Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

14 thi online cơ bản lý thuyết trọng tâm về ag au ni zn sn pb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.77 KB, 8 trang )

Thi online - Cơ bản - Lý thuyết trọng tâm về Ag-AuNi-Zn-Sn-Pb
Câu 1 [22915]Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được
nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì:
A. Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa.

B. Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa.

C. Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa.

D. Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa.

Câu 2 [29265]Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thuỷ ngân này trong:
A. Dung dịch Zn(NO3)2

B. Dung dịch Sn(NO3)2

C. Dung dịch Pb(NO3)2

D. Dung dịch Hg(NO3)2

Câu 3 [95300]Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên
trong, sẽ xảy ra quá trình:
A. Fe bị ăn mòn điện hóa B. Sn bị ăn mòn điện hóa C. Sn bị ăn mòn hóa học

D. Fe bị ăn mòn hóa học

Câu 4 [109124]Hỗn hợp X gồm Ag, Fe, Cu. Ngâm X trong dd chỉ chứa một chất tan Y, khuấy kỹ để pư xảy ra
hoàn toàn, thấy còn lại một kim loại có khối lượng không đổi so với ban đầu. Biết Y tạo kết tủa với dd BaCl2.
Chất Y là
A. AgNO3.


B. Fe2(SO4)3.

C. HCl.

D. H2SO4.

Câu 5 [182348]Các đồ vật bằng bạc để trong không khí lâu ngày bị xám đen do bạc phản ứng với các chất có
trong không khí là
A. O2, hơi nước.

B. CO2, hơi H2O.

C. H2S, O2.

D. H2S, CO2

Câu 6 [182349]Nhóm nào sau đây gồm tất cả các kim loại đều khử ion Ag+ trong dung dịch AgNO3 ?
A. Zn, Fe, Ni

B. Zn, Pb, Au

C. Na, Cr, Ni

D. K, Mg, Mn

Câu 7 [182350]Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe
và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
A. 4

B. 1


C. 2

D. 3

Câu 8 [182351]Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hóa người ta dùng kim loại nào ?


A. Cu

B. Pb

C. Zn

D. Sn

Câu 9 [182358]Khi vật làm bằng sắt tráng kẽm (Fe – Zn) bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, quá trình xảy
ra ở điện cực âm (anot) là
B. khử H+ của môi trường

A. khử Zn

C. oxi hóa Fe

D. oxi hóa Zn

Câu 10 [182363]Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.

B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.


C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.

D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 11 [182364]Mạng tinh thể của bạc có dạng
A. lục phương.

B. lập phương tâm diện.

C. lập phương tâm khối.

D. A và B đều đúng.

Câu 12 [182365]Các số oxi hoá có thể có của bạc trong hợp chất là
A. +1.

B. +2.

C. +3.

D. Cả 3 đều đúng.

Câu 13 [182367]Đốt nóng hỗn hống Hg-Au thì chất rắn sẽ đổi màu
A. từ trắng sang vàng.

B. từ xanh sang vàng

C. từ lục sang vàng.


D. luôn có màu vàng.

Câu 14 [182370]Vàng bị hoà tan trong nước cường toan tạo thành
A. AuCl và khí NO.

B. AuCl3 và khí NO2.

C. AuCl và khí NO2.

D. AuCl3 và khí NO.

Câu 15 [182371]Trong các tính chất vật lí sau của kim loại Au, Ag, tính chất không phải do các electron tự do
gây ra là
A. ánh kim.

B. tính dẻo.

C. tính cứng.

D. tính dẫn nhiệt và tính dẫn điện.

Câu 16 [182374]Trong các khẳng định sau, khẳng định không đúng là
A. về mặt hoá học bạc và vàng đều là những kim loại rất kém hoạt động.


