Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện lực LG việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 101 trang )

NGUYỄN THỊ TÂM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---***---

NGUYỄN THỊ TÂM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
ĐIỆN TỬ LG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA: 2009

Hà Nội – 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---***---

NGUYỄN THỊ TÂM

ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
ĐIỆN TỬ LG VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THỊ LUYẾN

Hà Nội – 2012


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Lời cam đoan
Kính gửi: Khoa Kinh tế và quản lý
Viện đào tạo sau đại học
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Tâm

SHHV: CB091148

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Lớp :QTKD-TT2

Tôi xin cam đoan: Tuyệt đối chấp hành đúng nội quy về bảo vệ luận văn
Tôi xin đảm bảo và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gì mà tôi làm trong
luận văn tốt nghiệp của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Thị Tâm


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là kết quả, học tập, nghiên cứu của tôi trong suốt khóa
học 2009-2011 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và trong thời gian tôi công
tác tại công ty điện tử LG Việt Nam. Trong thời gian thực hiện chuyên đề, tôi nhận
được sự hướng dẫn tận tình của nhiều giảng viên khoa Kinh tế và Quản lý; sự giúp
đỡ của Ban giám đốc và các anh chị em đồng nghiệp công ty điện tử LG Việt Nam
và bạn bè.
Qua đây, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các giảng viên khoa Kinh tế
và Quản lý, khoa sau đại học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tham gia đóng
góp nhiều ý kiến quý báu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ
Nguyễn Thị Luyến- người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn này.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám đốc, các anh
chị, các bạn đồng nghiệp công ty điện tử LG Việt Nam đã nhiệt tình hỗ trợ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù nhận được sự giúp đỡ và nhiều ý kiến đóng góp quý báu, song do
khả năng của bản thân còn hạn chế, luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót.
Mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí độc giả để bản luận văn này hoàn
chỉnh hơn.

Tác giả
Nguyễn Thị Tâm


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT............................................

3

1.1 Chất lượng sản phẩm với tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sản xuất

3

1.2 Phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp sản xuất ................................................................

6

1.3 Các yếu tố trực tiếp quyết định và hướng biện pháp nâng cao chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp.......................................................................

12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ LG VIỆT NAM


21

2.1 Đặc điểm sản phẩm, công nghệ, khách hàng và hiệu quả kinh doanh của
công ty điện tử LG Việt Nam…………………………………………….

21

2.2 Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của công ty điện tử LG Việt Nam
.........................................................................................................

25

2.3 Các nguyên nhân của tình hình chất lượng sản phẩm của công ty điện tử
LG Việt Nam trong thời gian qua chưa hoàn toàn cao...............................

28

2.3.1 Đánh giá mức độ cụ thể hóa, hợp lý hóa tiêu chuẩn chất lượng cho sản
phẩm đầu ra và cho các yếu tố kinh doanh, cho các loại công việc của
doanh nghiệp...............................................................................................

29
51


2.3.2 Đánh giá mức độ hợp lý hóa của chế độ kiểm tra chất lượng của các yếu
tố kinh doanh, chất lượng của các sản phẩm trung gian và của sản phẩm
đầu ra.........................................................................................................
2.3.3 Đánh giá mức độ hợp lý hóa của chế tài thưởng phạt...............................


58

2.4 Tóm tắt chương 2...........................................................................................

59

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ LG VIỆT NAM

61

3.1 Những sức ép mới, những yêu cầu mới đối với chất lượng sản phẩm của
công điện tử LG Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015.................................

61

3.2 Giải pháp 1: Phát triển sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của người
tiêu dùng Việt Nam……………………………………………………..

64

3.2.1 Nội dung chi tiết của giải pháp................................................................

64

3.2.2 Ước tính số điểm thêm cho chất lượng sản phẩm nếu áp dụng giải pháp..

71


3.3 Giải pháp 2: Trả lương cho công nhân nhà cung cấp 4P theo sản phẩm
nhận khoán.................................................................................................

73

3.3.1 Nội dung chi tiết của giải pháp..................................................................

75

3.3.2 Ước tính số điểm thêm cho chất lượng sản phẩm nếu áp dụng giải pháp.

79

3.4 Giải pháp 3 : Hoàn thiện chế độ kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm

82

3.4.1 Nội dung chi tiết của giải pháp...................................................................

82

3.4.2 Ước tính số điểm tăng thêm cho chất lượng sản phẩm nếu áp dụng giải
pháp. .........................................................................................................

