Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV hóa chất 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.37 MB, 164 trang )

NGUYỄN ĐÔNG PHƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT
TƯ, PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÓA CHẤT 21

Nguyễn Đông Phương

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ 2011B

Hà Nội - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN ĐÔNG PHƯƠNG

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VẬT TƯ, PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÓA CHẤT 21



LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN

Hà Nội - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kỹ thuật với đề tài “Phân tích và đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư, phục vụ quá trình sản xuất
kinh doanh tại công ty TNHH MTV Hóa chất 21” là kết quả của quá trình học tập,
nghiên cứu khoa họcđộc lập, nghiêm túc.
Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc,
được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình
nghiên cứu đã được công bố và các trang web…
Tôi xin cam đoan các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ cơ sở lý
luận và quá trình nghiên cứu từ thực tiễn.

Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2014

Học viên

Nguyễn Đông Phương


1


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TSCĐ

: Tài sản cố định

TSLĐ

: Tài sản lưu động

ĐT

: Đầu tư

CSH

: Chủ sở hữu

NVCSH

: Nguồn vốn chủ sở hữu

BCTC

: Báo cáo tài chính

CP


: Cổ phần

TS

: Tài sản

NV

: Nguồn vốn

LN

: Lợi nhuận

LNST

: Lợi nhuận sau thuế

DT

: Doanh thu

XDCB

: Xây dựng cơ bản

NN

: Nhà nước


SXKD

: Sản xuất kinh doanh

CĐKT

: Cân đối kế toán

HĐKD

: Hoạt động kinh doanh

TCT

: Tổng công ty

NVL

: Nguyên vật liệu

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

CU


: Cung ứng

KHVT

: Kế hoạch vật tư

PVT

: Phòng vật tư

PKN

: Phòng kiểm nghiệm

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng biểu

Bảng 2.1 – Sản lượng tiêu thụ một số sản phẩm chính trong những năm gần đây ....... 49
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán tại Công ty TNHH MTV Hoá chất 21 ..................... 54
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn ............................................................................. 55
Bảng 2.4: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu tại ............................................ 55
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty .................................................. 56
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên tại ....................................... 57
Bảng 2.7 Phân loại vật tư nhóm A năm 2012 ................................................................ 65
Bảng 2.8 Danh sách các nhà cung ứng tiềm năng năm 2012 ........................................ 66
Bảng 2.9 So sánh Số nhà cung ứng với số lượng cung ứng .......................................... 67
Bảng 2.10 Tên các nhà kho – chức năng kho năm 2012 ............................................... 68

Bảng 2.11 Nhu cầu vật tư cho kế hoạch sản xuất 800 tấn thuốc nổ AD1 – 7/2012 ...... 74
Bảng 2.14: Báo cáo Nhập – Xuất - Tồn vật tư nhóm A năm 2012 .............................. 76
Bảng 2.15 Diện tích kho E và kho tại XN4 năm 2012 .................................................. 80
Bảng 2.16 Diện tích nhà kho khu 1 - năm 2012 ........................................................... 81
Bảng 2.17 Báo cáo nhập- xuất – tồn sản phẩm thuốc nổ AD1 năm 2012..................... 83
Bảng 2.18 Báo cáo nhập - xuất- tồn nguyên vật liệu chính sản xuất AD1 năm 2012 . 84
Bảng 2.19 Báo cáo tiêu hao vật tư thực tế so với định mức vật tư năm 2012 .............. 84
Bảng 3.1 Nhu cầu vật tư cho sản xuất 9.400 tấn thuốc nổ AD1, kíp điện, đốt là 18 triệu
m - năm 2012 ................................................................................................................. 97
Bảng 3.3 Tính giá trị số lượng đặt hàng trung bình vật tư nhóm A - năm 2012 ........... 98
Bảng 3.4 Xác định số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) – năm 2012 ............................... 98
Bảng 3.5 So sánh giữa lượng đặt hàng kinh tế / thực tế - năm 2012 ............................ 99
Bảng 3.6 So sánh giá trị về lượng và giá trị về tiền giữa lượng thực tế/Q* năm 2012 . 99
Bảng 3.7 Bố trí sắp sếp các nhà kho – chức năng kho năm 2012 .............................. 101
Bảng 3.8 Nhu cầu bảo quản vật tư nhóm A theo mức tính cho Q* năm 2012 ........... 101

3


Bảng 3.9 Nhu cầu bảo quản vật tư nhóm A theo lượng trung bình (Q t) năm 2012 ... 102
Bảng 3.10 Nhu cầu bảo quản vật tư nhóm A theo lượng lớn nhất Q max năm 2012 . 102
Bảng 3.11 Diện tích bảo quản vật tư nhóm B, C năm 2012 ........................................ 103
Bảng 3.12 Nhu cầu bảo quản vật tư nhóm B, C theo lượng trung bình (Q t ) năm 2012 ... 103
Bảng 3.13 Cân đối nhu cầu bảo quản vật tư nhóm A, B, C theo kho năm 2012 ........ 104
Hình vẽ và sơ đồ

Hình 1.1. Tồn kho trong chuỗi cung ứng ...................................................................... 25
Hình 1.2 Mô hình điểm đặt hàng ................................................................................... 29
Hình 1.3 Mô hình tái tạo định kỳ ................................................................................... 29
Hình 1.4 Xác định điểm đặt hàng .................................................................................. 30

