Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Chuyển biến kinh tế xã hội của hà nội trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân pháp (1919 1929)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.43 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
***************

NGUYỄN DUY ĐẠT

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA HÀ NỘI TRONG CUỘC KHAI
THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI
CỦA THỰC DÂN PHÁP
(1919 - 1929)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN VĂN DŨNG

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC

Mở đầu
Chương 1.
1.1.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.
1.3.1.


1.3.2.
Chương 2.

Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội trước năm 1919
Điều kiện tự nhiên và dân cư của Hà Nội ………………………
Quá trình xâm lược Hà nội của thực dân Pháp …………………
Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ nhất ………………….
Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai ……………………
Tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội trước năm 1919 …………….
Tình hình kinh tế ……………………………………………….
Tình hình chính trị - xã hội …………………………………….
Chuyển biến kinh tế Hà Nội trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 -1929) ………………..
2.1.
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở
Đông Dương ……………………………………………………
2.2.
Kinh tế Hà Nội trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp ………………………………………………….
2.2.1.
Công nghiệp ……………………………………………………
2.2.2.
Giao thông vận tải ……………………………………………..
2.2.3.
Thương nghiệp …………………………………………………
Chương 3 Chuyển biến về xã hội Hà Nội trong cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ hai của thực dân Pháp …………………………..
3.1.
Chính trị ……………………………………………………….
3.1.1.

Bộ máy cai trị thành phố Hà Nội của thực dân Pháp ………….
3.1.2.
Phong trào đấu tranh chính trị và các tổ chức cách mạng ……...
3.2.
Sự phân hóa xã hội và đời sống của các tầng lớp nhân dân…....
3.2.1.
Địa chủ …………………………………………………………
3.2.2.
Nông dân……………………………………………………….
3.2.3.
Công nhân ……………………………………………………..
3.2.4.
Tiểu tư sản ……………………………………………………..
3.2.5.
Tư sản ……………………………………………………….....
3.3.
Văn hóa – Giáo dục – Y tế ……………………………………..
3.3.1.
Giáo dục ……………………………………………………….
3.3.2.
Văn hóa ………………………………………………………..
3.3.3.
Y tế …………………………………………………………….
Kết luận ………………………………………………………………….
Tài liệu ………………………………………………………………….
tham khảo

Trang
1
7

7
10
11
13
18
18
25
27
27
29
29
30
32
35
35
35
38
43
43
44
45
50
50
53
53
56
59
61
63



LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến
TS. Nguyễn Văn Dũng, trưởng khoa lịch sử trường đại học sư phạm Hà Nội
2. Thầy đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đế toàn bộ các thầy cô giáo trong
tổ bộ môn lịch sử Việt Nam, phòng tư liệu khoa, thư viện trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, bạn bè, và đặc biệt là những người thân trong gia đình,... đã
giúp đỡ, động viên, khích lệ tinh thần tôi hoàn thành tốt công việc.

Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Duy Đạt


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp tuy được tiếng thắng
trận nhưng đã bị thiệt hại nặng nề, các ngành công thương nghiệp trong nước
đều bị tàn phá trầm trọng. Còn các quyền lợi kinh tế của tư bản Pháp ở nước
ngoài cũng bị tổn thất. Mặt khác, lợi dụng lúc đế quốc Pháp sa lầy vào chiến
tranh, giai cấp tư sản ở các thuộc địa đã chen chân vào các ngành độc quyền
và cạnh tranh ráo riết đối với chúng.
Để bù vào những thua thiệt nói trên, sau khi chiến tranh kết thúc, giới tư
bản độc quyền Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước,
vừa vạch ra "Chương trình khai thác lần thứ hai" để ráo riết bóc lột nhân dân
các thuộc địa, trước hết là các nước Đông Dương mà trong đó Việt Nam là

chủ yếu.
Tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc khai thác thuộc địa cũng như những ảnh
hưởng của nó đối với nước ta nói riêng và Đông Dương nói chung đã có
nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu
những chính sách khai thác của thực dân Pháp đối với một tỉnh/thành phố và
tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh/thành phố đó thì chưa được nghiên cứu một
cách chuyên sâu và Hà Nội cũng nằm trong tình hình như vậy.
Ở Việt Nam, Hà Nội là một trong những vùng thực dân Pháp rất chú ý.
Tuy Hà Nội không còn giữ vai trò kinh đô của Việt Nam trong giai đoạn này,
nhưng Hà Nội vẫn là đô thị sầm uất nhất ở Bắc Kì và được thực dân Pháp coi
là thủ đô của Đông Dương, với tiềm năng kinh tế vô cùng lớn, nguồn nhân
lực dồi dào, cho nên thực dân Pháp đã tập trung vào khai thác và bóc lột.
Nghiên cứu về đô thị Hà Nội trong giai đoạn 1919 - 1929, qua đó ta có
thể thấy được vị trí then chốt quan trọng của Hà Nội, thấy được những chính

1


sách cơ bản mà tư bản Pháp đã áp dụng vào khai thác, đồng thời cũng thấy
được những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội của đô thị này.
Tìm hiểu về tình hình kinh tế - xã hội đô thị Hà Nội trong cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai, ta có thể hình dung được bộ mặt Hà Nội trong những
năm đầu thế kỷ XX, nhưng mặt khác cũng thấy được những nét đặc trưng
riêng của Hà Nội so với các tỉnh thành khác trong tổng thể Việt Nam từ khi tư
bản Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
Để có thể hiểu rõ hơn, có cái nhìn cụ thể hơn về cuộc khai thác thuộc địa
ở nước ta thì không thể không tìm hiểu tiến trình và những thay đổi căn bản
của một địa bàn chiến lược quan trọng như đô thị Hà Nội.
Xuất phát từ thực tế hiện nay việc giảng dạy và học tập môn lịch sử địa
phương ở Trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, … còn nhiều hạn

chế.
Tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội đô thị Hà Nội trong cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 -1929) nhằm giải quyết một
phần hạn chế trên, đồng thời cũng tạo điều kiện để nghiên cứu kĩ hơn về lịch
sử Hà Nội.
Hơn nữa, những năm gần đây việc sưu tầm và biên soạn lịch sử Hà Nội
đang được chú trọng và tiến hành một cách có kế hoạch, là một sinh viên
ngành lịch sử và hiện đang học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tôi
thấy mình cần phải có trách nhiệm trong việc tìm hiểu về lịch sử Hà Nội,
đồng thời góp phần làm phong phú hơn nữa lịch sử Việt Nam.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Chuyển biến
kinh tế - xã hội của Hà Nội trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp (1919 – 1929)”

