Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bai tap chung khoan phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.31 KB, 12 trang )

1. Khái niệm chứng khoán phái sinh :
Chứng khoán phái sinh là một dạng hợp đồng, hợp đồng này tham chiếu đến một
tài sản cụ thể. Chứng khoán phái sinh là những chứng khoán được phát hành trên
cơ sở những chứng khoán đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm thực hiện mục tiêu
khác nhau như giảm thiểu rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tăng lợi nhuận.
Một số đặc điểm của chứng khoán phái sinh là: không có vai trò tạo vốn cho chủ
thể kinh tế; làm tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu và trái phiếu; có tính đòn bẩy cao.
2. Các loại chứng khoán phái sinh:
Chứng khoán phái sinh hay còn gọi là công cụ phái sinh, theo chuẩn mực Quốc
tế, bao gồm nhiều loại. Nhưng có thể liệt kê 5 loại chứng khoán phái sinh chủ yếu
sau: quyền mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và
quyền lựa chọn.
a. Quyền mua cổ phần (Rights) (hay quyền mua trước) là quyền ưu tiên mua
trước dành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số
lượng cổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ
cổ phần hiện có của họ trong công ty, tại mức giá xác định, thấp hơn mức giá chào
mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định, thời gian ngắn thường từ 4 đến
6 tuần.
b. Chứng quyền (Warrants) là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ
nó quyền được mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác, thường là
cổ phiếu thường, với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Quyền
này được phát hành khi tổ chức lại các công ty hoặc khi công ty nhằm mục tiêu
khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có
những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà đầu tư có
được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường. Thời gian
hiệu lực của chứng quyền dài từ 5 năm đến 10 năm.
c. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) là một thoả thuận trong đó một người mua và
một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác
định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định vào ngày
hôm nay. Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường OTC và được thực hiện
tại một thời điểm trong tương lai chứ không thực hiện ở hiện tại. Giá hàng hóa


1


trong hợp đồng kỳ hạn được ấn định vào thời điểm hiện tại, tuy nhiên tham gia hợp
đồng kỳ hạn thì nhà đầu tư hạn chế được rủi ro nhưng cũng hạn chế lợi nhuận tiềm
ẩn của mình.
d. Hợp đồng tương lai (Futures) là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp
đồng sẽ mua hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời hạn xác định trong tương
lai theo một mức giá đã định trước. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường
hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để
phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi. Hiện nay trên thế giới đã phát
triển nhiều loại hình hợp đồng tương lai. Một cách tổng quát có thể phân chia hợp
đồng tương lai thành hai loại chủ yếu, đó là :
+ Hợp đồng tương lai về hàng hóa : Trên thị trường có nhiều loại hợp đồng
tương lai cho các sản phẩm hàng hóa “thực”, bao gồm hợp đồng tương lai của các
loại nông sản (lúa mì, ngô, đường, ca cao, cà phê ...), kim loại (vàng, bạc, nhôm,
thiếc ...), năng lượng (dầu thô, khí ga ...).
+ Hợp đồng tương lai về tài chính : là loại hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ
sở là các tài sản chính. Hợp đồng tương lai về tài chính bao gồm các loại như: hợp
đồng tương lai về trái phiếu (trái phiếu kho bạc ngắn hạn, trung hạn, các loại chứng
chỉ ký thác), hợp đồng tương lai ngoại tệ, hợp đồng tương lai về lãi suất, hợp đồng
tương lai các chứng khoán, hợp đồng tương lai các chỉ số chứng khoán ...
e. Quyền lựa chọn (Options): Hợp đồng lựa chọn hay quyền chọn là một công
cụ chứng khoán phái sinh, trong đó người sở hữu có quyền, không phải nghĩa vụ
mua hoặc bán một lượng nhất định hàng hóa hoặc tài sản cơ sở với mức giá xác
định trước trong một khoảng thời gian hoặc vào một thời điểm nhất định trong
tương lai. Người nắm giữ hợp đồng có thể lựa chọn việc thực hiện hoặc không thực
hiện nghĩa vụ, đây là điểm khác biệt căn bản của Hợp đồng quyền chọn với hợp
đồng tương lai hoặc hợp đồng kỳ hạn. Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có
thể là các chứng khoán, các chỉ số chứng khoán, các ngoại tệ, công cụ nợ, hàng

