Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.17 KB, 23 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã hơn 80 năm trôi qua kể từ ngày phong trào Thơ mới ra đời. Trải qua bao
cuộc thăng trầm trong sự nhìn nhận, đánh giá, đến nay Thơ mới đã tự khẳng định vị
thế của mình trên tiến trình lịch sử văn học dân tộc, trở thành mối quan tâm của nhiều
thế hệ người đọc và thế hệ các nhà nghiên cứu – phê bình.
Sánh ngang cùng những tên tuổi sáng chói như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân
Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử… Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương
xứng đáng có một vị trí vinh dự trong những thi nhân xuất sắc nhất nền thơ Việt Nam
nói chung và phong trào Thơ mới nói riêng.
Cảm thức về thân phận là tâm trạng chung của cả một thế hệ thanh niên trí thức
tiểu tư sản những năm 1932 – 1945. Đó là tiếng nói của những con người luôn day
dứt về thân phận, đau đớn về thời thế, về tài năng uổng phí, công danh lỡ dở. Cảm
thức về thân phận trong thời đại bấy giờ là một biểu hiện của ý thức cá nhân, ý thức
khao khát sống và cống hiến của cả một thế hệ. Tìm hiểu về cảm thức thân phận là
thấy được một phần giá trị nhân đạo, nhân văn của phong trào Thơ mới.
Ở mỗi một tác giả, cảm thức về thân phận được thể hiện với đa dạng sắc thái
khác nhau. Vậy mà trong sâu thẳm tâm hồn của hai thi sỹ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng
Chương, người đọc lại nhận thấy những nét đồng điệu. Qua thi phẩm của họ, người
đọc đều có chung một cảm nhận về một “cái tôi” tha hương, lạc loài, giang hồ, cô
đơn, đau khổ trong tình yêu, trong sự nghiệp, trong cuộc đời.
Đến với đề tài “Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính và Vũ Hoàng
Chương trước năm 1945”, người viết mong muốn làm sáng tỏ giá trị nhân văn tỏa
ra từ tâm hồn của hai thi sỹ. Từ đó, luận văn muốn góp thêm tiếng nói khẳng định
hồn thơ độc đáo của hai tài năng thi ca trong phong trào Thơ mới 1932 -1945.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu về thơ của Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương
2.1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính
Trước Cách mạng 8/ 1945
Phần lớn những sáng tác THƠ có giá trị của Nguyễn Bính được ra đời trong giai
đoạn này, và đương thời ông đã nhận được sự mến mộ của đông đảo người đọc. Tuy


1


nhiên, sự quan tâm của giới nghiên cứu đến với thơ ông chưa nhiều. Điều này đã
được Hoài Thanh lý giải trong “Thi nhân Việt Nam” như sau: “…Cái đẹp kín đáo của
những vần thơ Nguyễn Bính, tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc, khó lọt
vào con mắt các nhà thông thái thời nay”. Việc nghiên cứu về tác giả Nguyễn Bính
chỉ mới dừng lại ở những nhận định mở đầu mang tính khái quát.
Sau Cách mạng 8/ 1945 đến 1975
1945 – 1954, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, thơ Nguyễn Bính ít được quan
tâm. Đó cũng là tình trạng chung đối với các tác giả trong phong trào Thơ mới. Sau
biến động của vụ báo Trăm Hoa, Nguyễn Bính dường như càng im hơi bặt tiếng trên
văn đàn.
Ở miền Bắc, trong một số công trình viết về Thơ mới vào những năm 60 của thế
kỷ trước, thơ Nguyễn Bính chỉ được điểm qua và sự khẳng định của người viết còn
hết sức dè dặt. Ở miền Nam, Nguyễn Bính được nhắc tới nhiều hơn trên các báo, tạp
chí và xuất hiện trong một số cuốn sách. Tuy nhiên, để nói tới một công trình nghiên
cứu xứng tầm với Nguyễn Bính thì chưa có.
Từ 1975 đến nay
Sau đổi mới 1986, chính sách mở của văn nghệ đã tạo điều kiện cho giới nghiên
cứu được tung cây bút trong bầu khí quyển tự do thực sự. Thơ Nguyễn Bính được
nghiên cứu rất rầm rộ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hàng loạt những tuyển
tập thơ và những cuốn sách viết về cuộc đời, con người, đặc sắc sáng tạo của thi nhân
được liên tục xuất bản.
Rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học như Tô Hoài, Hà Minh Đức, Chu
Văn Sơn, Lại Nguyên Ân, Đỗ Lai Thúy, Tôn Phương Lan, Nguyễn Đăng Điệp, Lê
Quang Hưng…đã viết về Nguyễn Bính với tình cảm yêu mến, trân trọng và cảm
phục. Thơ Nguyễn Bính đã được khai thác khá sâu sắc trên nhiều phương diện. Vị trí
của Nguyễn Bính trên thi đàn đã được khẳng định vững chắc.
2.2.2. Khái quát lịch sử nghiên cứu về thơ Vũ Hoàng Chương

Trước Cách mạng 8/1945
Giai đoạn này những sáng tác của Vũ Hoàng Chương chưa được chú ý nhiều.
“Thi nhân Việt Nam” của tác giả Hoài Thanh và “Nhà văn hiện đại” của Vũ Ngọc
2


Phan là những cuốn sách đầu tiên có ý kiến đánh giá về thơ Vũ Hoàng Chương.
Trong những nhận định mang tính khái quát về Vũ Hoàng Chương, giữa hai nhà
nghiên cứu đã thể hiện những quan điểm đánh giá trái chiều.
Sau Cách mạng 8/1945 đến 1975
Thơ Vũ Hoàng Chương bắt đầu được chú ý, đồng thời xuất hiện nhiều hơn
những quan điểm nhìn nhận, đánh giá không đồng nhất.
Ngoài Bắc, tình hình nghiên cứu không sôi nổi bằng trong Nam, những bài viết
về Vũ Hoàng Chương còn hạn chế về số lượng, bị chi phối nhiều bởi quan điểm
chính trị. Tiêu biểu có cuốn “Văn học lãng mạn Việt Nam”, ra đời năm 1966. Đứng
trên quan điểm phê bình Macxit, tác giả đã có cái nhìn tương đối tiêu cực đối với thơ
Vũ Hoàng Chương. Ở miền Nam, tên tuổi và các sáng tác của Vũ Hoàng Chương
xuất hiện nhiều trên báo, tạp chí. Tiêu biểu là Tạp chí Văn học Sài Gòn.

Ngoài

ra, thơ Vũ Hoàng Chương còn được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu của
các tác giả như Nguyễn Tấn Long, Nguyễn Hữu Trọng, Uyên Thao, Tạ Tỵ.
Từ 1975 đến nay
Sau 1975, đặc biệt từ sau đổi mới đến nay, khi cái nhìn đối với Thơ mới trở nên
cởi mở, khách quan, thì thơ Vũ Hoàng Chương cũng được nhắc đến nhiều hơn trên
văn đàn, việc đánh giá thơ ông đã có nhiều chiều hướng tích cực.
Năm 1992, Đỗ Lai Thúy cho ra mắt độc giả cuốn “Con mắt thơ” (Phê bình
phong cách Thơ mới). Đây là công trình đầu tiên có một bài viết công phu, tỉ mỉ về
Vũ Hoàng Chương và thơ ông. Năm 1997, cuốn Một thời đại trong thi ca (về phong

trào Thơ mới 1932 -1945) được xuất bản. Trong đó, tác giả của cuốn sách đã dành
một phần dung lượng để viết riêng về “Thơ tình Vũ Hoàng Chương”. Năm 1998,
trong cuốn “Tinh hoa Thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm”, tác giả Lê Quang Hưng đã
có một bài viết rất hay về “Say” – thi phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất trong sáng
tác của thi sỹ họVũ.
Ngoài ra, trên các trang mạng văn học trong và ngoài nước, hàng loạt các bài
viết về Vũ Hoàng Chương được đăng tải. Số lượng tương đối nhiều, song chưa đạt
được những thành tựu đáng kể.
3


