Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CHÍNH SÁCH xã hội HOÁ GIÁO dục tại HUYỆN CHƠN THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.28 KB, 5 trang )

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TẠI HUYỆN CHƠN
THÀNH
I.

II.

Cơ sở lý luận

Xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính Xã hội của Giáo
dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều
kiện cho Giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi
gợi mọi tiềm năng, huy động mọi tiềm lực trong Xã hội tham gia xây dựng và phát
triển Giáo dục.
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW khóa VIII đã
chỉ rõ Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính
quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá
nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo,
đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục - đào tạo. Kết hợp giáo dục
nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành
mạnh ở mọi nơi, trong cộng đồng, từng tập thể".
Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giáo dục là đào tạo nguồn lực có trình
độ cao, có phẩm chất đạo đức tốt để xây dựng và phát triển địa phương, huyện ủy,
HĐND, UBND đã có những văn bản hướng dẫn và chỉ đạo quyết liệt công tác
chăm lo và phát triển giáo dục. Nội dung chủ yếu của Xã hội hoá giáo dục gồm:
- Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, làm cho nền giáo dục
trở thành một nền giáo dục cho mọi người.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vân động toàn dân chăm
sóc thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội. Tăng
cường trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, tổ
chức kinh tế – xã hội, cá nhân đối với giáo dục.
- Đa dạng hoá các loại hình giáo dục.


- Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách, khai thác triệt để và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát huy giáo dục.
Tuy nhiên, để làm được những việc này chúng ta cần phải tăng cường công
tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu Giáo dục là sự nghiệp của quần
chúng, giáo dục giành cho mọi người. Đầu tư cho giáo dục là đầu cho giáo dục là
đầu tư cho phát triển lâu dài và bền vững. Xuất phát từ yêu cầu trên mà trong quá
trình thực hiện tất cả các việc làm đã huy động được mọi gia đình, mọi người dân,
các đoàn thể trong xã hội cùng tham gia. Giáo dục phải vì dân và luôn đặt dưới sự
lãnh đạo của Nhà nước. Trong đó nhà trường là trung tâm giáo dục.
Thực trạng giáo dục tại huyện Chơn Thành
1.
Khó khăn
Những năm gần đây, hòa chung với sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh Bình
phước. Tại huyện Chơn Thành, công nghiệp phát triển kéo theo sự gia tăng dân số
cơ học dẫn đến quá tải ở một số lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Để giảm tải học
sinh ở các địa bàn có khu công nghiệp (KCN), UBND huyện đã xây thêm nhiều
trường lớp và khuyến khích mở các trường, cơ sở mầm non tư thục nhằm giảm tải,
nhất là ở bậc mầm non.Tình trạng quá tải diễn ra chủ yếu ở bậc mầm non và tiểu


học. Đặc biệt là thị trấn Chơn Thành và xã Minh Hưng, nơi công nghiệp phát triển
mạnh. Theo thống kê, huyện có khoảng 20.000 công nhân trong độ tuổi sinh đẻ.
Số học sinh tăng dần qua các năm dẫn đến tình trạng quá tải tại các trường.Trường
Tiểu học Minh Hưng A (xã Minh Hưng) có 34 phòng học, trong đó 20 phòng học
kiên cố, 8 phòng học bán kiên cố và 6 phòng học tạm với 1.284 học sinh. Theo quy
định của Bộ GD-ĐT, trường tiểu học đạt chuẩn có tối đa không quá 30 lớp, nhưng
hiện trường đã quá tải 4 lớp. Xã Minh Hưng có 2 KCN (Minh Hưng III và Minh
Hưng - Hàn Quốc) và Công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An. Số công nhân từ nơi
khác về đây làm việc rất nhiều, dẫn đến số học sinh tăng lên. Hiện trên 70% học
sinh của trường là con em công nhân.