84

3.5 Tóm tắt chương 3

88


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

LG

Life Good

SHHV

Số hiệu học viên

TS

Tiến sĩ

QTKD

Quản trị kinh doanh

ISO


International Organization for Standardization

FCR

Faille cost rate

FFR

Field faille rate

CCSP

Cơ cấu sản phẩm

LQC

Line quality control

LT

Long term

SPC

Statistical Process Control

PDCA

Plan Do Check Act


LCD

Liquid Crystal Display

TV

Tivi

CRT

Cathode Ray Tube

DVD

Digital Video Disk

GSM

Global System for Mobile

IQA

Input Quality Assurance

OQA

Output Quality Assurance

QA


Quality Assurance

MNT

Monitor

NVL

Nguyên vật liệu

TQM

Total Quality Management

TPS

Total Production System

JIT

Just In Time


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bộ chỉ số đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm
Bảng 1.2 Bảng chấm điểm các chỉ số FFRq, FFRv, FCR
Bảng 1.3 Bảng chấm điểm các chỉ số CCSP
Bảng 1.4 Bảng chấm điểm các chỉ số Loss time
Bảng1.5 Nội dung và các cơ sở, căn cứ của hoạch định chất lượng

Bảng 2.1 Đặc điểm sản phẩm, công nghệ và điều kiện sản xuất của công ty LG Việt Nam
Bảng 2.2 Kết quả chấm điểm FFRq năm 2011 công ty LG Việt Nam
Bảng 2.3 Kết quả chấm điểm FFRv năm 2011 công ty LG Việt Nam
Bảng 2.4 Kết quả chấm điểm FCR năm 2011 công ty LG Việt Nam
Bảng 2.5 Kết quả chấm điểm CCSP năm 2011 công ty LG Việt Nam
Bảng 2.6 Kết quả chấm điểm CCSP năm 2011 công ty LG Việt Nam
Bảng 2.7 Kết quả chấm điểm tình hình chất lượng sản phẩm năm 2011 công ty LG
Việt Nam
Bảng 2.8 Đặc tính kỹ thuật sản phẩm công ty LG Việt Nam
Hình 2.9 Quy trình test linh kiện sản xuất trong nước công ty LG Việt Nam
Bảng 2. 10 Danh sách và tiêu chuẩn chất lượng dây chuyền, thiết bị công ty LG Việt Nam
Bảng 2.11 Phân loại bậc công nhân công ty LG Việt Nam
Bảng 2.12 Bộ tiêu chuẩn chất lượng công việc trong HTQLCL công ty LG Việt Nam
Bảng 2.13 Bảng phân tích đầu tư khuôn để sản xuất Vỏ trong nước công ty LG Việt Nam
Bảng 2.14 Tổng hợp thiệt hại do dừng sản xuất năm 2011 công ty LG Việt Nam
Bảng 2.15 Tổng hợp thiệt hại do hủy linh kiện năm 2011 công ty LG Việt Nam
Bảng 2.16 Báo cáo thị phần LCD TV Việt Nam
Bảng 2.17 Tổng hợp các vấn đề chất lượng linh kiện nhập khẩu năm 2011 công ty LG
Việt Nam
Bảng 2.18 Tổng hợp chế độ kiểm tra chất lượng công ty LG Việt Nam
Bảng 2.19 Cách thức và những vấn đề cần phải cải tiến đối với chế độ kiểm tra chất
lượng sản phẩm tại công ty LG Việt Nam
Bảng 3.1 Danh sách công việc phải làm để thực hiện giải pháp 1
Bảng 3.2 Kết điều tra lấy ý kiến chuyên gia về quy trình phát triển sản phẩm mới công
ty LG Việt Nam


Bảng 3.3 Dự kiến chi phí cho giải pháp 1
Bảng 3.4 Cơ cấu điểm chất lượng sản phẩm sau giải pháp1
Bảng 3.5 Danh sách công việc phải làm để thực hiện giải pháp 2

Bảng 3.6 Mục tiêu chất lượng nhà cung cấp 4P cam kết năm 2012.
Bảng 3.7 Dự kiến chi phí cho giải pháp 2
Bảng 3.8 Cơ cấu điểm chất lượng sản phẩm sau giải pháp 2
Bảng 3.9 sách công việc phải làm để thực hiện giải pháp 3
Bảng 3.10 Thống kê loại linh kiện sửa chữa ngoài thị trường năm 2011
Bảng 3.11 Thống kê chi phí linh kiện sửa chữa ngoài thị trường năm 2011
Bảng 3.12 Dự kiến chi phí giải pháp 3
Bảng 3.13 Cơ cấu điểm chất lượng sau giải pháp 3
Bảng 3.14 Tóm tắt các giải pháp


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa kiểm tra chất lượng và thiết kế sản phẩm
Hình 2.1 Giới thiệu một số hình ảnh về sản phẩm đặc trưng của công ty LG Việt Nam
Hình 2.2 Kết hoạt động của công ty LG Việt Nam năm 2011
Hình 2.3 Quy trình hoạch định chất lượng tại công ty LG Việt Nam
Hình 2.4 Sơ đồ sản phẩm mới năm 2012 công ty LG Việt Nam
Hình 2.5 Quy trình test linh kiện sản xuất trong nước công ty LG Việt Nam
Hình 2.6 Bản chấp thuận mua máy móc thiết bị cho sản phẩm mới công ty LG
Việt Nam
Hình 2.7 Quy trình tuyển dụng của công ty Điện tử LG Việt Nam
Hình 2.8 Các quá trình chính trong HTQLCL của công ty LG Việt Nam
Hình 2.9 Quy trình phát triển sản phẩm mới tại công ty LG Việt Nam
Hình 2.10 Qui trình kiểm tra trong quá trình sản xuất tại nhà máy LG Việt Nam
Hình 2.11 Chỉ tiêu khen thưởng định kỳ cho tổ chức và cá nhân công ty LG Việt Nam
Hình 3.1 Quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty LG Việt Nam đã cải tiến
Hình 3.2 Báo cáo phân tích Q,C, D sản phẩm mới năm 2012 công ty LG Việt Nam
Hình 3.3 Kết quả phân tích nhu cầu thị trường Tivi Việt Nam năm 2012
Hình 3.4 Kết quả phân tích đối thủ cạnh tranh công ty LG Việt Nam
Hình 3.5 Kế hoạch bán hàng và cơ cấu sản phẩm năm 2012 công ty LG Việt Nam

