Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của tập đoàn viễn thông quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LÊ KIM DUNG

PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CỦA TẬP ĐỒN VIỄN THƠNG QN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – Năm 2013


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, được tập
hợp từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ thực tế viết ra, không sao chép của bất kỳ luận
văn nào trước đó.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.

Tác giả luận văn: Lê Kim Dung

Lê Kim Dung.LVTHS


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 3
1.1. Khái quát chung về Văn hóa ........................................................................... 4
1.2. Văn hố kinh doanh......................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm văn hoá kinh doanh: ................................................................... 8
1.2.2. Các yếu tố cấu thành văn hố kinh doanh .................................................... 8
1.2.3. Vai trị của Văn hóa kinh doanh................................................................... 8
1.3. Triết lý doanh nghiệp .................................................................................... 10
1.3.1. Những nội dung cơ bản của triết lý doanh nghiệp ...................................... 10
1.3.2. Hình thức thể hiện của triết lý doanh nghiệp .............................................. 11
1.4. Đạo đức kinh doanh....................................................................................... 11
1.4.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh .................................................................. 11
1.4.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.............................. 12
1.4.3. Đạo đức kinh doanh và tránh nhiệm xã hội: ............................................... 12
1.5. Văn hóa doanh nghiệp ................................................................................... 14
1.5.1. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp .............................................................. 14
1.5.2. Các cấp độ Văn hóa doanh nghiệp ............................................................. 15
1.6. Văn hóa trong các hoạt động kinh doanh ..................................................... 18
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI
TẬP ĐỒN VIỄN THƠNG QN ĐỘI VIETTEL ............................................. 36
2.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp ........................................................... 37
2.2. Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp Viettel..................................... 45
2.2.1. Khái quát về việc triển khai văn hóa doanh nghiệp tại Viettel .................... 45
2.2.2. Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Viettel ............................... 49
2.3. Phân tích văn hóa ứng xử trong nội bộ Viettel ............................................. 62
2.3.1. Phân tích văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới ................................. 62
2.3.2. Phân tích văn hóa ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên ................................. 67


Lê Kim Dung.LVTHS


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
2.3.3. Phân tích văn hóa ứng xử giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp .................... 69
2.3.4. Phân tích văn hóa ứng xử của Người Viettel với công việc ........................ 70
2.3.5. Phân tích văn hóa ứng xử của Người Viettel tại nơi làm việc ..................... 72
2.4. Phân tích văn hóa trong hoạt động marketing ............................................. 75
2.4.1. Phân tích văn hóa trong quảng bá thương hiệu:.......................................... 75
2.4.2. Phân tíchvăn hóa trong định giá sản phẩm ................................................. 76
2.4.3. Phân tích văn hóa trong chính sách phân phối............................................ 77
2.4.4. Phân tích văn hóa trong chính sách xúc tiến bán hàng ............................... 80
2.5. Phân tích văn hóa định hướng tới khách hàng ............................................. 80
2.6. Phân tích đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Viettel ............... 83
CHƯƠNG III: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA & ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI
TẬP ĐỒN VIỄN THƠNG QN ĐỘI................................................................ 95
3.1. Phát triển văn hóa kinh doanh của Viettel ................................................... 96
3.1.1. Phát triển các hình thức biểu hiện của văn hóa kinh doanh Viettel ............. 96
3.1.2. Phát triển văn hóa doanh nghiệp Viettel theo một mơ hình tiên tiến......... 101
3.1.3. Xác định chuẩn mực hành vi cho đội ngũ cán bộ quản lý......................... 104
3.1.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo về văn hóa kinh doanh cho CBNV................ 108
3.1.5. Xây dựng mơi trường văn hóa nhân văn trong Tập đồn và các đơn vị thành viên 109
3.1.6. Mở rộng phân cấp về ban hành các quy định quản trị trong nội bộ Viettel ..... 112
3.1.7. Tăng cường vai trò của các tổ chức, đồn thể chính trị ............................ 112
3.1.8. Đẩy mạnh phong trào thi đua kinh doanh đạt hiệu quả cao ...................... 113
3.1.9. Tiếp tục phát triển quảng bá thương hiệu Viettel ..................................... 113
3.2. Phát triển đạo đức kinh doanh của Viettel ................................................. 114
3.2.1. Tạo lập và phát triển một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả: .......... 114
3.2.2. Thiết lập và phổ biến hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức:............................ 115

3.2.3. Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và
việc tuân thủ đạo đức ........................................................................................ 117
3.2.4. Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức:..................................... 119
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Kim Dung.LVTHS


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của Viettel.................................................. 41
Hình 2.2. Mơ hình tổ chức của Tập đồn Viễn thơng Qn đội .................................. 44
Hình 2.3. Biểu đồ phát triển nguồn nhân lực của Viettel ............................................ 45
Hình 2.4: Thương hiệu của Viettel ............................................................................. 58
Hình 2.5: Mẫu đồng phục giao dịch viên.................................................................... 60
Hình 2.6. Đồng phục kỹ thuật viên............................................................................. 61
Hình 2.7. Đồng phục hoạt động xã hội ....................................................................... 61
Hình 2.8. Đồng phục lễ tân ........................................................................................ 61