Hình 1.5 Dự trữ an toàn ................................................................................................. 31
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 ..................................... 43
Sơ đồ 2.2: Xác định nhu cầu vật tư tại Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 .................. 58
Sơ đồ 2.3: Quá trình mua vật tự của Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 ..................... 61
Sơ đồ: 2.4 Qui trình xây dựng định mức vật tư tư tại Công ty ...................................... 82
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Nhập – Xuất thuốc nổ TNT

72

Biểu đồ 2.2 Nhập – Xuất NH4NO3

72

Biểu đồ 2.3 Nhập – Xuất dây điện Φ0,45

73

Biểu đồ 2.4 Nhập – Xuất giấy ĐL 210

73

Biểu đồ 2.5 Nhập – Xuất – Tồn thuốc nổ TNT

77

Biểu đồ 2.6 Nhập – Xuất – Tồn NH4NO3

77


Biểu đồ 2.7 Nhập – Xuất – Tồn dây điện Φ0,45

78

Biểu đồ 2.8 Nhập – Xuất – Tồn giấy ĐL 210

78

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................ 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................. 3
MỤC LỤC .............................................................................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 9
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................................. 9
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................... 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................. 10
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ..................................... 11
1.1.Khái niệm vật tư về công tác quản lý vật tư ..................................................... 11
1.1.1 Khái niệm vật tư kỹ thuật: ....................................................................................................... 11
1.1.2 Phân loại vật tư kỹ thuật: ........................................................................................................ 11
1.1.3 Quản lý vật tư: ......................................................................................................................... 12
1.2 Quá trình lập kế hoạch cung ứng: .................................................................... 12
1.2.1 Đặc điểm của kế hoạch mua sắm ........................................................................................... 13

1.2.2 Nội dung mua sắm vật tư ........................................................................................................ 13
1.2.3 Trình tự lập kế hoạch mua sắm............................................................................................... 13
1.3 Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ................................................................ 14
1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa............................................................................................................... 14
1.3.2 Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu ............................................... 15
1.3.3 Tổ chức và quản lý công tác định mức................................................................................... 17
1.4 Quản lý nguồn cung cấp .................................................................................. 18
1.4.1.Khái niệm và đặc điểm xác định nhu cầu vật tư ................................................................... 18
1.4.2. Nội dung quản lý nguồn cung cấp ......................................................................................... 18
1.5.Quản lý tồn kho (dự trữ) trong doanh nghiệp ................................................... 23
1.5.1 Tồn kho dự trữ. ....................................................................................................................... 23

5


1.5.2 Nguyên nhân tồn kho .............................................................................................................. 24
1.5.3 Tầm quan trọng hàng tồn kho ................................................................................................. 25
1.5.4 Các quyết định quản lý hàng tồn kho ..................................................................................... 25
1.5.5 Chi phí hàng tồn kho ............................................................................................................... 27
1.5.6 Phân loại danh mục hàng tồn kho ........................................................................................... 28
1.6 Mô hình quản lý dư trữ .................................................................................... 28
1.6.1 Mô hình điểm đặt hàng ........................................................................................................... 29
1.6.2 Mô hình tái tạo định kỳ ........................................................................................................... 29
1.6.3 Xác định điểm đặt hàng........................................................................................................... 30
1.6.4 Dự trữ an toàn .......................................................................................................................... 30
+/ Số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) ...................................................................... 32
1.7.Tổ chức sắp xếp kho ........................................................................................ 32
1.7.1 Khái niệm và chức năng kho .................................................................................................. 33
1.7.2 Hoạt động cơ bản của kho....................................................................................................... 33
1.7.3 Giao diện và thiết kế ................................................................................................................ 35

1.7.4 Hoạt động kho bãi - Bốc xếp hàng hóa .................................................................................. 36
1.7.5 Các nguyên tắc bốc xếp hàng hóa .......................................................................................... 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 40
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 41
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÓA CHẤT 21 ................................................. 41
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV HÓA CHẤT 21 ......................... 41
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................................. 41
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Hoá chất 21 .............................................. 42
2.1.3 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................................... 42
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh................................................................................................ 48
2.1.5 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty ............................................................ 53
2.1.6 Tình hình tài chính................................................................................................................... 54
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VẬT TƯ Ở CÔNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN HÓA CHẤT 21............................................................................. 57

6


2.2.1 Tình hình quản lý vật tư tại công ty TNHH một thành viên hóa chất 21 ............................ 58
2.2.2 Phân loại vật tư theo luật Pareto /quy tắc 80-20 và danh sách các nhà cung ứng ................ 65
2.2.3 Phân tích tình hình mua (nhập) vật tư .................................................................................... 71
2.2.4 Phân tích tồn kho trong doanh nghiệp .................................................................................... 76
2.2.5 Phân tích tổ chức sắp xếp kho................................................................................................. 79
2.2.6 Phân tích tình hình định mức vật tư ...................................................................................... 82
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY ....... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 88
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 90
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT
TƯ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÓA CHẤT 21 ....................... 90

