Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TIỂU LUẬN: XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.97 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

1|Page


A.

LỜI NÓI ĐẦU

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề môi trường trở thành một vấn đề
được quan tâm hàng đầu và không những là vẫn đề của một quốc gia mà trở
thành vấn đề chung của cả nhân loại. Môi trường ngày càng có chiều hướng biến
đổi phức tạp và có chiều hướng xấu đi. Chất lượng không khí, nguồn nước, tài
nguyên, hệ sinh thái. nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp lực
với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở nhiều nơi. Vấn đề ô nhiễm môi
trường sống, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quá trình thay đổi khí
hậu toàn cầu đang là những thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế bền
vững. Trước những nguy cơ đó, hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và phát
triển đã được tổ chức tại Jio de Janeiro-Braxin tháng 6/1992 và Hội nghị thượng
đỉnh Thế Giới về phát triển bền vững tại Joharnesburg – Nam Phi tháng 8/2002;
gần đây nhất là Hội nghị thế giới về khí hậu - Copenhagen diễn ra tại Đan Mạch
từ ngày 7 đến 18/12/2009 và nhiều Điều ước quốc tế song phương, đa phương
về bảo vệ môi trường đã được ký kết. Việt Nam đã tham gia một số Điều ước
như: Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, 1972
(19/10/1987); Công ước về thông báo sớm sự cố hạn nhân (IAEA), 1985
(30/10/1987); Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế
đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR), 1971 (20/9/1989);
Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC), 1992
(16/11/1994); Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), 1982.
Tại Việt Nam, vấn đề này cũng đã, đang và sẽ là vấn đề được quan tâm
hàng đầu. Việc bảo vệ nguồn nước, không khí và tài nguyên được đẩy mạnh.


Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong thời gian qua công tác bảo vệ
môi trường của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, ý thức của
nhân dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên một bước; hệ thống pháp luật
về bảo vệ môi trường đã được xây dựng và từng bước đi vào cuộc sống. Tuy
nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường vẫn xảy ra tương đối phổ biến, công tác xử lý vi phạm trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng chưa triệt để, có nhiều vụ vi phạm không được
phát hiện kịp thời hoặc được phát hiện nhưng xử lý chưa thỏa đáng. Có nhiều
nguyên nhân cả khách quan cả chủ quan, nhưng nguyên nhân của yếu là do
những bất cập trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Những kẻ hở trong pháp luật cũng như thái độ của cán bộ công tác trong ngành
môi trường cũng góp phần làm gia tăng các vụ việc vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường.

2|Page


Để làm rõ cũng như đưa ra giải pháp về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường, em xin chọn đề tài tiểu luận “Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường – Thực trạng và giải pháp”. Với mong muốn nâng cao
hiểu biết của các cá nhân, tổ chức về các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường, em xin đưa vào bài tiểu luận những vấn đề mang tính
pháp lý, những ví dụ điển hình và trình bày quan điểm của cá nhân em về vấn đề
này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình lựa chọn đề tài, nghiên cứu,
tìm tài liệu,hoàn thành bài tiểu luận, nhưng với thời gian, điều kiện và khả năng
có hạn nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.Vì vậy, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

3|Page



B.

NỘI DUNG
ILý luận chung
1. Khái niệm môi trường các các biện pháp xủ phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường
1.1. Khái niệm môi trường và vai trò của môi trường trong cuộc sống
a. Khái niệm môi trường
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên
ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu
hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong
đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống
đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố
tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động
đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã
hội loài người và các thể chế.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh
khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
b. Vai trò của môi trường

Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình
tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm,
nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu
này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó
của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc
gia và ở từng thời kì.

Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như
đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi
trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của
nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con
người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài
nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các
chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy
thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức
năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người
vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi
trường.
4|Page


Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần
thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản
và các dạng năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... Các sản
phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hóa, du lịch của con người đều bắt
nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người này càng khai thác
công các dang tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản
phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường sống.
1.2.
a.