hóa. Về cơ bản có hai loại hợp đồng quyền chọn là quyền chọn mua và quyền chọn
bán.
+ Quyền chọn mua (Call options) mang lại quyền mua cổ phiếu cơ sở vào một
thời điểm nhất định với mức giá định sẵn (giá thực hiện), nó mang lại quyền chứ
không phải nghĩa vụ mua cổ phiếu. Người sở hữu hợp đồng quyền chọn mua sẽ
2


thực hiện hợp đồng khi mức giá thực hiện thấp hơn mức giá cổ phiếu trên thị
trường tại thời điểm thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp mức giá thực hiện cao
hơn mức giá cổ phiếu trên thị trường thì người sở hữu sẽ để hợp đồng hết hạn mà
không thực hiện quyền và người mua quyền chọn sẽ phải trả một khoản phí cho
người bán quyền chọn.
+ Quyền chọn bán (put options) cho phép người sở hữu có quyền bán cổ phiếu cơ
sở trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày xác định trong tương lai với một
mức giá xác định, thường được mong đợi là cao hơn mức giá hiện tại. Người sở
hữu quyền chọn bán sẽ thực hiện hợp đồng khi giá thực hiện cao hơn mức giá cổ
phiếu hiện tại trên thị trường và sẽ không thực hiện hợp đồng nếu xảy ra trường
hợp ngược lại.
3. Thị trường chứng khoán phái sinh của 3 nước trên thế giới :
a. Thị trường chứng khoán phái sinh Mỹ :
Ngành công nghiệp giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn tại Mỹ đã phát
triển hơn 150 năm qua và đã hoạt động theo quy định của Luật liên bang từ những
năm 1920. Hợp đồng tương lai đối với các sản phẩm nông nghiệp đã được giao
dịch tại Mỹ từ lúc khởi điểm hoạt động của thị trường hợp đồng tương lai Mỹ
thông qua các Sở giao dịch như Uỷ ban giao dịch Chicago (CBOT), Sở giao dịch
hàng hóa Chicago (CME). Trong những năm gần đây, giao dịch các công cụ chứng
khoán phái sinh đã mở rộng nhanh chóng trên các sản phẩm nông nghiệp, hợp
đồng tương lai và quyền chọn hiện nay còn mở rộng bằng các công cụ tài chính,
bao gồm tỷ giá ngoại hối, trái phiếu chính phủ Mỹ và nước ngoài và các chỉ số cổ

phiếu Mỹ và nước ngoài. Hơn nữa, hợp đồng tương lai mới còn có mặt ở những
vùng hàng hóa như điện, hải sản, sản phẩm ăn kiêng, mùa vụ, thời tiết... Tính đến
thời điểm hiện nay, Mỹ có gần 20 Sở giao dịch công cụ phái sinh với hơn 68.000
nhà giao dịch sàn, môi giới sàn, môi giới giới thiệu, người hợp tác, người kinh
doanh hoa hồng hợp đồng tương lai và nhà tư vấn giao dịch hàng hóa. Có hơn 240
kiểu hợp đồng tương lai được giao dịch trên các Sở giao dịch hợp đồng tương lai
tại Mỹ, tăng gấp đôi so với thập kỉ trước. Khối lượng giao dịch cũng tăng gấp đôi
so với con số của 10 năm trước đó. Có xấp xỉ khoảng 350 triệu hợp đồng phái sinh
đang lưu hành trên thị trường với tổng giá trị thị trường xấp xỉ 80 nghìn tỷ USD.

