Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dự án xây dựng tại văn phòng phối hợp làng SOS việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------------

MAI THANH VIỆT

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VĂN PHÒNG
PHỐI HỢP LÀNG SOS VIỆT NAM

Chuyên ngành: THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh

Hà Nội – Năm 2013


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Viện Kinh tế và Quản lý, các
cán bộ thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh,
người đã tận tâm hướng dẫn khoa học cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Cuốn luận văn hoàn thành có sự giúp đỡ quí báu từ phía một số cá nhân là
đồng nghiệp, nhà quản lý như ông Võ Thanh Tùng – Tổng giám đốc Công ty phần


mềm Hài Hòa Hà Nội; ông Đỗ Tiến Dũng – Giám đốc quốc gia Làng SOS Việt
Nam; ông Huỳnh Hải Bình – Phụ trách xây dựng Văn phòng Làng SOS Việt Nam;
ông Hoàng Bắc Sơn – Kế toán Văn phòng Làng SOS Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học này được tôi hoàn thành như một lời cảm ơn
chân thành nhất cho những động viên về mặt tinh thần, vật chất từ phía vợ tôi là
Nguyễn Phạm Thùy Anh, con tôi Mai Thanh Huy và cả gia đình tôi./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả

Mai Thanh Việt


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ
TỪ

Ý NGHĨA

BIM

Hệ thống thông tin quản lý xây dựng (Building information management)


CPM

Quản lý dự án xây dựng (Construction Project Management)

CNTT

Công nghệ thông tin

CPU

Bộ xử lý trung tâm (Center Processor Unit)

CAD

Thiết kế đồ họa có sự tham gia của máy tính (Computer added design)

HG

Herman Gmeiner (Tên nhà sáng lập tổ chức SOS)

ICT

Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication
technology)

QLDA

Quản lý dự án

HR


Nguồn nhân lực (Human resources)

NGO

Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization)

PLM

Quản lý vòng đời dự án (Project life cycle management)

PLC

Vòng đời của một dự án (Project life cycle)

SOS

Tên gọi của tổ chức phi chính phủ

VAT

Thuế giá trị gia tăng (Value added tax)

XDCB

Xây dựng cơ bản

UBND

Ủy ban nhân dân


DAXD

Dự án xây dựng

HTQL

Hệ thống quản lý


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Danh mục Bảng
TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: Phân loại dự án

7

Bảng 1.2: Các lĩnh vực quản lý dự án

10

Bảng 1.3: Các giai đoạn của dự án CNTT - CPM


14

Bảng 1.4: Sự khác biệt giữa quản lý nhân sự và quản lý nguồn nhân lực

17

Bảng 2.1 : Các tiêu chí đánh giá cơ bản hoạt động quản lý DAXD

29

Bảng 2.2: Nội dung và mục tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT-2012

30

Bảng 2.3: Một số dự án đã thực hiện tại Làng SOS Việt Nam trong các năm

34

gần đây
Bảng 2.4: Thông tin và cách lưu trữ hiện tại Làng SOS Việt Nam

37

Bảng 2.5: Ưu và nhược điểm của hệ thống hạ tầng Làng SOS Việt Nam

40

Bảng 3.1: Mục tiêu chiến lược phát triển CNTT Làng SOS Việt Nam

năm


57

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn Làng SOS Việt Nam

62

2013, tầm nhìn 2020

tính đến 2012
Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ tiếng Anh, vi tính Làng SOS

63

Việt Nam trong 2010 - 2012
Bảng 3.4: Dự toán kinh phí thực hiện giải pháp 1
Bảng 3.5: Dự kiến kế hoạch triển khai giải pháp 2

79

Bảng 3.6: Dự toán kinh phí thực hiện giải pháp 2
Bảng 3.7: Bảng phân tích lợi ích sau khi thực hiện giải pháp 2

83

Bảng 3.8: Dự kiến kế hoạch triển khai giải pháp 3

87

Bảng 3.9: Dự toán kinh phí thực hiện giải pháp 3

Bảng 3.10: Bảng phân tích lợi ích sau khi thực hiện giải pháp 3

88

Bảng 3.11: Tóm tắt lợi ích các giải pháp

90


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Danh mục Hình
TÊN HÌNH

TRANG

Hình 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Văn phòng SOS Việt Nam

26

Hình 2.2: Luồng chuẩn hóa dữ liệu CPM

31

Hình 2.3: Bốn nền tảng cơ bản để triển khai ứng dụng CPM

33


Hình 2.4: Sơ đồ kết nối của Làng SOS Việt Nam

39

Hình 2.5: Cơ cấu cán bộ chuyên trách CPM SOS Việt Nam và dự án

41

Hình 2.6: Tỉ lệ ứng dụng CPM trong quá trình quản lý dự án xây dựng

44

Hình 2.7: Mô hình phân cấp trong CPM

45

Hình 3.1: Ma trận SWOT trong ứng dụng CNTT-CPM tại Làng SOS Việt

54

Nam
Hình 3.2: Các nội dung cần giải quyết của giải pháp 1

65

Hình 3.3: Dự kiến kế hoạch triển khai giải pháp 1

66

Hình 3.4: Bảng phân tích lợi ích sau khi thực hiện giải pháp 1


67

Hình 3.5: Các giai đoạn thực hiện giải pháp 2

70

Hình 3.6: Kiến trúc của hệ thống DotNetNuke

73

Hình 3.7: Mô hình các thực thể khi triển khai hệ thống DotNetNuke

74

Hình 3.8: Bảng phân tích lợi ích sau khi thực hiện giải pháp 2

82

Hình 3.9: Bảng phân tích lợi ích sau khi thực hiện giải pháp 3

88

Danh mục Sơ đồ
TÊN SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ 1.1: Vòng đời của dự án đầu tư