3.1 Các yêu cầu hoàn thiện hoàn thiện công tác quản lý vật tư............................... 90
3.2 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới ................................. 91
3.2.1 Định hướng chung về sản xuất kinh doanh............................................................................ 91
3.2.2 Định hướng sản xuất sản phẩm............................................................................................... 92
3.2.3 Định hướng phát triển sản phẩm, đầu tư đổi mới công nghệ ................................................ 92
3.2.4 Định hướng thị trường tiêu thụ ............................................................................................... 93
3.2.5 Định hướng về nâng cao năng suất lao động ......................................................................... 93
3.2.6 Định hướng đối với khách hàng ............................................................................................. 94
3.3 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ............................................................................. 94
3.4 NỘI DUNG GIẢI PHÁP ................................................................................. 95
3.4.1 Hoàn thiện mô hình quản lý dự trữ......................................................................................... 95
3.3.2 Qui hoạch lại bên trong kho và năng cấp phần mềm quản lý vật tư................................... 100
3.5 Đánh giá chung về giải pháp và kiến nghị...................................................... 107
3.5.1 Nhận xét chung về công tác quản lý vật tư tại doanh nghiệp.............................................. 107
3.5.2 Tính khả thi của các giải pháp .............................................................................................. 108
3.5.3 Những hạn chế của quá trình phân tích ................................................................................ 108
3.5.4 Kiến nghị ................................................................................................................................ 109
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 113

7


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phân loại vật tư theo luật Pareto /quy tắc 80-20.
Phụ lục 2: Số 1478/ TBSĐ Thông báo sửa đổi tài liệu thuộc hệ thống quản lý chất
lượng – Phụ lục V : Sửa đổi định mức vật tư cho sản xuất 1000 Kg thuốc
nổ AD1
Phụ lục 3: Thẻ kho thuốc nổ TNT ; Thẻ kho NH4NO3 – Hạt xốp; Thẻ kho dây điện
Φ 0,45; Thẻ kho Giấy ĐL 210

Phụ lục 4: Số 7782/QĐ-Z121 ngày 09/12/2013 Qui định bảo quản sản phẩm và trữ
lượng cho phép các nhà kho E
Phụ luc 5: Số 7459/TBKT –Z121 Thông báo kỹ thuật định lượng thuốc và định lượng
người trong các nhà thuộc dây truyền sản xuất thuốc nổ AD1
Phụ lục 6: Số 5325/MBCN- Z121 Bản vẽ mặt bằng kho để vật tư – Khu 1
Phụ lục 7: Mặt bằng vị trí các nhà kho E.

8


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vật tư đầu vào của doanh nghiệp chiếm
một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, đồng thời là một trong những yếu tố
quan trọng trong ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy quản lý vật
tư hiệu quả là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đảm bảo vật tư cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty được tiến hành thuận lợi, đúng kế hoạch. Đó là vấn đề
đòi hỏi trong hoạt động cung ứng vật tư sao cho đúng yêu cầu kỹ thuật, số lượng,
chủng loại, thời gian, vị trí mà sản xuất yêu cầu.
Việc đáp ứng đầy đủ các loại vật tư thiết bị kịp thời và đồng bộ là điều kiện cần
thiết cho quá trình sản xuất, có đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, quy
cách, chủng loại kịp thời thì doanh nghiệp mới tồn tại và đạt được mục đích trong
sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác quản lý vật tư, cùng với sự giúp
đỡ của - TS Nguyễn Văn Nghiến, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Phân tích và đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vật tư, phục vụ quá trình sản xuất
kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên hóa chất 21”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận về phân tích công

tác quản lý vật tư của doanh nghiệp.
- Xem xét và đánh giá thực trạng nội dung công tác quản lý vật tư tại Công ty
TNHH một thành viên Hóa chất 21.
- Đưa ra một số giải pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện nội dung và phương
pháp phân tích công tác quản lý vật tư tại Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức phân tích, phương pháp và nội dung
phân tích công tác quản lý vật tư.

9


- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp và nội dung công tác quản lý
vật tư tại Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 trong hai năm 2011, 2012, lấy
năm 2012 làm năm phân tích.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: duy vật biện chứng, thống kê, tổng
hợp, so sánh, phân tích các số liệu thống kê...
5. Bố cục của luận văn
Luận văn thạc sỹ với đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý vật tư, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh tại Công ty
TNHH một thành viên hóa chất 21” ngoài lời mở đầu và kết luận, được kết cấu
thành 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÓA CHẤT 21
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÓA CHẤT 21