3


Có 4 Sở giao dịch hợp đồng tương lai lớn nhất ở Mỹ là: Uỷ ban giao dịch
Chicago (CBOT), Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME), Sở giao dịch hàng hóa
NewYork (NYMEX) và Uỷ ban giao dịch NewYork (NYBOT). Trong khi giao
dịch chứng khoán vốn tập trung ở NewYork (NYSE, NASDAQ) thì sàn giao dịch
chứng khoán phái sinh lại tập trung chủ yếu ở Chicago (CBOT, CME). Uỷ ban
giao dịch Chicago (CBOT) thành lập năm 1848, là Sở giao dịch hợp đồng tương lai
và quyền chọn hàng đầu trong các Sở giao dịch tương lai. CBOT ngày nay là một
Sở giao dịch tương lai lớn nhất và lâu đời nhất của thế giới, chiếm gần nửa khối
lượng giao dịch tương lai đã thực hiện tại Mỹ. Trong thời kỳ đầu mới thành lập,
CBOT chỉ giao dịch các hàng hóa nông nghiệp như bột mỳ, yến mạch và đậu
tương. Các hợp đồng tương lai giao dịch trên Sở ban đầu chỉ là những sản phẩm
nông nghiệp không thể cất giữ và những sản phẩm phi nông nghiệp như vàng, bạc.
Tuy nhiên, với sự ra đời của những hợp đồng mới ngày một gia tăng hàng năm và
với số lượng tăng trưởng của các hợp đồng tương lai tài chính và các chỉ số về cổ
phiếu đang đẩy lùi các hợp đồng truyền thống về ngũ cốc và vật nuôi. Hợp đồng
tương lai tài chính đầu tiên của CBOT được phát hành vào tháng 10/1975 dựa trên
Chứng chỉ cầm cố của Hiệp hội cầm cố quốc gia. Kể từ đó, giao dịch hợp đồng

tương lai bắt đầu có thêm nhiều sản phẩm mới, như trái phiếu kho bạc Mỹ, chỉ số
cổ phiếu, Swap ...
Bên cạnh CBOT, Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) là Sở giao dịch lớn nhất
tại Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới đối với giao dịch hợp đồng tương lai và hợp
đồng quyền chọn. Với tư cách là nơi hoạt động quản lý rủi ro toàn cầu, CME cung
cấp cho người mua và người bán các sản phẩm chứng khoán phái sinh với 4 loại
chính là: tỷ lệ lãi suất, chỉ số cổ phiếu, tỷ giá ngoại hối và hàng hóa. CME có số
hợp đồng tương lai và quyền chọn đang lưu hành vào lúc đóng cửa của ngày giao
dịch lớn nhất trên bất kỳ Sở giao dịch thế giới nào. Số hợp đồng đang lưu hành vào
lúc đóng cửa ngày giao dịch là chỉ dẫn hàng đầu về tính thanh khoản của thị
trường. Tính thanh khoản của thị trường là khả năng thực hiện các lệnh mua và bán
lớn, nhanh và hiệu quả. Nó chính là thành phần để thu hút khách hàng và đảm bảo
sự thành công của thị trường.
Trên phương diện quốc tế, con số các Sở giao dịch đang gia tăng nhanh hơn tại
Mỹ khi các trung tâm kinh tế lớn đã tập trung vào ngành dịch vụ với nhu cầu gia
tăng đối với công cụ mới nhằm đảm bảo chống lại những biến động về lãi suất, tỷ
giá hối đoái và các danh mục chứng khoán có tổ chức. Hiện nay Mỹ có kahs nhiều
4


