Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm phân bón của công ty cổ phần supe phốt phát và hóa chất lâm thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CAO PHƯƠNG THẢO

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT
LÂM THAO

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN MINH DUỆ

HÀ NỘI - NĂM 2012
Khoa Kinh tế & Quản lý

1

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT -------------------------------------------------------- 6
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ---------------------------------------- 7
LỜI MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------------------ 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ------------------------------------------------------------------------------------------- 11


1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh-------------------------------------------------------------- 11
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh ----------------------------------------------------------------- 11
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh -------------------------------------------------------------------- 13
1.1.3 Các hình thức cạnh tranh----------------------------------------------------------------- 14
1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh -------------------------------------------------- 16
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ------------------------------------------------------ 16
1.2.2 Các cấp độ năng lực cạnh tranh --------------------------------------------------------- 17
1.2.3 Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh ------------------------------------- 20
1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm ---------------------------------------- 22
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm ---------------------------- 23
1.3.1.1 Các yếu tố thuộc về sản phẩm -------------------------------------------------------- 23
Thị phần sản phẩm------------------------------------------------------------------------------- 23
Chất lượng sản phẩm ---------------------------------------------------------------------------- 24
Giá bán sản phẩm -------------------------------------------------------------------------------- 25
Khả năng sinh lợi của sản phẩm --------------------------------------------------------------- 25
Sự đa dạng hóa sản phẩm ----------------------------------------------------------------------- 26
1.3.1.2 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp ------------------------------------------------------ 26
Năng lực tài chính ------------------------------------------------------------------------------- 27
Năng lực quản lý và điều hành ----------------------------------------------------------------- 28
Năng lực marketing------------------------------------------------------------------------------ 28
Năng lực nghiên cứu và phát triển------------------------------------------------------------- 29
Trình độ thiết bị và công nghệ sản xuất ------------------------------------------------------ 29
Trình độ lao động -------------------------------------------------------------------------------- 29
Khoa Kinh tế & Quản lý

2

Học viên: Cao Phương Thảo



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

Uy tín của doanh nghiệp ------------------------------------------------------------------------ 30
Năng lực liên kết và hợp tác-------------------------------------------------------------------- 30
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường -------------------------------------------------- 31
1.3.2.1 Các yếu tố từ môi trường vĩ mô ------------------------------------------------------ 31
Môi trường kinh tế ------------------------------------------------------------------------------- 31
Môi trường KHCN ------------------------------------------------------------------------------ 31
Môi trường văn hóa – xã hội ------------------------------------------------------------------- 32
Môi trường chính trị – pháp luật --------------------------------------------------------------- 32
Môi trường tự nhiên ----------------------------------------------------------------------------- 32
1.3.2.2 Các yếu tố từ môi trường vi mô ------------------------------------------------------ 33
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp -------------------------------------------------------------------- 34
Áp lực của nhà cung cấp ------------------------------------------------------------------------ 34
Áp lực của khách hàng -------------------------------------------------------------------------- 34
Áp lực của đổi thủ cạnh tranh tiềm ẩn -------------------------------------------------------- 35
Áp lực của sản phẩm thay thế ------------------------------------------------------------------ 35
1.3.3 Công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh ------------------------------------------------- 35
1.3.3.1 Ma trận SWOT -------------------------------------------------------------------------- 35
1.3.3.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ---------------------------------------------------------- 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ----------------------------------------------------------------------- 38
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANHSẢN
PHẨM PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA
CHẤT LÂM THAO (LAFCHEMCO) ----------------------------------------------------- 39
2.1 Giới thiệu tổng quan về thị trường phân bón Việt Nam và về LAFCHEMCO
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 39
2.1.1 Tổng quan về thị trường phân bón Việt Nam ----------------------------------------- 39
2.1.2 Giới thiệu tổng quan về LAFCHEMCO ---------------------------------------------- 42
2.1.2.1 Khái quát về lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển ---------------------- 42
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức -------------------------------------------------------------------------- 43

2.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh ---------------------------------------------------------------- 45
Khoa Kinh tế & Quản lý

3

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

2.1.2.4 Kết quả sản xuât kinh doanh của LAFCHEMCO ---------------------------------- 47
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm phân bón của LAFCHEMCO ---- 49
2.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường --------------------------------------- 49
2.2.1.1 Các yếu tố từ môi trường vĩ mô ------------------------------------------------------ 49
Môi trường kinh tế ------------------------------------------------------------------------------- 49
Môi t rường KHCN ------------------------------------------------------------------------------ 50
Môi trường văn hóa – xã hội ------------------------------------------------------------------- 51
Môi trường chính trị – pháp luật --------------------------------------------------------------- 53
Môi trường tự nhiên ----------------------------------------------------------------------------- 54
2.2.1.2 Các yếu tố từ môi trường vi mô ------------------------------------------------------ 55
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp -------------------------------------------------------------------- 55
Áp lực của nhà cung cấp ------------------------------------------------------------------------ 59
Áp lực của khách hàng -------------------------------------------------------------------------- 60
Áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn -------------------------------------------------------- 61
Áp lực của sản phẩm thay thế ------------------------------------------------------------------ 62
2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm phân bón của LAFCHEMCO --------- 64
2.2.2.1 Các yếu tố thuộc về sản phẩm -------------------------------------------------------- 64
Thị phần ------------------------------------------------------------------------------------------- 64
Chất lượng sản phẩm ---------------------------------------------------------------------------- 66
Giá bán sản phẩm -------------------------------------------------------------------------------- 67