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường
Khái niệm

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là

biện pháp pháp luật nhằm đấu tranh chống vi phạm pháp luật, bảo vệ môi
trường. Xử phạt hành chính là công cụ cưỡng chế nhà nước có tác dụng to lớn
trong phòng chống vi phạm hành chính để bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực môi trường. Tính cưỡng chế thể hiện ở chỗ hoạt động áp dụng các biện
pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường luôn được
các cơ quan hoặc cán bộ Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của
pháp luật. Chỉ có cơ quan hoặc cán bộ Nhà nước được Nhà nước trao quyền xử
phạt hành chính về bảo vệ môi trường mới có quyền áp dụng các biện pháp xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Các chủ thể được sử
dụng quyền lực Nhà nước, có quyền lựa chọn các biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính phù hợp mang tính trừng phạt , giáo dục; trực tiếp tác động đến tinh
thần hay vật chất; buộc các đối tượng bị xử phạt phải gánh chịu những tổn hại
về tài sản hoặc bị hạn chế một số quyền.
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
được xác định trong chế tài của quy phạm pháp luật và được áp dụng khi có vi
phạm hành chính về môi trường. Vi phạm hành chính nói chung và vi phạm
hành chính về môi trường nói riêng cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là
các hành ci nguy hiểm cho xã hội, nó trực tiếp xâm hại đến những quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của các tổ chức,
cá nhân. Đấu tranh với vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được thực
hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau: tổ chức – chính trị, giáo dục, công nghệ,
kinh tế, pháp lý.
Cưỡng chế nhà nước bao gồm nhiều nhóm biện pháp cướng chế khác
nhau, như: nhóm các biện pháp cưỡng chế mang tính trừng phạt được xác định
trong chế tài pháp luật; nhóm các biện pháp cưỡng chế nhằm ngăn chặn, phòng
ngừa vi phạm pháp luật; nhóm các biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng
5|Page


vì mục đích đảm bảo lợi ích cộng đồng hoặc vì lợi ích quốc gia...Các biện pháp

xử phạt hành chính về môi trường thuộc nhóm biện pháp cưỡng chế mang tính
trừng phạt được xác định trong chế tài pháp luật.
2.

Đặc điểm các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
môi trường

Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là
một trong các biện pháp cưỡng chế hành chính, vì vậy nó mang đầy đủ đặc điểm
của cưỡng chế hành chính, đó là:
-

-

-

-

Nội dung là sự hạn chế các quyền hoặc sự bổ sung thêm nghĩa vụ đối với đối
tượng vi phạm
Khi tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
môi trường, về nguyên tắc, Nhà nước buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất
lợi nhất định (hạn chế quyền hoặc tài sản). Việc làm này nhằm khôi phục lại trật
tự pháp luật bảo vệ môi trường đã bi xâm hại đồng thời giáo dục tổ chức, cá
nhân vi phạm cũng như toàn thể cộng đồng ý thức tuân thủ pháp luật bảo vệ môi
trường.
Mang tính giáo dục và tính trừng phạt
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
được áp dụng trên cơ sở có vi phạm hành chính về môi trường thể hiện sự phản
ứng của Nhà nước đối với những đối tượng đã thực hiện hành vi vi phạ pháp

luật về moi trường. Các biện pháp này mang tính giáo dục cũng đồng thời mang
tính trừng phạt của nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật về môi trường
mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Sự trừng phạt biểu hiện ở
việc buộc các chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất
và tinh thần.
Pháp luật về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường cần đảm bảo tính phù hợp giữa tính răng đe giáo dục với tính trừng phạt
mới có thể phát huy được hiệu quả. Tính trừng phạt trong các biện pháp xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh
hưởng tiêu cực của hành vi vi phạm hành chính đối với môi trường.
Các biện pháp xử phạt, mức phạt được pháp luật dự liệu. Các biện pháp này sẽ
được áp dụng trong thực tiễn tùy thuộc vào chất, mức độ vi phạm, các tình tiết
giảm nhẹ, tăng nặng và nhân thân của đối tượng vi phạm.
Cùng một hành vi vi phạm pháp luật nhưng đối với mỗi trường hợp cụ thể
lại có tính chất, nên thiệt hại hay nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường có sự
khác nhau. Do đó, các biện pháp xử phạt được lựa chọn để áp dụng đối với mỗi
trường hợp cụ thể là khác nhau. Ngoài ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và
nhân thân của người vi phạm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các
biện pháp xử phạt để áp dụng.
Đối tượng áp dụng là tổ chức và cá nhân
6|Page


