Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đánh giá khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.88 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------HÌI----------

LÊ VĂN LĨNH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM CỦA
THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------HÌI----------

LÊ VĂN LĨNH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM CỦA
THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số đề tài: QTKDVH11B – 71
Mã học viên: Cb111239



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ ANH VÂN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
+ Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
+ Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lê Văn Lĩnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Lê Thị Anh Vân –
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Viện Kinh tế và
Quản lý, Viện Đào tạo sau Đại học thuộc trường Đại học Bách khoa Hà
Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2014.
Tác giả

Lê Văn Lĩnh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, đồ thị
Trang
MỞ ĐẦU

i

1. Tính cấp thiết của đề tài

i

2. Mục tiêu nghiên cứu

iii

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

iv


4. Kết cấu luận văn

v

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM
CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN

1

1.1. THANH NIÊN NÔNG THÔN

1

1.1.1. Khái niệm thanh niên nông thôn

1

1.1.2. Khái niệm thanh niên nông thôn

2

1.1.3. Đặc điểm của thanh niên nông thôn

4

1.2. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM CỦA TN NÔNG THÔN

7


1.2.1. Khái niệm khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn

7

1.2.2. Hình thức tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn

8

1.2.2.1. Tiếp cận qua hệ thống thông tin

8

1.2.2.2. Tiếp cận qua các trung tâm giới thiệu việc làm

9

1.2.2.3. Tiếp cận qua các tổ chức tuyển dụng lao động

10

1.2.2.4. Tiếp cận qua thị trường lao động

10


1.2.2.5. Tiếp cận qua các cơ quan xuất khẩu lao động
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận việc làm của TN nông thôn

11
11


1.2.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước

11

1.2.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về vai trò của chính quyền địa phương

12

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

12

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

13

- Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên nông thôn

14

- Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng LĐ địa phương

15

1.2.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về thị trường lao động

16

- Quan hệ cung – cầu lao động


16

- Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

18

1.2.3.4. Nhóm yếu tố thuộc về người lao động

20

1.2.4. Tiêu chí đánh giá khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn
1.2.4.1. Số lượng thanh niên có việc làm

22

1.2.4.2. Thu nhập của thanh niên có việc làm

26

Chương 2
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN
NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN

28

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

28


2.1.2. Cơ cấu dân số

29

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

31

2.2. THỰC TRẠNG THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN

34

2.2.1. Thực trạng về lao động Nghệ An nói chung

34

2.2.2. Cơ cấu và số lượng thanh niên nông thôn

38

2.2.3. Chất lượng thanh niên nông thôn

40


2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM
CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN

44


2.3.1. Đánh giá khả năng tiếp cận việc làm

44

2.3.1.1. Khả năng tiếp cận qua hệ thống thông tin

44

2.3.1.2. Khả năng tiếp cận qua các trung tâm giới thiệu việc làm

48

2.3.1.3. Khả năng tiếp cận qua các tổ chức tuyển dụng lao động

50

2.3.1.4. Khả năng tiếp cận qua thị trường lao động

52

2.3.1.5. Khả năng tiếp cận qua các cơ quan xuất khẩu lao động

54

2.3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận việc làm

57

2.3.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước


57

2.3.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về vai trò của chính quyền địa phương

65

2.3.2.3. Nhóm yếu tố thuộc về thị trường lao động

72

2.3.2.4. Nhóm yếu tố thuộc về người lao động

75

2.3.3. Đánh giá theo tiêu chí phản ánh kết quả khả năng tiếp cận việc làm

79

2.3.3.1. Kết quả đạt được trong tiếp cận việc làm của TN nông thôn tỉnh Nghệ An

79

2.3.3.2. Bất cập ,tồn tại trong tiếp cận việc làm của TN nông thôn tỉnh Nghệ An

82

2.3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại

85


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM CỦA
THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG
THÔN CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN TỚI

88

3.1.1. Chiến lược phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An đến năm 2020
3.1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng lao động đến năm 2020

88
89

3.1.3. Dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

91


3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM
CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN
3.2.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

92

3.2.2. Nhóm giải pháp về chính quyền địa phương

95


3.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức sử dụng lao động

107

3.2.4. Nhóm giải pháp về người lao động

108

3.2.5. Nhóm giải pháp khác

110
KẾT LUẬN

92

113


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Diễn giải

1.