Khả năng sinh lợi của sản phẩm --------------------------------------------------------------- 67
Sự đa dạng hóa sản phẩm ----------------------------------------------------------------------- 68
2.2.2.1Các yếu tố nội doanh nghiệp ----------------------------------------------------------- 69
Năng lực tài chính ------------------------------------------------------------------------------- 69
Năng lực quản lý và điều hành ----------------------------------------------------------------- 71
Năng lực marketing------------------------------------------------------------------------------ 72
Năng lực nghiên cứu và phát triển------------------------------------------------------------- 74
Trình độ thiết bị và công nghệ sản xuất ------------------------------------------------------ 76
Khoa Kinh tế & Quản lý

4

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

Trình độ lao động -------------------------------------------------------------------------------- 77
Uy tín của doanh nghiệp ------------------------------------------------------------------------ 79
Năng lực liên kết và hợp tác-------------------------------------------------------------------- 80
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ----------------------------------------------------------------------- 83
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO ------------------------------------ 85
3.1 Quan điểm và định hướng phát triển đối với ngành phân bón Việt Nam------ 85
3.2 Định hướng phát triển giai đoạn 2010- 2020 của LAFCHEMCO --------------- 86
3.3.1 Quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm ------------ 86
3.3.2 Phân tích hình thành giải pháp ---------------------------------------------------------- 87
3.3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm phân bón của
LAFCHEMCO ----------------------------------------------------------------------------------- 91

3.3.3.1 Giải pháp 1: Tăng cường hiệu quả của hoạt động Marketing -------------------- 91
3.3.3.2 Giải pháp 2: Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển -------------------- 95
3.3.3.3 Giải pháp 3: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ------------------------------------- 99
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 --------------------------------------------------------------------- 103
KẾT LUẬN ------------------------------------------------------------------------------------ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 106
PHỤ LỤC -------------------------------------------------------------------------------------- 107

Khoa Kinh tế & Quản lý

5

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BVTV

Bảo vệ thực vật

CBCNV

Cán bộ công nhân viên


DAP

Diamino Photphat

FAV

Hiệp hội phân bón Việt Nam

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LAFCHEMCO Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
LD

Liên doanh

NN &NT

Nông nghiệp và Nông thôn

NN &PTNT


Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NPK

Phân hỗn hợp NPK

NSLĐ

Năng suất lao động

NXB

Nhà xuất bản

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

R&D

Nghiên cứu và phát triển

VINACHEM

Tổng công ty Hóa Chất Việt Nam


ĐVT

Đơn vị tính

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Khoa Kinh tế & Quản lý

6

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên bảng, hình vẽ, biểu đồ

Trang

Bảng 1.1

Ma trận SWOT

35


Bảng 1.2

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

36

Bảng 2.1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm của
LAFCHEMCO

46

Bảng 2.2

Năng lực hoạt động cơ bản của của các công ty lớn

56

Bảng 2.3

Thị phần NPK của một số công ty lớn nhất nước

64

Bảng 2.4

Dòng sản phẩm phân NPK của các công ty


68

Bảng 2.5

Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của LAFCHEMCO từ 2009 –
2011

69

Bảng 2.6

Phân loại cơ cấu lao động theo trình độ và giới tính

77

Bảng 2.7

So sánh năng suất lao động theo doanh thu một số công ty

77

Bảng 2.8

Ma trận hình ảnh cạnh tranh sản phẩm phân bón của
LAFCHEMCO so với các đối thủ chính

81

Bảng 3.1


Ma trận SWOT cho sản phẩm phân bón của LAFCHEMCO

86

Hình 1.1

Mô hình hóa phương pháp phân tích theo quan điểm tổng thể

21

Hình 1.2

Mô hình 5 tác lực của Micheal E. Porter

32

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức LAFCHEMCO

43

Sản lượng một số loại phân bón chính của Việt Nam

40

Biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.2 So sánh Cung - Cầu phân bón năm 2011