-

-

-

-


Cưỡng chế hình sự tác động đối với tội phạm, áp dungnj nguyên tắc cá thể
hóa trách nhiệm hình sự nên cưỡng chế này chỉ áp dụng đối với cá nhân mà
không áp dụng với tổ chức. Cưỡng chế trong dân sự cũng giống như cưỡng chế
trong hành chính được áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức nhưng cưỡng chế
hành chính thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước, trong khi đó cưỡng
chế dân sự thể hiện mối quan hệ giữa bên vi phạm với bên bị vi phạm dưới sự
bảo đảm của Nhà nước.
Vì là biện pháp cưỡng chế trong một ngành luật cụ thể nên các biện pháp
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường cũng có những đặc điểm
riêng như sau:
Được áp dụng khi vi phạm hành chính về môi trường
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường chỉ
có thể áp dụng khi có vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường . Mục đích
trừng phạt của các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính có tác dụng khi tác
động đếnn chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật đã quy
định. Hơn nữa, Vi phạm hành chính xuất hiện trong tất cả lĩnh vực quản lí nhà
nước. Vi phạm hành chính trong mỗi lĩnh vực lại có các đặc thù vì vậy các biện
pháp xử phạt trong mỗi lĩnh vực cũng có những điểm riêng và chỉ được áp dụng
đối với hành vi vi phạm hành chính tương ứng đã được pháp luật quy định trong
lĩnh vực đó.
Do cơ quan Nhà nước về môi trường áp dụng
Các cơ quan Nhà nước được chia nhỏ để quản lí các lĩnh vực khác nhau,
và có một bộ phận quản lí về môi trường. Những cơ quan này không những có
điều kiện phát hiện vi phạm mà còn có đủ chuyên môn nghiệp vụ để xử lí vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nghiêm minh, đúng pháp
luật.
Mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thường nghiêm
khắc hơn mức xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác
Tất cả chúng ta đều biết, vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường thường gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại rất lớn đối với xã hội,
Nhà nước hay cá chủ thể khác; và khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi
trường, các chủ thể thường thu được lợi nhuận lớn. Vì vậy, để xử phạt có hiệu
quả,, các nhà làm luật thường đưa ra mức phạt nghiêm khắc hơn trong các lĩnh
vực khác.
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường được áp
dụng theo trình tự phức tạp.
Về nguyên tắc, thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng giống trong các lĩnh vực khác. Tuy
nhiên, vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thường phức tạp hơn, để
chưng minh một hành vi là vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường thì
các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành nhiều công đoạn như: xét nghiệm các
7|Page


thành phần môi trường, so sánh với tiêu chuẩn cho phép, xin ý kiến các chuyên
gia...
3. Cơ sở áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường
3.1.
Cơ sở pháp lí
Việc đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng hành vi khai thác và sử dụng
môi trường có ý nghĩa quan trọng; tuy nhiên không phải trong mọi tình huống
các tiêu chuẩn này đều được các chủ thể tuân thủ và chấp hành. Sự vi phạm xảy
ra thường xuyên hơn đối với các yếu tố môi trường mà ở đó hiện diện mâu thuẫn
giữa nhu cầu bức bách của cuộc sống và yêu cầu bảo vệ môi trường. Đó là lí do
ra đời quy định pháp luật về các biện pháp xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường. Để thực hiện được vai trò của mình, pháp luật về các biện pháp
xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường phải đáp ứng những điều
kiện nhất định về nội dung:

Thứ nhất, phải xác định rõ các biện pháp xử phạt.
Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường là
thái độ của Nhà nước đối với đối tượng vi phạm; và việc áp dụng những biện
pháp này không phải do một chủ thể áp dụng, để tránh hiện tượng mỗi chủ thể
lại đưa ra các biện pháp khác nhau, làm ảnh hưởng đến tính công bằng của pháp
luật thì việc xác định rõ các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, việc quy định rõ các biện pháp
xử phạt giúp người dân nhận thức được hậu quả pháp lý khi thực các hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường – tính giáo dục.
Thứ hai, phải xác định rõ thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường rất phổ biến, xuất hiện trên
các lĩnh vực, các địa phương, vì vậy nên giao quyền áp dụng các biện pháp xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho cơ quan hành
chính Nhà nước. Nếu quy định như vậy không những việc xử lí nhanh chóng mà
người dân còn có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng khiếu nại, tố cáo, nếu các
cơ quan quyết định không đúng thì sẽ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
của họ.
Thứ ba, phải xác định những hành vi bị coi là vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường
Pháp luật là một trong những công cụ để nhà nước điều chỉnh những hành
vi của tổ chức, cá nhân trong xã hội, vì vậy việc xác định cho các chủ thể này
biết đâu là hành vi được phép, hành vi không được phép là yêu cầu đặt ra đối
với các vi phạm pháp luật. Pháp luật về các biện pháp xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực môi trường nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường nên việc quy định hành vi nào là hành vi vi phạm hành chính
trong lĩnh vực môi trường là điều cần thiết.