CĐ, ĐH


Cao đẳng, Đại học

2.

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

4.

CN – XD

Công nghiệp – Xây dựng

5.

CTQGVL

Chương trình quốc gia giải quyết việc làm

6.

ĐTNN


Đầu tư nước ngoài

7.

GQVL – XĐGN

Giải quyết việc làm và Xóa đói giảm nghèo

8.

HĐKT

Hoạt động kinh tế

9.

KTTT

Kinh tế thị trường

10.

KT – XH

Kinh tế, xã hội

11.

LĐ, TB&XH


Lao động, thương binh và xã hội

12.

LĐ – VL

Lao động – Việc làm

13.

LLLĐ

Lực lượng lao động

14.

LLLĐ TN

Lực lượng lao động thanh niên

15.

QGGQVL

Quỹ quốc gia giải quyết việc làm

16.

THCN


Trung học chuyên nghiệp

17.

THPT

Trung học phổ thông

18.

THCS

Trung học cơ sở

19.

TLSX

Tư liệu sản xuất

20.

TPKT

Thành phần kinh tế

21.

TTLĐ


Thị trường lao động

22.

TTDVVL

Trung tâm dịch vụ việc làm

23.

TNCSHCM

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

24.

TN

Thanh niên

25.

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

26.

XHCN


Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG

STT

Danh mục các bảng

Trang

1.1

Đô thị quan hệ cung – cầu lao động và tác động của tiền lương

17

2.1

Tổng dân số tỉnh Nghệ An 2000- 2012

30

2.2

Quy mô dân số và LLLĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2000 – 2012

34

2.3


Dân số, lao động và việc làm tỉnh năm 2011 - 2013

36

2.4

Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động Nghệ An

39

2.5

Lực lượng LĐ theo trình độ học vấn giai đoạn 2001-2010, 2013

41

2.6

LLLĐ theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật giai đoạn 2001-2012

42

2.7

Số liệu điều tra phỏng vấn tiếp cận qua hệ thống thông tin

47

2.8


Số liệu TNNT tiếp cận việc làm qua các trung tâm dịch vụ GTVL

49

2.9

Số liệu thi công chức năm 2011 - 2013

51

2.10

Số liệu thanh niên XKLĐ 2010 – 2013

55

3.1
3.2

Dự kiến số lao động làm việc trong các ngành, khu vực giai đoạn 2011
- 2015, định hướng đến 2020:
Dự kiến cơ cấu lao động trong các khu vực đến năm 2020

90
91


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam, đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh với điều kiện kinh tế,
chính trị xã hội khó khăn, lạc hậu và sau đổi mới đã có những bước phát triển
vững mạnh, an ninh chính trị ngày càng được giữ vững và ổn định; đặc biệt quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới,
song cũng đặt ra nhiều thách thức cho nước ta, nhất là vấn đề việc làm cho người
lao động nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng.
Với chính sách đổi mới của Đảng, đất nước ta đang phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc làm cho người lao động luôn
gắn liền với ổn định kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo đà cho phát triển
kinh tế đất nước. Do đó, vấn đề tạo việc làm, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực là
một trong những vấn đề kinh tế xã hội được Đảng, Nhà nước và các địa phương
đặc biệt quan tâm. Đối với Nghệ An, tạo nhiều việc làm, sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh Nghệ An, là một tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, có điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng như: có đường biển, đường
sông, bến cảng, sân bay, tàu ga...Dân số của Nghệ An có gần 3 triệu người,
trong đó thanh niên từ 16 đến 30 tuổi chiếm gần 30% dân số và chiếm gần 49%
lực lựơng lao động toàn tỉnh. Lực lượng thanh niên nông thôn chiếm trên 80 %
tổng số ĐVTN toàn tỉnh; đây là lực lượng trẻ khoẻ, cần cù chịu khó, năng động,
có tinh thần học hỏi, ham tìm tòi, khám phá những tri thức mới, họ có khả năng
thích nghi nhanh khi môi trường làm việc thay đổi, hơn nữa, thanh niên cũng
chính là tương lai của đất nước, tạo mọi thuận lợi cho thanh niên phát triển chính


là thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay cũng như thanh niên cả nước, thanh niên trên địa bàn
tỉnh Nghệ An cũng đang phải đối mặt với sức ép to lớn về việc làm, tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên ở thành thị cao trong khi thanh niên ở nông thôn sử dụng
thời gian lao động ít, thiếu việc làm nhiều, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông

nghiệp, gây lãng phí lớn về nguồn lực. Đại bộ phận thanh niên còn thiếu mạnh
dạn trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất; hiện tượng thanh niên
không tìm được việc làm cho bản thân dẫn đến nhàn rỗi và tham gia vào các tệ
nạn xã hội vẫn còn nhiều, trong lúc tiềm năng về đất đai, làng nghề ở nông thôn
Nghệ An là rất lớn.
Nông nghiệp là một thế mạnh nhưng sản xuất ở ngành này mang tính
thời vụ nên nhiều lao động ở ngành này vẫn có nhiều thời gian rảnh rỗi, bên
cạnh đó quá trình đô thị hóa của tỉnh đang ngày một phát triển và mở rộng,
nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng do vậy một phần diện
tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi mục đích sử dụng dẫn tới diện tích đất
canh tác ngày càng giảm trong khi đó dân số nông thôn ngày một tăng.
Điều đó cho chúng ta thấy tình trạng thiếu việc làm cho thanh niên nông thôn
đang ngày một gia tăng và sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn
chưa cao và chưa hợp lý, trong khi đó quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước đã và đang đòi hỏi một lực lượng lớn lao độngcho sự phát triển. Tuy
nhiên điều mà các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng đang còn băn khoăn đó là
khả năng đáp ứng của người lao động, đặc biệt là thanh niên nông thôn đối với
sự phát triển chung của doanh nghiệp đang là một câu hỏi lớn. Trong khi đó
khả năng và kỹ năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay đang
còn nhiều hạn chế yếu kém cần phải khắc phục.
Tất cả những vấn đề trên đang gây sức ép tạo việc làm cho người lao động,
đặc biệt là thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Do đó, việc nghiên


cứu lý luận và thực tiễn về khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn
Nghệ An nhằm phát huy tiềm năng nguồn lực lao động của thanh niên nông
thôn, tạo ra sự ổn định về đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên, đồng
thời góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh… Là một việc
làm cần thiết, khách quan, xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi. Vì vậy Tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng tiếp cận việc làm của thanh

niên nông thôn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu chung.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, khả năng tiếp cận việc làm của
thanh niên nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng và cơ
hội tiếp cận việc làm của lực lượng thanh niên nông thôn ở tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm, lao động
và khả năng tiếp cận việc làm của lao động thanh niên nông thôn.
- Khái quát thực trạng lao động và các hình thức tiếp cận việc làm của
thanh niên nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh
- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận việc làm của
thanh niên nông thôn ở tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận việc
làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nghệ An
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn có độ tuổi
từ 15 – 30 trên địa bàn nông thôn tỉnh Nghệ An
3.2. Phạm vi nghiên cứu