2


2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay “Chuyển biến kinh tế - xã hội Hà Nội trong công cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 -1929)” vẫn chưa có
một công trình chuyên khảo nào. Tuy nhiên, nó đã được đề cập tới ở những
mức độ khác nhau với những ý đồ khác nhau trong các công trình khoa học
trong và ngoài nước. Chẳng hạn như:
1. Phạm Xuân Hằng, Phan Phương Thảo (2007), Biên niên lịch sử
Thăng Long Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
2. Nguyễn Thừa Hỷ (2010), Kinh tế xã hội đô thị Hà Nội thế kỷ XVII,
XVIII, XIX, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
3. Trần Huy Liệu (2005), Lịch sử thủ đô Hà Nội, Nhà xuất bản Thời đại,
Hà Nội.
4. William S. Logan (2013), Hà Nội - Tiểu sử một đô thị, Nhà xuất bản

Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Thế Ninh (2006), Diện mạo Thăng Long - Hà Nội qua 1000
năm lịch sử, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.
6. Philippe Papin (2009), Lịch sử Hà Nội, Nhà xuất bản Thế giới, Hà
Nội.
7. Nguyễn Văn Uẩn (1986), Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX (3 tập), Nhà xuất
bản Hà Nội, Hà Nội
Phần lớn các tác phẩm này đều đề cập đến cuộc khai thác của thực dân
Pháp như hoàn cảnh lịch sử, các chính sách khai thác mà thực dân Pháp tiến
hành ở thành phố Hà Nội. Còn tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) thì
chưa được nghiên cứu cụ thể, chi tiết.
Tóm lại, trên cơ sở kế thừa những công trình đã nghiên cứu trước đây
cùng với nguồn tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng bổ sung những phần

3


còn thiếu và chưa được nghiên cứu để hoàn chỉnh cơ bản lịch sử thành phố Hà
Nội từ những năm 1919 - 1929 khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc
địa lần thứ hai.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ lịch sử vấn đề như trên, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của
khóa luận là: Chuyển biến kinh tế - xã hội Hà Nội trong công cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929).
Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi đô thị Hà
Nội thời Pháp thuộc gồm các khu phố nội thành được chia thành 63 phường
có diện tích 3km2 với số dân khoảng 270.000 người. Ranh giới Hà Nội thời kì
này được bắt đầu từ Hồ Tây đi theo hướng Bắc-Nam dọc đường Bưởi đến
Cầu Giấy lại chuyển theo hướng Đông - Đông Nam dọc đê La Thành rồi kéo

thẳng qua phố Khâm Thiên, đến khu vực Hồ Thiền Quang lại quay về hướng
Nam - Đông Nam cho đến làng Lương Yên (nay là phường Thanh Lương,
quận Hai Bà Trưng).
Về thời gian: Khóa luận giới hạn từ năm 1919 đến 1929 tức là trong
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. Trong quá trình
nghiên cứu và trình bày khóa luận, chúng tôi cũng đề cập khái quát về tình
hình kinh tế - xã hội Hà Nội trước năm 1919.
Về nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã
hội Hà Nội. Cụ thể là:
+ Chuyển biến kinh tế Hà Nội trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
của thực dân pháp (về giao thông vận tải, công nghiệp, thương nghiệp - dịch
vụ).
+ Chuyển biến xã hội Hà Nội trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
của thực dân Pháp về các mặt: Văn hóa giáo dục, sự phân hóa xã hội, đời
sống của các tầng lớp nhân dân…

4


4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ yếu khai thác và dựa vào nguồn tài
liệu từ “Tủ sách 1000 năm Thăng Long Hà Nội” và nguồn tài liệu từ Thư viện
quốc gia Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp luận và phương pháp logic để có được bức tranh toàn cảnh về
Hà Nội trong giai đoạn 1919-1929. Đồng thời sử dụng một số phương pháp
khác để hỗ trợ như: Phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê…
Về cơ bản đề tài đã được nghiên cứu khách quan, chân thực, đảm bảo

được tính khoa học của một công trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã được thu thập và xử lý, chúng tôi:
- Có cái nhìn tổng quát, khách quan về quá trình đầu tư tư bản của thực
dân Pháp vào Hà Nội.
- Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội Hà
Nội trong giai đoạn 1919 - 1929. Qua đó thấy được những đổi thay về kinh tế
- xã hội của Hà Nội so với giai đoạn trước.
- Đồng thời tiến hành sắp xếp, bổ sung các tài liệu còn thiếu, góp một
phần nhỏ vào việc biên soạn lịch sử tỉnh Hà Nội đang được chú trọng trong
những năm gần đây.
- Cũng từ khóa luận này chúng tôi mong muốn phần lịch sử địa phương
sẽ được quan tâm hơn trong quá trình giảng dạy lịch sử của các cấp học. Học
sinh và sinh viên có thể tìm hiểu về Hà Nội qua tham khảo luận văn này. Hơn
nữa, qua đây giáo dục tinh thần hứng thú say mê của học sinh, sinh viên toàn

5


quốc nói chung và Hà Nội nói riêng khi tìm hiểu về cuội nguồn quê hương, về
mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn vật, trái tim của đất nước.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận được chia thành
3 chương:
Chương 1: Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội trước năm 1919.
Chương 2: Chuyển biến kinh tế Hà Nội trong cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ hai của thực dân pháp (1919 - 1929).
Chương 3: Chuyển biến xã hội Hà Nội trong cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929).