8|Page



Cơ sở thực tiễn
Lĩnh vực môi trường luôn là lĩnh vực được xã hội quan tâm. Để bảo vệ
hiệu quả môi trường, các chủ thể thiết lập với nhau nhiều mối quan hệ nhằm
thực hiện mục tiêu này. Đây là những quan hệ giữa Nhà nước với chủ thể khác
mà hoạt động của họ liên quan đến quá trình tác động vào môi trường như: khai
thác khoáng sản, sinh vật biển, thải các chất thải rắn, chất thải độc hại ra môi
trường,...
Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong từng quan hệ
cụ thể, không ít các trường hợp các chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính về
môi trường đã thực hiện điều pháp luật ngăn cấm. Những vi phạm đó đá và đang
xảy ra phổ biến, phức tạp và trong nhiều trường hợp không thể dễ dàng nhận
biết được. Đó có thể là việc xả rác bừa bãi, xả nước thải không đúng nới quy
định của hộ gia đình; hay việc xử dụng hóa chất để đánh bắt của ngư dân;
nghiêm trọng hơn nữa là hành vi xử thải, khí bụi của các nhà máy, các khu công
nghiệp ra môi trường... Tất cả hành vi đó điều gây ra hậu quả xấu, ảnh hưởng
đến lợi ích của các thành viên và lợi ích chung của toàn xã hội.
Vì những vấn đề thực tiễn trên, việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực môi trường là hết sức cần thiết. Nhằm đảm bảo lợi ích
cho cả cộng đồng, cho toàn xã hội.
3.2.

9|Page


II-

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường

Khung chế tài mới nhất của nước ta hiện nay được quy định cụ thể tại

Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định này được
ban hành thay thế nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ
về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
So với Nghị định 117/2009/NĐ-CP, Nghị định 179/2013/NĐ-CP có nhiều
điểm mới được quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn và có mức xử phạt cao hơn.
Điều đó thể hiện chủ trương cứng rắn của Đảng và Nhà nước ta trong công tác
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, về phía các doanh nghiệp đây là một nổi lo vì còn
khá nhiều các doanh nghiệp không biết rỏ về luật môi trường dẫn đến rơi vào
đối tượng vi phạm mà bản thân doanh nghiệp không nhận thức được. Và một
nguyên nhân khác xuất phát từ công tác quản lý của các cơ quan chức năng còn
nhiều bất cập.
1. Về hành vi vi phạm

Theo nghị định 117/2009/NĐ-CP chỉ quy định về hành vi vi phạm về cam
kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đối với đối tượng có quy mô,
tính chất phải lập cam kết bảo vệ môi trường. Còn nghị định 179/2013/NĐ-CP,
hành vi vi phạm được quy định cụ thể hơn. Vi phạm thực hiện cam kết bảo vệ
môi trường được chia thành hai nhóm: Nhóm một áp dụng đối với đối tượng
không có dự án đầu tư; nhóm 2 là đối tượng phải lập dự án đầu tư. Ngoài ra nghị
định 179/2013/NĐ-CP còn bổ sung hình thức xử phạt đối với hành vi thực hiện
không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy
định về tần suất, vị trí, thông số giám sát.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhiều điểm xả nước
thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sẽ bị xử phạt theo từng điểm xả
thải.
Nghị định 179/2013/NĐ-CP còn quy định xử phạt đối với một số hành vi
vi phạm mà trước đây nghị định 117/2009/NĐ-CP không quy định như: hành vi
vi phạm quy định về túi nilon thân thiện môi trường, hành vi vi phạm quy định
về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật hoặc bộ phận cơ thể,

sản phẩmcủa loài động vật hoang dã, giống vật nuôi thuộc Danh mục Loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; hành vi vi phạm các quy định về quản lý cơ
sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành vi vi phạm các quy định về hoạt động dịch vụ
quan trắc môi trường; hành vi không cử đại diện có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật tham gia buổi công bố quyết định thanh tra về bảo vệ môi trường
hoặc không cử đại diện có thẩm quyền làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra về
bảo vệ môi trường…
10 | P a g e


