Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hoạt động xây dựng nông thôn mới của xã an đạo (phù ninh phú thọ) giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH s ử

===£S}CŨ03===

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THU

HOAT
ĐÔNG
XÂY DƯNG
NÔNG THÔN MỚI



CỦA XÃ AN ĐẠO ( PHÙ NINH - PHÚ THỌ)
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Ngưòi hướng dẫn khoa học
TS. BÙI NGỌC THẠCH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Đe nghiên cứu và hoàn thảnh khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của
bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức từ trong và
ngoài trường.
Vậy qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể thầy cô
giáo trong Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, đặc biệt là thầy cô thuộc khoa


Lịch sử đã dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt thời gian em học tại trường giúp em
có kiến thức chuyên sâu về Lịch sử.
Em xin cảm ơn cán bộ và nhân dân xã An Đạo, huyện Phù Ninh (tỉnh
Phú Thọ) đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên
cứu thu thập số liệu và khảo sát thực tế tại địa phương.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bùi Ngọc Thạch, người
đã giảng dạy, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Với những hạn chế về thời gian và về kiến thức của bản thân nên Khóa
luận tốt nghiệp khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong sự góp
ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Phương Thu


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng em.
Công trình này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên, Tiến sĩ Bùi
Ngọc Thạch.
Các kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp này không trùng lặp hay
được công bố trong bất kỳ công trình nào và cũng không trùng với kết quả
nghiên cứu của bất cứ tác giả nào. Các số liệu sử dụng trong Khóa luận tốt
nghiệp là hoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả


Nguyễn Thị Phương Thu


DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT

CNH - HDH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NTM

Nông thôn mói

UBND

ủ y ban nhân dân

CTXH

Chính trị xã hội

QHXD

Quy hoạch xây dựng

HĐND

Hội đồng nhân dân


HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

GTNT

Giao thông nông thôn

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1. Bảng 1: Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Hạ tàng kinh tế - xã
hội.
2. Bảng 2: : Mức độ đạt được nhóm tiêu chí văn hóa-xã hội-môi trường
3. Bảng 3: Mức độ đạt được nhóm tiêu chí hệ thống chính trị.
4. Bảng 4: Mức độ hoàn thành tiêu chí quy hoạch
5. Bảng 5: Tác động của mô hình nông thôn đến phát triển kinh tế


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đ ề ........................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................. 3
4. Nguồn tư liệu và phưcmg pháp nghiên cứu.................................................. 4
5. Đóng góp của Khóa luận tốt nghiệp............................................................. 4

6. Bố cục của Khóa luận tốt nghiệp................................................................. 5
Chương 1. Cơ SỞ ĐỂ XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ AN ĐẠO
(PHÙ NINH - PHÚ THỌ) GIAI ĐOẠN 2010 - 2015.................................... 6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ AN ĐẠO (PHÙ NINH - PHÚ THỌ) TRƯỚC
NĂM 2010..........................................................................................................6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................6
1.1.2. Điều kiện kinh tế ......................................................................................9
1.1.3. Điều kiện chính trị....................................................................................9
1.1.4. Điều kiện văn hóa - xã hội.....................................................................11
1.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ AN ĐẠO
TRƯỚC NĂM 2010....................................................................................... 12
1.2.1. Thành tự u ...............................................................................................12
1.2.2. Hạn chế...................................................................................................13
Chương 2. HOẠT ĐỘNG XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ AN
ĐẠO (PHÙ NINH - PHÚ THỌ) GIAI ĐOẠN 2010 - 2015........................ 15
2.1. XÃ AN ĐẠO THỰC HIỆN 5 NHÓM CÔNG TÁC XÂY DựNG NÔNG
THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015......................................................... 15
2.1.1. Nhóm công tác quy hoạch:................................................................... 15
2.1.2. Nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội.............................................................. 16


2.1.3. Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất....................................................... 18
2.1.4. Nhóm văn hóa- xã hội- môi trường.......................................................19
2.1.5. Nhóm hệ thống chính tr ị...................................................................... 20
2.2. XÃ AN ĐẠO THựC HIỆN 19 TIÊU CHÍ XÂY DựNG NÔNG THÔN
MỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015...................................................................... 21
2.2.1. Quy hoạch..............................................................................................21
2.2.2. Giao thông..............................................................................................22
2.2.3. Thủy lợ i..................................................................................................25
2.2.4. Điện........................................................................................................26

