Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 138 trang )

Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

MỤC LỤC
 

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... 1 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 2 
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... 3 
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 7 
Chương 1................................................................................................................... 9 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP................................................................. 9 
1.1 Nhân lực chất lượng cao – yếu tố quyết định tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên.............................................. 9 
1.2 Phương pháp đánh giá tình hình giữ và tăng thêm nhân lực chất lượng
cao

cho

phát

triển

hoạt

động

của


doanghiệp.......................................................10_Toc357311435 
1.3

Các hướng giải pháp giữ và tăng thêm nhân lực chất lượng cao cho

phát triển hoạt động của doanh nghiệp ............................................................... 13 
1.3.1 Các hướng giải pháp giữ và tăng thêm cán bộ quản lý giỏi cho phát
triển hoạt động của doanh nghiệp ................................................................. 14 
1.3.2 Các hướng giải pháp giữ và tăng thêm chuyên gia công nghệ cho phát
triển hoạt động của doanh nghiệp ................................................................. 23 
1.3.3 Các hướng giải pháp giữ và thu hút thêm thợ lành nghề cho phát
triển hoạt động của doanh nghiệp ................................................................. 30
Chương 2................................................................................................................37
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ THU HÚT THÊM
NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG

I


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

HẠ TẦNG DẦU KHÍ NGHỆ AN..........................................................................37
2.1 Các đặc điểm hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Dầu
khí Nghệ An.............................................................................................................37
2.1.1 Các loại sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ
An và đặc điểm của từng loại......................................................................41
2.1.2 Các loại khách hàng của công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ
An và đặc điểm của từng loại......................................................................42

2.1.3 Đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần
xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An trong những năm gần đây...................43
2.2 Đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm cán bộ quản lý giỏi cùng các
nguyên nhân của Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An............46
2.2.1 Đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm cán bộ quản lý giỏi của Công ty
cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An...............................................46
2.2.2 Các nguyên nhân của tình hình giữ và thu hút thêm cán bộ quản lý giỏi
chưa tốt của Công ty cổ phần xây dụng hạ tầng dầu khí Nghệ An............49
2.3 Đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm chuyên gia công nghệ cùng các
nguyên nhân của Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An............59
2.3.1 Đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm chuyên gia công nghệ của PVNCIC.................................................................................................................59
2.3.2 Các nguyên nhân của tình hình giữ và thu hút thêm chuyên gia công nghệ
của Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An
2.4 Đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm thợ lành nghề cùng các nguyên
nhân của Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An.........................69
2.4.1 Đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm thợ lành nghề của PVNC-IC......70
2.4.2 Các nguyên nhân của tình hình giữ và thu hút thêm thợ lành nghề PVNCIC.................................................................................................................72

II


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

Chương 3..................................................................................................................78
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH SỬ GIỮ VÀ THU HÚT
THÊM NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG HẠ TẦNG DẦU KHÍ NGHỆ AN TRONG 5 NĂM TỚI........................78
3.1 Những sức ép mới đối với tồn tại và phát triển của công ty cổ phần xây

dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An trong 5 năm tới...................................................78
3.2 Giải pháp 1: Đổi mới chính sách đối với quản lý giỏi cho công ty cổ
phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An trong 5 năm tới..................................82
3.2.1 Đổi mới quy hoạch thăng tiến về quản lý; tiêu chuẩn và quy trình bổ
nhiệm cán bộ quản lý, quy trình miễn nhiệm cán bộ quản lý.....................82
3.2.2 Đổi mới các chính sách đối với cán bộ quản lý giỏi................................83
3.2.3 Đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán
bộ quản lý....................................................................................................88
3.3 Giải pháp 2: Đổi mới chính sách đối với chuyên gia công nghệ của
PVNC-IC trong 5 năm tới......................................................................................90
3.3.1 Tăng mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút ban đầu chuyên gia công
nghệ.............................................................................................................90
3.3.2 Tăng mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ chuyên gia công nghệ.....91
3.3.3 Tăng mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ và mức độ hợp lý của việc tổ
chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên viên công nghệ.........94
3.4 Giải pháp 3: Đổi mới các chính sách đối với thợ lành nghề cho PVNCIC trong 5 năm tới...................................................................................................96
3.4.1 Đánh giá đúng hơn tham gia, tham gia và tăng mức độ hấp dẫn của chính
sách đãi ngộ thợ lành nghề.........................................................................96
3.4.2 Tăng mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ cho đội ngũ thợ..............................................................................99

III


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

KẾT LUẬN............................................................................................................102


IV


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình làm luận em đã sử dụng cơ sở lý luận về nhân lực chất lượng
cao cho sự phát triển hoạt động của doanh nghiệp với sự giúp đỡ của GS TS Đỗ
Văn Phức, thực sự em đã dành nhiều thời gian cho việc thu thập dữ liệu; vận dụng
kiến thức để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình giữ và
thu hút thêm các loại nhân lực chất lượng cao cho Công ty cổ phần xây dựng hạ
tầng dầu khí Nghệ An.
Em xin cam đoan công trình này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng
em, được lập từ nhiều tài liệu và liên hệ với số liệu thực tế để viết ra. Không sao
chép bất kỳ một công trình hay một luận án của bất cứ tác giả nào khác. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực. Các tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Đậu Lê Dũng
Học viên khóa 2011B