Hình 3.6 Tỷ lệ loss time do dừng sản xuất 2011
Hình 3.7 Parato chart về chi phí linh kiện trong nhà máy và ngoài thị trường năm
2011 công ty LG Việt Nam
Hình 3.8 Nguyên tắc thiết lập mục tiêu chất lượng cho nhà cung cấp năm 2012
công ty LG Việt Nam
Hình 3.9 Bản chấp thuận cho giá khóan công ty 4P
Hình 3.10 Bản chấp thuận online máy tạo môi trường công ty LG Việt Nam


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài luận văn
Sau 3 kỳ học lý thuyết của chương trình đào tạo thạc sỹ QTKD của ĐHBK

Hà Nội em nhận sâu sắc rằng: Chất lượng sản phẩm là yếu tố cạnh tranh quyết định
trực tiếp thành (bại) của doanh nghiệp khi chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập
kinh tế quốc tế. Và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào
mức độ nhận thức và đầu tư của lãnh đạo, quản lý cho quản lý chất lượng.
Tiếp theo, sau một số năm công tác ở công ty LG Việt Nam em thấy: chất
lượng sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm vẫn có nhiều điều chưa hoàn toàn
hợp lý.
Và cuối cùng là căn cứ vào chuyên ngành đào tạo và công tác của em trong
tương lai.
Em đã chủ động đề xuất và được chấp thuận làm luận văn thạc sỹ với đề tài:
Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt
Nam.
2.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng sản phẩm.
Phạm vi nghiên cứu: các loại sản phẩm chủ yếu của công ty điện tử LG Việt

Nam, nhà máy lắp ráp điện tử tại tỉnh Hưng Yên.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
Kết quả đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng hiện tại của của

công ty điện tử LG Việt Nam cùng các nguyên nhân chính yếu trực tiếp.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty điện tử
LG Việt Nam trong thời gian tới.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu học viên chủ yếu sử dụng kết hợp các phương

pháp như: mô hình hóa thông kê, điều tra, chuyên gia.
5.

Kết cấu của luận văn

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

1


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam


Ngoài Lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm tại công ty điện
tử LG Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử
LG Việt Nam đến 2015.

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

2


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
Thực tế luôn đòi hỏi chúng ta phải trả lời 3 câu hỏi của vấn đề chất lượng sản
phẩm: tại sao phải nâng cao?, nâng từ đâu đến đâu ? và nâng cao bằng cách
nào?
Câu hỏi 1 sẽ được trả lời bởi nội dung của mục 1.1; câu hỏi 2 sẽ được trả lời
bởi nội dung của mục 1.2; câu hỏi 3 sẽ được trả lời bởi nội dung của mục 1.3.
1.1.

Chất lượng sản phẩm với tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sản

xuất .

Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường.
Mỗi một sản phẩm khi được sản xuất ra đều nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu
nhất định của người tiêu dùng. Sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao
gồm cả những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cụ thể và các dịch vụ.
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sử dụng
rất phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trên thực tế tuỳ theo góc
độ quan niệm và tuỳ theo mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra
nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm.
Quan điểm của Karl Marx ( Các Mác: 1818-1883), theo ông: “Người tiêu
dùng mua hàng không phải hàng có giá trị mà vì hàng có giá trị sử dụng và thoả
mãn những mục đích xác định’’. Vậy chất lượng sản phẩm là thước đo biểu hiện giá
trị sử dụng của nó. Ngoài ra nó còn biểu thị trình độ giá trị sử dụng của hàng hoá.
Quan điểm chất lượng theo khuynh hướng của người sản xuất: “Chất lượng
của một sản phẩm nào đó là mức độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu,
những chỉ tiêu thiết kế hay những quy định riêng cho sản phẩm ấy”.
Quan điểm chất lượng theo khuynh hướng thoả mãn nhu cầu: Theo quan
niệm của tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu( European Organisation for Quality
Control) “Chất lượng của sản phẩm là mức độ mà sản phẩm ấy đáp ứng được nhu

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

3


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

cầu của người sử dụng”.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm, nhưng trong
điều kiện nền kinh tế thị trường thì doanh nghiệp cần phải đứng trên góc độ của
người tiêu dùng để quan niệm về chất lượng sản phẩm. Thể hiện điều này, quan