2.2.5. Trường học.............................................................................................26
2.2.6. Cơ sở vật chất văn h ó a.......................................................................... 27
2.2.7. Chợ nông thôn........................................................................................27
2.2.8. Bưu điện.................................................................................................27
2.2.9. Nhà ở dân c ư ..........................................................................................29
2.2. lO.Thu nhập................................................................................................29
2.2.11. Tỷ lệ hộ nghèo......................................................................................30
2.2.12. Cơ cấu lao động....................................................................................30
2.2.13. Hình thức tổ chức sản xuất................................................................. 31
2.2.14. Giáo d ụ c..............................................................................................31
2.2.15. Y tế .......................................................................................................32
2.2.16. Văn h ó a...............................................................................................32
2.2.17. Môi trường..........................................................................................33
2.2.18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh.................................... 33
2.2.19. An ninh trật tự xã h ộ i.......................................................................... 34
2.3. THÀNH Tựu VÀ HẠN CHẾ................................................................. 34
2.3.1. Thành tự u ...............................................................................................34
2.3.2. Hạn chế..................................................................................................39


Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DựNG
NÔNG THÔN M Ớ I........................................................................................ 42
3.1. ĐẶC ĐIỂM.............................................................................................. 42
3.1.1. Hoạt động xây dựng nông thôn mói ở xã An Đạo là một quá trình
chuẩn bị lâu dài, tổng thể, đồng bộ và nhất quán........................................... 42
3.1.2. Hoạt động xây dựng nông thôn mới ở xã An Đạo ( Phù Ninh - Phú
Thọ) được tiến hành nhanh, hiệu quả.............................................................. 42
3.1.3. Công tác tuyên truyền yận động quần chúng được đặt lên hàng đầu... 43
3.1.4. Đội ngũ cán bộ tận tình, gương mẫu là nhân tố quan trọng trong việc
xây dựng nông thôn mói ở xã An Đạo........................................................... 43

3.2. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DựNG NÔNG THÔN MỚI CỦA
XÃ AN ĐẠO (PHÙ NINH - PHÚ TH Ọ)..................................................... 43
3.2.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đòi sống nhân dân.................... 44
3.2.2. v ề cơ bản đã giải quyết được các vấn đề xã hội.................................. 47
3.2.3. Cải thiện đáng kể vấn đề môi trường vẫn còn tồn tại ở địa phương....47
3.2.4. Làm tăng tinh thần trách nhiệm của cộng đồng dân c ư ....................... 48
KẾT LUẬN.................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 52


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, Đảng và Nhà nước rất chú họng vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn, đồng thời đề ra nhiều chủ trương, biện pháp thực hiện mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện chủ trương đó, xã An Đạo đã đẩy mạnh mọi hoạt động xây
dựng nông thôn mới. Với việc thực hiện 5 nhóm công tác và 19 tiêu chí xây
dựng nông thôn mới, xã An Đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế
phát triển, chính tr ị- x ã hội ổn định, văn hóa - giáo dục - y tế có bước tiến
mới, trật tự an ninh đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng cao.
Bên cạnh những mặt tích cực đó, hoạt động xây dựng nông thôn mới của
xã An Đạo còn gặp không ít những khó khăn, thử thách.
Việc nghiên cứu về hoạt động xây dựng nông thôn mới của xã An Đạo,
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Không
những làm sáng tỏ đường lối CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn của Đảng,
Nhà nước, vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước mà còn làm rõ thực trạng hoạt động xây dựng
nông thôn mới ở xã An Đạo về mặt thành tựu cũng như mặt hạn chế đã và

đang diễn ra.
Việc nghiên cứu vấn đề xây dựng nông thôn mới đã được nhiêu nhà
khoa học quan tâm, nghiên cứu với quy mô, cách tiếp cận ở những mức độ
khác nhau, với những bình diện khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề xây dựng nông
thôn ở xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ thì chưa có công trình nào
đề cập tới.
Chính vì vậy, em quyết định lựa chọn vấn đề “ Hoạt động xây dựng

1


nông thôn mới của xã An Đạo ( Phù Ninh - Phú Thọ) giai đoạn 20102015” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đe tài “Hoạt động xây dựng nông thôn mỏi của xã An Đạo ( Phù Ninh
- Phú Thọ) giai đoạn 2010 - 2015” là hoàn toàn mới mẻ, chưa có công trình
nào đi sâu và nghiên cứu đầy đủ, hệ thống.
Xét trong phạm vi rộng: thì vấn đề xây dựng nông thôn mới đã được
nghiên cứu khá nhiều, có rất nhiều tác phẩm, các bài nghiên cứu đã phản ánh
chân thực, sinh động quá trình xây dựng nông thôn mới cũng như các hoạt
động xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong cả nước.
Xét trong phạm vi nhỏ hơn (huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ): nghiên
cứu về hoạt động xây dựng nông thôn mới ở các xã, huyện một cách chung
chung cũng có một số tác giả tiến hành tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ sơ
lược chưa đi nghiên cứu chuyên sâu.
Trong các báo cáo chính trị, báo cáo về kinh tế nông nghiệp nông thôn
cũng chỉ dừng ở lại việc đưa ra các số liệu chứ chưa làm rõ được hoạt động
xây dựng nông thôn mới một cách cụ thể ở địa phương như cuốn “ Nghị
quyết Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2010 - 2015”, cuốn “ Lịch sử Đảng bộ
huyện Phù Ninh ( 2010 - 2015).
Trong cuốn: “ Lịch sử Đảng bộ xã An Đạo” đã có đề cập đến một số

