Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực thiết kế của công ty cổ phần dịch vụ cơ khí hàng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.14 MB, 235 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------

TRẦN THIỆN LÊ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT KẾ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS. NGUYỄN VĂN THANH

Hà Nội – Năm 2013


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sỹ khoa học: Giải pháp nâng cao năng lực
thiết kế của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải là do tôi tự phát triển và
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Thanh. Các số liệu và kết
quả trong luận văn là xác thực.
Để hoàn thành luận văn này, ngoài các tài liệu được ghi trong danh mục tham khảo
và phụ lục tôi cam đoan không sao chép hay sử dụng bất kỳ tài liệu nào khác. Nếu


phát hiện có sự sao chép tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Người thực hiện

Trần Thiện Lê

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

i


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện Đào tạo sau Đại học – Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội tôi đã luôn nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ và động viên
của các thầy cô giáo, các giảng viên của nhà trường. Chân thành cảm ơn sự quan
tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo.
Trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
để tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải đã tạo điều kiện để tôi có
thời gian tham gia và hoàn thành khóa học Quản trị Kinh doanh, một khóa học rất ý
nghĩa và bổ ích đối với cá nhân tôi nói riêng và đối với Công ty nói chung. Cảm ơn
các anh chị em các phòng ban trong Công ty đã hỗ trợ cung cấp số liệu và các tài
liệu liên quan trong suốt quá trình học cũng như thời gian nghiên cứu luận văn này.
Cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh và sát cánh cùng tôi trong ba năm học qua.
Những người đã tạo cơ hội, điều kiện và khích lệ để tôi tham gia và hoàn thành

khóa học Quản trị Kinh doanh và luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực thiết kế
của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải”.
Trân

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

trọng./.

ii


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

DANH MụC CAC Từ VIếT TắT, THUậT NGữ
TỪ

Ý NGHĨA

1TV

Một Thành viên

3D

3 Dimensions – ba chiều

AFTA


Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASME

American Society of Mechanical Engineers - Hiệp hội Cơ
khí Hoa kỳ

BP

Bristish Petroleum – Công ty Dầu khí BP

CIEM

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

Công ty

Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải

CP

Cổ phần


DVCKHH

Dịch vụ Cơ khí Hàng hải

EDMS

Electronic Document Management System – Hệ thống quản
lý tài liệu điện tử

EPCI

Engineering, Procurement, Construction & Installation –
Thiết kế, Mua sắm, Chế tạo, Lắp đặt và Chạy thử

ERP

Enterprise Resource Planning – Giải pháp quản trị nguồn
lực doanh nghiệp

EU

Cộng đồng Châu Âu

FSO

Floating Storage and Off-loading vessel – Tàu chứa dầu

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013


iii


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

TỪ
FPSO

Ý NGHĨA
Floating Production, Storage and Off-loading vessel – Tàu
chứa và xử lý dầu

JOC

Joint Operation Company – Công ty điều hành chung

IELTS

International English Language Testing System – Hệ thống
kiểm tra Tiếng Anh IELTS

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

MTO

Material Take-off. Bảng bóc tách vật tư


NAFTA

Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ

QMS

Quality Management System - Phần mềm hệ thống quản lý
vật tư

PDMS

Plant Design Management System – Phần mềm đồ họa 3
chiều

PQP

Giàn công nghệ trung tâm Hải Thạch

PTSC

PetroVietnam Technical Services Corporation – Tổng Công
ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

PTSC M&C

Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải

SWOT


Strengths, Weaknesses, Opportunities & Threats – Điểm
mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức

TNHH

Trách nhiệm Hữu hạn

TOEIC

Test of English for International Communication – Hệ
thống kiểm tra Tiếng Anh quốc tế về giao tiếp

