Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu tính khả thi về mặt tài chính dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón NPK của tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí CTCP tại vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------*****------

PHAN HUY DŨNG

NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI VỀ MẶT TÀI CHÍNH DỰ
ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK
CỦA TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU
KHÍ – CTCP TẠI VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
------*****------

PHAN HUY DŨNG

NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI VỀ MẶT TÀI CHÍNH DỰ
ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK
CỦA TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU
KHÍ – CTCP TẠI VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Người hướng dẫn: PGS.TS. Nghiêm Sĩ Thương

HÀ NỘI – 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 8
1.

Sự cần thiết của đề tài. ..................................................................................... 8

2.

Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi của đề tài. ..................................................... 9

3.

Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 9

4.

Ý nghĩa khoa học thực tiễn. ............................................................................. 9

5.

Kết cấu của luận văn........................................................................................ 9


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ.
11
1.1.

Các phương pháp đánh giá đầu tư. ................................................................. 11

1.1.1.

Các phương pháp đánh giá dự án. ................................................................. 11

1.2.

Ươc tính dòng tiền dự án. .............................................................................. 13

1.2.1.

Các nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án. ............................................... 13

1.2.2.

Các thành phần của dòng tiền dự án ............................................................. 15

1.2.3.

Khấu hao. ...................................................................................................... 18

1.3.


Quyết định đầu tư trong điêu kiên rủi ro. ....................................................... 21

1.3.1.

Khái quát về rủi ro trong quyết định đầu tư. .................................................. 21

1.3.2.

Một số phương pháp đo lường và phản ánh rủi ro của dự án. ....................... 21

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU
KHÍ VÀ BỐI CẢNH DỰ ÁN ...................................................................................... 24
2.1

Giới thiệu về Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí. .......................... 24

2.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển. ................................................................... 24

2.1.2

Các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty. .................................................... 25

2.1.3

Mô hình tổ chức............................................................................................. 25

2.1.4


Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty 02 năm gần đây. .. 26

2.2

Bối cảnh ra đời dự án nhà máy sản xuất NPK. ............................................... 29

2.2.1

Thị trường châu Á ......................................................................................... 29

2.2.2

Phân tích hiện trạng thị trường phân bón NPK tại Việt Nam.......................... 29

2.2.3

Nhu cầu tiêu thụ NPK tại Việt Nam............................................................... 30

2.3

Định hướng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. ............................................ 34

2.3.3

Nguyên liệu đạm............................................................................................ 34
2/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SỸ

2.3.2

Nguyên liệu photphat..................................................................................... 35

2.3.3

Nguyên liệu Kali ............................................................................................ 35

2.4

Kết luận sự cần thiết phải đầu tư. ................................................................... 36

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN SẢN XUẤT NPK CÔNG NGHỆ
VE VIÊN NÓNG CHẢY THÙNG QUAY, CÔNG SUẤT 400.000 TẤN/NĂM ........ 37
3.1

Khái quát về dự án......................................................................................... 37

3.1.1

Địa điểm xây dựng công trình........................................................................ 37

3.1.2

Quy mô công suất và hình thức đầu tư ........................................................... 37

3.1.3


Lựa chọn công nghệ sản xuất NPK ................................................................ 38

3.1.4

Giải pháp thực hiện đầu tư. ........................................................................... 55

3.2

Ước tính chi phí và hiệu quả kinh tế của dự án .............................................. 56

3.2.1

Tính toán Tổng mức đầu tư............................................................................ 56

3.2.2

Hiệu quả kinh tế - xã hội................................................................................ 61

3.2.3

Hiệu quả xã hội của dự án ............................................................................. 76

3.2.4

Rủi ro và các giải pháp giảm thiểu rủi ro. ..................................................... 76

3.3

Kết luận và kiến nghị..................................................................................... 88


3.3.1

Sự cần thiết đầu tư......................................................................................... 88

3.3.2

Địa điểm xây dựng công trình........................................................................ 89

3.3.3

Quy mô công suất và hình thức đầu tư. .......................................................... 90

3.3.4

Lựa chọn công nghệ sản xuất NPK. ............................................................... 90

3.3.5

Về phương án đầu tư ..................................................................................... 90

3.3.6

Về hiệu quả kinh tế tài chính, kinh tế xã hội................................................... 91

3.3.7

Kiến nghị....................................................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 93


3/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỤC LỤC
Hình II.1 Mô hình tổ chức PVFCCo ................................................................................ 25
Hình II.2 Thị trường phân bón NPK Châu A giai đoạn 2002-2011 ................................. 29
Hình II.3 Thị trường phân bón NPK tại Việt Nam giai đoạn 2000-2011 ......................... 30
Hình II.4 Nhu cầu phân bón NPK theo cây trồng............................................................ 31
Hình II.5 Nhu cầu NPK theo khu vực ............................................................................. 31
Hình II.6

Dự báo nhu cầu phân bón NPK tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 .............. 34

Hình II.7

Sơ đồ các công nghệ sản xuất phân bón NPK ................................................. 42

Hình III.1 Đồ thị phân tích độ nhạy của dự án theo 3 yếu tố giá nguyên liệu, giá sản
phẩm và tổng vốn đầu tư .................................................................................................. 80
Hình III.2

Ảnh hưởng của rủi ro do biến động giá nguyên liệu ..................................... 82

Hình III.3

Ảnh hưởng của rủi ro do biến động giá urê ................................................... 82


Hình III.4

Ảnh hưởng của rủi ro do biến động giá sản phẩm.......................................... 82

Hình III.5

Ảnh hưởng của rủi ro do sự thay đổi tổng mức đầu tư ................................... 84

Hình III.6

Ảnh hưởng của rủi ro do sự thay đổi cơ cấu vốn đầu tư ................................. 84

Hình III.7

Ảnh hưởng của rủi ro do sự khác biệt chi phí vận hành ................................. 85

Hình III.8

Ảnh hưởng của rủi ro do sự khác biệt lãi vay ................................................ 86

Hình III.9

Ảnh hưởng của rủi ro do sự biến động tỷ lệ chiết khấu cho đại lý. ................ 87