9

Sơ đồ 3.2: Dự kiến kế hoạch triển khai giải pháp 2 – Sơ đồ PERT

81

Sơ đồ 3.1: Mối liên hệ giữa nội dung cần giải quyết của giải pháp 2

77


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Danh mục Phụ lục
TÊN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dự toán kinh phí thực hiện giải pháp 1
Phụ lục 2: Dự toán kinh phí thực hiện giải pháp 2
Phụ lục 3: Dự toán kinh phí thực hiện giải pháp 3
Phụ lục 4: Kế hoạch xây dựng cơ bản Làng SOS Việt Nam đến 2015
Phụ lục 5: Qui trình quản lý dự án xây dựng của Làng SOS Việt Nam
Phụ lục 6: Nghị định 93/2009/NĐ-CP – Thủ tướng chính phủ

TRANG


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Văn phòng phối hợp Làng trẻ em SOS Viêt Nam. Hiệp định kí giữa Bộ lao động
thương binh xã hội Việt Nam và Làng trẻ em SOS Quốc tế.
[2] Báo cáo tổng kết năm 2011, kế hoạch 2012 của Văn phòng SOS Việt Nam
[3] Kế hoạch xây dựng cơ bản đến năm 2015 của Văn phòng SOS Việt Nam
[4] Tổng quan về Làng SOS Việt Nam của Văn phòng SOS Việt Nam
[5] Thủ tướng chính phủ. Quyết định 64/2001 TTCP ban hành qui chế quản lý và
sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài
[6] Văn phòng phối hợp Làng trẻ em SOS Việt Nam .Qui trình quản lý các dự án
xây dựng tổ chức làng trẻ em SOS Việt Nam .
[7] PGS. TS. Trần Kim Dung, (2010). Quản trị nguồn nhân lực – PGS. TS. Trần
Kim Dung – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 490 tr.
[8] Vũ Công Tuấn, (2010).Quản trị dự án. NXB Thống kê, 592 tr.
[9] Nguyễn Hữu Thân, (2008). Quản trị nhân sự.– NXB Lao động Xã hội, 504tr.
[10] TS. Lương Đức Long, ThS. Trần Trung Kiên, (2011). Ứng dụng MS Project
2007 trong lập tiến độ và quản lý dự án xây dựng. NXB Xây dựng, 248 tr.
[11] Qui trình quản lý dự án xây dựng cơ bản của Văn phòng phối hợp Làng
SOS Việt Nam
[12] Chính phủ - Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật đầu tư.
[13] Bộ xây dựng - Bộ tiêu chuẩn TCVN 371-2006 về Thiết lập HS hoàn công
công trình XDCB hoàn thành.
[14] Bộ xây dựng - Thông tư 02/2006/TT-BXD về Thiết lập hồ sơ bản vẽ hoàn
công & lưu trữ hồ sơ hoàn công, hồ sơ chứng nhận chất lượng phù hợp….
[15] Các nghị định 02/2006/NĐ-CP và 95/2006/NĐ-CP về Thiết lập hồ sơ đăng
ký Quyền sở hữu Công trình xây dựng, Quyền sở hữu nhà ở-Đất ở.


Luận văn Cao học QTKD


Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

[16] Công ty CP công nghệ phần mềm Hài hòa (2008). Tài liệu mô tả phần mềm
quản lý dự án xây dựng CPM – Công ty CP công nghệ phần mềm
Hài hòa, 10tr
[17] Nguyễn Quang Chương, (2012).Quản trị học đại cương. Nhà xuất bản Bách
khoa – Hà nội. 104 tr
[18] Nguyễn Văn Đáng, (2004). Quản lý dự án xây dựng. Nhà xuất bản tổng hợp
Đồng Nai, 2004.
[19] Ngô Lê Minh, (2008). Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tạp chí xây
dựng, Bộ xây dựng. 7 tr
[20] Kĩ sư Minh Hoàng, (2004). Tự học nhanh thiết kế và quản lý dự án trong
Microsoft Project. Nhà xuất bản thống kê. 394 tr
[21] SOS Quốc tế (2010). Tài liệu hướng dẫn công tác bảo trì, bảo dưỡng phần
xây dựng cơ bản.
[22] Nguyễn Khắc Khoa (2003). Công nghệ thông tin phục vụ quản lý Nhà nước
và quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin. Học viện Hành chính
quốc gia. 143 tr
[23]

Bùi Ngọc Toàn (2008). Quản lý dự án xây dựng. NXB Giao thông

vận tải. 722 tr
[24] Chính phủ (2012), Nghị định về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, 19tr
[25] Chính phủ (2009), Nghị định ban hành qui chế quản lý và sử dụng viện trợ
phi chính phủ nước ngoài. 27 tr
[26]


Công ty Oracle (2009). Primavera P6 Project Management Refrence
Manual. 700pg.