41

Biểu đồ 2.3 Doanh thu thuần theo sản phẩm 3 năm

47

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu doanh thu thuần năm 2011

47

Biểu đồ 2.5 Cơ cấu doanh thu thuần năm 2011

47

Khoa Kinh tế & Quản lý

7

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thành tựu phát triển của ngành nông nghiệp nước ta trong thời gian qua là kết
quả tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó không thể phủ nhận vai trò quan trọng của
phân bón hóa học. Có thể nói rằng, không có phân bón hóa học, không thể có nền sản
xuất nông nghiệp năng suất cao.
Với vị trí là ngành công nghiệp phụ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp,

ngành phân bón đã được Nhà nước quan tâm đầu tư lớn cả về chiều rộng và chiều
sâu.Từ một ngành phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung nhập khẩu, hiện nay năng lực sản
xuất trong ngành đã đáp ứng nhu cầu cơ bản cho sản xuất nông nghiệp và một số sản
phẩm phân bón đang hướng tới xuất khẩu.
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (tên viết tắt:
LAFCHEMCO) là công ty đầu đàn trong lĩnh vực phân bón. Sản phẩm phân bón của
công ty đã góp phần quan trọng trong tăng năng suất cây trồng, đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia ngay từ những ngày đầu đất nước giải phóng. Hình ảnh phân bón 3
nhành cọ đã trở nên quen thuộc với bà con nông dân, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.
Tuy nhiên, trong xu hướng nguồn cung phân bón trong nước mở rộng, phát triển theo
hướng có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trong khu vực, xóa dần sự bảo
hộ của Nhà nước, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vị trí của LAFCHEMCO
được đặt trong một điều kiện kinh doanh mới.
Để có thể đứng vững trên thị trường, LAFCHEMCO cần phải nhận dạng, nuôi
dưỡng, phát triển các nguồn lực, các lợi thế, nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của
mình. Mà trực tiếp là sản phẩm phân bón, sản phẩm đang chiếm hơn 90% doanh thu và
lợi nhuận của Công ty hàng năm. Đó cũng chính là lý do đề tài: “Nâng cao năng lực
cạnh tranh sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất
Lâm Thao” được tác giả lựa chọn thực hiện nhằm đưa ra các định hướng, giải pháp
khả thi giúp Công ty đạt được các mục tiêu dài hạn trong thời gian tới.
Khoa Kinh tế & Quản lý

8

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Vận dụng lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh đối với
sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
phân bón của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát
và Hóa chất Lâm Thao.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm
phân bón của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao năm 2010- 2011
và định hướng cho giai đoạn tiếp theo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp quan sát, điều tra, phân tích tổng hợp, thống kê so
sánh để nghiên cứu.
5. Nguồn thông tin thu thập
Thông tin, dữ liệu trong đề tài được thu thập từ:
- Nguồn thứ cấp: Các tài liệu chuyên ngành, các báo cáo hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty, các tạp chí, các trang web và một số tài liệu hội thảo khác.
- Nguồn sơ cấp: Tác giả thu thập từ thực tế, từ quan sát, điều tra.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm phân bón của
Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Khoa Kinh tế & Quản lý

9

Học viên: Cao Phương Thảo



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm phân bón của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Mặc dù có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng đề tài không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
giáo và đồng nghiệp để có thể tiếp tục hoàn thiện và phát triển thêm đề tài nghiên cứu
này trong tương lai.

Khoa Kinh tế & Quản lý

10

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
“Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản, nó tác động đến nhiều mặt của đời
sống kinh tế xã hội và là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Khái niệm cạnh
tranh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều quan niệm khác nhau ở
các góc độ khác nhau:
Khi nghiên cứu về cạnh tranh, K. Max cho rằng: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự

đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận siêu ngạch”.
Theo nhà kinh tế học P. Samuelson, “Cạnh tranh là sự giành thị trường để tiêu thụ
sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp”.
Trong cuốn từ điển rút gọn về kinh doanh, xuất bản năm 1992 ở Anh, “Cạnh
tranh là sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành
cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Từ điển Bách khoa của Việt Nam cho rằng: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối qua hệ cung cầu, nhằm giành các
điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.
Hoặc “Cạnh tranh theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ
một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp (theo
Micheal Porter – 1996).
Từ nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh như trên có thể thấy
rằng, dù hiểu theo cách nào, khái niệm cạnh tranh đều có những nét chung như sau:

Khoa Kinh tế & Quản lý

11

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

Thứ nhất, nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua giữa nhiều chủ thể cùng tham
gia.Các chủ thể đó cùng có mục đích, mục tiêu phải giành giật, tức phải có một đối
tượng cùng hướng đến để chiếm đoạt.
Thứ hai, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể. Đó là các ràng buộc