2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề “cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn
Bính, Vũ Hoàng Chương trước 1945”.
Vấn đề “cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương” đã
được đề cập xa gần trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.
Trong giới hạn tài liệu hiện có và sự nắm bắt của bản thân, người viết xin dẫn ra đây
một số ý kiến tiêu biểu nhất.
2.2.1. Trong “Mười gương mặt văn nghệ”, tác giả Tạ Tỵ đã có những lời
đánh giá về Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương:
“Sinh ra trong một hoàn cảnh khốn khó không đủ phương tiện ăn học, lớn lên
Tình Yêu làm thui chột ước mơ, ở lãnh vực Thi Ca Bính cũng không làm sao thoát ra
khỏi khuôn thước tầm thường của nhân thế. Nhưng đó không phải là cái dở mà chính
là sự may mắn cuối cùng mà Thượng Đế dành cho Bính, tuy rằng sự may mắn đó
Bính phải trả bằng nước mắt với muôn vạn nhục nhằn. Sự lỡ dở do Tình Yêu, do cuộc
đời, do bạn hữu, do bản thân tạo nên, tất cả như tan vào nhau để làm cho tiếng thơ
buồn của Bính vút lên rồi toả ra những làn ánh sáng kỳ diệu giữa trời thơ nước Việt
hôm qua, hôm nay và mãi mãi.” [67]
“ Sự “đầu thai lầm thế kỷ” mà Vũ đã viết ra, hét to lên trong cơn mê loạn của thể
xác, trong nỗi vò xé của tâm linh trước cuộc sống nghẽn lối, trước cơn bi phẫn của
con chim bị trúng tên rã cánh, nhìn trời cao mà không vút lên được, nhìn trái ngọt mà

không vừa an hưởng, nhìn thân phận trôi đi, trôi đi như ảo ảnh để nuối tiếc giấc mơ
thành bướm thuở nào.”[67]
2.2.2. Nhà phê bình Thanh Việt trong bài viết “Tình yêu trong thơ Nguyễn
Bính” có đoạn ghi:
“Thơ Nguyễn Bính là tiếng lòng buồn bã, lỡ làng của trái tim đang thổn thức yêu
đương và đến với người đọc như một cô gái quê kín đáo, duyên dáng. Thơ tình Nguyễn
Bính được nhiều bạn đọc yêu mến ở cả nông thôn và thành thị, miền Bắc và miền Nam
cũng bởi tính chất mộc mạc, sâu sắc, tế nhị, hợp với phong cách Á Đông.”[tr162/31]
Cũng trong bài viết này, tác giả Thanh Việt đã có đoạn so sánh giữa thế giới tình
yêu trong thơ Nguyễn Bính với thế giới tình yêu trong thơ Vũ Hoàng Chương:

4


Thế giới quan chi phối sáng tác của nhà thơ. Vũ Hoàng Chương trốn vào tình
yêu nhưng tình yêu ấy xen nhiều nhục thể và không có chỗ bám víu nào vững chắc,
đi ra ngoài cuộc đời. Nguyễn Bính không ở trong tình cảnh thoát ly, nhà thơ vẫn gắn
bó với cuộc đời. Sự tưởng tượng trong thơ tạo nên một thế giới ảo gần gũi với cuộc
đời thật và có mối liên hệ với cuộc đời thực.[31]
2.2.3. Trong cuốn “Một thời đại trong thi ca” của tác giả Hà Minh Đức có đoạn viết:
“Vũ Hoàng Chương không tìm được sự hòa hợp với cuộc đời chung cho dù là
một khoảnh khắc và một mảnh đất riêng tư nào. Chuyện thành bại trực tiếp là ở tác
giả song cũng có nguyên nhân sâu xa trong đời. Thời cuộc lúc này như vây hãm mọi
người trong vòng tù túng, tước bỏ những khả năng và uốc mơ sáng tạo. Chính Xuân
Diệu cũng phải thốt lên “Chúng ta nay trong cuộc thế ao tù” và Huy Cận cũng cầu
mong sự giải thoát ở Thượng đế. Tù hãm, bơ vơ, chốn trần thế này chẳng còn hứa
hẹn một điều gì. Vũ Hoàng Chương đã nói lên cảm giác lạc loài của một kẻ không
tìm thấy những mối liên hệ với cộng đồng và rơi vào tình trạng mất phương hướng,
buông xuôi như con thuyền mặc cho đời vỗ sóng.” [tr219/15]
2.2.4. “Ba đỉnh cao thơ mới” của nhà phê bình Chu Văn Sơn là một công trình

nghiên cứu khá đầy đủ về Nguyễn Bính, tác giả cuốn sách đã có những lời đánh giá
rất sâu sắc về thơ ông:
“Nguyễn Bính là tiếng lòng bất an của anh chàng tiểu nông, là tiếng lòng bất an
của thời đại. Đứt rễ khỏi đất cũ, chưa bén rễ vào đất mới, lòng thời héo hon, lá thời
héo úa. Nguyễn Bính là tiếng lòng héo hắt của cuộc biên thiên kia [131]…Cái tôi
Nguyễn Bính từ bỏ quê để luôn khắc khoải nhớ quê, tìm vào đô thị để chán chường
đô thị, tìm kiếm công danh chỉ gặp dở dang, theo đuổi tình duyên chỉ gặp lỡ làng; dứt
bỏ bồn phận để chạy theo khát vọng: bổn phận không tròn, khát vọng ta vỡ. Cái gì
của ó cũng lỡ dở. Cho nên Nguyễn Bính là cái tôi lỡ dở của thời đại ấy. Tôi cho rằng
chính Nguyễn Bính chứ không phải ai khác, mới là nhà thơ mang đầy đủ tấn bi kịch
của thời đại mình – một tâm trạng bất đắc trí mênh mông dằng dặc.”[tr144/68]
2.2.5. Tác giả Đoàn Đức Phương trong công trình “Nguyễn Bính hành trình
sáng tạo thi ca” có đoạn viết về Nguyễn Bính như sau:
“Thật đúng khi có ý kiến cho rằng Nguyễn Bính là người lái đò qua lại giữa hai
bờ nông thôn và thành thị trên khúc sông của buổi giao thời: “Bỏ lại vườn cam bỏ
5


mái gianh/ Tôi đi dan díu với kinh thành” (Hoa với rượu). Nguyễn Bính thường coi
hành động bỏ lại vườn cam để ra sống ở kinh thành của mình là chuyện lỡ bước sang
ngang và bản thân ông là chim kìa đàn. Với một thôn dân như ông, khuôn mặt thành
thị hiện ra thật xa lạ, nó mang nghĩa đối lập với nông thôn (phồn hoa đối thanh đạm,
xứ người đối quê mình), nó gắn liền với những gì dễ đổi thay, bất an, tha hóa… Tất
cả những điều đó tạo cho con người cảm giác lạc loài, bơ vơ và lo âu mà Nguyễn
Bính định danh đó là sầu đô thị.”[49]
Nhìn lại khái quát lịch sử nghiên cứu về hai tác giả Nguyễn Bính, Vũ Hoàng
Chương, có thể thấy: Riêng về Nguyễn Bính, tuy được giới nghiên cứu hết sức quan
tâm, nhưng vấn đề “cảm thức thân phận” hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ. Đã có nhiều cuốn sách, bài báo, khóa luận xa gần nói đến vấn đề
này nhưng chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó. Đối với Vũ Hoàng Chương, như trên