4/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SỸ

DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC
Bảng I.1 Các nhóm tài sản theo MACRS ........................................................................ 20
Bảng I.2 Tỷ lệ khấu hao theo MACRS ........................................................................... 20
Bảng II.1 Báo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2010. .................................. 27
Bảng II.2 Báo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2010. ................................. 28
Bảng II.3 Các công ty sản xuất phân bón NPK chính ở Việt Nam .................................. 32
Bảng II.4 Nguồn cung cấp nguyên liệu dự kiến .............................................................. 36
Bảng III.1 Tiêu chí bắt buộc ............................................................................................ 39
Bảng III.2 Các tiêu chí so sánh ........................................................................................ 39
Bảng III.3 Ưu nhược điểm của phương pháp hóa học ...................................................... 42
Bảng III.4 Phân tíchp hương pháp hoá học ...................................................................... 43
Bảng III.5 Ưu nhược điểm của phương pháp phối trộn thô .............................................. 44
Bảng III.6 Ưu nhược điểm của phương pháp phối trộn tạo hạt......................................... 45
Bảng III.7 Ưu nhược điểm của công nghệ nén viên ......................................................... 46
Bảng III.8 Ưu nhược điểm của công nghệ ve viên hơi nước (SA-based).......................... 46
Bảng III.9 Ưu nhược điểm của công nghệ ve viên hơi nước (Urê-based) ......................... 48
Bảng III.10 Ưu nhược điểm của công nghệ ve viên nóng chảy tháp................................ 49
Bảng III.11 Ưu nhược điểm của công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay ...................... 50
Bảng III.12 So sánh công nghên hơi nước (Urê-based) và công nghệ ve viên nóng chảy 51
Bảng III.13 Kết quả so sánh công nghệ ve viên hơi nước và công nghệ ve viên nóng chảy
thùng quay ....................................................................................................................... 54
Bảng III.14 Bảng tổng mức đầu tư xây dựng công trình ................................................. 59
Bảng III.15 Chi tiết vốn lưu động của dự án ................................................................... 60
Bảng III.16 Tiến độ đầu tư ............................................................................................. 61
Bảng III.17 Tiến độ vay vốn và giải ngân ....................................................................... 61
Bảng III.18 Bảng khấu hao dự án ................................................................................... 63
Bảng III.19 Dữ liệu giá sản phẩm ................................................................................... 64
Bảng III.20 Dữ liệu giá nguyên liệu................................................................................ 65

Bảng III.21 Báo cáo doanh thu chi phí............................................................................ 67
Bảng III.22 Lịch khấu hao .............................................................................................. 69
5/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Bảng III.23 Lịch vay và trả nợ ........................................................................................ 70
Bảng III.24 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư.............................................. 71
Bảng III.25 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư ............................................... 74
Bảng III.26 Kết quả phân tích kinh tế của dự án ............................................................. 75
Bảng III.27 Ba kịch bản được phân tích bao gồm: .......................................................... 79
Bảng III.28 Kết quả phân tích độ nhạy của dự án theo 3 yếu tố giá nguyên liệu, giá sản
phẩm và tổng vốn đầu tư .................................................................................................. 80
Bảng III.29 Kết quả phân tích độ nhạy 2 chiều của dự án theo giá nguyên liệu và giá sản
phẩm ................................................................................................................................ 83
Bảng III.30 Kết quả phân tích độ nhạy của dự án theo chi phí vận hành ......................... 85
Bảng III.31 Kết quả phân tích độ nhạy của dự án theo lãi suất vay. ................................ 86
Bảng III.32 Kết quả phân tích độ nhạy của dự án theo tỷ lệ chiết khấu cho đại lý bán sản
phẩm ................................................................................................................................ 87
Bảng III.33 Kết quả phân tích độ nhạy của dự án theo mức khai thác công suất ............ 87
Bảng III.34

Bảng các chỉ tiêu tài chính .......................................................................... 91

Bảng III.35

Chi tiêu tài chính của dự án khi thành lập doanh nghiệp mới ...................... 92


Bảng III.36 Chi tiêu tài chính của dự án khi sử dụng nguyên liệu urê DPM .................... 92
Bảng III.37 Chi phí xây dựng ........................................................................................ 94
Bảng III.38

Tổng hợp chi phí thiết bị............................................................................. 96

Bảng III.39

Chi phí giải phóng mặt bằng ....................................................................... 99

Bảng III.40 Chi phí quản lý dự án................................................................................ 100
Bảng III.41

Dự toán chi tiết chi phí QLDA của nhà thầu EPC ..................................... 101

Bảng III.42 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. ................................................................ 104
Bảng III.43

Dự toán chi tiết CP Thiết kế XDCT và chi phí bản quyền công nghệ. ....... 108

Bảng III.44 Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, mời sơ tuyển mời thầu và chi phí đánh giá hồ sơ
đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây
dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị, tổng thầu xây dựng. .......................................... 110
Bảng III.45 Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp
đặt thiết bị. ..................................................................................................................... 111
Bảng III.46 Chi phí khác ............................................................................................. 112

6/115



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Sau thời gian học tập Khóa học Cao học Quản trị Kinh doanh của
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, em hoàn thành nghiên cứu, áp dụng những
kiến thưc đã được học tại khóa học Cao hoc vào đề tài luận văn “Nghiên cứu
tính khả thi về mặt tài chính dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón
NPK của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP tại Vũng
Tàu” em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
Các Thầy, Cô Viện Kinh tế và Quản lỹ đã tận tình truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong xuất thời gian được học tập tại trường.
Em xin cảm ơn Thầy PGS.TS Nghiêm SĩThương– Người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này.
Toàn thể các Anh, Chị tại đơn vị công tác tại Ban Đầu tư Xây dựng Tổng Công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí đã giúp đỡ và tạo thuận lợi cho em
nghiên cứu, tìm hiểu trong công tác đầu tư xây dựng công trình của Tổng Công
ty.
Tp Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2013
Học viên
Phan Huy Dũng

7/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN CAO HỌC


Nghiên cứu tính khả thi về mặt tài chính dự án xây dựng nhà máy sản xuất
phân bón NPK của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP tại
Vũng Tàu.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Theo thống kê, năm 2007, lượng phân bón tiêu thụ trên toàn thị trường Việt Nam là
6,9 triệu tấn. Trong đó, phân bón NPK chiếm tỉ trọng lớn nhất với gần 37% trong tổng
các loại phân bón tiêu thụ ở thị trường Việt Nam. Sản lượng sản xuất trong nước cơ bản
đã đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên hàng năm nước ta cũng phải nhập khẩu khoảng 260 ngàn
tấn NPK, chủ yếu là loại cao cấp nhằm bổ sung cho nguồn cung trong nước.
Trong một vài năm gần đây, thói quen sử dụng phân bón của nông dân Việt Nam đã
có sự thay đổi đáng kể. Họ giảm dần việc sử dụng phân đơn, nhất là phân urê và chuyển
qua sử dụng ngày càng nhiều các loại phân bón tổng hợp, đa dinh dưỡng như phân NPK,
phân vi sinh và phân hữu cơ. Một số nguyên nhân của xu hướng tiêu dùng này chính là
tính tiện dụng, năng suất cao hơn, tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí.
Hiện thị trường phân bón trên thế giới và trong nước biến động phức tạp. Giá phân
bón trong nước thay đổi liên tục, riêng đối với phân NPK, giá bán tăng từ 30 đến 70%.
Giá NPK nhập khẩu tăng 79% so với năm 2007. Theo nhận định của các chuyên gia về
phân bón, để bình ổn thị trường phân bón, giải pháp tốt nhất là thúc đẩy sản xuất trong
nước.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều công nghệ sản xuất phân bón NPK, Tổng Công ty
Phân bón và Hóa chất Dầu khí đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất phân bón
NPK. Lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí đang xem xét lựa chọn công
nghệ và công suất sản xuất phù hợp với năng lực tài chính của mình. Đề tài này đã chọn
công nghệ sản xuất phân bón NPK theo công nghệ ve viên nóng chảy thùng quay với công
suất 400.000 tấn/năm và đi sâu nghiên cứu về mặt tài chính của dự án. Từ đó tư vấn cho
Lãnh đạo Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí một góc độ nhìn nhận, đánh giá đối
với tính khả thi về mặt tài chính của dự án sản xuất NPK theo công nghệ sản xuất ve viên
nóng chảy thùng quay với nguyên liệu chính là phân bón đơn urê. Trên cơ sở đó Lãnh đạo