10



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ
1.1.Khái niệm vật tư về công tác quản lý vật tư
1.1.1 Khái niệm vật tư kỹ thuật:
Vật tư kỹ thuật là tư liệu sản xuất ở trạng thái khả năng. Mọi vật tư kỹ thuật
đều là tư liệu sản xuất, nhưng không nhất thiết mọi tư liệu sản xuất cũng đều là vật
tư kỹ thuật. Tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao động và tư liệu lao động. Những
sản phẩm của tự nhiên là những đối tượng lao động do tự nhiên ban cho, song trước
hết phải dùng lao động để chiếm lấy. Chỉ sau khi có sự cải biến những sản phẩm của
tự nhiên thành những sản phẩm của lao động, sản phẩm mới có những thuộc tính,
những tính năng kỹ thuật nhất định. Do đó không phải mọi đối tượng lao động cũng
đều là sản phẩm lao động, chỉ nguyên liệu mới là sản phẩm của lao động.
Vật tư kỹ thuật là sản phẩm của lao động dùng để sản xuất. Đó là nguyên,
nhiên, vật liệu, điện lực, bán thành phẩm, thiết bị máy móc, dụng cụ phụ tùng (được
gọi tắt là vật tư).
1.1.2 Phân loại vật tư kỹ thuật:
Vật tư kỹ thuật gồm nhiều chủng loại, nhiều thứ, từ những thứ có tính năng kỹ
thuật cao, đến những thứ, những loại thông thường, từ những thứ có khối lượng và
trọng lượng lớn đến những thứ nhỏ nhẹ kích thước nhỏ bé, từ những thứ rất đắt tiền
đến những thứ rẻ tiền. Tất cả đều là sản phẩm lao động, dùng để sản xuất. Toàn bộ
vật tư được phân theo tiêu thức cơ bản sau.
a)Theo công dụng trong quá trình sản xuất: được chia thành hai nhóm
*)Vật tư dùng làm đối tượng lao động
-

Nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết bộ phận máy.

-


Vật tư chuyên dùng

-

Điện lực

*)Vật tư dùng làm tư liệu lao động
-

Thiết bị động lực

-

Thiết bị vận chuyển và chứa đựng đối tượng lao động

11


-

Hệ thống thiết bị, máy móc điều khiển

-

Công cụ, khí cụ và dụng cụ dùng vào sản xuất

-

Các loại phụ tùng máy


-

Các loại đồ trong dùng nhà xưởng

b)Theo tính chất sử dụng
Vật tư thông dụng gồm những vật tư dùng phổ biến cho nhiều ngành còn vật
tư chuyên dùng bao gồm những loại vật tư dùng cho một ngành nào đó, thậm chí
một doanh nghiệp như vật tư chuyên dùng ngành đường sắt, vật tư chuyên dùng cho
ngành y tế, vật tư chuyên dùng cho ngành an ninh quốc phòng.
c)Theo tầm quan trọng của vật tư
Các loại vật tư có tầm quan trọng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Một số vật tư nếu bị thiếu sẽ làm tê liệt hoạt động của doanh nghiệp, một số
khác quá đắt, một số khó mà có được. Do vậy, trong quá trình tổ chức mua sắm và
quản lý vật tư, các doanh nghiệp cần chú ý vào những sản phẩm “quan trọng”.
Chúng cần phải được phân loại để có phương pháp quản lý có hiệu quả.
1.1.3 Quản lý vật tư:
Việc đáp ứng đầy đủ các loại vật tư thiết bị kịp thời và đồng bộ là điều kiện
cần thiết cho quá trình sản xuất, có đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng,
quy cách, chủng loại kịp thời thì doanh nghiệp mới tồn tại và đạt được mục đích
trong sản xuất kinh doanh.

*)Công tác quản lý vật tư bao gồm:
-

Xác định nhu cầu và lập kế hoạch yêu cầu vật tư

-

Xác định phương thức đảm bảo vật tư


-

Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch mua vật tư. Tổ chức cấp phát vật tư

-

Quản lý vật tư nội bộ

- Phân tích quá trình mua sắm và quản lý vật tư
1.2 Quá trình lập kế hoạch cung ứng:
Hoạch định nhu cầu là sự lựa chon để đáp ứng nhu cầu bởi dự trữ. Mỗi phương
thức đại diện cho điểm kết thúc của một loạt lựa chọn cụ thể được xem xét để đáp
ứng nhu cầu. Vì vậy xem xét những kỹ thuật hoạch định liên quan đến hoạch định

12


nhu cầu mà cụ thể làm tối thiểu hóa lượng dự trữ cần thiết ở trong một kênh cung
ứng. Để nguyên vật liệu có sẵn vừa lúc chúng cần cho sản xuất, chúng ta có hai cách:
- Cách thứ nhất: định thời gian nguyên vật liệu có sẵn vừa lúc chúng cần cho
sản xuất.
- Cách thứ hai: đáp ứng nhu cầu bằng dự trữ. Mức dự trữ được duy trì bằng các
quy tắc bổ sung dự trữ. Những quy tắc này định rõ khi nào là số lượng nguyên vật
liệu bao nhiêu sẽ di chuyển trong kênh cung ứng.
Kế hoạch mua sắm vật tư đóng một vai trò rất quan trọng của kế hoạch sản
xuất – kỹ thuật – tài chính. Chúng có mối liên quan mật thiết với nhau, tác động
lẫn nhau. Kế hoạch mua sắm vật tư đảm bảo yếu tố về vật chất, để thực hiện kế
hoạch khác. Còn các kế hoạch khác là căn cứ để xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư.
1.2.1 Đặc điểm của kế hoạch mua sắm

Kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư sẽ dự kiến trực tiếp thời
gian của quá trình sản xuất, sự tiêu dùng trực tiếp của các tư liệu sản xuất sẽ phát
sinh trong doanh nghiệp.
Kế hoạch mua sắm vật tư trong doanh nghiệp rất phức tạp.
Kế hoạch mua sắm vật tư trong doanh nghiệp có tính chất cụ thể và nghiệp
vụ cao độ.