Đậu Lê Dũng

1

Khóa 2011B



Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QTKD:

Quản trị kinh doanh

PVNC-IC: Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An
ĐHBK HN: Đại học Bách Khoa Hà nội
GVHD:

Giáo viên hướng dẫn

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

NLCLC:

Nhân lực chất lương cao

DN:

Doanh nghiệp

ĐTCT:


Đối thủ cạnh tranh

TCHC:

Tổ chức Hành chính

Tr VNĐ:

Triệu Việt Nam Đồng

CBQL:

Cán bộ quản lý

CP:

Cổ phần

PTNT:

Phát triển nông thôn

BQLDA:

Ban quản lý dự án

GTGT:

Giá trị gia tăng


WTO (Word Trade Organization): Tổ chức thương mại quốc tế

Đậu Lê Dũng

2

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng tóm lược phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình giữ
và tăng thêm nhân lực chất lượng cao (cán bộ quản lý giỏi hoặc chuyên
gia công nghệ hoặc thợ lành nghề) của công ty……… ......................... 12 
Bảng 1.2

Bảng tập hợp kết quả đánh giá chung kết định lượng tình hình giữ và
tăng thêm nhân lực chất lượng cao (cán bộ quản lý giỏi hoặc chuyên gia
công nghệ hoặc thợ lành nghề) của công ty……… ............................... 13 

Bảng 1.3 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách thu hút ban
đầu cán bộ quản lý giỏi của công ty ………………………. ................. 16 
Bảng 1.4 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản
lý giỏi của công ty ………………………. ............................................ 17 
Bảng 1.5 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ đội
ngũ cán bộ quản lý giỏi của công ty….. ................................................. 19 
Bảng 1.6 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi

của công ty……….. trong 5 năm tới ...................................................... 20 
Bảng 1.7 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào
tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty ……….. 22 
Bảng 1.8 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng
cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của công ty ………trong
5 năm tới ............................................................................................... 22 
Bảng 1.9 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu chuyên gia
công nghệ của công ty ……………………….. ..................................... 24 
Bảng 1.10 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ
chuyên gia công nghệ của công ty…………………………….............. 25 

Đậu Lê Dũng

3

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

Bảng 1.11 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ cho chuyên gia
công nghệ của công ty ………………trong 5 năm tới .......................... 26 
Bảng 1.12 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào
tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên viên công nghệ của công ty
........ ........................................................................................................ 27 
Bảng 1.13 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng
cao trình độ cho đội ngũ chuyên viên công nghệ của công ty
…………… ........................................................................................... 28 

Bảng 1. 14 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu thợ lành
nghề của công ty …………………..trong 5 năm tới ............................. 33 
Bảng 1. 15 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ thợ
lành nghề của công ty………………. .................................................... 35 
Bảng 1.16 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ thợ lành nghề của
công ty ……………….trong 5 năm tới.................................................. 35 
Bảng 1.17 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào
tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ thợ của công ty …………................ 37 
Bảng 1.18 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng
cao trình độ cho đội ngũ thợ của công ty ………………… .......... 37 
Bảng 2.1 Tình hình hiệu quả hoạt động 3 năm gần đây (2010-2012) của Công ty cổ
phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An ............................................... 48 
Bảng 2.3 Kết quả đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm cán bộ quản lý giỏi của
Công ty cổ phần xây dựng Hạ tầng Dầu khí Nghệ An ........................... 50 
Bảng 2.4 Kết quả điều tra về mức độ hài lòng đối với bình đẳng trước cơ hội thăng
tiến của từng loại NLCLC cho Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Dầu
khí Nghệ An............................................................................................ 54 
Bảng 2.5 Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý Công ty cổ phần xây dựng....... 55 

Đậu Lê Dũng

4

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC


hạ tầng dầu khí Nghệ An............................................................................ 55 
Bảng 2.6 Mức chi phí điện thoại do Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí
Nghệ An thanh toán hàng tháng cho cán bộ quản lý.............................. 56 
Bảng 2.7 Tỷ lệ tăng quỹ tiền lương tại PVNC-IC và mức lạm phát trong những
năm gần đây............................................................................................ 57 
Bảng 2.8 Mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ thực tế cho cán bộ quản lý giỏi
của PVNC-IC.......................................................................................... 58 
Bảng 2.9 Số lượt cán bộ quản lý được cử đi đào tào và bồi dưỡng tại Tổng công ty
giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................ 60 
Bảng 2.10 Mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình
độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của PVNC-IC ........................................ 60 
Bảng 2.11 Kết quả đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm chuyên gia công nghệ
của Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An ...................... 64 
Bảng 2.12 Bảng tổng hợp kết quả phiếu xin ý kiến của từng loại NLCLC về chế độ
đãi ngộ của Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Dầu khí Nghệ An...... 67 
Bảng 2.13 Mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ chuyên gia công nghệ
của Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Dầu khí Nghệ An................... 68 
Bảng 2.14 Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho kỹ sư,
chuyên viên, chuyên gia công nghệ của PVNC-IC ................................ 70 
Bảng 2.15 Mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình
độ cho đội ngũ chuyên gia công nghệ của PVNC-IC............................. 71 
Bảng 2.16 Bảng kết quả đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm thợ lành nghề của
PVNC-IC (tính đến 31//12/2012) ........................................................... 73 
Bảng 2.18 Mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ thợ lành nghề của
PVNC-IC ................................................................................................ 76 