8/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí đưa ra quyết định phù hợp đối với vấn đề đầu
tư xây dựng dự án sản xuất phân bón NPK.
2. Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi của đề tài.
-

Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu, khảo sát sự đáp ứng nhu cầu của thị trường phân bón trong nước và khu

vực và với thế mạnh về nguồn nguyên liệu (khí đầu vào, urê và NH3), hệ thống phân phối
mạnh và rộng khắp trên toàn quốc và năng lực tài chính khá mạnh của Tổng Công ty Phân
bón và Hóa chất Dầu khí. Từ đó đưa ra kiến nghị cho Tổng Công ty trong vấn đề quyết
định đầu tư nhà máy sản xuất NPK tại Việt Nam.
-

Phạm vi nghiên cứu.
Trong một doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu và xem xét dưới nhiều

góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đề tài giới hạn nghiên cứu về mặt tài chính dự án đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất bón NPK ở các khía cạnh như nội dung đánh giá các chỉ tiêu tài
chính như suất sinh lợi nội tại IRR, giá trị hiện tại ròng NPV, Chi phí vốn WACC, suất
sinh lợi tối thiểu MARR, thời gian hoàn vốn đơn giản PB, thời gian hoàn vốn chiết khấu
PBck, khấu hao và đo lường và phản ánh mức độ rủi ro của dự án qua phân tích độ nhạy và

phân tích kịch bản... Từ đó kiến nghị Tổng Công ty trong việc ra quyết định đầu tư dự án.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu khoa học khác như tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, quy nạp vv... dựa trên các
nguồn tài liệu thu thập được về phân tích tài chính và tình hình hoạt động của Tổng Công
ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí.
4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn.
Trên cơ sở những bài học được sau khóa học cao học về Quản trị kinh doanh, những
nghiên cứu, phân tích, đánh giá về mặt tài chính của dự án sản xuất NPK của Tổng Công ty
Phân bón và Hóa chất Dầu khí, luận văn sẽ vận dụng những kiến thức đã học được vào
thực tiễn của dự án và đánh giá tình khả thi tính khả thi của dự án của Tổng Công ty.
5. Kết cấu của luận văn.
Luận văn này được trình bày bao gồm:
-

Lời nói đầu.

-

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính dự án đầu tư.
9/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

o Phương pháp đánh giá đầu tư.
o Ước tính dòng tiền dự án.
o Quyết định đầu tư trong điều kiện rủi ro.

-

Chương 2: Giới thiệu Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khi và bối cảnh dự
án.
o Giới thiệu về Tông Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí.
o Bối cảnh ra đời dự án nhà máy sản xuất NPK.
o Định hướng cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.
o Kết luận sự cần thiết phải đầu tư.

-

Chương 3: Phân tích tài chính dự án sản xuất NPK công nghệ ve viên nóng chảy
thùng quy, công suất 400.000 tấn/năm.
o Khái quát về dự án.
o Ước tính chi phí.
o Kết luân và kiến nghị

10/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1.1. Các phương pháp đánh giá đầu tư.
1.1.1.

Các phương pháp đánh giá dự án.


1.1.1.1. Phương pháp hoàn vốn.
a. Thời gian hoàn vốn đơn giản, PB
Đây là khoảng thời gian kỳ vọng thu hồi vốn đầu tư ban đầu của dự án nhưng chưa
tính đến chi phí sử dụng vốn. Quy tắc tính chỉ tiêu này bao gồm 2 bước. Trước hết, xác
định dòng tiền tích lũy trên cơ sở dòng tiền kỳ vọng của dự án. Dòng tiền tích lũy trả lời
câu hỏi: Tại mỗi thời điểm của dự án số vốn chưa thu hồi hoặc thu nhập ròng là bao nhiêu?
Dòng tiền tích lũy được tính toán bằng cách cộng lũy kế các dòng tiền của dự án.
Công thức tính thời gian hoàn vốn PB đơn giản như sau:
PB =

+

b. Thời gian hoàn vốn chiết khấu, PBck
Đây là khoảng thời gian cần thiết không chỉ để thu hồi vốn đầu tư ban đầu mà còn
trang trải cả chi phí huy động vốn WACC của dự án. Quy tắc tính chỉ tiêu này so với thời
gian hoàn vốn đơn giản có thêm bước xác định dòng tiền chiết khấu. Dòng tiền chiết khấu
trả lời câu hỏi: thu nhập hàng năm của dự án sau khi trang trải chi phí vốn sẽ còn lại bao
nhiêu? Dòng tiền chiết khấu được tính toán bằng cách tính giá trị hiện tại của các dòng tiền
của dự án về thời điểm ban đầu, dùng chi phí vốn WACC làm tỷ suất chiết khấu. Sau đó,
trên cơ sở dòng tiền chiết khấu, người ta xác định dòng tiền lũy kế, rồi từ đó tính thời gian
hoàn vốn.
1.1.1.2. Giá trị hiện tại ròng NPV (Net Present Value)
a. Định nghĩa NPV.
Giá trị hiện tại ròng NPV là một phương pháp đánh giá khả năng sinh lợi của dự án
trên cơ sở kỹ thuật dòng tiền chiết khấu. Phương pháp này bao gồm 3 bước chính sau:
Tính giá trị hiện tại của tất cả dòng tiền của dự án, kể cả dòng tiền vào và dòng tiền
ra, dùng chi phí vốn WACC của dự án làm tỷ suất chiết khấu.
Tính tổng các giá trị hiện tại để có thể nhận được NPV của dự án.
11/115