đã thấy, lịch sử nghiên cứu về thi nhân chưa nhiều, và chủ yếu mới tập trung vào
mảng đề tài “tình yêu”, “thú say”, hoặc thẩm bình một số bài thơ tiêu biểu của tác
giả. Tính đến thời điểm này, vấn đề “cảm thức thân phận” trong thơ trước 1945 của
hai thi sỹ vẫn đang bỏ ngỏ và là đề tài đáng được quan tâm. Đặc biệt, việc nghiên cứu
một cách sóng đôi cảm thức thân phận của cả hai thi sỹ (vốn rất khác nhau về phong
cách) thực sự là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là các tập thơ của hai tác giả Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương sáng tác trong
thời kì trước Cách mạng tháng Tám:
Nguyễn Bính: Lỡ bước sang ngang (1940), Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân
(1941), Một nghìn cửa sổ (1941), Người con gái ở lầu hoa (1942), Mây tần (1942),
Mười hai bến nước (1942).
Vũ Hoàng Chương: Thơ say (1940), Mây (1943).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn xác định giới hạn phạm vi nghiên cứu chủ yếu là “Cảm thức thân
phận trong thơ” của hai thi sỹ Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương trong những
tập thơ nêu trên.
6


4. Nhiệm vụ của đề tài:
4.1. Xác định khái niệm cảm thức thân phận và phân tích cơ sở hình thành nên
cảm thức ấy trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương.
4.2. Phân tích những biểu hiện của cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính,
Vũ Hoàng Chương.
4.3. Tìm hiểu phương thức thể hiện cảm thức thân phận của hai nhà thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
5.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu

5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
5.4. Phương pháp lịch sử
5.5. Phương pháp hệ thống
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, Phần nội dung của luận văn
bao gồm ba chương chính như sau:
Chương I: Khái niệm cảm thức thân phận. Những nhân tố tạo nên cảm thức
thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương
Chương II: Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương
nhìn về mặt phương thức biểu hiện
Chương III: Phương thức biểu hiện cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính,
Vũ Hoàng Chương
CHƯƠNG II
NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CẢM THỨC THÂN PHẬN
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, VŨ HOÀNG CHƯƠNG
1. Cảm thức cô đơn, lạc loài
Sống trong thời đại đầy những biến động đau thương của đời sống xã hội, thế hệ
thanh niên trí thức tiểu tư sản Việt Nam đấu thế kỷ XX vấp phải bi kịch đổ vỡ lý
tưởng, mất phương hướng trước cuộc đời. Sự ra đời và lên ngôi của chủ nghĩa cá
nhân càng dần đẩy sâu con người chìm vào những bế tắc, chán chường.
7


Ngay từ khi mới xuất hiện, trong những vần thơ của Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng
Lư…. đã nhuốm màu tâm trạng ấy. Đến những sáng tác của Xuân Diệu, Huy Cận,
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, chủ nghĩa
cá nhân đã đi được một chặng đường khá dài, cái tôi trữ tình rơi vào trạng thái cô
đơn, lạc loài đến tận cùng. Trong cảm thức của mỗi thi nhân, tâm trạng chung đó lại
được biểu hiện với nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau.
Con người trong thơ Nguyễn Bính tồn tại sự bất biến một cách có ý thức, giữ

mãi nét chân quê. Nhà thơ tôn thờ quá khứ đến mức chối từ mọi sự đổi thay của
thời thế, trong khi đến cả ông giời cũng đổi thay. Không đơn giản là chối bỏ, mà
một cách tự nhiên nhất, con người ấy không thể tiếp nhận cuộc sống mới, vì thế
mà trở nên lẻ loi, lạc loài. Nhân vật trữ tình trong thơ Vũ Hoàng Chương cũng là
con người lạc lõng, khép lòng trước hiện tại, hướng về những giá trị truyền thống.
Đây chính là điểm chung trong cảm thức về thân phận của hai nhà thơ.
Tuy nhiên, giữa chàng trai thôn dân Nguyễn Bính, với chàng trai thị thành Vũ
Hoàng Chương, cảm thức thân phận cô đơn lạc loài vẫn mang nhiều điểm khác
biệt độc đáo.
Nếu như Nguyễn Bính hướng về với ngày xưa của nông thôn Việt Nam mà chối
bỏ thị thành, thì dường như Vũ Hoàng Chương lại đề cao những giá trị mang tính
khuôn thước, cổ kính của văn hóa Đông phương.
Nếu như Nguyễn Bính vấp phải bi kịch của một kẻ thôn dân bị vứt bỏ giữa chốn
thị thành, không thể nhập cuộc mà trở nên lạc lõng, thì Vũ Hoàng Chương lại vấp
phải bi kịch của một con người luôn ý thức cao về cá nhân, muốn được đem cái tài
của mình ra khẳng định với đời nhưng không được thỏa mãn nên cảm thấy bơ vơ, lạc
loài như kẻ “đầu thai lầm thế kỷ”.
Những năm tháng tuổi thơ sống gắn bó với miền quê thôn Vân đất mẹ đã nuôi
dưỡng tâm hồn dung dị, mộc mạc trong Nguyễn Bính. Những tư tưởng và nếp sinh
hoạt bao đởi đã ăn sâu trong thi sỹ từ rất sớm. Buổi giao thời với những đổi thay của
đời sống xã hội đã khiến chàng trai thôn dân Nguyễn Bính dứt áo từ bỏ “vườn cam”,
“mái gianh” để đi “gian díu với kinh thành”, mong ước xây mộng đẹp đời mình.
Nhưng một kẻ nặng lòng với quá khứ như Nguyễn Bính tuy háo hức với những cái mới
8


đang hình thành, vẫn không thoát khỏi nỗi niềm khắc khoải, day dứt trước những giá trị
cũ đang mất đi. Bước chân vào đời sống đô thị với nhiều hi vọng và mơ ước, nhưng
Nguyễn Bính ngày càng trở nên xa lạ, lạc lõng trước sự tha hóa và đổi thay của nó. Mà
trước hết là ở sự đổi thay của tình người, trong đó có tình cảm bạn bè, tình yêu đôi lứa.

Gía trị của đồng tiền ngày càng lẫn át những giá trị nhân văn tốt đẹp khác, và đó cũng là
lúc Nguyễn Bính nhận ra cái bạc, cái bất hạnh của kiếp đời thi sỹ. “Sự cô đơn, lòng sầu
xứ, tâm trạng lưu đày, nỗi bế tắc, cảm giác không hòa nhập được với cuộc sống phồn
hoa đã mang tới cho cái tối trữ tình Nguyễn Bính hơi thở chua chát, thê lương và đốt
cháy lên ngọn lửa khao khát ngày về”. Con người ấy mặc dù không thể hòa nhập với
thị thành, nhưng từ sâu thẳm tâm hồn, cát bụi kinh thành đã tạo nên khoảng cách lớn
giữa Bính với thôn quê, khiến Nguyễn Bính khao khát mà chẳng thể trở về. Thi sỹ
mang nặng mặc cảm tha hương, bất nghĩa lỗi đạo. Cảm thức cô đơn, lạc loài trong
thơ Nguyễn Bính gắn liền với cảm thức tha hương.
Xuất thân từ gia đình quan chức, sống trong nhung lụa từ thuở lọt lòng, lại được
học hành đủ đầy bằng cấp, nên trong dòng máu của chàng thanh niên họ Vũ vốn chứa
đựng chút tự tin, kiêu ngạo. Giữa cuộc đời tẻ nhạt, tầm thường, cái tôi kiêu ngạo ấy
không có chỗ đứng, nó càng ý thức về mình lại càng trở lên xa lạ, lạc lõng, sống giữa
đời mà như vô nghĩa, bơ vơ như kẻ đầu thai lầm thế kỷ:
Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ.
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
(Phương xa)
Vũ Hoàng Chương chọn cách ra đi để tìm lý tưởng đời mình, nhưng càng đi
càng mất phương hướng. Như con thuyền nhỏ lênh đênh giữa biển cả mênh mông, có
lúc Vũ bất lực buông xuôi cuộc đời mình cho số phận, chẳng còn “xá gì phương
hướng nữa”. Nhưng một kẻ vẫn luôn thiết tha với cuộc đời thì trong sâu thẳm tâm
hồn vẫn nhiều khi nhen lên niềm hi vọng mỏng manh. Theo thời gian, trước sự va
đập phũ phàng của thực tế đời sống, bao nhiêu hi vọng và niềm tin ban đầu đều bị
dập tắt. Vũ rơi vào tuyệt vọng với nỗi sự đau khổ tận cùng. Thi nhân tìm đến rượu,
thuốc phiện như một liều thuốc tinh thần. Cuối cùng thì nỗi đau trong lòng nhà thơ
vẫn hằn in nhức nhối, không thứ gì có thể giải tỏa được.
9


Sao lòng ta đêm nay buồn không thể nguôi?

