Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

thiết kế dạy học môn công nghệ 11 theo định hướng dựa trên vấn đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ PHƯƠNG THẢO

THIẾT KẾ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11
THEO ĐỊNH HƯỚNG DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
S

K

C

0

0

3

9

5

9

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT - 601410

S KC 0 0 3 2 4 7


Tp. Hồ Chí Minh, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ PHƢƠNG THẢO

THIẾT KẾ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11 THEO
ĐỊNH HƢỚNG DỰA TRÊN VẤN ĐỀ

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY MÔN KỸ THUẬT
- 601410

Tp. Hồ Chí Minh tháng 10/2011


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

II


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 9 năm 2011
Ngƣời cam đoan


Lê Phƣơng Thảo

III


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Long– Giảng viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh, người đã tận tình giúp đỡ và định hướng
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học và khoa Sư
phạm trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu và các giáo viên, học sinh của trường THPT
Huỳnh Văn Nghệ là nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, những người đã tham gia giảng dạy lớp Cao
học ngành Lý luận và phương pháp dạy môn Kĩ thuật khóa 17.
Tôi cũng xin cám ơn các anh chị và các bạn học khóa 17 ngành ngành Lý luận và
phương pháp dạy học kỹ thuật và ngành Giáo dục học , gia đình và bạn bè đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

LÊ PHƢƠNG THẢO

IV


TÓM TẮT
Dạy học dựa trên vấn đề là quan điểm dạy học nhằm kiến tạo kiến thức của học
sinh hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá

và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học dựa trên vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho việc
thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà
trường và xã hội.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo thì bên cạnh việc đổi mới mục tiêu,
nội dung dạy học thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng rất quan trọng. Chính vì
vậy, người nghiên cứu tiến hành đề tài: “Thiết kế dạy học môn Công nghệ 11 theo
định hướng dựa trên vấn đề”.
Nội dung của đề tài được trình bày như sau:
PHẦN MỞ ĐẦU: giới thiệu về lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng, khách thể,
phương pháp nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG gồm có 3 chương:
 Chƣơng 1: Trình bày cơ sở lý luận cần thiết để thực hiện đề tài.
 Chƣơng 2: Khảo sát thực trạng việc dạy và học môn Công nghệ tại các trường
THPT tỉnh Bình Dương
 Chƣơng 3: Đề xuất thiết kế dạy học và thực nghiệm sư phạm môn Công nghệ
11.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

V


ABSTRACT
Problem based learning is education viewto contruct student’s knowledge become
problem solving skills away fromreality. This is positive teaching view and approach
all. Applying this view to teaching is extremly important to carry out teaching with
combining theory and reality, thinking and action, school and society.
To advance the quality and efficiency of education, besides the innovation of
purpose and content, the innovation of the teaching method is the very important
factor.”. Therefore, the researcher carrired out the thesis “ Designing teaching process
of Technology of grade 11 subject followed by Problem based learning point”.

Content of the Topic is developed:
Part 1: The beginning: present the reason why choosing the topic,
Part 2: The main content:
Chapter 1: the researcher presents necessary basis of theories to carry
out thesic.
Chapter 2: Survey real of the teaching and learning method in subject of
Technology grade 11 at Huynh Van Nghe school, Binh Duong town.
Chapter 3: Suggesting the the designing of teaching process and do
experiment in Technology of grade 11.
Part 3: Conclusion and Petition.

VI


MỤC LỤC
Trang tựa .........................................................................................................................
Quyết định giao đề tài .....................................................................................................
Lý lịch cá nhân .............................................................................................................. ii
Lời cam đoan ...............................................................................................................iii
Cảm tạ .......................................................................................................................... iv
Tóm tắt .......................................................................................................................... v
Mục lục ....................................................................................................................... vii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... ix
Danh sách các hình ....................................................................................................... x
Danh sách các bảng ..................................................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................... 3

Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................................. 3

Giới hạn đề tài .................................................................................................................. 4
Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................................... 4
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 4
Những đóng góp của đề tài ................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 5
Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết về việc thiết kế dạy học môn Công nghệ 11
theo định hƣớng dựa trên vấn đề........................................................... 6
1.1 Tổng quan về quan điểm dạy học dựa trên vấn đề ......................................... 6
1.2 Các khái niệm cơ bản ................................................................................................................ 7

