Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấp các dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh của bưu điện tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 130 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------

KIM THỊ THU MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TRONG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

KIM THỊ THU MINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TRONG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ
BƯU CHÍNH CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA BƯU ĐIỆN
TỈNH NAM ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. Trần Trọng Phúc



Hà Nội – 2013


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh trong cung cấp các dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh của Bưu điện
tỉnh Nam Định ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở
nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Trần Trọng Phúc, các Thầy, Cô trong Viện Kinh tế và Quản
lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội .
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Quá trình thực hiện luận văn có tham
khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và
các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn.
Trên đây là cam kết ràng buộc trách nhiệm của tác giả đối với các nội dung, ý tưởng
và đề xuất của luận văn này.
Nam Định, ngày

tháng

năm 2013.

Học viên


Kim Thị Thu Minh
Khóa: CH 2011-2013

Häc viªn: Kim Thi Thu Minhi
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Häc viªn: Kim Thi Thu Minhii
Lớp CH QTKD 11A-113

Luận văn thạc sỹ


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................... vii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ..............................................................................4
1.1 CẠNH TRANH VÀ VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH ....................................4
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh. ................................................................................4
1.1.2 Đặc trưng của cạnh tranh ...........................................................................5

1.1.3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:..................................6
1.1.3.1 Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: .....................................6
1.1.3.2 Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng ..................................6
1.1.3.3 Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế ..........................................7
1.1.4 Phân loại cạnh tranh ...................................................................................7
1.1.4.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh .............................................7
1.1.4.2 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh.......................................8
1.1.4.3 Căn cứ vào phạm vi kinh tế: ...............................................................9
1.1.4.4 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ .............................................................9
1.1.5 Cấp độ cạnh tranh.......................................................................................9
1.1.5.1 Cấp độ cạnh tranh cấp Quốc gia .......................................................10
1.1.5.2 Cấp độ cạnh tranh cấp doanh nghiệp ................................................10
1.1.5.3 Cấp độ cạnh tranh cấp sản phẩm.......................................................11
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................11
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh............................................................11
1.2.2 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .......................................................12
1.2.2.1 Khái niệm ..........................................................................................12
1.2.2.2 Các yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh. ...................................13
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:.........17
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài ..........................................17
1.2.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong ..........................................23
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................24

Häc viªn: Kim Thi Thu Minhiii
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ


1.2.4.1 Hiệu quả kinh doanh: ........................................................................24
1.2.4.2 Thị phần ............................................................................................26
1.2.4.3 Chất lượng của sản phẩm. .................................................................27
1.2.4.4 Giá cả sản phẩm. ...............................................................................27
1.2.4.5 Khả năng đổi mới của doanh nghiệp: ...............................................28
1.2.4.6 Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng......................................28
1.2.4.7 Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ
quá trình kinh doanh......................................................................................29
1.2.4.8 Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp..........................................30
1.2.5 Các mô hình và phương pháp để đánh giá năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp ................................................................................................................30
1.2.5.1. Mô hình “kim cương” của Micheal Porter.......................................32
1.2.5.2 Ma trận SWOT..................................................................................33
1.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 1:................................................................................34
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
BƯU ĐIỆN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ BƯU
CHÍNH CHUYỂN PHÁT NHANH .........................................................................35
2.1 TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH NAM ĐỊNH ......................................35
2.1.1 Giới thiệu về Bưu điện tỉnh Nam Định. ...................................................35
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện tỉnh Nam Định. ...........36
2.1.3. Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của NDPost ...............................37
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Bưu điện tỉnh. .....................................37
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:....................37
2.1.3.3 Hiện trạng mạng lưới cung cấp của B ưu điện tỉnh Nam Định.........41
2.1.3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tổng quan về dịch vụ
chuyển phát nhanh của NDPost. ..................................................................43
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BƯU
ĐIỆN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
CHUYỂN PHÁT NHANH . .................................................................................47

2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô.....................................................................47
2.2.1.1. Môi trường kinh tế ...........................................................................48
2.2.1.2. Môi trường công nghệ......................................................................49
2.2.1.3. Môi trường Văn hóa - Xã hội...........................................................50

Häc viªn: Kim Thi Thu Minhiv
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