[27]

Management(a pacific rim focus; enhanced edition) – Kathryn barton,
Margaret tein, Graham Matthews, david martin – Mc Graw Hill – 2004


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

[28] Edward R.Fisk, (2010). Construction Project Administration. Fourth Edition.
PRENTICE HALL, Englewood Cliffs, New Jersey, 415 pg.
[29] Tạp chí Project Management Methodology (2008). Project Management Life
Cycle. Standard Edition. USA, 2008.
[30] Roberta S. Russell; Bernard W. Taylor III OPERATION MANAGEMENT,
(2003) , Prentice Hall – Pearson Education International, 2003
[31] UNDP, (2003). COMFA tutorial manual. 164 pgs.
[32] Youman Kim, (2000), Strategic advantages of Information technology in
Construction, Massachusetts Institute of Technology library, 66 pgs
[33] Trịnh Nguyễn Viết Tâm, (2007). Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự
án đầu tư tại công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn CH QTKD
Đại học Bách khoa HN, 132 tr.
[34] Phan Tú Anh, (2006). Quản trị công nghệ, Học viện BT - VT, 126 tr.
[35] Hoàng Ngọc Phương, (2005), Các kỹ thuật ứng dụng trong quản trị dự án
phần mềm, Luận văn CH QTKD, Đại học Bách khoa HN, 104 tr.
[36] Bộ thông tin và truyền thông, (2009). Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009-2010 định

hướng 2015.
/>oatdongcuacoquannhanuocgiaidoan20092010.aspx ngày 28-07-2009
[37] Oracle, (2011). Các tài liệu liên quan đến Primavera.
/>[38] Chris Hendrickson, (2008). Project management for construction.
/>[39] VNEconomy (2013), Toàn cảnh Internet 2012 qua các con số,
ngày 23-1-2013
[40] Wikimedia (2013), Lịch sử mạng Internet, />[41] SOS Viet Nam (2012), Số liệu lượt người truy cập website giai đoạn 20122013,


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

[42] Wikipedia (2012), Khái niệm tổ chức phi chính phủ,
/>ADnh_ph%E1%BB%A7
[43] Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, Khái niệm Liên hiệp quốc về tổ chức phi
chính phủ, />[44] Hanhchinh.com.vn (2008), Một số lý luận liên quan tới quản lý nhà nước tổ
chức phi chính phủ.
/>
[45] (2011), 5 xu hướng công nghệ nên tận dụng cho
doanh nghiệp, />[46] Nguyễn Văn Cường (2011), Nghiên cứu ứng dụng mô hình quản lý vòng đời
dự án (PCM-FASID) trong việc đánh giá sau dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
đường bộ tại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kĩ thuật, Đại học Xây dựng
Hà Nội, 135tr.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ............................................ 5

1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT-CPM trong quản lý dự án đầu tư
xây dựng ........................................................................................................ 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng ......................................... 5
1.1.2. Khái niệm về quản lý dự án xây dựng ........................................................ 6
1.1.3. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT-CPM trong quản lý dự án đầu tư
xây
dựng của các tổ chức có liên quan tới hợp tác Quốc tế .............................. 6
1.1.4. Đặc điểm của dự án CNTT-CPM ............................................................... 7
1.1.5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng và CNTT-CPM ....................................... 7
1.1.6. Vòng đời dự án ứng dụng CNTT-CPM ...................................................... 8
1.2. Ứng dụng CNTT-CPM trong quản lý dự án đầu tư xây dựng ..................... 9
1.2.1. Một số tiền đề cơ bản của hệ thống phương pháp luận quản lý dự án: ...... 10
1.2.2. Các lĩnh vực quản lý dự án tổng quan: ..................................................... 10
1.2.3. Đặc điểm của quản lý dự án xây dựng và CNTT-CPM............................. 12
1.2.4. Quản lý rủi ro dự án xây dựng và CNTT-CPM ........................................ 12
1.2.5. Quản lý sự thay đổi của dự án xây dựng và CNTT-CPM ......................... 12
1.2.6 Quản lý nhân sự của dự án xây dựng và CNTT-CPM ............................... 13
1.3 Những yếu tố đảm bảo việc ứng dụng CNTT-CPM trong quản lý dự án đầu
tư có hiệu quả ................................................................................................ 13
1.3.1. Phương pháp so sánh ............................................................................... 13
1.3.2. Hệ chỉ tiêu sử dụng để đánh giá ............................................................... 13
1.3.3. Hệ các chỉ tiêu bổ xung: ........................................................................... 14
1.3.4. Bảy giai đoạn của dự án CNTT–CPM ...................................................... 14
1.3.5. Yếu tố về xu hướng và chính sách của SOS Quốc tế ................................ 16