1.3 Thuyết kiến tạo ......................................................................................................... 14
1.4 Các quan điểm tiếp cận để thực hiện dạy học theo định hướng DTVĐ ....... 16
1.5 ................................................................................................................................. D
ạy học dựa trên vấn đề ........................................................................................................ 20

VII


1.6 So sánh định hướng dạy học dựa trên vấn đề và
Phương pháp dạy học truyền thống .................................................................31
1.7 Thiết kế dạy học theo định hướng dựa trên vấn đề ....................................32

Kết luận chương 1 ................................................................................................ 33
Chương 2. Thực trạng về việc dạy và học môn Công nghệ

tại trƣờng THPT Huỳnh Văn Nghệ.................................................... 34
2.1 Giới thiệu về trường THPT Huỳnh Văn Nghệ ............................................ 34
2.2 Giới thiệu về môn Công nghệ .................................................................................................. 35

2.3 Thực trạng dạy và học môn Công nghệ tại trường THPT

Huỳnh Văn Nghệ ............................. 39
Kết luận chương 2 ......................................................................................................................... 64

Chƣơng 3 Đề xuất thiết kế dạy học và thực nghiệm sƣ phạm môn
Công nghệ 11 theo định hƣớng DTVĐ.................................................................... 65
3.1 Cơ sở đề xuất .......................................................................................................................... 65

3.2 Đề xuất thiết kế dạy học Công nghệ 11 theo định hướng DTVĐ ............... 66
3.3 Thiết kế dạy học môn Công nghệ 11 theo định hướng DTVĐ ................................................. 68

3.4 Thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 69
Kết luận chương 3. ........................................................................................................................ 81

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................... 85

PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 88

VIII


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1


ĐH SPKT

Đại học Sư phạm Kĩ thuật

2

THPT

Trung học phổ thông

3

GV

Giáo viên

4

HS

Học sinh

5

HĐHT

Hoạt động học tập

6


KTCN

Kỹ thuật công nghiệp

7

NXB

Nhà xuất bản

8

PPDH

Phương pháp dạy học

10

NDHT

Nội dung học tập

11

MTHT

Mục tiêu học tập

12


SĐTD

Sơ đồ tư duy

13

DHDTVĐ

Dạy học dựa trên vấn đề

IX


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1Ba thành phần đặc trưng của một vấn đề
Hình 1.2 Các bước tiến hành dạy học dựa trên vấn đề

10
26

Hình 2.1 Mức độ cần thiết của việc đổi mới PPDH

40

Hình 2.2 Những biện pháp và mức độ được thực hiện trong việc đổi mới PPDH


41

Hình 2.3 PPDH được sử dụng trong việc giảng dạy môn Công nghệ

42

Hình 2.4 Mức độ liên hệ thực tế trong bài giảng môn Công nghệ

44

Hình 2.5Hình thức kiểm tra đánh giá

45

Hình 2.6 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Công nghệ

46

Hình 2.7 Đánh giá mức độ vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế của HS

48

Hình 2.8Mức độ rèn luyện kỹ năng, thái độ, tác phong làm việc khoa học
của học sinh sau khi kết thúc môn Công nghệ

49

Hình 2.9Mức độ yêu thích môn Công nghệ của học sinh

52


Hình 2.10 Phương tiện và mức độ sử dụng trong giảng dạy môn Công nghệ

53

Hình 2.11 Tỉ lệ %Học sinh sử dụng các nguồn tài liệu

54

Hình 2.12 Nguyên nhân gây khó khăn khi học môn Công nghệ

55

Hình 2.13Mức độ sử dụng các PPDH

57

Hình 2.14 Đánh giá hiệu quả làm việc nhóm

58

Hình 2.15Các PPDH mới và mức độ mong muốn sử dụng cho môn Công nghệ

60

Hình 2.16 Tỉ lệ % về hình thức kiểm tra đánh giả môn Công nghệ

61

X



Hình 3.1 Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 1 của

71

lớp thực nghiệm và đối chứng
Hình 3.2 Biểu đồ phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 2 của

73

lớp thực nghiệm và đối chứng
Hình 3.3 Mức độ hứng thú của HS khi học môn Công nghệ 11
theo định hướng dạy học dựa trên vấn đề

XI

77


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1 So sánh vấn đề và nhiệm vụ