B. bạc và vàng đều không tác dụng với oxi trong không khí ngay cả khi đun nóng.

C. khi đung nóng với P, As,… cả bạc và vàng đều không tham gia phản ứng.

D. bạc không tác dụng được với HI vì AgI rất ít tan.

Câu 17 [182376]Cho biết số hiệu nguyên tử của Ag là 47. Cho biết vị trí của Ag trong bảng tuần hoàn:
A. Ô 47, chu kì 5, nhóm IA

B. Ô 47, chu kì 5, nhóm IB

C. Ô 47, chu kì 4, nhóm IB

D. Ô 47, chu kì 6, nhóm IIB

Câu 18 [182378]Cho biết Au có Z = 79. Vị trí của Au trong bảng tuần hoàn là
A. Ô 79, chu kì 6, nhóm IB

B. Ô 79, chu kì 5, nhóm IB

C. Ô 79, chu kì 6, nhóm IA

D. Ô 79, chu kì 5, nhóm IA

Câu 19 [182380]Cho biết số hiệu nguyên tử của Zn là 30. Cho biết vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn:
A. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIA

B. Ô 30, chu kì 5, nhóm IIB

C. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIB

D. Ô 30, chu kì 3 nhóm IIB

Câu 20 [182382]Trong các cặp kim loại sau, cặp kim loại nào gồm hai nguyên tố không thuộc cùng một nhóm
trong bảng tuần hoàn ?
A. Ni, Zn


B. Cu, Au

C. Sn, Pb

D. Cu, Ag

Câu 21 [182384]Trong các kim loại sau, kim loại nào có tính dẻo cao nhất ?
A. Ag

B. Al

C. Au

D. Sn

C. Ni, Pb, Na, Ag

D. Zn, Ag, Cr, Cs

Câu 22 [182385]Dãy nào chỉ gồm các kim loại mềm ?
A. Ni, Zn, Pb, Au

B. Pb, Sn, Na, K

Câu 23 [182387]Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh màu vàng


lấp lánh cực mỏng. Đó chính là những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí
nào của vàng khi làm tranh sơn mài ?

A. Dễ dát mỏng, có ánh kim

B. Có tính dẻo, dẫn nhiệt tốt

C. Có khả năng khúc xạ ánh sáng

D. Mềm, có tỉ khối lớn

Câu 24 [182389]Người Mông Cổ rất thích dùng bình làm bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng bạc bảo quản
được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do
A. bình làm bằng Ag bền trong không khí.

C.

B. Ag là kim loại có tính khử rất yếu.

ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn (dù
có nồng độ rất nhỏ).

D.

bình làm bằng Ag, chứa các ion Ag+ có tính oxi
hóa mạnh.

Câu 25 [182390]Sắp xếp tính khử của các kim loại theo chiều tăng dần?
A. Au, Ag, Pb, Sn, Ni, Fe, Zn

B. Au, Ag, Sn, Pb, Fe, Ni, Zn

C. Au, Ag, Sn, Pb, Ni, Fe, Zn


D. Au, Ag, Ni, Pb, Sn, Fe, Zn

Câu 26 [182392]Những đồ dùng bằng Ag kim loại để lâu ngoài không khí bị xám đen. Điều này được giải thích
bằng phương trình nào ?
A. 4Ag + O2 (không khí) → 2Ag2O

B. 4Ag + 2CO2 + O2 → 2Ag2CO3

C. 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

D. 4Ag + 4HCl + O2 → 4AgCl + 2H2O

Câu 27 [182395]Cho các hoá chất:
(a) Dung dịch HNO3
(b) Dung dịch H2S có hòa tan O2
(d) Dung dịch FeCl3
(e) Dung dịch H2SO4 loãng
Kim loại Ag không tác dụng với chất nào ?
A. b, c, e

B. b, c

Câu 28 [182396]Cho các chất:
(a) Dung dịch NaCN
(b) Thủy ngân
Chất có thể hòa tan vàng là
A. b, c