6


Chương 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ NỘI
TRƯỚC NĂM 1919
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ CỦA HÀ NỘI
Hà Nội từng là kinh đô của rất nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Do
đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các
thời kì.
Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở
thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của
lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết
định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong
suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là
trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi nhà Tây Sơn rồi
nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế. Năm 1805,
Gia Long cho phá tòa thành cũ của Thăng Long, xây dựng thành mới mà dấu
vết còn lại tới ngày nay, bao bọc bởi các con đường Phan Đình Phùng, Hùng
Vương, Trần Phú và Phùng Hưng. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính
của Minh Mạng, toàn quốc được chia thành 29 tỉnh, Thăng Long thuộc tỉnh
Hà Nội. Với hàm nghĩa nằm trong sông, tỉnh Hà Nội khi đó gồm 4 phủ, 15
huyện, nằm giữa sông Hồng và Sông Đáy. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng
Long, phủ Hoài Đức của trấn Sơn Tây, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý
Nhân của trấn Sơn Nam. Phủ Hoài Đức gồm 3 huyện: Thọ Xương, Vĩnh
Thuận, Từ Liêm. Phủ Thường Tín gồm 3 huyện: Thượng Phúc, Thanh Trì,
Phú Xuyên. Phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện: Sơn Minh (nay là Ứng Hòa), Hoài
An (nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (Nay là

7



Chương Mỹ - Thanh Oai). Phủ Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý
Nhân), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục. Hà Nội có tên gọi bắt
đầu từ đây.
Năm 1858, Pháp bắt đầu nổ súng xâm chiếm Đông Dương. Quân đội
Pháp dưới sự chỉ đạo của Francis Garnier tấn công Hà Nội đầu tháng 11 năm
1873. Năm 1884, Tự Đức ký hòa ước công nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn
bộ lãnh thổ Việt Nam, Hà Nội cũng bước vào thời kỳ thuộc địa.
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot ký sắc lệnh
thành lập thành phố Hà Nội. Thành phố Hà Nội lúc này có diện tích nhỏ bao
gồm 2 huyện Thọ Xương và huyện Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức. Phạm vi
thành phố bó hẹp nằm trong khu vực Phố Huế, Đại Cồ Việt, Khâm Thiên,
Giảng Võ, Đường Thụy Khuê, Hồ Tây đến cầu Long Biên.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù
sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu
ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.
Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở
huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp
Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một
phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có sông
Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía
Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều
sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,...
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại
của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất,
khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị. Hồ Gươm
nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị


8


trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội đô có thể kể tới những hồ nổi
tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm
hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng
Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn.
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, với sự khác biệt rõ ràng giữa nóng và lạnh.
Lịch sử Hà Nội cũng đã ghi nhận dân cư của thành phố có những thay
đổi, xáo trộn liên tục qua thời gian. Ở những làng ngoại thành, ven đô cũ, nơi
người dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, thường không có sự thay đổi lớn.
Nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ được gia phả từ những thế kỷ XV, XVI.
Trong nội thành, chỉ còn lại vài dòng họ đã định cư liên tục tại Thăng Long từ
thế kỉ XV như dòng họ Nguyễn ở phường Đông Tác (Trung Tự - Hà Nội).
Do tính chất của công việc, nhiều thương nhân và thợ thủ công ít khi trụ
nhiều đời tại một điểm. Gặp khó khăn trong kinh doanh, những thời điểm sa
sút, họ tìm tới vùng đất khác. Cũng có những trường hợp, một gia đình có
người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan tỉnh khác và đem theo gia quyến, đôi
khi cả họ hàng.
Từ rất lâu, Thăng Long đã trở thành điểm đến của những người dân tứ
xứ. Vào thế kỷ XV, dân các trấn về Thăng Long quá đông khiến vua Lê
Thánh Tông có ý định buộc tất cả phải về nguyên quán. Nhưng khi nhận thấy
họ chính là lực lượng lao động và nguồn thuế quan trọng, triều đình đã cho
phép họ ở lại. Tìm đến kinh đô Thăng Long còn có cả những cư dân ngoại
quốc, phần lớn là người Hoa. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, rất nhiều
những người Hoa đã ở lại sinh sống thành phố này. Trải qua các triều đại Lý,
Trần, Lê, vẫn có những người Hoa tới xin phép cư ngụ lại Thăng Long. Theo
Dư địa chí của Nguyễn Trãi, trong số 36 phường họp thành kinh đô Thăng


9


Long có hẳn một phường người Hoa, là phường Đường Nhân. Những thay
đổi về dân cư vẫn diễn ra liên tục và kéo dài cho tới ngày nay.
Sau khi Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đến năm 1902, Hà Nội trở
thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương. Nhờ sự quy hoạch của người
Pháp, thành phố dần có được bộ mặt mới. Lũy thành thời Nguyễn dần bị triệt
hạ, đến năm 1897 hầu như bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại Cột Cờ, Cửa Bắc
với vết đạn năm 1873, Đoan Môn và lan can rồng đá ở trong hoàng thành cũ.
Năm 1901, các công trình phủ Thống sứ, Nhà bưu điện, Kho bạc, Nhà đốc lý,
Nhà hát lớn, Cầu Long Biên, Ga Hà Nội, những quảng trường, bệnh viện...
được xây dựng. Hà Nội cũng có thêm trường đua ngựa, các nhà thờ Cơ Đốc
giáo, trường Đại học Y khoa, Đại học Đông dương, Đại học Mỹ thuật, các
trường Cao đẳng Pháp lý, Nông lâm cùng những nhà máy sản xuất rượu bia,
diêm, hàng dệt, điện, nước... Khi những nhà tư bản người Pháp tới Hà Nội
ngày một nhiều hơn, các rạp chiếu phim, nhà hát, khách sạn... dần xuất hiện,
những con phố cũng thay đổi để phù hợp với tầng lớp dân cư mới. Vào năm
1921, toàn thành phố có khoảng 4.000 dân châu Âu và 100.000 dân bản địa.
Sự xuất hiện của tầng lớp tư sản Việt Nam khiến văn hóa Hà Nội cũng
thay đổi. Nền văn hóa phương Tây theo chân người Pháp du nhập vào Việt
Nam kéo theo những xáo trộn trong xã hội. Không còn là một kinh thành thời
phong kiến, Hà Nội ít nhiều mang dáng dấp của một đô thị châu Âu. Thành
phố vẫn tiếp tục giữ vai trò trung tâm tri thức, nghệ thuật của cả quốc gia, nơi
tập trung các nhà thơ mới, những nhạc sĩ tân nhạc cùng những trí thức, học
giả nổi tiếng.
1.2. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC HÀ NỘI CỦA THỰC DÂN PHÁP
Ngày 31-08-1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt
Nam, mở đầu là cuộc tấn công vào bến cảng Đà Nẵng, tuy nhiên quân Pháp
đã thất bại. Ngày 17-02-1859 Pháp tấn công và chiếm Sài Gòn. Tám năm sau,