Niềm u uất dâng cao hề tháng ngày trôi xuôi.
(Túy hậu cuồng ngâm)
2. Cảm thức về ái tình đau khổ
Cũng như nhiều thi nhân ngày ấy, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương tìm cho
mình lối thoát trong tình yêu – con đường thoát ly quen thuộc của Thơ mới. Nhưng
sống giữa cuộc đời muôn vàn nỗi đau khổ, tình yêu cũng không đủ sức cứu cánh cho
những tâm hồn ấy. Hay như lời Hoài Thanh: “….động tiên đã khép, tình yêu không bền,
điên rồi lại tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ…”, họ trở thành con người thất bại, lỡ làng, mất mát
trong tình ái.
Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương bước đời mình vào yêu đương với những trái
tim chân thành, nồng cháy, yêu bằng tất cả sự thơ ngây và bằng cả những trải
nghiệm. Hai chàng thi sỹ ấy đã hiến dâng cho vị thần tình ái trọn vẹn trái tim si mê,
rạo rực của tuổi trẻ, nhưng hạnh phúc không thân thiện mỉm cười với họ.
Thơ Nguyễn Bính viết nhiều về tình yêu, nhưng không mấy khi người ta bắt gặp ở
đó nụ cười mãn nguyện mà chỉ thấy nhiều buồn đau và nước mắt. Bởi phần lớn những
cuộc tình là đơn phương thầm lặng, hoặc người ta bỏ nhà thơ mà đi, cho nên cái ấn
tượng về sự khổ đau nó hằn in trong tâm trí, đi vào thơ một cách tự phát. Con tim đa tình
kia đã bao lần trao gửi, nhưng không nơi nào cho nó một bến đỗ bình yên. Hết lần này
đến lần khác, trái tim đa cảm ấy rơi vỡ và ngày càng mang nhiều thương tích.
Yêu thương và oán hận, Nguyễn Bính yêu say mê, đắm đuối để rồi khi người ta
phụ bạc, bao nhiêu yêu thương ấy uất nghẹn thành nỗi căm hận, có khi bật ra thành
tiếng chửi cay đắng, thái độ bất cần. Thi nhân viết những câu thơ đầy mỉa mai gửi
đến người đã cùng chung mộng uyên ương một thời. Nhưng trong sâu thẳm lòng thi
sỹ, vẫn nhiều đêm dâng lên nỗi niềm chua chát. Đằng sau những lạnh nhạt, mai mỉa
bên ngoài, là cả nỗi niềm suy tư, sầu muộn, cả thế giới niềm tin đổ vỡ. Dù có đôi khi
Nguyễn Bính viết những lời thơ gay gắt, nhưng nhìn lại, cái buồn đau trong thơ ông
phần nhiều là sâu lắng, ngậm ngùi, tủi khổ.
Ở vào chặng đường cuối của Thơ mới, khi cái tôi cá nhân đã rơi vào tình cảnh
bế tắc cực độ, những bài thơ tình của Vũ Hoàng Chương dường như rơi vào trạng
10



thái tuyệt vọng, nỗi đau dằng xé, day dứt, có những lúc tê dại, mê man. Suốt mười
năm, hai mươi năm, ba mươi năm, Vũ Hoàng Chương vẫn khắc ghi trong tâm trí hình ảnh
một người con gái. Yêu và chung thủy đến tuyệt đối, tình yêu với Vũ là nguồn sống,
nguồn năng lượng duy nhất để cứu rỗi linh hồn đầy chán nản, bế tắc trước cuộc đời. Và lý
tưởng sống đó đã tiêu tan, vào cái ngày mười hai tháng sáu - ngày người yêu đi lấy chồng.
Tuyệt vọng đến không cùng, chàng xây nấm mồ tình yêu để nó ngủ yên trong dĩ
vãng. Nhưng con tim không làm theo lý trí, Vũ chỉ chôn nổi đời mình, mà không
chôn nổi tình yêu. Nước mắt chàng trai trẻ vẫn chảy dài mỗi đêm, giọt nước mắt mặn
mòi nhỏ xuống vết thương tình ái làm nó càng thêm xót xa, đau đớn.
Bao nhiêu cố gắng trong đời thực không đáp đền cho thi sỹ một tình yêu hạnh phúc
tuyệt đối. Trốn vào cõi mộng là phương cách hóa giải nỗi đau mà nhiều thi nhân Thơ
mới ngày ấy cũng tìm đến. Nhưng khác với những nàng tiên lộng lẫy, với cảnh thiên thai
trong mộng của Thế Lữ, thế giới mộng của Vũ Hoàng Chương là những quỷ, ma, hồn.
Tìm đến với tình yêu trong cõi mộng cũng là một thể nghiệm của thi nhân trên con
đường tìm kiếm sự hòa hợp. Nhấn chìm hồn mình trong ảo mộng, thơ Vũ dần tiến đến
bến bờ của chủ nghĩa siêu thực. Nhà thơ dường như vứt bỏ hoàn toàn thực tại, siêu thoát
mình vào cõi hư vô. Từ Say đến Mây, thơ Vũ Hoàng Chương đã đi một bước khá dài.
Vào chặng đường cuối của Thơ mới, sự chạy trốn, chối bỏ thực tại đến tuyệt cùng đã thể
hiện con đường bế tắc không thể giải thoát của chủ nghĩa cá nhân.
Trước thực tại tình yêu đầy bất hạnh, Nguyễn Bính cũng tạo cho mình một thế
giới mơ. Trong đời thực người ta không yêu nhà thơ, Nguyễn Bính mơ để yêu và
được yêu. Nhưng trạng thái mơ của Nguyễn Bính vẫn có nét thực tế, nó gắn liền với
không gian sống của con người, xuất phát từ chính những khát khao hạnh phúc lứa
đôi của thi nhân, chứ không chập chờn như giấc mộng liêu trai của Vũ Hoàng
Chương. Ngoài những giấc mơ gắn liền với đời thực, có lúc trong thơ Nguyễn Bính
xuất hiện những giấc mơ mang tính chất huyền mộng. Như trong bài thơ Cô hái mơ,
Người hàng xóm. Từ giấc mơ giàu tính chất đời thường, đến giấc mơ huyền mộng là
một chặng đường biến đổi trong hồn thơ Nguyễn Bính. Những ước mơ tươi đẹp,

nhiều nét chân thực, sinh động khởi phát từ một tâm hồn tuổi trẻ giàu niềm tin và hi
vọng vào cuộc sống. Cái mơ ấy có phần tỉnh táo của lý trí, vừa là ao ước, vừa là dự
11


