BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
DƢƠNG THỊ HỒNG YẾN
XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH GIA LAI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ
HÀ NỘI – 2016
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
……..….***…………
DƢƠNG THỊ HỒNG YẾN
XÁC LẬP CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
NÔNG, LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH GIA LAI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ
Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trƣờng
Mã số
: 62.44.02.19
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải
2. TS. NCVCC. Nguyễn Lập Dân
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả
i
LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa lý, Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học nghiêm
túc, tâm huyết và tận tình của GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải và TS. NCVCC. Nguyễn
Lập Dân. NCS xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy - những
ngƣời đã luôn tận tâm dạy bảo, động viên, khích lệ NCS trong suốt thời gian thực hiện
luận án.
Trong quá trình hoàn thiện luận án, NCS nhận đƣợc những chỉ bảo và góp ý
quý báu của các thầy, cô, các nhà khoa học trong Khoa Địa lý - Học viện Khoa học và
Công nghệ, Viện Địa lý và các cơ sở đào tạo ngoài trƣờng: Đại học Khoa học Tự
nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên,
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng. Tác giả xin cảm
ơn Quý thầy, cô và các nhà khoa học.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Lãnh đạo Viện Địa lý, Học viện Khoa
học và Công nghệ, Chƣơng trình Tây Nguyên 3 đã tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn
thành luận án; các cán bộ các phòng, ban thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Gia Lai, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Gia Lai, Trung tâm Khuyến nông
tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện
nghiên cứu.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với các nhà
khoa học, đồng nghiệp ở Viện Địa lý – cơ quan tác giả công tác đã gắn bó, động viên,
khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành nhiệm vụ. Sự giúp đỡ,
động viên của gia đình, ngƣời thân và bạn bè trong quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận án là động lực để tác giả hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Tác giả luận án
NCS. Dương Thị Hồng Yến
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ ....................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu ..........................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ.........................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ..................................................... 3
5. Điểm mới của luận án ....................................................................................... 3
6. Các luận điểm bảo vệ ........................................................................................ 3
7. Cơ sở tài liệu...................................................................................................... 4
8. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THEO
HƢỚNG TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM
NGHIỆP BỀN VỮNG ................................................................................................5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................... 5
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp 5
1.1.2. Tổng quan các công trình liên quan đến tổ chức không gian lãnh thổ .......15
1.1.3. Tổng quan các công trình có liên quan đến mô hình kinh tế sinh thái ........17
1.1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Gia Lai ......................................18
1.2. Một số lý luận về địa lý học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền
vững ...................................................................................................................... 21
1.2.1. Bản chất của cơ sở địa lý học theo hướng tiếp cận cảnh quan ...................21
iii
1.2.2. Phân tích, đánh giá cảnh quan – cơ sở địa lý học phục vụ phát triển nông,
lâm nghiệp bền vững .............................................................................................28
1.2.3. Luận cứ khoa học đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm
nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai ................................................................................36
1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu ................................... 38
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu .................................................................................38
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................41
1.3.3. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................43
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 45
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH GIA LAI ..........................................46
2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan ............................................................... 46
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................46
2.1.2. Địa chất .......................................................................................................46
2.1.3. Địa hình, địa mạo ........................................................................................48
2.1.4. Khí hậu ........................................................................................................53
2.1.5. Thủy văn ......................................................................................................60
2.1.6. Thổ nhưỡng..................................................................................................66
2.1.7. Lớp phủ thực vật ..........................................................................................69
2.1.8. Dân cư và các hoạt động nhân sinh ............................................................72
2.2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Gia Lai ............................................................... 74
2.2.1. Bản đồ cảnh quan tỉnh Gia Lai ...................................................................74
2.2.2. Đặc điểm cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan tỉnh Gia Lai ..............71
2.2.3. Tính đặc thù trong sự phân hóa cảnh quan tỉnh Gia Lai và ý nghĩa đối với
việc phát triển nông, lâm nghiệp bền vững ...........................................................87
2.3. Phân vùng cảnh quan tỉnh Gia Lai ............................................................. 89
2.3.1. Cơ sở phân vùng cảnh quan tỉnh Gia Lai ...................................................89
2.3.2. Đặc điểm các vùng cảnh quan ....................................................................91
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 98
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT
TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH GIA
LAI ............................................................................................................................99
iv
3.1. Cơ sở đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh
Gia Lai.................................................................................................................. 99
3.1.1. Đối tượng, loại hình đánh giá .....................................................................99
3.1.2. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá ...................................................103
3.1.3. Kết quả đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Gia
Lai........................................................................................................................110
3.2. Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, sử dụng tài nguyên
trong phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành nông, lâm nghiệp ................. 115
3.2.1. Phân tích ảnh hưởng của yếu tố khí hậu ...................................................116
3.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động sử dụng đất và môi trường đất .......117
3.2.3. Phân tích ảnh hưởng của nguồn nước và sử dụng tài nguyên nước .........120
3.2.4. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển
nông, lâm nghiệp .................................................................................................123
3.3. Định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bền
vững .................................................................................................................... 126
3.3.1. Định hướng phát triển nông, lâm nghiệp theo các loại cảnh quan...........126
3.3.2. Định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp bền vững theo các tiểu
vùng cảnh quan ....................................................................................................131
3.4. Đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái cho phát triển bền vững ngành
nông, lâm nghiệp tỉnh Gia Lai .......................................................................... 136
3.4.1. Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ đề xuất mô hình .................136
3.4.2. Đề xuất một số mô hình phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh
Gia Lai .................................................................................................................137
3.4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý ...................................................................143
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 147
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................i
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. ii
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ a
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
CQ
Cảnh quan
DTTN
Diện tích tự nhiên
ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
FAO
Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc)
GDP
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
IUCN
International Union for Conservation of Nature and Natural Resources
(Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên )
KTST
Kinh tế sinh thái
KT - XH
Kinh tế - xã hội
NCS
Nghiên cứu sinh
N, LN
Nông, lâm nghiệp
NN
Nông nghiệp
PTBV
Phát triển bền vững
SARD
Sustainable Agriculture and Rural Development
(Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững)
SDHL
Sử dụng hợp lý
TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
TTV
Thảm thực vật
TVCQ
Tiểu vùng cảnh quan
UNCED
United Nations Conference on Environment and Development
(Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên Hiệp Quốc)
UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố giữa tài nguyên và cấu trúc cảnh quan ...........................25
Bảng 1.2. Phƣơng pháp xác định trọng số bằng ma trận tam giác ................................35
Bảng 2.1. Số giờ nắng trung bình tháng và năm ...........................................................53
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình tháng và năm .................................................................54
Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình tháng và năm .............................................................55
Bảng 2.4. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm tại các trạm đo mƣa trên tỉnh Gia Lai
...................................................................................................................................56
Bảng 2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân loại sinh khí hậu tỉnh Gia Lai ..................................57
Bảng 2.6. Đặc điểm sinh khí hậu tỉnh Gia Lai ..............................................................58
Bảng 2.7. Cơ cấu sử dụng đất thời kỳ 2000 – 2014 .....................................................72
Bảng 2.8. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Gia Lai ..................................................74
Bảng 2.9. Hệ thống các đơn vị và chỉ tiêu phân vùng cảnh quan tỉnh Gia Lai .............91
Bảng 2.10. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Gia Lai .........................................97
Bảng 3.1. So sánh giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp so với GDP toàn tỉnh ......101
Bảng 3.2. Diện tích các cây trồng chính trong nông nghiệp và loại hình lâm nghiệp
năm 2014 và dự kiến phát triển đến năm 2020 .......................................................103
Bảng 3.3. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan đối với phát triển nông nghiệp tỉnh
Gia Lai .....................................................................................................................107
Bảng 3.4. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan đối với rừng phòng hộ đầu nguồn
.................................................................................................................................109
Bảng 3.5. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan đối với rừng sản xuất................110
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá CQ phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Gia Lai ...110
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá cảnh quan có giá trị thích hợp và rất thích hợp đối với phát
triển nông, lâm nghiệp.............................................................................................113
Bảng 3.8. So sánh hiện trạng sử dụng đất với kết quả đánh giá cảnh quan ................114
Bảng 3.9. Phân cấp nguy cơ xói mòn tiềm năng .........................................................119
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ xói mòn tiềm năng của loại cảnh quan
.................................................................................................................................120
Bảng 3.11. Tổng hợp lƣợng nƣớc thiếu cho phát triển nông nghiệp trên các tiểu vùng
lƣu vực sông đến năm 2020 có xét đến biến đổi khí hậu ........................................122
Bảng 3.12. Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của các loại hình sản xuất
nông, lâm nghiệp tại Gia Lai ...................................................................................125
Bảng 3.13. Định hƣớng sử dụng các loại cảnh quan cho phát triển N, LN tỉnh Gia Lai
.................................................................................................................................130
Bảng 3.14. So sánh định hƣớng sử dụng đất trong nông, lâm nghiệp với định hƣớng
phát triển KT-XH của Gia Lai đến năm 2020 .........................................................131
Bảng 3.15. Định hƣớng không gian phát triển nông, lâm nghiệp theo tiểu vùng cảnh
quan .........................................................................................................................134
Bảng 3.16. Tỷ lệ cây trồng theo không gian phát triển nông, lâm nghiệp và các vấn đề
môi trƣờng cần lƣu ý của các tiểu vùng cảnh quan .................................................135
vii
DANH MỤC HÌNH
TT
Hình
Nội dung
1
Hình 1.1
: Sơ đồ quy trình đánh giá, phân hạng thích nghi sinh
thái của các loại cảnh quan đối với nông, lâm nghiệp
27
2
Hình 1.2
: Sơ đồ các tuyến khảo sát thực địa ở Gia Lai………..
41
3
Hình 1.3
: Sơ đồ quy trình nghiên cứu………………………….
44
4
Hình 2.1
: Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai……………………..
46
5
Hình 2.2
: Bản đồ địa chất tỉnh Gia Lai…………………………
46
6
Hình 2.3
: Bản đồ địa mạo tỉnh Gia Lai………………………...
50
7
Hình 2.4
: Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Gia Lai……………………
56
8
Hình 2.5
: Bản đồ lƣu vực các sông tỉnh Gia Lai……………….
60
9
Hình 2.6
: Bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Gia Lai……………………..
66
10
Hình 2.7
: Các loại đất thuộc tỉnh Gia Lai………………………
69
11
Hình 2.8
: Bản đồ thảm thực vật tỉnh Gia Lai…………………..
69
12
Hình 2.9
: Bản đồ cảnh quan tỉnh Gia Lai………………………
74
13
Hình 2.10 : Bản đồ phân vùng cảnh quan tỉnh Gia Lai………….
14
Hình 3.1
: Bản đồ đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển
cây lâu năm của tỉnh Gia Lai………………………
111
15
Hình 3.2
: Bản đồ đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển
cây hàng năm của tỉnh Gia Lai………………………
111
16
Hình 3.3
: Bản đồ đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển
cây lúa nƣớc của tỉnh Gia Lai………………………
111
17
Hình 3.4
: Bản đồ đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển
rừng phòng hộ của tỉnh Gia Lai……………………..
111
18
Hình 3.5
: Bản đồ đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển
rừng sản xuất của tỉnh Gia Lai………………………
111
19
Hình 3.6
: Bản đồ đánh giá mức độ xói mòn tiềm năng của cảnh
quan tỉnh Gia Lai………………………………
119
20
Hình 3.7
: Bản đồ định hƣớng không gian ƣu tiên cho phát triển
nông, lâm nghiệp tỉnh Gia Lai………………………
129
21
Hình 3.8
: Bản đồ vị trí mô hình kinh tế sinh thái tỉnh Gia Lai...
137
viii
Trang
90
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những hoạt động sản xuất của con ngƣời thì hoạt động nông, lâm nghiệp
là hoạt động phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều nhất, đó là sự phụ thuộc về điều
kiện đất đai, khí hậu, tài nguyên nƣớc… Mặc dù ngày nay, khoa học và kĩ thuật đã có
những bƣớc tiến vƣợt bậc nhƣng đứng trƣớc nhu cầu về lƣơng thực ngày một tăng
nhanh, diện tích đất dành cho canh tác nông nghiệp ngày càng có xu hƣớng giảm thì
việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên để phát triển nông lâm nghiệp một cách
bền vững là một vấn đề cấp bách cần đƣợc đặt ra.
Gia Lai là một tỉnh thuộc Tây Nguyên của Việt Nam, tỉnh có vị trí rất quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Tây Nguyên, có
nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lƣu kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh trong khu
vực và đặc biệt với quốc tế là Campuchia, Lào. Bên cạnh đó, Gia Lai là nơi đầu nguồn
nhiều hệ thống sông, có ý nghĩa quan trọng cung cấp nƣớc cho sản xuất không chỉ
trong phạm vi tỉnh mà còn đối với các tỉnh thuộc hạ du. Mặt khác, nơi đây có cao
nguyên đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về điều kiện tự nhiên nhƣ: đất đai màu mỡ, điều kiện
khí hậu rất phù hợp cho phát triển các ngành sản xuất quan trọng nhƣ nông và lâm
nghiệp. Ngành nông nghiệp đã thực sự đóng góp đáng kể với những sản phẩm nổi
tiếng, cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nhƣ: cà phê, hồ tiêu, cao su, mía,
sắn… Mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi, có tiềm năng và lợi thế lớn cho phát triển
nhƣng trên thực tế hiện nay Gia Lai chƣa phát huy hiệu quả để có sự phát triển nhanh,
xứng tầm và nhất là phát triển bền vững.
Đi đôi với việc tăng trƣởng kinh tế, việc phát triển mạnh mẽ các ngành sản xuất
chƣa chú trọng đến bảo vệ môi trƣờng đã kéo theo những ảnh hƣởng, tác động tiêu cực
đến môi trƣờng tự nhiên nói chung (môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, làm suy giảm hệ
sinh thái, suy thoái tài nguyên...) cũng nhƣ đã có những tác động tiêu cực đến đời sống
dân cƣ. Và theo chiều hƣớng ngƣợc lại, những tác động này sẽ lại tác động, ảnh hƣởng
đến các ngành sản xuất, kinh tế, đặc biệt trong đó có ngành sản xuất nông và lâm
nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Trong những năm gần đây, cùng với sự biến đổi khí hậu, các tác động của con
ngƣời trong quá trình khai thác, sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên đã làm sâu sắc
thêm các ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển nông, lâm nghiệp tại Gia Lai. Một số
thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan xuất hiện nhƣ: nắng nóng, hạn hán kéo dài,
dông, lốc, mƣa lớn, mƣa trái vụ… đã mang lại không ít khó khăn và thiệt hại cho
1
ngƣời dân trong trổng trọt cũng nhƣ chăn nuôi do cây không đủ nƣớc tƣới, dịch bệnh
gia súc, gia cầm tăng cao…Điển hình là vào đầu năm 2016, Gia Lai là một trong năm
tỉnh của Tây Nguyên phải gánh chịu đợt hạn kỉ lục gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
đời sống ngƣời dân do thiếu nƣớc sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề hết sức bức thiết đang đƣợc đặt ra đối với tỉnh đó là cần có những nghiên
cứu đánh giá một cách đầy đủ, đồng bộ tiềm năng tự nhiên, rà soát lại thực trạng và
biến động sử dụng tài nguyên, xác lập cơ sở khoa học, cơ sở địa lý học nhằm sử dụng
hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.