chung mà các chủ thể tham gia phải tuân thủ như: các đặc điểm về sản phẩm, nhu cầu
của khách hàng, các ràng buộc của pháp luật, các thông lệ kinh doanh…
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định, hoặc ngắn
(từng vụ việc), hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham
gia cạnh tranh). Đồng thời cạnh tranh cũng diễn ra trong khoảng không gian không cố
định, hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặc rộng (giữa các quốc
gia).
Tuy nhiên, trong xu hướng hợp tác toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ cho thấy, cạnh
tranh ngày nay không còn mang đậm dấu ấn “đối đầu và hủy diệt”, quan điểm về cạnh
tranh đã có sự thay đổi. Như quan điểm của Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm: “Cạnh
tranh trong thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà là phải mang lại
cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn
mình chứ không phải đối thủ”, “nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì không
phải cứ khư khư nghĩ đến cạnh tranh mà còn phải nghĩ đến liên kết”. Trong đó, “cạnh
tranh là để mang đến cho thị trường và khách hàng giá trị gia tăng cao hơn các doanh
nghiệp khác và liên kết với các doanh nghiệp khác là để cùng nhau có được giá trị gia
tăng cao hơn so với giá trị gia tăng doanh nghiệp đạt được nếu doanh nghiệp hoạt động
riêng lẻ”.
Như vậy có thể hiểu rằng: Cạnh tranh là tập hợp các hành vi của các chủ thể
kinh tế nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh.
Trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia có thể sử dụng nhiều công cụ
khác nhau, tùy theo mục tiêu họ hướng tới. Đó có thể là: cạnh tranh bằng đặc tính và

Khoa Kinh tế & Quản lý

12

Học viên: Cao Phương Thảo



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

chất lượng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu
thụ hay cạnh tranh nhờ sử dụng những nguồn lực khác.
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung- cầu là cốtvật chất, giá cả là diện
mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường.Nhờ có cạnh tranh, nền kinh tế thị trường
đã có những bước phát triển nhảy vọt. Sự ham muốn không có điểm dừng đối với lợi
nhuận của nhà kinh doanh đã trở thành động lực thúc đẩy họ sáng tạo không mệt mỏi,
làm cho cạnh tranh trở thành động lực của sự phát triển. Theo đó, cạnh tranh có những
vai trò cơ bản sau:
- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh tạo áp lực buộc họ phải thường xuyên tìm tòi,
sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ chức quản lý kinh doanh, đổi mới công
nghệ, áp dụng tiến bộ KHKT, phát triển sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm. Qua đó nâng cao trình độ của công nhân và lãnh đạo quản lý các cấp
trong doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
- Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục đối với giá cả,
các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách lôi kéo khách hàng về phía mình đã làm cho giá cả
hàng hóa đạt được mức rẻ nhất có thể. Vì vậy người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn được
các sản phẩm phù hợp với thu nhập của họ. Với ý nghĩa đó, cạnh tranh đã loại bỏ khả
năng bóc lột người tiêu dùng từ phía nhà kinh doanh. Mặt khác, cạnh tranh buộc các
doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và
quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ đi kèm. Cho nên cạnh tranh đem lại sự tự do lựa
chọn cho người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp
với sở thích và lợi ích họ thu được là cao nhất.
- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế.Cạnh tranh buộc các
doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.Mọi sự lãng phí hoặc sai lầm trong sử
dụng nguồn lực đều có thể dẫn họ đến thất bại. Đồng thời bàn tay vô hình trong quá
trình cạnh tranh sẽ lấy đi nguồn lực từ doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và trao cho
Khoa Kinh tế & Quản lý


13

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

những doanh nghiệp có khả năng sử dụng nguồn lực một cách tốt hơn. Do đó, nhìn ở
góc độ tổng thể, cạnh tranh góp phần tiết kiệm các nguồn lực chung của nền kinh tế và
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Nhờ có cạnh tranh, mọi thành phần kinh tế có điều
kiện phát triển, góp phần xóa bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh.Bên cạnh đó, cạnh
tranh còn thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới, tìm
kiếm thị trường mới, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài. Qua đó quan hệ
đối ngoại của nền kinh tế mở rộng, tăng cường giao lưu vốn, lao động và KHCN với
các nước trên thế giới.
Đó là những xu thế phát triển lành mạnh của nền kinh tế thị trường mà cạnh tranh
mang đến.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, cạnh tranh cũng đem những tác
động tiêu cực cho kinh tế xã hội.
Cạnh tranh không phải là những hành động mang tính thời điểm mà là một tiến
trình tiếp diễn không ngừng và luôn có sự biến đổi mới lạ.Nó buộc các doanh nghiệp
phải đua nhau phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Doanh nghiệp nào bằng lòng với
vị trí hiện tại hoặc không theo kịp sẽ bị đào thải, gây thiệt hại về nguồn lực, gia tăng
thất nghiệp và các vấn đề khác buộc Nhà nước phải quan tâm giải quyết. Mặt khác
cạnh tranh có thể gây nên tình trạng rối loạn nền kinh tế, do một số cá nhân bất chấp
mọi thủ đoạn, bất chấp pháp luật và đạo đức xã hội, đánh bại đối phương bằng mọi giá.
Vì vậy, phát huy những mặt tích cực của cạnh tranh, hạn chế những mặt tiêu cực của
cạnh tranh là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
1.1.3 Các hình thức cạnh tranh
Cạnh tranh diễn ra muôn màu, muôn vẻ trên thị trường. Do vậy, có rất nhiều hình

thức cạnh tranh khác nhau, tùy theo căn cứ phân loại. Cụ thể:
- Căn cứ vào sự điều tiết của Nhà nước:
- Cạnh tranh tự do là loại hình cạnh tranh không có sự can thiệp của Nhà nước,
trong đó các chủ thể tham gia cạnh tranh hoàn toàn chủ động và tự do ý chí trong việc
xây dựng và thực hiện các chiến lược cạnh tranh của mình.
Khoa Kinh tế & Quản lý