TOEFL

Test of English as a Foreign Language – Hệ thống kiểm tra
Tiếng Anh TOEFL

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

iv


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

TỪ

Ý NGHĨA


USB

Universal Serial Bus – Ổ đĩa USB

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

DANH SÁCH BảNG, HÌNH VÀ SƠ Đồ
Danh mục Bảng
STT

Tên Bảng

1

Bảng 2.1: Tổng số lao động theo Phòng ban

2

Bảng 2.2: Tổng số lao động theo trình độ chuyên môn

3

Bảng 2.3: Tổng số lao động theo độ tuổi

4

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh


5

Bảng 2.5: Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh

6

Bảng 2.6: Nhân sự thiết kế theo chuyên ngành

7

Bảng 2.7: Nhân sự thiết kế theo trình độ chuyên môn

8

Bảng 2.8: Nhân sự thiết kế theo năm kinh nghiệm

9

Bảng 2.9: Các công việc thiết kế thực hiện trong 2008-2012

10

Bảng 2.10: Các phần mềm thiết kế chuyên dụng

11

Bảng 2.11: Các đối tác, nhà thầu quốc tế

12


Bảng 2.12: Tầm quan trọng của các kỹ năng đối với người lao động có
kỹ năng cao

13

Bảng 2.13: Các quy trình thiết kế hiện có

14

Bảng 2.14: Ma trận SWOT

15

Bảng 3.1: Nhân sự thiết kế theo chuyên ngành

16

Bảng 3.2: Bảng lương chuyên gia

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

v


Luận văn CH QTKD
STT

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội
Tên Bảng


17

Bảng 3.3: Dự kiến kế hoạch triển khai giải pháp 1

18

Bảng 3.4: Dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 1

19

Bảng 3.5: Các quy trình thiết kế cần hoàn thiện trên cơ sở quy trình
hiện có

20

Bảng 3.6: Các quy trình thiết kế cần xây dựng mới

21

Bảng 3.7: Dự kiến kế hoạch triển khai giải pháp 2

22

Bảng 3.8: Dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 2

23

Bảng 3.9: Bố trí nhân sự các thị trường mục tiêu

24


Bảng 3.10: Các công trình trên bờ giai đoạn 2013-2015 mà Công ty có
thể tham gia thiết kế

25

Bảng 3.11: Dự kiến kế hoạch triển khai giải pháp 3

26

Bảng 3.12: Dự kiến kinh phí thực hiện giải pháp 3

27

Bảng 3.13: Tóm tắt lợi ích của 3 giải pháp

Danh mục Hình
STT

Tên Hình

1

Hình 0.1: Văn phòng Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải

2

Hình 1.1: Mô hình SWOT

3


Hình 1.2: Tháp nhu cầu Maslow

4

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty DVCKHH

5

Hình 2.2: Doanh thu thực tế giai đoạn 2001-2012

6

Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức Phòng Thiết kế

7

Hình 2.4: Bồn tích khí (được chứng nhận ASME) tại bãi thi công PTSC,

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

vi


Luận văn CH QTKD
STT

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội
Tên Hình


Cảng hạ lưu Vũng Tàu
8

Hình 2.5: Hình ảnh mô phỏng giàn khai thác đầu giếng Hải Sư Đen của
chủ đầu tư Thăng Long JOC, Block 15.2, ngoài khơi Việt Nam

9

Hình 3.1: Lợi ích của giải pháp 1

10

Hình 3.2: Lợi ích của giải pháp 2

11

Hình 3.3: Lợi ích của giải pháp 3

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

vii


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1
1

2

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

4

Phương pháp nghiên cứu

3

5

Ý nghĩa khoa học thực tiễn và các giải pháp của đề tài

3

6


Kết cấu của đề tài

4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP THỜI KINH TẾ HỘI NHẬP

5

1.1

Cơ sở lý luận về năng lực thiết kế của các công ty ngành dầu
khí thời kinh tế hội nhập

5

1.2

1.3

1.4

1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế

5

1.1.2 Ngành dầu khí thời kinh tế hội nhập


5

1.1.3 Phân tích SWOT

7

Cơ sở lý luận liên quan phát triển và nâng cao chất lượng 10
nguồn nhân lực thiết kế
1.2.1 Vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