1.2.2 Nội dung mua sắm vật tư
Kế hoạch mua sắm vật tư của doanh nghiệp thực chất là sự tổng hợp các tài
liệu tính toán kế hoạch tổng hợp nhu cầu vật tư. Nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo đủ
vật tư, vật tư tốt đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất.
Kế hoạch mua sắm vật tư có 2 nội dung cơ bản :
Phản ánh toàn bộ nhu cầu vật tư kỳ kế hoạch: (Vật tư cho sản xuất, cho xây
dựng cơ bản cho sửa chữa, cho dự trữ)
Phản ánh các nguồn vật tư để thoả mãn nhu cầu trên gồm: Tồn kho nguồn tiềm
năng nội bộ, nguồn mua ngoài.
1.2.3 Trình tự lập kế hoạch mua sắm
Gồm các giai đoạn sau:
*) Giai đoạn chuẩn bị:

13


Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng và nội dung của kế
hoạch vật tư. Để làm tốt giai đoạn này thì cán bộ thương mại doanh nghiệp phải
thực hiện các công việc sau:
+ Nghiên cứu và thu thập các thông tin về thị trường, các yếu tố sản xuất.
+ Chuẩn bị các tài liệu về phương án sản xuất – kinh doanh – tiêu thụ sản
phẩm.
+ Mức tiêu dùng nguyên vật liệu, yêu cầu của các công trường, phân xưởng,

của doanh nghiệp.
*) Giai đoạn tính toán các nhu cầu:
Để có được kế hoạch mua vật tư chính xác và khoa học đòi hỏi phải xác định
đầy đủ các loại vật tư cho sản xuất. Đây là căn cứ quan trọng để xác định lượng
vật tư cần mua về cho doanh nghiệp.
+ Xác định số lượng vật tư tồn đầu kỳ và tồn cuối kỳ của doanh nghiệp.
+ Xác định số lượng vật tư hành hoá cần phải mua về cho doanh nghiệp.
Mục tiêu của việc lập kế hoạch là làm sao số lượng vật tư mua về ở mức tối
thiểu mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Có nghĩa là tổng nhu cầu
bằng tổng nguồn dự trữ nhưng rất ít.
1.3 Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa
*)Khái niệm:
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu hao lớn nhất cho phép để
sản xuất một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong điều
kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định của thời kỳ kế hoạch.
*)ý nghĩa:
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là nội dung quan trọng và rất cần thiết của
công tác quản lý, định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là cơ sở của các mặt quản lý
trong các doanh ngiệp nói chung.
*)Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu có tác dụng sau:
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu, điều hoà, cân đối
lượng nguyên vật liệu cần dùng trong doanh nghiệp. Từ đó xác định đúng đắn các

14


mối quan hệ mua bán và ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa
các doanh nghiệp với các đơn vị kinh doanh vật tư.
- Là căn cứ trực tiếp để tổ chức cấp phát nguyên vật liệu, hợp lý, kịp thời

cho các phân xưởng bộ phận sản xuất và nơi làm việc, đảm bảo cho quá trình sản
xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng và liên tục.
- Là cơ sở để tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ, là cơ sở tính toán giá thành
chính xác, đồng thời còn là cơ sở để tính toán nhu cầu về vốn lưu động và huy động
các nguồn vốn một cách hợp lý.
-Là mục tiêu cụ thể để thúc đẩy cán bộ công nhân viên sử dụng hợp lý và tiết kiệm
nguyên vật liệu ngăn ngừa mọi lãng phí có thể xảy ra.
-Là thước đo đánh giá trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất. Ngoài ra, định mức tiêu dùng nguyên, vật liệu còn là cơ sở
để xác định các mục tiêu cho các phong chào thi đua hợp lý hoá sản xuất và cải tiến
kỹ thuật trong các doanh nghiệp.
1.3.2 Phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu
Có nhiều phương pháp xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, trong thực
tế các doanh nghiệp thường dùng 3 phương pháp cơ bản sau:
*)Phương pháp thống kê báo cáo
Đây là phương pháp tính mức tiêu dùng nguyên liệu cho kỳ kế hoạch dựa vào
những số liệu thực chi về nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm trong kỳ báo cáo.
Theo phương pháp này, trình tự định mức như sau:
-

Dùng phương pháp tính số bình quân, quá trình tính toán được tiến hành là
thu thập số liệu kỳ báo báo, căn cứ vào kết quả sản xuất kỳ báo cáo người ta
thu thập những tài liệu cần thiết. Số liệu thu thập càng nhiều, mức độ chính
xác càng cao.

-

Tính thực chi bình quân về nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm trong kỳ báo cáo.


