive, 2005).
Đánh giá Bối cảnh
Nhằm định nghĩa bối cảnh hành

động xác định và đánh giá nhu
cầu và các cơ hội trong bối cảnh
và dự báo các vấn đề ẩn bên dưới
nhu cầu và các cơ hội.

Đánh giá Đầu vào
Nhằm xác định và đánh giá
năng lực của hệ thống các
chiến lược đầu vào sẵn có
và các thiết kế cho việc thực
hiện các chiến lược.

Phương
pháp

Bằng cách miêu tả bối cảnh;
bằng cách so sánh đầu vào và
đầu ra theo thực tế và theo
mong muốn; bằng cách so sánh
việc thực hiện của hệ thống có
thể có và có thể thực hiện được;
và bằng cách phân tích các
nguyên nhân trái ngược nhau
giữa thực tế và mong muốn.

Bằng cách miêu tả và
phân tích các nguồn lực
vật chất và nguồn nhân
lực sẵn có, các chiến lược
giải pháp và các thiết kế

quy trình cho sự phù hợp,
tính khả thi và tính kinh tế
trong các hành động sẽ
thực hiện.

Mối quan
hệ đến
quyết định
trong quá
trình thay
đổi

để đưa ra quyết định theo bối
cảnh cần đáp ứng, các mục đích
có liên quan đến việc thỏa mãn
các nhu cầu hay sử dụng các cơ
hội và các mục tiêu có liên quan
đến việc giải quyết các vấn đề,
ví dụ, để hoạch định các thay
đổi cần thiết.

để lựa chọn các nguồn hỗ
trợ, các chiến lược giải
pháp và các thiết kế quy
trình, ví dụ, để tổ chức
các hoạt động thay đổi.

Mục tiêu

Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)


16

Đánh giá Quá trình
Nhằm xác định hay dự báo trong quá trình - các điểm yếu
trong việc thiết kế quy trình hay
việc thực hiện nó để cung cấp
thông tin cho các quyết định đã
lên kế hoạch trước và để duy trì
hồ sơ về các sự kiện thuộc quy
trình và các hoạt động
Bằng cách giám sát phạm vi hoạt
động của các trở ngại thuộc về
quy trình tiềm tàng và cảnh giác
với những trở ngại không dự
kiến được trước, bằng cách thu
thập thông tin cụ thể cho các
quyết định đã lên kế hoạch và
bằng việc miêu tả quá trình thực.

Đánh giá Sản phẩm
Nhằm liên hệ thông tin về kết
quả với các mục tiêu và với
thông tin về bối cảnh, đầu vào
và quá trình.

Bằng việc định nghĩa và đánh
giá các tiêu chí hành động có
liên quan đến các mục tiêu,
bằng cách so sánh các kết quả

đánh giá này với chuẩn mực đã
được định trước hay các nền
tảng có thể so sánh được và
bằng cách giải thích các kết
quả theo các thông tin về bối
cảnh, đầu vào và đầu ra đã
được ghi chép lại.
để thực hiện và cải tiến thiết kế để quyết định nhằm tiếp tục,
chương trình và quy trình, ví dụ, hủy bỏ, sửa đổi hay tái tập
để tác động đến việc kiểm soát trung một hoạt động thay đổi
quá trình
và để liên kết hoạt động với
các giai đoạn chính khác của
quá trình thay đổi, ví dụ, để
phục hồi các hoạt động thay
đổi.

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trình tự và các dạng đánh giá (Peter F.Olive, 2005). Các thành tố được đánh số
từ 1 đến 7 trong sơ đồ hình 3.1:
Thành tố 1: là một phần của đánh giá bối cảnh, các nhu cầu được đánh giá
Thành tố 2: Các mục đích của Chương trình đào tạo.
Thành tố 3: Các mục tiêu của Chương trình đào tạo được công nhận.
Thành tố 4: đánh giá bối cảnh bắt đầu với đánh giá nhu cầu và tiếp tục đến giai

đoạn thực hiện.
Thành tố 5: đánh giá đầu vào diễn ra giữa việc xác định các mục tiêu chương
trình đào tạo và thực hiện Chương trình đào tạo.
Thành tố 6: đánh giá quá trình được tiến hành trong giai đoạn thực hiện.
Thành tố 7: đánh giá sản phẩm là đánh giá tổng kết của toàn bộ quá trình.

Sơ đồ 1.3 – Sơ đồ trình tự và các dạng đánh giá mô hình CIPP
Mô hình CIPP đánh giá được rõ nét nhu cầu, mục tiêu của chương trình tức là
đánh giá đầu vào, đánh giá việc tổ chức tức là đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm
tổng thể. Tuy nhiên mô hình này chưa định lượng và phương pháp đánh giá còn sơ sài
Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

17

Viện Kinh tế và Quản lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

khi chỉ sử dụng phương pháp mô tả và so sánh mục tiêu đặt ra và đạt được đơn thuần.
1.3.2. Mô hình Kirkpatrick
Năm 1975, Donald Kirkpatrick giới thiệu một mô hình bốn mức độ đánh giá
hiệu quả đào tạo và được ông cập nhật mới nhất vào quyển sách “Evaluating Training
Programs” vào năm 1998. Những mức này có thể được áp dụng cho sự đào tạo theo
hình thức truyền thống hoặc dựa vào công nghệ hiện đại.
Mô hình bốn mức đánh giá hiệu quả đào tạo bao gồm:
(i) Sự phản hồi của người học (Students’ Reaction): người học được yêu cầu
đánh giá chương trình đào tạo sau khi kết thúc khóa học. Những gì mà họ nghĩ và cảm

nhận trong đào tạo, về cấu trúc, nội dung, phương pháp trong chương trình đào tạo. Sự
đánh giá thông qua những phiếu được gọi là “smile sheets” hoặc “happy sheets” bởi vì
những phiếu này đo lường mức độ yêu thích chương trình đào tạo của người học. Kiểu
đánh giá này có thể làm lộ ra những dữ liệu quí giá nếu những câu hỏi phức tạp hơn.
Với sự đào tạo dựa trên công nghệ, sự khảo sát có thể được phân phát và được trả lời
trực tuyến sau đó có thể được in hoặc e-mail gởi đến người quản lý đào tạo. Kiểu đánh
giá này thường dễ dàng và ít chi phí.
(ii) Nhận thức (Learning Results): Mức hai đo kết quả nhận thức, đánh giá xem
học viên có học được những kiến thức, kỹ năng và thái độ như mục tiêu của chương
trình đào tạo đặt ra?
(iii) Hành vi (Behaviour in the Workplace): sự thay đổi, sự tiến bộ về thái độ
trong lĩnh vực nghề nghiệp. Một cách lý tưởng, sự đánh giá nên thực hiện từ ba đến
sáu tháng sau khi kết thúc chương trình đào tạo, bởi vì thời gian quá lâu thì học sinh có
cơ hội bổ sung những kỹ năng mới và dữ liệu đánh giá không thể hiện được điều cần
đánh giá
(iv) Kết quả (Business Result): những hiệu ứng, tác động đến doanh nghiệp từ
chương trình đào tạo. Thí dụ trong đào tạo nhân viên bán hàng, đo lường sự thay đổi
trong lượng tiêu thụ, sự thu hút, lưu giữ khách hàng, sự gia tăng lợi nhuận sau khi
chương trình đào tạo được thực hiện. Trong đào tạo an toàn lao động, đo lường sự
Thái Linh Thu (QTKD3-2011B)

18

Viện Kinh tế và Quản lý


×