B. b, c, d


(c) O2
(f) Dung dịch NaCl

C. d, e, f
(c) Nước cường toan
C. a, b, c

D. c, d, e, f
(d) Dung dịch HNO3
D. a, b, c, d


Câu 29 [182397]Ni tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. O2, F2, Cl2, H2
B. O2, Cl2, dung dịch H2SO4 đặc nóng, dung dịch AgNO3
C. F2, Cl2, dung dịch HNO3, dung dịch Fe(NO3)2
D. S, F2, dung dịch NaCl, dung dịch Pb(NO3)2
Câu 30 [182400]Zn không tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?
A. O2, S, dung dịch HCl, dung dịch NaOH đặc nóng.
B. Cl2, dung dịch HNO3, dung dịch Al(NO3)3, dung dịch H2SO4 đặc nóng.
C. F2, S, dung dịch hỗn hợp NaNO3 + NaHSO4, dung dịch AgNO3
D.

dung dịch KOH đặc nóng, dung dịch HNO3 loãng, dung dịch Fe(NO3)3, dung dịch
Pb(NO3)2.

Câu 31 [182401]Một vật làm bằng hợp kim Zn-Ni đặt trong không khí ẩm. Phát biểu sai là
A. Vật bị ăn mòn điện hóa


B. Có một dòng điện từ Zn sang Ni.

C. Cực âm là Zn, xảy ra quá trình: Zn → Zn2+ + 2e D. Zn bị ăn mòn vì Zn có tính khử mạnh hơn Ni.
Câu 32 [182402]Tìm phát biểu đúng về Sn ?
A. Thiếc không tan trong dung dịch kiềm đặc.

B. Thiếc là kim loại có tính khử mạnh.

C. Trong tự nhiên, thiếc được bảo vệ bằng lớp màng oxit nên tương đối trơ về mặt hóa học.


D. Trong mọi hợp chất, thiếc đều có số oxi hóa +2.
Câu 33 [182403]Có các phát biểu sau:
(1) Thiếc, chì là những kim loại mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Pb không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng lẫn dung dịch H2SO4 đặc nóng vì sản phẩm là PbSO4 không
tan bọc ngoài kim loại, ngăn không cho phản ứng xảy ra tiếp.
(3) Sn, Pb bị hòa tan trong dung dịch kiềm, đặc nóng.
(4) Sn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc tạo ra cùng một loại muối.
Các phát biểu đúng là
A. 1, 2

B. 2, 3

C. 1, 3

D. 3, 4

Câu 34 [182404]Trong các hợp chất, những nguyên tố nào dưới đây có số oxi hóa đặc trưng là +2 ?
A. Au, Ni, Zn, Pb


B. Cu, Ni, Zn, Pb

C. Ag, Sn, Ni, Au

D. Ni, Zn, K, Cr

Câu 35 [182405]Khi điều chế Zn từ dung dịch ZnSO4 bằng phương pháp điện phân với điện cực trơ, ở anot xảy
ra quá trình
A. khử ion kẽm

B. khử nước

C. oxi hóa nước

D. oxi hóa kẽm

Câu 36 [109105]Có một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì, để làm sạch thuỷ ngân có lẫn tạp chất
trên người ta dùng hoá chất nào sau đây ?
A. dung dịch HNO3

B.

dung dịch H2SO4 đặc,
nóng

C. dung dịch HgSO4

D. dung dịch NaOH.

Câu 37 [182407]Những kim loại nào sau đây có thể điều chế từ oxit kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện

nhờ chất khử CO ?
A. Fe, Al, Cu

B. Mg, Zn, Fe

C. Fe, Sn, Ni

D. Al, Cr, Zn

Câu 38 [182409]Thiếc được điều chế tốt nhất bằng
A. phương pháp thủy luyện

B. phương pháp nhiệt luyện

C. phương pháp điện phân nóng chảy

D. phương pháp điện phân dung dịch

Câu 39 [182411]Chì được sản xuất từ quặng galen theo sơ đồ:
A. PbS → PbO → Pb

B. Pb(NO3)2 → PbO → Pb

C. PbS → PbCl2 → Pb

D. PbO → Pb

Câu 40 [182412]Hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4 đến dư ?