Nghiên cứu địa lý tổng hợp, nghiên cứu cảnh quan là một hƣớng tiếp cận tổng
hợp, nghiên cứu một cách toàn diện các thành phần và yếu tố tự nhiên, tài nguyên,
điều kiện kinh tế - xã hội trong mối quan hệ và tác động tƣơng hỗ với nhau trong một
không gian, một vùng lãnh thổ địa lý cụ thể. Với hƣớng tiếp cận nghiên cứu này sẽ
làm sáng tỏ đƣợc tiềm năng tự nhiên, tài nguyên của lãnh thổ, các quy luật phân hóa
của tự nhiên nói riêng và quy luật về mối quan hệ “Tự nhiên - Xã hội” làm cơ sở đề
xuất định hƣớng và các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển sản xuất, kinh
tế và phát triển kinh tế - xã hội phù hợp nhất và nhất là theo hƣớng bền vững.
Xuất phát từ những yêu cầu có tính cấp thiết của tỉnh Gia Lai, với mong muốn
đƣợc góp phần vào sự phát triển KT-XH nói chung và PTBV ngành N, LN gắn với
nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng của tỉnh, đồng thời trên quan điểm tiếp cận nghiên cứu
địa lý tổng hợp, tiếp cận CQ học của mình, NCS đã lựa chọn và thực hiện đề tài “Xác
lập cơ sở địa lý học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
2.1.
Mục tiêu
- Làm sáng tỏ đƣợc tiềm năng tự nhiên, tài nguyên, những thuận lợi, khó khăn và
thách thức trong phát triển nông, lâm nghiệp thông qua việc xác lập cơ sở địa lý dựa
trên kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan;
- Đề xuất đƣợc định hƣớng tổ chức không gian và giải pháp phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp tỉnh Gia Lai trên quan điểm phát triển bền vững.
2.2.
Nhiệm vụ
- Thu thập các tài liệu, dữ liệu, số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi
trƣờng, các tƣ liệu bản đồ, các dự án đã và đang thực hiện tại vùng nghiên cứu; liên
quan đến hƣớng nghiên cứu của đề tài;
- Nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
thực trạng môi trƣờng phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp;
2
- Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan; phân
tích đặc điểm, sự phân hóa, chức năng và động lực cảnh quan tỉnh Gia Lai.
- Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp;
- Phân tích tác động về kinh tế, xã hội và môi trƣờng đến ngành nông, lâm nghiệp
- Đề xuất định hƣớng không gian; các giải pháp, mô hình phát triển nông, lâm
nghiệp tỉnh Gia Lai theo hƣớng bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và môi trƣờng theo quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên; đề xuất
phát triển nông, lâm nghiệp theo hƣớng bền vững.
- Phạm vi không gian lãnh thổ: Tỉnh Gia Lai với DTTN là 15.536,93km2.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung cơ sở lý luận, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp
nghiên cứu địa lý tổng hợp, cảnh quan học ứng dụng, đánh giá tổng hợp tiềm năng tự
nhiên, tài nguyên, thực trạng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền
vững cho lãnh thổ cấp tỉnh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc là cơ sở khoa học, thực tiễn để
địa phƣơng tham khảo, sử dụng lập quy hoạch, kế hoạch định hƣớng phát triển nông,
lâm nghiệp và quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên theo hƣớng PTBV.
5. Điểm mới của luận án
- Làm rõ đƣợc đặc điểm và tính quy luật phân hóa tự nhiên của lãnh thổ Gia
Lai, đƣợc minh chứng qua hệ thống các đơn vị phân loại và phân vùng cảnh quan (thể
hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000).
- Xác định đƣợc mức độ thuận lợi và trình tự ƣu tiên của các loại CQ cho phát
triển nông, lâm nghiệp. Đƣa ra đƣợc định hƣớng và các giải pháp tổng thể, một số mô
hình kinh tế sinh thái cụ thể phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Gia Lai.
6. Các luận điểm bảo vệ
- Luận điểm 1: Tiếp cận địa lý tổng hợp, tiếp cận cảnh quan làm sáng tỏ tiềm
năng tự nhiên, tài nguyên và sự phù hợp trong sử dụng hợp lý theo không gian, đặc
biệt ở khu vực lãnh thổ tỉnh Gia Lai với điều kiện tự nhiên, tài nguyên khá phong phú,
mang tính điển hình của tự nhiên vùng núi và cao nguyên, thể hiện qua sự phân hóa đa
dạng, phức tạp nhƣng theo quy luật của cảnh quan với 1 hệ, 1 phụ hệ, 3 lớp, 6 phụ lớp,
9 kiểu và 97 loại CQ.
3
- Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá cảnh quan kết hợp phân tích tác động kinh tế
- xã hội và môi trƣờng của tỉnh Gia Lai là cơ sở khoa học, cơ sở địa lý học quan trọng
phục vụ đề xuất định hƣớng và các giải pháp tổ chức không gian phát triển các ngành
sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh theo hƣớng bền vững.
7. Cơ sở tài liệu
Cơ sở tài liệu, số liệu sử dụng trong luận án đƣợc chia thành các nhóm sau:
- Hệ thống bản đồ từ các cơ quan chức năng: Bản đồ năm 2014: Bản đồ hành
chính, bản đồ thảm thực vật, bản đồ đất; bản đồ địa mạo, bản đồ kiểm kê và phân loại
rừng tỷ lệ (tỷ lệ 1/100.000); bản đồ địa chất tỷ lệ (1/200.000). Bản đồ năm 2015: Bản
đồ hiện trạng sử dụng đất (tỷ lệ 1/100.000).
- Hệ thống tài liệu: Các tài liệu, đề tài về lý luận, nghiên cứu CQ, nghiên cứu về
điều kiện tự nhiên, KT - XH và môi trƣờng, các báo cáo quy hoạch về phát triển kinh
tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các ngành nghề, số liệu thống kê qua các
năm: 2000, 2010, 2014; tính toán sơ bộ 6 tháng đầu năm 2015 ở khu vực nghiên cứu…
Kết quả nghiên cứu của các đề tài mà NCS tham gia trong quá trình thực hiện
luận án nhƣ: đề tài cấp Nhà nƣớc (2014) “TN3/T03: Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các
nguồn lực tự nhiên, biến động sử dụng tài nguyên và xác lập các mô hình kinh tế - sinh
thái bền vững cho một số vùng địa lý trọng điểm khu vực Tây Nguyên”; đề tài cấp Nhà
nƣớc (2014) “TN3/T02: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết
các mâu thuẫn lợi ích trong việc sử dụng khai thác các tài nguyên nước lãnh thổ Tây
Nguyên”; đề tài cấp Bộ (2009) “Đánh giá môi trường chiến lược dự án Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020”. Kết quả khảo sát
thực địa gồm những số liệu ghi chép, tƣ liệu, tài liệu, ảnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ
năm 2012 đến 2014.