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Nhận định về NPV:
 Khi một dự án có NPV < 0, có nghĩa là nó không sản sinh đủ thu nhập để trang trải
vốn đầu tư ban đầu và chi phí huy động vốn cho đầu tư đó.
 Khi một dự án có NPV = 0, có nghĩa là thu nhập của nó vửa đủ để thu hồi vốn đầu
tư, và cho các nhà đầu tư được hưởng tỷ suất thu hồi yêu cầu của họ, tức là chi phí
huy động vốn.
 Khi dự án có NPV > 0 thì NPV là lãi ròng của dự án sau khi đã trang trải vốn đầu tư
ban đầu và chi phí vốn huy động.
 Nếu 2 dự án loại trừ lẫn nhau, dự án nào có NPV lớn hơn thì dự án đó tốt hơn với
điều kiện NPV mang dấu dương.
b. Cach tinh
Về mặt toán học, quá trình tính NPV được biểu diễn theo công thức (7-1) sau đây
= CF0 +

+

+

+…. +

(7-1)

= PF0 + CF1(PVIFk%,1) + CF2(PVIFk%,2) + … + CFn(PVIFk%,n)
Trong công thức trên, CFt là dòng tiền kỳ vọng của dự án ở cuối năm thứ t và các

dòng tiền này có thể mang dấu âm hoặc dương tùy thuộc là dòng tiền ra hay dòng tiền vào,
còn không là chi phí vốn của dự án.
1.1.1.3. Tỷ suất sinh lợi nội tại, IRR( Internal Rate of Return)
a. Định nghĩa IRR và cách tính.
Để hiểu rõ bản chất của phương pháp IRR cần xem xét và trả lời câu hỏi sau: Nếu
đầu tư 100 tỷ đồng vào dự án A và trong 3 năm tới lần lượt nhận được các khoản thu nhập
hàng năm là 10, 60 và 80 tỷ đồng thì trong đầu tư này mỗi năm doanh nghiệp sẽ được
hưởng một tỷ suất sinh lợi là bao nhiêu phần trăm? Tỷ suất sinh lợi đó được gọi là tỷ suất
sinh lợi nội tại IRR của dự án A.
Để xác định IRR chúng ta phải sử dụng nguyên tắc giá trị hiện tại: Giá trị của vốn
đầu tư chính là giá trị hiện tại của tất cả các lợi ích tương lai mà đầu tư đó mang lại, được
chiết khấu về thời điểm ban đầu với một tỷ suất chiết khấu chính là tỷ suất sinh lợi nội tại
của dự án. Nói cách khác, IRR thực chất là một tỷ suất chiết khấu sao cho giá trị hiện tại
của các dòng tiền ra của dự án bằng với giá trị hiện tại của các dòng tiền vào của dự án.

12/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Điều này cũng có nghĩa IRR là một tỷ suất chiết khấu sao cho NPV của dự án = 0 (bằng
không).
Phương pháp tính toán IRR có dạng như sau :
= CF0 +

+

+…. +


(7-2)

= PF0 + CF1(PVIFIRR,1) + CF2(PVIFIRR,2) + … + CFn(PVIFIRR,,n)
b. Nhận xét chung về phương pháp IRR của dự án.
Phương pháp IRR cho biết khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tỷ lệ phần trăm, vì
vậy rất thuận tiện cho việc so sanhs các cơ hội đầu tư. Tiêu chí đánh giá dự án này rất quan
trọng vì nếu tỷ suất sinh lợi nội tại lớn hơn chi phí huy động vốn thì sẽ xuất hiện một mức
thặng dư nhất định sau khi đã hoàn thành trả vốn và chi phí vốn, hiển nhiên là phần thặng
dư này sẽ thuộc về chủ đầu tư của dự án. Ngược lại, nếu IRR thấp hơn chi phí vốn, việc
thực hiện dự án sẽ mang lại những tổn thất tài chính cho chủ đầu tư.
Như vậy, IRR có thể coi là ngưỡng hóa vốn của dự án và do đó rất hữu ích cho việc
đánh giá dự án. Một vài đặc điểm khác và hạn chế của phương pháp IRR sẽ được làm rõ
hơn ở phần đối chiếu hai phương pháp NPV và IRR.
1.2. Ươc tính dòng tiền dự án.
1.2.1. Các nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án.
Để đảm bảo tính hợp lý và độ chính xác cần thiết, việc xác định dòng tiền dự án
phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này đảm bảo nhận dạng đúng
dòng tiền liên quan (relavant cash flow) của dự án. Dòng tiền liên quan là những dòng tiền
thuộc về dự án có ảnh hưởng và mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến thu nhập và chi
phí của dự án. Trong quá trình lập dòng tiền dự án có rất nhiều thông tin hoặc tham số
dường như thuộc về dự án nhưng trên thực tế lại không hề ảnh hưởng đến dự án đang xem
xét. Nhận dạng và loại bỏ các thông tin như vậy là vô cùng cần thiết, tuy nhiên do nhiều
nguyên nhân khác nhau công việc này không phải là đơn giản. Hai nguyên tắc sau đây sẽ
trợ giúp cho cán bộ lập dự án trong nhiệm vụ này:
a. Nguyên tắc 1: Thu nhập của dự án phải là thu nhập tài chính, không phải là thu
nhập kế toán vì những lý do sau:
Thứ nhất, dòng tiền để đo độ “trung thực” hơn của lợi nhuận hoặc chi phí liên quan
đến một dự án. Dòng tiền chính là thu nhập tài chính hàng năm của dự án mà chúng ta tìm
13/115



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

hiểu khi nghiên cứu báo cáo tài chính. Như đã biết, để thực hiện một dự án, doanh nghiệp
phải mua và chi trả cho các tài sản và nguồn lực bằng tiền, khi đó họ phải chịu một chi phí
cơ hội không thể dùng số tiền đó vào một phương án khác. Vì vậy, để tương thích, doanh
nghiệp cũng cần phải đo lường lợi nhuận ròng tương lai bằng tiền. Nếu như trong thực tiễn
kế toán cũng trình bày các giao dịch bằng tiền thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng các
quy tắc kế toán lại quan tâm đến việc phân bổ chi phi đầu tư suốt đời sống kinh tế hữu ích
chứ không phải là thời điểm chúng xuất hiện. Điều này làm cho số liệu kế toán không phản
ánh đúng “độ lớn thực tế” của dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra tại những thời điểm khác
nhau trong suốt đời sống của dự án.
Thứ hai, dùng dòng tiền có thể tránh được tình trạng lưỡng ý về mặt ké toán. Chúng
ta biết rằng, trên thực tế có nhiều cách xác định giá trị hàng tồn kho, phân bổ chi phí
chung, chọn phương pháp khấu hao để tính toán chi phái và thu nhập. Tất cả các phương
pháp này đều chỉ được thể hiện nếu tuân thủ các quy tắc thực hành kế toán được chấp nhận
rộng rãi. Như vậy, với cùng một dự án có thể có các số liệu thu nhập kế toán khác nhau tùy
thuộc vào việc quy tắc kế toán nào được áp dụng. trong khi đó, người ta chỉ có thể có một
bộ số liệu duy nhất về các dòng tiền của dự án. Doanh nghiệp bỏ tiền ra để đầu tư và chỉ
nhận được một dòng tiền tương lai duy nhất, koong có tình trạng lưỡng ý trong các dòng
tiền.
b. Nguyên tắc 2: Dòng tiền tăng thêm.
Khi đánh giá dự án, chúng ta chỉ quan tâm đến các dòng tiền nảy sinh trực tiếp từ
quyết định chấp nhận dự án. Những dòng tiền này, được gọi là dòng tiền tăng thêm
(incremental cash flow) , biểu thị những thay đổi (hoặc chênh lệch) của dòng tiền tổng của
doanh nghiệp, xuất hiện như là kết quả trực tiếp của việc lựa chọn dự án. Các vấn đề sau
đây cần được lưu ý khi xác định dòng tiền tăng thêm.

