Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.21 KB, 63 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN THU TRÀ

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA
ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN THU TRÀ

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA


ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trần Thị Phả
Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên, năm 2015


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình
lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Trong thời gian thực tập
tốt nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu trong chương trình đào tạo
sinh viên Đại học nói chung và sinh viên trường Đại Học Nông Lâm nói
riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố lại những
kiến thức lí thuyết đã được học tập một cách có hệ thống và nâng cao khả
năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc của một
kỹ sư.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong
trường, các thầy cô giáo trong khoa Môi trường đã giúp tôi tích lũy và trau dồi
những kiến thức cơ bản về chuyên môn cũng như những kiến thức về xã hội
nhằm đáp ứng yêu cầu của người cán bộ khoa học khi ra trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Trần Thị Phả đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các cán bộ sở Tài nguyên và Môi
trường thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, các cơ quan ban ngành có liên quan đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Do thời gian và trình độ học vấn của bản thân còn nhiều hạn chế, bước
đầu mới làm quen với thực tế công việc nên Khóa luận của tôi không tránh
được còn có nhiều thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của
thầy cô giáo cùng các bạn để Khóa luận của tôi được hoàn thiên hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 05 năm2015
Sinh viên

Nguyễn Thu Trà


ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxy sinh học.

BKHCNMT : Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường.
BTNMT


: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

COD

: Nhu cầu oxy hóa học.

DO

: Oxy hòa tan.

KPHĐ

: Không phát hiện được.

NĐ-CP

: Nghị định Chính Phủ.

NMTX

: Nước mặt thị xã.

PV

: Phóng viên.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam.




: Quyết định.

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

TP

: Thành phố.

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng.

WHO

: Tổ chức Y tế Thế Giới.


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các thiết bị đo đạc và phân tích môi trường đã được sử dụng trong
phòng thí nghiệm ............................................................................. 21
Bảng 4.1: Vị trí, ký hiệu mẫu và mục tiêu quan trắc môi trường nước mặt ..... 31

Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn
thị xã Bắc Kạn năm 2012, 2013, 2014. ................................................... 32
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước khu vực sông Cầu đoạn chảy qua địa
bàn thị xã Bắc Kạn năm 2014 .................................................................... 39
Bảng 4.4: Các phụ lưu chính đổ vào sông Cầu trên địa bàn thị xã Bắc Kạn ... 41
Bảng 4.5: Các nguồn thải trực tiếp đổ vào sông Cầu ............................................. 42
Bảng 4.6. Một số công trình xây dựng trên lưu vực sông Cầu ............................ 43


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ hành chính tỉnh Bắc Kạn. ..................................................... 23
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn diễn biến khí hậu thị xã Bắc Kạn năm 2013 ..... 25
Hình 4.3: Hiện trạng pH trong nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã
Bắc Kạn năm 2012, 2013, 2014 ........................................................ 33
Hình 4.4: Hiện trạng BOD5 trong nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã
Bắc Kạn năm 2012, 2013, 2014 ........................................................ 34
Hình 4.5: Hiện trạng COD trong nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã
Bắc Kạn năm 2012, 2013, 2014 ........................................................ 35
Hình 4.6: Hiện trạng DO trong nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã
Bắc Kạn năm 2012, 2013, 2014 ........................................................ 36
Hình 4.7: Hiện trạng TSS trong nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã
Bắc Kạn năm 2012, 2013, 2014 ........................................................ 37
Hình 4.8: Coliform trong nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc
Kạn năm 2012, 2013, 2014 ............................................................... 38


v
MỤC LỤC
Trang

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.4. Yêu cầu ....................................................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 5
2.1.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 6
2.1.4. Đánh giá chất lượng nước ....................................................................... 8
2.2. Thực trạng môi trường nước của một số dòng sông trên thế giới và ở
Việt Nam ......................................................................................................... 10
2.2.1. Thực trạng môi trường nước của một số dòng sông trên thế giới ........ 10
2.2.2. Thực trạng môi trường nước của một số dòng sông ở Việt Nam ......... 12
2.2.3. Tài nguyên nước mặt của tỉnh Bắc Kạn ................................................ 16
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU18
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ........................................ 18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 18


vi
3.2.1. Thời gian tiến hành thực tập ................................................................. 18
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 18

