Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số kinh nghiệm dạy và học có hiệu quả, giúp học sinh tự tin trong học tập cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.34 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VÀ
HỌC CÓ HIỆU QUẢ, GIÚP HỌC
SINH TỰ TIN TRONG HỌC TẬP CHO
HỌC SINH LỚP 5


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn thực hiện mô hình trường học thân
thiện, học sinh tích cực cho các cấp học. Trường học thân thiện, học sinh tích
cực là sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và cộng đồng nhằm hướng
tới một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng
thú cho học sinh tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm
bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn
lực của nhà trường vì học sinh thân yêu. Nơi đây học sinh được đặt vào vị trí
trung tâm của quá trình giáo dục, được phát huy tính chủ động, tích cực trong
học tập và hoạt động xã hội.
Muốn được như vậy thì mỗi giáo viên phải xây dựng từng lớp học thân
thiện, từng học sinh trong lớp đều tích cực hoạt động. Và người giáo viên phải
có những phẩm chất cần thiết để tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh: ngôn
ngữ, cử chỉ, … ; luôn đổi mới phương pháp, tìm hiểu và sáng tạo các trò chơi
trong học tập.
Từ những vấn đề trên, và những trải nghiệm trong giảng dạy tôi mạnh dạn
trình bày những ý kiến và việc làm có hiệu quả qua đề tài: “MỘT SỐ KINH
NGHIỆM DẠY VÀ HỌC CÓ HIỆU QUẢ, GIÚP HỌC SINH TỰ TIN
TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 5 ”
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI:
1. Thuận lợi:
- Đề tài thuộc một trong 5 nội dung chủ đề năm học mà Bộ GD & ĐT đã


đưa ra phát động thi đua trong năm học 2008 – 2009.
- Nhận thức được vai trò của người giáo viên trong môi trường học tập
ngày hôm nay: phải luôn phát huy sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy
trong quá trình dạy và học.
- Hầu hết các giáo viên đều đem hết tâm huyết vì học sinh thân yêu.
- Hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh đạt nhiều kết quả cao. Học
sinh được phát huy quyền làm chủ trong mọi hoạt động giáo dục.
2. Khó khăn:
- Mặc dù đã ý thức việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” là
phù hợp. Song để thực hiện tốt vấn đề này là một việc làm khó đối với giáo viên.
Bởi sự không kiềm chế của bản thân người giáo viên đứng lớp khi gặp học sinh
lười học bài lại hay nghịch ngợm vi phạm nhiều lần thì không tránh khỏi những
điều không hay xảy ra: sử dụng ngôn ngữ nặng lời, biện pháp trừng phạt trên
thân thể học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cũng chưa phát huy tính tích cực học


tập của học sinh. Có thể giáo viên chưa đổi mới cách dạy, cách đánh giá, cũng
có thể do quan điểm giảng bài thật kỹ để học sinh nắm bài thật kỹ mà chưa để
học sinh có thời gian suy nghĩ, sáng tạo, tích cực trong học tập.
- Học sinh chưa thực sự làm chủ trong quá trình học tập, vẫn có học sinh
nghỉ học, chưa ham học.
- Đa số các em chưa mạnh dạn hòa mình cùng tập thể, còn mắc cỡ, ngại
ngùng trong khi giao tiếp, sinh hoạt.
Tôi xin được thống kê số liệu học sinh trước khi áp dụng những giải pháp
của đề tài:
Lớp