A.

Xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong kiềm
dư.

B.

Đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa
tan dần và dung dịch trở lại trong suốt.

C.

Xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó kết tủa tan
dần khi kiềm dư.

D. Có khí mùi xốc bay ra.

Câu 41 [182413]Do Ni rất cứng nên ứng dụng quan trọng nhất của Ni là?
A.

dùng trong ngành luyện
mạ lên sắt để chống gỉ
B.
C. dùng làm chất xúc tác. D. dùng làm dao cắt kính.
kim.
cho sắt.

Câu 42 [182414]Hợp kim Zn với Cu được ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực như đồ trang trí, vật liệu hàn, thiết
bị điện, các loại đầu đạn súng cá nhân, và rất nhiều các nhạc cụ hơi... Loại hợp kim này có một màu vàng, đôi
khi khá giống màu của vàng, nó có thể duy trì được độ sáng bóng trong điều kiện môi trường bình thường, nên

chúng được làm ra các đồ trang trí, hay làm tiền xu. Hãy cho biết tên gọi của hợp kim Zn-Cu ?
A. Đồng thau

B. Đồng thanh

C. Đồng đỏ

D. Đồng vàng

Câu 43 [182416]X là một hợp chất của Zn thường được dùng trong y học, với tác dụng làm thuốc giảm đau dây
thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,.... Chất X là
A. Zn(NO3)2

B. ZnSO4

C. ZnO

D. Zn(OH)2

Câu 44 [182417]Tôn lợp nhà thường là hợp kim nào dưới đây ?
A. Sắt tráng kẽm

B. Sắt tráng thiếc

C. Sắt tráng magie

D. Sắt tráng niken

Câu 45 [182419]Sắt tây thường được dùng làm vỏ đồ hộp đựng thực phẩm. Hãy cho biết sắt tây là sắt được phủ
bởi kim loại nào ?

A. Zn

B. Sn

C. Al

D. Ni

Câu 46 [182422]Kim loại nào sau đây có tác dụng hấp thụ tia gama, ngăn cản chất phóng xạ ?
A. Pt

B. Pd

C. Au

D. Pb

Câu 47 [182424]Thiếc dùng làm que hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp (khoảng 180oC). Đó là
A. hợp kim Sn-Pb

B. hợp kim Sn-Ni

C. hợp kim Sn-Zn

D. hợp kim Sn-Fe

Câu 48 [182426]Hòa tan 3,0 gam hợp kim của Cu – Ag trong HNO3 loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn
hợp muối nitrat. Thành phần % khối lượng của hợp kim là
A. 60% Cu và 40% Ag.


B. 64% Cu và 36% Ag.


C. 36% Cu và 64% Ag.

D. 50% Cu và 50% Ag.

Câu 49 [182428]Trong hợp kim Al – Ni, cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Thành phần % về khối lượng của hợp
kim này là
A.

81,11% Al và 18,89%
82,07% Al và 17,93%
83,45% Al và 16,54%
84,91% Al và 15,09%
B.
C.
D.
Ni
Ni
Ni
Ni

Câu 50 [182430]Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí
H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là
A. 35,7 gam

B. 36,7 gam

C. 53,7gam


D. 63,7 gam

Đáp án
1.D

2.D

3.A

4.B

5.C

6.A

7.D

8.C

9.D

10.D

11.B

12.D

13.A


14.D

15.C

16.D

17.B

18.A

19.C

20.A

21.C

22.B

23.A

24.C

25.A

26.C

27.D

28.C


29.B

30.B

31.B

32.C

33.C

34.B

35.C

36.C

37.C

38.B

39.A

40.B

41.A

42.A

43.C


44.A

45.B

46.D

47.A

48.B

49.B

50.B



×