-

Chi phí chìm (sink cost): Chi phí chìm là những chi phí đã được cam kết và thực hiện,
do đó nó không còn chịu ảnh hưởng của việc chấp nhận hay loại bỏ dự án. Chẳng hạn,
chi phí khảo sát địa điểm đặt nhà máy mới được thực hiện từ trước, chi phí sửa chữa
nhà xưởng từ năm ngoái trước khi dự án được cân nhắc đặt tại khu vực có thể không
liên quan vì đây là những chi phí đã bỏ ra và không thể thu hồi lại được. Nhiều khi
trong thực tế, nếu tính đến chi phí như vậy, một dự án có thể không đáng giá vì NPV
âm. Tuy nhiên, nếu tuân thủ nguyên tắc dòng tiền tăng thêm thì dự án lại hoàn toàn có
thể đáng giá
14/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chi phí cơ hội (Opportunity costs): Trên thực tế, doanh nghiệp có thể có những tài sản
có thể sinh lợi ngay cả khi không sử dụng cho dự án đang được xem xét. Nếu sử dụng
các tài sản như vậy thì chi phí cơ hội cần được lưu ý. Chẳng hạn, doanh nghiệp sở hữu
một diện tích đất thích hợp cho việc mở văn phòng chi nhánh mới. Như vậy, dự án
mở chi nhánh mới có cần phải tính đến chi phí mua hoặc thuê đất hay không? Câu trả
lời là “có” nếu như diện tích đất này có thể được bán lại hoặc cho thuê. Ngoài ra, chi
phí tính cho dự án này phải là giá bán hoặc giá cho thuê mặt bằng ở thời điểm hiện tại
của thị trường.

-


Ảnh hưởng ngoại sinh (ảnh hưởng dến các bộ phận khác của doanh nghiệp). Đây là
những ảnh hưởng của dự án đến dòng tiền của các bộ phận khác của doanh nghiệp
nhiều khi rất khó xác định. Chẳng hạn, việc mở thêm một chi nhánh tại Hà Đông có
thể làm giảm thu nhập của chi nhánh cũ tại thành phố Hà Nội. Thu nhập do các khách
hàng cũ của chi nhánh Hà Nội nay chuyển sang làm việc với chi nhánh Hà Đông
không thể coi là thu nhập tăng thêm của dự án chi nhánh Hà Đông.

-

Chi phí vận chuyển, lắp đặt và chuyển giao công nghê: Điều này liên quan đến việc
xác định nguyên giá của tài sản cố định. Rõ rang là các chi phí vận chuyển, lắp đặt và
chuyển giao công nghệ phải được tính đủ vào nguyên giá tài sản cố định mà dự án
mua sắm để làm cơ sở cho việc xác định đầu tư ban đầu cũng như mức khấu hao hàng
năm.
1.2.2. Các thành phần của dòng tiền dự án
Dòng tiền của dự án là tổng hợp của thu nhập và chi phí của dự án diễn ra trong suốt

đời sống của nó từ giai đoạn khởi công ban đầu cho tới khi chấm dứt hoạt động. Nói cách
khác, đây là tập hợp của các dòng tiền ròng (dòng tiền vào trừ đi các dòng tiền ra) tại từng
thời điểm trong đời sống của dự án. Để thuận tiện cho việc xác định dòng tiền dự án, người
ta thường chia nó thành ba phần chính là: (a) dòng tiền ban đầu ICF (Initial cash flows), (b)
dòng tiền hoạt động OCF (Operating cash flows), và (c) Dòng tiền kết thúc TCF (Terminal
cash flows).
a. Dòng tiền ban đầu (ICF)
Dòng tiền ban đầu của một dự án có thể gồm một số cấu thành. Quan trọng nhất
trong đó là tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định, thường bao gồm giá mua cộng với chi phí
lắp đặt, vận chuyển và chuyển giao công nghệ. Chính tổng vốn đầu tư này là cơ sở để tính
khấu hao hàng năm. Ngoài cấu thành thứ nhất nói trên, thông thường một dự án đầu tư
15/115



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

cũng đòi hỏi ứng trước một lượng vốn lưu động ròng, tức là hiệu số giữa tài sản lưu động
và nợ ngắn hạn. Ngoài ra, có cũng thể có các chi phí cơ hội mà dự án đầu tư phải chịu,
chẳng hạn: nếu doanh nghiệp dùng đất của mình để thực hiện dự án thì cần phải tính toán
chi phí cơ hội của việc bán hoặc sử dụng phần đất đó cho mục đích khác. Cuối cùng, tại
thời điểm ban đầu, dự án cũng có thể có các dòng tiền vào do kết quả của việc thanh lý
thuần, người ta phải tiến hành một số xử lý về thuế đối với các tài sản thanh lý.
Sau khi được nhận dạng đầy đủ, các thành phần nói trên sẽ được cộng lại với nhau
để cho ra dòng tiền ban đầu ICF. Thông thường, dòng tiền ICF này dấu âm vì thành phần
dòng tiền ra thường rất lớn so với thành phần dòng tiền vào từ việc thanh lý tài sản cũ, vì
vậy dòng tiền ban đầu thường được gọi là đầu tư ban đầu.
Lưu ý là ICF thường được quy ước xuất hiện tại thời điểm 0. Trên thực tế, đầu tư
mua sắm tài sản cố định có thể xuất hiện muộn hơn khi dự án được triển khai theo nhiều
giai đoạn, nhưng để thuận tiện cho việc theo dõi và tính toán người ta thường chuyển đổi
các đầu tư bổ sung này từ các thời điểm khác về thời điểm ban đầu.
b. Dòng tiền hoạt động.
Thành phần thứ hai của dòng tiền dự án là dòng tiền hoạt động, OCF. Về bản chất,
đây là thu nhập tài chính ròng hàng năm của dự án khi nó đi vào hoạt động. Như đã trình
bày ở mục trước, dòng tiền này được xác định bằng cách lấy thu nhập kế toán của một năm
cộng với khấu hao của chính năm đó.
OCF = Lãi ròng + Khấu hao.
Điều này có nghĩa là để tính được dòng tiền hoạt động, chúng ta phải xây dựng báo
cáo thu nhập hàng năm của dự án, tính lãi ròng NI (thu nhập kế toán), rồi cộng trở lại với
khấu hao.
Trong nhiều trường hợp, một mặt thông tin không cho phép xây dựng trọn vẹn báo
thu nhập; mặt khác việc lập báo cáo thu nhập cũng không cần thiết nên có thể xác định

OCF trên cơ sở khai triển sau:
OCF = Lãi ròng + Khấu hao = NI + Dep
= (Thu nhập bằng tiền – Chi bằng tiền – Dep)(1 – T) + Dep.T
= CFBT(1 – T) + Dep.T
= CFAT + Dep.T
Trong đó:
16/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

-

NI, Net income, là lãi ròng hay thu nhập kế toán.

