Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

dạy học tích hợp mô đun sửa chữa bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền nghề công nghệ ôtô tại trường cao đẳng nghề tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.03 MB, 221 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ MINH HẢI

DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN SỬA CHỮA
BẢO DƯỠNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN
NGHỀ CÔNG NGHỆ ÔTÔ TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG
S

K

C

0

0

3

9
7

5

9

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT - 601410



S KC 0 0 3 7 6 2

Tp. Hồ Chí Minh, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ MINH HẢI

DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG
CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN
NGHỀ CÔNG NGHỆ ÔTÔ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG

NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT
MÃ SỐ: 601410

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ MINH HẢI


DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG
CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN
NGHỀ CÔNG NGHỆ ÔTÔ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG

NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT - 601410
Hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ NGỌC LAN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ và tên: LÊ MINH HẢI

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 17/03/1980

Nơi sinh: Tiền Giang

Quê quán: Tân Phú Đông, Tiền Giang

Dân tộc : Kinh

Địa chỉ liên lạc: 91 Hai Bà Trƣng, Khu phố 1, F1, TXGC, Tiền Giang
Điện thoại cơ quan: 0733841684

Fax:


Điện thoại nhà riêng: 0985.378.225

Email:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
Đại học:
Hệ đào tạo : Chính quy

Thời gian đào tạo từ: 9/2000 đến 5/2005

Nơi đào tạo: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
Ngành học : CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Từ 2005 đến 2008

Tp. Hồ Chí Minh

Cố vấn kỹ thuật dịch vụ Ôtô

Từ 2009 đến nay

Trƣờng trung cấp Bách Khoa
Gò Công, Tiền Giang


Giáo viên

Tiền Giang, ngày 20 tháng 9 năm 2012
NGƢỜI KHAI

Lê Minh Hải

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tiền Giang, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Ngƣời cam đoan

Lê Minh Hải

ii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, ngƣời nghiên cứu xin gửi lòng biết ơn chân thành tới Cô hƣớng
dẫn TS. Võ Thị Ngọc Lan, đã tận tình chỉ bảo và định hƣớng cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu đến khi hoàn thành đề tài.

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo sau Đại học,
Trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Sƣ phạm Kỹ thuật, quý Thầy/Cô
đã tham gia giảng dạy lớp Cao học ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học kỹ thuật
K.18B. Quý Thầy/Cô đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báo và lòng say mê để
tôi có nhiệt huyết thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn, BGH trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang; trƣờng
trung cấp Bách Khoa Gò Công, Tiền Giang. Quý Thầy/Cô Khoa Cơ khí ôtô, các bạn
bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn Đại gia đình lớp Cao học, ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học
kỹ thuật K.18B đã cùng tôi chia sẻ và gắn bó trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Sau cùng, xin gửi lòng biết ơn đến gia đình tôi, nhất là Cha/Mẹ đã luôn động
viên và hỗ trợ tinh thần để tôi có nghị lực học tập, nghiên cứu và hoàn thành luân
văn một cách tốt nhất.

LÊ MINH HẢI

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đào tạo nghề là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
CNH-HĐH đất nƣớc, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời - là yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội. Nhờ vậy, ngƣời lao động có thể nâng cao đƣợc kiến thức kỹ năng nghề nghiệp của mình, qua đó nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng
trƣởng kinh tế nhanh và bền vững.
Để có đƣợc nguồn lực trên, thì yêu cầu đặt ra đối với giáo dục nghề nghiệp là
cần phải đổi mới toàn diện, thay đổi mạnh mẽ về tƣ duy đào tạo và phát triển giáo

dục nghề nghiệp theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ hóa từ mục tiêu, nội
dung chƣơng trình, phƣơng pháp, phƣơng tiện và hình thức tổ chức dạy học. Trong
đó, đổi mới phƣơng pháp dạy và học đang là vấn đề thời sự cấp bách trong giai
đoạn hiện nay, là khâu then chốt có tính đột phá nhằm tạo sự chuyển biến tích cực,
hiệu quả về chất lƣợng dạy và học.
Trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang là một trong những đơn vị góp phần
không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Do vậy, việc đổi mới PPDH và
đặc biệt là áp dụng DH tích hợp vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo
nghề trong giai đoạn hiện nay là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đƣợc lãnh
đạo nhà trƣờng và các giáo viên bộ môn quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay, Ban lãnh
đạo nhà trƣờng cũng nhƣ các giáo viên vẫn còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn
trong việc thiết kế bài dạy tích hợp, biên soạn giáo án tích hợp và thực hiện đánh giá
bài dạy tích hợp.v.v. Đó cũng chính là lý do để ngƣời nghiên cứu thực hiện đề tài
“Dạy học tích hợp mô đun Sửa chữa, bảo dƣỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền
nghề Công nghệ ôtô tại trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang” là vấn đề có ý nghĩa và
mang tính thực tiễn cho nhà trƣờng.
Cấu trúc của luận văn bao gồm:
Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đối
tƣợng và khách thể nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, giới hạn đề tài, phƣơng pháp
nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