1.4. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT-CPM trong
quản lý dự án xây dựng .............................................................................. 16
1.4.1. Nhân tố con người trong ứng dụng CNTT-CPM ...................................... 16
1.4.2. Nhân tố chất lượng trong ứng dụng CNTT-CPM ..................................... 18

1.4.3. Nhân tố công nghệ trong ứng dụng CNTT-CPM ...................................... 20
1.4.4. Một số nhân tố khác ảnh hướng tới ứng dụng CNTT-CPM trong quản lý dự
án xây dựng ............................................................................................ 23
1.5. Tóm tắt chương 1 và nhiệm vụ chương 2: ................................................... 24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CỦA VĂN PHÒNG PHỐI HỢP LÀNG SOS VIỆT NAM ................... 25
2.1. Giới thiệu khái quát về SOS Quốc tế và SOS Việt Nam ............................. 25
2.1.1 Giới thiệu chung ....................................................................................... 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................... 26
2.2. Phân tích một số chỉ tiêu điều hành quản lý dự án xây dựng của Văn
phòng phối hợp SOS Việt Nam trong ba năm gần đây (2009,
2010, 2011) ................................................................................................... 27
2.2.1. Chỉ tiêu về mặt kinh tế, xã hội.................................................................. 27
2.2.2. Chiến lược thay đổi công nghệ, trước hết là CNTT. ................................. 30
2.2.3. Chiến lược số hóa dữ liệu trong hoạt động CNTT-CPM........................... 31
2.3. Phân tích thực trạng các điều kiện ứng dụng CNTT-CPM trong hoạt động
quản lý dự án đầu tư tại Văn phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam ....... 33
2.3.1. Thực trạng của quản lý dự án xây dựng tại Văn phòng Làng SOS
Việt Nam ................................................................................................ 34
2.3.2. Nghiên cứu dữ liệu, thông tin ................................................................... 37
2.3.3. Nghiên cứu công nghệ: ............................................................................ 38
2.3.4. Nghiên cứu nguồn nhân lực: .................................................................... 41
2.3.5. Nghiên cứu cơ cấu tổ chức: ...................................................................... 42


2.4. Phân tích thực trạng ứng dụng CNTT-CPM trong hoạt động quản lý dự
án đầu tư xây dựng tại Văn phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam........... 43
2.5. Tóm tắt chương 2 và nhiệm vụ chương 3: ................................................... 47
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT)CPM TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CỦA VĂN

PHÒNG PHỐI HỢP LÀNG SOS VIỆT NAM................................................... 48
3.1 Xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dự án
xây dựng ........................................................................................................ 48
3.2 Định hướng phát triển dự án đầu tư xây dựng Làng SOS Việt Nam đến
năm 2015: ...................................................................................................... 50
3.2.1. Con số thống kê và định hướng phát triển ................................................ 50
3.2.2. Chỉ tiêu định lượng và định tính ............................................................... 53
3.3. Các giải pháp ứng dụng CNTT-CPM trong các dự án đầu tư xây dựng
trực thuộc Văn phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam .............................. 56
3.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng điều kiện vật chất, kỹ thuật và nhân lực ứng
dụng CNTT-CPM ................................................................................. 56
3.3.2. Giải pháp 2: Nghiên cứu xây dựng quy trình ứng dụng CNTT-CPM
trong hoạt động quản lý dự án xây dựng của Văn phòng phối hợp
Làng SOS Việt Nam............................................................................. 69
3.3.3. Giải pháp 3: Các biện pháp hỗ trợ ứng dụng CNTT-CPM tại Văn
phòng phối hợp SOS Việt Nam ............................................................ 84
3.4 Lợi ích của các giải pháp: .............................................................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
SUMMARY OF THE THESIS
TÓM TẮT LUẬN VĂN