10

Bảng 1.2 So sánh lớp học truyền thống và kiến tạo


14

Bảng 1.3 Các năng lực cần có của con người thể kỉ 21

16

Bảng 1.4Mức đô ̣ thực hiê ̣n các bước trong da ̣y ho ̣c nêu và giải quyế t vấ n đề 21
Bảng 1.5 Bảng so sánh vai tròcủa GV và HS trong dạy học theo

27

định hướng dựa trên vấn đề
Bảng 1.6 Bảng so sánh dạy học theo định hướng dựa trên vấn đề

30

và PPDH truyền thống
Bảng 2.1Nhận thức của GV về sự cần thiết của việc đổi mới PPDH

40

Bảng 2.2Những biện pháp đã thực hiện trong việc đổi mới PPDH

41

Bảng 2.3PPDH được sử dụng trong giảng dạy môn Công nghệ

42


Bảng 2.4 Mức độ liên hệ thực tế trong bài giảng môn Công nghệ

44

Bảng 2.5 Hình thức kiểm tra đánh giá

45

Bảng 2.6 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học môn Công nghệ

46

Bảng 2.7 Đánh giá mức độ vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế của HS

48

Bảng 2.8 Mức độ rèn luyện kỹ năng, thái độ, tác phong làm việc khoa học của
học sinh sau khi kết thúc môn Công nghệ

49

Bảng 2.9 Kết quả môn Công nghệ của học sinh khối 11 qua các năm học

50

Bảng 2.10 Mức độ yêu thích môn Công nghệ của học sinh

60

XII



Bảng 2.11 Mức độ cần thiết của môn Công nghệ trong chương trình THPT

52

Bảng 2.12Nguyên nhân gây khó khăn khi học môn Công nghệ

55

Bảng 2.13 Các PPDH GV thường sử dụng trong giờ dạy môn Công nghệ

56

Bảng 2.14 Hiệu quả của của làm việc nhóm

58

Bảng 2.15Các PPDH mới và mức độ mong muốn sử dụng

59

cho môn Công nghệ
Bảng 2.16 Hình thức kiểm tra được sử dụng trong môn Công nghệ

60

Bảng 3.1 Vai trò của các thành viên trong nhóm

66


Bảng 3. 2 Tiêu chuẩn đánh giá bài thuyết trình

67

Bảng 3.3Thống kê điểm số kiểm tra lần 1

69

Bảng 3.4 Tần suất điểm kiểm tra lần 1

70

Bảng 3.5 Thống kê điểm trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn

71

Bảng 3.6 Thống kê điểm kiểm tra lần 2

72

Bảng 3.7 thống kê điểm trung bình, mode, phương sai, độ lệch chuẩn.

73

Bảng 3.9Những năng lực học sinh đạt được sau khi học môn

78

Công nghệ theo dựa trên vấn đề


XIII


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển Khoa học- công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến
nhảy vọt trong thế kỷ 21, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh
thần của con người. Sự phát triển khoa học công nghệ làm nền tảng phát triển xã hội,
giáo dục, phát triển nền kinh tế tri thức kéo theo việc cần thiết phải có nguồn nhân lực
có trình độ cao.Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 , quan điểm chỉ đạo
phát triển giáo dục được trình bày có đoạn: ”giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo
nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư
duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề
nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh
tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung,
phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và
thuận lợi,…” 1
Để thực hiện mục tiêu trên, việc đưa kiến thức khoa học công nghệ vào chương
trình giáo dục phổ thông là rất cần thiết: “ Môn học Công nghệ- bộ môn trong chương
trình giáo dục của nhà trường Trung học có nhiệm vụ cung cấp cho người học kiến
thức ban đầu và rèn luyện các kỹ năng lao động tối thiểu trong cuộc sống tự lập làm
cơ sở cho việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp về sau.”2

1
2

Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020, trang 7
Chiến lược phát triển Giáo dục 2011- 2020, trang 9