* Về nội dung: Đánh giá khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông
thôn Nghệ An; nghiên cứu thực trạng việc làm, các hình thức tiếp cận việc làm;
vấn đề tư vấn, cách thức tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.
* Về không gian: Địa bàn nông thôn tỉnh Nghệ An
* Về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ đề tài được thu thập giai đoạn
2000 – 2013. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát, phỏng
vấn thanh niên, hộ gia đình thanh niên, mạng lưới tạo việc làm, của các cơ quan

năm 2012 - 2013.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp như
phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp
phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế,…
4. Kết cấu của luận văn:
Tên luận văn "Đánh giá khả năng tiếp cận việc làm của thanh nông
thôn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay".
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết cấu luận văn, danh mục và tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên
nông thôn.
Chương II: Đánh giá khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông
thôn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
Chương III: Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận việc làm của thanh
niên nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM
CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1. THANH NIÊN NÔNG THÔN
1.1.1. Khái niệm thanh niên.
Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa
học về định nghĩa thanh niên. Có thể tiếp cận đối tượng này dưới nhiều góc độ
khác nhau: Triết học, tâm lý hoc, xã hội học, khoa học thể chất…
Tiêu điểm của các cuộc tranh luận là vấn đề có nên coi TN là một nhóm
nhân khẩu - xã hội độc lập hay không? Do quan điểm giai cấp chi phối, nếu coi
TN là một tầng lớp độc lập thì sợ bị nhầm lẫn với “giai cấp thanh niên” – theo
quan điểm của một số nhà xã hội học phương Tây xuyên tạc. Còn nếu không

coi TN là một nhóm nhân khẩu xã hội độc lập thì không thấy được đặc thù của
tầng lớp này, dễ hoà tan lợi ích của nó vào các tầng lớp xã hội khác.
Tuy nhiên, cuộc tranh luận dần dần cũng được thống nhất. Quan điểm
cho rằng TN là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù ấy là: Đặc trưng về độ
tuổi, đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm về địa vị xã hội. Chẳng hạn, giáo sư
tiến sỹ Côn (người Nga) đã cho một định nghĩa về TN như sau: “Thanh niên là
một tầng lớp nhân khẩu – xã hội được đặc trưng bởi một độ tuổi xác định, với
những đặc tính tâm lý xã hội nhất định và những đặc điểm cụ thể của địa vị xã
hội. Đó là một giai đoạn nhất định trong chu kỳ sống và các đặc điểm nêu trên
là có bản chất xã hội – lịch sử, tuỳ thuộc vào chế độ xã hội cụ thể, vào văn
hoá, vào những quy luật xã hội hoá của xã hội đó”.
Theo quy ước hiện nay độ tuổi thanh niên Việt Nam hiện nay được tính
từ 16 - 30 tuổi. Thanh niên là lứa tuổi đã trưởng thành, có đầy đủ tố chất của

1


người lớn, là thời kỳ dồi dào về trí lực và thể lực do đó thanh niên có đầy đủ
những điều kiện cần thiết để tham gia hoạt động học tập, lao động, hoạt động
chính trị xã hội đạt hiệu quả cao, có khả năng đóng góp cống hiến thể lực và trí
lực cho công cuộc đổi mới đất nước.
- Thanh niên: Là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi
tuổi (Theo quy định của Luật thanh niên năm 2005)
+ Quyền và nghĩa vụ của thanh niên
* Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của
Hiến pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
* Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình
đẳng về quyền, nghĩa vụ.
+ Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên:

* Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có
tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào
tạo, bồi dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình
và xã hội.
* Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động,
giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc,
ý thức công dân, ý chí vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.
* Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực
vào việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên.
1.1.2. Khái niệm thanh niên nông thôn.
Thanh niên nông thôn là những công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi

2


đến ba mươi tuổi (Theo quy định của Luật thanh niên năm 2005) sống ở địa
bàn nông thôn, miền núi. Số lượng thanh niên nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong
thanh niên cả nước (trên 80%). Đây là nguồn nhân lực chính đóng góp bổ sung
vào lực lượng lao động chung của cả nước phục vụ cho việc phát triển và thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thanh niên nông thôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công
cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; là lực lượng quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Có tinh thần xung kích, cần cù, chịu khó,
luôn tình nguyện tham gia các hoạt động do tổ chức Đoàn, Hội phát động; tích
cực tham gia và phát huy tốt ý thức chính trị; ý chí tự lực tự cường, khát vọng
vươn lên thoát nghèo và làm giàu, không ngừng giác ngộ nâng cao trình độ
chính trị, rèn luyện tư cách phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
Việc làm và thu nhập của thanh niên nông thôn vẫn là vấn đề bức xúc.
Tình trạng không đủ việc làm, việc làm không ổn định, thu nhập thấp đã tác