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Từ nhiều năm qua, việc quản lý một bài toán hay một dự án luôn là vấn đề
quan trọng nhất đối với mọi tổ chức. Chính quá trình này sẽ quyết định đến sự thành
công hay thất bại của tổ chức. Vậy làm sao để có thể có được quy trình quản lý, một
đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc thì mỗi tổ
chức phải có một lộ trình đánh giá kết quả làm việc hiện có để từ đó có các phương
hướng cải tiến quy trình làm việc cũng như đánh giá hiệu quả công việc nói chung.
Đánh giá kết quả làm việc là một công tác vô cùng quan trọng trong hệ thống
các hoạt động của quá trình quản trị. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho ban
lãnh đạo trong tổ chức biết được kết quả làm việc của nhân viên, của quá trình
trong tổ chức cũng như những thiếu sót còn chưa được khắc phục trong công việc
để từ đó có những cải tiến kịp thời theo kịp với tình hình mới.
Xu hướng ứng dụng CNTT-CPM trong quản lý, đặc biệt là quản lý dự án đầu
tư xây dựng đang được nhiều tổ chức và công ty quan tâm trong những năm gần
đây. Nhiều tổ chức và công ty có liên quan đến quản lý dự án xây dựng đã nhận
thức được tầm quan trọng của việc tin học hóa trong từng qui trình triển khai của dự
án. Thực tiễn tại Làng SOS Việt Nam trong những năm qua, mặc dù xu thế chung
của SOS Quốc tế là tin học hóa, đặc biệt là ứng dụng CNTT-CPM vào hoạt động
quản lý dự án đầu tư xây dựng, tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ
quan mà hoạt động này vẫn chưa được triển khai một cách cụ thể và có hiệu quả
vào công việc hàng ngày của nhân viên quản lý xây dựng, CNTT nói riêng và hệ
thống dự án Làng SOS Việt Nam nói chung.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đưa tin học vào hoạt động quản
lý dự án đầu tư xây dựng nên Ban lãnh đạo Làng SOS Việt Nam luôn chú trọng xây
dựng và hoàn thiện công tác này tại tổ chức. Việc ứng dụng CNTT-CPM trong quản
lý dự án xây dựng là một vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay đối với tổ chức có
đặc thù xây dựng cơ bản như Làng SOS Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay công tác này
HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-1-



Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

còn nhiều thiếu sót và chưa có tính đồng bộ chính vì vậy tôi chọn đề tài:
“Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dự án
xây dựng tại Văn phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Một là làm rõ cơ sở lý luận và tầm quan trọng của công tác tin học hóa hoạt
động quản lý dự án xây dựng tại Văn phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam.
Hai là nghiên cứu tình hình thực tế của hoạt động quản lý dự án xây dựng tại
Văn phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam.
Ba là trên cơ sở đó phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dự án xây dựng tại
Văn phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam. Qua đó tăng khả năng kết nối và thống
nhất dữ liệu với SOS Quốc tế và các dự án trực thuộc trong lĩnh vực quản lý dự án
xây dựng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động quản lý dự án xây dựng tại Văn phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
quản lý dự án xây dựng (Construction management project – CPM) tại Văn phòng
phối hợp Làng SOS Việt Nam.
Phạm vi thời gian thông tin thực tế: từ năm 2009 đến năm 2012 và giải pháp
định hướng tới 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu của mình tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cần thiết để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài của mình.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu những tài liệu cần thiết có liên

quan đến công tác ứng dụng CNTT-CPM trong hoạt động quản lý dự án xây dựng
để làm cơ sở lý thuyết trong đề tài.
HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-2-


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập những thông tin cần thiết trong
công tác đánh giá kết quả hoạt động quản lý tại Văn phòng phối hợp Làng SOS Việt
Nam cũng như những thông tin khác có liên quan đến các công tác đánh giá ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý dự án xây dựng.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng các phương pháp phân tích để phân
tích số liệu đã thu thập được từ đó làm rõ từng khía cạnh của những vấn đề cần
nghiên cứu trong đề tài.
Phương pháp tổng hợp tư liệu: Từ những kết quả phân tích ở trên, trong luận
văn tôi đã tổng hợp lại và đưa ra những kết luận của mình về vấn đề nghiên cứu
trong đề tài.
Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Đưa ra những gợi ý cho các vấn đề
nghiên cứu trong đề tài dựa trên kinh nghiệm bản thân khi hoạt động trong cùng
lĩnh vực nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia : Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong cùng lĩnh
vực, dưới các góc nhìn khác nhau về cùng vấn đề nghiên cứu.
5. Những vấn đề mới và giải pháp của đề tài :
- Nêu lên được tập hợp các chính sách ứng dụng CNTT-CPM trong hoạt động
quản lý dự án xây dựng tại Văn phòng SOS Việt Nam.
- Phân tích thực trạng tại Văn phòng SOS Việt Nam trước khi ứng dụng giải

pháp CNTT-CPM trong hoạt động quản lý dự án xây dựng.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của các Công ty, Tổ chức trong và ngoài nước để từ
đó rút ra được cách triển khai có tính khả thi về hoạt động quản lý dự án xây dựng
cho Văn phòng Làng SOS Việt Nam.
Đề tài gồm 03 giải pháp như sau :
Giải pháp 1: Xây dựng điều kiện vật chất, kỹ thuật và nhân lực ứng
dụng CNTT-CPM.

HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-3-


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Giải pháp 2: Nghiên cứu xây dựng quy trình ứng dụng CNTT-CPM
trong hoạt động quản lý dự án xây dựng của Văn
phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam.
Giải pháp 3: Các biện pháp hỗ trợ ứng dụng CNTT-CPM tại Văn
phòng phối hợp Làng SOS Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục và trang tóm tắt, có 3 chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dự
án đầu tư xây dựng.
Chương 2: Phân tích thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động quản lý dự án đầu tư xây dựng của Văn phòng phối hợp
Làng SOS Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)-CPM trong
hoạt động quản lý dự án xây dựng của Văn phòng phối hợp Làng
SOS Viêt Nam.

HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-4-


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT-CPM trong quản lý dự án đầu tư
xây dựng
1.1.1. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Đầu tư là một phạm trù đặc biệt trong phạm trù kinh tế, xã hội của đất nước.
Có nhiều cách hiểu về khái niệm này, theo nghĩa rộng nhất, có thể hiểu là quá trình
bỏ vốn (bao gồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ) để đạt được những mục tiêu nhất
định trong tương lai. Trong hoạt động kinh tế, đầu tư mang bản chất kinh tế, đó là
quá trình bỏ vốn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích
thu lợi nhuận. Lợi nhuận bao gồm các khoản như tiền thu được một cách trực tiếp
hay gián tiếp thông qua hiệu quả về mặt xã hội. Hoạt động đầu tư có thể được phát
sinh từ nội tại của nền kinh tế quốc dân, đầu tư từ nguồn ngoài nước dưới dạng đầu
tư trực tiếp hay gián tiếp thông qua các tổ chức phi chính phủ và công ty đa quốc
gia.
Hiểu theo nghĩa khác đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào quá
trình hoạt động kinh tế nhằm thu lại lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian

nhất định. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
pháp hiện hành có liên quan (Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Luật
Sửa đổi một số điều liên quan đến đầu tư số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 và các
Luật, Nghị định, Thông tư khác liên quan).
Hoạt động đầu tư có được triển khai dưới dạng trực tiếp và gián tiếp. Đầu tư
trực tiếp là nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn và tham gia vào quá trình quản lý dự án. Đầu
tư gián tiếp là nhà đầu tư hưởng lợi ích gián tiếp thông qua các hình thức như cổ

HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-5-


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

tức, lãi trái phiếu…mà không tham gia vào quá trình quản lý tài sản ngắn hay dài
hạn của mình.
Do đó, đầu tư XDCB là một cấu thành của hoạt động đầu tư, đó là việc chủ
thể bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản
xuất mở rộng các tài sản cố định, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng thời
mang lại các hiệu quả mở rộng về mặt môi trường, xã hội.
1.1.2. Khái niệm về quản lý dự án xây dựng
“Dự án đầu tư” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự
tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm
hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực
tiếp) (theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999).

"Dự án ứng dụng công nghệ thông tin" là tập hợp những đề xuất có liên
quan đến việc bỏ vốn để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ liệu nhằm đạt được sự cải thiện về tốc độ, hiệu quả
vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ trong ít nhất một chu kỳ phát triển của công
nghệ thông tin. (theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009).
“Quản lý dự án xây dựng” là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian,
nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình
dự án hoàn thành đúng thời gian; trong phạm vi ngân sách được duyệt; đạt được các
yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi
trường bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. [23, 11]
1.1.3. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT-CPM trong quản lý dự án đầu tư
xây dựng của các tổ chức có liên quan tới hợp tác Quốc tế
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: ứng dụng CNTT-CPM là cơ sở thẩm
định, tham chiếu và ra quyết định đầu tư một cách nhanh chóng và chính xác.
HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-6-


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Trên góc độ chủ đầu tư: ứng dụng CNTT-CPM là căn cứ để xin phép chủ
trương đầu tư , xin hưởng các khoản ưu đãi đầu tư, xin vay vốn của các định chế tài
chính trong và ngoài nước, là căn cứ để kêu gọi tài trợ đồng thời là phương thức kết
nối hiệu quả với cơ quan quản lý nhà nước. Việc rút ngắn được các qui trình thủ tục
giấy tờ của chủ đầu tư cũng chính là tiết kiệm công sức và tiền bạc.
CNTT-CPM khi được triển khai sẽ đem lại những kết quả kinh tế và xã hội
to lớn:

Kết quả trực tiếp: Công trình xây dựng đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả
tức thời cho chính đối tượng thụ hưởng. Việc quản lý các tài liệu có liên quan tới dự
án xây dựng nhằm giúp các cấp quản lý tra cứu nhanh và dễ dàng, tháo gỡ khó khăn
cho các dự án cấp dưới.
Kết quả gián tiếp: Tạo công ăn việc làm, thúc đấy các ngành khác phát triển
(vật liệu xây dựng, tư vấn giám sát…). Về mặt quản lý nhà nước có thể thu thuế
được từ các hoạt động này.
1.1.4. Đặc điểm của dự án CNTT-CPM
- Mục đích cuối là công trình xây dựng với HTQL được tin học hóa.
- Có chu kỳ riêng (vòng đời).
- Có sự tham gia của nhiều chủ thể.
- Luôn bị hạn chế bởi các nguồn lực.
- Cần lượng vốn đầu tư lớn và thời gian dài tùy qui mô triển khai.
1.1.5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng và CNTT-CPM
Bảng 1.1: Phân loại dự án [23, 20]
TT
1