điểm đầy đủ hiện nay về chất lượng được tổ chức tiêu chuẩn thế giới ISO định
nghĩa “Chất lượng là mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các
yêu cầu’’ . Xuất phát từ định nghĩa trên, theo GS, TS Đỗ Văn Phức, chất lượng sản
phẩm là mức độ đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của người sử dụng [2, tr 277]. Chất
lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng các yếu
tố đầu vào và chất lượng của các công việc tham gia tạo sản phẩm đầu ra đó. Cũng
theo giáo sư Phức, điều quan trọng đầu tiên thuộc quản lý chất lượng sản phẩm là
phải làm rõ, cụ thể hoá, chi tiết hoá các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau đó tìm
cách đáp ứng; trường hợp đáp ứng gần nhu cầu là trường hợp chất lượng cao.
Những tính chất đặc trưng đó thường được xác định bằng những chỉ tiêu,
những thông số về kinh tế- kỹ thuật – thẩm mỹ... có thể cân, đo, tính toán được,
đánh giá được. Như vậy chất lượng sản phẩm là thước đo của giá trị sử dụng. Cùng
một giá trị sử dụng, sản phẩm có thể có mức hữu ích khác nhau, mức chất lượng
khác nhau.
Một sản phẩm có chất lượng cao là một sản phẩm có độ bền chắc, độ tin cậy
cao, dễ gia công, tiện sử dụng, đẹp, có chi phí sản xuất, chi phí sử dụng và chi phí
bảo dưỡng hợp lí, tiêu thụ nhanh trên thị trường, đạt hiệu quả cao.
Như vậy, chất lượng sản phẩm không chỉ tập hợp các thuộc tính mà là mức
độ các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể.
Quan niệm chất lượng sản phẩm hàng hoá nêu trên thể hiện một lập luận
khoa học toàn diện về vấn đề khảo sát chất lượng, thể hiện chức năng của sản phẩm
trong mối quan hệ “ sản phẩm- xã hội- con người“.
Khi đề cập đến vấn đề chất lượng sản phẩm, tức là nói đến mức độ thoả mãn
nhu cầu của sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng
của nó. Mức độ thoả mãn nhu cầu không thể tách rời khỏi những điều kiện sản

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

4



Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

xuất-kinh tế-kỹ thuật- xã hội cụ thể. Khả năng thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ
được thể hiện thông qua các tính chất, đặc trưng của nó.
Từ các định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm của chất lượng sản
phẩm:
1/ Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý
do nào đó không đáp ứng được nhu cầu thì bị coi là chất lượng kém, cho dù trình độ
công nghệ chế tạo ra nó hiện đại.
2/ Do nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn biến đổi theo
thời gian, không gian, điều kiện sử dụng. Vì vậy phải định kỳ xem xét lại các yêu
cầu chất lượng.
3/ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, cần phải xét mọi đặc tính của
đối tượng có liên quan đến sự thoả mãn những yêu cầu cụ thể.
4/ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn
nhưng cũng có những nhu cầu không thể mô tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể
cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện chúng trong quá sử dụng.
5/ Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá mà ta vẫn hiểu
hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho mọi thực thể, có thể là sản phẩm, một
hoạt động, một quá trình, một doanh nghiệp hay một con người.
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với
doanh nghiệp, thể hiện ở chỗ:
Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài thì sản phẩm của nó phải có tính cạnh
tranh và hoạt động của nó phải tạo ra lợi nhuận.
Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội.
Bởi vì đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tức là đảm bảo sử dụng tiết kiệm

hợp lý nguồn nguyên vật liệu, sức lao động, nguồn vốn của xã hội, giảm sức gây ô
nhiễm môi trường để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sự phát triển của doanh

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

5


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

nghiệp có được nhờ tăng chất lượng sản phẩm, nhờ hệ thống quản lý chất lượng của
doanh nghiệp sẽ làm tăng thu ngân sách cho Nhà nước.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, nâng cao chất lượng là một biện pháp hữu
hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng và
toàn xã hội.
1.2.

Phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng sản

phẩm của doanh nghiệp sản xuất.
Câu hỏi 1 lâu nay chúng ta đã quan tâm trả lời; câu hỏi 2 thường quan tâm ít
cụ thể; câu hỏi 3 nhiều khi trả lời lệch lạc.
Để trả lời câu hỏi 2 cần đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm. Kết quả
đánh giá chỉ có sức thuyết phục khi phương pháp đánh giá được chọn dùng có hàm
lượng khoa học cao. Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [ 2, tr 385], một phương pháp đánh
giá chỉ thu được kết quả có sức thuyết phục khi:
1.

Các tiêu chí được thiết lập xuất phát từ bản chất và bao quát hiện tượng.


2.

Chất lượng dữ liệu đảm bảo. Nếu là số liệu thống kê thì phải là số liệu thực.

Nếu là dữ liệu điều tra, khảo sát thì mẫu được chọn phải đại diện ( đối tượng điều
tra và quy mô hợp lý, hướng dẫn chi tiết, cụ thể, xử lý kết quả một cách khoa học).
3.

Chuẩn so sánh chấp nhận được, tạm coi là chuẩn.

4.