2.2.1.4. Môi trường tự nhiên: ........................................................................51
2.2.1.5. Môi trường pháp luật và chính trị ....................................................51
2.2.2. Phân tích môi trường vi mô (môi trường ngành) ....................................53
2.2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại................................................55
2.2.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn................................................59
2.2.2.3. Phân tích áp lực của nhà cung cấp ...................................................60
2.2.2.4. Phân tích áp lực của khách hàng ......................................................61
2.2.2.5. Sự đe dọa của sản phẩm, dịch vụ thay thế . .....................................63
2.2.2.6 Tổng hợp môi trường kinh doanh bên ngoài ...................................63
2.2.3 Phân tích môi trường nội bộ:....................................................................64
2.2.3.1. Nguồn nhân lực ................................................................................64
2.2.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của NDPost...70
2.2.3.3 Phân tích hoạt động Marketing của Bưu điện tỉnh Nam Định..........72
2.2.3.4 Phân tích công tác nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ.......79
2.2.3.5 Chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng .80
2.2.3.6 Thương hiệu và uy tín ......................................................................81
2.2.4 Phân tích SWOT .....................................................................................82

2.2.4.1. phân tích những mặt mạnh (S - Strengths) ......................................82
2.2.4.2 Phân tích những điểm yếu (W - Weaknesses), ................................83
2.2.4.3 Phân tích các cơ hội (O - opportunities) ...........................................83
2.2.4.4 Phân tích các nguy cơ (T - Threats) ..................................................84
2.2.4.5 Tổng hợp các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của Bưu điện
tỉnh Nam Định...............................................................................................85
2.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..................................................................................87
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA
BƯU ĐIỆN TỈNH NAM ĐỊNH................................................................................88
3.1 TÍNH CẤP THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
BƯU ĐIỆN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ BƯU
CHÍNH CHUYỂN PHÁT NHANH. ....................................................................88
3.2 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH
NAM ĐỊNH ..........................................................................................................93
3.2.1 Mục tiêu phát triển của Bưu điện tỉnh Nam Định....................................93

Häc viªn: Kim Thi Thu Minhv
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

3.2.2 Định hướng phát triển của Bưu điện tỉnh Nam Định...............................94
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
BƯU ĐIỆN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
CHUYỂN PHÁT NHANH . .................................................................................94
3.3.1 Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng nhân lực...................................95

3.3.1.1 Cơ sở khoa học của nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực.95
3.3.1.2 Nội dung giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực...........................96
3.3.1.3. Hiệu quả của giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực ...................99
3.3.2 Nhóm giải pháp 2: Nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển phát nhanh và
khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ...........................................................100
3.3.2.1 Cơ sở khoa học của nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và
khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng .......................................................100
3.3.2.2 Nội dung của nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển
phát nhanh và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng...............................101
3.3.2.3 Hiệu quả của nhóm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ..................................................106
3.3.3. Nhóm giải pháp 3: Hoàn thiện Marketing phát triển dịch vụ ...............106
3.3.3.1 Cơ sở khoa học của nhóm giải pháp Marketing .............................106
3.3.3.2 Nội dung của nhóm giải pháp Marketing .......................................107
3.3.3.3 Hiệu quả của nhóm giải pháp Marketing. .......................................113
3.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 3:..............................................................................114
KẾT LUẬN .............................................................................................................115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................117

Häc viªn: Kim Thi Thu Minhvi
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ

1

EMS

Express Mail Service - Dịch vụ chuyển phát nhanh

2

BCCI

Bưu chính công ích

3

BCCP

Bưu chính chuyển phát

4

BCVN

Bưu chính Việt Nam

5


BCVT

Bưu chính Viễn thông

6

BĐH, TP

Bưu điện huyện, Thành phố

7

BĐVNHX

Bưu điện văn hóa xã

8

Bộ TT& TT

Bộ Thông tin và Truyền thông

9

BPBK

Bưu phẩm bưu kiện

10


CPN

Chuyển phát nhanh

11

DHL

Dalsey, Hillblom và lynn – Công ty Dutsche Post Đức
cung câp chuyển phát nhanh quốc tế

12

TNT

Công ty chuyển phát nhanh TNT

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Häc viªn: Kim Thi Thu Minhvii

Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Hệ thống kênh bán hàng Bưu điện tỉnh Nam Định ..................................42 
Bảng 2.2 Mạng lưới chuyển phát của Bưu điện tỉnh Nam Định..............................42 
Bảng 2.3 Tuyến chuyển phát nội tỉnh Nam Định .....................................................43 
Bảng 2.4. Tình hình doanh thu của NDPost từ 2008-2012(Nguồn NDPost) ...........43 
Bảng 2.5 - Kết quả khảo sát đối với trường hợp khách hàng không sử dụng dịch vụ
của Bưu điện tỉnh Nam định .....................................................................................47 
Bảng 2.6 Thống kê các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính trên..................53 
địa bàn tỉnh Nam Định ..............................................................................................53 
Bảng 2.7: Qui mô, năng lực của các công ty bưu chính chuyển phát.......................54 
Bảng 2.8- Quy mô lao động của Bưu điện tỉnh Nam Định qua một số năm (2009 –
2012)..........................................................................................................................65 
Bảng 2.9 -Thống kê trình độ lao động Bưu điện tỉnh Nam Định (2009 – 2012)......66 
Hiện tại số lao động tại Bưu điện tỉnh Nam Định là 236 người. Cơ cấu lao động tại
Bưu điện tỉnh Nam Định được cung cấp bởi phòng Tổ chức cán bộ có số liệu như
sau: ............................................................................................................................67 
Bảng 2.10: Cơ cấu lao động của Bưu điện tỉnh năm 2012 ......................................67 
Bảng 2.11 Cơ cấu nguồn vốn của Bưu điện tỉnh Nam Định.....................................70 
Bảng 2.12 Cơ cấu tài sản của Bưu điện tỉnh Nam Định ...........................................71 
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp các cơ hội và nguy cơ của Bưu điện tỉnh Nam Định .....85 
Bảng 2.14 Bảng tổng hợp điểm mạnh và điểm yếu của Bưu điện tỉnh Nam Định...86 
Bảng 3.1. Tình hình doanh thu của NDPost từ 2008-2012(Nguồn NDPost) ...........90 
Bảng 3.2 Mục tiêu cơ bản giai đoạn 2012-2015: Tăng trưởng bình quân 15%/năm.

...................................................................................................................................94 

Häc viªn: Kim Thi Thu Minhviii
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh của NDPost...............................44 
từ 2008-2012(Nguồn NDPost)..................................................................................44 
Hinh 2.2 Thị phần các công ty kinh doanh Bưu chính chuyển phát tại Nam Định
năm 2011 ...................................................................................................................55 
Hình 2.3. Thị phần dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế năm 2011...........................59 
Hình 2.4 - Cơ cấu trình độ lao động của NDPost năm 2012 ....................................65 
Hình 2.5 Biểu đồ doanh thu dịch vụ bưu chính cạnh tranh qua các năm ................76 
Hình 3.1. Biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh của NDPost từ 2008-2012 ........91
Mô hình 1.1: Các yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh. .....................................16 
Mô hình 1.2: Mô hình gồm 5 lực lượng của Michel Poter………………………...22 
Mô hình 1.3: Mô hình kim cương của Micheal Porter, 1990 ...................................32 
Mô hình 1.4: Mô hình ma trận SWOT......................................................................34 
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Bưu điện tỉnh Nam định.................37 
Sơ đồ 2.2 Mô hình bộ máy Marketing tại Bưu điện tỉnh nam Định .........................73 
Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức kênh bán hàng của Bưu điện tỉnh Nam Định ..............74 
Sơ đồ 3.1 Mô hình Marketing bán hàng trực tiếp của Bưu điện tỉnh ....................108 

Häc viªn: Kim Thi Thu Minhix
Lớp CH QTKD 11A-113



Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ mở cửa hội nhập hiện nay, ngoài Tổng công ty Bưu điện đã có thêm
nhiều DN tham gia kinh doanh dịch vụ bưu chính chuyển phát và tại địa bàn tỉnh
Nam Định cũng không phải là ngoại lệ. Đây là quy luật vận động tất yếu của thị
trường trong xu hướng hội nhập và được tạo điều kiện thuận lợi bởi hành lang pháp
lý của nhà nước, cho phép doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được kinh
doanh các dịch vụ bưu chính chuyển phát , đặc biệt là dịch vụ chưu chính chuyển
phát nhanh . Đây là dịch vụ chuyển phát chiếm tỷ trọng doanh thu lớn( trên 40%)
trong doanh thu các dịch vụ Bưu chính và là một trong dịch vụ hứa hẹn nhiều tiềm
năng trong tương lai .
Như vậy, các dịch vụ bưu chính chất lượng cao và có doanh thu cao đã được
mở ra cạnh tranh. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có nhiều nhà cung
cấp dịch vụ chuyển phát đã có đăng ký kinh doanh như: B ưu đi ện tỉnh Nam Định(
NDPost), Viettel (VTP), Tín Thành, Hợp Nhất, Hoàng Long,... và một số DN đã
được xác nhận thông báo hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát như: Mai Linh
,Hoàng Hà, ,... và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như TNT, DHL,
Fedex, UPS.
Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh đã khiến thị phần
dịch vụ Bưu chính chuyển phát nhanh của Bưu điện tỉnh Nam Định giảm đi đáng
kể. Trong khi đó, cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất chưa thật sự năng động, mạng
lưới rộng khắp nhưng khai thác chưa hiệu quả, đội ngũ lao động dồi dào nhưng
chưa đáp ứng dược yêu cầu đòi hỏi trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đó để tồn tại và phát triển Tổng công

ty Bưu điện Việt Nam nói chung và Bưu điện tỉnh Nam Định nói riêng cần phân
tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, từ đó tìm giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh cho đơn vị đó là việc làm hết sức cần thiết hiện nay.