Hai trường tiểu học Chơn Thành A và Kim Đồng (TT.Chơn Thành) cũng
trong tình trạng tương tự. Hầu hết các lớp học đều vượt sĩ số cho phép của Bộ GDĐT. Trường Tiểu học Chơn Thành A có 39 phòng học, trong đó 9 phòng chức
năng, với 1.260 học sinh. Trung bình 39 học sinh/lớp, vượt 4 em so với quy định;
quá tải 3 lớp so với quy định chuẩn. Tình trạng quá tải diễn ra đã nhiều năm do thị
trấn có 2 KCN (Chơn Thành I, Chơn Thành II) và là trung tâm huyện nên dân cư
tập trung nhiều.Trường Mầm non Minh Hưng (xã Minh Hưng) cũng trong tình
trạng quá tải. Trường có 548 cháu, được chia làm 16 nhóm, lớp. Trong 10 lớp lá thì
4 lớp có sĩ số 45 trẻ/lớp, quá 10 trẻ so với quy định
Ngoài ra, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng vì nhiều lí do khác nhau
cũng đang là một thách thức không nhỏ đối với công tác xã hội hóa giáo dục tại
huyện nhà, một phần là do điều kiện kinh tế nhưng đa phần là do các em học sinh
chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nên đã bỏ học sớm.
Một lý do khác khiến cho việc xã hội hóa giáo dục chưa đạt hiệu quả cao là
Việc tuyển giáo viên do trường, cơ sở tư thục khó thu hút giáo viên có trình độ
chuyên môn cao và đúng chuyên ngành. Đa số giáo viên ở các trường, cơ sở mầm
non chỉ có trình độ sơ cấp, trung cấp. Do thiếu giáo viên nên những trường này
phải tuyển một số người trái ngành làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
2.

Thuận lợi:

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự vào cuộc đồng
bộ của các cơ quan giáo dục, những năm vừa qua công tác xã hội xóa giáo dục đã
đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, chủ trương xã hội hoá giáo dục mang nội
dung toàn diện và phong phú.
- giáo dục phát triển quy mô, đa dạng loại hình trường lớp, đa dạng hình thức học để
đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả trẻ em, của mọi người lao động và mọi người
dân, với nội dung và phương pháp giáo dục đáp ứng những đòi hỏi phát triển kinh
tế xã hội và phục vụ đời sống
- Huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình giáo dục

đồng thời đóng góp công sức, vật chất và tiền của cùng nhà nước chăm lo xây
dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cho hoạt động giáo dục.


- Những đổi mới về loại hình trường lớp, về nội dung giáo dục trong chương trình
và trong sách giáo khoa, về phương pháp giáo dục với tinh thần lấy học sinh là
trung tâm, những nội dung trong cuộc vận động “Trường học thân thiện, học sinh
tích cực” và nhiều nội dung khác chính là thể hiện xã hội hoá giáo dục. Cuộc vận
động nói trên đang tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, tạo nên chuyển biến tích cực
trong ý thức học tập của mỗi em học sinh cũng như sự nhiệt huyết của thầy cô tron
giàng dạy.
- Sự tham gia phối hợp giáo dục bằng những hoạt động giáo dục của gia đình, của
các đoàn thể, các hoạt động xã hội, sự tham gia giám sát và thẩm định hiệu quả,
tham gia đóng góp công sức, tiền của và vật chất để cùng nhà nước xây dựng cơ sở
trường lớp và phương tiện cho dạy và học, Cộng đồng xã hội, các nhà hảo tâm đã
hỗ trợ công sức, vật liệu, kinh phí để góp phần tạo nên trường lớp ngày càng khang
trang hơn, các phương tiện dạy và học ngày càng đầy đủ hơn, điều kiện sinh hoạt
của trẻ em tại trường ngày càng được cải thiện.
- Bên cạnh đó, sự đòi hỏi ngày càng cao của các công ty, xí nghiệp cũng là một
thuận lợi cho công tác giáo dục, mọi người đã ý thức và quan tâm hơn đến công tác
giáo dục cho bản thân và gia đình mình.
3. Kết quả đạt được:
5 năm qua (từ 2010 đến nay), sự nghiệp giáo dục ở Chơn Thành có bước
phát triển tích cực. Huyện đã duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn quốc gia về công
tác chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và THCS.
Cụ thể, năm 2013 huyện được công nhận là đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I (trong đó có 5/9 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ
II). Năm 2014 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
(vượt kế hoạch trước 1 năm). Trong năm 2015,Kết quả, đối với ngành học mầm
non, đã thực hiện tốt công tác giáo dục trẻ toàn diện, phòng chống suy dinh dưỡng,