iv


Phần nội dung: Đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp.
Chƣơng 2: Thực trạng dạy học mô đun Sửa chữa, bảo dƣỡng cơ cấu trục
khuỷu - thanh truyền tại trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang
Chƣơng 3: Tổ chức dạy học tích hợp mô đun Sửa chữa, bảo dƣỡng cơ cấu
trục khuỷu - thanh truyền tại trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang

Kết quả đạt đƣợc của đề tài:
Đề tài nêu lên những kết quả đạt đƣợc trong quá trình nghiên cứu nhƣ:
- Làm rõ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp
- Phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng dạy học mô đun Sửa chữa, bảo dƣỡng
cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền tại trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang
- Đã xây dựng đƣợc sơ đồ tổ chức DH tích hợp theo quy trình 4 bƣớc, thiết kế
các bài dạy và biên soạn giáo án tích hợp điển hình, xây dựng các phiếu
hƣớng dẫn quy trình và tiêu chí đánh giá cho từng bài thực hành; Thực
nghiệm sƣ phạm và đánh giá kết quả sau thực nghiệm.
- Ngoài ra, đề tài cũng nêu lên những vấn đề còn hạn chế trong quá trình
nghiên cứu, đồng thời nêu lên những định hƣớng cho sự phát triển của đề tài.
Để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong việc tổ chức DH tích hợp, đề tài cũng nêu lên
những kiến nghị cần quan tâm thực hiện từ phía Bộ Lao động - Thƣơng binh & Xã
hội, Tổng cục Dạy nghề; Ban lãnh đạo nhà trƣờng cũng nhƣ từ phía giáo viên và
học sinh.
Cuối cùng: Phần kết luận và kiến nghị.

v


ABSTRACT
Vocational training is an important motivation in promoting the country's
industrialization and modernization, as a condition for promotion of human
resources. It is also fundamental to social development. Consequenlty, workers can
improve their knowledge and vocational skills, raise labor productivity and
contribute to stable and rapid economic growth.
To get the resources, the requirements for vocational education are the need
of comprehensive renovation, drastic change of thoughts and developing education
towards standardization, modernization, synchronization from the objectives,
program content, methods, means and forms of teaching. In addition, the innovation

in teaching and learning methods, an urgent matter at the present stage, is the key to
make positive changes, the quality of teaching and learning.
Tien Giang Vocational College is one of the units contributed to the
economic development of the province. Therefore, the innovation of teaching
method, specially the application of intergrated teaching in order to improve the
quality of vocational training is one of the key tasks which school leaders and
teachers interest. But so far, the school leadership as well as teachers are still
confused and difficult to design integrated unit, lesson plans and implement the
evaluation integrated teaching etc. It is also the reason for the researcher to
implement the project "Teaching integrated module Repair, maintenance structure
crankshaft - rod automotive technology traning in Tien Giang Vocational College".
The structure of the thesis include
Introduction: Clearly indicate the reasons for choosing thesis, objectives
and research tasks, the object, research hypotheses, the limitation, research methods
and practical significance of the thesis
Content: Presented in three chapters.
Chapter 1: The rationale of integrated teaching.
Chapter 2: Current status of teaching module repair and maintenance of the
structure of the crankshaft - connecting rod at Tien Giang Vocational College

vi


Chapter 3: Organization teaching integrated repair and maintenance
structure crankshaft - connecting rod at Tien Giang Vocational College
Achievements:
- Clarify the rationale for integrated teaching
- Analyze and evaluate the status of teaching module repair and maintenance
of the structure of the crankshaft - connecting rod at Tien Giang Vocational College
- Develop the 4-step integrated teaching process, design lesson plans and

textbooks typically, the guide-ticket and the evaluation criteria for each exercise and
teaching experiment and evaluation of experimental results.
- In addition, the project also highlighted the problems are limited in the
research process, and point out the direction for the development of the subject.
To achieve greater efficiency in organizing integrated teaching, the project
also raises some proposals to the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs
and the General Department of Vocational Training, the school leadership as well as
from teachers and students.
Finally, the conclusions and recommendations.