3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp .................................................... 19
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................... 19
3.4.3. Phương pháp tổng hợp và so sánh ........................................................ 19
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ....................................................... 19
Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC.................................................................. 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ............................................................ 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................... 23
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 23
4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 27
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................ 27
4.1.2.2. Tình hình dân số, lao động và việc làm ............................................. 28
4.1.2.3. Tình hình phát triển giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng ................... 29
4.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc
Kạn giai đoạn năm 2012-2014 ........................................................................ 30
4.2.1. Kết quả phân tích mẫu nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc
Kạn theo quan trắc định kì hàng năm năm 2012, 2013, 2014 ........................ 30
4.2.2. Kết quả phân tích mẫu nước khu vực sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn
thị xã Bắc Kạn năm 2014 tại phòng thí nghiện khoa Môi trường .................. 39
4.3. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua
địa bàn thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn ............................................................ 41
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước sông Cầu đoạn
chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn ..................................................................... 44


vii
4.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường....................................................... 44
4.4.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................... 46

4.4.2.1. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sinh hoạt ................................... 46
4.4.2.2. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp ................ 46
4.4.2.3. Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông
vận tải .............................................................................................................. 47
4.4.2.4. Bảo vệ môi trường trong bệnh viện ................................................... 47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48
5.1. Kết luận .................................................................................................... 48
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


1
Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình đô thị hóa phát triển không
ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô số lượng và chất lượng. Bên cạnh những mặt
tích cực, những tiến bộ vượt bậc thì vẫn còn có những mặt tiêu cực, những
hạn chế mà không một đất nước đang phát triển nào không phải đối mặt, đó là
tình hình môi trường ngày càng bị ô nhiễm về đất, nước, không khí, tài
nguyên thiên nhiên cũng không ngừng bị cạn kiệt, hàng loạt các vấn đề môi
trường khác cần được quan tâm và giải quyết một cách kịp thời và triệt để.
Môi trường đã trở thành vấn đề chung cho toàn nhân loại.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, nhiều vấn đề về môi trường đã nảy sinh đặc biệt là môi
trường nước. Các sông, suối trong lưu vực là nơi tiếp nhận những nguồn thải
từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế… đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng, đồng thời khả năng tự làm sạch và tiếp nhận chất thải
của chúng cũng bị mất dần như sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Tô Lịch,

sông Đồng Nai, ...
Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sông lớn ở nước ta. Đây là lưu
vực quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình có diện tích lưu vực
6.030km2 với dòng chính sông Cầu dài 288,5km bắt nguồn từ núi Vạn On ở
độ cao 1.175 m và đổ vào sông Thái Bình ở Phả Lại. Trong lưu vực sông Cầu
có tới 26 phụ lưu cấp I với tổng chiều dài 671km và 41 phụ lưu cấp II với
tổng chiều dài 643km và hàng trăm km sông cấp III, IV và các sông suối ngắn
dưới 10km. Hiện nay, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương trên lưu vực sông Cầu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
đến môi trường nước sông với những đặc trưng khác nhau. Trên địa bàn các