khía cạnh về xây dựng nông thôn mới, đã đưa ra một số chủ trương, chính
sách để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, những nội dung đó còn sơ lược, chưa thực sự cụ thể. Các
công trình nghiên cứu,các tác phẩm của các tác giả chưa cung cấp đầy đủ, hệ
thống và toàn diện về các hoạt động xây dựng nông thôn mới ở xã An Đạo
trong giai đoạn từ năm 2010-2015.

2


3. Mục đích, nhiệm yụ, đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu
3.1. Muc đích
Làm rõ quá trình và các hoạt động xây dựng nông thôn mới của xã
An Đạo (Phù Ninh - Phú Thọ) giai đoạn 2010-2015.
Đánh giá những thành tựu và hạn chế hoạt động xây dựng nông thôn
mới tại xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ừong giai đoạn 2010-2015
3.2. Nhiệm vụ
Đe thực hiện mục đích nêu trên,nhiệm vụ nghiên cứu cần tập trung vào
những nội dung sau:
Tập hợp, xử lý các nguồn tài liệu.
Trình bày một cách khách quan, cụ thể các cơ sở của hoạt động xây
dựng nông thôn mới ở xã An Đạo ( Phù Ninh - Phú Thọ).
Trình bày các hoạt động xây dựng nông thôn mới của xã An Đạo
trong giai đoạn 2010-2015.
Rút ra các đặc điểm và vai trò của hoạt động xây dựng nông thôn
mới ở xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2015.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xây dựng nông thôn mới ở
xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tinh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015.
3.4. Phạm vỉ nghiên cứu

v ề không gian: Đề tài nghiên cứu ừên phạm vi xã An Đạo, huyện Phù
Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
v ề thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2015.
Trong khuôn khổ của Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Việt
Nam, đề tài tập trung làm rõ hoạt động xây dựng nông thôn mói của xã An
Đạo ( Phù Ninh - Phú Thọ) giai đoạn 2010-2015.

3


4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiền cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Đe hoàn thành khóa luận này đã sử dụng các nguồn tư liệu sau:
Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước: Phản ánh đường lối,
chính sách, mục tiêu, giải pháp xây dựng nông thôn mới.
Tài liệu địa phương: Các văn kiện, báo cáo, nghị quyết, thống
kê..của Đảng, của UBND xã An Đạo ừong giai đoạn 2010-2015 phản ánh
về xây dựng nông thôn mới.
Các báo cáo tổng kết kinh tế xã hội hàng năm của huyện, tỉnh.
Các sách nói về xã An Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận sử học của Chủ nghĩa Mác- Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic, trong đó phương
pháp lịch sử là chủ yếu.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp tập hợp, thống kê, phân tích, đối
chiếu, so sánh.
- Sử dụng phương pháp điền dã một số nơi trên địa bàn xã
5. Đóng góp của Khóa luận tốt nghiệp
Nêu các cơ sở để xây dựng nông thôn mới của xã An Đạo ( Phù Ninh Phú Thọ) giai đoạn 2010-2015.

Làm sáng tỏ các hoạt động xây dựng nông thôn mói của xã An Đạo ( Phù
Ninh - Phú Thọ) giai đoạn 2010-2015.
Rút ra các đặc điểm, vai trò của nông thôn mói của xã An Đạo ( Phù Ninh
- Phú Thọ) giai đoạn 2010 - 2015.
Khóa luận đã khai thác,tập hợp được một hê thống tư liệu có giá trị, góp

4


phần phục vụ nghiên cứu lịch sử địa phương.
6. Bổ cục của Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở để xây dựng nông thôn mới của xã An Đạo ( Phù Ninh
- Phú Thọ) giai đoạn 2010 - 2015.
Chương 2: Hoạt động xây dựng nông thôn mới của xã An Đạo ( Phù
Ninh - Phú Thọ) giai đoạn 2010-2015.
Chương 3: Đặc điểm và vai trò của hoạt động xây dựng nông thôn mới
của xã An Đạo trong giai đoạn 2010-2015.