Lê Kim Dung.LVTHS


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel

MỞ ĐẦU
Cách đây hơn 60 năm (1946) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "Phải làm
sao cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được
tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ. Văn hóa phải làm thế nào cho nhân dân có tinh

thần vì nước qn mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Văn hóa phải làm thế
nào cho mỗi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu
nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình nên hưởng" (Tư tưởng Hồ Chí
Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003). Ngay sau ngày quốc khánh 02-9-1945
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập Ủy ban văn hóa lâm thời Bắc Bộ. Ngày 07-9-1945
Bác tiếp các đại biểu của Ủy ban này và Người chỉ rõ: "Bổn phận các Ngài là lãnh đạo
tư tưởng quốc dân, đấu tranh cho độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mới"(Tư tưởng
Hồ Chí Minh, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003). Như vậy, có thể khẳng định văn
hóa có một vai trị rất lớn, nó vừa là môi trường,vừa là công cụ để tác động đến hành
vi của cá nhân và tổ chức.
Văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực vô hạn thúc đẩy
sự phát triển sản xuất hàng hóa và nhờ hàng hóa để phát triển, là mục tiêu cao cả của
mọi hình thái xã hội. Văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người xây dựng xã hội mới và con người mới trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động chính trị, hoạt động khoa học cơng nghệ, hoạt động văn hóa - xã hội - nhân văn, vv... Trong thời đại ngày nay kinh
tế thị trường, kinh tế tri thức, tồn cầu hóa và cách mạng quản lý ngày càng phát triển
như vũ bão, các quốc gia xích lại gần nhau hơn, vì thế văn hóa dân tộc, bản sắc dân tộc
ngày càng trở thành trung tâm của mọi sự chú ý.
Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được hình thành trên nền tảng văn
hóa dân tộc và là bộ phận cấu thành, tô đậm thêm bản sắc văn hóa dân tộc, khơng thể
đối lập với bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự di chuyển dễ dàng các
nguồn tài chính, ngun liệu và cơng nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác, việc du
nhập các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nói chung và thành tựu tiên tiến của
khoa học quản trị nói riêng khơng khó. Tuy nhiên, yếu tố chính ảnh hưởng đến sự
thành bại trong việc áp dụng thành công các thành tựu đó trong những điều kiện cụ thể
của các quốc gia là sự khác biệt về văn hóa. Đối với lĩnh vực kinh doanh, xu hướng
Lê Kim Dung.LVTHS

1



Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
văn hóa hóa kinh doanh đang là một hướng đi tối ưu để tận dụng các thành tựu tiên
tiến của khoa học đồng thời vẫn phát huy được sức mạnh của bản sắc văn hóa.
Chính vì vậy, xây dựng văn hóa kinh doanh là góp phần tạo lập năng lực cốt lõi
của doanh nghiệp, và do vậy, tạo cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh bền vững
trong điều kiện cạnh tranh mang tính tồn cầu. Bên cạnh đó, nó cịn góp phần thể hiện
bản sắc văn hóa tiên tiến đậm đà tính dân tộc của văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực
quản trị doanh nghiệp.
Với nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa kinh doanh đối với sự phát triển
của doanh nghiệp, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phát triển Văn hóa và Đạo đức kinh
doanh của Tập đồn Viễn thơng Qn đội" làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu văn hóa kinh doanh của
doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh, việc phát triển văn hóa và đạo
đức kinh doanh của Tập đồn Viễn thơng Qn đội nhằm đáp ứng u cầu phát triển
trong tình hình mới.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi phân tích cơ sở lý luận,
thực trạng vấn đề văn hóa và đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Viettel, từ đó đề
xuất những phương pháp phát triển, hồn thiện văn hóa và đạo đức kinh doanh cho
Viettel.
Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng văn hóa và đạo đức kinh doanh của Tập đồn
Viễn thơng Qn đội.
Chương 3: Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Tập đồn Viễn
thơng Qn đội.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại

Tập đồn viễn thơng Qn đội, các thầy cô giáo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong q trình học tập. Đặc biệt tơi xin bày tỏ sự cảm ơn
chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Phan Thị Thuận, Khoa Kinh tế - Viện đào tạo sau
đại học đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thiện luận văn này.

Lê Kim Dung.LVTHS

2


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Lê Kim Dung.LVTHS

3


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel

1.1. Khái quát chung về Văn hóa
1.1.1. Khái niệm Văn hoá
Tại phương Tây, văn hoá-culture (trong tiếng Anh, Pháp) hay kultur (tiếng
Đức)… đều xuất xứ từ chữ Latinh cultus có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom
cây lương thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó từ cultus được mở rộng nghĩa,
dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả
năng của con người.
Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hoá bao hàm ý nghĩa: văn là vẻ đẹp
của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng sự tu dưỡng

của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Cịn chữ hố trong văn
hố là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hoá, giáo dục và hiện thực
hoá trong thực tiễn đời sống. Vậy văn hố chính là nhân hoá hay nhân văn hoá. Đường
lối văn trị hay đức trị của Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này về văn hóa (văn hóa là
văn trị giáo hố, là giáo dục, cảm hoá bằng điển chương, lễ nhạc, khơng dùng hình
phạt tàn bạo và sự cưỡng bức).
Như vậy, văn hố trong từ ngun của cả Phương Đơng và Phương Tây đều có
một nghĩa chung căn bản là sự giáo hoá, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá
nhân, cộng đồng và xã hội lồi người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc
sống trở nên tốt đẹp hơn.
Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, văn hố là tổng thể nói chung những giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong q trình lịch sử.
Lồi người là một bộ phận của tự nhiên nhưng khác với các sinh vật khác, loài
người có một khoảng trời riêng, một thiên nhiên thứ hai do loài người tạo ra bằng lao
động và tri thức - đó chính là văn hố.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành Văn hóa:
Văn hóa là một phạm trù phức tạp và đa dạng. Để hiểu bản chất của văn hóa,
cần xem xét các yếu tố cấu thành văn hóa. Dựa vào khái niệm về văn hóa, có thể chia
văn hóa thành hai lĩnh vực cơ bản là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
a. Văn hóa vật chất: là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong các của cải
vật chất do con người tạo ra. Đó là các sản phẩm hàng hóa, cơng cụ lao động, tư liệu
Lê Kim Dung.LVTHS

4


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
tiêu dùng, cơ sở hạ tầng kinh tế như giao thông, thông tin, nguồn năng lượng; cơ sở hạ
tầng xã hội như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, hệ thống giáo dục và cơ sở hạ tầng tài chính
như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính trong xã hội.