tỷ lệ trẻ được theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng đạt 100%; 100% trẻ
được khám sức khỏe định kỳ.Vì thế số trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 1,8%%. Tổng
số trẻ đạt “Bé khỏe bé ngoan” ở cả 3 cấp (trường, huyện, tỉnh) là: 1.237/3.850
cháu, đạt 32%. Ở bậc tiểu học, tỷ lệ trẻ 6 tuổi ra lớp 1 toàn huyện, đạt 99,8%. Chất
lượng dạy và học được giữ vững và củng cố, học sinh tiểu học lên lớp thẳng đạt
99,5%; Tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học đạt 99,5%. Đối với bậc trung học cơ sở, số
học sinh tuyển vào lớp 6 đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, đạt
99,5%, tỷ lệ lên lớp thẳng, đạt 99,5%. Bên cạnh đó toàn huyện có 9/9 xã thị trấn
đạt chuẩn về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1. Duy trì đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục
trung học cơ sở, đạt tỷ lệ 83,8%.Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học được
tăng cường đầu tư, tu sửa và mua sắm mới, với tổng số tiền hơn 15 tỷ đồng. Hiện
toàn huyện có 6 trường học đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục toàn diện, học
sinh giỏi tiếp tục được nâng cao, luôn đứng trong top đầu của tỉnh. Tỷ lệ học sinh
khá, giỏi hàng năm đạt trên 42%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 97,53%. Học sinh trúng
tuyển vào lớp 10 THPT hàng năm xếp thứ 2 và 3 toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ quản lý
giáo dục và giáo viên các cấp học cơ bản đủ về số lượng, chất lượng được nâng


lên. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn là 100%, trong đó trên
chuẩn 81,73%.
Điều đáng phấn khởi là các cuộc vận động, các phong trào thi đua do ngành
phát động được triển khai tích cực và đạt kết quả tốt. Công tác xã hội hóa giáo dục
được toàn xã hội quan tâm, bình quân mỗi năm thực hiện đạt khoảng 2 tỷ đồng,
góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất. Đến nay, huyện đã phát triển được 4 trường và
14 cơ sở mầm non tư thục (tăng 3 trường và 9 cơ sở).
III.

Các giải pháp và kiến nghị


Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn, có nội dung toàn diện và phong
phú. Nguồn lực tinh thần và nguồn lực vật chất từ xã hội hoá giáo dục đều rất quan
trọng. Nhận thức đầy đủ, vận động khéo léo với tinh thần dân chủ thực sự sẽ tạo
nên sức mạnh to lớn góp phần đưa sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển để đào tạo
nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai. Chính vì vậy cần phải có những biện
pháp, những chính sách hợp lý, khuyến khích công tác xã hội hóa giáo dục. cá
nhân tôi xin có những kiến nghị và giải pháp như sau:
* Với ngành Giáo dục- Đào tạo:
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện - Học sinh tích cực” đi vào chiều sâu; tham mưu với lãnh đạo Đảng, chính
quyền các cấp tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục; xây dựng môi trường giáo
dục thân thiện- lành mạnh. Hàng năm tổng kết việc thực hiện phong trào và phổ
biến các sáng kiến, kinh nghiệm hay cho các trường nghiên cứu, áp dụng và phát
triển sâu rộng hơn.
Tổ chức bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên hiện có, đồng thời
có những chính sách ưu tiên để thu hút các giáo viên có trình độ cao, năng lực tốt
về địa phương.
Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình để việc quản lý và
giáo dục học sinh được tốt hơn
Tổ chức thi đua và nhân rộng các mô hình tiên tiến trong công tác giáo dục.
* Với Địa phương:
Quan tâm hơn nữa tới hoạt động giáo dục của các nhà trường. Tập trung vào
một số công việc cụ thể là:
Chăm lo đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng đủ cho các hoạt động của các nhà
trường nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo
dục.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục: bằng sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị, công tác giáo dục được đạt lên hàng đầu.
Tăng cường vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp;
Phát triển và nâng cao tác dụng của công tác khuyến học, khuyến tài.





×