14

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

- Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước là hình thức cạnh tranh mà ở đó Nhà
nước sử dụng các chính sách và công cụ pháp luật can thiệp vào thị trường để điều tiết,
hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển trong một trật tự, đảm bảo sự phát
triển công bằng và lành mạnh.
- Căn cứ vào tính chất, mức độ biểu hiện:
- Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị
trường, trong đó tất cả người bán đều không có khả năng tác động đến giá cả của sản
phẩm trên thị trường. Các sản phẩm trên thị trường này được xem là đồng nhất.
- Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà ở đó các doanh nghiệp
phân phối hoặc sản xuất có đủ sức mạnh về thế lực để có thể chi phối giá cả các sản
phẩm của mình trên thị trường. Mỗi thành viên của thị trường đều có một mức độ
quyền lực nhất định.Biểu hiện của hình thức cạnh tranh này là cạnh tranh độc quyền và
độc quyền nhóm.
- Căn cứ vào phạm vi kinh tế:
- Cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa các ngành khác nhau trong
nền kinh tế nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn.

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cùng sản xuất hoặc kinh doanh một loại hàng hóa trong cùng một ngành.
- Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh:
- Cạnh tranh cấp quốc gia là hình thức cạnh trạnh thường được phân tích theo
quan điểm tổng thể, chú trọng vào môi trường kinh tế vĩ mô và vai trò của Chính phủ.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là hình thức cạnh tranh mà ở đó các doanh
nghiệp căn cứ vào năng lực duy trì lợi nhuận, thị phần trên thị trường trong và ngoài
nước để tồn tại, giữ vững ổn định và phát triển trong sản xuất kinh doanh.
- Cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm là hình thức cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng
loại của các doanh nghiệp trên thị trường, ở đó các doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm

Khoa Kinh tế & Quản lý

15

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ đi kèm hấp dẫn hơn… để thu hút
các khách hàng về phía mình.

1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh
tế (cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, quốc gia) khi hầu hết các thị trường được quốc
tế hóa.Vì vậy, phạm trù cạnh tranh được nhiều nhà kinh tế học, nhiều tổ chức và cá
nhân quan tâm nghiên cứu.Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, giới học thuật sử
dụng thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”.Tuy nhiên, hiện nay chưa có một khái niệm nào

về năng lực cạnh tranh được thừa nhận một cách phổ biến.
Hội đồng Chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ cho rằng: “Năng lực cạnh tranh
là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới”.
Trong Từ điển thuật ngữ chính sách Thương mại: “Năng lực cạnh tranh là năng
lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác
đánh bại về năng lực kinh tế”.
Hoặc, theo Từ điển tiếng Việt: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi
trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại, trên cùng một thị trường tiêu
thụ”.
Dù có được quan niệm ở các góc độ khác nhau như trên nhưng có thể thấy rằng:
Năng lực cạnh tranh là sự thể hiện sức mạnh của chủ thể tham gia cạnh tranh, nó là kết
quả của việc sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của
chủ thể tham gia cạnh tranh.
Tùy thuộc vào chủ thể tham gia cạnh tranh, năng lực cạnh tranh được phân biệt
theo các cấp độ khác nhau: Năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của
ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Khoa Kinh tế & Quản lý

16

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

1.2.2 Các cấp độ năng lực cạnh tranh
Giống như khái niệm năng lực cạnh tranh nói chung, ở mỗi cấp độ khác nhau,
khái niệm năng lực cạnh tranh cũng được đề cập dưới nhiều khía cạnh.
- Năng lực cạnh tranh quốc gia:

“Năng lực cạnh tranh quốc gia được đánh giá dựa trên năng suất, giá trị của hàng
hóa và dịch vụ làm ra tính trên một đơn vị nhân lực, vốn và tài nguyên của một quốc
gia” (Theo M. Porter).
Hoặc: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được
tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định được đời sống kinh tế xã
hội, nâng cao đời sống của người dân” (Lương Gia Cường, Nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải).
Trong báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF cho rằng:
“Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là một tập hợp của các thể chế, chính sách và
các nhân tố quyết định mức năng suất của một quốc gia. Đến lượt, mức năng suất lại
xác lập mức độ thịnh vượng mà một nền kinh tế khả dĩ đạt được”.
WEF đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia dựa trên các chỉ số như: Thể chế
chính sách, hạ tầng vĩ mô, chăm sóc y tế và giáo dục, hiệu quả của thị trường hàng hóa,
hiệu quả của thị trường lao động, sự phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn
sàng về công nghệ, quy mô thị trường, trình độ phát triển của doanh nghiệp và năng lực
sáng tạo.
Như vậy có thể hiểu, năng lực cạnh tranh quốc gia là việc xây dựng một môi
trường kinh tế chung, đảm bảo phân bổ hiệu quả các nguồn lực của quốc gia, đạt và
duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
Năng lực cạnh tranh quốc gia có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp và ngược lại.
- Năng lực cạnh tranh ngành:

Khoa Kinh tế & Quản lý

17

Học viên: Cao Phương Thảo



Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

Theo cách tiếp cận phổ biến hiện nay, năng lực cạnh tranh ngành được đo bằng
năng suất và khả năng sinh lợi của ngành so với các ngành khác trong cùng một môi
trường kinh doanh.
Cách tiếp cận này xuất phát từ quan niệm coi cạnh tranh giữa các ngành là cuộc
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhằm thu được lợi nhuận
cao nhất. Trong quá trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các
ngành, kết quả là việc hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Đồng thời cũng phù hợp
với quan điểm của M. Porter coi năng suất là thước đo có ý nghĩa nhất của năng lực
cạnh tranh.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Nói về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các tài liệu trong và ngoài nước có
rất nhiều quan điểm khác nhau. Chẳng hạn như:
“ Năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và
khả năng thu lợi của các doanh nghiệp” (theo Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế
Quốc tế). Quan niệm này coi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì
và mở rộng thị phần.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng: “ Năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu
tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện
cạnh tranh quốc tế”. Hướng tiếp cận này đồng nghĩa năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp với năng suất lao động.
Với tác giả Vũ Trọng Lâm (2006): “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả
năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp”. Cách hiểu này gắn liền năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với việc phát
huy những lợi thế cạnh tranh.
Tuy các quan niệm về năng lực canh tranh của doanh nghiệp được nhìn nhận ở
những góc độ khác nhau nhưng các quan niệm đều hàm ý rằng: Năng lực cạnh tranh
Khoa Kinh tế & Quản lý


18

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng để thu lợi ngày càng cao
hơn.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của
doanh nghiệp. Nó được biểu hiện ở kết quả đánh giá các tiêu chí: thị phần, doanh thu,
năng lực tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, năng lực đổi mới…của doanh nghiệp
khi đem so sánh với các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trên cùng một lĩnh vực, trên
cùng một thị trường. Trên cơ sở so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, doanh
nghiệp tạo ra được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình để thỏa mãn tốt hơn mong
muốn của khách hàng.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
Khi nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, không thể không nói tới năng
lực cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và cung cấp. Bởi lẽ, doanh
nghiệp có năng lực cạnh tranh thì một trong những yếu tố quan trọng là sản phẩm dịch
vụ do doanh nghiệp tạo ra phải có năng lực cạnh tranh.
Theo Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc: “Năng lực cạnh tranh của sản
phẩm dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường”.
GS.TS. Bùi Xuân Phong – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng:
“Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là khả năng sản phẩm, dịch vụ đó được sử
dụng nhiều và nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp
loại sản phẩm dịch vụ đó”.
Như vậy, căn cứ để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ chủ yếu

dựa vào các chỉ tiêu như: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần trong mối tương
quan so sánh với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Cần lưu ý rằng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm là một trong những yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Nhưng một doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh vẫn có thể có sản phẩm bị chết trên thị trường.Vì thế, người ta phân biệt
Khoa Kinh tế & Quản lý

19

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.Tuy nhiên
nếu sản phẩm đó của doanh nghiệp là sản phẩm chủ đạo thì biểu hiện năng lực cạnh
tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất gần với nhau.Mặt
khác, trên thực tế không có một sản phẩm nào có thể thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu
cầu của khách hàng. Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu của khách
hàng luôn luôn thay đổi, năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể bao gồm những nhân
tố mới. Cho nên, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm cần phân tích kỹ
lưỡng những yếu tố tác động từ môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
Qua tìm hiểu các khái niệm và cấp độ năng lực cạnh tranh nêu trên, xem xét đến
đặc điểm sản xuất kinh doanh của LAFCHEMCO tác giả rút ra khái niệm như sau:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần Supe Phốt
phát và Hóa chất Lâm Thao” là việc sử dụng các lợi thế bên trong và bên ngoài của
một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của LAFCHEMCO để tạo ra sản phẩm
phân bón hấp dẫn người tiêu dùng, duy trì,mở rộng thị phần và nâng cao năng lực
cạnh tranh cho LAFCHEMCO.
1.2.3 Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh

- Phương pháp phân tích theo cấu trúc thị trường
Theo phương pháp này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét dưới
tác động của các yếu tố của môi trường kinh doanh ngành, còn gọi là môi trường vi
mô. Công cụ phân tích là mô hình cạnh tranh ngành của M. Porter với 5 yếu tố: Cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành, áp lực của nhà cung cấp, áp lực của khách
hàng, áp lực của sản phẩm thay thế, áp lực của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Mục đích
của việc phân tích cấu trúc ngành là nhằm xác định những nhân tố then chốt cho cạnh
tranh thành công, cũng như nhận ra các cơ hội và mối đe dọa đối với doanh
nghiệp.Chìa khóa thành công nằm ở khả năng khác biệt của doanh nghiệp trong việc
giải quyết mối quan hệ với các áp lực cạnh tranh đó.Như vậy, việc doanh nghiệp phát