định trong đời. Nhưng trước những va đập lạnh lùng của đời sống, ước mơ đó trở
thành giấc mộng xa vời. Trái tim thi sỹ dần nhuốm đầy khổ đau, ngày càng trở nên cô
đơn tận cùng, tạo thành một ấn tượng, ám ảnh trong vô thức. Bởi vậy, mà một cách tự
phát, giấc mơ của Nguyễn Bính hướng về mộng ảo, tự phân đôi mình để có đối tượng
tâm tình. Tuy nhiên, có thể nói rằng, từ giấc mộng trong thơ Nguyễn Bính đến giấc
mộng trong thơ Vũ Hoàng Chương còn là một khoảng cách lớn.
3. Cảm thức về công danh lỡ lở, tài năng uổng phí
Là những thanh niên trí thức tiểu tư sản, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương đều
được học hành đầy đủ, am hiểu về chữ nghĩa, văn chương. Và như bao thanh niên trẻ
ngày ấy, họ sớm mang trong mình nhiệt huyết, khát vọng thành danh. Giữa thời đại
cái tôi lên ngôi, họ càng khao khát hơn được khẳng định tài năng, vị thế của mình
trong xã hội. Nhưng chính cơn chuyển mình đầy biến động của thời thế, đã đẩy
những con người ấy vào biết bao bi kịch. Họ lâm vào cảnh ngộ của những con người
đổ vỡ lý tưởng, uổng phí tài năng, công danh lỡ dở.
Đọc thơ Nguyễn Bính, người ta thấy ông mơ nhiều tới hình ảnh Quan Trạng.
Giấc mộng Trạng nguyên là ước mơ thành danh bao đời của các chàng Nho sinh
trong xã hội cũ.
Sớm được tiếp thu nền Hán học uyên thâm từ Người cậu Bùi Trình Khiêm, lại
sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bảng mấy đời hiển đạt, nên giấc mộng
Trạng Nguyên ám ảnh tâm tư, ước vọng của Nguyễn Bính một cách sâu sắc. Ước
muốn trở thành Trạng Nguyên trong ông không chỉ là khát vọng được khẳng định tài
năng, có một vị trí cao trong xã hội, mà có lẽ còn xuất phát từ chính cái nghèo.
Một điều dễ nhận thấy, là trong thơ Nguyễn Bính, giấc mộng công danh luôn hòa
quyện, vấn vít cùng giấc mơ ái tình. Hình ảnh Quan Trạng thường được đặt sóng đôi
cùng bóng giai nhân. Khi chàng nho sinh trở thành Quan Trạng, cũng là khi chàng có

trong tay tình yêu viên mãn. Thậm chí có lúc trong giấc mơ vinh hoa của Bính, chàng
Trạng Nguyên còn trở thành phò mã: “Ngựa bạch buông chùng áo trạng nguyên…
“Lòng Trạng lâng lâng màu phú quý” chờ “Công chúa cái trâm thả tú cầu”.

12


Thời thế nay đã đổi thay, giấc mơ của thi sỹ chỉ sống trong những ngày xa xưa.
Niềm hạnh phúc trong mơ khi ở vào đỉnh điểm của nó, lại va vấp và đổ ngã trước
thực tế phũ phàng. Cả ba con đường lý tưởng, công danh, tình yêu đều đi vào ngõ tối,
nhà thơ ngậm ngùi, cay đắng mang kiếp đời bất hạnh.
Nếu như Nguyễn Bính xây mộng đời mình với ước mơ trở thành Quan Trạng,
thì lý tưởng công danh của Vũ Hoàng Chương xuất hiện với giấc mộng “phong hầu”:
Gối vải mộng phong hầu,
Vàng son mờ gác xép
Trước Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng là những nhà
Nho có tài, bởi vỡ mộng công danh, mà dẫn đến tâm trạng u uất, bế tắc, lâm vào con
đường phá phách, ngông cuồng, hoặc đề cao triết lý hưởng lạc thậm chí tới mức cực
đoan “Nhân sinh bất hành lạc, thiên tuế diệc vi thương”.
Sinh vào buổi giao thời, Vũ Hoàng Chương được truyền thụ cả hai nền học vấn
Hán học và Tây học, ở phương diện nào thi sỹ cũng là kẻ tài hoa. Khát khao được
đem cái tài hoa khẳng định với đời, nhưng hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ không dành
cho Vũ Hoàng Chương những ưu ái. Hán học nay đã lỗi thời, Vũ không thể theo
nghiệp cha làm một ông quan huyện nghiêm trang đĩnh đạc, một mặt những tư tưởng
lãng mạn của phương Tây đã sớm thấm nhuộm tâm hồn chàng thi sỹ từ khi còn rất
trẻ, nên trong Vũ Hoàng Chương luôn khao khát một cái gì đó lý tưởng hơn, khác lạ
hơn, tài hoa hơn. về”. Đứng giữa đôi bờ thời đại, thi nhân cũng rơi vào tình trạng như
Nguyễn Bính, muốn tìm thấy sự cưu mang từ cả hai phía, nhưng cuối cùng chỉ rơi
vào lạc lõng, bế tắc, quay mặt bốn phương thấy chông gai mịt mù.
Cố gắng bao nhiêu mộng không thành, thi nhân chán chường, thất vọng, ngoài

nỗi đau thời cuộc, có lúc trong thơ Vũ còn viết những lời thơ bất mãn, mỉa mai chính
mình, tự cho rằng mình là kẻ bất tài vô dụng. Thậm chí, có lúc thi nhân như muốn rũ
bỏ, phá tan tất cả, buông xuôi cuộc sống, không còn thiết tha nuôi lý tưởng trong đời.
Ở chính phút giây thi nhân tuyệt vọng nhất, quyết định dứt bỏ mọi ước mơ, cố gắng,
cũng là lúc chìm vào men rượu. Con người ấy thực chất không bao giờ chấp nhận
sống vô nghĩa trước cuộc đời, nên đâu thể dễ dàng rũ bỏ mọi thứ. Sau mỗi cơn say
dài, nỗi đau trong lòng thi nhân càng thêm nhức nhối.
13


CHƯƠNG III
CẢM THỨC THÂN PHẬN
TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, VŨ HOÀNG CHƯƠNG
NHÌN VỀ MẶT PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN
1. Hình ảnh và biểu tượng
Tìm hiểu hình ảnh và biểu tượng trong thơ chính là đi vào đặc trưng cơ bản nhất
của văn học, bởi văn học phản ánh hiện thực và bộc lộ thế giới nội tâm của nhà thơ
thông qua việc xây dựng hệ thống hình ảnh và biểu tượng bằng ngôn từ nghệ thuật.
Hình ảnh thơ là những “tín hiệu nghệ thuật” thể hiện sinh động cuộc sống, kết
tinh những rung cảm mạnh mẽ trong thế giới tâm hồn của nhà thơ, vừa cụ thể, cảm
tính, vừa khái quát và có ý nghĩa thẩm mỹ.
Biểu tượng vừa là kết quả của hoạt động nhận thức vừa là phương tiện biểu đạt
của hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Biểu tượng có sức biểu hiện gây ấn tượng đậm nét
trong nhận thức của người đọc, có hiệu lực trên bình diện giá trị và tạo nên sự rung
động tình cảm thẩm mỹ.
Các nhà thơ lãng mạn của Phong trào Thơ mới (1932-1945), nhất là với Nguyễn
Bính và Vũ Hoàng Chương, hình ảnh thơ vừa kế thừa những hình ảnh của văn học
truyền thống, vừa có sự liên tưởng, sáng tạo độc đáo, từ đó đem đến những biểu hiện
mới, những rung cảm thẩm mỹ mới.
1.1 Hệ thống hình ảnh và biểu tượng biểu hiện cảm thức thân phận trong thơ

Nguyễn Bính.
Cuộc đời và sự tài hoa đã đưa Nguyễn Bính đến với thơ. Nhưng đến với thơ, trở
thành “người thơ” thì bất hạnh, đau khổ đến vô cùng! Chính vì thế, những hình ảnh
xuyên suốt các tập thơ của Nguyễn Bính khi bộc lộ và biểu hiện thân phận của đời thi
nhân, dường như đều thấm đẫm những chua chát, đau khổ cũng như cuộc đời phiêu
bạt, giang hồ của nhà thơ.
Hình ảnh chén rượu uống say để tiêu sầu là hình ảnh đậm nét trở đi trở lại nhiều
lần trong thơ của Nguyễn Bính. Mặc dù xuất hiện với tần số lặp lại khá cao, nhưng
mỗi cảnh ngộ, mỗi “câu chuyện” trong cuộc đời giang hồ của nhà thơ, rượu đã trở
14