Có cách đánh giá chung kết định lượng tương đối hợp lý.
Vận dụng cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

đó là phương pháp của giáo sư như ở bảng sau.
Bảng 1.1 Bộ chỉ số đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm
Bộ chỉ số

Điểm tối đa

1. Mức độ đạt chất lượng về mặt số lượng

20

2. Mức độ đạt chất lượng về mặt giá trị

20

3. Mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt yêu cầu


20

4. Mức độ đạt chất lượng về cơ cấu sản phẩm

20

5. Mức độ tổn hại do sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng

20

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

6


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

Cần tính toán được từng chỉ số và cho điểm từng chỉ số, cộng điểm của các
chỉ số được điểm tổng từ đó có thể đánh giá chung kết định lượng tình hình chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp trong năm cụ thể.
Tình hình chất lượng sản phẩm tốt: 75-100 điểm
Tình hình chất lượng sản phẩm chưa hoàn toàn cao: 51-74 điểm
Tình hình chất lượng sản phẩm xấu: dưới 50 điểm.
Bộ chỉ số trên hoàn toàn hợp lý bởi chúng phản ánh một tổng thể về tình hình
chất lượng sản phẩm tại một thời điểm cụ thể. Chúng đã thể hiện sự quan tâm đầy
đủ của các nhà quản lý đến tất cả vấn đề khác nhau trong công tác quản lý chất
lượng sản phẩm bao gồm vấn đề tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng, vấn đề về chi phí
chất lượng và tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm thông qua tác hại của việc
không đạt chất lượng.

Dữ liệu để đánh giá được lấy từ số liệu thống kê thực tế của doanh nghiệp.
Chuẩn so sánh là kết quả của các chuyên gia (cấp lãnh đạo có kinh nghiệp về chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp) và so sánh với các doanh nghiệp thành đạt cùng
nghành.
Sau đây là cách tính toán, so sánh đánh giá từng chỉ tiêu ( học viên xin giới
thiệu xen kẽ các chỉ tiêu hiện tại công ty LG Việt Nam đang sử dụng)
1/ Mức độ đạt chất lượng về mặt số lượng ( FFRq).
FFRq: Field Faile Rate -quantity : tỷ số tổng số sản phẩm hỏng trên tổng số
sản phẩm bán ra đến tay người tiêu dùng, số cộng dồn tính cho một năm.
Công thức của FFRq:
Dq
FFRq (%)=

Tổng số sản phẩm hỏng
X 100 =

Sq

X 100
Tổng máy bán cho khách hàng

Trong đó:
Dq ( Defect)=số lượng sản phẩm hỏng tính trong vòng 12 tháng gần nhất.Sq
( Sale): số lượng bán hàng đến tay người tiêu dùng trong vòng 12 tháng gần nhất.
Ý nghĩa của chỉ số FFRq:

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

7



Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

Chỉ số FFRq cho biết cứ 100 sản phẩm của công ty bán ra đến tay người tiêu
dùng thì có FFR sản phẩm bị sai hỏng và được khách hàng báo cho trung tâm chăm
sóc khách hàng của công ty. Lỗi phải sửa chữa có thể là linh kiện hỏng, các lỗi hỏng
phi linh kiện ví dụ những phàn nàn về sản phẩm, khách hàng không biết cài đặt
hoặc sử dụng sản phẩm...
2/ Mức độ đạt chất lượng về mặt giá trị (FFRv).
FFRv: Field Faile Rate -value : tỷ số tổng giá trị sản phẩm hỏng trên tổng
doanh thu, tính cho một năm.
Công thức của FFRv:
Dv
FFRv (%)=

Tổng giá trị sản phẩm hỏng
X 100 =

Sv

X 100
Tổng doanh thu

Trong đó:
Dv ( Defect)= tổng giá trị sản phẩm hỏng tính trong vòng 12 tháng gần nhất.
Sv ( Sale): Tổng giá trị sản phẩm bán ra trong vòng 12 tháng gần nhất.
Ý nghĩa của chỉ số FFRv:
Chỉ số FFRv cho biết cứ 100 đồng sản phẩm của công ty bán ra thì có FFRv
giá trị sản phẩm bị sai hỏng và được khách hàng báo cho trung tâm chăm sóc khách
hàng của công ty.

Như vậy, qua chỉ số FFRv, nhà quản lý có thể biết được mức độ đạt chất
lượng về mặt giá trị. Sự cần thiết phải quản lý FFRv ( chỉ số về giá trị) bên cạnh chỉ
số FFRq ( chỉ số về số lượng) bởi vì đôi khi một loại sản phẩm có thể hỏng với số
lượng lớn nhưng thiệt hại về tiền lại không đáng kế. Việc kết hợp quản lý FFRv và
FFRq nhằm quản lý chất lượng đến mức tối ưu nhất, quan tâm cả về số lượng và giá
trị, mà cả hai yếu tố này đều gây tác động xấu đến khách hàng.
3/ Mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt yêu cầu (FCR)
FCR - Faile Cost Rate- chi phí chất lượng không đạt yêu cầu. FCR là tỷ số
giữa tổng chi phí chất lượng/ tổng doanh thu.
Công thức FCR:

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

8


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

C
FCR (%)=

Tổng chi phí chất lượng
X 100

=

S

X 100
Tổng doanh thu


Trong đó:
C ( Cost)= Tổng chi phí chất lượng trong 12 tháng gần nhất. S ( Sale): Tổng
doanh thu trong 12 tháng gần nhất.
Ý nghĩa của chỉ số FCR:
Chỉ số FCR cho biết cứ 100 đồng sản phẩm bán ra thì công ty phải chi FCR
đồng cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm thoả mãn người tiêu dùng và cho việc
khắc phục sản phẩm không đạt chất lượng. Việc cần thiết phải đánh giá và hạch
toán chi phí chất lượng trong doanh nghiệp sản xuất là vì các lý do sau:
Ban lãnh đạo muốn có những báo cáo đầy đủ về chi phí để biết được đâu là
chi phí hợp lý và không hợp lý, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Chi phí chất lượng tạo ra cho các nhà quản lý một phương pháp tài chính để
đánh giá được mức độ chất lượng. Thông qua chi phí chất lượng, có thể thấy được
sự biến động của tình hình chất lượng, để từ đó đề ra các biện pháp kiểm soát có
hiệu quả hơn, giảm được chi phí hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng tới chất lượng
sản phẩm.
Và một đặc điểm quan trọng của chi phí chất lượng đó chính là chất xúc tác
hướng con người vào các hành động vì chất lượng một cách nghiêm túc, khả năng
khơi dậy nhận thức và tạo sự quan tâm đến các chương trình chất lượng.


Cách đánh giá tình hình chất lượng qua các chỉ số FFRq, FFRv, FCR:
Tính kết quả các chỉ số theo số liệu thống kê thực tế, so sánh với FFRq,

FFRv, FCR kế hoạch để xác định mức độ đáp ứng, nếu đạt kế hoạch 100% thì đạt
điểm tối đa ( 20 điểm).
Như vậy chuẩn so sánh ở đây là FFRq, FFRv, FCR kế hoạch. Việc xác định
kế hoạch năm 2011 cho các chỉ số tại công ty Điện tử LG Việt Nam tuân thủ theo
nguyên tắc sau:


Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

9


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

-

Tính FFRq, FFRv, FCR của LGEVN

-

Lấy số liệu của FFRq, FFRv, FCR của công ty LG Indonesia và công ty LG

thực tế năm 2010.

Thái Lan ( đây chính là 2 công ty có đặc điểm tương đồng với LGEVN, đồng thời
cũng là đối thủ cạnh tranh của LGEVN trong việc giành lợi thế xuất khẩu sản phẩm
LG cho các nước khu vực Đông Nam Á).
-

Tính giá trị nhỏ nhất của FFRq, FFRv, FCR của ba công ty: LGEVN, LGEIN,

LGETH ( min).
o

Nếu kết quả của LGEVN năm 2010<= giá trị min-> đặt kế hoạch cho năm


2011 với tiêu chí cải tiến 15%
o

Nếu kết quả của LGEVN năm 2010>=giá trị min ( tình hình chất lượng của

LGEVN chưa tốt bằng LGEIN , LGETH)-> đặt kế hoạch năm 2011= giá trị min.
Nguồn: Phòng QA [phụ lục 2, slide 16]

Bảng 1.2 Bảng chấm điểm các chỉ số FFRq, FFRv, FCR

Sản phẩm

Kết quả FFRq,
FFRv, FCR ( %)

Kế hoạch
FFRq, FFRv,
FCR ( %)

Tỷ lệ đạt kế
hoạch (%)

………
FFR đạt kế hoạch trung bình (%)
Quy ra điểm ( điểm)

4/ Mức độ đạt chất lượng về mặt cơ cấu sản phẩm (CCSP)
Giống như một nền kinh tế luôn có cơ cấu cho từng thành phần kinh tế, trong
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng có cơ cấu sản phẩm. Cơ cấu sản phẩm của
doanh nghiệp có thể thay đổi theo từng thời kỳ phụ thuộc vào nhu cầu thị trường,

đối thủ cạnh tranh và mục tiêu của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình thực hiện cơ
cấu sản phẩm cũng góp phần giúp nhà quản lý có những điều chỉnh hợp lý để phù
hợp với nhu cầu của thị trường.
Đánh giá mức độ đạt chất lượng về mặt cơ cấu sản phẩm bằng cách xác định
doanh số bán hàng và tỷ lệ % của từng sản phẩm thực tế; so sánh với cơ cấu( %) kế
hoạch để đánh giá mức độ đáp ứng. Vậy chuẩn so sánh là cơ cấu (%) kế hoạch.
Đối với công ty điện tử LG Việt Nam, cơ cấu kế hoạch được xác định từ đầu
Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

10


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

năm hoạt động, dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, và
mục tiêu của công ty đồng dựa trên ý kiến các chuyên gia ( là cấp cán bộ quản lý
của công ty) và kế hoạch cơ cấu này đều có sự xét duyệt của ban giám đốc và tập
đoàn.
Bảng 1.3 Bảng chấm điểm các chỉ số CCSP
Sản phẩm

Số lượng/ %

Cơ cấu kế
hoạch (%)

Cơ cấu kết
quả (%)

Đạt kế hoạch

( %)

Doanh thu ( $)
Tỷ lệ(%)
Tỷ lệ đạt kế hoạch chung
Quy ra điểm
………..