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
1
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

Nhận thức được vấn đề này, cùng với sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS
Trần Trọng Phúc, Tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh trong cung cấp các dịch vụ Bưu chính chuyển phát nhanh của Bưu
điện tỉnh Nam Định”” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Rất mong các thầy
cô giáo, các bạn và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt nội
dung luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa lại lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của
một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Nam Định trong
lĩnh vực Bưu chính chuyển phát nhanh để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Bưu điện
tỉnh Nam Định trong cung cấp các dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Nam Định
trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của

Bưu điện tỉnh Nam Định trong các năm 2011-2012 trên địa bàn tỉnh Nam Định.
4. Nguồn số liệu nghiên cứu
- Các báo cáo thống kê hàng năm của Bưu điện tỉnh Nam Định, của Tổng
công ty Bưu điện Việt Nam , của Bộ thông tin và truyền thông, của sở Thông tin và
truyền thông tỉnh Nam định
- Số liệu từ các đối thủ cạnh tranh và khảo sát điều tra từ phía khách hàng.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn lấy phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là cơ sở
quan trọng nhất trong phân tích và đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Bưu
điện tỉnh Nam Định thông qua phân tích các mối quan hệ phổ biến và nhân quả đặt
trong bối cảnh và điều kiện cụ thể của ngành Bưu chính chuyển phát. Đồng thời
luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp,diễn giải, quy nạp

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
2
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

… Tiến hành việc điều tra khảo sát thực tế kết hợp với việc kế thừa các kết quả
nghiên cứu khảo sát của ngành, các ban ngành và các cấp quản lý có liên quan
6. Những đóng góp của luận văn:
- Về mặt lý luận: Luận văn tập hợp tài liệu, hệ thống hoá và hoàn thiện lý
luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở lý luận về cạnh tranh luận văn phân tích, đánh
giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Nam Định. Tổng kết những

kết quả cũng như tồn tại, đi sâu vào phân tích của những tồn tại cả về cơ chế chính
sách lẫn tổ chức thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đánh giá thực tiễn, luận
văn đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Nam
Định
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Nam Định
trong cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bưu điện tỉnh Nam
Định trong cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh.

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
3
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 CẠNH TRANH VÀ VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh.
Tuy cạnh tranh là vấn đề phổ biến và được nghiên cứu từ rất lâu, nhưng cho
đến nay trên thế giới vẫn chưa có khái niệm thống nhất về cạnh tranh trong các lĩnh
vực kinh tế và xã hội. Lý do là thuật ngữ này được sử dụng để đánh giá cho tất cả
các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia và cả các khu vực liên quốc gia. Nhưng
những mục tiêu cơ bản được đặt ra khác nhau phụ thuộc vào góc độ xem xét là của

quốc gia hay doanh nghiệp. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu
là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh trong môi trường quốc gia hay
quốc tế thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống vật chất và phúc lợi
cho nhân dân. Ở đây, thuật ngữ cạnh tranh được tiếp cận dưới góc độ trong lĩnh vực
kinh tế, một dạng cụ thể của cạnh tranh.
Do vậy, để đưa ra khái niệm này một cách có căn cứ, cần điểm lại một số lý
thuyết về cạnh tranh trên thế giới và trong nước
Cạnh tranh là hiện tượng kinh tế được hình thành cùng với sự ra đời và phát
triển của sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà kinh tế vẫn chưa đưa ra
được một định nghĩa thống nhất về vấn đề này. Trên thực tế vẫn còn có các ý kiến
khác nhau về phạm trù cạnh tranh và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng
ta sẽ xem xét một số quan điểm về cạnh tranh:
- Theo Micheal Porter thì: “Cạnh tranh là để thu hút vốn, thu hút con người,
thu hút khách hàng và phải vượt trên các đối thủ”
- Theo từ điển kinh doanh xuất bản ở Anh năm 1992 thì: Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành
cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
- Từ điển Bách khoa Việt Nam [4, tập 1] định nghĩa: Cạnh tranh trong kinh
doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
4
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan

hệ cung - cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi
nhất.
Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất thì cạnh tranh trong kinh doanh được
hiểu là chạy đua hay ganh đua gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể tham gia kinh
doanh trên thị trường để giành giật những điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất nhằm
đem lại cho mình nhiều lợi ích nhất.
Kinh doanh trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh
nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không
ngừng phát triển để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận
là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động một cách có hiệu quả cao
nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Kết quả cạnh tranh sẽ loại bỏ được các doanh
nghiệp yếu kém và thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Ở Việt Nam,
cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật
kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều
hành kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.1.2 Đặc trưng của cạnh tranh
Cạnh tranh là đặc điểm cơ bản của sản xuất hàng hóa và là một trong những
quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường
Đặc trưng đầu tiên của cạnh tranh là chất lượng của tiềm lực cạnh tranh và
nghệ thuật cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, chất lượng cạnh tranh được thể
hiện một cách tương đối hữu hình và cụ thể thông qua giá trị sử dụng của hàng hóa
dịch vụ. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chính vì vậy,
nó phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người tổ chức chiến lược cạnh tranh
Đặc trưng thứ hai là cạnh tranh có tính hai mặt: Cạnh tranh tích cực và cạnh
tranh tiêu cực, Cạnh tranh tích cực có tác dụng kích thích sự phát triển của doanh
nghiệp. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới về công nghệ

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
5

Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

và phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, giảm giá thành
đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân
bên cạnh đó là vì sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp mình. Ngược lại cạnh
tranh không tích cực là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình trái với
các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây
hại đến lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng
Để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, cần duy trì môi trường
cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát quyền, xử lý cạnh tranh không lành
mạnh giữa các chủ thể kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng sang
cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh không phải là khi nào cũng đồng nghĩa với
việc tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau. Trên thực tế, các thủ pháp cạnh tranh hiện đại
dựa trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ.
Bởi lẽ, khi mà các đối thủ cạnh tranh quá nhiều thì việc tiêu diệt các đối thủ khác là
vấn đề không đơn giản.
1.1.3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:

1.1.3.1 Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Bởi vậy, bất cứ
doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế thị trường cũng phải đối mặt với
cạnh tranh và phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách tạo ra những
lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ như là: Nâng cao chất lượng và mẫu
mã sản phẩm, giảm giá, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và nguồn nhân lực... Do

đó, cạnh tranh sẽ kích thích các doanh nghiệp năng động hơn, mạnh mẽ hơn và làm
ăn có hiệu quả hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vượt trội so
với đối thủ trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp phát
triển lâu dài và ổn định.

1.1.3.2 Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng
Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp theo đuổi các chiến lược khác nhau, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực, áp dụng những công nghệ hiện đại để có thể đứng

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
6
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

vững trên thị trường, thu được lợi nhuận cao... chính điều này đã làm cho người tiêu
dùng được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi hơn như: Sự đa dạng chủng loại các mặt
hàng, sản phẩm có chất lượng tốt hơn mà giá lại rẻ hơn, các dịch vụ ngày càng
thuận tiện...

1.1.3.3 Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế
Cạnh tranh là động lực làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển vì cạnh
tranh loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đồng thời khẳng định sự tồn
tại và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Cạnh tranh thúc đẩy sự
phát triển bình đẳng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp
phần xoá bỏ sự độc quyền, sự bất bình đẳng trong kinh doanh. Mặt khác, cạnh tranh
thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày

càng sâu rộng, tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn. Từ đó,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng xã hội.
1.1.4 Phân loại cạnh tranh

1.1.4.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh
- Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo
“luật” mua rẻ - bán đắt. Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại, người bán
luôn có tham vọng bán đắt. Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình “ mặc
cả” và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động bán, mua được thực hiện.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở
quy luật cung cầu. Xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu thị trường. Lúc này, hàng hóa trên
thị trường khan hiếm, người mua sẵn sàng mua với giá cao. Mức độ cạnh tranh càng
gay gắt, giá cả càng cao và trong trường hợp này người bán có lợi.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh chính trên
vũ đài thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, có ý nghĩa sống
còn đối với các doanh nghiệp. Tất cả các Doanh nghiệp đều muốn giành giật lấy lợi
thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ. Kết quả để đánh giá doanh nghiệp
nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh số tiêu thụ, tăng tỉ lệ
thị phần. Cùng với nó là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất.

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
7
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, bởi thế, đã bước

vào kinh doanh thì bắt buộc phải chấp nhận.
Thực tế cho thấy, khi sản xuất hàng hoá càng phát triển, số người bán càng
tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt. Trong quá trình ấy, một mặt sản xuất hàng
hoá với qui luật cạnh tranh sẽ lần lượt gạt ra khỏi thị trường những doanh nghiệp
không có chiến lược cạnh tranh thích hợp. Nhưng mặt khác, nó lại mở đường cho
những doanh nghiệp nắm chắc “ vũ khí” cạnh tranh thị trường và dám chấp nhận
“luật chơi” phát triển.