Văn hóa vật chất được thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia. Chính vì
vậy văn hóa vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành
viên trong nền kinh tế đó.Một điểm lưu ý khi xem xét đến văn hóa vật chất, chúng ta
xem xét cách con người làm ra những sản phẩm vật chất thể hiện ở tiến bộ kỹ thuật và
nghệ thuật, ai làm ra chúng và tại sao. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đã ảnh hưởng
đến mức sống và giúp giải thích những giá trị và niềm tin của xã hội.
Ví dụ như nếu là một quốc gia tiên bộ kỹ thuật, con người ít tin vào số mệnh và
họ tin tưởng rằng có thể kiểm soát những điều xảy ra đối với họ. Những giá trị của họ
cũng thiên về vật chất bởi vì họ có mức sống cao hơn. Như vậy, một nền văn hóa vật
chất thường được coi là kết quả của cơng nghệ và liên hệ trực tiếp với việc xã hội đó tổ
chức hoạt động kinh tế của mình như thế nào.
b.Văn hóa tinh thần: là tồn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã
hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán, thói quen, cách ứng xử, ngơn ngữ
(bao gồm cả ngơn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời), các giá trị và thái độ, các
hoạt động văn hóa nghệ thuật, tơn giáo, giáo dục, các phương thức giao tiếp và
cách thức tổ chức xã hội.
Kiến thức là nhân tố hàng đầu của văn hóa,thường được đo một cách hình thức
bằng trình độ học vấn, trình độ tiếp thu và vận dụng kiến thức khoa học, hệ thống kiến
thức được con nguời phát minh, nhận thức và được tích lũy lại, bổ sung nâng cao và
không ngừng đổi mới qua các thế hệ.
Các phong tục tập quán là những qui ước thông thường của cuộc sống hàng
ngày như nên mặc như thế nào, cách sử dụng các đồ ăn uống trong bữa ăn, cách xử sự
với những người sung quanh, cách sử dụng thời gian…Phong tục tập quán là những
hành động ít mang tính đạo đức. Sự vi phạm phong tục tập quán không phải là vấn đề
quan trong, người vi phạm chỉ bị coi là khơng biết cách cư xử chứ ít khi bị coi là hư
hỏng hay xấu xa. Vì thế, người nước ngồi có thể được tha thứ cho việc vi phạm
phong tục tập quán lần đầu tiên đến một nước khác.

Lê Kim Dung.LVTHS


5


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
Tập tục có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với tập quán, nó là những qui tắc được
coi là trọng tâm trong đời sống xã hội, việc làm trái tập tục có thể gây ra hậu quả
nghiêm trọng. Chẳng hạn như tập tục bao gồm các yếu tố như sự lên án các hành
động trộm cắp, ngoại tình, loạn luân, giết người. Ở nhiều xã hội, một số tập tục đã
được cụ thể hóa trong luật pháp. Thói quen là những cách thực hành phổ biến hoặc
đã hình thành từ trước. Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong
một xã hội riêng biệt. Thói quen thực hiện cách sự vật được làm, cách cư xử được
dùng khi thực hiện chúng.
Ví dụ thói quen ở Mỹ là ăn món chính trườc khi ăn món tráng miệng. Khi thực
hiện thói quen này, họ dùng dao và nĩa ăn hết thức ăn trên nĩa và khơng nói khi có thức
ăn trong miệng. Ở nhiều nước trên thế giới, thói quen và cách cư xử hồn tồn khác
nhau. Ở các nước La tinh có thể chấp nhận việc đến trễ, nhưng ở Anh và Pháp, sự
đúng giờ là giá trị. Người Mỹ thường sử dụng phấn bột khi tắm nhưng người Nhật cảm
thấy như thế là làm bẩn lại.
Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được các
thanh viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá, sự cảm nhận, sự phản ảnh trước một
sự vật dựa trên các giá trị. Ví dụ thái độ của nhiều quan chức tuổi trung niên của Chính
phủ Nhật Bản với người nước ngồi khơng thiện chí lắm, họ cho rằng dùng hàng nước
ngồi là khơng u nước. Thái độ có nguồn gốc từ những giá trị, ví dụ người Nga tin
tưởng rằng cách nấu ăn của Mc Donald là tốt nhất đối với họ (giá trị) và do đó vui lịng
đứng xếp hàng dài để ăn (thái độ).
Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hố vì nó là phương tiện sử
dụng để truyền thông tin và ý tưởng giúp con người hình thành nên cách nhận thức về
thế giới và có tác dụng định hình đặc điểm văn hố của con người. Ở những nước có
nhiều ngơn ngữ người ta thấy có nhiều nền văn hố. Ví dụ, ở Canada có 2 nền văn hố:
Nền văn hố tiếng Anh và nền văn hố tiếng Pháp.