Tổng số HS

5/5


29 em

HS chủ động, tích cực
học tập
8 em

HS học tập phải có sự
nhắc nhở
21 em

III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lý luận:
Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc Dạy và học có
hiệu quả là tạo nên môi trường giáo dục thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh
trong học tập.
Nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi của HS: các em phát triển tư duy trực quan
cụ thể tốt hơn tư duy trừu tượng.
Vậy làm thế nào để lớp học trở thành một nơi mà trẻ luôn mong muốn đến?
- Trường học lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình giáo dục - hãy làm theo
những điều đứa trẻ quan tâm nhất, từ đó chúng ta sẽ biết được tiềm năng đầy đủ
của chúng và quan tâm đến chúng một cách tổng thể.
- Tất cả học sinh đều cảm thấy dễ chịu, được tôn trọng và đi học đầy đủ.
- Thúc đẩy quá trình dạy và học đạt chất lượng tốt bằng cách đưa ra
hướng dẫn phù hợp với mức độ phát triển của từng trẻ, khả năng và cách học và
hướng dẫn phương pháp học sáng tạo, hợp tác và dân chủ.
- Cung cấp nội dung hợp lý và tài liệu có chất lượng tốt.
- Nâng cao kết quả học tập có chất lượng cho trẻ bằng cách giúp chúng
học những gì chúng cần học và dạy chúng học như thế nào.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

2.1. Để dạy và học có hiệu quả trước hết phải tạo ra một lớp học thân
thiện:
Lớp học thân thiện, học sinh tích cực là lớp học:
- Phải sử dụng bảo quản các thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường, có
sự sáng tạo trong việc giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học.


+ Yêu cầu HS làm đồ dùng học tập chuẩn bị trước ở nhà môn Toán: Bài
“Hình hộp chữ nhật, hình lập phương”, “Diện tích xung quanh, diện tích toàn
phần hình hộp chữ nhật”…..
- Học đủ thời gian theo quy định, tích cực trong phong trào dạy và học, xây
dựng các sân chơi cho học sinh dưới hình thức chơi mà học, học mà chơi.
+ Với những tiết học Lịch sử và Địa lý dành cho địa phương: tôi tổ chức
dạy học tại thực địa, trong không gian thoáng, mát mẻ buổi học rất nhẹ nhàng,
thoải mái vì tôi đã lồng ghép vào đó là những trò chơi dân gian, giờ sinh hoạt tập
thể.
Ví dụ : Đi tham quan khu Di tích Chi khu Tỉnh ủy Biên Hòa (xã Bình Sơn
huyện Long Thành) – Mục đích: giờ học thực tế về lịch sử địa phương.
Kết quả: Học sinh cảm thấy thích thú vì đã học được nhiều điều bổ ích từ
buổi học thực tế mà các em tham gia.
2.2. Học sinh tích cực:
Thế nào là học tích cực?
Giáo viên chuyển từ việc nói cho trẻ về nội dung bài học sang hướng dẫn
trẻ, và tạo cho trẻ điều kiện học hỏi
VD: Hướng dẫn, gợi trí tò mò của học sinh trước một vấn đề mới (phương
pháp kích thích); tạo bầu không khí sinh động trong lớp; sử dụng phương pháp
trò chơi học tập thường xuyên…
- Trẻ tự học được từ việc thực hành và xây dựng cho mình sự hiểu biết,
hơn là việc học chúng một cách thụ động từ giáo viên. Kết quả là trẻ có thể hiểu
kỹ hơn về bài học.

- Tạo cho trẻ thường xuyên có cơ hội để cùng nhau nghiên cứu theo cặp
hoặc theo nhóm và có thể học lẫn nhau. Trẻ sẽ ít bị phụ thuộc vào giáo viên
hơn.
Giáo viên theo dõi trong suốt quá trình học tập của trẻ chứ không chỉ quan tâm
đến kết quả cuối cùng: giáo viên không chỉ chú ý đến đáp án đúng hay sai mà
cần phải quan tâm đến cách mà trẻ đưa ra đáp án đó.
- Mọi cách có thể dùng được đều có thể được sử dụng một cách sáng
tạo, không chỉ gói gọn ở những bài học trên bảng hoặc trong sách giáo khoa mà
phải biết vận dụng giữa “học đi đôi với hành”, lấy lí thuyết áp dụng vào thực
tiễn cuộc sống của HS.
VD: Khi dạy Khoa học (Bài Hỗn hợp)
Sau khi học sinh tìm hiểu được các kiến thức ở lớp học, GV giao cho học
sinh về nhà áp dụng lọc nước để có nước sạch cho gia đình dùng.
- Tạo cho trẻ cảm thấy vui thú, điều đó sẽ kích thích học tập. Phương
pháp học tích cực thực chất là một động cơ thúc đầy trẻ học tập tốt hơn.
Để phát huy tích tích cực, GV là người phải có trách nhiệm hướng dẫn,
định hướng cho học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức.