-

T, income tax rate, là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

-

CFBT (cash flows before tax) là dòng tiền trước thuế.

-

CFAT (cash flows before tax) là dòng tiền sau thuế.

-


Dep ( depreciation) là mức khấu hao hàng năm.

-

Dep.T (depreciation tax saving) là tiết kiệm nhờ vào khấu hao.

Như vậy, dòng tiền hoạt động OCF của một năm sẽ được xác định bằng cách lấy
dòng tiền mặt sau thuế của năm đó. CFAT cộng với mức tiết kiệm thuế nhờ khấu hao của
năm đó. Dep.T. Các bước tính toán OCF, được tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định dòng tiền mặt trước thuế CFBT. Đây là tổng đại số của các dòng
tiền mặt trước thuế vào và ra trong một năm. Nói cách khác, CFBT là tổng thu bằng tiền
trừ đi tổng chi bằng tiền. Trong đó, thu bằng tiền có thể là doanh thu hoặc mức tiết kiệm
chi phí, còn chi bằng tiền là các chi phí biến đổi, chi phí chung cố định hoặc các chi phí
bằng tiền khác không kể khấu hao.
Bước 2: Xác định dòng tiền mặt sau thuế CFAT như là hệ quả của CFBT.
Bước 3: Xác định mức khấu hao trong năm Dep tùy thuộc vào phương pháp khấu
hao của doanh nghiệp.
Bước 4: Xác định mức tiết kiệm thuế nhờ khấu hao Dep.T
Bước 5: Xác định OCF – CFAT + Dep.T
Cần nhấn mạnh là, việc tính toán OCF theo phương pháp khai triển này là cách làm
của chuyên gia, đơn giản hơn, nhưng có thể làm lu mờ bản chất tìa chính của OCF với tư
cách là thu nhập tài chính hàng năm của doanh nghiệp, cụ thể trong trường hợp này là một
dự án.
c. Dòng tiền kết thúc (TCF)
Thành phần thứ ba của dòng tiền dự án được gọi là dòng tiền kết thúc TCF vì nó
bao gồm các thu nhập và chi phí liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của dự án. Thông
thường TCF có các cấu thành chính như: (a) Vốn lưu động ứng trước được thu hồi lại khi
chấm dứt hợp đồng, (b) Giá trị thanh lý thuần của các tài sản của dự án, và (c) chi phí khắc
phục hậu quả của dự án về mặt môi trường và các chi phí liên quan khác.

Lưu ý là TCF được quy ước phát sinh tại thời điểm cuối cùng của đời sống dự án,
mặc dù trên thực tế, có những thu nhập và chi phí liên quan đến việc chấm dự án có thể
17/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

xuất hiện sớm hơn. Chẳng hạn, một số tài sản có thể được thanh lý sớm hơn nếu không còn
dùng đến nữa. Tương tự, một số công việc khôi phục môi trường cảnh quan cũng có thể
bắt đầu từ lâu trước khi dự án ngừng hoạt động.
1.2.3. Khấu hao.
Trong quá trình lập dự án chúng ta cần phải quan tâm đến khấu hao bời vì, các
phương pháp khấu hao khác nhau có ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền ròng của dự án, và
do đó có ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.
1.2.3.1. Một số khái niệm liên quan.
-

Mức khấu hao hàng năm MKH: Không phụ thuộc vào phương pháp khấu hao,
mức khấu hao trong một năm được xác định theo công thức:
MKH = Tỷ lệ khấu hao x Gốc khấu hao.

-

Tỷ lệ khấu hao TLKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm là tỷ lệ phần trăm giá trị của tài
sản được trích khấu hao. Tỷ lệ này có thể rất khác nhau do phụ thuộc vào
phương pháp khấu hao.

-


Gốc khấu hao GKH: Đây là phần giá trị của tài sản mà trên đó người ta tính mức
khấu hao. Giá trị này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao.

-

Nguyên giá NGTS: Đây là toàn bộ chi phí cần thiết để đưa thiết bị vào sản xuất,
bao gồm chi phí mua sắm, vận chuyển, lắp đặt, chuyển giao công nghệ và chế
tạo bổ sung.

-

Giá trị còn lại GTCL: Giá bán ước tính của tài sản khi đời sống kinh tế hữu ích
của nó chấm dứt. Đây là một khái niệm thường được sử dụng khi tính mức khấu
hao hàng năm theo phương pháp khấu hao đều.

-

Giá trị thanh lý GTL. Giá bán ước tính của tài sản tại một thời điểm đang được
quan tâm. Như vậy, giá trị còn lại là một trường hợp đặc biệt của giá thanh lý tại
thời điểm đời sống kinh tế hữu ích của tài sản chấm dứt.

-

Giá sổ sách GSS (Book Value). Giá trị còn lại của tài sản trên số kế toán là một
thời điểm (thời điểm xem xét). Thông thường, giá sổ sách được tính bằng cách
lấy nguyên giá trừ đi tổng khấu hao đã thực hiện cho tới thời điểm mà tài sản
này được xem xét thanh lý.