Cách tính như sau:
+ Cách 1: Dùng phương pháp bình quân số học

15


n

 Pi
MO 

i 1

N

Trong đó:
MO: Thực chi bình quân về vật tư để sản xuất ra đơn vị sản phẩm kỳ báo cáo.
Pi: Thực chi vật tư để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của lần quan sát thứ i.
N: Số lần quan sát.
+ Cách 2: Dùng phương pháp bình quân gia quyền
n

 PiQi
MO 

i 1
n

 Qi
i 1


Trong đó:
- Qi: Là lượng sản phẩm sản xuất ra ứng với số lần quan sát i.
- Pi: Thực chi vật tư để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm của lần quan sát thứ i
*)Phương pháp thí nghiệm kinh nghiệm
Thực chất của phương pháp này là dựa vào kết quả thí nghiệm có kết hợp với
kinh nghiệm đã thu được trong sản xuất kinh doanh, để xây dựng mức cho kế hoạch
(Tuỳ thuộc vào từng đặc điểm và tính chất của vật tư sản phẩm sản xuất ra để xác
định nội dung, phạm vi thí nghiệm cụ thể)
- Thí nghiệm trong sản xuất: Sản xuất thử ngay trong điều kiện thực tế của sản xuất
để thu thập và rút ra kết luận.
- Thí nghiệm trên cơ sở nghiên cứu: Tức là tiến hành sản xuất thử trong phòng thí
nghiệm, thường dùng để xác định mức trong công nghiệp hóa chất.
*) Yêu cầu của phương pháp này
- Điều kiện thí nghiệm phải phù hợp với điều kiện thực tế của sản xuất – bao
gồm cả điều kiện kỹ thuật của sản xuất như trang thiết bị, qui trình công nghệ,
phương pháp sản xuất, trình độ người lao động…
- Điều kiện thí nghiệm phải mang tính chất đại diện. Sau khi đã xác định được
mức của từng loại thì tiến hành sản xuất thử. Nếu phù hợp thì sẽ ban hành định
mức.

16


*) Phương pháp phân tích tính toán
Phương pháp này là tính mức cho từng sản phẩm dựa trên cơ sở nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến chi phí vật tư. Tính toán bộ tiêu hao vật tư trong sản
xuất và tổng hợp mức kế hoạch. Phương pháp này phải có đủ tài liệu thống kê báo
cáo về tình hình sử dụng vật tư cụ thể, chi phí vật tư, quản lý, công nghệ…
1.3.3 Tổ chức và quản lý công tác định mức

Tổ chức và quản lý định mức tiêu dùng nguyên vật liệu được bắt đầu từ các cơ
sở sản xuất, xây dựng, cho đến các doanh nghiệp, tổng công ty, ngành quản lý sản
xuất. Thông thường có hai hình thức tổ chức sau:
-

Tổ chức tập trung: Thích hợp với doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, tổ
chức theo hình thức này thì bộ phận định mức (phòng, ban, tổ) trực tiếp xây
dựng các mức tiêu dùng nguyên vật liệu.

-

Hình thức tổ chức phi tập trung: Theo hình thức này bộ phận (phòng, ban, tổ)
định mức chỉ việc hướng dẫn kiểm tra các phân xưởng, các phòng, ban liên
quan đến mức chi tiết và lập các loại mức tổng hợp trong phạm vị doanh nghiệp.

Khi đã xác định được định mức vật tư cho từng loại sản phẩm hợp đồng định
mức ban hành tập định mức mới và được ông giám đốc ký duyệt sau đó đưa vào áp
dụng. Trong quá trình thực hiện phải có cán bộ theo dõi giám sát quá trình thực hiện
nếu có gì không hợp lý phải sửa đổi.
Quản lý thực hiện theo mức là quá trình thực hiện các biện pháp kinh tế, tổ chức
kỹ thuật với sự phối hợp của những người lao động nhằm sử dụng nguyên vật liệu
theo qui định về số lượng, chất lượng, đồng thời khai thác và phát huy khă năng tiết
kiệm vật tư trong sản xuất. Quản lý thực hiện mức ở doanh nghiệp cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Phòng quản trị vật tư nắm vững tình hình sử dụng nguyên vật liệu một cách kịp
thời và cụ thể; so sánh đối chiếu với các mức đã ban hành, tìm nguyên nhân gây ra
tăng (giảm) lượng nguyên vật liệu thực tế tiêu dùng, có biên pháp khắc phục hiện
tượng gây lãng phí nguyên vật liệu.
- Chủ động tìm biện pháp để phát huy mọi khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu,
thực hiện giảm mức..


17


- Phân tích đánh giá kết quả thực hiện mức, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm
tiên tiến và tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất.
1.4 Quản lý nguồn cung cấp
1.4.1.Khái niệm và đặc điểm xác định nhu cầu vật tư
*) Khái niệm
Nhu cầu vật tư là những nhu cầu cần thiết về nguyên, nhiên vật liệu, thiết bị,
máy móc để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhất định.
*) Những đặc điểm cơ bản để xác định nhu cầu vật tư:
-

Liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất.

-

Nhu cầu được hình thành trong lĩnh vực sản xuất vật chất.

-

Tính xã hội của nhu cầu vật tư kỹ thuật.

-

Tính thay thế lẫn nhau của nhu cầu vật tư.

-


Tính bổ sung cho nhau về nhu cầu vật tư.

-

Tính khách quan của nhu cầu vật tư.