10


tất cả các tỉnh thuộc Nam Kỳ đã trở thành thuộc địa của Pháp. Năm 1886, từ
Nam Kỳ, thực dân Pháp cử một đoàn thám hiểm lớn đi nghiên cứu sông
Mekong nhằm tìm đường tiếp cận tỉnh Vân Nam giàu có của Trung Quốc
nằm ở khu vực biên giới. Chuyến thám hiểm không thành công do sông
Mekong không phải một tuyến đường thủy thuận lợi, hơn nữa Trung Quốc
cách Nam Kỳ quá xa. Người Pháp bèn nghĩ rằng sông Hồng, một con đường
lớn ở miền Bắc, sẽ là phương tiện thuận tiện để tiếp cận Trung Quốc, bởi họ
biết rằng việc buôn bán vải vóc giữa miền Nam Trung Quốc và Việt Nam đều
diễn ra nhờ tuyến đường thủy này. Vì thế, Hà Nội, điểm kiểm soát huyết
mạch giao thông đường thủy, trở thành tiêu điểm của kế hoạch xâm lược
thuộc địa.
1.2.1. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ nhất
Huyền thoại về Vân Nam được giới thương gia Pháp tuyên truyền trở
thành đề tài của báo chí Pháp cùng những bài diễn văn của các chính trị gia
nhằm ủng hộ Jean Dupuis, một tay buôn lậu, sau khi sang Trung Quốc để đổi
vũ khí lấy muối trở về đã bị giới quan chức phong kiến tại Hà Nội giữ toàn bộ
số hàng. Đối với chính phủ Pháp, đây là cơ hội để mở chiến dịch tấn công Hà
Nội dưới danh nghĩa bảo vệ công dân nước mình. Một đội quân nhỏ gồm 222
lính với 4 chiến thuyền dưới quyền chỉ huy của trung úy hải quân Francis
Garnier được lệnh tiến ra miền Bắc, nơi sau này được người Pháp gọi là
Tonkin (phát âm là Tong-king, bắt nguồn từ tên gọi cũ của Hà Nội là Đông
Kinh). Tại đây, Garnier được sự hậu thuẫn của của mạng lưới đông đảo các
nhà truyền giáo, đứng đầu là giáo sĩ Puginier giám mục bộ phận Tây Bắc Kỳ
đồng thời cũng là một gián điệp tích cực của quân đội Pháp. Trung úy Garnier
quyết định sử dụng sức mạnh quân sự. Ông ta tuyên bố quyền tự do đi lại trên
sông Hồng, đồng thời cho quân tấn công và chiếm thành Hà Nội vào ngày 2011-1873. Garnier không ngần ngại đặt tư dinh của mình trong vọng cung.


11


Không những không bị kỉ luật vì tự ý hành động không xin phép chính phủ,
ngược lại ông ta còn được phong làm phó đô đốc (hiện nay tượng Garnier vẫn
được đặt tại cuối đại lộ Saint-Michel, gần quán cà phê Closerie de Lilas –
Paris).
Trong vòng vài giờ, chỉ với một số quân ít ỏi, quân Pháp đã chiếm được
thành Hà Nội. Sự kiện này gây được tiếng vang đáng kể bởi tổng đốc Nguyễn
Tri Phương, người phụ trách bảo vệ thành Hà Nội, một quan đại thần của triều
đình nhà Nguyễn, một nhà quân sự tài giỏi của đất nước, bị thương trong quá
trình bảo vệ thành và bị bắt giam. Do không chịu nhượng bộ quân Pháp, ông
tuyệt thực và chết. Quân đội triều đình nhà Nguyễn thua trận vì bị bất ngờ
trước cuộc tấn công chớp nhoáng từ nhiều hướng, mặt khác do sự chênh lệch
về vũ khí, khí tài quân sự giữa hai bên. Tuy nhiên theo Philippe Papin, tác giả
cuốn Lịch sử Hà Nội, còn tồn tại một nguyên nhân khác:
“Còn có một nguyên nhân khác quan trọng hơn là sự thờ ơ của dân
chúng: không ai nghĩ đến chuyện hỗ trợ toán lính bảo vệ do mấy viên quan cố
thủ trong thành chỉ huy. Hà Nội khi đó chỉ là một phủ, nên Hà Nội thất thủ
cũng không làm ảnh hưởng đến ngai vàng.”[6,tr.198]
Nhưng người Pháp đã nhanh chóng nếm mùi thất bại. Vị trí của họ tại
Hà Nội không hề chắc chắn, bởi trong thời kì này toàn bộ khu vực Hà Nội
đang nằm trong tầm kiểm soát của quân Cờ Đen, đội quân người Tráng từng
nổi dậy chống lại triều đình Trung Quốc. Sau khi thua trận tại Nam Ninh năm
1864, họ chạy sang phía Bắc Việt Nam và được triều đình Huế sử dụng để
chống lại người Pháp. Ngày 21-12-1873, quân Cờ Đen giết chết Garnier trong
một cuộc chạm trán ở ở Cầu Giấy, trong khi Garnier đang đi chơi bên ngoài
thành. Cái chết của Garnier mở đầu cho một làn sóng chống Pháp, chống đạo
Thiên chúa khiến nhiều làng mạc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng bị tàn