động rất lớn đến thanh niên nông thôn, phần đông trong số họ phải rời quê
hương đi làm ăn xa và lập nghiệp tại các tỉnh, thành phố lớn, do vậy đã ảnh
hưởng đến công tác đoàn kết tập hợp thanh niên nông thôn tại các địa phương.
Thanh niên nông thôn đang đứng trước những khó khăn và thách thức
như: trình độ học vấn, tay nghề, thiếu vốn, kinh nghiệm so với đối tượng thanh
niên khác.
Thanh niên nông thôn là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Phần lớn thanh niên nông thôn hiện nay trình độ học vấn
còn thấp, thiếu việc làm, ít có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp. Thực tế này
đặt ra nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành, của tổ chức Đoàn Thanh
niên và toàn xã hội trong việc tập hợp và giải quyết việc làm cho thanh niên

3


nông thôn. Nhưng thanh niên nông thôn đang gặp rào cản lớn là trình độ học
vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp...
1.1.3. Đặc điểm của thanh niên nông thôn.
* Đặc điểm nhận thức của thanh niên nông thôn:
- Khả năng nhận thức: Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ
thần kinh trung ương và các giác quan, sự tích luỹ phong phú kinh nghiệm
sống và tri thức, yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, hoạt
động chính trị xã hội nên nhận thức của lứa tuổi thanh niên có những nét mới
về chất so với các lứa tuổi trước.
- Nhận thức chính trị xã hội của thanh niên nông thôn:
+ Đa số thanh niên nông thôn đã nhận thức được về tình hình nhiệm vụ
của đất nước, về nhiệm vụ chiến lược trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
+ Thanh niên nông thôn đã thể hiện rõ ý thức chính trị - xã hội qua tính
cộng đồng, tinh thần xung phong, tình nguyện, lòng nhân ái, sẵn sàng nhường
cơm xẻ áo, xả thân vì nghĩa lớn. Thanh niên nông thôn đã nhận thức rõ vai trò

và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với đất nước và tích cực tham gia.
* Đời sống tình cảm của thanh niên nông thôn:
- Đời sống tình cảm của thanh niên nông thôn rất phong phú và đa dạng.
Tình cảm của thanh niên ổn định, bền vững, sâu sắc, có cơ sở lý tính khá vững
vàng.
- Tình bạn, tình yêu và tình đồng chí là nội dung tình cảm chiếm vị trí
quan trọng trong đời sống tình cảm của thanh niên, nó có tính chất nghiêm túc
và rõ ràng.
* Đặc điểm về tính cách của thanh niên nông thôn:

4


Thanh niên là lứa tuổi đã ổn định về tính cách. Biểu hiện về tính cách
của thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng có nhiều tính tích
cực:
- Có tính tình nguyện, tính tự giác trong mọi hoạt động. Tính tự trọng
phát triển mạnh mẽ, tính độc lập của thanh niên cũng phát triển mạnh mẽ .
Thanh niên luôn tự chủ trong mọi hoạt động của mình (học tập, lao động và
hoạt động xã hội). Họ luôn có tinh thần vượt khó, cố gắng hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
- Có tính năng động, tính tích cực. Thế hệ trẻ rất nhạy bén với sự biến
động của xã hội. Thanh niên ngày nay không thụ động, không trông chờ ỷ lại
vào người khác mà tự mình giải quyết những vấn đề của bản thân. Thanh niên
thường giàu lòng quả cảm, gan dạ, dũng cảm và giàu đức hy sinh.
- Có tinh thần đổi mới, rất nhạy cảm với cái mới, nhanh chóng tiếp thu
cái mới. Trong học tập, lao động và hoạt động xã hội , thanh niên thể hiện tính
tổ chức, tính kỷ luật rõ rệt.
- Trong đặc điểm về tính cách của thanh niên nông thôn có những hạn
chế:

+ Do tính tự trọng, tự chủ phát triển mạnh nên thanh niên dễ có tính chủ
quan, tự phụ đánh giá quá cao về bản thân mình. Thanh niên nông thôn còn có
tính nóng vội, muốn đốt cháy giai đoạn, thiếu cặn kẽ, dễ đưa đến thất bại.
+ Thanh niên nông thôn có tính gan dạ, dũng cảm cao nhưng đôi khi
hành động liều lĩnh mạo hiểm. ở thanh niên khi không thành công ở một vài
việc nào đó thì thường dễ chán nản, bi quan với những công việc khác. Từ đó
thanh niên dễ tự ti, thụ động, sống khép kín ít tích cực tham gia hoạt động.

5


+ Thanh niên nông thôn có tinh thần đổi mới, nhạy bén, tiếp thu nhanh
cái mới song TN cũng dễ phủ nhận quá khứ, phủ nhận những thành quả của
thế hệ đi trước, phủ nhận “ sạch trơn”.
+ Thanh niên nông thôn dễ có thiên hướng chuộng hình thức, đánh giá
sự việc qua hình thức bề ngoài.
Như vậy thanh niên nông thôn có nhiều đặc điểm tính cách nổi bật đáng
trân trọng. Vì vậy xã hội nói chung, tổ chức Đoàn nói riêng cần tạo cơ hội giúp
họ khẳng định mình để cống hiến nhiều cho xã hội.
* Đặc điểm về xu hướng của thanh niên nông thôn:
- Nhu cầu của thanh niên nông thôn: Nhu cầu của thanh niên nông thôn
ngày nay khá đa dạng và phong phú và phù hợp với xu thế phát triển chung
của xã hội . Mối quan tâm lớn nhất của thanh niên nông thôn là việc làm, nghề
nghiệp; tiếp theo là nhu cầu học tập, nâng cao nhận thức, phát triển tài năng.
thanh niên nông thôn có nhu cầu nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Bên
cạnh đó thanh niên nông thôn còn có các nhu cầu về vui chơi giải trí, thể thao,
nhu cầu về tình bạn, tình yêu và hôn nhân gia đình…thanh niên nông thôn đã
thể hiện tích cực, chủ động trong việc thoả mãn nhu cầu của mình thông qua
hoạt động lao động học tập, giao tiếp, giải trí… bằng chính sức lực và trí tuệ
của thế hệ trẻ. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận thanh niên nông thôn có những

nhu cầu lệch lạc, lười lao động, thích hưởng thụ đòi hỏi vượt quá khả năng đáp
ứng của gia đình và xã hội nên đã có biểu hiện lối sống không lành mạnh hoặc
vi phạm pháp luật.
- Hứng thú của thanh niên nông thôn : Hứng thú của thanh niên nông
thôn có tính ổn định bền vững, liên quan đến nhu cầu. Hứng thú có tính phân

6


hoá cao, đa dạng, ảnh hưởng đến khát vọng hành động và sáng tạo của thanh
niên. Nhìn chung thanh niên nông thôn rất hứng thú với cái mới, cái đẹp.
- Lý tưởng của thanh niên nông thôn: Thanh niên nông thôn là lứa tuổi
có ước mơ, có hoài bão lớn lao và cố gắng học tập, rèn luyện, phấn đấu để đạt
ước mơ đó. Nhìn chung Thanh niên nông thôn ngày nay có lý tưởng xã hội chủ
nghĩa, muốn đem sức mình cống hiến cho xã hội, phấn đấu vì một xã hội tốt
đẹp hơn.
- Về thế giới quan: Do trí tuệ đã phát triển, thanh niên nông thôn đã xây
dựng được thế giới quan hoàn chỉnh với tư cách là một hệ thống. Thanh niên
nông thôn đã có quan điểm riêng với các vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức, lao
động.
1.2. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN
NÔNG THÔN.
1.2.1. Khái niệm khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông
thôn.
* Khái niệm tiếp cận thị trường lao động..
Tiếp cận thị trường lao động là việc xem xét, xác định thông tin
về cung - cầu lao động của xã hội từ đó người lao động có thể tìm cho mình
một công việc phù hợp với nhu cầu năng lực, trình độ của bản thân.
Người sử dụng lao động có thể tìm được nguồn nhân lực đáp ứng nhu
cầu trong sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