Sở giao dịch tương lai đặt tại nước ngoài như Toronto, London, HongKong,
Sydney, Tokyo...
b. Thị trường chứng khoán phái sinh ở Singapore :
Một trong những quốc gia đã xây dựng TTCK phái sinh thành công là Singapore.
TTCK phái sinh tại Singapore đã được hình thành và phát triển từ năm 1984 với
việc thành lập thị trường trao đổi tiền tệ quốc tế Singapore (Singapore International
Monetary Exchange SIMEX), với sản phẩm chủ yếu là hợp đồng tương lai của chỉ
số Nikkei 225. Tới tháng 12/1999, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản
lý, đồng thời tiết kiệm được nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng và tập trung
được nguồn nhân lực có chất lượng cao, 3 thị trường phái sinh hàng hóa (SICOM),

phái sinh chứng khoán (SIMEX) và phái sinh tiền tệ (SES) đã hợp lại thành một sở
giao dịch chung là Singapore Exchange (SE). Sở giao dịch chứng khoán Singapore
(SE) là một tổ chức độc lập, có trách nhiệm ban hành những quy định về quản lý
thị trường, đồng thời cơ quan này cũng chịu sự giám sát của cơ quan quản lý tiền tệ
Singapore (Monetary Authorities of Singapore).
Ngay từ khi mới thành lập, các nhà quản lý thị trường đã có một quyết định hợp
lý khi cho phép thị trường chứng khoán phái sinh Singapore được liên thông với
thị trường Chicago – thị trường chứng khoán phái sinh có lịch sử lâu đời nhất và
phát triển nhất trên thế giới. Theo đó, nhà đầu tư được cho phép giao dịch giữa 2
thị trường mà không tốn chi phí nào. Quy định này đã thu hút nhiều nhà đầu tư
tham gia thị trường trong thời gian đầu thành lập, tạo lập nền tảng giúp thị trường
chứng khoán phái sinh tại Singapore phát triển nhanh và bền vững. Bên cạnh đó,
điều kiện tham gia thị trường cũng được quy định cụ thể cho từng nhóm đối tượng,
chẳng hạn:
+ Đối với thành viên giao dịch là cá nhân: phải là một nhà kinh doanh phái sinh
chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức, hiểu biết về chứng khoán phái sinh, không yêu
cầu vốn tối thiểu.
+ Đối với thành viên thanh toán: phải có mức vốn tối thiểu 5 triệu đô la
Singapore, có giấy phép cung cấp dịch vụ thị trường vốn và đáp ứng những chuẩn
mực tài chính cao nhất.

5


Từ năm 2004, Singapore bắt đầu đưa thêm quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch và
tiếp tục gặt hái nhiều thành công. Nguyên nhân là bởi Singapore đã đưa ra nhiều cơ
chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư như: Thay thế hệ thống khớp
lệnh tại sàn bằng hệ thống giao dịch điện tử trực tuyến; Miễn yêu cầu về cáo bạch;
Giảm bớt các tiêu chuẩn niêm yết quyền chọn …
c. Thị trường chứng khoán phái sinh ở Nhật Bản:

Thị trường chứng khoán phái sinh Nhật Bản với một số đặc điểm như sản phẩm
mang tính phức tạp, đối tượng tham gia chuyên nghiệp, giao dịch mang tính chất
đầu cơ cao và hàm chứa nhiều rủi ro.
Nhật Bản phát triển hệ thống CCP. Trước năm 2002, các thị trường chứng khoán
phái sinh ở Nhật Bản đều có hoạt động bù trừ riêng trong từng khu vực. Tuy nhiên,
trước nhu cầu bức thiết phải tập trung đầu mối tiếp cận của các hệ thống bù trừ và
thanh toán cũng như để giảm khối lượng thanh toán thông qua cơ chế bù trừ bao
quát toàn thị trường, Công ty cổ phần bù trừ chứng khoán Nhật Bản (Japan
Securities Clearing Corporation - JSCC) đã được thành lập từ ngày 1/7/2002. JSCC
là một công ty con Sở giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) với mức vốn cổ phần
là 9,25 tỷ Yen, trong đó TSE (87,7%); Sở Giao dịch Chứng khoán Osaka (11,5%);
các Sở giao dịch chứng khoán khác ở Nhật Bản (0,8%). Hoạt động của JSCC liên
quan đến toàn bộ nghiệp vụ bù trừ, thanh toán thực tế của thị trường chứng khoán
Tokyo (TSE), đồng thời đóng vai trò của một tổ chức CCP trong các nghiệp vụ về
chứng khoán phái sinh.
Trong mô hình này, nếu một bên tham gia giao dịch không thực hiện được nghĩa
vụ của mình, thì tổ chức CCP đứng ra thực hiện thay, qua đó giúp: giảm thiểu rủi
ro về mặt tín dụng, giảm thời gian và chi phí thanh toán, giúp cả người mua và
người bán yên tâm hơn vì không sợ mất khả năng thanh toán của đối tác giao dịch;
giảm thiểu rủi ro hệ thống, nhờ đó sự vỡ nợ của một đối tác giao dịch không lan
sang các đối tác khác.
Trong những năm gần đây, hệ thống bù trừ và thanh toán chứng khoán của Nhật
Bản đã liên tục phát triển và không ngừng được cải tiến do biến đổi của môi trường
kinh doanh và bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong đó,
phạm vi hoạt động của hệ thống CCP được mở rộng, bao quát được cả những sản
phẩm chứng khoán phái sinh trên thị trường OTC.
6


4. Các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển thị trường chứng

khoán phái sinh ở Việt Nam.
Chứng khoán phái sinh có tên gọi như vậy là bởi giá trị của loại chứng khoán này
phụ thuộc vào giá trị của tài sản khác (tài sản khác này gọi là tài sản cơ sở). Mục
đích chính khi giao dịch chứng khoán phái sinh là: Phòng ngừa rủi ro (hedging);
Đầu cơ (speculating); Kinh doanh chênh lệch giá (arbitraging). Cơ chế hoạt động
của chứng khoán phái sinh khá là phức tạp, đòi hỏi phải có những am hiểu nhất
định.
Thực hiện Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ
(Quyết định 366) về phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển thị trường chứng
khoán phái sinh tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành liên
quan triển khai xây dựng khung pháp lý trong đó có dự thảo Nghị định của Chính
phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
+ Về phạm vi điều chỉnh:
Tổ chức, hoạt động và quản lý, giám sát về chứng khoán phái sinh (CKPS) và thị
trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) gồm các CKPS được chuẩn hóa như hợp
đồng tương lai (HĐTL), hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn dựa trên tài sản cơ
sở là chứng khoán và các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Phạm vi điều
chỉnh và loại CKPS được thiết kế theo thông lệ quốc tế, nhằm đáp ứng bối cảnh
hội nhập và bảo đảm khả năng quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước,
tránh tình trạng hình thành thị trường phái sinh tự do với các sản phẩm được thiết
kế tự phát, giao dịch thỏa thuận mà không có khung pháp lý và quản lý nhà nước,
tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và hệ thống tài chính như một số trường hợp
phát sinh trong thời gian vừa qua.
+ Về tổ chức kinh doanh CKPS:
Các trung gian tài chính (công ty chứng khoán – Cty CK; ngân hàng thương mại
- NHTM) được tham gia vào cung cấp các dịch vụ cho TTCKPS là cần thiết, nhằm
đảm bảo lựa chọn các thành viên thị trường có quy mô vốn, tài chính lành mạnh và
năng lực cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp là cần thiết. Đáp ứng các yêu cầu về quy
mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu (tự doanh là 600 tỷ đồng và môi giới là 800 tỷ
đồng) và công ty muốn làm thành viên giao dịch của thị trường phái sinh phải có