thành hình ảnh “nói” hộ tâm trạng của thi sỹ trong những cung bậc tình cảm và
những cảnh ngộ khác nhau ấy!
Hình ảnh giọt nước mắt rơi trong nhiều dòng thơ của Nguyễn Bính cũng để lại
nơi tâm hồn người đọc những xót đau về thân phận cuộc đời của thi nhân. Nước mắt
nhà thơ rơi về một mối tình đã qua với người con gái vườn Thanh, hay khi khóc cho
một trinh nữ từ biệt tuổi đôi mươi, và cả những giọt nước mắt “Khóc vụng mỗi khi
thầm nhớ lại / Men nồng gạo nếp nước hoa cam” (Hoa với rượu) của thi nhân cũng
cho thấy biết bao cay đắng, ngậm ngùi đã đi qua cuộc đời của nhà thơ. Giọt nước mắt
trong thơ Nguyễn Bính mang ý nghĩa biểu tượng cho những đau khổ, bất hạnh mà
cuộc đời thi nhân đã đi qua.
Trong thơ Nguyễn Bính hình ảnh mang tính biểu tượng “bướm” và “hoa” được
lặp đi lặp lại nhiều lần, đã trở thành những hình ảnh và biểu tượng thể hiện cho tình
yêu lứa đôi, cho anh và em, cho chàng và nàng, đấy và đây...như thường thấy trong
ca dao. Nhưng có điều, “bướm” và “hoa” trong thơ Nguyễn Bính không mấy khi
thành đôi, nên “vợ” thành “chồng”, mà thường xa nhau.
Hình ảnh sợi tơ trong thơ Nguyễn Bính cũng mang tính biểu tượng cho tình
duyên đôi lứa. Cái sợi tơ tằm có tính vật chất đã trở thành sợi tơ tình trong thơ của
Nguyễn Bính. Trong bài thơ “Tình tôi”, nhà thơ dùng hình ảnh dây tơ để nói đến tình

cảm yêu thương của “tôi” với “nàng”. Hình ảnh “sợi tơ” đứt trên phím đàn trong bài
thơ Đàn tôi của Nguyễn Bính dường như là để thể hiện một sự thiếu hụt, trống trải
trên con đường tình duyên của nhà thi sỹ.
Cũng có không ít hình ảnh con thuyền, dòng sông, bến nước trong thơ Nguyễn
Bính. Những hình ảnh này mang tính biểu tượng cho sự lênh đênh, nổi trôi không hạn
định của cuộc đời thi nhân. Trở về với ca dao, nhà thơ tiếp nhận hình ảnh con thuyền của
ca dao, nhưng đã đem đến cho hình ảnh con thuyền một biểu tượng khác, hình ảnh con
thuyền là biểu tượng cho sự trôi dạt “ngược xuôi” không định hướng.
Ngoài ra, ta còn bắt gặp những biểu tượng khác trong thơ Nguyễn Bính, với tần
số xuất hiện tuy không nhiều, nhưng cũng để lại những ấn tượng khá mạnh trong tâm
trí người đọc như cánh chim giang hồ, cánh chim lìa đàn hoặc biểu tượng quan trạng
hay dòng sông, con đò v.v...
15


Hệ thống hình ảnh mang tính biểu tượng trong thơ Nguyễn Bính có phần nào đó
tiếp nối những hình ảnh của văn chương dân gian. Tuy nhiên, nhà thơ đã đem đến
cho hệ thống những hình ảnh và biểu tượng ấy những ý nghĩa mới trong những hoàn
cảnh cụ thể.
1.2 Hệ thống hình ảnh và biểu tượng biểu hiện cảm thức thân phận trong thơ
Vũ Hoàng Chương
Bắt gặp trong thơ Vũ Hoàng Chương nhiều nhất cũng là hình ảnh con thuyền với
những ý nghĩa và biểu tượng khác nhau. Con thuyền thực đưa thi nhân đi những
chuyến giang hồ, con thuyền mộng đưa thi nhân vào cõi mơ và thơ. Cả con thuyền
thực và con thuyền mơ đều là phương tiện để đưa tác giả chạy trốn khỏi thực tại chán
chường, bế tắc!
Không chỉ có hình ảnh con thuyền, cũng giống như Nguyễn Bính, trong thơ Vũ
Hoàng Chương cũng còn đầy vơi nước mắt! Hình ảnh giọt nước mắt trong thơ họ Vũ
biểu tượng cho sự đau khổ chung của kiếp người nghệ sỹ, và cho chính nỗi đau khổ
riêng của ái tình.

Với Nguyễn Bính người ta thấy giọt nước mắt có pha chút tủi hận của kẻ túng
nghèo, lận đận. Còn với Vũ Hoàng Chương, hình ảnh giọt lệ chảy trong thơ vẫn có
chút đài các, phong lưu, bởi gia cảnh của thi nhân họ Vũ cũng khấm khá hơn nhiều so
với nhà thơ Nguyễn Bính.
Hình ảnh nấm mồ cũng là một hình ảnh tạo cảm giác và tạo ấn tượng trong tâm
thức người đọc. Nấm mồ như một biểu tượng cho sự chôn vùi dĩ vãng, chôn vùi đi
những kỷ niệm của ái tình những ngày qua. Có thể thấy, hình ảnh nấm mồ cũng là
một trong số những hình ảnh có tần số xuất hiện khá nhiều lần trong thơ Vũ Hoàng
Chương. Nó biểu tượng cho một cái gì đó mang ý nghĩa của sự diệt vong, bi thảm.
Bên cạnh hình ảnh giọt nước mắt, hình ảnh nấm mồ cũng tạo nên một cảm giác u
buồn, đau xót trong tâm hồn, tình cảm của nhà thơ họ Vũ.
2. Ngôn ngữ và giọng điệu
Văn chương được hình thành, sáng tạo từ chất liệu ngôn từ nghệ thuật. Ngôn
ngữ thơ, do đó, cũng chính là ngôn từ nghệ thuật. Tuy nhiên, ngôn ngữ thơ vẫn có

16


những sự khác biệt, mang tính đặc trưng, đó là tính cô đọng, hàm súc. Ngôn ngữ thơ
còn mang âm hưởng, nhịp điệu và cảm xúc mãnh liệt của người viết.
Được giải phóng khỏi khuôn sáo ước lệ của thi pháp Văn học Trung đại, các
nhà Thơ mới sử dụng ngôn ngữ hết sức phong phú, sinh động. Bên cạnh sự đổi
mới về ngôn ngữ thơ, các thi nhân Thơ mới “mỗi người mỗi vẻ” về phong cách và
có giọng điệu riêng, tạo nên đã vẻ đẹp đa dạng của thi đàn thơ ca lãng mạn Việt
Nam, giai đoạn 1932-1945.
2.1 Ngôn ngữ và giọng điệu thể hiện cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính
Nguyễn Bính là nhà thơ của đồng quê, thế nên ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính như
xưa nay người ta vẫn nhận xét, đó là thứ ngôn ngữ mang hơi thơ của “hương đồng
gió nội”. Ngay khi bộc lộ cảm thức về thân phận xót xa, đau khổ và lênh đênh, giang
hồ của mình, ngôn từ giọng điệu của Nguyễn Bính cũng vẫn mang ngôn từ giọng

điệu của ngôn ngữ dân gian. Thi nhân sử dụng những vốn từ rất quê, gần gũi với đời
sống của người dân
Những bài thơ Nguyễn Bính làm trong những ngày tha hương là những bài thơ
bộc lộ rõ nhất, nhiều nhất cảm thức về thân phận buồn tủi của nhà thơ. Nhìn nhận
một cách tổng quát, thơ Nguyễn Bính thể hiện một giọng điệu rầu rĩ, xót xa, ngậm
ngùi và buồn tủi. Việc sử dụng nhiều thán từ cùng cách lặp câu khiến cho lời thơ như
nỉ non, não nề, có lúc tựa như tiếng nấc nghẹn ngào của thi nhân. Nhiều khi trong thơ
Nguyễn Bính còn gặp lối nói “đay nghiến”, hậm hực, mỉa mai qua cách dùng từ
“vâng” đầu câu thơ.
Diễn tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi ở xứ người, Nguyễn Bính đã sử dụng ngôn
từ, thành ngữ dân gian, như “xa lắc xa lơ” và “ngoảnh lại” càng làm cho giọng điệu
thơ thêm xót xa.
Lại còn có những dòng thơ, do cách ngắt nhịp 2/4 ở dòng lục và 4/4 ở dòng bát
cùng với cách gieo vần chân chặt chẽ, thế nên khi đọc mỗi câu chữ, ngôn từ và âm
điệu ta tưởng như buốt nhói đến tâm can.
2.2 Ngôn ngữ và giọng điệu thể hiện cảm thức thân phận trong thơ
Vũ Hoàng Chương
Vũ Hoàng Chương – chàng thi sỹ của say và quên, thế nên, đọc thơ của thi sỹ họ
Vũ ta như thấy, nhiều khi tâm trạng của ta như cùng hòa vào với những cơn say đủ sắc
17