Tuy nhiên, khơng phải lúc nào sự khác biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác
biệt về xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế, sự hiểu biết về
ngôn ngữ địa phương, về những thành ngữ và cách nói xã giao hàng ngày, về dịch
thuật là rất quan trọng. Một công ty đã không thành công khi quảng cáo bột giặt của

Lê Kim Dung.LVTHS

6


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
mình đã đặt hình ảnh quần áo sạch sẽ ở bên phải vì ở nước này người ta đọc từ phải
qua trái, và điều đó được hiểu là xà phịng làm bẩn quần áo.
Bản thân ngơn ngữ đa dạng, nó bao gồm ngơn ngữ có lời (verbal language) và
ngơn ngữ không lời (non-verbal language). Thông điệp được chuyển giao bằng nội
dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các thông tin đó (âm điệu, ngữ điệu…) và bằng các
phưong tiện không lời như cử chỉ, tư thế, ánh mắt, nét mặt…
Ví dụ một cái gật đầu là dấu hiệu của sự đồng ý, một cái nhăn mặt là dấu hiệu
của sự khó chịu. Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ lại bị giới hạn về
mặt văn hoá. Chẳng hạn trong khi phần lớn người Mỹ và Châu Âu khi giơ ngón cái
lên hàm ý “mọi thứ đểu ổn” thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là ngụ ý khiêu dâm. Thẩm
mỹ liên quan đến thị hiếu nghệ thuật của văn hoá, các giá trị thẩm mỹ được phản
ảnh qua các hoạt động nghệ thuật như: Hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh, văn chương,
âm nhạc, kiến trúc…
Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến cách sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen
làm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và với xã hội khác.
Chẳng hạn, ở những nước theo đạo Hồi, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia
đình, giáo hội Thiên chúa giáo đến tận bây giờ vẫn tiếp tục cấm sử dụng các biện pháp
tránh thai. Thói quen làm việc chăm chỉ của người Mỹ là được ảnh hưởng từ lời
khuyên của đạo tin lành. Các nước Châu Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Khổng

nên coi trọng đạo đức làm việc. Thói quen ăn kiêng của một số tôn giáo ảnh hưởng từ
thói quen làm việc.
Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu văn hố. Trình độ cao của giáo dục
thường dẫn đến năng suất cao và tiến bộ kỹ thuật. Giáo dục cũng giúp cung cấp những
cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển khả năng quản trị. Sự kết hợp giáo dục trong nhà
trường và giáo dục ở gia đình xã hội giúp con người có những giá trị và chuẩn mực xã
hội như tôn trọng người khác, tuân thủ luật pháp, trung thực, gọn gàng, ngăn nắp, đúng
giờ…những nghĩa vụ cơ bản của công dân, những kỹ năng cần thiết.
Việc đánh giá kết quả học tập bằng điểm số hoặc phân loại giáo dục cho học
sinh thấy giá trị thành công của mỗi cá nhân và khuyến khích tin thần cạnh tranh ở học

Lê Kim Dung.LVTHS

7


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
sinh. Trình độ giáo dục của một cơng đồng có thể đánh giá qua tỷ lệ người biết đọc,
biết viết, tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông, trung học hay đại học…

1.2. Văn hoá kinh doanh:
1.2.1. Khái niệm Văn hoá kinh doanh:
Qua việc tìm hiểu những khái niệm khác nhau về văn hố, ta có thể nhận ra
rằng văn hố tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con người và đã đi sâu tìm
hiểu những sắc thái văn hoá của các hoạt động của con người như văn hố chính trị,
văn hố pháp luật, văn hố giáo dục, văn hố gia đình... Kinh doanh là một hoạt động
đặc thù của con người, vậy kinh doanh cũng là một phạm trù của văn hoá.
Qua xem xét nghiên cứu các quan niệm về văn hoá kinh doanh của các nhà nghiên
cứu trong nước và nước ngồi, nhóm nghiên cứu thống nhất lấy một định nghĩa khái
quát về văn hoá kinh doanh:“Văn hố kinh doanh là tồn bộ các nhân tố văn hoá được

chủ thể kinh doanh chọn lọc, tạo ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh”.Theo
PGS. Phan Thị Thuận – Đại học Bách khoa Hà Nội.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành Văn hoá kinh doanh
Các yếu tố văn hoá dân tộc, văn hoá xã hội đã được chọn lọc và yếu tố văn hoá
được tạo ra trong quá trình kinh doanh khơng thể tách bạch sử dụng độc lập mà chúng
hoà quyện vào nhau thành một hệ thống với các yếu tố cơ bản cấu thành văn hoá kinh
doanh là:Văn hoá doanh nghiệp;Văn hoá ứng xử trong kinh doanh; Văn hoá doanh
nhân;Triết lý kinh doanh; Đạo đức kinh doanh.
Việc xác định các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh giúp chúng ta dễ dàng
hơn trong việc nghiên cứu vai trị và biểu hiện của văn hố ứng xử trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp ở phần tiếp theo.
1.2.3. Vai trị của Văn hóa kinh doanh
1.2.3.1. Văn hóa kinh doanh là phương thức phát triển kinh doanh bền vững
Hoạt đông kinh doanh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ khác nhau, trong đó
động cơ kiếm được nhiều lợi nhuận là đông cơ quan trọng nhất, nhưng đông cơ để các
nhà kinh doanh kiếm lợi khơng chỉ vì nhu cầu sinh lý mà cịn vì những nhu cầu cấp
cao hơn đó là nhu cầu mong muốn được xã hội tôn trọng, mong muốn được tự thể hiện
và sáng tạo. Kinh doanh phi văn hóa có thể đạt hiệu quả cao và khiến cho chủ thể kinh
Lê Kim Dung.LVTHS