10

1.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực

10

1.2.3 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

11

1.2.4 Động cơ thúc đẩy người lao động

11

1.2.5 Yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

12

Cơ sở lý luận liên quan phát triển hệ thống quản lý thiết kế


13

1.3.1 Khái niệm về thiết kế

13

1.3.2 Các nội dung của quản lý

13

1.3.3 Phát triển hệ thống quản lý thiết kế

16

Cơ sở lý luận liên quan marketing hỗ trợ thiết kế các công
trình dầu khí

16

1.4.1 Giới thiệu khái quát về marketing

16

1.4.2 Marketing hỗn hợp (Mix)

16

1.5


Mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực thiết kế, hệ
thống quản lý thiết kế và hoạt động marketing hỗ trợ thiết kế
các công trình dầu khí

17

1.6

Tóm lược cơ sở lý luận và nhiệm vụ của Chương 2

18

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

viii


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THIẾT KẾ CỦA CÔNG
TY DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI

20

2.1


Giới thiệu khái quát về tình hình Công ty Dịch vụ Cơ khí
Hàng hải

20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

20

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh

21

2.1.3 Cơ cấu tổ chức Công ty

22

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm qua

25

2.2

Giới thiệu khái quát về chức năng và nhiệm vụ thiết kế của
Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải

28

2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ thiết kế của Công ty


28

2.2.2 Cơ cấu tổ chức Phòng Thiết kế của Công ty

29

2.2.3 Nhân lực thiết kế Công ty DVCKHH

30

2.3

Tình hình hoạt động thiết kế của Công ty giai đoạn 20092012

31

2.4

Hoạt động thiết kế liên quan đến các giải pháp nâng cao năng
lực thiết kế Công ty DVCKHH

38

2.4.1 Hoạt động thiết kế liên quan phát triển nguồn nhân lực thiết
kế

38

2.4.2 Hoạt động thiết kế liên quan phát triển hệ thống quản lý thiết
kế


41

2.4.3 Hoạt động thiết kế liên quan đến tăng cường marketing hỗ trợ
thiết kế các công trình dầu khí

45

2.4.4 Phân tích SWOT

46

2.5

Tóm lược nội dung Chương 2 và nhiệm vụ Chương 3

CHƯƠNG 3
3.1

3.2

49

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT KẾ 51
CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI
Xu hướng hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thiết kế trong
thời kỳ hội nhập

52


3.1.1 Đặc trưng của hội nhập quốc tế về thiết kế công trình dầu khí

52

3.1.2 Ý nghĩa của công tác phát triển năng lực thiết kế theo định
hướng chiến lược phát triển công nghiệp cấp quốc gia giai
đoạn 2012 - 2015 và đến năm 2025

53

Định hướng phát triển năng lực thiết kế của Công ty giai
đoạn 2012- 2015 và đến năm 2025

54

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

ix


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

3.2.1 Định hướng phát triển trong lĩnh vực kinh doanh nói chung
của Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải

54

3.2.2 Định hướng phát triển trong lĩnh vực thiết kế công trình dầu

khí

55

Giải pháp nâng cao năng lực thiết kế của Công ty đến năm
2015 và sau năm 2015

57

3.3.1 Giải pháp 1: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực thiết kế

57

3.3.2 Giải pháp 2: Phát triển hệ thống quản lý thiết kế

66

3.3.3 Giải pháp 3: Tăng cường marketing hỗ trợ thiết kế các công
trình dầu khí

75

3.3

3.4

Tóm tắt lợi ích của Chương 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


85
88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Bảng Tiếng Anh
Bảng Tiếng Việt