Đậu Lê Dũng

5


Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

Bảng 2.19 Mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình
độ đội ngũ công nhân, thợ lành nghề của PVNC-IC .............................. 78 
Bảng 3.1 Đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi của
PVNC-IC trong 5 năm tới....................................................................... 86 
Bảng 3.2 Nhu cầu thu hút thêm cán bộ quản lý giỏi bình quân hàng năm của
PVNC-IC ................................................................................................ 88 
Bảng 3.3 Đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ quản lý giỏi của
PVNC-IC trong 5 năm tới....................................................................... 89 
Bảng 3.4 Đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ quản lý của PVNC-IC trong 5 năm tới........................................ 91 
Bảng 3.5 Đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu chuyên gia công nghệ của
PVNC-IC trong 5 năm tới....................................................................... 93 
Bảng 3.6 Đề xuất tăng mức độ hấp dẫn của chính sách đại ngộ cho chuyên gia công
nghệ của PVNC-IC trong 5 năm tới ....................................................... 94 
Bảng 3.7 Đề xuất tăng mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình
độ cho đội ngũ chuyên gia công nghệ của PVNC-IC trong 5 năm tới ... 97 
Bảng 3.8 Đề xuất tăng mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ thợ lành nghề của
PVNC-IC trong 5 năm tới..................................................................... 100 
Bảng 3.9 Đề xuất tăng mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình
độ cho đội ngũ thợ của PVNC-IC trong 5 năm tới............................... 102 

Đậu Lê Dũng


6

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lý do thứ nhất: Sau 3 học kỳ học cao học QTKD của ĐHBK HN em
nhận thức sâu sắc thêm rằng, nhân lực chất lượng cao là loại yếu tố quyết định
nhiều nhất sức cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khi có cạnh
tranh từ đáng kể trở lên.
Thứ hai: Thực trạng công tác đảm bảo và sử dụng nhân lực của Công ty
cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An chỉ tương đối phù hợp các yêu cầu
của giai đoạn cạnh tranh mức thấp; đầu thế kỷ 21, trước những sức ép mới,
yêu cầu mới của giai đoạn nước ta thực thi các cam kết với WTO nhân lực của
Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An bộc lộ nhiều bất cập, báo
động thiếu nghiêm trọng các loại nhân lực chất lượng cao.
Thứ ba: bản thân em đang và sẽ tham gia giúp lãnh đạo trong vấn đề:
đảm bảo và sử dụng nhân lực.
Thứ tư: chuyên ngành cao học em học là QTKD
Từ 4 lý do trên em đã chủ động đề xuất và được GVHD, Viện chuyên
ngành cho phép làm luận văn thạc sỹ theo đề tài: Đánh giá và giải pháp cải
thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của công ty
cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An.
2. Mục đích (Kết quả) nghiên cứu.

Kết quả hệ thống hoá, bài bản hóa tri thức của loài người về tình hình
giữ và thu hút thêm nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp.

Đậu Lê Dũng

7

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

Kết quả đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm nhân lực chất lượng cao
của Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An trong thời gian qua
cùng những nguyên nhân.
Kết quả đề xuất một số giải pháp quan trọng nhằm giữ và thu hút thêm
3 loại nhân lực chất lượng cao cho phát triển hoạt động của Công ty cổ phần
xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An trong 5 năm tới.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện luận văn học viên chủ yếu sử dụng kết hợp
các phương pháp nghiên cứu như: mô hình hóa thống kê; điều tra, khảo sát và
chuyên gia.
4. Nội dung của luận văn.
Luận văn gồm 3 chương
Chương 1:

Cơ sở lý luận của tình hình giữ và tăng thêm nhân lực


lượng cao của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tình hình giữ và tăng thêm 3 loại nhân lực chất
lượng cao của Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng dầu khí Nghệ An
Chương 3: Giải pháp cải thiện tình hình giữ và tăng thêm 3 loại nhân
lực chất lượng cao cho phát triển hoạt động của Công ty cổ phần xây dựng hạ
tầng dầu khí Nghệ An trong 5 năm tới

Đậu Lê Dũng

8

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Nhân lực chất lượng cao – yếu tố quyết định tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên
Khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên doanh nghiệp muốn tồn tại bình thường
và phát triển phải thường xuyên đạt hiệu quả hoạt động từ mức trung bình trở lên.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo một cách tiếp cận phụ thuộc chủ yếu vào
chất lượng của các yếu tố kinh doanh như: nhân lực, công nghệ, tổng tài sản,
thương hiệu…Theo cách tiếp cận cụ thể khác: yếu tố quyết định nhiều nhất hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên là bộ ba nhân lực
chất lượng cao: đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia công nghệ, đội ngũ