5


Chương 1
C ơ SỞ ĐẺ XÂY DƯNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ AN ĐẠO
(PHÙ NINH - PHÚ THỌ) GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

1.1. KHÁI QUÁT YÈ XẴ AN ĐẠO (PHÙ NINH - PHÚ THỌ) TRƯỚC
NĂM 2010
1.1.1. Điều kiên

• tư
• nhiên
Vị trí địa lí: Xã An Đạo là một xã miền núi nằm ở phía Đông Nam
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, có vị trí: 21° 24' 54" N, 105° 21' 28" E với
tổng diện tích tự nhiên là 669,67 ha. Phía Bắc giáp dòng sông Lô, phía Đông
giáp với xã Bình Bộ và xã Tử Đà, phía Tây giáp xã Tiên Du và thị trấn Phong
Châu, phía Nam giáp xã Phù Ninh và Kim Đức.
Địa hình: Xã An Đạo có địa hình khá đa dạng, có đồi, có đồng ruộng,
địa hình thấp chỉ cao từ 20 - 30m so với mặt biển. Địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam, từ Tây sang Đông. Tuy vậy, An Đạo vẫn là một xã có địa hình
tương đối bằng phẳng.
Với chiều dài khoảng hơn 2km ven sông Lô nên đất đai của xã An Đạo
khá màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng các cây lương thực, thực phẩm phục vụ
cho nhu cầu của nhân dân trong xã và cung cấp cho thị trường. Ngoài diện
tích đất bãi, xã còn có “nhiều quả đồi thoai thoải nằm sát nhau như núi Dốc
Cao, núi Sâu Cao, núi Sâu Suốt..trồng cây nguyên liệu giấy và cây lẩy gỗ.
Vùng đất đồi, chủ yếu trồng các loại cây như cọ, chè... hoặc được cải tạo để
trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tể cao như: cam, quýt, nhãn, sấu...
Diện tích đồng ruộng, ao hồ ( gọi là Chằm) thuận lợi cho việc trồng lúa và
nuôi thả cá..." [2, tr.3].
Đây là một tiền đề quan ừọng, là thế mạnh để An Đạo đẩy nhanh tiến độ,
từng bước hoàn thành công cuộc xây dựng nông thôn mới.

6


Khí hậu và thủy văn: An Đạo thuộc vùng đồng bằng và trung du của
huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm của vùng với hai mùa rõ rệt:
Mùa nóng: mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt cao, và

hướng gió chủ yếu là Đông Nam.
Mùa lạnh: Mưa ít chủ yếu từ tháng 11 đến tháng 3 với nền nhiệt trung
bình là 19° c.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 °c cùng với lượng mưa tương đối ổn
định tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất của bà con nông dân, đặc biệt là
trong việc trồng các loại rau, củ, quả ngắn ngày, tận dụng tối đa thời vụ,
ruộng đất để xen canh tăng vụ góp phần nâng cao năng xuất sản xuất và cung
cấp lương - thực phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dừng cho bà con trong xã
và các xã lân cận.
Tuy nhiên, chế độ sông ngòi và nguồn nước trên địa bàn xã không được
ổn định dẫn đến tình ừạng xảy ra khô hạn vào mùa khô, lũ lụt vào mùa mưa
gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên đất: Xã An Đạo có tổng diện tích tự nhiên là 669,67 ha.
Trong đó: “ đất bãi là 153,03 ha chiếm 22,85 %, đất ruộng là 312 ha chiếm
46,6 %, đất đồi rừng là 11,69 ha chiếm 1,74 % và đất khác là 192,95 ha
chiếm 28,81 % ” [2,tr.3].
Tài nguyên đất tương đối phong phú và đa dạng, đất đai phù xa, màu mỡ
do sự bồi đắp từ của sông Lô. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận
lợi để xã An Đạo phát triển sản xuất nông nghiệp (ừồng các loại cây rau màu,
cây ăn quả...), nâng cao năng xuất lao động, đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm cho nhân dân.
Tài nguyên khoáng sản: An Đạo là một xã nghèo về tài nguyên khoáng
sản, nếu có thì có trữ lượng rất nhỏ. Tuy nhiên trên địa bàn xã cũng có một số

7


loại khoáng sản như: cát, sỏi trên dọc sông Lô hay có nguồn đất sét phục vụ
cho việc sản xuất gạch.
Tài nguyên nước:


An Đạo là một xã có nguồn tài nguyên nước rất dồi

dào, phong phú. Trước hết có dòng sông Lô chảy qua. Đây là nguồn nước
phục vụ cho giao thông đường thủy, hoạt động công nghiệp và sản xuất nông
nghiệp, v ề nguồn nước ngầm, An Đạo có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác.
Cùng với lượng mưa hàng năm tưomg đối dồi dào, góp phần cung cấp nước
cho các ao, đầm, hồ và cho các hoạt động sinh hoạt của người dân. Có thể nói
nước mưa là nguồn cung cấp chính cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Cảnh quan môi trường: An Đạo có cảnh quan thiên nhiên khá đẹp, nơi
có dòng sông Lô chảy qua, có nhiều công trình được xây dựng đáp ứng nhu
càu sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong xã nói riêng và nhân dân các xã lân
cận nói chung.
về giao thông:
An Đạo có các tuyến đường giao thông thủy bộ quan trọng chạy qua:
“đường tỉnh lộ 307 từ quốc lộ 2 đến bến Phà Then sang Lập Thạch, Vĩnh
Phúc” [2, tr.4]. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hóa của nhân dân hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Phần lớn hệ thống
đường xá đã được rải nhựa và bê tông hóa.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông nội đồng chưa hoàn chỉnh còn nhỏ hẹp.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội yêu cầu cấp thiết làm mới một số
tuyến đường, mở rộng và nâng cấp những tuyến đường đã có.
v ề đường thủy: “xã An Đạo tiếp giáp với sông Lô nên có cảng để phục
vụ nguyên vật liệu cho nhà máy Giấy Bãi Bằng và các mặt hàng khác” [2;
tr.4].
Đây là điều kiện thuận lợi để An Đạo thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng
nông - lâm nghiệp và dịch vụ thương mại.

8


1.1.2. Điều kiên kỉnh tế

về nông - lâm nghiệp:
Trồng trọt: Từ bao đời nghề chính của người dân An Đạo là trồng lúa,
trồng màu. Với phẩm chất càn cù, chịu thưomg chịu khỏ trong lao động, người
dân trong xã đã biến vùng đất ven sông thành đồng lúa, bãi ngô xanh tốt.
Khai phá đồi hoang thành rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn quả và những cánh
rừng xanh ngút ngàn.
Chăn nuôi: Gia súc, gia cầm là những vật nuôi chủ yếu của người dân
trong xã. Việc nuôi các giống bò, lợn, gà... đã phần nào đáp ứng nhu cầu thực
phẩm trong gia đình cũng như trao đổi, buôn bán nhỏ ở địa phưomg.
về công nghiệp- thủ công nghiệp:
Công nghiệp: Trên địa bàn xã có một vài xí nghiệp, nhà máy nhỏ chuyên
sản xuất các mặt hàng gia dụng, bao bì..đã giải quyết được nhu cầu sử dụng
hàng hóa cũng như nhu cầu việc làm cho người dân trong xã.
Thủ công nghiệp:

Ngoài nghề nông là chính, một số gia đình còn chế

biến nước mắm, làm bánh bún, nuôi tằm kéo tơ ... Nhờ có vị trí giao thông
thuận lợi nên các sản phẩm làm ra của xã An Đạo đã được nhân dân vùng
xuôi như Nam Định, Vĩnh Yên... lên trao đổi buôn bán.
về thương nghiệp: Trên đất An Đạo có nhiều điểm buôn bán, có chợ diễn
ra hoạt động trao đổi buôn bán thường xuyên và theo phiên. Trong các phiên
chợ, độc đáo nhất là chợ Dốc. Phiên chợ chính họp ngày mùng 5, 10, 15,20,
25,30 ( âm lịch) hàng tháng. Vào ngày chợ phiên, hoạt động buôn bán diễn ra
tấp nập, các mặt hàng được bày bán khắp chợ, từ các mặt hàng giầy, dép,
quần áo với mẫu mã, màu sắc phong phú, đa dạng đến các loại cây giống, con
giống cíăng được đem đến để trao đổi, buôn bán.
1.1.3. Điều kiện chính trị

9



Trước đây, xã An Đạo là địa bàn cư trú của người Việt cổ, vùng đất của
quốc gia Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Trải qua các bước thăng
trầm của lịch sử, địa giới hành chính và tên gọi của xã An Đạo có nhiều thay
đổi.
Thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc, địa bàn của xã An Đạo thuộc
huyện Mê Linh, quận Giao Chỉ. Thời Bắc thuộc, An Đạo thuộc huyện Thừa
Hóa, quận Phong Châu. Thời kỳ nhà Tràn thuộc huyện Phù Ninh, phủ Tam
Đái, thị trấn Son Tây. Thời nhà Nguyễn, huyện Phù Ninh đổi thành huyện
Phù Khang, phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 13 ( 1832), xã
An Đạo thuộc huyện Phù Khang, phủ Đoan Hùng và năm Tự Đức thứ 6
(1853) chuyển về phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây.
Năm 1891, sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã lập
ra các tỉnh mới với các địa bàn nhỏ hơn để dễ bề cai trị. Vì vậy năm 1903,
tỉnh Hưng Hóa được thành lập. Xã An Đạo lúc này thuộc huyện Phù Ninh,
tỉnh Hưng Hóa. Ngày 5 tháng 5 năm 1903, toàn quyền Đông Dương ký Nghị
định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú,
huyện Sơn Vi, tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ, xã An Đạo thuộc
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã An Đạo được gọi là làng Kẻ
Dốc. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công dưới sự chỉ đạo của cấp trên,
các làng An Đạo, Tử Đà, Bình Bộ họp nhất thành xã Nguyễn Huệ.
Năm 1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ họp nhất thành tỉnh Vĩnh
Phú, xã An Đạo thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Vĩnh Phú.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, theo quyết định số 178/CP của Hội đồng
chính phủ, hai huyện Phù Ninh sáp nhập thành huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh
Phú.
Năm 1997, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, đã ra Nghị quyết tách