-

Tính đa dạng và nhiều vẻ của nhu cầu vật tư.
Do những đặc điểm cơ bản trên mà việc nghiên cứu và xác định các loại nhu

cầu vật tư ở doanh nghiệp là rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải có sự am
hiểu sâu sắc về lĩnh vực hàng hoá công nghiệp, công nghệ sản xuất, kiến thức
thương mại…
1.4.2. Nội dung quản lý nguồn cung cấp
“Để bán tốt phải bắt đầu từ mua tốt”
(Trịch châm ngôn – tr295 –giáo trình quản trị hậu cần)
Phối hợp cùng dòng chảy hàng hóa và dich vụ những phương tiện vật chất
là vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng. Các quyết định có tính tích hợp về
số lượng sản phẩm vận chuyển, phương thức vận chuyển, địa điểm vận chuyển, kế
hoạch cung ứng .. Những quyết định hoạch định này cần có dự phối hợp hoạt động
cung ứng với các hoạt động khác trong doanh nghiệp
a. Họat động mua sắm của doanh nghiệp
Họat động mua sắm của doanh nghiệp có nhiệm vụ thu mua hàng hóa và dịch
vụ các họat động mua sắm được thể hiện:

18


- Giúp doanh nghiệp quyết định tự sản xuất hay mua nguyên vật liệu

- Xác định nguồn cung cấp
- Lựa chọn nhà cung cấp và đàm phán về hợp đồng
- Kiểm soát, quản lý hiệu quả của nhà cung ứng
Hoạt động mua sắm của doanh nghiệp có tầm quan trọng rất lớn đến doanh
nghiệp vì là trung tâm chi phí chính và ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
b./Vai trò của mua sắm
Mua tốt cũng cần như bán tốt. Mua sắm tốt đem lại cho công ty những lợi
ích trên ba phương diện:
- Chi phí,
- Chất lượng,
- Công nghệ.
Mua tốt, giảm chi phí, tăng lợi nhuận: Theo số liệu thống kê trung bình
trong các ngành công nghiệp Mỹ cứ trong 100USD doanh thu thì có 8USD lợi
nhuận 55 USD là chi phí mua. Nếu tiết kiệm 5% chi phí mua sẽ tiết kiệm được
2,75 USD, tương đương tăng 34% doanh số bán hàng.
Vậy một công ty có ROS là 8%, chi phí nguyên vật liệu là 55% thì giảm
5% chi phí nguyên vật liệu, có tác dụng tương tự như tăng 34% doanh thu.
c/ Quản lý nguyên vật liệu
Là lập kế hoạch và kiểm soát dòng chảy của nguyên vật liệu (Hệ thống hậu
cần trong quá trình sản xuất kinh doanh).
Quản lý nguyên vật liệu liên quan đến mua sắm, kho bãi, lập kế hoạch sản
xuất, vận tải hàng hóa, tiếp nhận, kiểm soát chất lượng vật liệu, quản lý và kiểm
soát hàng tồn kho, cứu hộ và xử lý phế liệu.
Quy trình mua sắm
- Phân tích các nhu cầu mua sắm chúng ta cần: Nhận diện các nhu cầu sắm và
yêu cầu của người sử dụng, từ dó chúng ta quyết định tự làm hay mua ngoài. Tự
làm thì trong điều kiện sản xuất kinh doanh chúng ta có thực hiện được không hay
mua một số thành phần, nếu không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp với việc mua
ngoài thì ta thực hiện mua ngoài.


19


- Khi thực hiện mua thì hình thức đặt hàng có các dạng như tái đặt hàng là đạt
hàng những loại thường xuyên cần cho sản xuất. Đặt hàng có điều chỉnh là những
loại mặt hàng cần cho sản xuất nhưng có sự thay đổi về số lượng và đặt hàng mới
là những loại hàng hóa đặt lần đầu.
- Lựa chọn nhà cung cấp thì chúng ta tiến hành phân tích thị trường, tìm danh
sách nhà cung cấp, sơ chọn các nhà cung cấp tiềm năng, đánh giá nhà cung cấp,
chọn nhà cung cấp.
- Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp chúng ta nhận hàng hóa, dịch vụ và đánh
giá hoạt động sau mua hàng của nhà cung ứng.
Nội dung của quản lý mua
1. Xác định hoặc đánh giá lại nhu cầu
2. Xác định và đánh giá yêu cầu người sử dụng
3. Quyết định nên làm hay mua
4. Xác định hình thức mua sắm
5. Tiến hành một phân tích thị trường
6. Xác định tất cả các nhà cung cấp tiềm năng
7. Sơ chọn tất cả các nguồn có thể
8. Đánh giá nhà cung cấp còn lại
9. Chọn nhà cung cấp
10. Tiếp nhận sản phẩm hoặc dịch vụ
11. Đánh giá việc thực hiện của nhà cung cấp sau mua hàng
Hoạt động thu mua liên quan đến mua nguyên vật liệu thô, chi tiết linh kiện
cho tổ chức. Những hoạt động này bao gồm
-