thợ lành nghề.
Theo GS,TS. Đỗ Văn Phức [13, tr18], nhân lực chất lượng cao là nhân lực
vừa giỏi lý thuyết vừa làm việc có sức sáng tạo cao; doanh nghiệp cần và có thể đã
có 3 loại nhân lực chất lượng cao là: chuyên gia quản lý (cán bộ quản lý giỏi),
chuyên gia công nghệ và thợ lành nghề; và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đầu
ra của doanh nghiệp: về chất lượng, về giá chào bán, về thời hạn; sức tiêu thụ tăng
với hiệu quả kinh doanh cao; mức độ phát triển của doanh nghiệp chủ yếu phụ
thuộc vào tình hình nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp đó. Từ khi có cạnh
tranh từ đáng kể trở lên càng về sau cạnh tranh giải tỏa sản phẩm đầu ra giữa các
doanh nghiệp chuyển dần sang giành giật nhân lực chất lượng cao giống như các
câu lạc bộ bóng đá lớn đã và đang làm đối với các ngôi sao, siêu sao đá bóng và
huấn luyện viên.

Đậu Lê Dũng

9

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

Nhân lực chất lượng cao thường suy tính, đi đến quyết định xử lý, giải quyết
tình huống, vấn đề thuộc chuyên môn nhanh, bài bản, sâu sắc; hiểu biết sâu, rộng
nên được giao nhận những phần việc chuyên môn phức tạp cao, đòi hỏi sáng tạo
nhiều.
Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp hoạt động là đầu tư, sử dụng các
nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường; được và phải

chủ động, tự quyết trong mọi vấn đề của quá trình kinh doanh. Hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp cũng như bất kỳ hoạt động nào khác của con người có mục
đích đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết
quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được với phần các nguồn lực (chi phí)
cho các lợi ích đó. Doanh nghiệp cụ thể kỳ vọng, theo đuổi, tìm cách đạt hiệu quả
hoạt động cao khi các đối thủ cạnh tranh cúng thế. Hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố: ưu thế về nhân lực chất lượng
cao có vai trò, vị trí quan trọng nhất. Trọng tâm cạnh tranh càng về sau càng chuyển
từ giải tỏa sản phẩm đầu ra về giữ và thu hút thêm nhân lực chất lượng cao.
Ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao của doanh
nghiệp là nhân tố quyết định chủ yếu thắng thế về chất lượng, chi phí, thời hạn của
các đầu vào khác; quyết định chất lượng, chi phí, thời hạn của các sảm phẩm trung
gian, sản phẩm bộ phận và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Ưu thế đó lại phụ
thuộc chủ yếu vào mức độ hấp dẫn của 3 chính sách: thu hút ban đầu, sử dụng và hỗ
trợ nâng cao trình độ của doanh nghiệp.

Mức độ
hấp dẫn
của 3
chính
sách
NLCLC

Đậu Lê Dũng

Ưu thế
về nhân
lực chất
lượng
cao của

doanh
nghiệp

Thắng thế
về sức sáng
tạo; về chất
lượng, giá,
thời hạn của
các yếu tố
kỹ thuật –
tài chính

10

Thắng thế
về sức
cạnh
tranh, sức
tiêu thụ
của sản
phẩm đầu
ra của DN

Hiệu quả
kinh
doanh;
Tồn tại và
phát triển
của doanh
nghiệp


Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

1.2 Phương pháp đánh giá tình hình giữ và tăng thêm nhân lực chất
lượng cao cho phát triển hoạt động của doanh nghiệp
Theo GS.TS. Đỗ Văn Phức [13, tr283], phương pháp đánh giá tình hình giữ và
thu hút thêm nhân lực chất lượng cao phải cho phép kết luận về mức độ hiệu quả
của việc giải quyết vấn đề này, tức là phải cho phép tương quan, so sánh kết quả giữ
và thu hút thêm nhân lực chất lượng cao với mức giá phải trả. Bốn thành tố của
phương pháp đánh giá tình hình giữ và thu hút thêm nhân lực chất lượng cao cụ thể
như sau:
Thành tố thứ nhất: Bộ chỉ số:
Chỉ số 1: Số lượng và % NL CLC đi khỏi DN theo nguyện vọng cá nhân;
Chỉ số 2: Mức độ tổn thất cho doanh nghiệp do NL CLC đi khỏi;
Chỉ số 3: Số lượng và % NL CLC thu hút thêm được;
Chỉ số 4: Mức độ chi phí cho việc thu hút thêm số NL CLC.
Trọng số của các tiêu chí thể hiện ở điểm tối đa: Điểm tối đa của chỉ số 1 và
3 là 30/100điểm, của chỉ số 2 và 4 là 20/100điểm.
Thành tố thứ 2: Bộ dữ liệu gồm có dữ liệu thống kê và dữ liệu điều tra, khảo
sát;
Thành tố thứ 3: Chuẩn so sánh là số liệu của đối thủ cạnh tranh thành đạt kết
hợp với kết quả xin ý kiến chuyên gia;
Thành tố thứ 4: Cách lượng hóa – tính toán từng chỉ số, mức độ tối thiểu ứng
với điểm tối đa của từng chỉ số.