1


Thực tế cho thấy, tình hình học tập môn Công nghệ của học sinh trường Phổ
thông hiện nay không đạt kết quả tốt. Theo các em môn học này không phải môn
chính, thuộc nhóm không thi tốt nghiệp, không nằm trong các khối thi Đại học nên các
em không quan tâm, thái độ học tập môn học này chưa cao. Việc thu hút sự quan tâm,
đầu tư thời gian cho các em ở môn học này hết sức cần thiết.
Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên dạy môn Công nghệ cần phải đối mới
phương pháp, làm mới nội dung để góp phần hình thành con người - đủ năng lực và
trình độ để tiếp thu tinh hoa, thành tựu khoa học kĩ thuật, đáp ứng được nhu cầu xã hội,
giải quyết vấn đề. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện rộng khắp
không chỉ ở bậc Đại học, Cao đẳng mà ngay cả bậc Phổ thông, Tiểu học… , cũng cần
có sự chuyển đổi sâu sắc hơn nữa. Trong khuyến cáo 21 điểm về chiến lược phát triển
giáo dục hiện đại của tổ chức UNESCO cũng chỉ rõ:” thầy giáo phải được đào tạo để
trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức”. Vì
thế mà PPDH truyền thống theo kiểu ban phát không kích thích được tư duy sáng tạo
của người học, không hình thành cho người học những năng lực cần thiết. Các quan
điểm dạy học dựa trên vấn đề, dạy học giải quyết vấn đề dạy học dự án, dạy học tích
cực hóa học sinh,… đang dần được đưa vào quá trình dạy học.
“Không có phương pháp nào là hoàn hảo”, cho nên lựa chọn phương pháp phù
hợp và linh động vận dụng hiệu quả vào dạy học là rất cần thiết và phải tuân thủ theo
những nguyên tắc riêng của từng PP đó. Nếu thực hiện đúng thì sẽ hình thành được con
người “có thể chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng
những điều đã học vào cuộc sống”, hình thành được các năng lực chuyên môn, năng
lực phương pháp, năng lực hành động, năng lực cá thể và năng lực hành động
Với những lý do, người nghiên cứu thực hiện đề tài“ Thiết kế dạy học môn
Công nghệ 11 theo định hướng dạy học dựa trên vấn đề” nhằm góp phần vào việc
nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ và hình thành con người Việt Nam


2


mới có đủ bản lĩnh, kiến thức và kĩ năng để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường
làm việc toàn cầu hóa, hợp tác và cạnh tranh hiện nay.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu:
Thiết kế dạy học theo định hướng dạy học dựa trên vấn đề vào môn Công nghệ
11.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quan điểm dạy học dựa trên vấn đề


Tổng quan về dạy học dựa trên vấn đề



Các khái niệm cơ bản

Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11 tại các trường
thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
 Khảo sát thực trạng dạy và học môn Công nghệ của học sinh khối 11 ở tỉnh
Bình Dương.
 Thống kê kết quả học tập các năm học trước đó.
Nhiệm vụ 3. Thiết kế qui trình dạy học theo định hướng dựa trên vấn đề trong môn
Công nghệ 11 tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Bình Dương.
 Thiết kế qui trình dạy học theo định hướng dựa trên vấn đề.
 Triển khai qui trình trên vào thiết kế giáo án môn Công nghệ 11 theo định
hướng dựa trên vấn đề.
 Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Bình
Dương.

 Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm từ đó có kết luận về tính khả thi của đề
tài.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Vận dụng định hướng dạy học dựa trên vấn đề cho môn Công nghệ 11.
3.2 Khách thể nghiên cứu:

3


 Hoạt động dạy, hoạt động học môn Công nghệ 11 tại các trường THPT
trong tỉnh Bình Dương.
 Học sinh khối 11 trường THPT.
 Đội ngũ Giáo viên môn Công nghệ tỉnh Bình Dương.
 Nội dung môn Công nghệ 11.
4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11 tại
trường THPT Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Bình Dương. Việc thực nghiệm tổ chức dạy học
môn Công nghệ 11 được tiến hành ở 2 lớp, 11.1và 11.2
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Với đề tài: thiết kế dạy học môn Công nghệ 11 theo định hướng dựa trên vấn
đề:”, người nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau: Nếu vận dụng định hướng dạy học
dựa trên vấn đề để thiết kế dạy học môn Công nghệ 11 thì sẽ nâng cao kết quả học tập
của học sinh, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, hình thành khả năng xử lý các tình
huống trong thực tế của học sinh.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp như sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản chính quy, chiến lược phát triển,…có liên quan
đến dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên vấn đề, phương pháp dạy học

nhằm tích cực hóa học sinh,.. làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
6.2 Phương pháp quan sát, điều tra:
 Khảo sát học sinh trước và sau khi thực nghiệm dạy học dựa trên vấn đề
trong môn Công nghệ 11.
 Tìm hiểu đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học phục vụ cho môn Công
nghệ 11 tại các trường THPT trong tỉnh Bình Dương
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

4


Kiểm chứng tác động của dạy học theo định hướng dựa trên vấn đề cho môn Công
nghệ 11 trên cơ sở lý luận đã tìm hiểu nhằm kết luận được hiệu quả, tính khả thi của đề
tài.