 Ở đây, tôi xin minh họa tính tích cực trong môn Toán: Môn Toán từ
lúc nào bỗng trở nên khô khan tẻ nhạt không chỉ từ phía học sinh mà còn cả ở
phía giáo viên.
Học sinh học tập thụ động, không khí lớp nặng nề, tiết Toán trôi qua khó
khăn như một guồng máy đã quá cũ trong khi vận hành.
Do vậy tôi đã mạnh dạn thay đổi hình thức luyện tập nhằm gây hứng thú
học tập trong lớp giúp các em chủ động tìm ra kiến thức cần lĩnh hội.
Bên cạnh việc GV gần gũi với các em trong giờ học qua ngôn ngữ, cử chỉ,
phong thái tôi còn đưa ra những trò chơi, bài thơ, vè, câu đố liên quan đến đề tài
của môn học (toán)
Ví dụ: Bài “Luyện tập” tiết 162 (trang 167)

+ Bài 3/ 167: Thay vì các em đọc đề bài, tôi cho một học sinh sắm vai bác
nông dân giao việc cho các cháu học sinh tìm giúp bác khối lượng thóc thu được
trên thửa ruộng.
+ Bài 4/ 167:Với yêu cầu BT tính chiều cao hình thang, tôi gợi ý giúp HS
tìm ra bài thơ tính chiều cao hình thang, nếu HS tìm không được thì GV đưa ra
bài thơ, từ một quy tắc theo văn xuôi được đọc dưới dạng một bài thơ sẽ giúp
HS khắc sâu kiến thức và nhớ lâu hơn:
Muốn tính chiều cao hình thang
Việc đầu phải làm diện tích nhân hai
Tiếp đến ta chia độ dài
Của tổng hai đáy là ra ngay mà.
Kết quả: Tiết học đã đem lại một bầu khí thân mật, các em tưởng như là một tiết
sinh hoạt: cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Người dự cũng cảm thấy như mình
đang thư giãn bởi tiếng hát của giáo viên, sự diễn đạt qua phần sắm vai của học
sinh.
 Với môn Khoa học, phần củng cố, hệ thống kiến thức bài, thay vì hỏi đáp
tôi đã thường xuyên dùng phương pháp trò chơi học tập.
Ví dụ: Bài Chất dẻo, tôi tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ kì diệu. Qua
trò chơi giúp HS nắm vững và có thể thuộc bài ngay tại lớp kiến thức về: tính
chất, công dụng, cách bảo quản và phân loại chất dẻo.

1
2
3

4
5
6
7


D E ?
P
H AT
?I L?Í O A I
CN
A
? C
? H
? Đ? I

E N

R U A ?
S A C H I
C H E
T A I
T
EN D U N G
Ñ U C


 Khi dạy Tập làm văn bài Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) tôi đã thử
một phương pháp mới: Yêu cầu HS đem hình của ông bà, cha mẹ, anh chị em…
đến lớp, từ ảnh đó GV gợi ý cho HS hình thành sơ đồ tư duy theo nhóm 4. Qua
sơ đồ tư duy giúp các thành viên trong nhóm bổ sung cho nhau đặc điểm về
ngoại hình của một người nào đó theo giới tính, độ tuổi mà các em đã quan sát
trước đó. Nhằm giúp các em yếu kém tìm ra vốn từ miêu tả đặc điểm khác biệt
tiêu biểu của mỗi người để diễn đạt thành lời văn suôn sẻ .