1.1.4.2 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trong đó người bán và
người mua không có ảnh hưởng lên giá thị trường, giá cả thị trường là do quan hệ
cung cầu trên thị trường quyết định. Các sản phẩm bán ra có tính chất đồng nhất
cao. Điều kiện tham gia hay rút lui khỏi thị trường rất dễ dàng. Hình thức cạnh
tranh hoàn hảo khó tìm thấy hiện nay.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh
tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất, mà ở đó các doanh nghiệp có đủ sức
mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình trên thị trường.
Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại: Độc quyền nhóm và cạnh tranh mang
tính độc quyền.
+ Độc quyền nhóm: Tồn tại trong các ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một ít
người sản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả các sản phẩm của mình
không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của
những kẻ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó.
+ Cạnh tranh mang tính độc quyền: Là hình thức cạnh tranh mà trong đó các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng việc bán các sản phẩm phân biệt (đã được
làm cho khác sản phẩm của các doanh nghiệp khác), các sản phẩm này có thể thay
thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế hoàn hảo. Người bán có
thể thu hút khách hàng bằng các cách hữu hiệu như quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ
hậu mãi... Loại hình cạnh tranh này rất phổ biến hiện nay.


Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
8
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

1.1.4.3 Căn cứ vào phạm vi kinh tế:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh cùng một loại sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, sự có mặt của các
sản phẩm thay thế làm đa dạng hóa thị trường sản phẩm đồng thời đặt ra những
thách thức mới cho doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết sâu sắc
về hàng hóa, đối thủ cạnh tranh, về bản thân doanh nghiệp và khách hàng... Cạnh
tranh nội bộ ngành đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tự hoàn thiện, đổi mới
công nghệ kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm... để có thể tồn tại và phát triển
bền vững. Ta có thể nói rằng, muốn phát triển doanh nghiệp cần nâng cao sức cạnh
tranh trong ngành
- Cạnh tranh ngoài ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hay đồng
minh các doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận
lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các doanh nghiệp luôn say mê với những
ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành
nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một
thời gian nhất định, vô hình chung hình thành nên sự phân phối vốn hợp lý giữa các
ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là, các doanh nghiệp đầu tư ở các ngành
khác nhau với số vốn bằng nhau chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình thành
tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành.

1.1.4.4 Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ

- Cạnh tranh trong nước.
- Cạnh tranh quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập ngày nay thì cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên
gay gắt, cạnh tranh quốc tế đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế,
thông lệ quốc tế.
1.1.5 Cấp độ cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh nói chung được định nghĩa trên ba cấp độ khác nhau:
năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và năng
lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
9
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

1.1.5.1 Cấp độ cạnh tranh cấp Quốc gia
Mỗi quốc gia đều xác định riêng cho mình một chính sách cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh quốc gia được xác định là năng lực của một nền kinh tế tăng trưởng
bền vững, thu hút đầu tư tốt, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội, uy tín của quốc gia,
thương hiệu quốc gia, môi trường văn hoá lành mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
Bao gồm các nguyên tắc và quan điểm dài hạn về một môi trường cạnh tranh của
nền kinh tế thông qua việc phân bổ có hiệu quả các nguồn tài nguyên hữu hạn.
Chính sách cạnh tranh thường tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
- Duy trì cạnh tranh và chống độc quyền
- Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua việc cấm các hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, mang tính lừa dối

- Bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ, hoạt động độc lập trước sức ép cạnh tranh của
các doanh nghiệp lớn.
- Giải quyết các vấn đề kinh tế gắn liền với chính trị và xã hội.

1.1.5.2 Cấp độ cạnh tranh cấp doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được
lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Thể hiện
thương hiệu của Công ty, xây dựng thương hiệu mạnh cho Công ty tạo ra uy tín
cũng như tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Tạo ra văn hoá lành mạnh,
thân thiện khi người tiêu dùng đến với công ty. Chăm sóc khách hàng và luôn coi
“khách hàng là thượng đế” và không gây sự khó khăn cho khách hàng. Doanh
nghiệp cần quan tâm đến chiến lược thích ứng hoá sản phẩm nhằm thoả mãn đến
mức cao nhất nhu cầu thị trường, sự thích ứng của sản phẩm phụ thuộc vào mức độ
chấp nhận của người tiêu dùng cuối cùng và mức độ sẵn sàng chấp nhận sản xuất
của các doanh nghiệp

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
10
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