Đậu Lê Dũng

11

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

Bảng 1.1 Bảng tóm lược phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình giữ
và tăng thêm nhân lực chất lượng cao (cán bộ quản lý giỏi hoặc chuyên gia công
nghệ hoặc thợ lành nghề) của công ty………
Bộ chỉ số
1. Mức độ (%) đi khỏi
DN của NL CLC theo
nguyện vọng cá nhân
2. Mức độ (%) tổn thất
cho DN do NL CLC đi
khỏi DN theo nguyện
vọng cá nhân
3. Mức độ (%) thu hút
thêm được NL CLC cho
phát triển hoạt dộng của
DN
4. Mức độ (%) chi cho
thu hút thêm được NL
CLC cho phát triển hoạt
dộng của DN.

    

Cách xác định

Chuẩn so sánh

Mức độ của
Số NL CLC đi khỏi
ĐTCT thành đạt
DN/ Toàn bộ NL
hoặc theo ý kiến
CLC x 100%
chuyên gia
Số tiền tổn thất/
Doanh thu x 100%

Mức độ của
ĐTCT thành đạt
hoặc theo ý kiến
chuyên gia

Số NL CLC thu hút
Mức độ của
thêm được/ Toàn ĐTCT thành đạt
bộ NL CLC x
hoặc theo ý kiến
chuyên gia
100%
Số tiền chi thu hút/
Doanh thu x 100%


Mức độ của
ĐTCT thành đạt
hoặc theo ý kiến
chuyên gia

Điểm tối đa

30

20

30

20

Nếu cho số điểm tỷ lệ nghịch với trị số của chỉ số 1, 2, 4 và thuận với trị số
của chỉ số 3 thì
Dưới 50 điểm – tình hình rất xấu
Từ 51 đến 65 điểm – tình hình xấu
Từ 66 đến 75 điểm – tình hình bình thường
Từ 76 đến 85 điểm - tình hình tốt
Trên 85 điểm – tình hình rất tốt
Khi đánh giá tình hình giữ và tăng thêm từng loại nhân lực chất lượng cao của
doanh nghiệp cụ thể cần trình bày các trường hợp điển hình, có số liệu để tính toán

Đậu Lê Dũng

12


Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

trị số, so sánh với trị số đó của đối thủ cạnh tranh thành công trong việc giành giật
nhân lực chất lượng cao, cho điểm đánh giá từng chỉ số sau đó tập hợp kết quả vào
bảng để dễ nhìn nhận.
Bảng 1.2

Bảng tập hợp kết quả đánh giá chung kết định lượng tình hình giữ và

tăng thêm nhân lực chất lượng cao (cán bộ quản lý giỏi hoặc chuyên gia công nghệ
hoặc thợ lành nghề) của công ty………
Bộ chỉ số

Trị số của
công ty…

Trị số tốt
nhất

1. Mức độ (%) đi khỏi DN của NL
CLC theo nguyện vọng cá nhân

Điểm đánh
giá


…./30

2. Mức độ (%) tổn thất cho DN do NL
CLC đi khỏi theo nguyện vọng cá
nhân

…./20

3. Mức độ (%) thu hút thêm được NL
CLC cho phát triển hoạt dộng của
công ty…

…./30

4. Mức độ (%) chi cho thu hút thêm
được NL CLC cho phát triển hoạt
động của công ty… .

…../20

       

Tổng

1.3

…../100

Các hướng giải pháp giữ và tăng thêm nhân lực chất lượng


cao cho phát triển hoạt động của doanh nghiệp
Theo GS.TS. Đỗ Văn Phức [13, tr283], yếu tố được gọi là nhân tố khi nó có
tác động, ảnh hưởng đáng kể đến đối tượng nghiên cứu; khi trình bày về nhân tố cần
nêu được tên cụ thể, sát với bản chất, nghĩa của nhân tố và cách xác định nhân tố
đó; cần làm rõ quá trình tác động làm tăng hoặc giảm của đối tượng nghiên cứu khi
thay đổi nhân tố đó; cần nêu thực trạng và phương hướng tối ưu hóa nhân tố đó.

Đậu Lê Dũng

13

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

1.3.1 Các hướng giải pháp giữ và tăng thêm cán bộ quản lý giỏi cho phát
triển hoạt động của doanh nghiệp
Trước hết chúng ta cần làm rõ, thống nhất với nhau về cán bộ quản lý giỏi và
mức độ hấp dẫn của chính sách đối với cán bộ quản lý giỏi. Cán bộ quản lý giỏi là
cán bộ quản lý được đào tạo đủ cả kỹ thuật chuyên ngành và QTKD từ đại học trở
lên; được thừa nhận hoàn thành tốt chức trách được giao từ 5 năm trở lên, có tín
nhiệm cao. Mức độ hấp dẫn của chính sách đối với cán bộ quản lý giỏi về cơ bản và
trước hết là mức độ đáp ứng, phù hợp của các nội dung của 3 chính sách với nhu
cầu ưu tiên thỏa mãn của loại nhân lực đặc biệt này.
Nghiên cứu tâm lý của người lao động, kinh nghiệm của các nước kinh tế
phát triển và kinh nghiệm của các Tổng công ty Việt Nam trong thời gian qua
GS,TS Đỗ Văn Phức [13, tr 240] đã đúc rút được một số chuẩn mốc cho việc tính

toán và tổ chức chi trả cho người có công với doanh nghiệp như sau:
1) Chi trả cho người có công với doanh nghiệp không phải là chia quả mà
là đầu tư tạo nhân, đầu tư cho đầu vào quan trọng nhất.
2)