6.4 Phương pháp thống kê:
Sử dụng phần mềm SPSS, Excel để xử lý các số liệu khảo sát.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Dạy học dựa trên vấn đề không phải là quan điểm mới trong giáo dục Việt Nam,
cũng đã được ứng dụng nhưng chưa thể hiện được thế mạnh. Đề tài nghiên cứu góp
phần khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của vận dụng định hướng dạy học dựa trên
vấn đề cho chương trình Giáo dục Phổ thông:

 Xác định cơ sở lý luận để vận dụng định hướng dựa trên vấn đề trong các
môn học khác trong chương trình Giáo dục Phổ thông.

 Đề xuất qui trình thiết kế dạy học theo định hương dựa trên vấn đề.

5



Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THIẾT KẾ DẠY HỌC MÔN CÔNG
NGHỆ 11 THEO ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN
ĐỀ
1.1

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Tổng quan
Dạy học dựa trên vấn đề xuất hiện vào năm 1970 tại trường Đại học Hamilton-

Canada, sau đóđược phát triển nhanh chóng tại Trường Đại học Mstricht-Hà Lan.
Về bản chất, dạy học dựa trên vấn đề là kết quả của quá trình giải quyết vấn đề.
Vấn đề thường là các câu hỏi hay một điều chứa đựng sự hoài nghi, không chắc chắn,
mâu thuẩn giữa cái chưa biết và đã biết, giữa kiến thức trong nhà trường và thực tế,
được đưa ra để thảo luận hay tìm kiếm giải pháp, thông qua quá trình giải quyết vấn đề,
học sinh tự lực thu nhân được kiến thức mới, hình thành và rèn luyện các kĩ năng liên
quan.
Dạy học dựa trên vấn đề sẽ giúp Học sinh (HS) có động lực học tập tốt hơn,
phát triển cách hiểu tốt hơn về vấn đề, khuyến khích học tập độc lập và mang tính tập
thể, phát triển những kĩ năng nhận thức ở mức độ cao hơn và phát triển một loạt những
kĩ năng bao gồm giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, phê
phán. Đây là những kĩ năng có giá trị đối với bản thân học sinh. Điều này lại đối lập
với tình hình hiện nay là tập trung vào kiến thức mà không rèn luyện và phát triển các
kĩ năng cho học sinh.
Dạy học dựa trên vấn đề ở Việt Nam
Từ sau các cuộc cải cách Giáo dục, dần vận dụng những quan điểm dạy học
hiện đại vào giảng dạy, phát huy tính tích cực học tập của HS trở thành quan điểm chỉ
đạo nhằm tạo ra con người Việt Nam mới, vừa có kiến thức vừa có khả năng ứng dụng
vào thực tế. Điển hình là các công trình nghiên cứu sau:


6


1. Hoàng Thị Lệ Hằng với đề tài nghiên cứuPhương pháp thuyết trình giải quyết
vấn đề và phương pháp Xemina trong dạy học hóa học nhằm nâng cao chất
lượng; nội dung đề tài đề cập đến ưu, khuyết điểm, các bước tiến hành dạy học
giải quyết vấn đề và thuyết trình nhằm nâng cao tính tích cực học tập của HS.
2. Nguyễn Trọng Hòa. Vận dụng các dạng thức dạy học nêu và giải quyết vấn đề
trong việc hướng dẫn sinh viên tự học, nghiên cứu các học phần thuộc bộ môn
Toán trường Cao đẳng sư phạm; nội dung thể hiện quan điểm dạy học nêu và
giải quyết vấn đề, vai trò của người GV trong hoạt động tự học của người HS.
3. Đinh Thị Hồng Minh.Phương pháp dạy học Nêu và giải quyết vấn đề- một trong
những định hướng đổi mớiáp dụng phương pháp trong môn Hóa học. khoa
Công nghệ Hóa học - Đại học công nghiệp Hà Nội) áp dụng phương pháp trong
môn Hóa học.
4. Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề và vận dụng vào thiết kế, giảng dạy
chương VII "Mắt và các dụng cụ quang học" Vật lý 11 nâng cao; trong đó
người nghiên cứu trình bày tổng quan phương pháp dạy học dựa trên vấn đề,
mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn Vật lí phổ thông, những định hướng chung
của việc đổi mới PPDH môn Vật lý, thiết kế các vấn đề và định hướng tổ chức
hoạt động.
Ngoài các công trình nghiên cứu, còn những tác giả khác cũng đề cập đến dạy
học dựa trên vấn đề trong các buổi hội thảo, báo cáo tham luận liên quan đến vấn đề
đổi mới PPDH, PPDH lấy học sinh làm trung tâm như:
5. Dương Minh Quang.Một số cơ sở lý luận và yêu cầu đối với phương pháp dạy
học tích cực ở các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay; trong đó, nội dung có
đoạn đề cập đến ưu nhược điểm của dạy học dựa trên vấn đề, cách tiến hành.
6. Lê Thúy Hằng. Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả của PP lấy người học làm
trung tâm được in trong Hội thảo khoa học 11/2010 tại Đại học Sư phạm Thành