màu của thi nhân. Ấy là vì Vũ Hoàng Chương đã khéo léo sử dụng ngôn từ và giọng
điệu lột tả được cái trạng thái đê mê ấy!
Bài thơ “Say đi em” có lẽ là một bài thơ bộc lộ rõ nhất tâm trạng chán chường
và thân phận cùng cực của một kẻ “lạc loài” bế tắc trong cuộc đời, đã mô phỏng trạng
thái say khướt của nhà thơ qua ngôn ngữ và giọng điệu.
Ngôn ngữ thơ của Vũ Hoàng Chương nhìn chung có sắc thái sang trọng, có
người cho là có sự tổng hòa của ngôn ngữ phương Đông và phương Tây. Những bài
thơ bộc lộ cảm thức thân phận của thi sỹ họ Vũ cũng nằm trong giọng điệu và trường

ngôn ngữ ấy.
Với Vũ Hoàng Chương, người ta nhận thấy ở đó một giọng điệu thơ mạnh mẽ,
phóng khoáng và pha chút ngất ngưởng, nhưng cũng đôi chỗ lâm ly, nghẹn ngào.
Nhà thơ sử dụng nhiều thể thơ khác nhau, như thất ngôn, ngũ ngôn và cả lục bát xen
lẫn với thể tự do, nhịp ngắn, dài tùy theo tâm trạng, đặng để mô phỏng cho được cái
nỗi “U tình”, cuộc đời “Chết nửa vời”, sống với “Con tàu say”, trong cảnh “Đời
tàn ngõ hẹp”.
Có những bài thơ thi sỹ sử dụng ngữ điệu thơ thể “ngâm” cổ điển Trung Hoa để
giãi bày thân phận, cảnh ngộ giang hồ, tàn lụi của mình. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ
ở đây rất phóng túng, được ngắt và buông bởi từ “hề” vốn có trong thơ cổ phong
Trung Hoa làm cho giọng điệu thơ vừa nhịp nhàng, nhưng cũng vừa thể hiện sự
ngông nghênh, và thái độ ngạo mạn của nhà thơ!
Với Vũ Hoàng Chương, ngôn ngữ và giọng điệu thơ tất thảy đều là để phụng sự
cho “con thuyền say” (“Mênh mông đâu đó ngoài vô tận/ Một cánh thuyền say lạc
hướng đêm”). Vì thế, nếu khảo sát những tính từ chỉ trạng thái “say” của tác giả trong
các tập thơ “Thơ Say”, “Mây”, ta sẽ thu về được một số lượng từ loại tính từ rất
phong phú. Điều này có thể là ở một công trình khác thuộc về Ngôn ngữ học.
Xuyên suốt tâm trạng và cuộc đời của Vũ Hoàng Chương là sự bất cần, phá
phách cùng với những tháng ngày “say” và “quên”. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ Vũ
thực cũng sực mùi men rượu, ngất ngưởng, “chếnh choáng, lảo đảo mà nhịp nhàng”,
đúng như con người của thi nhân vậy.
18


3. Không gian và thời gian nghệ thuật
Nếu thơ là một hình thức nghệ thuật để con người cảm nhận thế giới và cuộc sống
xã hội, thì không gian và thời gian chính là một trong những hình thức để con người thể
hiện sự cảm nhận thế giới và cuộc sống. Không gian và thời gian được xem là “môi
trường” để nghệ thuật nảy sinh, cũng là những hình thức tồn tại của thế giới nghệ
thuật. Trong văn học, không gian và thời gian nghệ thuật chủ yếu là không gian và

thời gian tâm tưởng.
Không gian nghệ thuật có thể là không gian thiên nhiên hay không gian sinh
hoạt và chúng luôn gắn liền với những tình cảm, ước mơ và khát vọng của con người.
Bên cạnh thời gian vật chất, trong văn học còn có thời gian tâm lý.
Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương là hai thi nhân của Phong trào Thơ mới lãng
mạn 1932-1945, cuộc đời hai nhà thơ này có điểm chung ở chỗ họ đều là những thi sĩ
lãng du, phiêu bạt, lênh đênh, để thả con thuyền thơ trôi về nơi vô định... Chính trong
những không gian và thời gian phiêu bạt ấy, với biết bao nhiêu đau khổ, buồn tủi, uất
hận và bế tắc ấy, Nguyễn Bính và Vũ Hoàng Chương đã bộc lộ rõ nhất tâm trạng và
thân phận của mình.
3.1 Không gian và thời gian nghệ thuật thể hiện cảm thức thân phận trong
thơ Nguyễn Bính
3.1.1 Không gian nghệ thuật
Quyết chí ra đi tìm lý tưởng cho cuộc đời, Nguyễn Bính từ bỏ cái không gian êm
đềm của tuổi thơ để lên đường. Nơi ấy có vườn chè, cây lê, con đê đầu làng, với
những giậu mồng tơi, giàn trầu, hàng cau và với những người con gái chân quê chăn
tằm. Và sau này, trên bước đường lưu lạc, không gian ấy trở thành không gian tâm
tưởng ám ảnh nhức nhối trong tâm hồn thi nhân.
Nguyễn Bính đi lang bạt đến nhiều nơi, từ Bắc vào Nam. Hành trang Nguyễn
Bính mang theo chỉ là sự tài hoa của mình và hình bóng hương thôn. Trên hành trình
giang hồ ấy, con thuyền vừa là phương tiện ra đi vừa là nơi trú ngụ của người thơ.
Chính vì thế mà con thuyền vừa là không gian thực, nhưng cũng vừa là hình ảnh
không gian nghệ thuật trong thơ của thi sỹ Nguyễn Bính. Từ hình ảnh con thuyền ta
cũng có thể nhận thấy, không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính chủ yếu là
19


không gian trôi giạt. Ra đi để đến với những không gian khác nhau như một khát
vọng trong cuộc đời nhà thơ.
Bên cạnh không gian trôi giạt với con thuyền, dòng sông, cảm nhận thân phận

buồn tủi, túng thiếu, ta còn thấy trong những ngày lưu lạc xứ người, không gian thị
thành cũng in đậm dấu chân thi nhân. Không gian thị thành hiện lên với cảnh phồn
hoa rộn rã áo xiêm nhưng lại lạnh nhạt, thiếu vắng tình người. Sự đông vui, rộn rã kia
chỉ dành cho những kẻ giàu sang. Không gian thị thành được nhìn qua tâm trạng của
một người lúc nào cũng “Túi rỗng nợ nần hơn chúa Chổm / Áo quần trộm mượn,
túng đồ thay”! nên thấm đượm một nỗi buồn ảo não.
3.1.2 Thời gian nghệ thuật
Nguyễn Bính có lẽ là người thơ sống thời gian chủ yếu về chiều và đêm. Nhiều
bài thơ cho thấy thi sỹ nhắc đến thời gian phiêu bạt, lên đường nay đây mai đó
thường là vào buổi chiều hoặc về đêm.
Thời gian trong tâm trạng của Nguyễn Bính còn là thời gian tâm tưởng. Thi
nhân tìm lại những khoảng thời gian đã mất trong hoài niệm
Thời gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính gắn với tâm trạng cá nhân, với
cảnh ngộ và với cuộc đời phiêu bạt, giang hồ của nhà thơ. Ở đây có thời gian vật chất
chiều và đêm, song cũng có cả thời gian tâm tưởng, gắn với bao hoài niệm của thi
nhân lênh đênh giữa chốn bụi trần kinh thành.
3.2 Không gian và thời gian nghệ thuật thể hiện cảm thức thân phận trong
thơ Vũ Hoàng Chương
3.2.1 Không gian nghệ thuật
Vũ Hoàng Chương có lẽ là nhà thơ sống phá phách, thác loạn hơn so với nhiều
thi nhân khác của Phong trào Thơ mới lãng mạn. Bế tắc, chán chường, Vũ Hoàng
Chương tìm thú vui trong rượu, thuốc phiện, nhảy đầm và vòng tay vũ nữ... Vì thế,
trong thơ Vũ, không gian thể hiện tâm trạng và hành động của Vũ Hoàng Chương
phần nhiều là không gian để nhà thơ “xả láng” cuộc đời. Hiện lên trong thơ Vũ trước
hết là không gian phòng nhảy, có lúc nhà thơ đắm say nơi không gian phòng ốc, chăn
gối để tìm sự lạc thú.