4/ Mức độ tổn hại do sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng.
Ngoài những tổn hại về kinh tế, việc không đạt yêu cầu về chất lượng còn
gây ra các tổn hại khó tính toán và báo cáo. Đó chính là các tổn hại do sự rời bỏ của
khách hàng , do mất doanh số bán, do khách hàng khiếu nại, do ngừng sản xuất, do
phải kiểm tra, sản xuất, bán hàng lại...
Hiện nay công ty LG Việt Nam đang sử dụng chỉ số lãng phí thời gian
(loss time) để đánh giá mức độ tổn hại do sản phẩm không đạt yêu cầu về chất
lượng.
Tổng thời gian lãng phí

Loss time(%)=

* 100

Tổng thời gian sản xuất

Tổng thời gian lãng phí= thời gian dừng sản xuất+ thời gian sản xuất lại.
Đánh giá tình hình chất lượng qua chỉ số loss time bằng cách so sánh giá trị
loss time thực tế với loss time kế hoạch để xác định mức độ đáp ứng. Nếu đạt
100% kế hoạch thì đạt điểm tối đa ( 20 điểm).
Như vậy chuẩn so sánh là loss time kế hoạch, chỉ số này phụ thuộc vào hiệu
quả quản lý của công ty, nên tập đoàn luôn yêu cầu các công ty con đặt mục tiêu cải

tiến 20% so với kết quả năm trước.

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

11


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

Bảng 1.4 Bảng chấm điểm các chỉ số Loss time

Phân loại

Kết quả loss
time (%)

Kế hoạch loss
time (%)

Đạt kế
hoạch
(%)

…….
Tổng loss time đạt kế hoạch
Quy ra điểm ( điểm)

Điểm tổng chất lượng = tổng điểm ( FFRq, FFRv, FCR, CCSP, Loss
time)
1.3.


Các yếu tố trực tiếp quyết định và hướng biện pháp nâng cao chất lượng

sản phẩm của doanh nghiệp.
Để trả lời câu hỏi 3 chúng ta cần hiểu biết tốt các nhân tố (yếu tố là nguyên
nhân) của chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Có nhiều
cách tiếp cận để chỉ ra, nhận biết các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm. Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [ 2, tr 387], chất lượng sản phẩm đầu ra của
doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc trực tiếp chủ yếu vào chất lượng thực hiện các
loại công việc quản lý chất lượng sản phẩm. Cách tiếp cận này hoàn toàn phù hợp
với các nguyên lý đã được đúc kết bởi các chuyên gia hàng đầu về chất lượng như
William Ewards Deming, Joseph M. Juran, Philip B.Crosby.
Deming là người đầu tiên dạy rằng hệ thống được thiết kế như thế nào sẽ
đem lại kết quả như thế đó. Ông cho rằng 80-85% chất lượng sản phẩm, dịch vụ có
đạt hay không là do ở vấn đề quản lý [4, tr 58].
Còn quan điểm của Josep M. Juran ông cho rằng chất lượng không phải là
kết quả ngẫu nhiên mà nó phải được kế hoạch hóa [4, tr 61]. Juran tập trung vào 3
phương diện của chất lượng là: hoạch định chất lượng- quy trình để xác định mục
tiêu chất lượng; kiểm soát chất lượng- quy trình để đáp ứng mục tiêu chất lượng
trong tác nghiệp và cải tiến chất lượng – quy trình để thực hiện những hành động để
đạt đến các mức hiệu quả chưa từng đạt được trong quá khứ [3, tr 42].
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [ 2, tr 389], các nhân tố trực tiếp quyết định chủ

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

12


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam


yếu tình hình chất lượng sản phẩm được chuyển hóa từ chất lượng quản lý chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất như sau:
Nhân tố thứ nhất là mức độ cụ thể hóa, hợp lý hóa tiêu chuẩn chất lượng
cho sản phẩm đầu ra và cho các yếu tố kinh doanh, cho các loại công việc của
doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn chất lượng này thực chất là kết quả của quá trình
hoạch định chất lượng.
Hoạch định chất lượng là chức năng quan trọng hàng đầu và đi trước các
chức năng khác của hoạt động quản lý chất lượng. Nhiệm vụ chủ yếu của hoạch
định chất lượng là hoạt động nghiên cứu thị trường để xác định yêu cầu của khách
hàng về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, sau đó chuyển kết quả này tới bộ
phận tác nghiệp. Chất lượng công việc hoạch định chất lượng phụ thuộc chủ yếu
vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ cho hoạch định chất lượng. Các cơ sở, căn cứ
cho hoạch định chất lượng là: kết quả dự báo nhu cầu của thị trường; kết quả dự báo
về đối thủ cạnh tranh và kết quả dự báo về năng lực của bản thân doanh nghiệp.
Nói như vậy, thực chất của hoạch định chất lượng là một phần công việc của
hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả của hoạt động này là
phương án về cặp sản phẩm-khách hàng được lựa chọn trong đó quy định rõ chất
lượng sản phẩm sẽ được sản xuất dựa trên yêu cầu cụ thể của khách hàng mục tiêu,
sau đó là việc thiết kế sản phẩm và các quy trình cần thiết, các kế hoạch đầu tư và
nguồn lực để thực hiện. Các quyết định sai sẽ dẫn đến một loạt các lãng phí, tổn thất
cho doanh nghiệp.
Bảng1.5 Nội dung và các cơ sở, căn cứ của hoạch định chất lượng
Nội dung của hoạch
định chất lượng
Lựa chọn các cặp sản
phẩm khách hàng