1.1.5.3 Cấp độ cạnh tranh cấp sản phẩm
Về nguyên tắc, sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có cơ cấu về sản
phẩm đó. Muốn sản phẩm tiêu thụ được, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường
để đưa ra những sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng. Thể hiện ở giá cả, chất

lượng, dịch vụ bán hàng, chính sách bán hàng nhất quán, tạo môi trường thân thiện,
sức cạnh tranh trên thị trường... Đối với cạnh tranh cấp sản phẩm thì người tiêu
dùng còn quan tâm tới việc sản phẩm có thân thiện với môi trường hay không? Sản
phẩm cạnh tranh có sòng phẳng trên thị trường hay không?
Nhận xét chung: Cả ba cấp độ cạnh tranh đều có mối quan hệ chặt chẽ biện
chứng với nhau. Tăng cường hỗ trợ cho nhau như: cạnh tranh cấp Nhà nước tốt mà
cạnh tranh cấp doanh nghiệp yếu kém thì người tiêu dùng không mua, cạnh tranh
cấp Nhà nước và doanh nghiệp tốt mà cạnh tranh sản phẩm thấp thì người tiêu
dùng cũng không lựa chọn mua sản phẩm. Do vậy, cấp độ cạnh tranh của Nhà
nước, doanh nghiệp, sản phẩm rất quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh, ba cấp
độ cạnh tranh này tương trợ lẫn nhau.
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” dù được sử dụng rất rộng rãi nhưng vẫn
chưa có một khái niệm rõ ràng cũng như cách thức đo lường năng lực cạnh tranh ở
cả cấp độ quốc gia lẫn cấp ngành. Chủ đề này đang được bàn luận nhiều ở cả các
nước phát triển và đang phát triển vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của
nền kinh tế trong một thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập. Mặc dù các nhà kinh
tế thống nhất với nhau về tầm quan trọng, nhưng lại có những nhận thức khác nhau
về khái niệm Năng lực cạnh tranh.
Theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt[2, tr.1172] năng lực là (1) những
điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì đó; (2) khả năng đủ để thực hiện tốt
một công việc và năng lực cạnh tranh là “Khả năng giành thắng lợi trong cuộc
cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại trên một thị trường tiêu thụ”. Theo Từ

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
11
Lớp CH QTKD 11A-113



Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

điển Thuật ngữ chính sách thương mại “Năng lực cạnh tranh là năng lực của một
doanh nghiệp hoặc một ngành thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác,
ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế”
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh và các cấp độ
áp dụng cũng rất khác nhau. Khái niệm năng lực cạnh tranh được hiểu theo ba cấp
độ, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, cấp ngành và cấp quốc gia.
Tuy nhiên, trong phạm vi và giới hạn đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ đi sâu
nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp.
Có rất nhiều quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng quan
niệm cho rằng “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy
trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng
tốt nhất nhu cầu của khách hàng (so với các đối thủ cạnh tranh) và đạt được các
mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế” có
lẽ là phù hợp hơn cả.
Xuất phát điểm của năng lực cạnh tranh là lợi thế cạnh tranh - nghĩa là khả
năng sản xuất và cung cấp sản phẩm tốt hơn đối thủ. Tuy nhiên không phải những
gì doanh nghiệp hơn đối thủ đều là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh trước hết
phải là yếu tố thành công cơ bản, gắn liền với nhu cầu của khách hàng, đồng thời là
điểm mạnh của doanh nghiệp và luôn so sánh với đối thủ. Vì thế điều sống còn đối
với mỗi doanh nghiệp là phải hiểu rất rõ lợi thế cạnh tranh của mình là gì, bắt nguồn
từ đâu và làm thế nào để duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh đó.
1.2.2 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.2.1 Khái niệm
Lợi thế cạnh tranh là các yếu tố năng lực, nguồn lực mà doanh nghiệp có thể
sử dụng để tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách có kết quả và có hiệu quả

hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Để có lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp cần phải có chi phí trên một đơn
vị sản phẩm là thấp hơn (lợi thế cạnh tranh về chi phí) hoặc là cho sản phẩm của
mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một khía cạnh nào đó để có

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
12
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

thể đặt giá cao hơn so với đối thủ (lợi thế cạnh tranh về khác biệt sản phẩm) hoặc
làm đồng thời cả hai cách trên.
Lợi thế về chi phí (được gọi là lợi thế cạnh tranh bên trong) dựa trên tính ưu
việt của doanh nghiệp trong việc làm chủ chi phí sản xuất. Nó tạo nên giá trị cho
người sản xuất bằng cách tạo ra cho doanh nghiệp một giá thành thấp hơn so với đối
thủ cạnh tranh chủ yếu.
Lợi thế về phân biệt hoá sản phẩm (lợi thế cạnh tranh bên ngoài) dựa trên
chiến lược phân biệt sản phẩm, hình thành nên giá trị cho người mua, hoặc bằng
cách giảm chi phí sử dụng hoặc bằng cách tăng khả năng sử dụng. Lợi thế này tạo
cho doanh nghiệp “Quyền lực thị trường”.