-


Giá thanh lý thuần, GTLT: Giá trhanh lý sau khi đã xử lý thuế. Khi một tài sản
được bán đi, một thu nhập tăng thêm sẽ được tạo ra và sẽ phải chịu thuế thu
18/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

nhập. Thu nhập đó tăng thêm đó chính là chênh lệch giữa giá bán và giá sổ sách.
Trường hợp giá sổ sách lớn hơn giá bán, doanh nghiệp chịu một khoản lỗ, doanh
nghiệp sẽ được giảm trừ thuế.
1.2.3.2. Các phương pháp khấu hao chính.
Vể mặt lý thuyết có nhiều phương pháp khấu hao khác nhau, chúng ta sẽ đề cập đến
hai phương pháp chính, đó là: (a) Khấu hao đều, và (b) Hệ thống thu hồi vốn đầu tư tăng
tốc biến thể.
a. Khấu hao đều.
Đây là một phương pháp mà trong đó mức khấu hao hàng năm bằng 1/n, trong đó n
là đời sống kinh tế hữu ích của tài sản. Gốc khấu hao bằng nguyên giá của tài sản trừ đi giá
trị còn lại. Do vậy:
Mức khấu hao, MKH = const =
-

)(Nguyên giá – Giá trị còn lại)

(8-1)

Ưu điểm: Trước hết, mức khấu hao đều hàng năm tạo ra một sự cân bằng tương
đối về lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và xã hội; doanh nghiệp thu hồi vốn trong

khi chính phủ vẫn có thuế để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, mức
khấu hao đều hàng năm làm cho chi phí hoạt động được ổn định. Điều này được
giải thích như sau: Nếu như phương pháp khấu hao đều được áp dụng thì chi phí
hoạt động hàng năm sẽ bằng nhau, do đó thu nhập kế toán và thu nhập tài chính
cũng bằng nhau, do đó thu nhập kế toán và thu nhập tài chính cũng sẽ bằng nhau
nên rất thuận lợi cho việc xác định lợi nhuận, phân phối lợi nhuận cũng như trả
công lao động và cổ tức.

-

Nhược điểm: Dễ thấy rằng, vì vốn đầu tư mua tài sản lấy từ thu nhập sau thuế
của người chủ tài sản, nên điều tự nhiên là người có chủ quyền thu hồi vốn của
mình càng sớm càng tốt. Chính vì vậy, khấu hao đều làm cho quá trình thu hồi
vốn bị chậm lại, không khuyến khích đầu tư. Trong bối cảnh công nghệ thay đổi
nhanh chóng như hiện nay, điều này lại càng không phù hợp. Ngoài ra, khấu hao
đều còn gặp phải khó khăn vì phải xác định đời sống và giá trị còn lại của tài
sản. Cuối cùng, chính việc không cho phép thu hồi toàn bộ nguyên giá cũng là
điểm hạn chế dẫn đến việc các nhà đầu tư không mặn mà trong đầu tư mới.

b. Hệ thống khấu hao MACRS

19/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Để khắc phục các nhược điểm của khấu hao đều, phương pháp khấu hao MACRS
đã được nghiên cứu, phát triển, sửa đổi và chính thức áp dụng tại nhiều nước. Phương pháp

này có những đặc điểm chính như sau:
-

Cho phép khấu hao nhanh để khuyến khích đầu tư.

-

Tất cả các tài sản được chia thành 6 nhóm theo đời sống bảng 8-2, trong đó có
hai nhóm bất động sản là nhóm MACRS-21,5 và MACRS-31,5 năm.

-

Tỷ lệ khấu hao trong từng năm của từng nhóm được tính sẵn, lập thành bảng để
sử dụng. Riêng hai nhóm bất động sản chi được khấu hao đều. Số liệu cụ thể và
tỷ lệ khấu hao được trình bày trên bảng 8-3

-

“Nguyên tắc nửa năm”: vì trong năm đầu các tài sản thường không hoạt động
hết công suất nên tỷ lệ khấu hao của năm thứ nhất chỉ bằng một nửa so với mức
độ khấu hao.

-

Gốc khấu hao bằng nguyên giá của tài sản. Điều này cho phép thu hồi toàn bộ
nguyên giá của tài sản để khuyến khích đầu tư.

-

Mức khấu hao trong một năm được tính toán bằng cách lấy tỉ lệ khấu hao của

năm đó nhân với nguyên giá của tài sản.
Bảng I.1 Các nhóm tài sản theo MACRS

Nhóm tài sản

Loại tài sản

MACRS – 3 năm

Một số công cụ sản xuất chuyên dùng

MACRS – 5 năm

Xe ca, xe tải nhẹ, máy vi tính và một số thiết bị sản xuất

MACRS – 7 năm

Hều hết các thiết bị công nghiệp, trang bị nội thất

MACRS –10 năm

Một số thiết bị có đời sống dài hơn

MACRS-21.5 năm

Bất động sản

MACRS–31.5 năm

Bất động sản công nghiệp và thương mại

Bảng I.2 Tỷ lệ khấu hao theo MACRS
Năm

Nhóm tài sản
1
MACRS – 3 năm

2

3

33% 45

15

4

5

6

7

8

9

10

11


7

20/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

MACRS – 5 năm

20% 32

19

12

11

6

MACRS – 7 năm

14% 25

17

13


9

9

9

4

MACRS–10 năm

10% 18

14

12

9

7

7

7

7

6

3


Căn cứ vào bảng tỷ lệ khấu hao, chúng ta thấy chính “nguyên tắc nửa năm” đã làm
cho tỷ lệ khấu hao của năm đầu của tất cả các nhóm thấp hơn; tỷ lệ này của năm thứ hai sẽ
cao hơn sau đó giảm dần. Nguyên tắc này cũng làm cho số năm thu hồi vốn lớn hơn 1 năm
so với số năm theo nhóm đời sống.
1.3. Quyết định đầu tư trong điêu kiên rủi ro.
1.3.1. Khái quát về rủi ro trong quyết định đầu tư.
Như chúng ta đã biết, mọi quyết định đầu tư đều kỳ vọng mang lại lợi nhuận nhưng
cũng đồng thời hàm chứa rủi ro. Rủi ro là sự dao động của các biến cố khả dĩ của kết quả
đầu tư đang được tiến hành. Chúng ta cũng đã nhận định rằng rủi ro có thể bao gồm rủi ro
thị trường và rủi ro đặc thù, nhưng thông qua đa dạng hóa đầu tư người ta có thể giảm
thiểu, trong một chừng mực nào đó, ảnh hưởng của rủi ro đặc thù, tuy nhiên, rủi ro thị thị
trường thì không thể giảm thiểu bằng đa dạng hóa. Nhận định này có thể dẫn đến kết luận
rằng, chỉ cần đa dạng hóa đầu tư tốt thì có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro đặc thù. Nhưng một
kết luận như vậy chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trên thực tế, không thể có một danh mục
một danh mục đầu tư hoàn hảo nên người ta luốn cố gắng đánh giá chính xác rủi ro đặc thù
để từ đó có biện pháp chủ động giảm thiểu ảnh hưởng của nó. Rủi ro đặc thù của dự án hay
còn gọi là rủi ro riêng có của dự án thường được đánh giá thông qua bốn phương pháp: (1)
phân tích độ nhạy, (2) phân tích kịch bản, (3) mô phỏng Monte Carlo, và (4) cây quyết
định.
1.3.2. Một số phương pháp đo lường và phản ánh rủi ro của dự án.
1.3.2.1.

Phân tích độ nhạy.