8


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
doanh giàu có hơn vì họ tìm mọi cách để trốn tránh pháp luật… Kiểu kinh doanh này
không thể lâu bền, vì đó là lối kinh doanh chụp giật, ăn xổi nên nếu phát hiện ra sẽ bị
khách hàng tẩy chay, bị cả xã hội lên án. Kinh doanh có văn hóa khơng thể giúp cho
doanh nghiệp đạt được hiệu quả ngay bởi vì nó chú trọng tới việc đầu tư lâu dài, việc
giữ gìn chữ tín. Khi đã bước qua giai đoạn khó khăn thử thách ban đầu thì các nguồn
đầu tư lâu dài như nhân lực, công nghệ,.. phát huy tác dụngvà chủ thể kinh doanh sẽ có

những bước phát triển lâu dài, bền vững.
1.2.3.2. Văn hóa kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh
- Trong tổ chức và quản lý kinh doanh: Vai trị văn hóa thể hiện ở sự lựa chọn
phương hướng kinh doanh, sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ, về những mối quan hệ
giữa người và người trong tổ chức; về việc biết tuân theo các quy tắc và quy luật của
thị trường; ở việc phát triển và bảo hộ những văn hóa có bản sắc dân tộc. Ngồi ra văn
hóa kinh doanh cịn được thể hiện thơng qua việc hướng dẫn và định hướng tiêu dùng
thông qua chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn một phong cách văn hóa trong kinh doanh…
Khi tất cả những yếu tố văn hóa đó kết tinh vào hoạt động kinh doanh tạo thành
phương thức kinh doanh có văn hóa thì đây là một nguồn lực rất quan trọng để phát
triển kinh doanh. Nếu khơng có mơi trường văn hóa trong sản xuất kinh doanh tức là
khơng sử dụng các giá trị vật chất và giá trị tinh thần vào hoạt động kinh doanh thì
khơng thể sử dụng các tri thức, kiến thức về kinh doanh và đương nhiên khơng thể tạo
ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ chất lượng cao, không thể tạo ra hiệu quả và không thể
phát triển sản xuất kinh doanh được.
- Trong giao lưu, giao tiếp kinh doanh: Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa
mua và bán, khi giao tiếp với khách hàng, văn hóa kinh doanh thực sự trở thành
một nguồn lực vô cùng quan trọng đối với chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt
động. Trong thái độ với đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh mà có văn hóa
chúng ta sẽ tạo ra được một mơi trường canh tranh lành mạnh, tạo ra các cơ hội
cho sự tồn tại và phát triển lâu dài.
- Trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh: Văn hóa kinh
doanh là sự gánh vác tự nguyện những nghĩa vụ, trách nhiệm vượt lên trên những trách
nhiệm về kinh tế và pháp lý thỏa mãn được những mong muốn của xã hội.

Lê Kim Dung.LVTHS

9



Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
1.2.3.3. Văn hóa kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế.
Khi trao đổi thương mại quốc tế sẽ tạo ra cơ hội tiếp xúc giữa các nền văn hóa
khác nhau của các nước, và việc hiểu văn hóa của quốc gia đến kinh doanh là điều
kiện quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của một doang nghiệp. Thơng
qua việc tìm kiếm và cung cấp hàng hóa cho thị trường quốc tế ta có thể giới thiệu
những nét đẹp những tinh hoa của dân tộc mình cho bạn bè thế giới, nhiều trường hợp
giao lưu văn hóa lại đi trước và thúc đẩy sự giao lưu kinh tế.

1.3. Triết lý doanh nghiệp
1.3.1. Những Nội dung cơ bản của triết lý doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp: Triết lý doanh nghiệp là sứ mệnh, lý tưởng, là phương
châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt
động nhằm làm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Bất kì một văn bản triết lý doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ
mệnh của doanh ngiệp hay cịn gọi là tơn chỉ mục đích của nó. Sứ mệnh là bản tuyên
bố lý do tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh
nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai? Và làm như thế nào? Mục tiêu
định hướng của doanh nghiệp là gì?
Phương thức hành động: Mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù cao, phụ thuộc vào
thị trường, triết học và các tư tưởng kinh doanh và các tư tưởng triết học về hoạt động
kinh doanh, công tác quản trị doanh nghiệp của các nhà lãnh đạo. Trong nội dung có
điểm chung là hệ thống các giá trị và biện pháp quản lý của doanh nghiệp:
- Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp là những niềm tin căn bản thường
khơng được nói ra của những người làm việc trong doanh nghiệp, giá trị này bao gồm:
Những nguyên tắc của doanh nghiệp;Lòng trung thành và cam kết; và Hướng dẫn
những hành vi ứng xử mong đợi ý nghĩa to lớn của sứ mệnh giúp tạo ra một môi
trường làm việc trong đó có những mục đích chung. Mỗi cơng ty thành đạt đều có các
giá trị văn hóa của nó. Hệ thống giá trị là cơ sở để quy định xác lập nên các tiêu chuẩn
đạo đức trong kinh doanh của công ty.

- Biện pháp và phong cách quản lý: Tổ chức, quản lý doanh nghiệp là nhiệm vụ
trung tâm và có vai trị quyết định đối với việc thực hiện sứ mệnh và các mục tiêu lâu
Lê Kim Dung.LVTHS

10


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
dài của doanh nghiệp. Phong cách và biện pháp quản lý của mỗi cơng ty thành đạt đều
có điểm đặc thù, sự khác biệt lớn so với các công ty khác. Nguyên nhân của sự khác
biệt này xuất phát từ nhiều yếu tố như thị trường, môi trường kinh doanh, văn hóa dân
tộc và đặc biệt là tư tưởng triết học về quản lý người lãnh đạo. Triết lý về quản lý
doanh nghiệp là cơ sở để lựa chọn, đề xuất các biện pháp quản lý, qua đó nó củng cố
một phong cách quản lý kinh doanh đặc thù của cơng ty.
1.3.2. Hình thức thể hiện của triết lý doanh nghiệp
Được thể hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
- Nhiều văn bản triết lý doanh nghiệp được in ra trong các cuốn sổ nhỏ phát cho
nhân viên, một số doanh nghiệp có triêt lý kinh doanh dưới dạng một câu khẩu hiệu,
triết ký được rút gọn trong một chữ, bài hát, cơng thức....
- Tính chất triết học của văn bản triết lý doanh nghiệp khác nhau giữa các cơng
ty mà cịn giữa các chủ thể cơng ty và cịn phụ thuộc vào nền văn hóa dân tộc của họ.
- Độ dài của văn bản triết lý cũng khác nhau giữa các chủ thể cơng ty và cịn
phụ thuộc vào nền văn hóa dân tộc của họ.
- Văn phong của các văn bản triết lý doanh nghiệp thường giản dị mà hùng hồn,
ngắn gọn mà sâu lắng, dễ hiểu mà dễ nhớ. Để tạo ấn tượng, có cơng ty nêu triết lý kinh
doanh nhấn mạnh vào tính độc đáo, khác thường của mình.