phá. Chính quyền thực dân Pháp quyết định lùi bước trước khủng hoảng tại

12


miền Bắc. Ngày 06-02-1874, đại sứ triều Nguyễn là Nguyễn Văn Tường và
trung úy hải quân Pháp Paul Philastre ký một bản hiệp ước mà theo đó Pháp
cam kết rút quân khỏi Bắc Kỳ (một tuần sau đó Pháp rút quân khỏi thành Hà
Nội). Bản hiệp ước trên sau này được hai bên thỏa thuận sửa đổi và kí kết lại
vào ngày 15-03-1874 lấy tên là hòa ước Giáp Tuất.
Hòa ước Giáp Tuất có một điều khoản cho phép người Pháp đặt tòa công
sứ ở Hà Nội (cũng như tại Hải Phòng và Quy Nhơn) với một đội quân gồm
100 lính. Trong một cam kết kèm theo hiệp định thương mại kí ngày 31-081874 có nêu rõ rằng: “Đất để xây nhà cho công sứ và nhân viên dưới quyền
được chính quyền An Nam cấp miễn phí cho phía Pháp”. Diện tích khu đất
này làm 5 mẫu (khoảng 2.5 héc ta). Theo một thỏa thuận kí giữa tổng đốc
Trần Đình Túc và trung tá công binh Varaigne, triều đình nhà Nguyễn
nhượng cho Pháp một khu đất nằm trong “Nam thành” (một phần khu Đồn
Thủy do nhà Tây Sơn xây dựng trước đây bên bờ sông Hồng). Sau nhiều lần
thương lượng phức tạp, cuối cùng Pháp không chỉ được nhận 2.5 héc ta mà là
cả “một phần Nam thành” (toàn bộ khu Đồn Thủy rộng 18 héc ta) gọi là khu
nhượng địa.
Có thể nói công cuộc chinh phục miền Bắc Việt Nam của Pháp đang tạm
dừng tại đây, đặc biệt là dưới thời công tước Broglie lên nắm quyền tại Pháp.
Trong giai đoạn này nội tình nước Pháp đang cần củng cố niềm tin, vì vậy
những cuộc phiêu lưu viển vông và tốn kém ở các quốc gia thuộc địa không
còn là mối quan tâm hàng đầu. Chúng không có tác dụng hàn gắn vết thương
chiến tranh, đặc biệt là sau sự kiện Công xã Paris và thất bại ở Sedan (1870).
1.2.2. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai
Từ năm 1877, tình hình nước Pháp hoàn toàn thay đổi bởi những chính
trị gia mới lên nắm quyền như Gambetta, Freycinet, Jules Ferry, Jules Meline

hay Felix Faure. Họ biến công cuộc xâm lược thuộc địa thành yếu tố tư tưởng

13


nhằm chấn hưng một quốc gia đang yếu thế ở châu Âu. Nước Pháp cần tìm
kiếm những vùng đất mới để khẳng định uy tín của mình, đặc biệt là những
vùng đất xa xôi, nơi nước Pháp có thể tiến hành “Đại công cuộc khai hóa văn
minh”. Đó là cái cớ để chính phủ Pháp chiếm được sự đồng tình của người
dân trong nước đồng thời tìm kiếm tiếng nói chung giữa chính quyền Cộng
hòa và nhà thờ Thiên chúa giáo.
Ngoài quan điểm “Cứu rỗi đề ra cho một công cuộc khai hóa thuộc địa
nhằm giải phóng con người” còn có sức ép của giới thương gia hơn bao giờ
hết đang khao khát bù đắp cho nguồn vốn bị sụt giảm nghiêm trọng ở châu
Âu bằng nguồn lợi lớn hơn những gì họ có thể thu được từ thị trường trong
nước đang suy thoái. Nguyên nhân cuối cùng và cũng là nguyên nhân chủ
yếu: Sự ngoan cố của bộ máy quan liêu nhằm theo đuổi các kế hoạch chỉ vì
một lí do duy nhất là đã trót bắt đầu. Bộ máy quân sự của Pháp ở Paris hay
Bắc Kỳ đều thấy rằng cần phải tiếp tục mục tiêu bằng mọi giá. Họ huy động
toàn bộ sức lực một cách mù quáng nhằm đạt được mục tiêu cho dù mục tiêu
đó đã lỗ thời.
Phong trào xâm chiếm thuộc địa được tái khởi xướng. Giờ đây Bắc Kỳ
không chỉ đơn thuần là cửa ngõ dẫn đến miền Vân Nam giàu có mà còn là
“vùng đất hứa”, dồi dào, nhiều tiềm năng, thế giới của thú vui và hưởng lạc.
Giám mục Puginier là người đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo ra huyền
thoại này. Trong các bài viết của mình, ông đã không ngớt lời ca ngợi về sự
giàu có của vùng Bắc Kỳ, những giá trị kinh tế to lớn về nông lâm nghiệp Bắc
Kỳ có thể đem lại cho nước Pháp. Puginier còn đặc biệt nhấn mạnh về các mỏ
than, vàng và antimoine với trữ lượng cao được phát hiện ở Bắc Kỳ.
Tháng 7 năm 1881, Nghị viện Pháp thông qua một khoản kinh phí nhằm

gửi quân đi xâm lược thuộc địa. Tháng 3 năm 1882, bộ hải quân Pháp cho
phép toàn quyền Nam Kỳ đưa quân ra Bắc Kỳ. Tuy nhiên, đại úy hải quân

14


Henri Riviere đã làm quá phận sự và cho quân tấn công thành Hà Nội ngày
25-04-1882. Giống như vào năm 1873, chỉ sau vài giờ vây hãm, thành Hà Nội
đã rơi vào tay quân Pháp, mặc cho sự chống cự quyết liệt của tổng đốc Hà
Nội Hoàng Diệu, Hà thành một lần nữa thất thủ, Hoàng Diệu treo cổ tự tử trên
cột cờ Hà Nội. Trước khi chết, ông viết lại cho nhà vua như sau: “Thần trộm
nghĩ rằng, Hà thành là đất cuống họng của Bắc Kỳ, lại là khu yếu hại của
bản quốc […] Thần lấy làm lo. Khẩn tư các hạt, tâu lên triều đình. Xin cho
thêm binh, may sớm kịp việc. Thế mà chiếu thư mấy lần ban xuống: Quở thần
việc quân đem dọa dẫm […] Ngày mồng bảy tháng này, trước hạ chiến thư,
ngày sau đánh gấp. Quân giặc leo như đoàn kiến, súng giặc nổ như sấm ran.
Ngoài phố cháy lan, trong thành khí mất […] Nó đủ, ta kiệt; viện tuyệt, thế
cùng. Vũ biền thì sợ giặc mà chạy hàng đàn, văn thần thì ngóng chừng mà tan
cả lũ […] Lòng thần như cắt, một tay khôn cầm. Tướng lược không tài, tự
nghĩ là sống vô ích […] Đất trung thổ trở nên địch địa, sống thẹn cùng nhân
sĩ Bắc Hà, lòng cố trung thề với Long thành, chết mong theo Nguyễn Tri
Phương dưới đất”. [6, tr.203]
Trong vòng chưa đầy 10 năm, đây là lần thứ hai thành Hà Nội thất thủ.
Sự kiện này trở thành đề tài của hai bài thơ nổi tiếng. Bài thứ nhất là Hà thành
chính khí ca ca ngợi khí phách anh hùng của tổng đốc Hoàng Diệu, phê phán
sự hèn nhất của các viên quan khác. Bài thứ hai là Hà thành thất thủ ca, một
khúc ca ai oán mô tả thành Hà Nội từ sau sự kiện 1873, cảnh nghèo đói của
một thành phố bị chiếm đóng, đồng thời tác giả cũng mỉa mai sự phản bội của
giới chức Hà thành.
Sự phản bội của giới quan lại đã để lại một vết thương hằn sâu trong