phố Hồ Chí Minh. Sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả tại các trường
Đại học và Cao đẳng Việt Nam.
7


1.2 Các khái niệm cơ bản:
1.2.1 Học
Là quá trình tương tác giữa các thể với môi trường kết quả là sự biến đổi bền
vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó.
Học3 là quá trình tiếp thu tri thức và rèn luyện kĩ năng dưới sự dạy bảo hướng
dẫn của nhà giáo. Học tập luôn đi đôi và gắn liền với hoạt động giảng dạy của nhà giáo
và hợp thành hoạt động dạy- học trong lĩnh vực sư phạm
1.2.2 Dạy
Dạy4là sự truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm mà xã
hội đã sáng tạo và tích lũy qua các thế hệ.
Là hoạt động truyền thụ kiến thức, kĩ năng cho người học của Giáo viên. Giảng
dạy luôn đi đôi và gắn liền hoạt động học tập của học sinh.
1.2.3 Dạy –học
Dạy học5 là quá trình truyền lại những kiến thức, kinh nghiệm, đưa đến những
thông tin khoa học cho người khác tiếp thu một cách có hệ thống, có phương pháp
nhằm mục đích tự nâng cao trình độ văn hóa, năng lực trí tuệ và kĩ năng thực hành
trong đời sống thực tế. Dạy- học là hoạt động diễn ra trên hai tuyến song hành giữa
người dạy và người học. Bởi vậy hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự phối
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh trên các khâu cơ bản nhất là mục
tiêu, nội dung phương pháp hay nói cách khác là khi có sự hợp tác giữa người dạy và
người học. Trong mối quan hệ này, người dạy đóng vai trò định hướng, gợi mở, cung
cấp, chỉ dẫn những điều cần thiết về mục tiêu, nội dung, phương pháp học tập,…phù
hợp với người học, còn người học tự mình chủ động xác định, lựa chọn những điều

3


Từ điển Giáo dục học, Đại học Bách Khoa, trang 201
Từ điển Giáo dục học, Đại học Bách Khoa, trang 60
5
Từ điển Giáo dục học, Đại học Bách Khoa, trang 62
4

8


cung cấp sao cho phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện riêng của mình để hoàn
thành tốt nhất yêu cầu của chương trình qui định.
1.2.4 Phương pháp dạy học:(PPDH)
PPDH 6là con đường, là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học
trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
PPDH là một thành tố của quá trình dạy học, nó có mối quan hệ phụ thuộc với
các thành tố khác của quá trình dạy học. Cụ thể là PPDH chịu sự chi phối của mục
đích, nhiệm vụ dạy học, đồng thời được qui định bởi nội dung dạy học.
Và cho đến nay nó vẫn đang là một phạm trù được các nhà lí luận dạy học quan
tâm. Có nhiều khái niệm khác nhau về PPDH:
 PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ
giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (Iu.K.Babanxki, 1983).
 PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ
chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội
dung học vấn (I.Ia. Lecne, 1981).
1.2.5 Hình thức tổ chức dạy học (HTTCDH)
HTTCDH 7 là cách tiến hành tổ chức hoạt động dạy- học theo chế độ và trật tự
nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. Hình thức tổ chức dạy- học
phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy- học, trong đó phải tính đến
đảm bảo tính tích cực, chủ động của người học, hướng dẫn người học tự khám phá ra

những tri thức khoa học, rồi tự biến chúng thành những tri thức và kỹ năng của mình
bằng con đường phù hợp nhất với tư chất của riêng mình.
Tùy theo lứa tuổi, tính chất, nội dung mà áp dụng các hình thức tổ chức dạy học
khác nhau: nghe giảng, tự học, thảo luận, thực hành, tham quan, hoạt động,… các hình
thức này có thể tổ chức theo lớp, nhóm hay cá nhân.
6