vii


MỤC LỤC
Trang tựa
TRANG
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học ............................................................................................................ i
Lời cam đoan ................................................................................................................ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Tóm tắt luận văn ..........................................................................................................iv
Mục lục ..................................................................................................................... viii
Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................xi
Danh mục các hình, bảng và biểu đồ .........................................................................xii
Danh mục các phụ lục ...............................................................................................xiv

PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ................................................. 4
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............................................................................. 4
GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 5
Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 6
CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................... 6

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7

1.1.1 . Trên thế giới .................................................................................................. 7
1.1.2 . Ở Việt Nam .................................................................................................... 9
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................................. 10
1.2.1. Mô đun ........................................................................................................ 10
1.2.2. Năng lực và năng lực thực hiện .................................................................. 11
1.2.2.1. Năng lực ................................................................................................ 11
1.2.2.2. Năng lực thực hiện ................................................................................ 11
1.2.3. Tích hợp và dạy học tích hợp...................................................................... 14
1.2.3.1. Tích hợp (Integration) ........................................................................... 14
1.2.3.2. Dạy học tích hợp (Integrated Teaching/Instruction) ............................ 14


viii


1.3. KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP.................................................................... 16

1.3.1. Đặc điểm của dạy học tích hợp ................................................................... 16
1.3.2. Các quan điểm về dạy học tích hợp trong đào tạo nghề ............................ 16
1.3.3. Các phƣơng pháp dạy học đƣợc vận dụng trong dạy học tích hợp ............ 17
1.3.3.1. Dạy học định hƣớng hoạt động (DH ĐHHĐ) ...................................... 17
1.3.3.2. Dạy học theo dự án (DHDA) ................................................................ 20
1.3.3.3. Dạy học giải quyết vấn đề (DH GQVĐ) .............................................. 22
1.4. TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP .............................................................................. 25

1.4.1. Bài học tích hợp .......................................................................................... 25
1.4.2. Đặc trƣng của bài học tích hợp ................................................................... 25
1.4.3. Cơ sở chung để tổ chức dạy học tích hợp................................................... 28
1.4.3.1. Văn bản, pháp lý quy định về dạy học tích hợp ................................... 28
1.4.3.2. Các điều kiện cơ bản để tổ chức dạy học tích hợp ............................... 30
1.4.3.3. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp ...................................................... 31
1.4.3.4. Giáo án tích hợp .................................................................................... 33
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................... 34
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN SỬA CHỮA, BẢO DƢỠNG
CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG ............ 35

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................. 35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang .................................... 37
2.1.3. Cơ sở vật chất tại trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang ................................ 38
2.1.4. Đội ngũ giảng viên của trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang....................... 38

2.1.5. Các ngành nghề đào tạo tại trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang ................ 39
2.2. CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN ĐTN THEO HƢỚNG HỘI NHẬP KHU VỰC .......... 40
2.3. GIỚI THIỆU MÔ ĐUN SỬA CHỮA, BẢO DƢỠNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN ...................................................................................................... 43
2.4. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔ ĐUN SỬA CHỮA, BẢO DƢỠNG CƠ CẤU TRỤC
KHUỶU - THANH TRUYỀN TẠI TRƢỜNG CĐN TIỀN GIANG ......................... 45

2.4.1. Nhiệm vụ khảo sát....................................................................................... 45
2.4.2. Phƣơng pháp khảo sát ................................................................................. 46
2.4.3. Phân tích, tổng hợp và đánh giá kết quả khảo sát ...................................... 46
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................... 61

ix


Chƣơng 3: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN SỬA CHỮA,
BẢO DƢỠNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG
3.1. TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP .................................................................... 62
3.1.1. Xác định bài dạy tích hợp trong mô đun Sửa chữa, bảo dƣỡng cơ cấu
trục khuỷu - thanh truyền ............................................................................ 63
3.1.2. Biên soạn giáo án tích hợp mô đun Sửa chữa, bảo dƣỡng cơ cấu trục
khuỷu - thanh truyền .................................................................................. 64
3.1.3. Thực hiện bài dạy tích hợp ......................................................................... 74
3.1.4. Kiểm tra - đánh giá ..................................................................................... 77
3.2. LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ TÍNH KHẢ THI CỦA QUY TRÌNH TỔ
CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP MÔ ĐUN SỬA CHỮA, BẢO DƢỠNG CƠ CẤU
TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN TẠI TRƢỜNG CĐN TIỀN GIANG ........... 77
3.3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM - ĐÁNH KẾT QUẢ ............................................ 82
3.3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 82
3.3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................... 82

3.3.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 82
3.3.4. Quy trình thực nghiệm................................................................................ 83
3.3.5. Xử lý kết quả sau thực nghiệm ................................................................... 84
3.3.6. Kiểm nghiệm giả thuyết ............................................................................. 92
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................... 95
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 96
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 98
3. HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 101
PHỤ LỤC

x


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG VIẾT TẮT

1.