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

x


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hội nhập kinh tế giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các nền
khoa học kỹ thuật tiên tiến cũng như được tiếp cận và sử dụng các hàng hóa, dịch
vụ từ các nơi khác nhau trên thế giới. Hội nhập kinh tế cũng tạo ra rất nhiều thách
thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp dầu khí
thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trong các năm qua, công tác thăm dò,
khai thác và chế biến dầu khí ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và rất sôi động. Nhiều
khách hàng, nhà đầu tư, công ty dầu khí quốc tế đã có mặt và tham gia sâu vào thị
trường dầu khí Việt Nam. Điều này, giúp các công ty dầu khí trong nước phát triển
và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nước nhà. Tuy nhiên, một thực tế là nền khoa

học công nghệ của nước ta còn chậm phát triển nên rất nhiều dịch vụ kỹ thuật phải
nhờ sự hỗ trợ từ các nước khác. Dịch vụ thiết kế công trình dầu khí là một trong
những dịch vụ mà ngành dầu khí không hoàn toàn tự thực hiện được và vẫn phải
liên danh, liên kết hoặc thuê các công ty nước ngoài. Làm sao để nâng cao năng lực
thiết kế của các công ty thiết kế dầu khí trong nước luôn là vấn đề được các cấp
lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam quan tâm. Công ty Dịch vụ Cơ
khí Hàng hải là một trong những công ty dầu khí nhận được sự quan tâm này.
Công ty DVCKHH là một doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ
thuật Dầu khí Việt Nam PTSC, hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến dầu
khí. Công ty thực hiện trọn gói các dự án từ khâu quản lý dự án, thiết kế, mua sắm,
chế tạo, vận chuyển, lắp đặt và chạy thử. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát
triển, Công ty đã triển khai thực hiện hơn 40 dự án chế tạo xây lắp ngành dầu khí,
đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và hiệu quả và đã trở thành thành một tổng
thầu xây lắp dầu khí biển hàng đầu tại Việt Nam. Công ty cũng đã tạo dựng được uy
tín đối với các chủ đầu tư, khách hàng và đối tác trong khu vực Đông Nam Á và
trên thế giới. Tuy nhiên, phần công việc thiết kế thì Công ty vẫn chưa hoàn toàn tự
thực hiện mà vẫn phải hợp tác, liên kết với các công ty thiết kế khác trong khu vực
có kinh nghiệm hơn, uy tín hơn và năng lực thiết kế tốt hơn.
Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

1


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

Vì vậy, việc phân tích, đề xuất và áp dụng các giải pháp để nâng cao năng lực thiết
kế của Công ty DVCKHH là một công việc hết sức thiết thực và ý nghĩa, góp phần
nâng cao năng lực kinh doanh của Công ty, khắc phục những điểm còn hạn chế,

giúp Công ty vẫn luôn giữ được vị trí hàng đầu về xây lắp dầu khí ở Việt Nam và
đồng thời giúp nâng cao vai trò và vị thế về năng lực khoa học công nghệ của ngành
dầu khí nước nhà.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài:
Giải pháp nâng cao năng lực thiết kế của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng
hải.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: Nâng cao năng lực thiết kế của Công ty Dịch vụ Cơ khí
Hàng hải, góp phần hoàn thiện thắng lợi chiến lược kinh doanh của Công ty giai
đoạn 2012-2015 và đến năm 2025.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát về lý luận, quan điểm và những vấn đề liên quan đến đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực, đến công tác marketing và hệ thống quản lý của doanh
nghiệp.
+ Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và thực trạng công
tác thiết kế nói riêng của Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thiết kế Công ty DVCKHH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công ty Dịch vụ Cơ khí
Hàng hải, trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam
PTSC. Cụ thể hơn là nhân sự Phòng Thiết kế, nhân sự marketing Phòng Phát triển
Kinh doanh và hệ thống quản lý thiết kế của Công ty.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực như khoa học
công nghệ, kinh tế, tài chính, nhân sự, hội nhập kinh tế…và giới hạn trong phạm vi
ngành dầu khí ở Việt Nam, Đông Nam Á, India và Australia.
Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