Người tham gia, đóng góp tạo ra thành quả chung luôn suy tính theo

thứ tự về mức độ công bằng của việc phân chia thành quả, mức độ hấp dẫn và độ
lớn của phần được chia hưởng.
Điểm tối đa
1. Mức độ công bằng

50

2. Mức độ hấp dẫn của những thứ được chia hưởng
(Mức độ đáp ứng, phù hợp nhu cầu ưu tiên thỏa mãn)

30

3. Lượng tiền được chia hưởng

20

3) Các quan hệ góp phần đảm bảo công bằng tương đối khi tính toán chi trả
cho người có công với doanh nghiệp được trình bày ở bảng sau:

Đậu Lê Dũng

14


Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

1986 - 1995
1. Quan hệ thu nhập max/min
2. Quan hệ thu nhập trung
bình của CBQL/CMNV/CN, NVBH
3.QuanhệTlg/Tthg/Tphục
ấp

1996 – 2005

25
8,5/3,5/1
0,85/0,5/0,1

2006- 2015

PVNC-IC

2016 - 2020

21

19

17


7,5/3,0/1

6,5/2,5/1

5,5/2,0/1

0,80/0,15/0,1

0,70/0,20/0,1

0,65/0,25/0,1

Vận dụng các nguyên lý và phương pháp xác định các yếu tố trực tiếp quyết
định chúng tôi đưa ra những yếu tố chính yếu trực tiếp và cũng là hướng giải pháp
cải thiện tình hình giữ và thu hút thêm cán bộ quản lý giỏi cho doanh nghiệp như
sau:
1) Mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi;
2) Mức độ hợp lý của chính sách sử dụng: tiêu chuẩn và quy trình xem xét bổ
nhiệm và miễn nhiệm; mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích và mức
độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp cụ thể;
3) Mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ và mức độ hợp lý của tổ chức đào
tạo nâng cao trình độ cho loại cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp cụ thể.
Tăng mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi
cho phát triển hoạt động của doanh nghiệp. Khi chuyển sang kinh tế thị trường,
khi đất nước hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, doanh nghiệp Việt Nam
nào cũng thiếu nhân lực chất lượng cao. Cuộc tranh giành nhân lực chất lượng cao
ngày càng trở nên quyết liệt. Doanh nghiệp chỉ giữ và thu hút thêm được cán bộ
quản lý giỏi, chuyên gia công nghệ và thợ lành nghề khi có chính sách hấp dẫn và
cách thức thích hợp. Mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút nhân lực chất lượng
cao là mức độ đáp ứng, phù hợp cả về mặt giá trị, cả về mặt cách thức của những

cam kết trong chính sách thu hút với những nhu cầu ưu tiên thỏa mãn của ứng viên
mục tiêu. Đổi mới chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi cho hoạt động

Đậu Lê Dũng

15

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

của doanh nghiệp trước hết phải thể hiện bằng những thay đổi hình thức đáp ứng
nhu cầu ưu tiên thỏa mãn của loại nhân lực này và đôi khi có mức độ hơn trước
nhiều, hơn của đối thủ cạnh tranh trong cùng một thời gian. Mức độ đáp ứng, phù
hợp càng cao tức là mức độ hấp dẫn càng cao.
Khi mô tả và nhận xét đánh giá mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút ban
đầu cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp cụ thể cần nêu các trường hợp điển hình
mà doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội; trình bày số lượng (%) cán bộ quản lý giỏi đi
khỏi và thu hút thêm được; tính toán trị số, so sánh với của đối thủ cạnh tranh
thành công trong việc thu hút cán bộ quản lý giỏi và đánh giá mức độ hấp dẫn của
từng nội dung sau đó tập hợp các kết quả vào bảng cho dễ nhìn nhận.
Bảng 1.3 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách thu hút ban
đầu cán bộ quản lý giỏi của công ty ……………………….

Đậu Lê Dũng

16


Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

Nội dung của chính sách
thu hút ban đầu

Thực trạng của
công ty …năm
2012

Thực trạng
của ĐTCT
thành công

PVNC-IC

Đánh giá mức độ
hấp dẫn

1. Trị giá suất đầu tư thu
hút ban đầu
2. Hình thức, cách thức
thu hút
Khi thiết lập giải pháp đổi mới nhằm tăng mức độ hấp dẫn của chính sách thu
hút ban đầu cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp cụ thể cần luận giải cách làm
tăng mức độ hấp dẫn của từng nội dung sau đó tập hợp các kết quả vào bảng cho
dễ nhìn nhận.