2
tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang và các vùng thuần nông khác, tác nhân gây ô nhiễm
môi trường chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nông nghiệp. Ngược lại, tại các
vùng giáp sông Cầu thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
(huyện Mê Linh), Hà Nội (huyện Đông Anh),.. ô nhiễm nước chủ yếu do các
hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề và đô thị.
Vùng thượng lưu sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Kạn có chiều dài
khoảng 60km là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu
và các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Cũng giống như nhiều đô thị khác trên lưu vực, khu vực thị xã Bắc Kạn đã và
đang tạo ra các áp lực lớn đến môi trường nước sông Cầu tại đây. Theo kết
quả điều tra khảo sát của các Sở Tài nguyên và Môi trường 6 tỉnh lưu vực
sông Cầu và Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất, nước,
không khí qua các năm cho thấy chất lượng nước sông Cầu đã bị suy giảm, tại
một vài địa điểm bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm nhẹ. Đây là điều đáng báo
động vì nhân dân sử dụng nước sông Cầu cho mục đích sinh hoạt.
Do đó, nghiên cứu về thực trạng môi trường nước sông Cầu là hết sức
cần thiết, nhằm cụ thể hóa các giải pháp về quản lý lưu vực, quản lý việc xả

thải ra sông, tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức của mọi người dân,
nhất là khi quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh, nhằm phát triển kinh
tế xã hội một cách bền vững.
Xuất phát từ tình hình thục tiễn trên, được sự phân công của ban chủ
nhiệm Khoa Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, và sự giúp
đỡ của Cô giáo TS. Trần Thị Phả, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
- Nhận diện một cách đầy đủ chất lượng, đặc trưng của nước sông Cầu
đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn thông qua số liệu phân tích.


3
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý thực
trạng nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn.
- Kiến nghị một số biện pháp quản lý cũng như bảo vệ nguồn nước
được tốt hơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra khảo sát chất lượng nước lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua
địa bàn thị xã Bắc Kạn.
- Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn của công tác quản lý môi
trường của nước sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã Bắc Kạn.
- Đề xuất được những giải pháp, phương án giải quyết mang tính khả
thi, phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu này đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm quản lý
tổng hợp chất lượng nước phục vụ bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên nước sông.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin dữ liệu về chất lượng nước trên lưu vực sông
Cầu đoạn chảy qua địa bàn thị xã giúp cơ quan quản lý địa phương trong việc
quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và
phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.
- Giúp bản thân nâng cao và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.
1.4. Yêu cầu
- Các số liệu, tài liệu phản ánh chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến khu
vực nghiên cứu.
- Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi.


4
Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lí luận
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của
con người. Nước là thành phần quan trọng làm nên và duy trì sự sống trên
Trái Đất. Nước tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống của con người. Với vai trò
quan trọng đó, con người đã xếp nước vào một trong những loại tài nguyên vô
cùng quý giá.
Cùng với tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa và gia tăng dân số khá nhanh,
con người ngày càng tác động nhiều tới tài nguyên nước. Điều này đã làm cho
nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm tài nguyên nước rất cao, vì vậy cần phải sớm có
biện phát quản lý phù hợp và kịp thời.
Một số khái niệm liên quan :
- Môi trƣờng: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam
năm 2005, “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao

quanh con người,có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật” [7].
- Tiêu chuẩn môi trƣờng: Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo vệ môi
trường Việt Nam năm 2005, “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của
các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường” [7].
- Đánh giá tác động môi trƣờng: Theo khoản 20 điều 3 Luật Bảo vệ
môi trường Việt Nam năm 2005, “Đánh giá tác động môi trường là việc phân


5
tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra
các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” [7].
- Quan trắc môi trƣờng: Theo khoản 17 điều 3, Luật Bảo vệ môi
trường Việt Nam năm 2005, “Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có
hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp
thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và
các tác động xấu với môi trường” [7]
- Nƣớc mặt: Theo khoản 3 điều 2 Luật Tài nguyên nước được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông
qua ngày 21/6/2012, “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải
đảo”[6]
- Chất thải: Theo khoản 10 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam
năm 2005, “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc cá hoạt động khác”[7]
- Ô nhiễm môi trƣờng: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường
Việt Nam năm 2005, “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần
môi trường không phù hợp với tiêu chẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến
con người, sinh vật”[7]