2



Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

Đề tài có khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty DVCKHH từ năm
2001 đến 2012 và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thiết kế giai đoạn 20122015 và tầm nhìn đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, phân tích, so sánh,
tổng hợp. Cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê: Được sử dụng ở Phần 2.1.3, 2.1.4, 2.2.3 và 2.3 của
Chương 2 để thu thập, thống kê và tập hợp các số liệu, dữ liệu liên quan đến số lao
động của Công ty, độ tuổi, học hàm học vị, số năm kinh nghiệm của nhân sự thiết
kế; thống kê các phần mềm thiết kế, các số liệu liên quan kết quả hoạt động sản xuất
như doanh thu và các dự án đã thực hiện qua các năm gần đây.
- Phương pháp bình quân: Được sử dụng ở Phần 2.2.3 của Chương 2 trong luận văn
này. Giúp tính tuổi bình quân của nhân sự thiết kế Công ty DVCKHH.
- Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các dữ liệu và thông tin đã thu thập được, tác
giả đã nghiên cứu và phân tích các dữ liệu này để rút ra các giải pháp, kết luận, kiến
nghị như đã đề cập trong Chương 2 và Chương 3 của luận văn này. Áp dụng
phương pháp phân tích SWOT ở Phần 2.4.4 về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức đối với Công ty DVCKHH.
- Phương pháp chuyên gia: Như đã nêu ở Phụ lục 11. Sử dụng phương pháp chuyên
gia làm cơ sở để đưa ra các giải pháp ổn định và phát triển nguồn nhân lực Công ty
DVCKHH.
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn và các giải pháp của đề tài
Đề tài đã nêu lên và giải quyết một vấn đề mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam rất quan tâm là làm sao để đẩy mạnh phát triển dịch vụ công nghệ cao, bao
gồm thiết kế các công trình dầu khí, đưa khoa học công nghệ dầu khí trong nước lên
một tầm cao mới. Việc nâng cao năng lực thiết kế ngày càng có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và với Công ty Dịch vụ

Cơ khí Hàng hải nói riêng. Kết quả của đề tài cũng sẽ giúp Công ty Dịch vụ Cơ khí
Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

3


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

Hàng hải có được những bước đi vững chắc trong quá trình phát triển và hội nhập
kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu trong kinh doanh, giúp ổn định công ăn việc làm
cho người lao động và giúp ngành dầu khí phát triển bền vững.
Để đáp ứng được các yêu cầu trên, đề tài đưa ra 3 giải pháp:
-

Giải pháp 1: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thiết kế

-

Giải pháp 2: Phát triển hệ thống quản lý thiết kế

-

Giải pháp 3: Tăng cường marketing hỗ trợ thiết kế các công
trình dầu khí.

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn

bao gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thời kinh tế hội
nhập
Chương 2: Thực trạng công tác thiết kế của Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực thiết kế của Công ty Dịch vụ Cơ khí
Hàng hải

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

4


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

Hình 0.1 Văn phòng Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải

CHƯƠNG 1 CƠ Sở LÝ LUậN Về NĂNG LựC KINH DOANH CủA
DOANH NGHIệP THờI KINH Tế HộI NHậP
1.1 Cơ sở lý luận về năng lực thiết kế của các công ty ngành dầu khí thời kinh
tế hội nhập
1.1.1 Khái niệm về hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc
các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra
từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách
đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới
giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn
của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi [13].
Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế

giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa [13] đề xuất từ
thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách.
Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một
mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới
Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

5


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân;
và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn
cầu. Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu
vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế
giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới [13].
1.1.2 Ngành dầu khí thời kinh tế hội nhập
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa đã và đang trở thành một trong những xu
thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những phát triển mạnh mẽ về
khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế
giới. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Với sự ra đời của các thể chế
toàn cầu và khu vực như WTO (Tổ chức thương mại thế giới), EU (Cộng đồng châu
Âu), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương), NAFTA (Hiệp
định mậu dịch tự do Bắc Mỹ)…, thế giới ngày nay đang sống trong quá trình toàn
cầu hoá mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà
cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn
hoá, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. Toàn cầu
hoá kinh tế tạo ra những quan hệ gắn bó, sự tuỳ thuộc lẫn nhau và những tác động

qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Thông qua quá trình tự do hoá,
toàn cầu hoá tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy
mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của
các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Quá trình toàn cầu hoá là quá trình vừa
hợp tác vừa đấu tranh giữa các quốc gia, không chỉ giữa nước giàu và nước nghèo
mà còn ngay cả giữa các nước giàu với nhau nhằm giành vị trí có lợi nhất cho mình
trong phân công lao động và quan hệ kinh tế quốc tế. Toàn cầu hoá với mặt trái của
nó là cuộc cạnh tranh gay gắt trên quy mô thế giới đã và đang làm nảy sinh những
vấn đề xã hội như thất nghiệp gia tăng, phân hoá giàu nghèo ngày một sâu thêm,
đồng thời toàn cầu hoá cũng mở đường cho sự du nhập những văn hoá và lối sống
không phù hợp truyền thống và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia… Quá trình toàn

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

6


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới
và khu vực [15]
Ngành dầu khí cũng không nằm ngoài tiến trình hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa.
Các Tập đoàn Dầu khí lớn như Exxon Mobile, Total, Shell, BP, …có mặt ở khắp
các quốc gia trên thế giới. Các Tập đoàn này tự đầu tư hoặc liên danh, liên kết với
các công ty địa phương để đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí. Trong quá trình đầu tư
và mở rộng sản xuất kinh doanh, các tập đoàn, các công ty dầu khí luôn luôn có sự
hợp tác chặt chẽ với nhau về nguồn lực như nguồn nhân lực, công nghệ kỹ thuật, tài
chính và chia sẽ rủi ro, lợi nhuận. [15]

Ngành dầu khí đang phải đối mặt với những thách thức toàn cầu đối với việc bổ
sung trữ lượng tài nguyên đang dần suy giảm, các vấn đề rủi ro và việc tiếp cận các
công nghệ mới. Việc mua bán, sáp nhập các mỏ, công ty dầu khí đang trở thành một
xu hướng phát triển năng lượng trên thế giới.
1.1.3 Phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt của các chữ cái đầu tiên trong Tiếng Anh: Strengths,
Weaknesses, Opportunities và Threats. Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng
ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong
kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó,
chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của
một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào
liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Nó cung cấp một công cụ phân tích
chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án
kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng
trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh
tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ [12].
Sử dụng mộ hình SWOT [12]:
Điểm mạnh (duy trì, xây dựng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thực
và rõ ràng. Bao gồm:
Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

7


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội




Trình độ chuyên môn



Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác



Có nền tảng giáo dục tốt



Có mối quan hệ rộng và vững chắc



Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc



Có khă năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc

Điểm yếu như:


Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc
tiêu cực.




Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.



Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.



Hạn chế về các mối quan hệ.



Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.



Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.

Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm
soát được, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành
công, bao gồm:


Các xu hướng triển vọng.



Nền kinh tế phát triển bùng nổ.




Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.



Một dự án đầy hứa hẹn được giao phó.



Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới.



Sự xuất hiện của công nghệ mới.



Những chính sách mới được áp dụng.

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

8


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

Thách thức, là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp, mức độ ảnh
hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến. Các thách thức hay

gặp là:


Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.



Những áp lực khi thị trường biến động.



Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.



Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.



Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân.

Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm
thành triển vọng.

Thực hiện mô hình SWOT [12]:
Điểm mạnh

Điểm yếu

S


W

Cơ hội

Thách thức

O

T

Hình 1.1: Mô hình SWOT
• Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

9


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

• Ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT, trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra
các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.
• Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm
đến những quan điểm của mọi người.
• Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm
riêng biệt, quan trọng.
• Phân tích ý nghĩa của chúng.

• Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại
bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy
cơ, rủi ro.
• Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của bạn, làm tăng thêm tính hoàn thiện và
hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tìm ra con
đường dẫn đến thành công.
1.2 Cơ sở lý luận liên quan phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thiết kế
1.2.1 Vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Theo tác giả Võ Xuân Tiến [2, 263], khái niệm nguồn nhân lực được hiểu là tổng
thể những tiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao
động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ
chức hoặc một cơ cấu kinh tế-xã hội nhất định.
Nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, phát triển theo hướng mở cửa, hội nhập quốc tế. Trong quá trình hội nhập và
phát triển này, con người là yếu tố quan trọng và then chốt để doanh nghiệp giành
được ưu thế cạnh tranh và thành công trong sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực
có trình độ cao, chất lượng tốt thì sẽ làm cho quá trình đổi mới, hội nhập diễn ra
nhanh chóng hơn và đạt được kết quả cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lấy
con người làm gốc và xem con người là trung tâm của mọi hoạt động.
Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

10


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

1.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực

Theo tác giả Võ Xuân Tiến [2, 264], đào tạo là một hoạt động có tổ chức, được thực
hiện trong một thời gian nhất định và nhằm đem đến sự thay đổi nhân cách và nâng
cao năng lực của con người. Đào tạo là hoạt động làm cho con người trở thành
người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Là quá trình học tập để làm cho
người lao động có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả hơn trong công
tác của họ.
Đào tạo nguồn nhân lực là cần thiết cho sự thành công của tổ chức và phát triển
chức năng con người. Việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ được thực hiện bên
trong một tổ chức, mà còn bao gồm một loạt những hoạt động khác được thực hiện
từ bên ngoài như học việc, học nghề và hành nghề.
Năng lực người lao động là sự tổng hòa của các yếu tố kiến thức, kỹ năng, hành vi
và thái độ góp phần tạo ra tính hiệu quả trong công việc của mỗi người. Ở đây thái
độ là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của người lao động với công việc
cũng như với tổ chức. Một người có kiến thức sâu rộng, kỹ năng chuyên nghiệp
nhưng thái độ bang quan với cuộc sống, vô trách nhiệm với xã hội thì chưa chắc đã
làm tốt công việc.
Kết quả của quá trình đào tạo nguồn nhân lực sẽ nâng cao chất lượng, phát triển
nguồn nhân lực đó.
1.2.3 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Theo tác giả Võ Xuân Tiến [2, 264], phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng,
biến đổi đăng kể về chất lượng của nguồn nhân lực và sự biến đổi này được biểu
hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của người lao động.
Như vậy, thực chất của việc phát triển nguồn nhân lực là tìm cách nâng cao chất
lượng của nguồn nhân lực đó. Nói cách khác, nếu tăng quy mộ quan tâm đến việc
tăng số lượng nguồn nhân lực thì phát triển nguồn nhân lực quan tâm đến chất
lượng của nguồn lực đó.

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

11



Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là quá trình tạo lập và phát triển toàn diện của
con người vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội và sự hoàn thiện bản than mỗi con người; nó
là kết quả tổng hợp của cả ba bộ phận cấu thành gồm: Giáo dục, Đào tạo và Phát
triển.
Có điểm tương đồng giữa đào tạo và phát triển đó là chúng đều có các phương pháp
tuong tự, được sử dụng nhằm tác động lên quá trình học tập để nâng cao các kiến
thức, kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, đòa tạo chủ yếu là hướng vào hiện tại, chú
trọng vào công việc hiện thời của cá nhân, giúp cá nhân có ngay những kỹ năng cần
thiết để thực hiện tốt công việc hiện tại. Còn phát triển lại chú trọng đến các công
việc tuong lai trong tổ chức, doanh nghiệp.
1.2.4 Động cơ thức đẩy người lao động
Con người sống và làm việc có những nhu cầu khác nhau. Theo Maslow [16], đó là
các nhu cầu về sinh lý (cơ bản); như cầu về an toàn; nhu cầu về xã hội; nhu cầu
được tôn trọng; và nhu cầu được thể hiện mình. Đây là đòi hỏi khách quan của mọi
người để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của họ trong những điều kiện nhất định.
Tự
thể
hiện
Tôn trọng
Xã hội
An toàn
Cơ bản
Hình 1.2: Tháp nhu cần Maslow [16]
Theo tác giả Võ Xuân Tiến [2, 266], trong các cơ quan vốn đã có một đội ngũ lao