lòng người Hà Nội. Vì vậy mà đầu thế kỷ XX, người Hà Nội thường phê phán
giới quan lại của triều đình bằng cách mô tả họ như biểu tượng của thói cổ hủ

15


và sự vô dụng. Giai đoạn đó cũng như sau này, không còn ai tính đến chuyện
dựa vào giới quan lại để giải phóng thành phố.
Trong thời điểm đó, quân Cờ đen đóng trong khu phố buôn bán làm chủ
tình hình. Tháng 5 cùng năm, triều đình Huế nhờ 3 toán quân từ Vân Nam
sang chi viện và cho họ đóng ở ngoại thành Hà Nội. Nhằm phá vòng vây của
quân Cờ đen, Riviere thử mở đường máu thoát ra và bị giết ở Cầu Giấy (1905-1883) đúng địa điểm trước đây Garnier tử trận. Phía Pháp gửi thêm 4000
quân chi viện, tuy nhiên tình hình vẫn hết sức căng thẳng. Triều đính Huế
thừa thắng quyết định kháng cự; ở các vùng ngoại thành nhân dân đồng loạt
nổi dậy. Khu nhượng địa của Pháp giờ đây giống như một khu trại bị phong
tỏa lúc nào cũng có thể bị quân Cờ đen tấn công. Bên cạnh đó, quân Pháp còn
gặp rất nhiều khó khan trong vấn đề tiếp tế lương thực và nguy cơ lũ sông
Hồng dâng lên (năm 1884, nước lũ cuốn trôi 60m đê khiến các dãy nhà trong
khu nhượng địa nằm cheo leo giữa mênh mông nước sông Hồng).
Sau khi Riviere chiếm thành Hà Nội, các nhân viên tòa công sứ có thể
dựa vào lính Pháp trong thành. Vì vậy người Pháp quyết định củng cố tuyến
đường chiến lược nối liền thành Hà Nội với khu nhượng địa, nơi đặt cơ quan
hành chính của Pháp. Tuyến đường này trở thành trục đường đầu tiên trong
khu phố thuộc địa của Hà Nội: tuyến phố Tràng Tiền (dưới thời Pháp thuộc
có tên Paul Bert) và phố Tràng Thi. Tuyến phố này chạy ngang qua trường
tiền và trường thi nơi tổ chức kì thi hương. Trong một khoảng thời gian dài,
tuyến phố này trở thành ranh giới giữa khu phố người Việt và khu phố Tây.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan có viết: “Thời Pháp thuộc Hà Nội chia làm hai
khu rõ rệt, lấy hồ Gươm làm trung tâm. Một khu gọi là Bản xứ, một khu gọi là
Khu người Pháp, ranh giới là con đường phố Tràng Tiền và phố Tràng Thi”.

[6, tr.206]

16


Cái chết của Riviere, các cuộc nổi dậy của nhân dân khắp nơi và sự yếu
thế của khu nhượng địa đều không làm thay đổi được chính sách của Jules
Ferry. Nước Pháp dưới chế độ Cộng hòa quyết tâm thành lập chế độ Bảo hộ ở
Việt Nam, nhất trí thông qua ngân sách chiến tranh (05-1883). Lợi dụng tình
thế rối ren trong triều đình Huế sau khi vua Tự Đức mất không có người nối
ngôi và tình hình bất ổn do chỉ trong vòng đầy hai năm đã có tới bốn vị vua
trẻ lên ngôi, Pháp cho ném bom cảng Huế và buộc triều đình phải kí hiệp ước
Harmand (25-8-1883) cho phép Pháp bảo hộ Bắc Kỳ, gần một năm sau đó
được thay thế bằng hiệp ước Patenotre (6-6-1884). Hai hiệp ước này là cơ sở
pháp lý đảm bảo sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong vòng
60 năm. Trong khi đó quy chế của khu nhượng địa lại bị cố tình làm mù mờ.
Trong hiệp ước Patenotre chỉ viết: “Các cuộc họp sắp tới sẽ xác định ranh
giới các bến cảng và các khu nhượng địa trong đó có các bến cảng này”
(Điều 18). Cũng như trong hiệp ước tháng Tám năm 1874, Hà Nội chỉ được
Pháp coi là một thương cảng bên sông Hồng.
Chính quyền triều đình nhà Nguyễn đã suy yếu ở miền Bắc. Bắc Kỳ lúc
này do 8000 lính Pháp kiểm soát. Trong suốt hơn một thập kỉ, Bắc Kỳ kiệt
quệ vì chiến tranh và cướp bóc, các cuộc nổi dậy của nhân dân liên tiếp nổ ra,
trong khi đó triều đình Trung Quốc khuyến khích các nhà nho và quan lại tại
Bắc Kỳ nổi lên đánh Pháp. Trên thực tế, Trung Quốc không ưa gì việc Pháp
lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ, một vùng trước đó đang nằm trong vùng ảnh
hưởng của họ nhờ sự có mặt của quân chính quy cũng như quân Cờ đen, Cờ
vàng, cùng một đội ngũ những người nghèo khó chạy loạn chiến tranh từ
Quảng Tây sang hay người dân tộc thiểu số H’mông bắt đầu di dân sang Bắc
Kỳ từ khoảng những năm 1850. Cũng có thể khi đó Trung Quốc không có ý

đồ gì đối với vùng lãnh thổ phía Bắc Việt Nam, nhưng sự có mặt của người
Pháp đã khiến họ mất đi nguồn cống nạp từ Việt Nam (hay nói đúng hơn là