1.4. Đạo đức kinh doanh
1.4.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều

chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động
kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có
tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các
lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hồn tồn
giống các hoạt động khác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức
tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y
tế ... hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là
Lê Kim Dung.LVTHS

11


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn
phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
1.4.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
- Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ
lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong
chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế,
không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có
hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch,
đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng
cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền,
phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt
két, “chiếm công vi tư”.
- Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tơn trọng
phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tơn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển
của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp

khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với
đối thủ cạnh tranh, tơn trọng lợi ích của đối thủ.
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng
hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
1.4.3. Đạo đức kinh doanh và tránh nhiệm xã hội:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility hay
CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn
mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng về giới, an tồn lao động, quyền lợi lao động, trả
lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có
lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt
một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct –
COC). Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã

Lê Kim Dung.LVTHS

12


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới
tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội.
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử
dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng
như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa
hồn tồn khác nhau.
Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải
thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối

thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những
quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội
được xem như một cam kết với xã hội, trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các
quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những
phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.
Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo
những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả
của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những
mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những
mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính
liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật
lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức
kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. Đạo đức của doanh nghiệp cũng được coi
là lí do quan trọng giải thích tại sao khách hàng tránh khơng mua sản phẩm của doanh
nghiệp đó. Một nghiên cứu nhận thấy rằng trách nhiệm xã hội góp phần vào sự tận tụy
của nhân viên và sự trung thành của khách hàng – những mối quan tâm chủ yếu của
bất cứ một doanh nghiệp nào để có thể tăng lợi nhuận. Chỉ khi các doanh nghiệp có
những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh của mình thì
trách nhiệm xã hội mới như một quan niệm mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra
quyết định hàng ngày được.

Lê Kim Dung.LVTHS

13


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
Mặt khác, các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức

thường được dàn xếp thơng qua những hành động pháp lí dân sự. Với tư cách là một
nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế – xã hội, doanh nghiệp luôn phải tìm
cách hài hịa lợi ích của các bên liên đới và địi hỏi, mong muốn của xã hội. Khó khăn
trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tơn
trọng, mà còn cân đối, hài hòa và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi
nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc
riêng, phương pháp riêng và đạo đức kinh doanh và các trách nhiệm ở phạm vi và mức
độ rộng rãi lớn hơn trách nhiệm xã hội.

1.5. Văn hóa doanh nghiệp
1.5.1. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp:
Trong một xã hội rộng lớn, mỗi Doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ.
Xã hội lớn có nền văn hoá lớn, xã hội nhỏ (Doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho
mình một nền văn hố riêng biệt. Nền văn hoá ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là
một bộ phận cấu thành nền văn hoá lớn. Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng
người Mỹ đã nói: “Văn hoá Doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến
của văn hoá xã hội, là tầng sâu của văn hoá xã hội. Văn hoá Doanh nghiệp đòi hỏi vừa
chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa
người với người. Nói rộng ra nếu tồn bộ nền sản xuất đều được xây dựng trên một
nền văn hố Doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc,
vừa thích ứng với thời đại hiện nay”.
Vào đầu những năm 70, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các
cơng ty Mỹ chú ý tìm hiểu ngun nhân dẫn đến thành cơng đó. Cụm từ Corporate
culture (Văn hố Doanh nghiệp) đã được các chuyên gia nghiên cứu về tổ chức và các
nhà quản lý sử dụng để chỉ một trong những tác nhânchủ yếu dẫn tới sự thành công
của các công ty Nhật trên khắp thế giới.
Đầu thập kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về những nhân tố
cấu thành cũng như những tác động to lớn của văn hoá đối với sự phát triển của một
Doanh nghiệp. Đã có rất nhiều khái niệm văn hoá Doanh nghiệp được đưa ra nhưng
cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chuẩn nào được chính thức công nhận.

Lê Kim Dung.LVTHS

14


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
Ông Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa ra
định nghĩa như sau: “ Văn hoá Doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng,
huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành
nền móng sâu xa của Doanh nghiệp”.
Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hoá Doanh nghiệp
là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ
ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.
Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa
của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “ Văn hố cơng ty là tổng hợp
những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá trình giải
quyết các vấn đề nội bộ và sử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”
Các khái niệm trên đều đã đề cập đến những nhân tố tinh thần của văn hoá
Doanh nghiệp như: Các quan niệm chung, các giá trị, các huyền thoại, nghi thức… của
Doanh nghiệp nhưng chưa đề cập đến nhân tố vật chất- nhân tố quan trọng của văn hố
Doanh nghiệp.
Do đó, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các học giả và hệ thống nghiên
cứu logic về văn hoá và văn hoá kinh doanh, văn hoá Doanh nghiệp được định nghĩa
như sau: “Văn hố Doanh nghiệp là tồn bộ những nhân tố văn hoá được Doanh
nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản
sắc kinh doanh của Doanh nghiệp đó”.
1.5.2. Các cấp độ Văn hóa doanh nghiệp:
Theo Edgar H. Schein, văn hố Doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp độ
khác nhau. Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các
giá trị văn hố Doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn

hố đó . Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền
văn hoá, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu
thành của nền văn hố đó.
 Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của Doanh nghiệp:
Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và
cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ như:

Lê Kim Dung.LVTHS

15


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
- Kiến trúc, cách bài trí; cơng nghệ, sản phẩm.
- Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của Doanh nghiệp.
- Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của Doanh nghiệp.
- Lễ nghi và lễ hội hàng năm.
- Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của Doanh nghiệp.
- Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng
xử thường thấy của các thành viên và các nhóm làm việc trong Doanh nghiệp.
- Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức.
- Hình thức, mẫu mã của sản phẩm.
- Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên Doanh nghiệp.
Đây là cấp độ văn hố có thể nhận thấy ngay khi trong lần tiếp xúc đầu tiên,
nhất là với những yếu tố vật chất như: Kiến trúc, bài trí, đồng phục… Cấp độ văn hố
này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh
của công ty, quan điểm của người lãnh đạo…Tuy nhiên, cấp độ văn hoá này dễ thay
đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong VHDN.
 Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu,
triết lý của Doanh nghiệp):

Doanh nghiệp nào cũng có những quy định, nguyên tắc, triết lý, chiến lược và
mục tiêu riêng, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được
công bố rộng rãi ra công chúng. Đây cũng chính là những giá trị được cơng bố, một bộ
phận của nền VHDN.
“Những giá trị tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và
diễn đạt chúng một cách rõ ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn
cho các thành viên trong Doanh nghiệp cách thức đối phó với một số tình thế cơ bản
và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường Doanh nghiệp.
 Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ
và tình cảm có tính vơ thức, mặc nhiên được công nhận trong Doanh nghiệp):
Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hố kinh doanh, văn hóa
doanh nghiệp…) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong

Lê Kim Dung.LVTHS

16


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lý của hầu hết các thành viên trong nền văn
hố đó và trở thành điều mặc nhiên được cơng nhận.
Ví dụ, cùng một vấn đề: Vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Văn hố Á
Đơng nói chung và văn hố Việt Nam nói riêng có quan niệm truyền thống: Nhiệm vụ
quan trọng nhất của phụ nữ là chăm lo cho gia đình cịn cơng việc ngồi xã hội là thứ
yếu. Trong khi đó văn hố phương Tây lại quan niệm: Người phụ nữ có quyền tự do cá
nhân và không phải chịu sự ràng buộc quá khắt khe vào lễ giáo truyền thống.
Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hoá (ở bất kỳ cấp
độ nào) phải trải qua quá trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lý nhiều tình huống
thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các quan niệm chúng sẽ rất khó bị thay
đổi. Khơng phải vơ lý mà hàng chục năm nay, bình đẳng nam- nữ vẫn đang là một

mục tiêu mà nhiều quốc gia, không chỉ ở Châu Á hướng tới. Quan niệm “trọng nam
khinh nữ” vốn đã trở thành quan niệm chung của nhiều nền văn hoá, nhiều cấp độ văn
hoá. Xã hội ngày càng văn minh, con người có trình độ học vấn ngày càng cao và hầu
như ai cũng được nghe và có thể nói về bình quyền, nhưng khi sinh con, nhiều ông bố
bà mẹ vẫn “mong con trai hơn”, khi xét thăng chức cho nhân viên, giữa hai người một
nam, một nữ thì ơng chủ vẫn thích chọn người nam hơn vì “vấn đề sức khoẻ, thời gian
cho cơng việc…”. Những hiện tượng này chính là xuất phát từ quan niệm ẩn, đã tồn tại
bao đời nay và không thể thay đổi nhanh chóng (dù là khoảng thời gian hàng chục năm).
Một khi trong tổ chức đã hình thành được quan niệm chung, tức là các thành
viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo đúng quan niệm chung đó, họ sẽ rất khó
chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Ví dụ, cùng một vấn đề trả lương cho người lao
động, các công ty Mỹ và nhiều nước Châu Âu thường có chung quan niệm trả theo
năng lực. Chính vì vậy, một người lao động trẻ mới vào nghề có thể nhận được mức
lương rất cao, nếu họ thực sự có tài. Trong khi đó, nhiều Doanh nghiệp Châu Á, trong
đó có Việt Nam, lại chia sẻ chung quan niệm: Trả theo thâm niên, người lao động
thường được đánh giá và trả lương tăng dần theo thâm niên cống hiến cho Doanh
nghiệp. Một người lao động trẻ rất khó có thể nhận được mức lương cao ngay từ đầu.

Lê Kim Dung.LVTHS

17


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
1.6. Văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
1.6.1. Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
1.6.1.1. Vai trị và biểu hiện:
a. Vai trị của văn hố ứng xử:
- Văn hóa ứng xử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành cơng hơn.
- Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của doanh nghiệp.

- Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên.
- Văn hóa ứng xử giúp củng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ
doanh nghiệp.
b. Biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
- Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới:Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ
nhiệm công khai, bình đẳng, cạnh tranh, dùng người đúng chỗ.Chế độ thưởng phạt công
minh.Thu phục được nhân viên dưới quyền.Khen thưởng là một nghệ thuật.Quan tâm
đến thông tin phản hồi từ phía nhân viên.Quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên
nhưng khơng nên q tị mị. Và xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu quả.
Mối quan hệ với cấp trên có thể là tác nhân đầu tiên góp phần làm cho cơng
tác trở nên dễ chịu hay bị áp lực. Lãnh đạo chính là người quyết định mức lương,
cấp bậc, chức vụ của bạn và có thể cũng đóng một vai trị quan trọng trong trạng
thái tinh thần của bạn.
Sai lầm trong tư duy quản lý truyền thống là chỉ có cấp trên mới quản lý cấp
dưới. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quản lý thành công đều là những người trao quyền và
tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưới có thể quản lý cấp trên và đáp ứng sự mong chờ
của ông ta. Điều này trở nên hết sức quan trọng để tạo ra một khơng khí làm việc lành
mạnh, có động lực.
- Văn hóa ứng xử của cấp dưới và cấp trên:Cấp dưới cần biết cách thể hiện vai
trị của mình trước cấp trên.Tơn trọng và cư xử đúng mức với cấp trên.Chia sẻ, tán
dương. Nhiệt tình.
- Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp:Sự lôi cuốn lẫn nhau, xây dựng thái độ
cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp.