Giá trị hiện tại ròng NPV của dự án phụ thuộc vào nhiều tham số của dự án như
doanh số, giá bán, chi phí, tỷ suất chiết khấu v.v. Các tham số này trong thực tế là những
đại lượng không thể ước lượng một cách hoàn toàn chắc chắn. Vì vậy, khi tham số này
thay đổi, NPV của dự án sẽ thay đổi. Phân tích độ nhạy là việc làm chủ động làm thay đổi
các giá trị của một tham số, trong khi cố định các tham số khác, để biết được NPV sẽ thay
đổi như thế nào khi tham số đó thay đổi trong một phạm vi nhất định.


21/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Tuy nhiên, với rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng thường xuyên thay đổi nên các tham
số của dự án khó có thể giữ nguyên giá trị như trong phương án cơ sở. Điều gì sẽ xảy ra
với NPV của dự án khi các tham số chính (chẳng hạn: giá bán, chi phí biến đổi đơn vị hoặc
chi phí vốn) thay đổi? Để trả lời được câu hỏi này cần tiến hành bước tiếp theo, đó là sự
nghiên cứu sự biến động của NPV khi một tham số của dự án thay đổi trong khi các tham
số khác được giả định là cố định. Miền biến thiên của các tham số được ấn định theo tỷ lệ
phần trăm so với giá trị cơ sở. Lưu ý là, mức độ biến thiên của mỗi tham số là không đồng
nhất do mỗi tham số có thể chịu tác động của các nhân tố khác, vì vậy khi nghiên cứu ảnh
hưởng của từng tham số riêng biệt, người ta có thể chọn cho nó một miền biến thiên riêng.
Tuy nhiên, bằng cách giả định các tham số cũng biến thiên trong một miền, chúng ta có thể
thấy được sự biến thiên của tham số nào ảnh hưởng nhiều hơn đến tính khả thi của dự án.
1.3.2.2.

Phân tích kịch bản (Scenario analysis)

Phân tích độ nhạy là phương pháp phân tích rủi ro được sử dụng rộng rãi nhất.
Phương pháp này đã cho phép thấy được ảnh hưởng của sự biến thiên của một tham số tới
NPV của dự án. Tuy nhiên, khi bàn đến rủi ro của dự án chúng ta không chỉ nói đến giá trị
cụ thể của NPV thể hiện qua lỗ hay lãi mà cần phải quan tâm đến mức độ không chắc chắn
của trị số NPV đó. Và đây chính là nhược điểm quan trọng nhất của phân tích độ nhạy – nó
chưa đề cập đến xác suất xuất hiện của các biến cố của một tham số. Phân tích bối cảnh là
là một phương pháp được sử dụng để khắc phục nhược điểm nêu trên của phân tích độ

nhạy. Về bản chất, phương pháp này đề cập không chỉ độ nhạy của NPV trước sự biến
thiên của các tham số chủ yếu mà còn phản ánh cả mức độ chắc chắn cảu phạm vi biến
thiên của tham số đó. Trong đó, mức độ chắc chắn của phạm vi biến thiên được biểu hiện
bởi xác suất xuất hiện của các giá trị cụ thể của các tham số.
Thông thường trong phân tích bối cảnh, người ta xây dựng ba kịch bản khác nhau
đó là: kịch bản cơ sở, kịch bản tốt nhất và kịch bản xấu nhất. Kịch bản cơ sở là tình huống
khi mà các biến đầu vào được cho tại các giá trị tin cậy nhất của chúng mà người ta có thể
ước tính. Kịch bản tốt nhất là khi tất các biến đầu vào nhận được các giá trị tốt nhất có thể
có (giá bán cao nhất, chi phí vốn thấp nhất, chi phí biến đổi nhỏ nhất…). Kịch bản xấu nhất
xảy ra khi biến đầu vào nhận các giá trị xấu nhất (sản lượng hoặc giá bán thấp nhất, vốn
đầu tư cao nhất…).
Bởi vì kết quả đầu tư là một giá trị kỳ vọng của các biến cố khả dĩ trong tương lai,
nên NPV là dòng tiền kỳ vọng của các dòng tiền khả dĩ mà dự án có thể mang lại. Trên cơ
22/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

sở ba kịch bản trên, người ta tính NPV của các kịch bản và từ đó xác định NPV kỳ vọng
của dự án, sai lệch chuẩn, hệ số phương sai, làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro của dự án.
Vận dụng các khái niệm trên đây, chúng ta có thể xác định các đại lượng phản ánh
rủi ro của dự án theo các công thức sau:
NPV kỳ vọng của dự án =
Sai lệch chuẩn của NPV =

=
=


(9-1)
(9-2)

Hệ số phương sai
Trong đó:

là giá trị hiện tại ròng của kịch bản (biến cố) thứi; Pi là xác suất xảy ra

kịch bản (biến cố) thứ I, và n là số các kịch bản.

23/115


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ
VÀ BỐI CẢNH DỰ ÁN
2.1 Giới thiệu về Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty cổ phần được thành lập theo
quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ, Tổng Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004. Tổng Công ty
có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất Nhà máy đạm Phú Mỹ; Sản xuất, kinh
doanh phân đạm, amonia lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có liên
quan.
Ngay khi có quyết định thành lập, Tổng Công ty đã nhanh chóng tiến hành công tác
kiện toàn tổ chức, chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và thị trường để có thể tiếp nhận,

quản lý, vận hành và tiêu thụ thành công và có hiệu quả các sản phẩm của Nhà máy Đạm
Phú Mỹ. Ngày 21/09/2004, Tổng Công ty đã tiếp nhận bàn giao Nhà máy đạm Phú Mỹ từ
tổ hợp Nhà thầu Technip - Samsung và Ban QLDA Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đây cũng là
thời điểm những lô sản phẩm chính thức đầu tiên của Công ty được đưa ra thị trường với
thương hiệu “Đạm Phú Mỹ”. Trong hơn 5 năm qua, Tổng Công ty đã thực hiện chức năng
quản lý sản xuất và kinh doanh rất tốt, đạt các mục tiêu với mức độ cao và đóng góp quan
trọng cho ngành Dầu khí cũng như nền nông nghiệp trong nước.
Hiện nay, Tổng Công ty đang cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 50% nhu
cầu phân đạm urê (tổng nhu cầu sử dụng phân đạm urê cả nước bình quân khoảng 1,6 – 1,8
triệu tấn/năm) và 40% nhu cầu khí amôniac lỏng được sản xuất từ nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Đứng trước xu thế phát triển kinh tế của đất nước ngày 01/09/2006 Bộ Công nghiệp
đã có quyết định về việc cổ phần hóa Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, và đến
01/09/2007 công ty chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu
khí. Ngày 05/11/2007 Công ty chính thức niêm yết 380.000.000 cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán. Tại đại hội đồng cổ đông năm 2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân
đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ- PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này
thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 15/05/2008,
24/115


×