Nói đến thị trường lao động là nói đến cung - cầu và giá cả sức
lao động. Có nhiều phương pháp tiếp cận trực tiếp và gián tiếp khác nhau giữa
người lao động và người sử dụng lao động, nhưng điều quan trọng nhất là
người lao động phải nắm bắt được thông tin về thị trường một cách đầy đủ, kịp

7


thời và chính xác thì các hình thức tiếp cận mới đạt được hiệu quả, từ đó người
sử dụng lao động mới có chiến lược trong sử dụng lao động, trong đào tạo và
trong sản xuất kinh doanh.
* Khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn.
Khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn được hiểu là khả
năng xem xét, tìm hiểu, xác định thông tin về cung - cầu lao động trên thị
trường lao động và khả năng đáp ứng về trí lực và thể lực của thanh niên nông
thôn so với đòi hỏi của thị trường lao động.
Ngày nay một câu hỏi được đặt ra là: Thanh niên nông thôn liệu có đủ
khả năng tài chính, sức khỏe, động lực và trình độ chuyên môn, tay nghề để
tiếp cận được các thị trường lao động không? ở mức độ nào? Thực tiễn đã
khẳng định, chính thị trường lao động và sự biến động của thị trường trong và
ngoài nước có tính chất quyết định đối với sự thay đổi chiến lược đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, để xác định được phương hướng phát triển
nguồn nhân lực cần phải nắm bắt được nhu cầu thị trường lao động, sau đó lựa
chọn phương pháp tiếp cận.
1.2.2. Hình thức tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn.
1.2.2.1. Tiếp cận qua hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin việc làm không những giúp cho thanh niên nông thôn
tìm được những công việc phù hợp với bản thân mình mà còn đóng vai trò
quan trọng đối với Chính phủ và cộng đồng xã hội, các nhà hoạch định chính
sách, các Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm, các nhà đầu tư trong vấn

đề phân tích cung - cầu lao động và các vấn đề liên quan đến lao động, định
hướng công tác dạy nghề, giải quyết việc làm và các quyết định tuyển dụng và
phát triển nguồn nhân lực. Thanh niên có thể tiếp cận nguồn thông tin dưới các

8


hình thức sau:
- Hệ thống thông tin chính thống: Qua hệ thống thông tin đại chúng (báo,
đài, interrnet, thông báo của các cơ quan, tổ chức và chính quyền ở
địa phương).
- Hệ thống thông tin không chính thống: Qua bạn bè, họ hàng, hàng xóm.
Thông tin càng cập nhật thường xuyên, càng cụ thể thì khả năng tiếp cận
việc làm của thanh niên càng cao hơn. Điều này phụ thuộc vào:
- Tần suất và phương tiện quảng cáo cơ hội việc làm của các doanh
nghiệp: tần suất lớn hơn, sử dụng nhiều phương tiện đại chúng hơn sẽ tăng khả
năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn nhiều hơn.
- Tần suất tiếp cận các thông tin của thanh niên nông thôn qua các
phương tiện khác nhau: Thanh niên có tần suất tìm hiểu thông tin việc làm trên
các phương tiện, hoặc mối quan hệ cao hơn sẽ có khả năng tìm kiếm việc làm
tốt hơn.
1.2.2.2. Tiếp cận qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
Với chức năng hoạt động để phục vụ cho việc tạo việc làm, tăng thu
nhập, hỗ trợ hình thành thị trường lao động, các trung tâm này tạo điều kiện
cho người tìm việc và việc tìm người dễ dàng gặp nhau hơn.
Bằng hình thức đến trực tiếp tại các trung tâm dịch vụ việc làm hoặc
thông qua các dịch vụ trung gian hoặc Websites mà người lao động nói
chung và thanh niên nông thôn nói riêng có thể tìm hiểu được các thông tin về
các khoá đào tạo, chổ học nghề, các chỗ làm trống cũng như chi phí dịch vụ và
điều kiện đáp ứng để thanh niên có thể lựa chọn cả về học nghề và việc làm

phù hợp với năng lực của mình.
Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi

9


hành một số điểm của Bộ Luật lao động về việc làm đã khẳng định: hệ thống
các trung tâm dịch vụ việc làm được Nhà nước đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất ban
đầu từ ngân sách nhà nước để hoạt động phục vụ cho việc tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập, hỗ trợ việc hình thành thị trường lao động. Sự hiện diện và
hiệu quả hoạt động của các trung tâm này càng lớn, càng nhiều thì cơ hội và
khả năng tiếp cận việc làm, học nghề của người lao động nói chung và thanh
niên nông thôn nói riêng càng cao.
1.2.2.3. Tiếp cận qua các tổ chức tuyển dụng lao động.
Tuyển dụng là kênh giao dịch hiện đang được áp dụng khá phổ biến, từ
việc bổ nhiệm trực tiếp, thi tuyển, thông báo qua các phương tiện thông tin đại
chúng, qua các kênh cá nhân, trường lớp…
Có nhiều hình thức tuyển dùng khác nhau, bao gồm tuyển chọn và thi
tuyển trực tiếp và tuyển dụng qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài,
báo chí, Internet. Việc tuyển chọn và thi tuyển trực tiếp thường là hình
thức được áp dụng nhiều trong các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà
nước. Các hình thức khác thường được sử dụng trong các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. Các
hình thức tuyển dụng càng phong phú thì cơ hội tiếp cận việc làm của
người lao động nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng càng cao
1.2.2.4. Tiếp cận qua thị trường lao động.
Ở nước ta, các chợ lao động có tổ chức, chẳng hạn như hội chợ lao động;
triển lãm lao động - việc làm. Đây là hình thức khá mới, được tổ chức ở một
vài thành phố công nghiệp như ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương,
Vĩnh Phúc…Các chợ lao động có tổ chức thường là nơi giao dịch của loại lao

động có đào tạo, là nơi để các doanh nghiệp cần lao động tìm kiếm

10


được các đối tượng phù hợp, và là nơi để người lao động nói chung và thanh
niên nông thôn nói riêng có thể lựa chọn loại hình công việc, mức trả công lao
động mà mình mong muốn vừa phù hợp với năng lực, sức khỏe và trình độ
chuyên môn của mình. Các chợ lao động càng được tổ chức nhiều,
thường xuyên và vươn tới các vùng nông thôn thì khả năng tiếp cận việc
làm của thanh niên nông thôn càng cao.
1.2.2.5. Tiếp cận qua các cơ quan xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hình thức giao dịch lao động hiện được Đảng và
Nhà nước ta chú ý khuyến khích. Nếu như trước đây, việc xuất khẩu lao
động chỉ do các cơ quan Nhà nước đảm nhận, thì hiện nay, hình thức này
hiện đã được mở rộng cho cả các công ty tư nhân tham gia. Sự hoạt động của
các cơ quan này càng hiệu quả, rộng khắp thì cơ hội tiếp cận việc làm của
thanh niên nông thôn càng cao.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận việc làm của
thanh niên nông thôn
1.2.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước.
Thông qua chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là nhân tố
góp phần định hướng cho hoạt động tiếp cận thị trường của người lao động nói
chung và thanh niên nông thôn nói riêng. Hiện nay, với các chính sách định
hướng, hỗ trợ vay vốn, đào tạo, tìm kiếm thị trường, thuê khoán đất đai... cho
người lao động đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn đã góp phần tạo điều
kiện cho người lao động tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường lao động.
Đặc biệt, những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị
trường lao động nông thôn đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Cơ
chế, chính sách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị


11


×