GV

Giáo viên

2.


HS

Học sinh

3.



Hoạt động

4.

BLĐTBXH

Bộ Lao động Thƣơng binh Xã hội

5.

CĐN

Cao đẳng nghề

6.

CBT

Compentency - Based - Training

7.


CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

8.

DH

Dạy học

9.

DHTH

Dạy học tích hợp

10.

DHDA

Dạy học dự án

11.

DH ĐHHĐ

Dạy học định hƣớng hoạt động

12.


DH GQVĐ

Dạy học giải quyết vấn đề

9.

ĐC

Đối chứng

13.

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

14.

PTDH

Phƣơng tiện dạy học

15.

QTDH

Quá trình dạy học

16.


NL

Năng lực

17.

TN

Thực nghiệm

18.

TCDN

Tổng cục Dạy nghề

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
 DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Hình 1.1. Các thành tố cấu thành năng lực thực hiện ............................................... 12
Hình 1.2. Các thành phần cấu trúc của năng lực chuyên môn .................................. 12
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình dạy học theo dự án .......................................................... 21
Hình 1.4. Sơ đồ cấu trúc quá trình dạy học giải quyết vấn đề .................................. 23
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình tổ chức dạy học tích hợp ................................................. 32
Hình 2.1. Trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang ........................................................... 35
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức trƣờng Cao đẳng nghề Tiền Giang .................................... 37

Hình 3.1. Buổi trao đổi lấy ý kiến các chuyên gia .................................................... 77

 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Hình thức tiếp cận dạy học tích hợp ..................................................... 46
Biểu đồ 2.2. Chƣơng trình, mục tiêu và nội dung của môđun .................................. 47
Biểu đồ 2.3. Giáo trình phục vụ công tác giảng dạy ................................................. 48
Biểu đồ 2.4. Trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác dạy học ....................... 49
Biểu đồ 2.5. Mức độ sử dụng phƣơng tiện dạy học .................................................. 50
Biểu đồ 2.6. Mức độ áp dụng phƣơng pháp dạy học ................................................ 51
Biểu đồ 2.7. Hình thức tổ chức dạy học .................................................................... 52
Biểu đồ 2.8. Những khó khăn khi tổ chức DH tích hợp ........................................... 52
Biểu đồ 2.9. Thể hiện về mặt bằng trình độ của học sinh ....................................... 53
Biểu đồ 2.10. Mức độ tích cực học tập của học sinh .............................................. 54
Biểu đồ 2.11. Thể hiện về chất lƣợng dạy học .......................................................... 55
Biểu đồ 2.12. Hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ........................ 56
Biểu đồ 2.13. Sự đồng tình với hình thức đánh giá kết quả học tập ......................... 57
Biểu đồ 2.14. Mức độ đã nghe/chƣa nghe hoặc đã đọc/chƣa đọc về dạy học .......... 58
Biểu đồ 2.15. Những kiến thức cần bồi dƣỡng để nâng cao trình độ cho GV.......... 59

xii


Biểu đồ 3.1. Sự hợp lý về mục tiêu của các bài dạy tích hợp trong mô đun ............ 78
Biểu đồ 3.2. Tính thực tiễn về nội dung của các bài dạy tích hợp trong mô đun ..... 79
Biểu đồ 3.3. Sự cần thiết của việc áp dụng quy trình tổ chức DH tích hợp ............. 79
Biểu đồ 3.4. Sự hài lòng về hình thức kiểm tra - đánh giá........................................ 80
Biểu đồ 3.5. Tính khả thi của quy trình tổ chức DH tích hợp ................................... 81
Biểu đồ 3.6. Sự cần thiết của mô đun Sửa chữa, bảo dƣỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền ................................................................................................................ 84
Biểu đồ 3.7. Mức độ hứng thú của HS trƣớc và sau khi tổ chức DH tích hợp ......... 85
Biểu đồ 3.8. Mức độ tiếp thu bài của HS trƣớc và sau khi tổ chức DH tích hợp ..... 86

Biểu đồ 3.9. Mức độ tự tin của HS trƣớc và sau khi tổ chức DH tích hợp ............... 87
Biểu đồ 3.10. Khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành trƣớc và sau
khi tổ chức DH tích hợp ............................................................................................. 88
Biểu đồ 3.11. Mô tả tần số điểm số của học sinh ở lớp ĐC và lớp TN .................... 89
Biểu đồ 3.12. Điểm TB, độ lệch chuẩn ở 2 bài kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN .... 92

 DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân tích công việc thứ 8 (A8) “Sửa chữa nhóm piston” ........................ 26
Bảng 3.1. Nội dung của các bài trong mô đun đã đƣợc xác định bài dạy tích hợp .. 63
Bảng 3.2. Phân phối tần xác suất số HS fi đạt điểm Xi của lớp ĐC và TN ........... 89
Bảng 3.3. So sánh sự phân bố điểm số giữa lớp ĐC, lớpTN ở bài kiểm tra thứ 1 ... 90
Bảng 3.4. So sánh sự phân bố điểm số giữa lớp ĐC, lớpTN ở bài kiểm tra thứ 2 ... 91

xiii


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
TRANG
Phụ lục 1. Chƣơng trình khung trình độ trung cấp nghề ............................................ 1
Phụ lục 2. Công văn số: 1610/TCDN-GV hƣớng dẫn biên soạn giáo án và tổ chức
dạy học tích hợp ........................................................................................................... 8
Phụ lục 3. Giáo án tích hợp (Mẫu số 7) .................................................................... 10
Phụ lục 4. Sơ đồ phân tích nghề (nghề Công nghệ ôtô) ........................................... 12
Phụ lục 5. Phiếu phân tích công việc ........................................................................ 18
Phụ lục 6. Giáo án tích hợp bài “Tháo, lắp cụm piston, xécmăng, thanh truyền” ... 49
Phụ lục 7. Thực hiện bài dạy “Tháo, lắp cụm piston, xécmăng, thanh truyền” ....... 58
Phụ lục 8. Phiếu thảo luận bài “Tháo, lắp cụm piston, xéc măng, thanh truyền” .... 60
Phụ lục 9. Phiếu h.dẫn quy trình bài “Tháo, lắp cụm piston, xécmăng, thanh truyền”61
Phụ lục 10. Phiếu đ.giá quy trình „Tháo, lắp cụm piston, xéc măng, thanh truyền” 68
Phụ lục 11. Đề kiểm tra bài “Tháo, lắp cụm piston, xécmăng, thanh truyền” ......... 70

Phụ lục 12. Phiếu đánh giá kết quả kiểm tra bài “Tháo, lắp cụm piston, xécmăng,
thanh truyền” .............................................................................................................. 71
Phụ lục 13. Phiếu học tập bài “Kiểm tra, sửa chữa piston” ...................................... 73
Phụ lục 14. Phiếu thảo luận bài “Kiểm tra, sửa chữa piston” ................................... 76
Phụ lục 15. Phiếu hƣớng dẫn quy trình bài “Kiểm tra, sửa chữa piston” ................ 77
Phụ lục 16. Phiếu kiểm tra đánh giá quy trình bài “Kiểm tra, sửa chữa piston” ..... 83
Phụ lục 17. Đề kiểm tra bài “Kiểm tra, sửa chữa piston” ......................................... 85
Phụ lục 18. Phiếu đánh giá kết quả kiểm tra bài “Kiểm tra, sửa chữa piston” ........ 86
Phụ lục 19. Phiếu đánh giá bài giảng tích hợp .......................................................... 88
Phụ lục 20. Phiếu khảo sát ý kiến giáo viên ............................................................. 90
Phụ lục 21. Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia ........................................................... 93
Phụ lục 22. Phiếu khảo sát ý kiến học sinh sau thực nghiệm ................................... 95
Phụ lục 23. Danh sách các chuyên gia ...................................................................... 96
Phụ lục 24a. Hình ảnh và kết quả học tập của lớp ĐC ............................................. 97
Phụ lục 24b. Hình ảnh và kết quả học tập của lớp TN ............................................. 98
Phụ lục 25. Quy đổi kết quả đánh giá học tập của HS sau thực nghiệm .................. 99

xiv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Quốc tế hóa kinh tế, sự cạnh tranh giữa các
nước về các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật công nghệ ngày càng gay gắt làm
cho lợi thế cạnh tranh thuộc về những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có các kỹ năng, thái độ, phẩm
chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp.v.v, để đương đầu với những thách thức
chuyên môn luôn phát triển, thích ứng tốt với môi trường làm việc luôn biến động
và thay đổi nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội
trong giai đoạn mới.