17


Đại Nam). Vấn đề này được giải quyết trong một hiệp ước kí kết ngày 08-061885 giữa Trung Quốc và Pháp, theo đó Trung Quốc đồng ý rút toàn bộ quân
đội khỏi Bắc Kỳ vào cuối năm 1885.
Kể từ sau thỏa thuận này những người chủ trương đánh Pháp hoàn toàn
bị cô lập. Tháng 7 năm 1885, quân Pháp tấn công kinh thành Huế. Cả triều
đình phải đi lánh nạn (sự kiện khởi đầu phong trào Cần vương), kết quả ông
vua bù nhìn Đồng Khánh được đưa lên ngôi. Tầng lớp quan lại ở miền Bắc bị
tước mất vị thế quan trọng từ khi kinh thành dời vào Huế và vốn nghi ngại
triều đình nhà Nguyễn, nay được dịp phục thù. Giờ đây triều đình nhà Nguyễn
đã suy yếu, không còn gì cản trở họ tham gia chính quyền bảo hộ nhằm củng
cố địa vị của mình và thoát khỏi ảnh hưởng của triều đình.
Sau khi giải quyết mọi vấn đề liên quan đến Trung Quốc và triều đình
Huế, người Pháp bắt đầu thiết lập chính quyền thuộc địa tại Hà Nội. Ở Hà
Nội, ngay sau hiệp ước Harmand, tòa Công sứ đã được thay thế bằng toà
Thống sứ, đầu tiên được đặt tại một ngôi nhà trên phố Hàng Gai (ngôi nhà sau
này trở thành xưởng in Lê Văn Phúc), từ sau năm 1886 được chuyển sang một
tòa nhà xây trên nên tòa Công sứ trước đây (hiện nay là Bảo tàng lịch sử).
Chính quyền Pháp nằm tập trung trong khu nhượng địa đầu tiên. Nhưng chỉ
trong hai năm tình hình đã hoàn toàn thay đổi. Với việc đặt chính quyền bảo
hộ ở Bắc và Trung Kỳ, bộ máy quân sự đã dần dần nhường chỗ cho bộ máy
dân sự. Cựu bộ trưởng Pháp Paul Bert là người đại diện đầu tiên cho chính
quyền dân sự tại Hà Nội. Năm 1886, Paul Bert ra lệnh phá bỏ bức tường bao
quanh khu nhượng địa nhằm chứng tỏ khu doanh trại nằm bên ngoài đê giờ
đây thuộc quyền kiểm soát của cả thành phố (và ngược lại). Hà Nội chính
thức trở thành đất “của người Pháp”.


18


1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÀ NỘI TRƯỚC NĂM 1919
1.3.1. Tình hình Kinh tế
1.3.1.1. Sự xâm nhập của tư bản Pháp vào Hà Nội và những công cuộc mở
mang kinh tế của chính quyền thực dân
Trong những năm 90 của thế kỷ XIX, mặc dù người Pháp chưa thực sự
tin tưởng có thể xây dựng một bộ máy chính trị, quân sự vững chắc tại Bắc
Kỳ, giới tư bản Pháp đã mở ra ở Hà Nội một số nhà máy như nhà máy diêm,
nhà máy dệt, nhà máy điện, nhà máy nước và nước đá, hai nhà máy rượu của
Denis và của Wurhlin, nhà máy Hommel. Năm 1891, 64 hãng buôn người Âu
đã xuất hiện ở Hà Nội.
Bước sang đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị Pháp đã ổn định, chính
quyền thực dân ra sức tuyên truyền về thuộc địa Đông Dương của họ với thế
giới.
Cuộc đấu xảo lần thứ nhất của thực dân Pháp mở tại Hà Nội từ 15-111902 đến 30-06-1903 tiêu tốn của quỹ Đông Dương 2.433.556$, trưng bày
hành hóa của các nước thuộc Đông Dương và hầu hết các nước Viễn Đông
như Trung Hoa, Cao Ly, Nhật Bản, Phillipines, Xiêm, Miến Điện, Mã Lai,
Nam Dương, Ấn Độ và các nước thuộc địa khác của Pháp, nhằm mục đích ra
mắt xứ thuộc địa giàu có này với thủ đô là Hà Nội. Từ đó, Hà Nội trở thành
nơi ưa thích của người Pháp để mở những hội chợ khác.
Cũng từ giai đoạn này, chính quyền thực dân và giới tư bản Pháp bắt đầu
chú ý mở mang điều kiện giao thông vận tải như đường sắt, đường bộ, đường
thủy nối liền Hà Nội với các tỉnh khác của Đông Dương, biến Hà Nội thành
một trung tâm thương mại quan trọng với vai trò phân phối hàng hóa đi toàn
quốc. Từ năm 1889, người Pháp mở đường xe Hà Nội – Lạng Sơn đồng thời
với việc mở mang tuyến đường thủy trên sông Hồng nối liền Hà Nội với các
tỉnh khác. Năm 1899, Người Pháp bắt đầu kiến thiết đường xe điện ở Hà Nội.


19


Năm 1902, cầu Doumer (hiện nay là cầu Long Biên) được xây dựng nối liền
tuyến đường sắt bắc qua sông Hồng. Tính chất độc quyền tư bản được thể
hiện rõ rệt qua việc xây dựng cầu Doumer khi người Pháp chỉ làm cầu vừa đủ
cho đường xe lửa. Tới năm 1919 do nhu cầu vận chuyển quá cao khiến xe lửa
không đảm bảo được số lượng hàng hóa, người Pháp mới xây dựng thêm làn
đường hai bên cho các phương tiện vận tải khác. Năm 1913, tuyến đường Hà
Nội – Vinh nằm trong kế hoạch xây dựng đường xe lửa xuyên Đông Dương
được hoàn thành. Ngay từ 1902, Công ty xe lửa Đông Dương và đường Vân
Nam, một công ty độc quyền về đường sắt của tư bản Pháp, đã xây dựng nhà
ga lớn và trụ sở của họ ở Hà Nội.
Những công ty tư bản độc quyền Pháp cũng ra sức mở mang kinh doanh,
như nhà máy diêm, sản xuất trung bình một năm từ 40 đến 43 triệu bao diêm,
nhà máy rượu, nhà máy bia, nhà máy dệt, nhà máy da, nhà máy cưa gỗ, nhà
máy thuốc lá, xưởng làm và cho thuê xe kéo, v.v… Những hoạt động kinh tế
chủ yếu của giới tư bản Pháp ở Hà Nội vẫn là thương mại, vì vậy ngay sau khi
thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, các công ty của tư bản Pháp nắm độc
quyền xuất nhập cảng như hãng L’U.C.I (sau này đổi tên thành L’U.C.I.A,
hãng Anh em Denis, hãng Boy Landry, hãng Poinsard Veyret, hãng Descours
Cabaud đã lần lượt xuất hiện. Hơn nữa thời kỳ này ở Hà Nội đã xuất hiện
những công ty trùm tư bản tài chính Pháp như Nhà băng Đông Dương, công
ty Thổ địa Đông Dương v.v…
Thực dân Pháp đã mang chủ nghĩa tư bản du nhập vào Hà Nội, làm cho
tình hình kinh tế nói chung được đẩy mạnh lên một bước quan trọng, chi phối
mọi hoạt động kinh tế ở đô thị.