8. Cấu trúc của luận án
Luận án đƣợc trình bày trong 150 trang A4 với 28 bảng số liệu; 21 sơ đồ, bản
đồ; 104 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt và 30 tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu theo hướng tiếp cận địa lý
học phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững.
Chương 2: Đặc điểm cảnh quan tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Đánh giá cảnh quan và đề xuất định hướng phát triển nông, lâm
nghiệp phục vụ phát triển bền vững tỉnh Gia Lai.
4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THEO HƢỚNG TIẾP CẬN ĐỊA LÝ HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG,
LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG
1.1.
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp
1.1.1.1. Hướng tiếp cận chuyên ngành
Đánh giá về mặt tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông, lâm
nghiệp đã có rất nhiều công trình trong nƣớc và ở nƣớc ngoài đã tiếp cận theo hƣớng
đơn ngành đối với mỗi hợp phần tự nhiên nhƣ: đất đai, khí hậu, thủy văn, sinh thái,…
a. Hƣớng tiếp cận thổ nhƣỡng, đất đai
Trên thế giới: Đánh giá đất đai đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở Việt
Nam nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn. Từ năm 1950 đã có những nghiên cứu
tổng hợp để đánh giá tiềm năng đất đai cho các mục tiêu xác định nhƣ quy hoạch,
hoạch định chính sách đất đai hoặc sử dụng hợp lý tài nguyên đất [69,70]. Năm 1951 ở
Mỹ, Cục Cải tạo Đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã phân loại khả năng thích nghi
đất đai có tƣới [128]. Liên Xô (trƣớc đây) và các nƣớc Đông Âu: từ năm 60 thế kỉ thứ
XX, phân hạng và đánh giá đất đai đƣợc thực hiện gồm 3 bƣớc: Đánh giá lớp phủ thổ
nhƣỡng; đánh giá khả năng sản xuất của đất đai và đánh giá kinh tế đất [58]. Đánh giá
đất theo FAO: từ những năm 1970, FAO đã có nhiều nghiên cứu về đánh giá đất và sử
dụng đất trên quan điểm lâu bền. Năm 1975, tại Hội nghị Rome đã xây dựng đƣợc “Đề
cương đánh giá đất đai” và hoàn chỉnh vào năm 1983. Năm 1976, FAO đƣa ra các
nghiên cứu nhƣ: “Đánh giá đất cho nền NN nhờ nước mưa; Đánh giá đất cho NN
được tưới; Đánh giá đất cho lâm nghiệp”…. [69,70]. Các nghiên cứu theo hƣớng tiếp
cận này đã đƣợc thực hiện với kết quả tốt, góp phần quy hoạch, sử dụng đất hợp lý.
Đây cũng là nghiên cứu mà đề tài lựa chọn áp dụng cho một lãnh thổ cụ thể.
Ở Việt Nam: Một số các công trình nghiên cứu và đánh giá đất nhƣ Tôn Thất
Chiểu “Đánh giá phân hạng đất toàn quốc” năm 1980, Trần An Phong (1995) “Đánh
giá hiện trạng sử dụng đất ở nƣớc ta theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền”,
Đỗ Đình Sâm (2005) “Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp”, Lƣu Thế Anh (2013),
“Nghiên cứu xây dựng bản đồ thoái hóa đất tỉnh Đắc Lắk và Đăk Nông phục vụ sử
dụng bền vững tài nguyên đất” … với phƣơng pháp đánh giá phổ biến là cho điểm và
phân hạng thích nghi. Các nghiên cứu này định hƣớng sử dụng đất dựa vào mức độ
đánh giá thích nghi của đất đai và định hƣớng sử dụng đất hợp lý.
5
Các công trình theo hƣớng tiếp cận thổ nhƣỡng, đất đai trên thế giới và ở Việt
Nam đều có đặc điểm chung nhƣ: Đơn vị cơ sở để đánh giá là đơn vị đất đai, trong quá
trình đánh giá có chú ý đến các thành phần tự nhiên ảnh hƣởng đến chất lƣợng đất đai
(yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục), đánh giá đất đai gắn với mục đích sử dụng...
Hƣớng nghiên cứu này đã xây dựng đƣợc bản đồ thích hợp cho cây trồng.
b. Hƣớng tiếp cận theo hƣớng sinh khí hậu
Sinh khí hậu là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển nông, lâm
nghiệp. Nhân tố này đóng vai trò rõ rệt trong hình thành, phát triển cũng nhƣ diện mạo
của lớp phủ thực vật.
Các tác giả nhƣ: A.Griesebach, 1872; De Candolle,1874; A.F. W. Schimper,
Lăng 1915 sử dụng dấu hiệu sinh thái thực vật làm căn cứ cho tiêu chuẩn phân loại khí
hậu. Ở Liên Xô (trƣớc đây) các nhà địa lý thực vật đã áp dụng các chỉ tiêu khí hậu
(nhiệt độ trung bình tháng, lƣợng mƣa, biên độ ngày đêm…) để xác định ra các thảm
thực vật chính trên lãnh thổ nghiên cứu. Một số tác giả đã nghiên cứu sinh khí hậu và
tiềm năng phát triển thảm thực vật nhƣ: Martin T. Sykes, I. Colin Prentice và
Wolfgang Cramer [35,47,97]… Các yếu tố khí hậu đƣợc nghiên cứu chi tiết qua chuỗi
số liệu các năm, chủ yếu là yếu tố nhiệt - ẩm nhƣ: nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ dài mùa
khô, độ dài mùa lạnh… là cơ sở khoa học xác định phân bố loài thực vật, cũng nhƣ đặc
điểm sinh thái phát sinh thảm thực vật tự nhiên.
Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu tiêu biểu “Đánh giá và sử dụng tài
nguyên khí hậu trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế” của Nguyễn Đức
Ngữ; “Sinh khí hậu ứng dụng trong lâm nghiệp của Việt Nam” của Nguyễn Trọng
Hiệu (1985); “Đánh giá điều kiện khí hậu vùng Bắc Trung Bộ phục vụ sản xuất nông
lâm nghiệp và du lịch” Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân (1995) và “Đánh giá
khí hậu nông nghiệp đối với cây chè tại một số vùng trồng chè ở Việt Nam” của
Nguyễn Đại Khánh…dẫn theo [47]. Các nghiên cứu này đã đánh giá mức độ thích
nghi của điều kiện sinh khí hậu đối với sinh vật trong các hệ sinh thái, nâng cao khả
năng sản xuất của các đối tƣợng cây trồng vật nuôi trong hệ sinh thái nông, lâm
nghiệp. Trong phát triển nông, lâm nghiệp, hƣớng nghiên cứu sinh khí hậu đã góp
phần nghiên cứu ảnh hƣởng tới sự hình thành, phát sinh, phát triển của TTV, của các
loại cây trồng. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua sự ảnh hƣởng của khí hậu đối với TTV
và khả năng thích ứng của các loại thực vật đối với các yếu tố khí hậu và kiểu khí hậu.
c. Nghiên cứu theo hƣớng sinh học và các thành phần tự nhiên khác phục vụ
phát triển nông, lâm nghiệp
6
Ở nƣớc ngoài, các nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc, thành phần loài… cho phát
triển nông, lâm nghiệp đã đƣợc chú trọng từ lâu nhƣ các tác giả: Odum E.P. (1971),
Vans Steenis (1956), Richard (1952), Mahadev Sharma and John Parton (2007), David
Lenhart J (1987), Pekka Ollonqvist (2006) [30, 50,67] … các nghiên cứu này chủ yếu
tập trung vào các quá trình sinh thái, chẳng hạn nhƣ các quy trình quần thể
học hoặc biến động quần thể và di truyền, liên kết đa dạng sinh học vào các quá
trình của hệ sinh thái...