Để đáp ứng được nguồn nhân lực trên, thì yêu cầu đặt ra đối với giáo dục
nghề nghiệp là cần phải đổi mới toàn diện, thay đổi mạnh mẽ về tư duy đào tạo và
phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ hóa từ
mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức
dạy học. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy và học đang là vấn đề thời sự cấp
bách trong giai đoạn hiện nay, là khâu then chốt có tính đột phá nhằm tạo sự chuyển
biến tích cực, hiệu quả về chất lượng dạy và học.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu lên quan điểm về chiến
lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH trong đó nhấn mạnh
“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều
kiện với định hướng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.
Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo, thường xuyên và rộng khắp trong
toàn dân, nhất là thanh niên” [1, 67].
Trong mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn (2011-2020),
nêu rõ: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân là một trong
ba khâu đột phá chiến lược để nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu chuẩn

1


hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, gắn kết chặt chẽ phát triển
nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, phục vụ đắc lực
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, góp phần xây dựng một nền giáo dục
tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.
Do đó, đào tạo nghề ở nước ta cần phải nhanh chóng đổi mới để đáp ứng nhu
cầu thực tiễn của đất nước. Hiện nay, hầu hết các nước đã chuyển đào tạo từ hướng
cung sang hướng cầu của thị trường lao động. Chương trình việc làm toàn cầu của

Tổ chức lao động quốc tế (ILO), đã khuyến cáo các quốc gia tổ chức đào tạo nghề
nên linh họat theo hướng cầu của thị trường lao động, nhằm tạo việc làm bền vững.
Cùng với ngành giáo dục của cả nước, trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang
đang từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, để xứng đáng là trường trọng điểm
đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh nhà.
Thực tiễn viê ̣c đào ta ̣o nghề hiê ̣n nay ở nước ta nói chung và đào tạo nghề tại
trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu xã hội,
người sử dụng lao động phải mất nhiều thời gian và kinh phí để đào ta ̣o la ̣i

.

Điều này cũng có nhiều nguyên nhân, nhưng mô ̣t trong những nguyên nhân chính
đó là viê ̣c vận dụng các phương pháp dạy và học chưa phù hợp, nô ̣i dung chương
trình đào tạo còn xa rời thực tế, nặng về lý thuyết, đào tạo chưa gắn với yêu cầu xã
hội, chưa chú trọng đến việc phát huy năng lực hoạt động của người học cũng như
nhu cầu và khả năng học tập của người học hay nói cách kh ác chưa hình thành ở
người ho ̣c những kiến thức - kỹ năng - thái độ nghề nghiệp để thích ứng với sự phát
triển nhanh và thay đổi của môi trường . Một trong những quan điểm giáo dục để
thỏa mãn đòi hỏi trên, nhằ m nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn
đó là “học phải đi đôi với hành”.
Trong lĩnh vực dạy nghề hiện nay có hai lối tiếp cận dạy học, đó là tiếp cận
truyền thống và tiếp cận theo năng lực thực hiện. Tiếp cận truyền thống tỏ ra không
mấy phù hợp với nhu cầu của thế giới lao động cũng như của người lao động hiện
nay. Để người học có thể nhanh chóng hòa nhập vào thực tế sản xuất, có năng lực
đáp ứng với các tiêu chuẩn của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian đào tạo,.v.v. đa

2


phần các hệ thống dạy nghề trên thế giới hiện nay đều chuyển sang tiếp cận theo

năng lực thực hiện hay còn gọi là phương pháp dạy học tích hợp.
Phó Vụ trưởng vụ GV-CBQLDN Trần Văn Nịch đã phát biểu: “Dạy học tích
hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực
hành, qua đó người học hình thành một năng lực nào đó (kỹ năng hành nghề) nhằm
đáp ứng được mục tiêu của môn học/mô-đun” [3].
Xu thế hiện nay của các chương trình dạy nghề đều được xây dựng trên cơ sở
tổ hợp các năng lực cần có của người lao động trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
Phương pháp được dùng phổ biến để xây dựng chương trình là phương pháp phân
tích nghề (DACUM) hoặc phân tích chức năng của từng nghề cụ thể. Theo các
phương pháp này, các chương trình đào tạo nghề thường được kết cấu theo các mô
đun năng lực thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nội dung giảng dạy
trong mô đun phải được xây dựng theo hướng “tiếp cận theo kỹ năng”
Như vậy, có thể nói DH tích hợp ngày càng tỏ ra là một phương pháp dạy
học tiên tiến. Theo phương pháp này, nội dung của chương trình học trở lên uyển
chuyển hơn, không gò bó, cứng nhắc, mà người dạy và người học luôn cập nhật
được những biến động của khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội, gắn đào tạo với thực
tiễn, phù hợp với người học và nhu cầu của thị trường lao động.
Ngoài ra, việc áp dụng dạy học tích hợp không chỉ giúp cho các giáo viên
dạy nghề giải quyết được những khó khăn vướng mắc khi phải biên soạn giáo án
tích hợp và tổ chức dạy học tích hợp mà nó còn góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy của các cơ sở dạy nghề. Hiện nay, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu
phương pháp dạy học cho các môn công nghệ, điện tử, cơ khí.v.v. nhưng vấn đề xây
dựng dạy học tích hợp cho mô đun “Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền nghề Công nghệ ôtô là một vấn đề còn khá mới mẽ. Xuất phát từ
những thực tiễn trên việc thực hiện đề tài “Dạy học tích hợp mô đun Sửa chữa,
bảo dƣỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền nghề Công nghệ ôtô tại trƣờng
Cao Đẳng Nghề Tiền Giang” là cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
nghề trong giai đoạn hiện nay.