Khoa Kinh tế & Quản lý

20

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

huy năng lực cạnh tranh của mình như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào việc doanh
nghiệp tìm cách thích nghi với môi trường cạnh tranh trong ngành.
- Phương pháp phân tích theo lợi thế so sánh
Phân tích năng lực cạnh tranh được dựa trên cơ sở đánh giá lợi thế so sánh về chi
phí hay khả năng sinh lợi trên một đơn vị sản phẩm. Một trong những lợi thế so sánh
này là lợi thế về chi phí thấp. Theo đó, trên thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp nào
tìm cách tiết kiệm chi phí sẽ giảm được giá thành, tăng lợi nhuận và tăng năng lực cạnh
tranh. Đây là phương pháp phân tích tĩnh, xem xét năng lực cạnh tranh chỉ dựa vào khả
năng tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp, các yếu tố còn lại là không đổi. Trong khi đó,
năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, thường xuyên thay đổi theo sự biến động

của môi trường nên khi phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần tính đến
những biến động về chu kỳ của sản phẩm, mức độ phổ biến về công nghệ, khả năng
tích lũy kinh nghiệm, những thay đổi về khuynh hướng tiêu dùng, những thay đổi của
sản phẩm thay thế, chính sách của Chính phủ. Nếu chỉ tập trung cải thiện hiệu quả hoạt
động nội bộ để tạo ra chi phí thấp chưa đủ để tạo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn.Vì
sản phẩm rẻ hơn so với đối thủ có thể bị coi là hàng không tốt hoặc đối thủ có thể tìm
được chỗ sản xuất với chi phí thấp hơn.
- Phương pháp phân tích theo quan điểm tổng thể
Mô hình phân tích theo quan điểm tổng thể nhằm giải đáp ba vấn đề cơ bản khi
nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là: những tiềm năng của doanh
nghiệp; những nhân tố có tác động tích cực và những nhân tố hạn chế làm cản trở việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; những tiêu chí đặt ra làm cơ sở cho
chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chính sách, chương
trình và công cụ của Nhà nước có thể áp dụng được những tiêu chí đó.
Theo quan điểm tổng thể, quá trình điều chỉnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh
và sự thay đổi của cơ cấu ngành diễn ra song song với những biến đổi của môi trường
cạnh tranh kinh tế chung. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu
Khoa Kinh tế & Quản lý

21

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

tố do doanh nghiệp tự quyết định nhưng đồng thời cũng phụ thuộc vào những yếu tố do
Nhà nước quy định và cả những yếu tố mà cả Nhà nước và doanh nghiệp chỉ kiểm soát
được trong một mức độ hạn chế hoặc hoàn toàn không kiểm soát được. Vì vậy, quan
điểm tổng thể phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong trạng thái

động.Theo đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nhìn nhận trong mối quan
hệ hữu cơ với môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động (hình 1.1).Nó chịu sự tác
động của các yếu tố từ môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp.Các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong chính là các yếu tố nội bộ (các yếu
tố nội lực) của doanh nghiệp. Các yếu tố môi trường bên ngoài là các yếu tố của môi
trường kinh tế vi mô và môi trường kinh tế vĩ mô. Trong đó các yếu tố nội bộ doanh
nghiệp đóng vai trò quyết định trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Môi
trường
kinh tế
vĩ mô

Năng lực cạnh
tranh của DN

Môi
trường
kinh tế
vi mô

Các yếu tố nội bộ

Hình 1.1: Mô hình hóa phương pháp phân tích
theo quan điểm tổngthể
1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Như phân tích ở trên, khái niệm năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh
tranh của sản phẩm nói riêng là một khái niệm động, được xem xét ở nhiều góc độ và
gắn với nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa, những tư tưởng
cạnh tranh mang đậm dấu ấn “đối đầu và hủy diệt” chuyển sang cạnh tranh gắn liền với

Khoa Kinh tế & Quản lý

22

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

liên kết và hợp tác càng không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá, đo lường
năng lực cạnh tranh. Hiện nay, đánh giá năng lực cạnh tranh theo quan điểm tổng thể
nói trên là cách tiếp cận phổ biến. Tuy nhiên, khi phân tích, đánh giá năng lực cạnh
tranh theo cách tiếp cận này, các tiêu chí đo lường cũng chưa có sự thống nhất. Các
tiêu chí thường sử dụng đó là: Thị phần, doanh thu, giá cả, chất lượng…
Trong khuôn khổ phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, để đánh giá năng
lực cạnh tranh cho sản phẩm, tác giả phân tích ở các khía cạnh sau: Phân tích các chỉ
tiêu thuộc về sản phẩm, phân tích nguồn lực doanh nghiệp và phân tích các yếu tố từ
môi trường.
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.3.1.1Các yếu tố thuộc về sản phẩm
Thị phần sản phẩm
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh.
Đây là chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh theo kết quả đầu ra của doanh
nghiệp. Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm theo tiêu chí này phải xem xét
hai tiêu chí thành phần là thị phần và tốc độ tăng thị phần.
- Thị phần được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ của
doanh nghiệp so với tổng doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường
trong một giai đoạn nhất định (thường là 1 năm). Biểu thị về mặt công thức:
Doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp
Thị phần =