2. Về hình thức, mức xử phạt

Hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền nhưng theo nghị định
117/2009/NĐ-CP mức phạt tối đa đối với cá nhân, tổ chức vi phạm là 500 triệu
đồng. Với nghị định 179/2013/NĐ-CP mức phạt cao hơn rất nhiều. Đối với cá
nhân mức phạt tối da là 1 tỷ đồng, đối với tổ chức mức phạt tối đa là 2 tỷ đồng.
Ngoài ra còn hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 1 đến 24 tháng.
Bên cạnh đó, nghị định 179/2013/NĐ-CP có quy định về việc khắc phục
hậu quả vi phạm với điểm mới là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện vi phạm hành chính gây ra và buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám
định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả
chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo
định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm gây ra theo quy định.
3. Về thẩm quyền xử phạt

Về lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, theo nghị định 117/2009/2013, chỉ những người có thẩm quyền xử phạt
đang thi hành nhiệm vụ khi phát hiện có vi phạm mới được lập biên bản. Tuy
nhiên quy định mới tại nghị định 179/2013/NĐ-CP, các cán bộ, công chức, viên
chức, công an xã, phường, thị trấn, chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành

công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm đều có quyền lập biên bản vi phạm.
Trích dẫn một số mức xử phạt quy định tại Nghị định 179/2013/NĐ-CP:
- Phạt tiền từ 200.000.000 đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không
có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định.
(Điều 12, khoản 3, điểm d)
- Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có
bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định. (điều 12,
khoản 2, điểm d)
- Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 hoặc 9.000.000 đến 11.000.000
hoặc 60.000.000 đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định. (Điều 8, Điều
9, )

11 | P a g e


- Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng khi không đăng ký chủ
nguồn thải CTNH. (Điều 21, khoản 4)
- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 khi không báo cáo hoặc báo cáo
không đúng tình hình quản lý chất thải nguy hại với cơ quan quản lý
nguồn thải. (Điều 21, khoản 1)
- Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng khi không chuyển giao
chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý. (Điều 21, khoản 5)
- Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng khi để lẩn chất thải nguy hại
với chất thải thông thường. (Điều 21, khoản 6, điểm a)

C.

Kết luận
Cùng với sự hủy hoại ngày càng cao của môi trường thế giới, môi trường

Việt Nam cũng đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Các vụ việc nổi bật
như việc xả thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan; hay gần đây nhất là việc
công ty Fomosa xả thải ra biển Hà Tĩnh, tuy chưa có kết luận chính thức và cụ
thể từ các cơ quan chức năng nhưng có thể thấy việc làm này đã làm ảnh ưởng
nặng nề đến môi trường. Tác động xấu đến nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là về
kinh tế.
Nhìn chung, môi trường nước ta đang tiếp tục bị ô nhiễm và suy thoái
ngày càng nghiêm trọng. Việc thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường chưa thật sự nghiêm, có lúc còn buông lỏng. Một trong những
nguyên nhân cơ bản của tồn tại này là Bộ máy quản lý nhà nước ta còn nhiều bất
cập, cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn không phù hợp với điều kiện
phát triển hiện tại.
Trong điều kiện đất nước ta hiện nay, quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường không chỉ mang nội dung hành chính mà còn mang nội dung chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội... Nhiệm vụ bảo vệ môi trương phải là nhiệm vụ của toàn
dân, Nhà nước là người tổ chức thực hiện có hiệu quả. Một trong những điều
kiện quan trọng để bảo vệ môi trường có hiệu quả là Nhà nước cần phải có một
hệ thống pháp luật thống nhất, đầy đủ, hoàn chỉnh và hợp lý, phải có sự liên hệ
chặt chẽ và thống nhất của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường từ Trung
ương đến địa phương. Để có thể phát huy hết khả năng và vai trò của cơ quan,
đơn vị mình trong việc bảo vệ môi trường. Các quyền và trách nhiệm quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường phải rõ ràng, mạch lạc. Chế độ thưởng phạt phait
hết sức nghiêm chỉnh.
Trong quá trình tìm hiểu đề tài, do một số điều kiện khách quan nên bài
viết không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Mong được sự quan tâm, góp
ý của quý thầy cô.
12 | P a g e


13 | P a g e




×