Tiêu chí phân loại
Theo cấp độ dự án

Các loại dự án
Dự án thông thường; chương trình; hệ thống

HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-7-


Luận văn Cao học QTKD


Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

2

Theo qui mô dự án

Nhóm A; Nhóm B; Nhóm C

3

Theo lĩnh vực

Xã hội; kinh tế; kỹ thuật; tổ chức; hỗn hợp

4

Theo loại hình

Giáo dục đào tạo; nghiên cứu và phát triển; đổi mới;
đầu tư; tổng hợp

5

Theo thời hạn

Ngắn hạn (1-2 năm); trung hạn (3-5 năm); dài hạn
(trên 5 năm)

6


Theo khu vực

Quốc tế; quốc gia; miền, vùng; liên ngành; địa
pphương

7

Theo chủ đầu tư

Nhà nước; doanh nghiệp; cá thể riêng lẻ

8

Theo đối tượng đầu tư

Dự án đầu tư tài chính; dự án đầu tư vào đối tượng
vật chất cụ thể

9

Theo nguồn vốn

Vốn ngân sách Nhà nước; vốn ODA; vốn tín dụng;
vốn tự huy động của doanh nghiệp Nhà nước; vốn
liên doanh nước ngoài; vốn góp của dân; vốn của các
tổ chức ngoài quốc doanh; vốn FDI…
[Nguồn: tác giả tự tổng hợp]

1.1.6. Vòng đời dự án ứng dụng CNTT-CPM

Mỗi dự án đầu tư đều có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc rõ ràng nên
dự án có một vòng đời. Vòng đời của dự án (Project life cycle) bao gồm nhiều giai
đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạt được kết quả và đến khi kết
thúc dự án. Các dự án đều có vòng đời gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn hình thành dự án
(Chủ trương lập dự án); Giai đoạn nghiên cứu phát triển (lập dự án); Giai đoạn thực
hiện & quản lý; Giai đoạn kết thúc.
Tiến trình công việc chính: Xây dựng ý tưởng ban đầu, xác định quy mô và
mục tiêu, đánh giá các khả năng, tính khả thi của dự án, xác định các nhân tố, nguồn
HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-8-


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

lực và cơ sở thực hiện dự án. Việc xác định vòng đời của dự án CNTT-CPM đóng
vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức và quản lý. Nó giúp nhà quản lý nắm
được các vấn đề công nghệ có liên quan, có phương án đổi mới, dự phòng, khắc
phục công nghệ cho tương lai nhằm phục vụ tốt hơn việc quản lý dự án xây dựng.
Một sơ đồ điển hình của vòng đời dự án như sau:

Sơ đồ 1.1 Vòng đời của dự án đầu tư
[Nguồn: tác giả tự tổng hợp]
Có thể thấy rằng vòng đời dự án phụ thuộc vào tính phức tạp của dự án. Nếu
dự án đơn giản có thể xác định được điểm bắt đầu và kết thúc. Với các dự án phức
tạp, cần nhiều yếu tố tham gia hoặc hiệu quả được đánh giá trong nhiều năm và có
tính chất tuần hoàn thì vòng đời dự án lặp các vấn đề từ điểm bắt đầu tới kết thúc.
1.2. Ứng dụng CNTT-CPM trong quản lý dự án đầu tư xây dựng

Về bản chất, CPM cũng chính là một quá trình quản lý dự án xây dựng được
tin học hóa. Do vậy, tìm hiểu CPM cũng chính là tìm hiểu một quá trình quản lý dự
án đầu tư xây dựng có định hướng, sự trợ giúp của ứng dụng CNTT vào hoạt động

HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-9-


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

triển khai. Cụ thể như sau:
1.2.1. Một số tiền đề cơ bản của hệ thống phương pháp luận quản lý dự án:
Chính sự thay đổi của quá trình chuyển mình của đất nước là tiền đề cho việc
vận dụng hệ thống phương pháp luận quản lý dự án. Một số trong các tiền đề cơ bản
đó là: [23, 5]
- Quá trình xóa bỏ hệ thống kế hoạch hóa tập trung, xây dựng một nền kinh tế
hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường.
- Sự xuất hiện của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
- Sự thay đổi các hình thức tổ chức tương ứng với thay đổi hình thức sở hữu.
- Quá trình chống độc quyền trong sản xuất hàng hóa.
- Sự hình thành thị trường tài chính; các hình thức đấu thầu và thị trường các
dự án đầu tư…
1.2.2. Các lĩnh vực quản lý dự án tổng quan:
Bảng 1.2: Các lĩnh vực quản lý dự án [23, 9]
TT

Lĩnh vực


Nội dung

quản lý
Lập kế hoạch
tổng quan

quản lý
Lập kế hoạch
Thực hiện kế hoạch
Quản lý những thay
đổi

2

Quản lý phạm
vi

3

Quản lý thời

Xác định phạm vi
Lập kế hoạch phạm
vi
Quản lý thay đổi
phạm vi
Xác định các hoạt

1


HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

Chú thích
Tổ chức dự án theo một trình tự logic, chi
tiết hóa các mục tiêu của dự án thành
những công việc cụ thể và hoạch định một
chương trình để thực hiện các công việc
đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý
khác nhau của dự án được kết hợp một
cách chính xác và đầy đủ.
Xác định, giám sát việc thực hiện các mục
đích, mục tiêu của dự án, xác định công
việc nào thuộc về dự án và cần phải thực
hiện, công việc nào ngoài phạm vi dự án.
Lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến

-10-


Luận văn Cao học QTKD
gian

4

Quản lý chi phí

5

Quản lý chất

lượng

6

Quản lý nhân
lực

7

Quản lý thông
tin

8

Quản lý rủi ro

9

Quản lý hoạt
động cung ứng

động, trình tự và ước
tính thời gian thực
hiện.
Xây dựng và kiểm
soát tiến độ
Lập kế hoạch nguồn
lực
Tính toán chi phí
Lập dự toán

Quản lý chi phí
Lập kế hoạch chất
lượng
Đảm bảo chất lượng
Quản lý chất lượng
Lập kế hoạch nhân
lực
Tuyển dụng
Phát triển nhóm dự
án
Lập kế hoạch quản lý
thông tin
Cung cấp thông tin
Báo cáo kết quả

Xác định rủi ro
Xây dựng kế hoạch
xử lý rủi ro
Kế hoạch cung ứng
Lựa chọn nhà cung
ứng
Quản lý hợp đồng
Quản lý tiến độ cung
ứng

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN
độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn
thành dự án. Chỉ rõ mỗi công việc kéo dài
bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc
và toàn bộ dự án khi nào hoàn thành.

Dự toán kinh phí, giám sat thực hiện chi
phí theo tiến độ cho từng công việc và
toàn bộ dự án. Tổ chức phân tích số liệu
báo cáo những thông tin về chi phí.
Triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất
lượng trong việc thực hiện dự án, đảm bảo
chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng
mong muốn của chủ đầu tư.
Hướng dẫn, phối hợp nỗ lực của mọi
thành viên tham gia dự án vào việc hoàn
thành mục tiêu của dự án. Cho thấy việc
sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu
quả đến đâu.
Đảm bảo các dòng thông tin thông suốt,
chính xác và nhanh nhất giữa các thành
viên của dự án và với các cấp quản lý khác
nhau. Có thể trả lời được các câu hỏi: ai
cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và
báo cáo bằng cách nào.
Xác định các yếu tố rủi ro, lượng hóa mức
độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như
quản lý từng loại rủi ro.
Lựa chọn, thương lượng, quản lý các hợp
đồng và điều hành việc mua bán nguyên
vật liệu, dịch vụ…cần thiết cho dự án.
Giải quyết vấn đề: bằng cách nào dự án
nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết
của các tổ chức bên ngoài cung cấp cho dự
án, tiến độ cung cấp, chất lượng cung cấp.


[Nguồn: tác giả tự tổng hợp]

HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-11-


Luận văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

1.2.3. Đặc điểm của quản lý dự án xây dựng và CNTT-CPM
- Tổ chức dự án là một tổ chức tạm thời, được hình thành để phục vụ dự án
trong một thời gian hữu hạn. Trong thời gian tồn tại đó, nhà quản lý dự án thường
hoạt động độc lập với phòng ban chức năng. [23, 10]
- Nhà quản lý dự án chịu trách nhiệm phối hợp các nguồn lực. [23, 10]
- Dự án CNTT thường có các rủi ro nhất định về mặt công nghệ, giá trị sử
dụng thay đổi nhanh theo thời gian.
1.2.4. Quản lý rủi ro dự án xây dựng và CNTT-CPM
Quản lý dự án thường phải đối phó với nhiều loại rủi ro có độ bất định cao
trong công tác lập kế hoạch, dự tính chi phí, dự đoán sự thay đổi của công nghệ, sự
thay đổi cơ cấu tổ chức…Do đó, quản lý dự án cần coi trọng công tác quản lý rủi ro,
xây dựng các kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống và giảm thiểu tác hại
của rủi ro. [23, 10]
Với dự án CNTT-CPM, việc quản lý rủi ro chính là các bước nhận diện và
kiểm soát các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả của dự án. Có thể dựa vào kinh
nghiệm hoặc một số tiêu chí nhận dạng. Quản lý rủi ro có vai trò khá quan trọng
trong toàn bộ tiến trình quản lý dự án. Trong cả hai mô hình và tiêu chuẩn nổi tiếng
được ứng dụng nhiều trong dự án phần mềm là CMMi (Capability Maturity Model
Intergration) của viện Công nghệ phần mềm Hoa Kỳ (SEI) và PMP (Project

Mangement Professional) của viện Quản trị dự án PMI (Project Management
Institute) đều xem quản lý rủi ro là một trong những hoạt động cơ bản nhất của quá
trình quản trị dự án.
1.2.5. Quản lý sự thay đổi của dự án xây dựng và CNTT-CPM
Đối với quản lý hoạt động sản xuất của các chủ thể, nhà quản lý thường nhìn
vào mục tiêu lâu dài của tổ chức để áp dụng các phương pháp, các kỹ năng quản lý
phù hợp. Trong quản lý dự án vì môi trường của dự án là môi trường biến động do
HV: Mai Thanh Việt, CH 2010-2012

-12-


×