- Ô nhiễm nƣớc: Theo hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các
loài hoang dã”.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Do nhiều lí do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn
kiệt. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu
nước trầm trọng. Trong khi đó, dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt, hiện nay


6
dân số thế giới đã hơn 7 tỷ người. Quá trình đô thị hóa, hoạt động sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho các nguồn nước ngày càng bị ô
nhiễm nghiêm trọng [1]
Những chất gây ô nhiễm chủ yếu trong nước là các mầm bệnh sinh ra
từ chất thải của con người (vi khuẩn và virut), kim loại nặng và hóa chất từ
chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Uống nước đã bị ô nhiễm hoặc ăn thức ăn
chế biến bằng nước nhiễm độc là hình thức phơi nhiễm phổ biến nhất. Ăn cá
bắt từ nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể nguy hiểm vì chúng có thể mang
mầm bệnh và tích lũy các chất hữu cơ bền thông qua quá trình tích lũy sinh
học. Ngoài ra, con người cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cây trồng được tưới
bằng nước ô nhiễm hoặc do đất bị nhiễm bẩn bởi các dòng sông ô nhiễm đang
dâng lên [1]
Các mầm bệnh trong nước ô nhiễm có thể gây ra hàng loạt các bệnh
liên quan đến đường ruột, đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tử vong đối với
trẻ em và những người có thể trạng nhạy cảm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
cho biết ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây tử vong
lớn nhất trong số các vấn đề về môi trường. Những chất độc tích lũy trong cá
và các loại thực phẩm khác ít có nguy cơ gây độc cấp tính nhưng lại có thể để

lại hậu quả lâu dài [1]
2.1.3. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành vào ngày
01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21/06/2012.


7
- Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Việt Nam.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính
phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường Việt Nam.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử
lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Chính phủ
quyết định về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 08:2008/BTNMT- Chất lượng nước mặt, quy
chuẩn áp dụng thay thế cho TCVN 5942:1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất
lượng nước mặt trong danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc
áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày
25/06/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 09:2008/BTNMT - Chất lượng nước
ngầm, quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 5944:1995 - Chất lượng
nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt

Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số
35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa Học
Công Nghệ và Môi Trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia 14:2008/BTNMT - Nước thải sinh hoạt,
quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 6772:2000 - Chất lượng nước Tiêu chuẩn chất thải trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường
bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT
ngày 25/06/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường.


8
- Từ ngày 01/01/2015, luật bảo vệ môi trường ban hành ngày
23/06/2014 có hiệu lực.
2.1.4. Đánh giá chất lượng nước
Các thông số lí học:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên. Sự thay đổi về nhiệt độ nước kéo theo sự thay đổi về
chất lượng, tốc độ, dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan.
+ pH: là chỉ số biểu hiện độ axit, bazơ của nước, là yếu tố môi trường
ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và giới hạn phát triển của vi sinh vật trong
nước. trong lĩnh vực cấp nước, ph là yếu tố cần phải xem xét trong quá trình
đông tụ hóa học, sát trùng, làm mền nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ
thống xử lí nước thải bằng các quá trình sinh học thì pH phải được khống chế
trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan.
+ Màu sắc: Nước nguyên chất không có màu, màu sắc gây nên bởi các
tạp chất trong nước (chất hữu cơ, chất mùn hữu cơ - acid humic…), một số
ion vô cơ (sắt,…), một số loài thủy sinh vật.
+ Độ đục: Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua
nước. Độ đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có
kích thước hạt keo đến những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền
phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật.