Bảng 1.4 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách thu hút ban đầu cán bộ quản
lý giỏi của công ty ……………………….
Nội dung của chính sách
thu hút ban đầu

Thực trạng của
công ty …năm
2012

Của ĐTCT
trong 5 năm
tới

Đề xuất cho công
ty …..trong 5 năm
tới

1. Trị giá suất đầu tư thu
hút ban đầu, tr VNĐ
2. Hình thức, cách thức
thu hút
Về mức độ hợp lý của tiêu chuẩn và quy trình xem xét cho thăng tiến và miễn
nhiệm quản lý. Trong kinh tế thị trường tiêu chuẩn chuyên gia quản lý doanh nghiệp
khác rất nhiều so với trước đây. Phải từ nội dung, tính chất, các yêu cầu thực hiện,
hoàn thành các loại công việc quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường để đưa
ra các tiêu chuẩn đối với chuyên gia quản lý doanh nghiệp. Tiếp theo cần có quy
trình tìm hiểu, phát hiện, đàm phán đi đến quyết định bổ nhiệm từng chuyên gia
quản lý doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam phải
là người tốt nghiệp đại học công nghệ chuyên ngành, đại học hoặc cao học quản trị
kinh doanh, đại học hành chính và chính trị. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, gia

nhập, hội nhập các doanh nghiệp cần bổ sung vào quy trình bổ nhiệm chuyên gia
quản lý công đoạn: thi tuyển. Như vậy, tiêu chuẩn càng sát hợp, quy trình xem xét

Đậu Lê Dũng

17

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

càng hợp lý càng bổ nhiệm và thu hút được nhiều chuyên gia quản lý giỏi. Và như
thế sẽ góp phần đáng kể vào việc giữ và thu hút thêm chuyên gia quản lý cho doanh
nghiệp.
Tăng mức độ hợp lý của phương pháp đánh giá thành tích và mức độ hấp
dẫn của chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp cụ thể.
Đánh giá chất lượng công tác quản lý, đánh giá thành tích của cán bộ quản lý là
công việc rất quan trọng và vô cùng phức tạp đòi hỏi trí tuệ bậc cao. Chính sách,
giải pháp, biện pháp quản lý thường có tác động tích cực hoặc tiêu cực sau một
khoảng thời gian nhất định, đôi khi khá dài. Khi chúng ta không nghiên cứu nghiêm
túc, công phu để đưa ra phương pháp đánh giá hợp lý sẽ dẫn đến kết luận về chính
sách, giải pháp, biện pháp và chủ của nó là cán bộ quản lý một cách áp đặt chủ
quan. Lao động quản lý là loại lao động trí óc, trí tuệ, có sản phẩm vô h́nh, hiệu ứng
có độ trễ đáng kể. Do đó, mức độ sáng tạo và chất lượng sản phẩm khó nhận diện
ngay một cách đầy đủ. Phương pháp đánh giá tham gia, đóng góp của cán bộ quản
lý nhằm đúng vào chất lượng, vào mức độ sáng tạo trong công việc quản lý của
từng loại cán bộ là phương pháp thực sự khoa học, là hợp lý. Khi đó cán bộ quản lý

doanh nghiệp sẽ rất hứng khởi, làm việc say mê sáng tạo và tự đầu tư không ngừng
nâng cao trình độ nhất là khi kết quả đánh giá đó được sử dụng để phân biệt đãi
ngộ. Chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi hàm chứa các nội dung như: Tiền thu
nhập bình quân tháng (năm) trong sự so sánh với của đối thủ cạnh tranh thành công;
Cơ cấu các loại thu nhập; Tiền thu nhập bình quân tháng (năm) so với 2 loại nhân
lực khác của doanh nghiệp và mức độ thỏa mãn nhu cầu ưu tiên của cán bộ quản lý
giỏi. Như vậy, để đi đến đánh giá mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ cho
cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp cụ thể trước hết phải bóc tách số liệu,
tính toán được các nội dung: thu nhập tháng bình quân; cơ cấu các loại thu
nhập: lương – thưởng bằng tiền – phụ cấp trách nhiệm - các loại thu nhập
khác như cổ phiếu, suất đi tu nghiệp, du lịch ở nước ngoài...; quan hệ thu nhập
bình quân của 3 loại nhân lực: đội ngũ CBQL, đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ,

Đậu Lê Dũng

18

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

đội ngũ thừa hành; mô tả việc thỏa mãn nhu cầu ưu tiên. Không có so sánh
không có đánh giá. Chuẩn so sánh khác nhau dẫn đến kết quả đánh giá có nghĩa
khác nhau. So sánh với quá khứ kém phát triển cho kết quả có nghĩa ít ỏi; so sánh
với kế hoạch cho kết quả kém sức thuyết phục vì kế hoạch nhiều khi kém sát đúng.
Nói đến kinh tế thị trường là nói đến cạnh tranh, là phải nói đến các đối thủ cạnh
tranh cụ thể, là phải so hiệu quả, mức độ hấp dẫn của các chính sách, mức độ tiến