động thì việc thiết kế công việc, bố trí đúng người, đúng việc đòi hỏi quan trọng
hàng đầu đối với nhà quản lý. Thứ hai, chế độ đãi ngộ, khen thưởng phải công bằng.
Mọi người mong nhận được sự công bằng trong đánh giá năng lực thực hiện công
Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

12


Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

việc và phần thưởng họ nhận được. Thứ ba, người lao động cần được khuyến khích
tham gia vào quá trình quản lý. Việc mở rộng quyền tham gia vào công việc quản lý
tạo ra những động lực to lớn đối với người lao động thúc đẩy họ nỗ lực làm việc,
tăng năng suất.
1.2.5 Yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Theo tác giả Võ Xuân Tiến [2, 267], việc đòa tạo và phát triển nguồn nhân lực phải
cố gắng đáp ứng được các yêu cầu cụ thể như sau:
-

Cải tiến cơ cấu nguồn nhân lực. Cơ cấu nguồn nhân lực được xác định theo yêu
cầu của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội mà địa phương, tổ chức xây dựng.
Nói cách khác là phải xuất phát từ mục tiêu của tổ chức và từ yêu cầu công việc
phải hoàn thành.

-

Phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực. Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ chỉ có được thông qua đòa tạo, cho nên bất kỳ tổ chức, doanh

nghiệp nào cũng phải coi trọng công tác đào tạo.

-

Phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Kỹ năng nghề nghiệp là sự hiểu biết về trình độ
thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện
các công việc. Sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp con người
nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

-

Nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động. Trình độ nhận thức của người
lao động là trình độ phản ánh mức độ sự hiểu biết về chính trị, xã hội và tính tự
giác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức của người lao động được
coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực.

-

Nâng cao trình độ sức khỏe của người lao động. Sức khỏe vừa là mục đích phát
triển, đồng thời nó cũng là điều kiện của sự phát triển. Sức khỏe là sự phát triển
hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần.

Khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải chú ý tất cả các yêu cầu trên để
công tác đào tạo và phát triển được hiệu quả, gắn liền với mục tiêu phát triển của
doanh nghiệp.
Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

13



Luận văn CH QTKD

Viện Kinh tế và Quản lý ĐHBK Hà Nội

1.3 Cơ sở lý luận liên quan phát triển hệ thống quản lý thiết kế
1.3.1 Khái niệm về thiết kế
Có rất nhiều định nghĩa về thiết kế. Theo George Cox, Trưởng khoa Đồ họa,
Trường đại học London thì “Thiết kế là những gì liên kết sự sáng tạo và đổi mới.
Nó định hình các ý tưởng để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người
dùng hoặc khách hàng. Thiết kế có thể được mô tả như sự triển khai sáng tạo đến
một mục đích cụ thể nào đó.” [18]
Với các công trình dầu khí, công trình công nghiệp thì công tác thiết kế bao gồm
việc định hình ý tưởng, nghiên cứu tính khả thi của ý tưởng, sau đấy triển khai tính
toán và cho kết quả, bản vẽ để triển khai ở các bước tiếp theo. Tính toán ở đây bao
gồm rất nhiều lĩnh vực như công nghệ, an toàn, kết cấu xây dựng, điện, điều khiển
tự động, cơ khí, đường ống,ăn mòn, vật liệu, hệ thống ống ngầm, cáp ngầm…
1.3.2 Các nội dung của quản lý
Quản lý nói chung hay quản lý trong kinh doanh là hành động đưa các cá nhân
trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công
việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và
kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực,
tài chính, công nghệ và thiên nhiên. [14]
Nhiệm vụ cơ bản của quản lý:


Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương
lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau...) và lên các kế
hoạch hành động.




Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế
hoạch.



Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ và phân công từng cá nhân cho
từng công việc thích hợp.

Trần Thiện Lê, CH 2010-2013

14


×