20



Nhưng nhiều hơn cả trong thơ Vũ Hoàng Chương cũng như Nguyễn Bính là
không gian phiêu bạt, giang hồ. Hình ảnh con thuyền trong thơ Vũ vừa là con thuyền
thực đưa thi nhân tới những bến bờ xa xôi trên con đường lãng du, nhưng con thuyền
đó cũng là con thuyền của không gian hưởng lạc. Thống kê khảo sát không gian con
thuyền trong hai tập thơ Thơ Say và Mây của Vũ Hoàng Chương ta thấy có đến chục
lần nhà thơ lấy con thuyền làm không gian giang hồ và hành lạc.
Trốn tránh thực tại, cũng như Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương tìm về không
gian mộng.
Ngoài ra, trong thơ Vũ Hoàng Chương còn có không gian gác tối, ngõ hẹp,
không gian Đào Nguyên... Tất cả, hoặc là để biểu hiện cho một tâm trạng bi quan,
chán nản; hoặc là để biểu hiện một ước vọng thoát ly, rời bỏ hiện thực cuộc sống có
quá nhiều nỗi buồn trần thế đang diễn ra xung quanh cuộc sống của nhà thơ.
3.2.2 Thời gian nghệ thuật
Trong thơ Vũ Hoàng Chương, thời gian đối với thi nhân cũng là thời gian của
những cuộc truy hoan, thời gian thi nhân đắm chìm trong men rượu và ái tình. Thời
gian để nhà thơ bộc lộ tâm trạng, cảm xúc và sáng tạo tác phẩm thơ, đó cũng là thời
gian nghệ thuật. Cũng như Nguyễn Bính, thời gian đêm tối hầu như bao phủ các bài
thơ của thi sỹ Vũ Hoàng Chương.
Không chỉ có thời gian đêm khuya mới làm dấy lên những khúc nhạc sầu trong
lòng nhà thơ, mà ngay cả thời gian chiều, nhà thơ cũng cảm thấy nao nao, bồn chồn.
Nhớ một buổi chiều xưa tình cũ ái ân, nay chiều về chỉ làm cho lòng thi nhân thêm
buồn khổ. Có những buổi chiều ghê rợn đi trên bãi tha ma (Nhìn quanh: chiều xám
với tha ma / Vắng tanh! Ôi, chiều, nơi tha ma!). Cũng như Thôi Hiệu thuở trước, có
những buổi chiều hình bóng quê hương lay động trái tim nhà thơ trên con đường tha
hương. Cũng như thời gian đêm đêm, thời gian buổi chiều trong thơ cũng như đời của
Vũ, chỉ là biểu tượng cho sự tàn lụi của cuộc đời, thân phận thi nhân.

21



PHẦN KẾT LUẬN
1. Cảm thức về thân phận là nét tâm lý phổ biến của con người, một hiện tượng
mang tính nhân loại. Ở bất cứ thời đại nào, hoàn cảnh nào, đó luôn là vấn đề ám ảnh
thường trực trong mỗi cá nhân. Trên trục không gian và thời gian, cảm thức về thân phận
được bộc lộ với nhiều sắc thái, cung bậc. Từ bao đời nay, cảm thức thân phận đã cất lên
tiếng nói của nó trong nghệ thuật, đặc biệt là trong các sáng tác văn học từ cổ chí kim, từ
Đông sang Tây. Và nó không chỉ mang lại cho thi ca tiếng nói nhân văn mà còn tạo ra
rất nhiều tên tuổi sáng giá, trong đó có Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương.
2. Sinh ra trong thời đại đầy những biến động đau thương, hồn thơ Nguyễn
Bính, Vũ Hoàng Chương chính là con đẻ của “cơn chuyển dạ” ấy. Nỗi đau của cả
một thế hệ, những bất hạnh trong cuộc đời riêng: gia đình và tình ái, cùng bước đời
phiêu bạt gặp nhiều đắng cay đã gieo vào lòng họ tâm trạng nặng nề, bế tắc, khổ đau,
lạc loài…trong cả phần hữu thức và vô thức. Nó bật ra thành tiếng thơ chua chát, đau
đớn, nó chính là cội nguồn của những sáng tạo nghệ thuật ở hai tác giả. Cùng với thế
hệ thi nhân đương thời, họ đã cất lên tiếng nói khao khát được sống có ý nghĩa, được
cống hiến với đời nhưng đành cúi đầu bất lực trước hoàn cảnh. Phong trào Thơ mới
đã có thời kỳ bị phê phán là ủy mị, yếu đuối, xa rời thực tế. Nhưng hơn 80 năm đã
qua đi, khi nhìn lại, người ta mới hiểu ra rằng, Thơ mới chính là tiếng lòng thiết tha,
chân thành của những cá nhân luôn yêu đời, ước ao đến bỏng cháy được sống gắn bó
với cuộc đời nhưng không thể. Cảm thức thân phận trong sáng tác của Nguyễn Bính,
Vũ Hoàng Chương đã góp thêm tiếng nói đắc lực để khẳng định giá trị nhân văn và ý
nghĩa của phong trào thơ này.
3. Cảm thức về thân phận không chỉ được thể hiện sâu sắc, đa dạng về mặt nội
dung mà nó còn bộc lộ một cách tự nhiên nhất trong cách nhìn, cách cảm nhận về thế
giới. Từ đó, chi phối đến phương thức biểu hiện trong sáng tác. Như những ám ảnh
thường trực trong tâm hồn, cảm thức thân phận đã hóa thân vào hệ thống hình ảnh
biểu tượng, với cánh chim lìa đàn, thân ngựa lẻ, hoa khuê các, bướm giang hồ, sợi
tơ…trong thơ Nguyễn Bính; với hình ảnh nấm mồ, giọt nươc mắt trong thơ Vũ Hoàng
Chương; hình ảnh con thuyền bấp bênh, sông lạ bến lạc trong thơ của cả hai thi sỹ.
Cảm thức thân phận còn bật ra thành những tiếng thơ chua chát, đau đớn, tiếc nuối,

22


có khi bi phẫn, uất ức… Nó cũng chi phối sự hiện diện của không gian thời gian: sự
đối lập giữa không gian thành thị với không gian nông thôn, xuất hiện thường xuyên
không gian nơi con thuyền trôi dạt trong thơ Nguyễn Bính; không gian gác tối, ngõ
hẹp trong thơ Vũ Hoàng Chương; thời gian đêm tối, chiều tàn là thời gian ám ảnh đối
với cuộc sống của cả hai thi nhân.
4.Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương là một đề tài
thú vị, hấp dẫn nhưng cũng không hoàn toàn dễ dàng chiếm lĩnh. Người viết cần có
kiến thức sâu sắc về lịch sử, văn hóa, tâm lý học nghệ thuật, và cần có năng lực cảm
nhận nhạy cảm đối với thơ. Tuy nhiên, với khả năng còn hạn chế của bản thân, nên
trong quá trình triển khai đề còn nhiều chỗ chưa thực sự sâu sắc, thấu đáo. Bởi thế,
“Cảm thức thân phận trong thơ Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương” vẫn là vấn đề rộng
mở cho tất cả những người đến sau.

23



×