bộ của các yếu tố kinh doanh với của đối thủ cạnh tranh thành công. Đây là cách so
sánh cho kết quả có nghĩa nhiều hơn, có tác dụng nhièu hơn. Như vậy, tiếp theo
phải tìm hiểu, chọn được đối thủ cạnh tranh thành công trong việc sử dụng cán
bộ quản lý giỏi; biết và so sánh với các nội dung của chính sách đãi ngộ của đối
thủ đó trong cùng thời gian. Mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ là kết quả
hợp thành của mức độ hấp dẫn của các nội dung của nó. Các nhà khoa học quản
lý và các ông chủ doanh nghiệp thông minh luôn khuyên rằng, không nên tiếc tiền
chi cho việc đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi. Khi phương án đổi mới chính sách đãi ngộ
cán bộ quản lý giỏi được thiết kế, công khai và thực thi chất lượng của đội ngũ cán
bộ quản lý của công ty cụ thể dần dần được nâng cao.
Khi mô tả và nhận xét đánh giá mức độ hấp dẫn của chính sách đãi ngộ cán
bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp cụ thể cần nêu một số trường hợp điển hình bất
mãn về chính sách đãi ngộ; nêu số lượng và % cán bộ quản lý giỏi đi khỏi và thu
hút thêm được; mô tả thực trạng, so sánh với của đối thủ cạnh tranh thành công và
đánh giá mức độ hấp dẫn của từng nội dung của chính sách đãi ngộ sau đó tập hợp
các kết quả vào bảng cho dễ nhìn nhận.
Bảng 1.5 Kết quả diễn giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách đãi ngộ đội
ngũ cán bộ quản lý giỏi của công ty…..

Nội dung của chính sách đãi ngộ

Đậu Lê Dũng

Thực trạng của
công ty …

19

Thực trạng của
ĐTCT thành

công

Đánh
giá
mức
độ hấp

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

dẫn
1. Thu nhập tháng bình quân, tr VNĐ
2. Cơ cấu (%) các loại thu nhập
3. Quan hệ thu nhập bình quân của 3
loại NLCLC
4. Thoả mãn nhu cầu ưu tiên
Khi thiết lập giải pháp đổi mới nhằm tăng mức độ hấp dẫn của chính sách
đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp cụ thể trong 5 năm mới cần luận giải
mức độ đổi mới nhằm tăng mức độ hấp dẫn của từng nội dung sau đó tập hợp các
kết quả vào bảng cho dễ nhìn nhận.
Bảng 1.6 Kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi
của công ty……….. trong 5 năm tới

Nội dung của chính sách Thực trạng của công ty Của ĐTCT thành Đề xuất cho
đãi ngộ


công nhất trong 5 công ty...trong
năm tới
5 năm tới
1. Thu nhập tháng bình
quân, tr VNĐ
2. Cơ cấu các loại thu
nhập: Tiền lương/Tiền
phụ cấp/Tiền thưởng
3. Quan hệ thu nhập bình
quân của 3 loại NLCLC
4. Thoả mãn nhu cầu ưu
tiên

Cán bộ quản lý giỏi là người có nhiều thành công và mức sống từ khá trở
lên, lao động phần lớn trí óc. Do vậy, thứ tự ưu tiên thỏa mãn nhu cầu của cán bộ

Đậu Lê Dũng

20

Khóa 2011B


Đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình sử dụng và thu hút thêm nhân lực trình độ cao của

PVNC-IC

quản lý có phần khác với của đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ; của đội ngũ công
nhân, nhân viên bán hàng: nghiêng nặng hơn về phía chất lượng vật chất, đánh
giá đúng, công khai thừa nhận mức độ tham gia đóng góp trí tuệ của họ vào thành

công chung của doanh nghiệp.
Tăng mức độ hấp dẫn của chính sách hỗ trợ và mức độ hợp lý của việc tổ
chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp cụ
thể.
Trong giai đoạn đầu chuyển sang kinh tế thị trường doanh nghiệp cần có
chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý của doanh
nghiệp mình. Suất chi hỗ trợ cho đào tạo nâng cao trình độ lại phải đủ lớn thì mức
độ hấp dẫn mới cao. Suất hỗ trợ cho đào tạo nâng cao trình độ phải cao hơn của các
đối thủ cạnh tranh trong cùng một tương lai thì mức độ hấp dẫn mới cao hơn. Đào
tạo lại phải được tổ chức quy củ, khoa học. Đào tạo nâng cao cho nhân lực chất
lượng cao doanh nghiệp là nhu cầu, đòi hỏi thường xuyên, khi chính sách đào tạo
nâng cao trình độ của doanh nghiệp hướng theo tất cả các loại nhân lực chất lượng
cao, mỗi loại có số lượng hợp lý, suất chi toàn bộ đủ lớn cho bất kỳ hình thức đào
tạo nào trong hoặc ngoài nước là chính sách có mức độ hấp dẫn cao. Để đánh giá và
đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ
quản lý của doanh nghiệp phải tính toán, tình bày và so sánh với của đối thủ cạnh
tranh thành công nhất các chỉ số: số lượt cán bộ được hỗ trợ đào tạo; % suất hỗ
trợ; tổng tiền và nguồn tiền hỗ trợ,.... Khi đó các cán bộ quản lý của doanh nghiệp
sẽ thực sự hứng khởi, có động cơ học tập đúng đắn và đủ mạnh, tìm cánh khoa học
nhất để thực sự nâng cao trình độ. Đây là một hình thức ràng buộc khôn khéo để giữ
chân, tăng thêm cán bộ quản lý giỏi.
Sau khi trình bày các số liệu phản ánh thực trạng, tính toán trị số, so sánh
với của đối thủ cạnh tranh thành công, đánh giá đánh giá mức độ hấp dẫn của từng
nội dung của thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ
cán bộ quản lý của công ty...ta tập hợp các kết quả vào bảng sau

Đậu Lê Dũng

21


Khóa 2011B


×