1.2.2.2 Các yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Để có được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động tốt trên
bốn phương diện cơ bản: Hiệu suất và hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn, đổi
mới nhanh hơn và đáp ứng cho khách hàng nhanh hơn. Đây là bốn cách cơ bản nhất
để giảm chi phí và đa dạng hóa mà bất kỳ doanh nghiệp nào ở một ngành nào đó

cũng có thể áp dụng.
- Hiệu suất và hiệu quả cao hơn: Hiệu suất được đo lường bởi mức độ tổn
hao các đầu vào cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
Doanh nghiệp có hiệu suất càng cao, mức độ hao phí đầu vào cần thiết để sản xuất
ra một đơn vị đầu ra càng thấp. Do đó, hiệu suất giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế
cạnh tranh về chi phí. Việc đạt được hiệu suất cao, đồng nghĩa với việc sử dụng tốt
nhất các đầu vào trong quá trình sản xuất.
Khi đầu vào là nhân công, chúng ta có khái niệm rất quan trọng phản ánh
hiệu suất sử dụng lao động, đó là năng suất lao động, thường được đo bằng mức sản
lượng trên một nhân công hoặc một khoảng thời gian lao động nhất định. Năng suất
lao động cao đồng nghĩa với việc giảm bớt hao tổn thời gian lao động trên một đơn
vị sản phẩm, do vậy mang lại lợi thế cạnh tranh về chi phí cho doanh nghiệp.
Hiệu suất và hiệu quả đều là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Peter Drucker, hiệu quả là việc giải quyết đúng

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
13
Lớp CH QTKD 11A-113


Đại học Bách khoa Hà Nội

Luận văn thạc sỹ

công việc và hiệu suất là giải quyết công việc đúng cách. Như vậy, hiệu suất phản
ánh những nỗ lực của các bộ phận chức năng trong việc triển khai những hoạt động
riêng biệt. Trong hoạt động thường ngày, các nhà quản trị có xu hướng nâng cao
hiệu suất hoạt động của đơn vị họ. Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu suất hoạt động của
các bộ phận của tổ chức không phải lúc nào cũng dẫn đến việc đạt tới các mục tiêu
chung của tổ chức. Khi điều này xảy ra sẽ gây nên sự lãng phí lớn. Vì vậy, xác định

đúng các mục tiêu chiến lược dài hạn, làm cho mọi người hiểu được các mục tiêu
đó, qua đó hướng các nguồn lực và hoạt động của tổ chức vào việc đạt tới các mục
tiêu chung với hiệu suất và hiệu quả cao nhất là điều kiện quan trọng trong việc xây
dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chất lượng cao hơn: Sản phẩm chất lượng là hàng hóa và dịch vụ có độ tin
cậy cao trong quá trình sử dụng và có thể thực hiện tốt các chức năng mà nó được
thiết kế chế tạo ra. Như vậy, chất lượng có thể được hiểu là sự phù hợp với mục
đính hay nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tác động của chất lượng sản phẩm đến
lợi thế cạnh tranh mang tính hai mặt.
+ Thứ nhất, việc cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao tạo nên uy tín
cho thương hiệu những sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này cho phép doanh
nghiệp có thể bán các sản phẩm của mình với giá cao hơn.
+ Thứ hai, chất lượng cao hơn dẫn đến hiệu suất cao. Chất lượng sản phẩm
cao đồng nghĩa với việc giảm bớt thời gian hao phí để chỉnh sửa lỗi và khuyết điểm
của sản phẩm cũng như giảm bớt các dịch vụ phụ thêm. Điều này dẫn đến việc giảm
tiêu hao nhân lực và tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Việc chú trọng
đến chất lượng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh đang tăng lên một cách đáng kể
trong thời gian gần đây. Thực tế hiện nay, đối với nhiều doanh nghiệp thì chất
lượng không chỉ được xem là một cách tạo nên lợi thế cạnh tranh mà còn là một yếu
tố quan trọng hàng đầu đối với sự sống còn và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Đổi mới nhanh hơn: Đổi mới được hiểu là bất cứ cái gì mới, có thể là cách
vận hành một doanh nghiệp hay những sản phẩm mà nó sản xuất ra. Như vậy, đổi
mới bao gồm những tiến bộ trong việc sản xuất ra sản phẩm mới, các quy trình hoạt

Häc viªn: Kim Thi Thu Minh
14
Lớp CH QTKD 11A-113



×