Tại Việt Nam, phục vụ phát triển ngành lâm nghiệp đã có các công trình nhƣ:
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà
Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng
của Đào Công Khanh (1996); Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở
hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam của Trần Thế Liên; Một số đặc
điểm cấu trúc rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý
rừng bền vững ở Kon Hà Nừng – Tây Nguyên của Nguyễn Tiến Dũng (2007) và
Nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng hợp lý trong năm có hạn khu vực Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên của Trần Văn Ổn (2006) [20,50,67]… các nghiên cứu chủ yếu đi
sâu vào cấu trúc, đặc tính sinh học của từng loại hình cây trồng.
Vấn đề phát triển nông, lâm nghiệp đã chú trọng đến nghiên cứu nguồn nƣớc
cũng nhƣ chế độ thủy văn nhằm đảm bảo lƣợng nƣớc phù hợp với nhu cầu sản xuất.
Trong những năm trở lại đây, vấn đề nguồn nƣớc ngọt vẫn luôn là chủ đề nóng trong
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với ngành nông nghiệp – nơi phụ thuộc lớn
vào nguồn nƣớc để có thể phát triển. Có nhiều công trình nghiên cứu đối với nhu cầu
dùng nƣớc cho từng đối tƣợng cụ thể để có thể hoạch định, quy hoạch và chủ động
trong việc cấp nƣớc. Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu của Trần An Phong, 2003: “Sử
dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh
Đăk Lăk”; đề tài “Đánh giá cân bằng nước và định hướng sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai,”của Liên đoàn Địa chất Thủy văn, Địa chất Công trình
Miền Trung, 2001… đã xác định nhu cầu nƣớc trong phát triển, đề xuất vấn đề sử
dụng hợp lý và bảo vệ nguồn nƣớc.
Các công trình này đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể từng hợp phần tự nhiên
và đƣa ra khuyến nghị phát triển nông, lâm nghiệp trên cơ sở hợp phần đó, đề cập chƣa
nhiều về các yếu tố và các thành phần tự nhiên khác. Trong khi các thành tạo tự nhiên
có mối quan hệ chặt chẽ và tƣơng hỗ với nhau.
7
1.1.1.2. Hướng nghiên cứu tổng hợp (cảnh quan)
Hiện nay, thực tế trên Thế giới và ở Việt Nam có những quan điểm tiếp cận
khác nhau trong đánh giá phát triển nông, lâm nghiệp. Để phản ảnh đầy đủ khách quan
những vấn đề khai thác sử dụng hợp lý các ĐKTN, TNTN và từ đó đƣa ra các biện
pháp quản lý và khai thác lãnh thổ một cách có hiệu quả cũng nhƣ để phát triển kinh tế
- xã hội theo hƣớng bền vững, thì việc đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN lãnh thổ
là một nội dung nghiên cứu quan trọng, không thể thiếu đƣợc. Trong vài thập kỷ gần
đây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng thực tiễn với sự tham gia tích
cực, hữu hiệu trong đánh giá tổng hợp, đặc biệt trong đó là những đóng góp của các
nhà khoa học, các nhà nghiên cứu địa lý trong và ngoài nƣớc thông qua các công trình
nghiên cứu địa lý ứng dụng.
Cảnh quan học với tƣ cách là khoa học liên ngành đã đóng vai trò quan trọng
trong việc tổ chức không gian và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Không những
thế cảnh quan là đối tƣợng quan trọng nghiên cứu bản chất của các đơn vị tự nhiên lãnh thổ trong địa lý ứng dụng. Cảnh quan học đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ và ngày
càng hoàn thiện về lý luận, phƣơng pháp và giải quyết hiệu quả hơn các nhu cầu từ
thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ. Phân tích cấu trúc, chức năng cảnh
quan là hƣớng nghiên cứu truyền thống trong cảnh quan học, đã có nhiều công trình
của các tác giả thuộc nhiều trƣờng phái khác nhau. Những nghiên cứu này đã và đang
có ý nghĩa thực tiễn cao, đƣợc thể hiện qua các giai đoạn và ở các khu vực sau:
a. Các nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới
Trong suốt thế kỷ XX, khoa học cảnh quan phát triển mạnh mẽ ở các khu vực
tiêu biểu nhƣ Nga và các nƣớc Đông Âu, các nƣớc Tây và Bắc Âu, Bắc Mỹ…
Nga và các nước Đông Âu:
Học thuyết của V.V. Docutraev đƣợc coi là nền tảng của khoa học cảnh quan
nƣớc Nga lúc bấy giờ và những thành tựu đạt đƣợc trong nghiên cứu cảnh quan giai
đoạn đầu, ông đƣợc xem là ngƣời đặt nền móng, ngƣời sáng lập ra ngành khoa học
Cảnh quan. Sau V.V. Ducotraev, nhiều nhà khoa học nhƣ: L.C.Berge, G.N.Vƣxotxki...
đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của cảnh quan học. Khái niệm cảnh quan
đƣợc hình thành, khoa học cảnh quan ngày càng phát triển và ngày càng mở rộng
phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu.
Năm 1913, L.S. Berg công bố công trình phân vùng theo đới đầu tiên của toàn
lãnh thổ Nga, ông đƣa khái niệm CQ vào trong địa lý học và đã công bố công trình
nghiên cứu “Các đới cảnh quan địa lý Liên Xô” - là cơ sở để hoàn thiện lý luận CQ.
8
Những năm 20 - 30 của thế kỉ XX, học thuyết cảnh quan phát triển và đạt đƣợc
nhiều điểm mới quan trọng với những quan điểm CQ đã bắt đầu thâm nhập sâu vào
thực tế nghiên cứu lãnh thổ [48]. B.B. Polunov, I.V. Larin, R.I. Apolin... là những
ngƣời đầu tiên thành lập bản đồ cảnh quan nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc đo vẽ ngoài thực địa. Mặc dù quan niệm về
cảnh quan còn khác nhau nhƣng hầu hết các nhà địa lí Xô Viết (Nga) đều coi “cảnh
quan” là một thực thể tự nhiên, là các “thể tổng hợp tự nhiên” ở các cấp khác nhau.
Bên cạnh hƣớng nghiên cứu hình thái học CQ, hướng nghiên cứu định lượng
cũng đƣợc phát triển – địa hoá CQ bởi nhà bác học B.B. Polunov (1877 – 1952).