3



2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tổ chức dạy học tích hợp mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền nghề Công nghệ ôtô tại trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống cơ sở lý luận về dạy học tích hợp.
- Khảo sát thực trạng dạy học mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu
- thanh truyền tại trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang.
- Tổ chức dạy học tích hợp mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền tại trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang.
- Thực nghiệm sư phạm để xác định tính thực tiễn và hiệu quả của việc tổ
chức dạy học tích hợp.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Dạy học tích hợp mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh
truyền tại trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền tại trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc
áp dụng dạy học tích hợp. Nếu tổ chức dạy học tích hợp mô đun Sửa chữa, bảo
dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền như người nghiên cứu đề xuất thì việc áp
dụng dạy học tích hợp ở trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang sẽ thành công, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

4


5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài hướng vào tìm ra tính hiệu quả của việc tổ chức dạy học tích hợp nên
người nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, sau đó tổ chức dạy học

tích hợp mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền cho học
sinh hệ trung cấp nghề tại trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như sau:
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài như: Các văn bản pháp quy của
Bộ LĐTBXH, các văn kiện, nghị quyết, các báo cáo hội thảo về đào tạo nghề theo
hướng tích hợp và các tài liệu liên quan.v.v. để chọn lọc và vận dụng vào đề tài.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát:
Dự giờ, quan sát hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
học nghề tại trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang.
- Phương pháp điều tra - bút vấn:
Sử dụng bảng câu hỏi tham khảo ý kiến của giáo viên để xác định thực trạng
dạy học mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền.
- Phương pháp chuyên gia:
Trao đổi với các chuyên gia về quy trình tổ chức dạy học tích hợp và chất
lượng hồ sơ bài dạy tích hợp đã được biên soạn.
- Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiệm sư phạm bằng cách tổ chức dạy học tích hợp bài
“Tháo - lắp cụm piston, xécmăng, thanh truyền” và bài “Kiểm tra, sửa chữa nhóm
piston” trong mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền cho
lớp đối chứng và lớp thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết khoa học.
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, kết quả thu được từ
thực nghiệm giảng dạy.