10


tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, xã An Đạo thuộc huyện
Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
Ngày 24 tháng 7 năm 1999 Nghị định số 59/NĐ - CP của Chính phủ
huyện Phong Châu được tách thành 2 huyện là Lâm Thao và Phù Ninh, xã An
Đạo thuộc huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
1.1.4. Điều kiện văn hóa - xã hội
về văn hóa:
Lịch sử cho biết người dân An Đạo luôn nêu cao tinh thần yêu nước
chống giặc ngoại xâm, chống áp bức bóc lột. Thời nào đất An Đạo cũng có
những tấm gương hy sinh cao cả vì nghĩa. Trong cách mạng tháng 8/1945,
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ nhân dân xã An Đạo
cùng nhân dân cả nước tham gia chiến đấu dũng cảm, kiên cường.Trận Đồi
Trò - Núi Khuyết (Phù Ninh) là một ừong những thắng lợi vẻ vang nhất,
minh chứng cho tinh thần, sức mạnh chiến đấu quật khởi ấy.
Dân sổ và lao động: Xã An Đạo gồm 11 khu dân cư với dân số là hơn
7000 người. Trong đó, nhóm dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao(
trên 71%). Thế mạnh về dân số đã tạo cho xã một nguồn lao động dồi dào.
Đây là một nhân tố quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
- xã hội ở địa phương. Không chỉ thế nhân dân địa phương còn có tính cần cù,
chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất. Đây là tiền đề quan trọng để xã
phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng và bền vững.
Sự chuyển dịch trong cơ cấu phân chia lao động của xã theo hướng giảm
ở các ngành sản xuất nông - lâm - thủy sản, tăng ở các ngành sản xuất công
nghiệp - dịch vụ. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn lao động cũng ngày càng
được nâng cao. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy những thay đổi căn
bản trong bộ mặt kinh tế và chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương.
Đây cũng là nền tảng quan trọng để xã tiếp tục thực hiện thành công sự


11


nghiệp xây dựng nông thôn mới ở xã.
Xã An Đạo có nhiều dòng họ nhưng chiếm ưu thế là dòng họ Nguyễn,
dân cư đều là dân tộc Kinh, không có dân tộc thiểu số. Vì vậy, trình độ dân trí
tương đối đồng đều. Các dòng họ có vai trò to lớn trong việc xây dựng tinh
thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, xây dựng nếp sống văn hóa dòng tộc, làng
xã.
Trong xã có nhiều tổ chức chính trị - xã hội với những chức năng và
nhiệm vụ chuyên biệt: Đảng bộ xã, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ
nữ.. .Các tổ chức chính tr ị- x ã hội góp phần ổn định tình hình xã hội,củng cố
an ninh quốc phòng và là đại diện tiếng nói bảo vệ quyền lợi cho nhân dân.
1.2. HOẠT ĐỘNG XÂY DƯNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ AN ĐẠO
TRƯỚC NĂM 2010
1.2.1. Thành tưu
Trước năm 2010, về cơ bản xã An Đạo đã có nhiều hoạt động để xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân trong xã. Dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự
đồng lòng, ủng hộ của toàn dân trong bộ mặt xã An Đạo từng bước thay đổi,
đặc biệt là bộ mặt nông thôn. Chính quyền địa phương đã kêu gọi đầu tư để
xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi, giáo dục và y tế... Tốc
độ tăng trưởng kinh tế hàng năm luôn ở con số ấn tượng ( tăng 14,2 % / năm),
Không chỉ thế, đời sống tinh thần của nhân dân được quan tâm hơn. Các
công trình phúc lợi xã hội được xây dựng, các công trình văn hóa để phục vụ
cho nhu càu sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người được xây dựng nhiều
hơn như: các nhà văn hóa, các công trình thể thao... Điểm đáng lưu ý là
nguồn lực để xây dựng nên những công trình đó có sự đóng góp của toàn dân.
Sự thay đổi ừong nhận thức tư duy: ý thức tự mình nâng cao chất lượng

cuộc sống của chính mình, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân trong