Kết quả dự báo về nhu cầu của
thị trường, đối thủ cạnh tranh Tiêu chuẩn sản phẩm sẽ cung
và năng lực của doanh nghiệp

cấp: chất lượng, giá cả, giao

Lựa chọn chất lượng của Yêu cầu cụ thể của
từng sản phẩm

Sản phẩm đầu ra

Các cơ sở, căn cứ

khách hàng

hàng đã lựa chọn, năng lực của

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

13


Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

doanh nghiệp, mục tiêu của
doanh nghiệp
Các bản vẽ kỹ thuật, hệ thống
Thiết kế sản phẩm và các Tiêu chuẩn sản phẩm đã được
quá trình

xác định

các quy trình hoạt động. Tiêu
chuẩn chất lượng các yếu tố

kinh doanh và các loại công
việc

Chất lượng của công việc hoạch định chất lượng được đánh giá qua mức độ
cụ thể hóa, hợp lý hóa tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm đầu ra, cho các yếu
tố kinh doanh, cho các loại công việc của doanh nghiệp.
Mức độ cụ thể được thể hiện qua mức độ văn bản hóa của hệ thống tiêu
chuẩn đó. Khi tiêu chuẩn không được văn bản hóa sẽ mất hết tính hiệu lực và trở
nên vô nghĩa bởi vì các tiêu chuẩn được xây dựng và triển khai áp dụng trong một
giai đoạn nhất định trong khi môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi. Mức
độ cụ thể hóa của tiêu chuẩn chất lượng còn đảm bảo được khả năng đào tạo, giáo
dục nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người lao động về tiêu chuẩn chất
lượng.
Mức độ hợp lý của tiêu chuẩn chất lượng của công ty sản xuất công nghiệp
thể hiện ở các điểm sau:
Môi trường kinh doanh của công ty trên lãnh thổ Việt Nam, vì vậy bộ tiêu
chuẩn chất lượng của công ty không được phép thấp hơn so với bộ tiêu chuẩn quốc
gia Việt Nam ( TCVN).
Đối với sản phẩm đầu ra mức độ hợp lý hóa của tiêu chuẩn chất lượng được
đánh giá qua mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và được lượng hóa bằng các
chỉ số kinh doanh như tốc độ tăng trưởng doanh thu, thị phần trên thị trường.
Đối với các yếu tố kinh doanh ( nguyên vật liệu, dây chuyền, thiết bị, nhân
lực, môi trường làm việc) và các loại công việc mức độ hợp lý hóa của tiêu chuẩn
chất lượng được đánh giá qua mức độ đóng góp vào hiệu quả kinh doanh như giảm

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

14



Đánh giá và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty điện tử LG Việt Nam

chi phí, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản
phẩm.
Mức độ hợp lý hóa của các tiêu chuẩn chất lượng còn được thể hiện qua việc
chúng được sửa đổi thường xuyên để thích hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và xã
hội.
Nhân tố thứ hai là mức độ hợp lý hóa của chế độ kiểm tra chất lượng của
các yếu tố kinh doanh, chất lượng của các sản phẩm trung gian và của sản
phẩm đầu ra.
Kiểm tra chất lượng là quá trình điều khiển đánh giá các hoạt động tác
nghiệp thông qua kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và các hoạt động nhằm đảm
bảo chất lượng theo đúng yêu cầu.
Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm tra chất lượng là:


Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng và xác định mức độ chất lượng đạt

được trong thực tế của doanh nghiệp.


So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện sai lệch trên các

phương diện kinh tế kỹ thuật.


Phân tích thông tin về chất lượng tạo cơ sở cho cải tiến và khuyến khích cải

tiến chất lượng sản phẩm.
Một chế độ kiểm tra, kiểm soát chất lượng được gọi là hợp lý nó khi cung

cấp được các kết quả tương đối khách quan, chính xác và kịp thời. Do kiểm tra phải
dựa vào các chứng cứ, tài liệu được con người lưu lại và phản ánh, vì thế kiểm tra
phải được tiến hành khoa học, người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có kiến thức,
kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tra để có thể hiểu hết được những nguy cơ về sự
sai lệch của số liệu, chứng cứ dùng trong quá trình kiểm tra, hay nói cách khác phải
có lực lượng kiểm tra mạnh và hiện đại.
Có thể đánh giá mức độ hợp lý của chế độ kiểm tra, kiểm soát chất lượng
bằng cách tiếp cận đánh giá chất lượng các yếu tố sau:
Mức độ hợp lý của việc lựa chọn các đối tượng kiểm tra. Trong doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp, đối tượng kiểm tra chất lượng bao gồm:

Nguyễn Thị Tâm- Lớp cao học chuyên nghành Quản Trị Kinh Doanh

15


×