Tổng doanh thu của thị trường
Hoặc:
Số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp
Thị phần =

Khoa Kinh tế & Quản lý

Tổng sản lượng tiêu thụ của thị trường

23

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

Chỉ tiêu này thể hiện vị thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.Thị phần
càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn hơn và
ngược lại.Tuy nhiên khi đánh giá cũng cần phải xem xét đến đặc trưng của ngành.
- Tốc độ tăng thị phần sản phẩm phản ánh sự thay đổi đầu ra của doanh nghiệp
theo thời gian, thường là giữa các năm.
Tốc độ tăng
thị phần

Thị phần kỳ nghiên cứu – Thị phần kỳ trước
=
Thị phần kỳ trước

Tốc độ tăng của thị phần sản phẩm tỷ lệ thuận với khả năng cạnh tranh của sản
phẩm. Tốc độ tăng thị phần sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn so với đối thủ thể hiện

khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao, sản phẩm ngày càng được thị trường chấp
nhận, ngược lại chứng tỏ khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp giảm hơn so
với đối thủ. Ngoài ra cũng có thể sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu thay
thế cho chỉ tiêu này.
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp cấu thành bởi nhiều thuộc tính khác
nhau của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người, như các thuộc tính về kỹ
thuật, thẩm mỹ, độ an toàn, tiện dụng, tính kinh tế...
Trong môi trường cạnh tranh, người tiêu dùng có quyền lựa chọn các sản phẩm
phù hợp nhất với mình và họ luôn có sự so sánh với sản phẩm cùng loại của đối thủ
cạnh tranh. Bởi vậy sản phẩm có chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng
cho quyết định lựa chọn của khách hàng. Do đó, sản phẩm có chất lượng cao là cơ sở
để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo sự phát triển bền vững lâu dài cho sản phẩm
nói riêng và vị thế của doanh nghiệp nói chung. Vì vậy, căn cứ theo chỉ tiêu chất lượng
sản phẩm, sản phẩm của doanh nghiệp nào có chất lượng cao hơn, sản phẩm của doanh
nghiệp đó có năng lực cạnh tranh hơn so với sản phẩm của đối thủ.

Khoa Kinh tế & Quản lý

24

Học viên: Cao Phương Thảo


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Luận văn thạc sỹ

Chỉ tiêu này được đánh giá thông qua so sánh đối chiếu một số thuộc tính với tiêu
chuẩn của ngành, của quốc gia hoặc quốc tế và một số thuộc tính được xác định thông
qua điều tra khách hàng.
Giá bán sản phẩm

Giá sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với quyết định của khách hàng.Đặc biệt
khi trong nền kinh tế thị trường, khách hàng có rất nhiều thuận lợi để lựa chọn sản
phẩm mà họ cho là có ưu thế nhất.Nếu cùng chất lượng tương đương, sản phẩm nào có
giá thấp hơn chắc chắn khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn.Trong trường hợp chất lượng có
sự khác biệt, sự lựa chọn của khách hàng luôn được đặt trong sự so sánh giữa giá khách
hàng phải trả và lợi ích mà sản phẩm mang lại cho họ.Sản phẩm nào mang lại lợi ích
lớn hơn sẽ được khách hàng lựa chọn. Do vậy, nếu sản phẩm của doanh nghiệp đem lại
lợi ích cho khách hàng lớn hơn so với sản phẩm của đối thủ, sản phẩm của doanh
nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hàng và chiếm được lòng tin của khách hàng, khả
năng cạnh tranh sẽ cao hơn.
Khả năng sinh lợi của sản phẩm
Đối với mỗi doanh nghiệp, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phấn đấu cho
sự tối đa hóa giá trị. Do đó, sản phẩm được coi là có năng lực cạnh tranh chắc chắn sản
phẩm đó phải mang lại khả năng sinh lợi cao cho doanh nghiệp. Để biết được sản phẩm
của doanh nghiệp có khả năng sinh lợi hay không và ở mức độ như thế nào phải xem
xét thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm.
Tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm là tỷ lệ giữa lợi nhuận sản phẩm chia cho doanh
thu sản phẩm. Chỉ số này cho biết một trăm đồng doanh thu từ sản phẩm tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận cao cho biết sản phẩm của doanh nghiệp có lợi thế, mức độ an
toàn trong kinh doanh cao, có thể đương đầu với sự gia tăng về chi phí hoặc có thể tiến
hành những chiến dịch giảm giá để giành thị phần.

Khoa Kinh tế & Quản lý

25

Học viên: Cao Phương Thảo



×