5



7. Ý NGHĨA ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Nếu đề tài được áp dụng thực tiễn vào giảng dạy tại trường Cao Đẳng Nghề
Tiền Giang thì sẽ:
- Nâng cao chất lượng dạy và học mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu trục
khuỷu - thanh truyền, cũng như góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề Công
nghệ ôtô tại trường Cao Đẳng Nghề Tiền Giang.
- Dạy học tích hợp sẽ tạo ra mẫu người lao động có năng lực hành nghề tốt
theo yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp; có khả năng giao tiếp tốt; có năng lực
giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
- Làm nền tảng để xây dựng nội dung bài dạy tích hợp cho các mô đun khác
trong chương trình đào tạo nghề Công nghệ ôtô.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm các phần sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung
- Chương 1: Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp
- Chương 2: Thực trạng dạy học mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ cấu
trục khuỷu - thanh truyền tại trường Cao đẳng nghề Tiền Giang
- Chương 3: Tổ chức dạy học tích hợp mô đun Sửa chữa, bảo dưỡng cơ
cấu trục khuỷu - thanh truyền tại trường Cao đẳng nghề Tiền Giang
Phần kết luận, kiến nghị và hướng phát triển của đề tài
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Dạy học tích hợp có lẽ bắt đầu một cách giản dị từ góc độ phương pháp. Đó
là sự mong muốn kết hợp dạy lý thuyết với dạy thực hành trong dạy nghề. Nếu vậy,
đây mới chỉ là hình thức tổ chức dạy học hơn là các phương pháp dạy học. Suy rộng
ra, dạy học tích hợp là nhằm đồng thời giúp người học có được kiến thức và kỹ
năng nghề nghiệp trong quá trình học tập [4, 10].
Với tư cách là phương pháp thì dạy học tích hợp là cách thức để đạt đến mục
tiêu học tập. Mục tiêu của dạy nghề (khóa dạy nghề) là nhằm trang bị kiến thức - kỹ
năng - thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc
làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học (tức là năng lực hành nghề).
Nếu quan sát dạy học tích hợp từ góc độ phương thức đào tạo thì có thể so
sánh được với đào tạo theo năng lực (CBT). Theo đó, chuẩn đầu ra đồng thời là
mục tiêu của dạy nghề là giúp người học hình thành năng lực thực hành nghề. Với
hai cách tiếp cận trên có thể thống nhất nhận thức là:
- Dạy học tích hợp là đào tạo theo năng lực.
- Dạy học tích hợp là cách thức thực hiện quá trình dạy và học nhằm đạt mục
tiêu năng lực hành nghề cho người học.
1.1.1. Trên thế giới
Tích hợp là một xu hướng của lý luận dạy học được nhiều nước trên thế giới
quan tâm và đã thực hiện ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX như ở Mỹ, Anh,
Nga, Đức, Pháp,.v.v. Cách tiếp cận tích hợp lần đầu tiên ở Mỹ và Anh dưới hình
thức một thuật ngữ khác: phương pháp dự án, chúng được áp dụng trước hết ở các
trường trung học nghề, cao đẳng và đại học. Dần dần, chương trình tích hợp được
chuyển xuống các bậc học thấp hơn. Tư tưởng tích hợp đã gắn chặt với khái niệm
hoạt động và xã hội hóa nhà trường, nhằm đẩy việc học tập ở nhà trường gần gũi
hơn nữa với cuộc sống xã hội, hạn chế tính hàn lâm sách vở và lối giáo dục nhồi
nhét. Hiện nay, trên thế giới tích hợp đã trở thành một trào lưu sư phạm hiện đại,

7



bên cạnh các trào lưu sư phạm theo mục tiêu, giải quyết vấn đề, phân hoá, tương
tác,.v.v. Trào lưu sư phạm tích hợp xuất phát từ quan niệm về quá trình học tập,
trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ
ràng, có dự tính những hoạt động tích hợp trong đó HS học cách sử dụng phối hợp
các kiến thức, kỹ năng và thao tác đã lĩnh hội một cách riêng rẽ.
Ở Mỹ, đã sớm sử dụng mô đun trong đào tạo công nhân đó là việc đào tạo bổ
túc tức thời cho công nhân làm việc trong các dây chuyền ô tô của các hãng General
Motor và Ford vào những năm hai mươi của thế kỷ 19. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất
theo kiểu Taylor vốn thống trị thời bấy giờ, công nhân được đào cấp tốc trong các
khoá học chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. Học viên được làm quen với mục tiêu công việc và
được đào tạo ngay tại dây chuyền với nội dung không thừa, không thiếu nhằm đảm
nhận được công việc cụ thể trong dây chuyền. Phương pháp và hình thức đào tạo
này đã nhanh chóng được phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Anh và một số nước Tây
Âu do tính thực dụng, tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo [12].
UNESCO và ILO là hai tổ chức quốc tế không chỉ khuyến khích mà còn tạo
điều kiện cho việc phát triển và ứng dụng các nhóm mô đun trong đào tạo nghề nói
riêng và đào tạo nói chung. Tại Paris, các chuyên gia cho rằng, sử dụng mô đun “là
thích hợp và cần thiết cho mọi đối tượng đào tạo, đặc biệt cho giáo dục kĩ thuật
nghề nghiệp và trong việc phổ biến kĩ thuật mới” và khuyến cáo các nước đang phát
triển khi đầu tư tổng thể cho giáo dục còn hạn chế thì nên quan tâm đến việc đào tạo
trên thế giới không nên “sa đà” vào việc tranh cãi, duy danh thuật ngữ mà nên triển
khai áp dụng và từ đó rút kinh nghiệm.
Từ đào tạo theo môđun kỹ năng hành nghề (Modules of employable skills MES) đến đaò tạo theo môđun năng lực thực hiện (MEQ). Đề cương năm 1973 tổ
chức lao động thế giới ILO đã đề xuất phương thức đào tạo theo môđun (MES =
phương thức đào tạo nghề theo công việc/kỹ năng hành nghề) nên bị phê phán là
hẹp, thiển cận không đủ đáp ứng về trình độ. Những yếu tố lý thuyết chỉ dừng ở
mức thấp không đủ để đạt trình độ phân tích, hiểu và giải quyết vấn đề do vậy đề
cương năm 1992 ra đời tính đến việc đào tạo theo năng lực và trình độ [12].

8



×