Lê Kim Dung.LVTHS

18


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel

- Văn hóa ứng xử với cơng việc: Cẩn thận trong cách ăn mặc của bạn, tôn trọng
lĩnh vực của người khác, mở rộng kiến thức của bạn, tôn trọng giờ giấc làm việc, thực
hiện công việc đúng tiến độ, biết lắng nghe, làm việc siêng năng, giải quyết vấn đề
riêng của bạn.
1.6.1.2. Tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
a. Xây dựng thái độ an tâm công tác
An tâm công tác là một nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng thái độ lao động
của nhân viên. Thiếu an tâm công tác làm giảm hiệu năng lao động, giảm sự gắn bó
với doanh nghiệp như: Chế độ làm việc suốt đời, thăng tiến nội bộ đã tạo cho người
lao động hội nhập được mục tiêu sự nghiệp của họ vào mục tiêu chung của doanh
nghiệp và tạo tiền đề để xây dựng cái gọi là “tình cảm một khối”.
b. Mang lại hiệu quả cơng việc cao.
“Chỉ cần ánh mắt thân thiện, một cái bắt tay nhiệt tình, những lời khuyến khích
tự tin của người quản lý, bạn sẽ thấy hiệu quả công việc các nhân viên mang lại nâng
cao một cách đáng ngạc nhiên” – Christophe Wood. Chủ tịch Công ty Estee Lauder
Group tại Nhật Bản tâm đắc nói.
c. Tạo hứng khởi làm việc trong tồn doanh nghiệp
Tinh thần làm việc của nhân viên ln quyết định sự thành cơng của mỗi doanh
nghiệp. Để có được một đội ngũ nhân viên năng động, làm việc “hết mình” thì mỗi
doanh nghiệp ngồi hệ thống tiền lương hợp lý cũng cần có những biện pháp kích
thích khả năng của các nhân viên. Người lãnh đạo doanh nghiệp giỏi ln biết kết hợp
các hình thức khen thưởng về vật chất và tinh thần. Từ tinh thần làm việc hăng hái, hồ
hởi của mọi người vì sự phát triển của doanh nghiệp được phát huy.
d. Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác
Sự hợp tác trên tinh thần thiện chí và cùng có phản ứng tích cực như nhau ở tất
cả các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp trước các vấn đề cần giải quyết của
doanh nghiệp.
Điều này khơng có nghĩa là mọi cá nhân trong doanh nghiệp phải giống nhau về
quan điểm hay cách thức giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh
doanh mà quan trọng nhất ở chỗ: Trước đòi hỏi của tình thế, những khó khăn và các


Lê Kim Dung.LVTHS

19


Phát triển văn hóa và đạo đức kinh doanh của Viettel
vấn đề nảy sinh, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều có thái độ thiện chí, tích
cực, chung vai gánh sức, gắn kết với nhau giải quyết triệt để theo chức năng, cương vị
và nhiệm vụ của mình để đưa doanh nghiệp của mình tiến lên phía trước.
e. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng
Xây dựng những nét văn hóa riêng có trong doanh nghiệp, làm sao cho các
thành viên cảm nhận được tình cảm gắn bó lẫn nhau trong một gia đình lớn là doanh
nghiệp. Ngồi giờ lao động, họ có nhiều lý do để giao tiếp, ứng xử.
Có thể xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp qua việc truyền thống thể hiện sự
quan tâm đến nhau như nhân ngày sinh, ngày cưới, ngày về nhà mới... mọi người cùng
đến để chia vui; đến để thăm hỏi khi đồng nghiệp ốm đau, sinh con ; đồng thời còn đến
để chia buồn khi đồng nghiệp có người thân qua đời.
Sự chia vui và chia buồn, tính chất của từng sự việc rất rõ ràng, văn hóa ứng xử
phải phù hợp với cách thức thực hiện rất khác nhau giữa các doanh nghiệp.
1.6.1.3. Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử nội bộ doanh nghiệp
a. Những điều cần tránh đối với nhà lãnh đạo doanh nghiệp: Không biết cách dùng
người, hay người lãnh đạo thiếu tầm chiến lược, độc đoán chuyên quyền, tập quyền
quá mức.
b. Những điều cần tránh đối cấp dưới: Lạm dụng việc nghỉ ốm, ý thức vệ sinh kém,
tự do quá trớn, thông tấn xã vỉa hè, sử dụng điện thoại di động quá nhiều trong giờ làm
việc, giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ làm việc, luôn miệng kêu ca phàn nàn.
c. Những điều cần tránh trong quan hệ đồng nghiệp:
- Khơng nên có thái độ ganh đua khơng lành mạnh với đồng nghiệp. Những
hành động khích bác, nói xấu sau lưng đồng nghiệp của mình sẽ khiến cho bạn bị đánh

giá thấp đi dưới con mắt của những người khác và bạn sẽ khơng được gì ngồi sự xa
lánh của những người xung quanh.
- Thái độ co mình, khép kín đối với các đồng nghiệp chỉ làm cho bạn gặp nhiều
khó khăn hơn trong chính cơng việc của mình. Chia sẻ những ý kiến suy nghĩ của
mình về cơng việc với mọi người trong công ty là biện pháp tốt nhất để bạn và đồng
nghiệp có dịp gần gũi và hiểu về cách làm việc của nhau, từ đó những phối hợp trong
công việc sẽ dễ dàng được thực hiện hơn

Lê Kim Dung.LVTHS

20


×