20



1.3.1.2. Hoạt động kinh tế của Hoa kiều và các thương nhân ngoại quốc
khác
Ngoài giới tư bản Pháp, không thể không chú ý đến vai trò kinh tế của
người Hoa kiều tại Hà Nội. Năm 1891, Hà Nội đã có 72 hãng buôn của Hoa
kiều. Về số lượng Hoa kiều ở Hà Nội trong thời gian này tuy không nhiều
(2150 người trong năm 1911) nhưng Hoa Kiều cũng chiếm một địa vị kinh tế
nhất định, chủ yếu là kinh tế thương nghiệp, quan trọng hơn tất cả các giới tư
bản ngoại quốc khác, trừ tư bản Pháp nói chung, và tư bản Ấn kiều trong
ngành buôn bán vải.
Người Hoa kiều sang làm ăn buôn bán tại Hà Nội có một quá trình lịch
sử lâu dài. Từ thế kỷ XVIII, người Trung Hoa sang Hà Nội khá nhiều. Họ đã
lập ra đình Tây Luông ở phố Nguyễn Trung Trực làm nơi lễ bái. Tới năm
1803, họ xây dựng hội quán ở Hàng Buồm gọi là Hoa thương hội quán. Trước
khi thực dân Pháp xâm lược, người Hoa kiều chủ yếu phần lớn tập trung ở các
phố Hàng Buồm, Hàng Ngang, Hàng Bồ, Phúc Kiến. Những hàng hóa họ đưa
từ Trung Hoa sang phần nhiều là thuốc bắc và vải. Họ sinh cơ lập nghiệp đời
này sang đời khác ở Việt Nam, và do có nhiều kinh nghiệm buôn bán nên họ
nắm những nguồn thương mại quan trọng.
Khi người Pháp mới xâm nhập vào Bắc Kỳ, giới tư bản Pháp phải đương
đầu, cạnh tranh với 400 đến 500 nhà buôn Hoa kiều ở Hà Nội và Hải Phòng
khiến họ lụn bại. Một nhà tư bản Pháp đã viết: “Không thể nào cạnh tranh nổi
với họ; những đồng bào của chúng tôi hầu hết đã phải đóng cửa hiệu”. Giới
thương buôn Pháp đã phải yêu cầu chính quyền thực dân đuổi người Hoa kiều
ra khỏi Đông Dương, tuy nhiên giới cầm quyền không thi hành vì họ còn cần
đến những nhà buôn lớn Hoa kiều, do đó chỉ thi hành chính sách quan thuế để
bảo vệ ưu thế cho hàng hóa Pháp.

21



Đến khi tư bản Pháp bắt đầu mở mang những xí nghiệp và cơ sở thương
mại của họ tại Hà Nội, những hoạt động kinh tế của Hoa Kiều có bị hạn chế
và chèn ép; tuy nhiên người Hoa kiều vẫn tìm được các len lỏi vào những
ngành kinh tế mà giới tư bản Pháp không nắm bắt, hoặc không thể nắm bắt
được, một số trở thành đại lý cho các công ty độc quyền Pháp. Nhà máy rượu
Hà Nội đầu tiên là do một Hoa kiều tên Trần Trúc Sơ xây dựng, sau này được
tư bản Pháp mua lại. Nhà máy diêm hiệu Quả Đào do người Pháp xây dựng
sau được bán cho hai Hoa kiều: Tổng Chất Thanh và Lương Vĩnh Thái, nhà
máy gạch đá hoa đầu tiên ở Hà Nội cũng do một Hoa Kiều tên Hùng Tùng
Bang sáng lập. Ngoài ra một số lớn các nghề khác như thợ may, dệt tay, kim
hoàn, nấu thủy tinh, làm tương, đậu phụ, giấy trang kim, v.v… đều hoặc do
Hoa kiều đưa từ Trung Hoa qua, hoặc đóng góp thêm phần kỹ thuật vào
những nghề đã có từ trước ở Hà Nội.
Về thương nghiệp, các nhà buôn Hoa Kiều nắm nhiều cửa hiệu buôn lớn
ở Hà Nội như An Pô, Chí Long (bách hóa), Chí Hưng (sợi), Đại Quang, Nhị
Thiên Đường (cao đan hoàng tán) và nắm những nhà hàng có tiếng nhất ở Hà
Nội như Nhật Tân Lâu, Đông Hưng Viện, Mỹ Kinh, v.v…
Ngoài những hoạt động kinh tế của Hoa Kiều, còn có những hoạt động
của Ấn kiều và Nhật kiều. Hoạt động đáng kể nhất trong giai đoạn đó là nghề
buôn bán vải của Ấn kiều.
1.3.1.3. Tình hình công thương nghiệp của người Việt Nam
Thời kỳ thực dân Pháp mới chiếm Hà Nội, Hà Nội còn là một thành phố
buôn bán sầm uất và nghề thủ công rất phát triển. Hà Nội nổi tiếng là một nơi
tập trung rất nhiều thợ . Chỉ riêng số thợ mỹ nghệ cũng đã đến hàng nghìn.
Một nhà báo người Pháp tên Dumarest đã thuật lại tình hình thủ công nghiệp
ở Hà Nội thời kỳ đầu thế kỷ XX như sau:

22



×