Hƣớng địa hoá CQ tạo ra phƣơng pháp mới trong nghiên cứu những quá trình tác động
lẫn nhau giữa các hợp phần và giữa các bộ phận hình thái CQ. D. Armand cũng đã
nghiên cứu các quá trình vật lí diễn ra trong CQ và giữa các CQ với nhau là liên ngành
Vật lí CQ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra việc sử dụng các phƣơng pháp vật lí hiện đại
trong mối quan hệ tác động qua lại của các hợp phần thành tạo CQ [3].
A.G.Ixatsenko đã đƣa ra cơ sở lý thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân
vùng địa lý tự nhiên, các công trình này đã ghi nhận CQ mang tính ứng dụng [48,49].
Từ những năm 80 của thế kỉ XX đến năm 2000, một số tác giả nhƣ: Mikhailov N.I.,
Trupakhin V.M., Bulatov V.I., Syskina A.A…đƣa ra quan điểm tiếp cận sinh thái hay
sinh thái hóa cảnh quan [40]. Kết quả nghiên cứu cảnh quan ứng dụng đƣợc vận dụng
ngày càng nhiều vào thực tiễn phát triển KT-XH của các vùng, quốc gia, lãnh thổ trên
thế giới. Các công trình nghiên cứu trong giai đoạn này đều dựa trên kết quả nghiên
cứu cảnh quan học cơ bản và đồng thời đã có đƣợc sự thống nhất trong quan điểm và
phƣơng pháp nghiên cứu CQ và CQ học ứng dụng: khai thác và sử dụng hợp lí tài
nguyên, bảo tồn thiên nhiên, phục vụ phát triển nông nghiệp...Đặc biệt trong các nội
dung nghiên cứu ngoài các nội dung nghiên cứu cấu trúc, chức năng CQ, các tác giả
còn đi sâu vào nghiên cứu động lực, đặc điểm biến đổi cảnh quan phục vụ định hƣớng
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng...
Các nước Tây Âu và Mỹ:
Các nghiên cứu tại khu vực này đã nhanh chóng đạt đƣợc những thành tựu lớn,
sự lớn mạnh này bắt đầu từ đầu thế kỉ XX. Một số hƣớng nghiên cứu cảnh quan tại
Anh tập trung nhiều vào nghiên cứu lịch sử định cƣ và cảnh quan văn hóa (đại diện là
Baker và Harley 1973, Roberts 1987). Ngoài ra, có những nghiên cứu về lí luận cảnh
quan, lý thuyết cảnh quan nhƣ Z.Passarge (Đức) [48], G.Bertran (Pháp) [123]...
9
Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nghiên cứu CQ có nhiều mốc quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn. Giai đoạn này gắn với những vấn đề cấp bách về sự thay đổi
môi trƣờng cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng và các tiến bộ khoa học công
nghệ. Năm 1982 đã thành lập Hiệp hội sinh thái CQ thế giới (IALE) và các tạp chí
chuyên ngành về sinh thái CQ. Tại Pháp, nghiên cứu về sinh thái CQ bắt đầu từ các
nghiên cứu của Vidal de la Blache thông qua các nghiên cứu địa lý vùng, trong đó có
nhấn mạnh về CQ.
Tại một số nƣớc khác nhƣ: Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Mỹ, Pháp, Séc...: Các
nghiên cứu đƣợc ứng dụng vào thực tiễn nhƣ: ứng dụng cho các mục đích sử dụng tài
nguyên, bảo tồn thiên nhiên và tái tạo CQ, hƣớng sinh thái hóa CQ với ứng dụng các
công nghệ viễn thám và GIS, hƣớng sử dụng ảnh hàng không để thành lập bản đồ và
phân tích CQ, hƣớng nghiên cứu vùng, nghiên cứu các khía cạnh KT - XH, kỹ thuật và
môi trƣờng của CQ hoặc định hƣớng sinh thái nhân văn... [48,87,131].
Nhƣ vậy, CQ học trong thế kỷ XX đã đạt đƣợc nhiều thành tựu về lý luận và
thực tiễn với nhiều công trình nghiên cứu CQ đa dạng, phong phú và có ý nghĩa thiết
thực. Các nghiên cứu CQ ở Liên Xô (cũ) và các nƣớc Đông Âu thiên về nghiên cứu
CQ làm cơ sở cho sự phát triển bền vững. Còn các nhà CQ và sinh thái CQ Tây Âu và
Bắc Mỹ có ƣu thế về hƣớng tiếp cận định lƣợng, sinh thái hóa CQ nhờ vào các tiến bộ
công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý [113].
Những năm đầu của thế kỷ XXI:
Khoa học CQ càng phát triển, càng đi vào nghiên cứu những nội dung chuyên
sâu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu với các xu hƣớng chính nhƣ sau:
Quan điểm cho rằng CQ nhƣ một hệ thống “sinh thái - xã hội” phức tạp, đòi hỏi
có sự tiếp cận liên ngành và đa tỷ lệ (quy mô). Điển hình là các công trình nghiên cứu
của Wu (2006), Naveh (2007), Wu và Hobbs (2007), Bloemers (2010), Axelsson
(2011, 2013), Angelstam (2013),… đều cho rằng nghiên cứu CQ theo hƣớng tiếp cận
liên ngành và phƣơng pháp tích hợp là hết sức cần thiết, vì nó mang lại những lợi ích
to lớn trong việc phát triển bền vững hệ thống “sinh thái - xã hội”, cho phép đƣa ra các
giải pháp hữu hiệu trong quản lý và sử dụng cảnh quan [105,106,110,130].
Một số tác giả khác lại thông qua phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan
làm cơ sở quan trọng để đƣa ra các định hƣớng sử dụng lãnh thổ hợp lý nhƣ Matthias
Röder (2000), Schlaepfer R. (2002), Fujihara M., Kikuchi T. (2005)... [118,133].
Mặc dù với nhiều phƣơng pháp tiếp cận khác nhau nhƣng quan điểm chung đều
cho rằng khoa học CQ nghiên cứu chuyên sâu, mang tính định lƣợng và ứng dụng ở
10
những tỷ lệ lớn, kết quả nghiên cứu CQ, đánh giá CQ phục vụ nhiều mục đích khác
nhau: phát triển sản xuất (nông, lâm, ngƣ nghiệp, du lịch...), xây dựng hạ tầng, đƣờng
sá, sử dụng đất, quản lí và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo
tồn cảnh quan văn hoá...
b. Các nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam đã đƣợc đề cập từ những năm 50 của thế kỷ
XX. Từ đó đến nay, trải qua một quá trình phát triển chƣa dài nhƣng nghiên cứu cảnh
quan đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn với các nghiên cứu chính nhƣ:
Giai đoạn trước năm 1975: Là giai đoạn nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ theo
hệ thống phân vị, hƣớng tới phân vùng địa lý tự nhiên, tìm ra các cá thể của địa tổng
thể nhƣ T.N. Scheglova (1957), Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (năm 1963)... [5, 88].
Giai đoạn 1975 đến cuối những năm 1990: Nghiên cứu CQ theo hƣớng phân
vùng địa lý tự nhiên vẫn đƣợc tiếp tục và nghiên cứu CQ theo cá thể khá phổ biến (Vũ
Tự Lập, Lê Bá Thảo [54, 85, 86]). Thập niên 80 của thế kỉ XX là giai đoạn CQ học có
nhiều bƣớc tiến mới, bên cạnh hƣớng nghiên cứu CQ tổng hợp là hƣớng tiếp cận liên
ngành, nghiên cứu và lồng ghép giữa phân loại CQ, thành lập bản đồ CQ và đánh giá
CQ. Có nhiều công trình theo hƣớng nghiên cứu, đánh giá CQ phục vụ mục đích
PTBV lãnh thổ.