IV. KẾT QUẢ:

Sau khi tìm hiểu làm thế nào để đạt được việc dạy và học có hiệu quả, tôi
đã tìm ra những biện pháp và thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học trong
năm vừa qua đã đạt được kết quả: giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự
giác tích cực, tạo hứng thú, động cơ, nhu cầu học tập của học sinh, gây được sự
tập trung chú ý của học sinh đối với bài học; giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
vững vàng, chính xác hơn.
Qua buổi học tại thực địa đã giúp các em có sự nhìn nhận xác đáng về
kiến thức được tiếp thu trên lớp. Các em sẽ thấy những điều thú vị và ham muốn
khám phá môn học. Đồng thời khi tham quan thực tế còn giúp các em khám phá
những điều mới lạ mà sách giáo khoa chưa cung cấp và bổ sung kiến thức còn
thiếu mà khoảng 35 phút thầy cô chưa thể nói hết trong lớp học. Từ đó các em tự
vận động, nghĩ ra nhiều câu hỏi để chất vấn giáo viên ở các tiết học. Chính sự
trao đổi qua lại giữa thầy và trò làm tiết học thêm sôi động và hiệu quả hơn rất
nhiều trong việc giúp HS nắm bắt và hiểu thật sâu bài học. Với những biện pháp
mà tôi đã thực hiện đã đem lại kết quả tốt.
Các em đã có ý thức tinh thần tập thể; biết giúp đỡ nhau trong học tập, lao
động, cũng như vui chơi. Nhiều em chịu khó suy nghĩ, soạn bài đầy đủ trước khi
đến lớp và hăng say phát biểu trong giờ học. Nhờ đó lớp học trở nên sinh động
dẫn đến không còn hiện tượng nói chuyện, làm việc riêng. Tóm lại, bằng các


biện pháp nêu trên, lớp học của tôi trở nên thân thiện hơn, học sinh tích cực
trong các hoạt động hơn trước.
Qua một thời gian thực hiện, kết quả thu được như sau:
Lớp

Tổng số HS

5/5


29 em

HS chủ động, tích cực học
tập
23 em

HS học tập phải có
sự nhắc nhở
6 em

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Muốn dạy và học có hiệu quả, giúp các em tự tin trong học tập người giáo
viên phải thực sự là người bạn của học sinh: có tấm lòng bao dung, thông cảm,
yêu thương, gần gũi học sinh. Phải biết tạo ra một bầu không khí lớp học vui vẻ,
hòa đồng giữa mọi đối tượng học sinh.
Giáo viên lên lớp phải có tác phong cởi mở, gương mặt tươi vui, thái độ
ứng xử tôn trọng, tế nhị, công bằng với học sinh.Giáo viên theo dõi, uốn nắn,
sửa chữa ngôn ngữ giao tiếp cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh biết giúp
đỡ lẫn nhau. Giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh tự tin khi thể hiện mình.
Phải biết chọn lựa và sử dụng phương pháp thích hợp để giúp học sinh tự phát
hiện kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ.
VI. KẾT LUẬN:
Chúng ta đã biết trường học là nơi trẻ học tập. Nếu trường học cởi mở,
thân thiện, học sinh sẽ luôn cảm thấy an toàn và thoải mái. Các em sẽ có thể học
tốt hơn.
Làm cách nào để Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập? Để giải quyết
được vấn đề này, đòi hỏi người giáo viên luôn nỗ lực cố gắng trau dồi chuyên
môn, không ngừng cập nhật những vấn đề thực tế, đưa vào bài dạy; có tác phong
cởi mở, thân thiện với học sinh, để các em được học mà chơi, chơi mà học. Với

mong muốn cho trẻ “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” tôi đã mạnh dạn đưa
ra để được đồng nghiệp góp ý và tìm ra những biện pháp thích hợp nhất nhằm
góp phần thực hiện tốt một trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường
học thân thiên, học sinh tích cực”.
Long An, ngày 10 tháng 01 năm 2012
Người thực hiện



×