12


công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành đòn bẩy quan
ừọng trọng góp phần thay đổi bộ mặt của xã.
1.2.2. Han chế
Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được xã cũng gặp nhiều khó khăn
và hạn chế về kinh tế xã hội.
Sau khi tái lập xã, tuy chính quyền xã đã có những cố gắng nhất định
trong việc ổn định tình hình ở địa phương tuy nhiên vấn đề an ninh chính trị xã hội trên địa bàn xã vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp.
Vấn đề vốn, vật tư phục vụ cho việc phát triển kinh tế ở địa bàn xã còn
gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất; thiên tai lại liên tiếp
diễn ra; các dịch bệnh gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Việc nâng cao vai trò quản lí, tổ chức điều hành bộ máy chính quyền,
công tác hành chính vẫn còn tồn tai một số hạn chế. Cải cách hành chính còn
chậm, hiệu quả thấp.
Tuy tình hình kinh tế - xã hội của xã đã có sự thay đổi nhưng sự thay đổi
đó chưa thực sự đồng bộ và chưa thực sự mạnh mẽ. Bởi vì nguồn lực chưa đủ,
về cả nhân lực, vật lực, nguồn vốn.. .Đó là một khó khăn cần phải giải quyết
trước khi mong muốn thay đổi được hoàn toàn để có nhiều điều kiện phát
triển. Phải làm sao để huy động được sức mạnh của cả toàn dân, toàn xã hội
vào công cuộc này thì mới thành công được.
Trước những yêu cầu bức thiết đó, Đảng và nhà nước ta đã đề ra những
chủ trương biện pháp về xây dựng nông thôn mới đã đáp ứng được những
mong muốn, nguyện vọng của toàn dân. Đó là chủ trương xây dựng nông thôn
mới trên phạm vi cả nước theo lộ trình 2 giai đoạn: giai đoạn 1( 2010 - 2015)
và giai đoạn 2 ( 2015 - 2020).


13


Tiểu kết chương 1
Với những tiền đề thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã An Đạo đã có
những điều kiện để phát triển sản xuất đặc biệt xã đã phát huy được thế mạnh
sản xuất nông nghiệp, góp phần giải quyết tốt vấn đề lương thực - thực phẩm
cho người dân địa phương và nhân dân các vùng lân cận.
Bên cạnh có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, thì xã An Đạo đã tận
dụng tối đa các nguồn lực để đưa nền sản xuất công nghiệp địa phương có
những bước tiến mới, từng bước hiện đại hóa nền sản xuất trước đây còn
mang nhiều yếu tố truyền thống, manh mún và chưa mang lại năng xuất cao.
Tận dụng tốt và họp lí các nguồn khoáng sản, tài nguyên có sẵn ở địa
phương để phát triển kinh tế địa phương, góp phàn làm thay đổi bộ mặt nông
thôn, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân
dân.
Việc chú trọng, quan tâm hơn vào các ngành dịch vụ - thương mại đã
cho thấy những thay đổi trong cơ cấu phân công lao động, chất lượng nguồn
lao động ngày càng được cải thiện, được đầu tư hơn. Xã An Đạo nói riêng
đang đi đúng hướng trong việc từng bước phát triển nền kinh tế công nghiệp
theo hướng hiện đại, xã hội dân chủ - công bằng - văn minh.
Với những tiền đề về kinh tế - chính trị - xã hội cộng với sự chỉ đạo sát
sao của các cấp lãnh đạo địa phương, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Xã
An Đạo đã đi đúng hướng, từng bước và sẵn sàng hoàn thành tốt sự nghiệp
xây dựng nông thôn mới trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Tuy nhiên những khó khăn, hạn chế xã mắc phải cũng là một thách thức
lớn đòi hỏi chính quyền và nhân dân xã An Đạo phải đoàn kết, quyết tâm và
thật sáng suốt khắc phục khó khăn, phát huy những lợi thế sẵn có để xây dựng
nông thôn mới.


14


Chương 2
HOẠT ĐỘNG XÂY DƯNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ AN ĐẠO
(PHÙ NINH - PHÚ THỌ) GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
2.1. XÃ AN ĐẠO THựC HIỆN 5 NHÓM CÔNG TÁC XÂY DựNG
NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
2.1.1. Nhóm công tác quy hoạch:
/Căn cứ vào nhóm tiêu chí Quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành (Quyết định số 193/QĐTTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng NTM đã ban hành
ngày 02/02/2010) và chủ trương xây dựng, phát triển nông thôn mới của
Đảng bộ, chính quyền xã An Đạo trên cơ sở Nghị quyết Trung ương 7 ( khóa
X) của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết số 28-NQ/TU
ngày 20/11/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh “ về phát triển nông thôn
mới tỉnh Phủ Thọ đến năm 2020”; Quyết định số 3883/QĐ-UBND ngày
18/11/2009 của ủ y ban nhân dân tỉnh Phú Thọ “ về việc ban hành bộ tiêu chỉ
nông thôn mới tỉnh Phú Thọ”; Ke hoạch số 759/KH-UBND ngày 17/3/2010
của UBND tỉnh Phú Thọ “ về phát triển xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú
Thọ đến năm 2020”; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phù Ninh lần thứ XXVII nhiệm kì 2010 2015 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã An Đạo về xây dựng nông thôn mới.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền huyện xã An Đạo đã tập
trung rà soát bổ sung quy hoạch quản lý sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản
xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng Nông thôn mới đến năm 2020 tầm
nhìn đến năm 2030.