7


nghiệp vụ môi giới và tự doanh CKPS. Nhân viên hoạt động phải đáp ứng các yêu
cầu chứng chỉ hành nghề CKPS. Các yêu cầu này nhằm loại bỏ bớt các TCKDCK
được tham gia cung cấp dịch vụ cho thị trường. Mục tiêu đặt ra là chỉ cho phép
một số lượng hạn chế (từ 10 - 15% số Cty CK hiện nay) có tình hình tài chính lành
mạnh và có nền khách hàng đủ lớn tham gia thị trường, giúp TTCKPS phát triển
bền vững và lành mạnh ngay từ đầu; Đáp ứng yêu cầu về lợi nhuận, tỷ lệ vốn khả
dụng, nhân sự, hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Ngoài ra, để bảo đảm an toàn cho thị trường, khi đăng ký hoạt động CKPS, các
TCKDCK phải không trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản hoặc
không trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm
ngừng hoạt động.
+ Về tổ chức thị trường giao dịch CKPS:
Các loại CKPS giao dịch trên TTCKPS bao gồm: (i) Các loại CKPS niêm yết
như HĐTL, hợp đồng quyền chọn niêm yết và các CKPS niêm yết khác; (ii) Hợp
đồng kỳ hạn và các loại CKPS giao dịch thỏa thuận dựa trên tài sản cơ sở là chứng
khoán, thực hiện bù trừ thanh toán qua TTLKCK. Ngoài SGDCK, không tổ chức,
cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch CKPS niêm yết.
Trong quá trình hoạt động, SGDCK được áp dụng một số biện pháp để ổn định
thị trường và bảo vệ nhà đầu tư như: thay đổi thời gian giao dịch, áp dụng giới hạn
lệnh, hạn chế mở vị thế mở mới...
Việc giao dịch CKPS của nhà đầu tư thực hiện thông qua môi giới của các thành
viên giao dịch của SGDCK. Hoạt động bù trừ, thanh toán thực hiện thông qua các
thành viên bù trừ và TTLKCK. Dự thảo quy định những nguyên tắc căn bản về
quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ, điều kiện cung cấp dịch vụ của thành viên giao dịch
và thành viên bù trừ đối với nhà đầu tư.
Ngoài các thành viên giao dịch thông thường, điều kiện hoạt động của thành viên
giao dịch đặc biệt là các NHTM tham gia TTCKPS dựa trên trái phiếu chính phủ;

quy định về thành viên tạo lập thị trường, là một số thành viên giao dịch đã ký hợp
đồng tạo lập thị trường với SGDCK, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho TTCKPS trong
giai đoạn đầu vận hành.
+ Về bù trừ, thanh toán CKPS:
8


TTLKCK là đơn vị duy nhất đảm nhiệm chức năng thanh toán, bù trừ cho các
giao dịch CKPS trên TTCKPS, phù hợp với quy định của Luật Chứng khoán. Việc
bù trừ, thanh toán cho các giao dịch CKPS niêm yết trên SGDCK được thực hiện
theo cơ chế CCP của TTLKCK, theo đó TTLKCK là một đối tác giao dịch. Cơ chế
quản lý rủi ro và mô hình bù trừ thanh toán này là chuẩn mực chung quốc tế.
Cty CK và NHTM có thể đăng ký làm thành viên bù trừ của TTLKCK khi đáp
ứng được một số yêu cầu nhất định. Trong đó, Cty CK, NHTM đăng ký làm thành
viên bù trừ trực tiếp (thực hiện bù trừ, thanh toán cho giao dịch CKPS của chính
mình và của khách hàng thuộc các thành viên) đáp ứng các điều kiện về vốn thấp
hơn khi đăng ký làm thành viên bù trừ chung (thực hiện thanh toán bù trừ cho cả
thành viên giao dịch không là thành viên bù trừ).
Đặc tính của TTCKPS là tiềm ẩn nhiều rủi ro nên thành viên bù trừ phải thực
hiện một số nghĩa vụ nhất định về ký quỹ thành viên, đóng góp vào quỹ bảo đảm
thanh toán, trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để đảm bảo nghĩa vụ thanh
toán cho giao dịch CKPS và bù đắp tổn thất cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật hay
sơ suất của nhân viên trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, TTLKCK cũng có
quyền xử lý, thanh lý tài sản ký quỹ của thành viên trong trường hợp cần thiết khi
thành viên bị mất khả năng thanh toán, TTLKCK sử dụng các biện pháp đảm bảo
thanh toán và cơ chế phòng ngừa rủi ro trong thanh toán.
+ Về nghĩa vụ công bố thông tin (CBTT) và báo cáo:
CKPS và TTCKPS quy định các đối tượng thực hiện nghĩa vụ CBTT bao gồm:
SGDCK, TTLKCK, tổ chức kinh doanh CKPS, thành viên giao dịch, thành viên
giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ, thành viên tạo lập thị trường, tổ chức và cá