Chọn và phân loại nhà cung ứng


-

Đánh giá khả năng của nhà cung ứng

-

Thương thảo hợp đồng

-

So sánh giá cả, chất lượng và dịch vụ

-

Xác định ngồn hàng hóa dịch vụ

-

Xác định thời gian mua

-

Xác định thời kỳ bán

20


-

Xác định giá trị nhận được


-

Đo lường giới thiệu chất lượng hoặc kiểm soát chất lượng

-

Xác định phương thức giao nhân hàng

Giá của hàng hóa
1. Thị trường hàng hóa (nguồn gốc của giá): là thị trường của các nguyên
liệu cơ bản có liên quan đến sản phẩm được mua sắm.
- Cung  + cầu  = giá 
- Cung  + cầu  = giá 
2. Bảng giá: Bảng giá được niêm yết
3. Báo giá: Người mua sẽ tập hợp bảng giá do nhà cung cấp đưa, so sánh
nó với bảng giá của các nhà cung cấp khác sau đó lựa chọn ra nhà cung cấp tốt
nhất.
4. Đàm phán: để đi đến kết luận mua hay không từ nhà cung cấp đã chọn.
Để xác định doanh nghiệp nên mua hay nên tự sản xuất ra sản phẩm dịch vụ,
Các lý do cho quyết định tự sản xuất
- Số lượng quá nhỏ hoặc không có nhà cung ứng nào
- Yêu cầu về chất lượng quá đặc biệt ngoài khả năng của các nhà cung cấp
- Điều kiện đặt hàng quá khắt khe
- Để đảm bảo bí mật công nghệ
- Tiết kiệm chi phí
- Tận dụng năng lực có sẵn của máy móc và nhân lực
- Đảm bảo sự ổn định cho công ty, tránh rủi ro
- Tránh sự phụ thuộc vào 1 nguồn cung ứng duy nhất
- Các lý do về cạnh tranh, chính trị, xã hội hay môi trường có thể buộc công

ty tự sản xuất
- Lý do về tâm lý của lãnh đạo công ty.
Các lý do cho quyết định đặt hàng
- Công ty có thể không đủ kinh nghiệm/năng lực kỹ thuật trong việc tự sản xuất.
- Vượt quá năng lực của dây chuyền sản xuất

21


- Đòi hỏi của khách hàng cho một vài bộ phận phải được cung cấp bởi các
hãng danh tiếng
- Những thách thức trong việc duy trì và phát triển công nghệ sản xuất cần
thiết nhưng không phải là mục tiêu phát triển của công ty.
- Quyết định tự sản xuất khi được chọn rất khó thay đổi. Trong khi đó rất dễ
dàng chọn được nguồn cung và bộ phận thay thế đồng thời rất khó có thể xác định
chi phí lâu dài cho việc tự sản xuất.
- Việc đặt hàng thương cần ít nhân lực.
Quyết định mua hay tự sản xuất
Phương pháp định lượng
Các ký hiệu:
P: đơn giá/ chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm
i: lãi suất ngân hàng
S: chi phí đặt hàng/ chi phí setup trong sản xuất
H: các chi phí bảo quản khi hàng hóa lưu kho.
Chi phí cơ hội = i*P
Chi phí lưu kho (I) = Chi phí bảo quản (H) + Chí cơ hội (iP)
W: tổng số ngày làm việc trong năm
D: nhu cầu hàng năm
t: thời gian giữa 2 lần đặt hàng
Q: lượng hàng phải đặt

TSC: tổng chi phí lưu kho hàng năm
Lượng sản xuất tối ưu (EPQ)
là sản phẩm được phân phối tức thì ngay sau khi chúng được sản xuất
Khoảng thời gian cần để sản xuất một lượng hàng EPQ là: t = Q/m
Trong đó:
Q - Lượng đặt hàng
m- Năng lực sản xuất/ngày
Mô hình EPQ
Mức lưu kho tối đa = (m – d).t= (1-D/M)Q

22


Do đó, mức lưu kho trung bình là: 1 – D/M)(Q/2)
Tổng chi phí sản xuất (EPQ) trong 1 năm là:
D
TC  S 
Q

Q(1 

d
)( H  iP)
m
2

Do đó:
Q* 

2 SD

( H  iP )(1 

d
)
m

M là năng lực sản xuất trong 1 năm; m là năng lực sản xuất 1 ngày; d là
nhu cầu trong 1 ngày
TC (Q*)  SD

( H  iP )(1  d / m) ( H  iP )(1  d / m)
2 SD

 D.P
2 SD
2
( H  iP )(1  d / m)

TC  2 SD( H  iP )(1  d / m)  D.P

Tổng chi phí = phí lưu kho + phí đặt hàng + phí mua hàng
TC

= (Q/2)(H+iP) + S(D/Q) + (DP)
Q*  EOQ 
TC (Q*) 

2 SD
H  iP


1 2SD
H  iP
( H  iP )  DS
 PD
2 H  iP
2 SD

TC (Q*)  2 SD( H  iP )  PD

Trong đó: S là chi phí cố định cho 1 lần đặt hàng
Dùng kết quả tính EOQ và EPQ, nhà quản lý dự trữ phải đưa ra quyết định
mua hay tự sản xuất
1.5.Quản lý tồn kho (dự trữ) trong doanh nghiệp
1.5.1 Tồn kho dự trữ.
Nguyên vật liệu tồn kho bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, công cụ dụng cụ hiện có ở doanh nghiệp,
đang chờ đợi để đưa vào tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm.Tồn kho nguyên vật liệu
cho sản xuất là một yêu cầu khách quan. Do sự phát triển chuyên môn hóa sản xuất

23


×