15



2.1.2. Nhóm hạ tầng kỉnh tế - xã hội
ủ y ban nhân dân xã, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới đã xác định
nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội bao gồm các tiêu chí: giao thông, thủy lợi, điện,
trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư.
Xã An Đạo đã tích cực thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện Phù
Ninh về xây dựng nông thôn mới, trong đó chú ý đến việc tiếp tục xây dựng
cơ cấu hạ tầng kỉnh tế xã hội. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, gắn
quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy
hoạch xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng kế hoạch khai thác các nguồn lực và đề nghị cấp trên hỗ ừợ đầu
tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi theo hướng đa mục
tiêu, đàu tư xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ vùng đồi ở các xã: Bảo
Thanh, Gia Thanh, Tiên Phú, Liên Hoa, Trung Giáp; chủ động các phương án
phòng chống lụt bão, thiên tai, hạn chế thấp nhất những hậu quả do thiên tai
gây ra.
Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng
vói phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Phấn đấu “100% sổ xã có
trục đường chỉnh, chất lượng tốt, đường thôn xóm và các trục đường liên
thôn, đường nội đồng được cứng hóa theo quy định ” [3, tr.5].
Cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện, chỉ đạo bàn giao lưới điện cho ngành
điện quản lý, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp bảo vệ các nguồn nước, xử lý
môi trường, quan tâm xử lý chất thải trong cộng đồng dân cư, các điểm tập
trung đông dân, phát huy hiệu quả hoạt động của họp tác xã môi trường để
nhân rộng lên toàn bộ địa bàn huyện.
Chú trọng đàu tư cơ sở vật chất trường học cho các cấp học theo quy

16



chuẩn, đầu tu trang thiết bị trụ sở, trang thiết bị các trạm y tế tuyến xã,- “xây dựng cơ sở vật chất thiết bị văn hóa
đồng bộ, phục vụ sự nghiệp văn hóa và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn ” [3, tr.5].
Băng 1: Đánh giá mức độ đạt được nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế - xã hội
Đơn vị tính: %
Tt

riêu chí

Nội dung

Mức độ đạt được
Đạt/ Chưa

Tỷ lệ

Mục tiêu phấn đấu
Năm

Năm 2020

2015
2.1 Tỷ lệ đường trục xã được nhựa hóa hoặc bê tông

Chưa

95

100


100

Đạt

95

100

100

2.3 Tỷ lệ km ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa

Đạt

100

100

100

2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa

Đạt

30

80

100


3.1 Hệ thống thủy lợi đáp ứng cơ bản yêu cấu sản xuất

Chưa

80

75

90

3.2 Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa

Chưa

50

60

90

4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cẩu kĩ thuật của ngành

Đạt

90

95

98


4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn

Đạt

100

100

100

hóa đạt chuẩn của Bộ GTVT
2

3

4

Giao thông 2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn được cứng hóa chuẩn

Thủy lợi

Điện

và dân sinh

17


5


Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: Mẩm non, mẫu giáo, tiếu

Đạt

80

90

100

Cơ sở vật 6.1 Nhà văn hóa và khu thế thao xã đạt chuấn

Đạt

78

85

95

chất văn hóa 6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu TT đạt chuẩn

Đạt

82

90

95


Chợ

Đạt

70

80

90

8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông

Đạt

80

85

95

8.2 Có internet đến thôn

Đạt

100

100

100


Chưa

50

65

90

Chưa

60

65

90

học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn
6

7

nông Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng

thôn
8

9

Bưu điện


Nhà ở dân 9.1 Nhà tạm, nhà dột nát


9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng

T-----------------------------------------------------------------------1-----------------------------

Nguôn: Ban quản lý dự án NTMxã An Đạo

2.1.3. Nhóm kinh tế và tể chức sản xuất
Theo sự chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, UBND xã An Đạo, Ban chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới, nhóm tiêu chí và tổ chức sản xuất gồm 4 tiêu chí như sau : Thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức

18


×