Các công trình tiêu biểu có thể kể đến là: Phạm Hoàng Hải (1988) “Vấn đề lí
luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví
dụ vùng Đông Nam Bộ”; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Trọng Tiến trong Chƣơng trình
48B đã tiến hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải
ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm”. Một số khác chƣơng trình Tây
Bắc, chƣơng trình Nam Bộ, chƣơng trình Tây Nguyên 1. Các nghiên cứu này tiến hành
trên quy mô lớn (một vùng, khu vực) hay có thể đi sâu đánh giá chi tiết đối với lãnh
thổ cấp huyện.
Ở mỗi cấp tỷ lệ, trên bản đồ CQ đều có sự phân chia các cấp với các hệ thống
phân loại. Dựa trên hệ thống phân loại của V.A. Nhicolaev (1979) Phạm Quang Anh
và những ngƣời khác (2003) (thuộc Viện Khoa học Việt Nam cũ) xây dựng bản đồ CQ
Việt Nam tỷ lệ 1: 2.000.000 gồm 7 cấp: Khối CQ hệ CQ phụ hệ CQ lớp CQ
phụ lớp CQ nhóm CQ kiểu CQ. Với bản đồ CQ ở tỷ lệ này thì cấp kiểu CQ là
cấp cơ sở. Trƣơng Quang Hải (1991) đã xây dựng hệ thống phân loại CQ gồm 5 cấp:
Hệ CQ lớp CQ nhóm CQ kiểu CQ loại CQ áp dụng cho xây dựng bản đồ
CQ miền Nam Việt Nam, tỉ lệ 1: 1.000.000.
11
Một số các nghiên cứu khác nhƣ Nguyễn Thành Long và các tác giả Viện Địa
lý (1992) trong “Nghiên cứu xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ trên lãnh thổ Việt Nam”
đƣa ra hệ thống phân loại áp dụng xây dựng bản đồ CQ Việt Nam ở nhiều tỉ lệ khác
nhau. Ứng với các mục đích nghiên cứu và phạm vi lãnh thổ, số lƣợng các cấp phân vị
là khác nhau [61]. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thƣợng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh
(1997) xây dựng hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ cả nƣớc ở tỉ lệ 1:1.000.000
gồm 7 cấp phân vị: Hệ CQ phụ hệ CQ lớp CQ phụ lớp CQ kiểu CQ
phụ kiểu CQ loại (nhóm loại) CQ [24]. Đối với các hệ thống phân loại trên, nguyên
tắc là dựa trên những nét tƣơng đồng của các thể địa lý để phân chia các cấp khác
nhau. Số lƣợng các cấp phân vị phụ thuộc vào diện tích khu vực nghiên cứu, vị trí địa
lý, tính chất phức tạp của điều kiện tự nhiên của khu vực và mục đích nghiên cứu.
Cũng trong hƣớng nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng thời gian gần đây, một
số tác giả thuộc Viện Địa lý và các Trƣờng Đại học nhƣ: Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Sƣ phạm Hà Nội… đã tiến hành quy hoạch tổ chức lãnh thổ sản xuất trên cơ
sở nghiên cứu cảnh quan, góp phần định hƣớng các vấn đề quy hoạch lãnh thổ của
quốc gia và của các địa phƣơng và hƣớng tới mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên gắn
với bảo vệ môi trƣờng các vùng lãnh thổ.
Giai đoạn hiện nay (những năm đầu thế kỉ XXI): Các công trình nghiên cứu
cơ bản, hƣớng nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN hay đánh giá CQ đƣợc
triển khai rộng rãi. Nhiều nghiên cứu, phân tích, đánh giá CQ cho lãnh thổ nhỏ, phục
vụ mục đích cụ thể nhƣ: phát triển nông - lâm nghiệp (cây công nghiệp dài ngày, cây
ăn quả, trồng rừng...) du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học, thủy điện, công nghiệp, bảo vệ
môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên, tái định cư... ngày càng đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm và thực hiện. Các công trình này đã gắn kết giữa nghiên cứu CQ cơ bản và CQ
ứng dụng, giữa nghiên cứu CQ và đánh giá CQ, giữa đánh giá thích nghi sinh thái và
đánh giá kinh tế sinh thái (kế thừa quan điểm đánh giá đất đai của FAO, 1976).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chi tiết trên lãnh thổ nhỏ vùng đệm các khu
bảo tồn, đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện) đến phạm vi lớn hơn (dải ven biển,
vùng gò đồi...), nhằm đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN sử dụng hợp lý lãnh thổ. Tác
giả Phạm Hoàng Hải, 2003 có công trình nghiên cứu: “Đánh giá tổng hợp các điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường”, Đề tài KC.09.11. Một số tác giả khác nhƣ
Nguyễn Cao Huần, 2004: “Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh
tế và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện (nghiên cứu mẫu
12
tỉnh Lào Cai)” hoặc Phạm Thế Vĩnh (2004), Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven
biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ, Phạm Quang
Tuấn (2003) “Nghiên cứu đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng
phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả khu vực Hữu Lũng, Lạng Sơn”, Bùi
Thị Mai (2010), “Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ sử
dụng hợp lí lãnh thổ lưu vực sông Ba”.... (trích dẫn [26, 41, 100]). Mục đích các công
trình hƣớng đến là khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nƣớc, rừng phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, phục hồi bảo tồn sinh thái, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu CQ, đánh giá CQ định hƣớng phát
triển nông, lâm nghiệp tại các lãnh thổ các nhau nhƣ: Trƣơng Quang Hải, Nguyễn An
Thịnh, Nguyễn Thị Thuý Hằng, 2010 “Đánh giá CQ cho mục đích phát triển nông,
lâm nghiệp và du lịch tại khu vực có núi đá vôi tỉnh Ninh Bình” [33], hoặc tác giả
Nguyễn An Thịnh, 2007 “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển
bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” [87], Nguyễn Xuân
Độ, 2003 “Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện địa lý phục vụ phát triển cây công
nghiệp dài ngày tỉnh Đăk Lăk [21], Nguyễn Đăng Hội. (2004) “Nghiên cứu, đánh giá
cảnh quan nhân sinh lãnh thổ Kon Tum phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng”
… những công trình này đã xây dựng các hệ thống phân loại và lựa chọn đơn vị đánh
giá dựa trên từng tỷ lệ bản đồ phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Theo hướng đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để đưa ra mô hình phát triển
kinh tế đã có nhiều tác giả nhƣ: Đặng Trung Thuận, Trƣơng Quang Hải (1999) “Mô
hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển nông thôn bền vững” [89] đã xây dựng cơ
sở lí luận, nguyên tắc, quy trình và phƣơng pháp xây dựng mô hình kinh tế - sinh thái
phục vụ phát triển nông thôn bền vững và ứng dụng ở một số địa điểm điển hình. Tác
giả Phạm Hoàng Hải, 2015 đã có nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các