Nguyễn Văn Tuấn. Giáo trình Phương pháp Giảng dạy. Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
2007, trang 89
7
Từ điển Giáo dục học, trang 186

9


1.2.6 Nhiệm vụ- công việc
Một nghề bao gồm nhiều nhiệm vụ và công việc
Nhiệm vụ: là trách nhiệm được giao trong hoạt động nghề nghiệp cụ thể mà
người lao động cần phải hoàn thành trong một khoảng thời gian và điều kiện thực tế
nhất định.
Công việc: là một hệ thống các thao tác hoặc hành động cụ thể nhằm hoàn thành
một nhiệm vụ nhất định.Ví dụ nghề thiết kế thời trang có công việc vẽ mẫu, chọn mầu
vải theo ý tưởng vv...
Để hoàn thành một nhiện vụ trong nghề nghiệp có thể người lao động phải
thựchiện một hay một số công việc cụ thể. Chẳng hạn, để thực hiện nhiệm vụ giảng
dạy và giáo dục học sinh học nghề theo chương trình qui định, giáo viên phải thực hiện
nhiều công việc như : soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu , viết đề cương bài giảng, thiết
kếphương tiện dạy học, trao đổi tiếp xúc tìm hiểu học sinh vv…
1.2.7 Vấn đề
Vấn đềlà khái niệm dùng chỉ những nhiệm vụ nhận thức mà học sinh cần đạt

được. Muốn đạt được nhiệm vụ nhận thức đó, học sinh không chỉ hoạt động bằng
những tri thức, kinh nghiệm có sẵn có hoặc bằng hành động bắt chước theo khuôn mẫu
mà phải có hành động và suy nghĩ sáng tạo. Kết quả là sau khi giải quyết được vấn đề
thì học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức và hành động mới.
Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chưa có sẵn qui
luật cũng như những tri thức kỹ năng chưa đủ để giải quyết mà còn khó khăn, cản trở
cần vượt qua. Một vấn đề được đặc trưng bởi 3 thành phần:
 Trạng thái xuất phát: không mong muốn
 Trạng thái đích: mong muốn
 Sự cản trở
Vấn đề là một vật cản trở, trở ngại trong quá trình đạt đến kết quả của một mục
tiêu, mục đích cụ thể nào đó.

10


Hình 1.1 Ba thành phần đặc trưng của một vấn đề
Vấn đề có nghĩa bao hàm chỉ là một tổ hợp những nhiệm vụ nhất định, đòi hỏi
người nghiên cứu phải thưc hiện giải quyết các nhiệm vụ đó.
Bảng 1.1 So sánh vấn đề và nhiệm vụ
Vấn đề

Nhiệm vụ

Xuất hiện khi các nhân đứng trước một Khi giải quyết nhiệm vụ đã có sẵn trình tự
mục đích muốn đạt tới, nhận biết một và cách thức giải quyết và cũng có sẵn
nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết kiến thức kỹ năng đầy đủ để giải quyết
bằng cách nào, chưa đủ phương tiện tri nhiệm vụ đó
thức, kỹ năng để giải quyết


Vấn đề dùng trong trong dạy học có thể được phân chia thành năm loại sau:


Dạng 1: Vấn đề được giáo viên và học sinh biết cả về nội dung, phương
pháp và giải pháp. Dạng này dùng để kiểm tra những điều học học đã được học
hoặc đã được làm quen.

 Dạng 2: Vấn đề được giáo viên và người học biết về nội dung. Ví dụ các bài
mới trong SGK. Về phương pháp và giải pháp, giáo viên nắm rõ còn học sinh
chưa biết và họ cần đưa ra quan điểm riêng.
 Ví dụ: Giải thích nguyên nhân xe Wave Alpha đang chạy lên dốc, khi tăng
ga đột ngột tiếng xe nổ không đều, sau đó tắt máy.

11


×