+ Tổng hàm lượng chất rắn (TS): Các chất rắn trong nước có thể là
những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả những chất vô cơ
lẫn các chất hữu cơ.
+ Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS): Các chất rắn lơ lủng (các chất
huyền phù) là nhũng chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ
lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh


9
khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khối
lượng không đổi.(mg/l).
+ Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS): Các chất rắn hòa tan là những
chất tan dược trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn hữu cơ. Hàm lượng các
chất hóa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch lọc khi lọc 1 lít nước mẫu
qua phễu lọc có giấy giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 105 0C, cho tới khi
khối lượng không đổi. (mg/l).
DS = TS - SS
+ Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS): Để đánh giá hàm lượng các
chất hữu cơ có trong nước, người ta còn sử dụng khái niệm tổng hàm lượng các
chất không tan dễ bay hơi (VSS), tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VDS).
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi VSS là lượng mất đi khi nung lượng
chất rắn huyền phù (SS) ở 55 0C cho đến khi khối lượng không đổi. Hàm lượng
các chất rắn hòa tan dễ bay hơi VDS là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa
tan (DS) ở 550C cho đến khi khối lượng không đổi.
Các thông số hóa học :
+ Độ kiềm toàn phần : Là tổng hàm lượng các ion HCO3- , CO32-, OHcó trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của
acid yếu, đặc biệt là các muối carbonat và bicarbonat. Độ kiềm cũng có thể
gây nên bởi sự hiện diện của các ion silicat, borat, phosphat… và một số acid
hoặc bazơ hữu cơ trong nước, nhưng hàm lượng của những ion này thường rất
ít so với các ion HCO3- , CO32-, OH- nên thường được bỏ qua.

+ BOD5 : Là lượng oxy cần thiết cung cấp cho vi sinh vật phân hủy các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về thời gian và nhiệt độ.
+ COD: Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học
trong nước.
+ DO: Là lượng oxy hòa tan trong nước.


10
+ TSS: Là tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
+ Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những nguyên tố mà
tỷ trọng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, Cadimi, Fe,… khi hàm lượng nhỏ
nhất định thì cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật, khi hàm
lượng lớn thì chúng sẽ thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua
chuỗi mắt xích thức ăn.
Các thông số sinh học:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng chỉ thị, xác định mức
nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. Trong nước thiên nhiên có nhiều
loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài thủy vi sinh khác. Tùy theo
tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có hại. Nhóm có hại
bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo… Nhóm này cần
phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
2.2. Thực trạng môi trƣờng nƣớc của một số dòng sông trên thế giới và ở
Việt Nam
2.2.1. Thực trạng môi trường nước của một số dòng sông trên thế giới
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói chung và ô nhiễm nước
mặt nói riêng đang là vấn đề cấp bách, đáng quan tâm không chỉ của riêng
một nước mà là vấn đề chung của toàn nhân loại. Nhiều dòng sông trên thế
giới đang bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu tới đời sống và sự phát triển
của con người. Vì thế vấn đề quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
sông là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế

và bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia.
Sông Mississipi, Mỹ.
Là con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782km, bắt nguồn từ hồ Itasca, chảy
qua 2 bang Minnesota và Louisiana.


11
Mực nước sông Mississipi giảm tới 20% trong giai đoạn từ năm 1960
đến năm 2004. Sự sụt giảm này liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và
gây ảnh hưởng lớn đối với hàng trăm triệu người trên thế giới.
Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), con sông này đang trở nên
cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người và phá hủy sự sống ở
những vùng lưu vực con sông. Nếu con sông này ”chết” thì hàng triệu người sẽ
mất đi những nguồn sống của họ, sự đa dạng sinh học bị phá hủy trên diện rộng,
nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và đe dọa tới an ninh lương thực.
Nhận thức được tầm quan trọng của con sông này, nước Mỹ đã tiến
hành xây hàng nghìn con đập và đê dọc theo chiều dài của dòng sông trong
suốt thế kỷ trước để hỗ trợ giao thông thủy và kiểm soát lũ lụt [4]
Sông Hằng, Ấn Độ.
Là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510km, bắt nguồn từ dãy
Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000km2, một trong những khu vực phì
nhiêu và có mật độ dân cao nhất thế giới. Sông Hằng được người Hindu rất
coi trọng và sùng kính, là trung tâm của những truyền thống xã hội và tôn
giáo của đất nước Ấn Độ.
Lưu vực sông Hằng gần như tạo ra một vùng đất liền thứ ba của Ấn Độ
và là một trong 12 vùng dân cư trên thế giới phụ thuộc vào con sông. Đây
cũng là nơi sinh sống của hơn 140 loài cá, 90 loài động vật lưỡng cư và loài
cá heo sông Hằng.
Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên

thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công
nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý tới mức những người mộ đạo
trước kia tôn thờ nguồn nước sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính
nguồn nước đó. Chất lượng nước đang bị xấu đi nghiên trọng.


12
Cùng với sự mất đi khoảng 30 - 40% lượng nước do những đập nước đang
làm cho sông Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất. Theo ước tính, có
hơn 40 triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người
tới bờ sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây.
Ngoài ra, do phong tục hỏa táng một phần thi thể rồi thả trôi sông nên
những thi thể người trôi lững lờ trên dòng sông này, rồi rác thải trực tiếp từ các
bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm sông.
Nước sông giờ không những không thể dùng ăn uống, tắm giặt mà còn
không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ
lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như thủy ngân (nồng độ từ 65540ppb), chì (10-8-ppm), crom (10-200ppm) và nickel (10-130ppm).
Hiện chính phủ Ấn Độ dang có kế hoạch cải tạo và bảo vệ con sông này [4].
Sông Tùng Hoa, Trung Quốc.
Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp
Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng
thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này.
Sông Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường liên quan
đến các nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía Bắc Trung
Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những chất độc
khác từ nhà máy đã đổ xuống sông. Benzene và nitrobenzene là chất gây ung
thư ngay cả với liều lượng nhỏ. Khối chất độc ấy sẽ tiếp tục trôi xuống hạ
nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang [4].
2.2.2. Thực trạng môi trường nước của một số dòng sông ở Việt Nam
Tài nguyên nước mặt của Việt Nam khá dồi dào và phong phú. Nếu

tính các con sông có chiều dài từ 10km trở lên và có dòng chảy thường xuyên
trên lãnh thổ nước ta thì có tới 2.369 con sông trong đó 9 hệ thống sông có
diện tích lưu vực từ 10.000km3 trở lên như sông Bằng Giang, sông Kỳ Cùng,


13
sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đồng
Nai và sông Mê Công [9] Với mạng lưới sông ngòi dày đặc như vậy rất thuận
lợi cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó có nền sản xuất nông
nghiệp sử dụng nhiều nước nhất, dùng cho việc tưới lúa và hoa màu.
Tuy nhiên, về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất
nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 70% dân số đang sinh sống ở nông
thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và
gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình
trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao [11]
Theo dự báo đến năm 2015 lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp và
các ngành nghề khác sẽ tiếp tục tăng mạnh. Do đó môi trường nước mặt tại
các lưu vực sông sẽ ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là tại các vùng trọng điểm,
các khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp , cụm công nghiệp và làng nghề.
Với mật độ sông suối dày đặc từ Bắc xuống Nam trên toàn lãnh thổ
Việt Nam nên việc nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước sông ngày càng
được quan tâm nhiều hơn. Điển hình là hệ thống lưu vực sông Hồng, lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy ở miền Bắc, lưu vực sông Hương, sông Trường Giang
ở miền Trung và hệ thống lưu vực sông Đồng Nai, sông Mê Kông ở miền
Nam. Việc nghiên cứu chất lượng nước các con sông lớn ở Việt Nam trong
những năm gần đây có nhiều bước phát triển mạnh với nhiều phương pháp
tiếp cận khác nhau nhưng mục tiêu chung vẫn là đánh giá chất lượng nước để
từ đó có những giải pháp xử lý và quy hoạch nhằm bảo vệ nguồn nước và
phát triển bền vững.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy, nước thải từ các khu công nghiệp Phố Nối A

cùng với hàng chục khu công nghiệp khác đã biến lưu vực nước sông này có
những điểm không đạt tiêu chuẩn B1- tức là không thể tưới tiêu cho nông
nghiệp[5]