nguồn lực tự nhiên, biến động sử dụng tài nguyên và xác lập các mô hình kinh tế - sinh
thái bền vững cho một số vùng địa lý trọng điểm khu vực Tây Nguyên” [29] đã đánh
giá tổng hợp, nghiên cứu lý luận phƣơng pháp luận, nghiên cứu lý luận về xây dựng
các mô hình kinh tế - sinh thái, mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững…
Nhƣ vậy, các nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến hƣớng nghiên cứu cảnh
quan ứng dụng đang đƣợc chú trọng nhiều bởi nhu cầu thực tiễn và khả năng áp dụng
của nó cho một lãnh thổ cụ thể. Quá trình nghiên cứu cảnh quan đi sâu vào phân tích
cấu trúc, chức năng, động lực và mối quan hệ với tổ chức không gian lãnh thổ. Hiện
nay, trong nhiều công trình nghiên cứu cảnh quan, nhiều nhà địa lý sử dụng quan niệm
cảnh quan là đơn vị kiểu loại xây dựng bản đồ cảnh quan. Đối tƣợng đánh giá CQ cho
13
phát triển nông nghiệp là các cây trồng điển hình, mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng
thời phù hợp với định hƣớng phát triển của địa phƣơng, với điều kiện tài nguyên môi
trƣờng ở khu vực này. Đối tƣợng đánh giá CQ cho phát triển lâm nghiệp là các khu
vực đem lại hiệu quả môi trƣờng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài
Địa lý học là khoa học tổng hợp nghiên cứu về không gian và sự biến đổi theo
thời gian của các đối tƣợng tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội. Cơ sở địa lý học là
những quy luật phân hóa lãnh thổ, đặc điểm đặc trƣng cơ bản của đối tƣợng nghiên
cứu; từ những quy luật mang tính khách quan và các đặc điểm đặc trƣng con ngƣời có
thể khai thác, sử dụng lãnh thổ nhằm phù hợp với tính quy luật của địa lý; tiến tới khai
thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững cả hiện tại và trong tƣơng lai. Cảnh quan học là
đối tƣợng quan trọng nghiên cứu bản chất của các đơn vị tự nhiên – lãnh thổ trong địa
lý ứng dụng và đã trở thành hƣớng nghiên cứu quan trọng của địa lý. Các nghiên cứu
cảnh quan ứng dụng đang chú trọng nhiều đến vấn đề thực tiễn tại lãnh thổ cụ thể
nhằm đƣa ra định hƣớng phát triển phù hợp. Ngày càng nhiều nghiên cứu cảnh quan đi
sâu vào phân tích cấu trúc, chức năng, động lực và vấn đề tổ chức không gian nhằm
giải quyết các vấn đề và nhu cầu của thực tiễn, đặc biệt đối với sản xuất nông, lâm
nghiệp. Do vậy, hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài được xác định trên cơ sở địa lý
học theo hướng tiếp cận cảnh quan, lấy kết quả nghiên cứu cảnh quan làm cơ sở khoa
học để giải quyết các mục tiêu đề ra.
Hƣớng tiếp cận cảnh quan học đƣợc vận dụng trong luận án nhằm giải quyết
các vấn đề sau:
- Nghiên cứu tổng hợp các ĐKTN, TNTN theo các đơn vị cảnh quan để thấy
đƣợc tính đa dạng, sự phân hóa theo không gian lãnh thổ tỉnh Gia Lai ở tỷ lệ 1/100.000
và cấp loại cảnh quan là đơn vị cơ sở. Thành lập bản đồ phân loại, phân vùng cảnh
quan lãnh thổ nghiên cứu. Tiến hành phân tích cấu trúc, chức năng, động lực CQ để
tìm ra đƣợc những lợi thế, thách thức trong quá trình phát triển nông, lâm nghiệp.
- Tiến hành đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp với các mức độ
ƣu tiên cho lâm nghiệp, mức độ thích nghi cho các cây nông nghiệp trên địa bàn Gia
Lai theo các đơn vị loại cảnh quan.
- Tiến hành phân tích tổng hợp các kết quả và phân tích định hƣớng sử dụng theo
tiểu vùng cảnh quan nhằm chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa các vùng và các thành
phần của tự nhiên cũng nhƣ các thành phần kinh tế - xã hội khác.
- Trên cơ sở phù hợp của các loại cây trồng và khả năng phát triển của từng loại
cho các vùng nhất định kết hợp với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
14
nhiên, đặc điểm phát triển kinh tế tiến hành đề xuất các mô hình phát triển nông, lâm
nghiệp mang tính bền vững.
1.1.2. Tổng quan các công trình liên quan đến tổ chức không gian lãnh thổ
Khái niệm tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian (spatial organization) bắt
nguồn từ Adam Smith và David Ricardo, G.Thunen (1826), của Weber (1909)
W.Christaller… và một số công trình khác. Khái niệm này sau đó đƣợc phát triển về
mặt lí luận và ứng dụng vào thực tiễn từ những năm 1950 tại các nƣớc châu Âu và ở
Liên Xô vào đầu những năm 1960. Từ đó đến nay, khái niệm đƣợc nhiều nhà khoa học
sử dụng nhƣ một công cụ tƣ duy tổng hợp, công cụ tổ chức thực tiễn các hoạt động xã
hội. Ở góc độ địa lý học, tổ chức lãnh thổ là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối
tƣợng ảnh hƣởng lẫn nhau, có quan hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống tự
nhiên và hệ thống dân cƣ nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao
động, vị trí kinh tế - xã hội để đạt hiệu quả kinh tế cao và nâng cao mức sống dân cƣ
của lãnh thổ đó (Xauskin, 1981). Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về tổ chức không
gian đều khẳng định việc thiết kế, tổ chức không gian là công cụ để sử dụng hiệu quả
lãnh thổ.
Trong địa lý học, tổ chức lãnh thổ là kết quả ứng dụng của khoa học đánh giá
cảnh quan do việc nghiên cứu đánh giá cảnh quan (trên cơ sở điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên) cho các mục đích thực tiễn nhƣ: phát triển nông, lâm nghiệp; du
lịch sinh thái, bảo tồn, phân bố dân cƣ, quy hoạch đô thị… Các nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc đã minh chứng cho việc đánh giá này thông qua các công trình khoa học:
Tại châu Âu: I.P.Geraximov (Nga) phân chia CQ của Nga thành 17 miền khác
nhau trên cơ sở địa lý học để quy hoạch phát triển KT-XH. Marinhic và Shishenko
phân vùng CQ sinh thái của Ucraina nhằm mục đích phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trƣờng hay Bastian Olaf phân loại CQ để định hƣớng quy hoạch bang Saxony
(Đức) [109]. Tại các nƣớc Tây Âu và Bắc Mỹ cũng đã quan tâm đến ứng dụng nghiên
cứu CQ để quy hoạch các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, quy hoạch đô thị,
quy hoạch môi trƣờng... một số những nghiên cứu điển hình nhƣ: G.Cabaussel và
G.Bertrand xây dựng phƣơng pháp phân kiểu CQ ở Pháp (trong đó phân tích đến quá
trình động lực phát sinh: địa mạo động lực và phát sinh thổ nhƣỡng). Tại Mỹ, nghiên
cứu CQ ứng dụng lại chú trọng đến sự thay đổi cấu trúc, động lực đơn vị CQ nhằm
đƣa ra các biện pháp sử dụng, bảo vệ chúng. Các công trình tiêu biểu cho hƣớng này là
Brown W.P và Schulte (2011), Jinki Kim và Christopher D. Ellis (2009) [110]…
15