nhân có liên quan. Trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành, dự thảo Nghị định
cũng quy định một số nguyên tắc về yêu cầu thực hiện CBTT và báo cáo.
+ Về quản lý giám sát:
Trách nhiệm và quyền hạn của UBCKNN trong việc quản lý, giám sát thị trường
CKPS; các hoạt động quản lý giám sát của UBCKNN đối với hoạt động giao dịch
CKPS; tổ chức kinh doanh CKPS, SGDCK, TTLKCK; Hoạt động giám sát của
SGDCK và của TTLKCK trên thị trường CKPS; nghĩa vụ cung cấp thông tin và
giải trình theo yêu cầu của các thành viên, tổ chức, cá nhân có liên quan; quy trình
9


phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong việc quản lý, giám sát thị trường đảm
bảo an toàn và ổn định.
Về thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và bồi thường
thiệt hại
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại, thanh
tra và xử lý vi phạm, hình thức xử phạt đối với thành viên giao dịch, thành viên bù
trừ. Trong đó, hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm liên quan đến niêm yết, giao
dịch, kinh doanh và đầu tư CKPS áp dụng theo Nghị định số 108/2013/NĐ-CP
ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khoán và TTCK và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Việc triển khai xây dựng Nghị định và Thông tư hướng dẫn về TTCKPS được
triển khai đồng bộ, gắn kết giữa các thành viên ban soạn thảo từ các Bộ, ngành với
quá trình hội thảo nhiều vòng có sự tham gia góp ý kiến của các chuyên gia nước
ngoài, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GIZ), Tập đoàn
Nomura (Nhật Bản), cũng như quá trình khảo sát thực tiễn tại các thị trường phát
triển và các thị trường mới nổi như Đức, Séc, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan...
Trên thực tế, tại Việt Nam các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị trường
cách đây hơn 10 năm, nhưng nghiệp vụ này hiện tại vẫn chưa phát triển mạnh.

Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở
Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Giao dịch
hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày
24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của
thống đốc ngân hàng nhà nước.
- Lộ trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam :
+ Giai đoạn 1 (2013 - 2015): Xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật chất
kỹ thuật để vận hành thị trường chứng khoán phái sinh.
+ Giai đoạn 2 (2016 - 2020): Tổ chức giao dịch các chứng khoán phái sinh dựa
trên tài sản cơ sở là chứng khoán (chỉ số chứng khoán; trái phiếu Chính phủ, cổ
phiếu).
10


+ Giai đoạn 3 (sau 2020): Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh thống nhất
dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế.
- Để thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động và thật sự có hiệu quả thì
cần phải có những giải pháp tầm vĩ mô.
+ Thứ nhất, phát triển đồng bộ thị trường tài chính tiền tệ :
Giao dịch tài chính phái sinh không thể tách rời các giao dịch về công cụ tài
chính cơ sở. Do vậy để hình thành các hợp đồng phái sinh trước hết cần có các
công cụ tài chính cơ sở phục vụ cho việc trao đổi trong mỗi hợp đồng. Mặt khác
các công cụ tài chính cơ sở phải đa dạng để thúc đẩy thị trường tài chính phái sinh
phát triển. Mức độ đa dạng của công cụ tài chính cơ sở lại hoàn toàn phụ thuộc vào
trình độ phát triển của thị trường tài chính.
+ Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường tài chính, tiền tệ và các
sản phẩm tài chính phái sinh :
Hệ thống khung pháp lý là cơ sở quan trọng nhất quy định nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của thị trường phái sinh và tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh
của thị trường tài chính, đồng thời các văn bản pháp luật cũng là cơ sở quan trọng