14
Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen,
mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công nghiệp Việt Trì
xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ
sâu, giấy, dệt ... xuống sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể [10].
Sông thị Vải, theo kết quả kiểm tra, thanh tra những năm qua, trên
đoạn sông dài khoảng 10km, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 33.000m3 nước thải
công nghiệp của tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó chỉ có
15,3% lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, 84,7% nước thải
công nghiệp của các cơ sở được thanh tra, kiểm tra xả ra sông vượt tiêu
chuẩn cho phép với hàm lượng NH4 vượt từ 2,9 - 68 lần, BOD5 vượt từ 9,4 138 lần, COD vượt từ 7,6 - 81 lần, tổng coliform vượt từ 440 - 1.800 lần.
Đặc biệt nghiêm trọng là việc xả “trộm” dịch thải lỏng sau lên men vào ban
đêm của Công ty Vedam Việt Nam suốt 14 năm qua là thủ phạm chính ”giết
chết” sông Thị Vải [12].
Đoạn sông Hương qua thành phố Huế đã có hiện tượng ô nhiễm cục bộ,
đặc biệt là nhánh sông Đông Ba. Phạm vi mức độ ô nhiễm đang tăng dần theo
thời gian, nhất là vào mùa khô. Nếu không có giải pháp quản lý kịp thời và
hiệu quả thì vi phạm ô nhiễm sẽ lan rộng trên toàn bộ dòng sông và mức độ ô
nhiễm sẽ gia tăng đáng kể [2].
Thời gian qua, người dân ở thị xã An Khê, đặc biệt là những gia đình
sống dọc hai bờ sông Ba rất bức xúc trước tình trạng nước sông Ba bị ô nhiễm
nghiêm trọng, làm cho tôm cá chết hàng loạt, dòng nước đen ngòm, bốc mùi
hôi thối. Trong những ngày gần đây, tình hình ô nhiễm càng trở nên trầm
trọng hơn. Qua phân tích mẫu nước mặt tại khu vực sông Ba và các nhánh
suối đổ vào sông này cũng cho kết quả không mấy khả quan. Mẫu nước mặt

tại vị trí cách cầu sông Ba khoảng 1km về phía hạ lưu, thuộc phường Tây Sơn
(thị xã An Khê), lượng BOD5 ở cột A1 (dùng cho mục đích cấp nước sinh


15
hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ phù hợp, bảo tồn động vật thủy sinh)
vượt 1,5 lần so với quy chuẩn quy định, mẫu nước mặt tại sông Ba dưới
nguồn nước thải của công ty TNHH VEYU khoảng 50m, ở cột A2 lượng DO
(oxy hòa tan) thấp hơn 2,6 lần, BOD5 vượt 9,6 lần, COD vượt 5,7 lần,
Phosphat vượt 4,7 lần.... Kết quả kiểm tra tại một số vị trí quan trắc nước
sông Ba và nước thải một số cơ sở sản xuất kinh doanh lân cận thải ra sông
Ba cho thấy dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ (COD, BOD 5), ô nhiễm
dinh dưỡng (Amoni, Phosphat), vi sinh (Coliform), dầu mỡ, hàm lượng oxy
hòa tan (DO) trong nước giảm, không bảo đảm cho mục đích sinh hoạt, bảo
tồn động vật thủy sinh và tưới tiêu thủy lợi [13].
Gần đây, như Dân trí đã thông tin, bắt đầu từ sáng 1/1/2015, trên sông
Thương, đoạn qua địa phận phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang xuất hiện
hiện tượng cá nổi và chết hàng loạt. Cho rằng cá chỉ bị ngạt khí amoniac nên
hàng trăm người dân dọc hai bên bờ sông đã đổ xô vớt lấy những con cá còn
sống. Có những người đã vớt được hàng trăm kg cá các loại, tuy nhiên, số cá
chết đang nằm dưới lòng sông chưa kịp nổi còn rất nhiều.
Trước hiện tượng cá chết bất thường trên, các cơ quan chức năng về
môi trường tỉnh Bắc Giang đã vào cuộc điều tra, lấy mẫu để xác định nguyên
nhân vụ việc.
Những nhân chứng được tham gia vớt cá trên sông đều khẳng định,
sáng 1/1/2015, trong lúc vớt cá, họ ngửi thấy mùi khí amoniac nồng nặc bốc
lên từ mặt nước. Ở đây, chỉ có duy nhất nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà
Bắc có sử dụng khí amoniac và xả thải ra sông Thương. Việc nhà máy này xả
thải gây ô nhiễm môi trường đã từng có tiền lệ từ nhiều năm trước.
Được biết, Công ty TNHH Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà

Bắc có lắp đặt một hệ thống thoát nước thải duy nhất đổ ra sông Thương qua
Kênh 420. Theo quan sát của PV Dân trí, nhà máy nằm rất sát bờ sông, hệ


16
thống Kênh nước thải 420 liên tục xả nước cả ngày lẫn đêm với dòng chảy
khá lớn. Điều đáng lo ngại lớn hơn chính là nguồn nước sinh hoạt của hàng
nghìn hộ dân TP Bắc Giang đang bị đe dọa nghiêm trọng. Bởi nước sông
Thương được xử lý để cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ các hộ dân tại TP
Bắc Giang. Hệ thống bơm nước trên lại nằm trong khu vực cá chết hàng loạt
trong mấy ngày vừa qua. Do đó, nếu nguồn nước từ kênh 420 của nhà máy bị
ô nhiễm thì trạm cấp nước hoàn toàn nằm trong khu vực ảnh hưởng do thủy
triều dâng [3].
2.2.3. Tài nguyên nước mặt của tỉnh Bắc Kạn
Do đặc điểm địa hình là miền núi cao, vì thế Bắc Kạn là nơi khởi nguồn
của nhiều sông, suối mạng lưới khá dày đặc và chảy theo những hướng khác
nhau. Trên toàn tỉnh có 5 hệ thống sông chính, các sông chảy theo hướng nam
vào châu thổ Bắc Bộ gồm: sông Cầu, sông Năng (nhánh sông Gâm), sông Phó
Đáy, hệ thống sông Bắc Giang và sông Na Rì, hệ thống sông Bằng Giang.
Địa bàn tỉnh Bắc Kạn các hệ thống sông có những đặc trưng sau:
Sông Cầu bắt nguồn trên địa bàn tỉnh ở huyện Chợ Đồn chảy theo
hướng tây sang đông sau đổi hướng bắc nam qua thị xã Bắc Kạn. Sông có
chiều dài chảy qua tỉnh Bắc Kạn khoảng 100km, diện tích lưu vực 1 660km2.
Sông Phó Đáy chảy qua 10 xã phía nam huyện Chợ Đồn, có 2 nhánh:
Nhánh 1 bắt nguồn từ xã Ngọc Phái chảy qua thị trấn Bằng Lũng, xã Bằng
Lãng, Lương Bằng và xã Nghĩa Tá nhập lưu với nhánh 2. Nhánh 2 bắt nguồn
từ các suối nhỏ ở Đại Sảo và Yên Mỹ chảy qua Yên Nhuận vào Bình Trung
nhập lưu với nhánh 1 trước khi chảy qua huyện Định Hoá (Thái Nguyên)
chảy về xuôi, chiều dài của 2 nhánh sông Phó Đáy khoảng 60km, diện tích
lưu vực 390km2.

Sông Năng là phụ lưu của lưu vực sông Gâm, bắt nguồn từ xã Công Bằng
huyện Pác Nặm chảy theo hướng đông bắc - tây nam đến xã Bành Trạch thì đổi


×