cho những dịch vụ mới ra đời. Như vậy môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, hiệu
lực pháp lý cao là điều kiện cần cho sự hình thành và phát triển của thị trường tài
chính phái sinh. Hơn nữa do tính chất phức tạp của giao dịch sản phẩm tài chính
phái sinh khiến cho hoạt động của các công cụ này nhạy cảm với hành vi gian lận,
tiêu cực. Trên thị trường phái sinh có nhiều đối tượng tham gia như: các nhà kinh
doanh, nhà đầu cơ, nhà môi giới… Mỗi người tham gia trên thị trường đều vì mục
đích khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy nguy cơ rủi ro cũng như khả
năng thu lợi trên hợp đồng phái sinh là rất lớn. Do đó ngoài việc ban hành mới và
bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật để quy định nguyên tắc và tổ chức hoạt
động của thị trường phái sinh, thì việc điều hành và giám sát hoạt động của thị
trường cũng rất cần thiết.
+ Thứ ba, hoàn thiện những quy định về tài chính kế toán liên quan đến sản
phẩm tài chính phái sinh:
Do các đặc điểm phức tạp và tính chất mới mẻ của các sản phẩm phái sinh nên
cho tới bây giờ các chuẩn mực kế toán vẫn chưa theo kịp hạch toán và quản lý các
11


công cụ phái sinh. Các công cụ phái sinh được ghi chép vào các tài khoản ngoài
bảng cân đối kế toán, vì thế rất khó xác định từ báo cáo truyền thống các công cụ
phái sinh nào được sử dụng và tác động của những giao dịch phái sinh lên thu nhập
của công ty như thế nào.
Do đó trong thời gian tới Bộ Tài chính cần phải hoàn thiện chế độ hạch toán kế
toán đối với các sản phẩm tài chính để thúc đẩy việc sử dụng sản phẩm này trong
phòng ngừa rủi ro.
+ Thứ tư, phát triển hệ thống các trung gian tài chính:
Các hợp đồng phái sinh được thực hiện thông qua các nhà môi giới trung gian và
qua sàn giao dịch để đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia. Với vai trò trung gian trong các hợp đồng, những nhà môi giới sẽ kết nối
người mua và người bán với nhau, đồng thời yêu cầu người mua người bán ký quỹ

nên khả năng thực hiện hợp đồng phái sinh cao.
Do vậy cần phải phát triển các trung gian tài chính với vai trò là người môi giới
và cung cấp các sản phẩm tài chính phái sinh cho doanh nghiệp.
+ Thứ năm, đầu tư xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại:
Công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cung cấp, xử lý thông tin để đi đến
quyết định trong giao dịch, ảnh hưởng đến kết quả tính toán và quá trình thanh
toán, cũng như quá trình kiểm soát rủi ro. Để phát triển nghiệp vụ sản phẩm tài
chính phái sinh các NHTM, trung gian tài chính với vai trò môi giới, cung cấp sản
phẩm tài chính phái sinh cần phải có những đầu tư nhất định về vốn và nhân lực để
hiện đại hóa công nghệ.
+ Thứ sáu, đẩy mạnh công tác hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực và thông tin hiểu biết về sản phẩm phái sinh:
Thị trường phái sinh là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ
chuyên môn cao, nhưng hiện nay còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Cho nên việc đào
tạo phải gắn kết với hoạt động mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế đào tạo
nguồn nhân lực, xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trường.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×