Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Phân tích hoạt động hàng hải và giải pháp bảo đảm chất lượng phục vụ tốt nhất của xí nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.66 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------NGUYỄN ANH ĐỨC

Nguyễn Anh Đức

QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI VÀ GIẢI PHÁP BẢO
ĐẢM CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TỐT NHẤT CỦA XÍ NGHIỆP
BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ: 2010-2012

Hà Nội – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Nguyễn Anh Đức

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI VÀ GIẢI PHÁP
BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TỐT NHẤT CỦA
XÍ NGHIỆP BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN THỊ THUẬN

Hà Nội – Năm 2013


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, nội dung luận văn là kết quả của sự tìm tòi, nghiên cứu,
sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ với thực tiễn.
Các số liệu trong luận văn là trung thực không sao chép từ bất cứ luận văn
hoặc đề tài nghiên cứu nào trước đó.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày.

Tác giả
NGUYỄN ANH ĐỨC

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 1


Luận văn Thạc sĩ


Khoa Kinh tế và Quản lý

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của quý thầy cô trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,
đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy cho tôi suốt thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Thị Thuận đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đào tạo Nhân
lực Dầu khí tỉnh Bà Rịa Vũng tàu, cùng quý thầy cô trong Khoa Đào tạo sau đại học
đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Bảo đảm an toàn hàng
hải Đông Nam Bộ và các cơ quan liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập thông
tin, dữ liệu để thực hiện luận văn.
Mặc dù tôi đã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng
lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Ngày 25 tháng 03 năm 2013
Học viên

Nguyễn Anh Đức

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 2



Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................... 8
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................. 9
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI ......................................................................................... 12
1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 12
1.1. Các khái niệm, chức năng nhiệm vụ của Bảo đảm an toàn hàng hải. ................. 12
1.1.1. Các khái niệm............................................................................................................ 12
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ Bảo đảm an toàn hàng hải...................................................... 14

1.2. Các quy định về nội dung hoạt động Bảo đảm an toàn hàng hải......................... 14
1.2.1. Quy định về hệ thống đèn biển và đăng tiêu độc lập. ............................................... 14
1.2.2. Quy định Hệ thống báo hiệu hàng hải và luồng hàng hải. ....................................... 16
1.2.3. Quy định Hệ thống giám sát và điều khiển từ xa. .................................................... 30

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả Bảo đảm an toàn hàng hải.
............................................................................................................................ 37
1.3.1. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ............................................................................................. 38
1.3.2. Trang thiết bị, phương tiện, máy móc ...................................................................... 38
1.3.3. Công nghệ .................................................................................................................. 39
1.3.4 Nguồn nhân lực .......................................................................................................... 39

1.3.5. Công tác quản lý........................................................................................................ 40
1.3.6. Cơ chế chính sách, pháp luật. ................................................................................... 40

1.4. Các tiêu chí đánh giá Bảo đảm an toàn hàng hải. ................................................ 40
1.4.1. Tổng số vụ tai nạn hàng hải trong năm . ............................................................... 40
1.4.2. Tổng số tổn thất tính bằng tiền các vụ tai nạn. ........................................................ 41
1.4.3. Số vụ phao bị sự cố, trôi, va đụng. ............................................................................ 41
1.4.4. Số lượng báo hiệu bị tắt. ........................................................................................... 42
1.4.5. Chất lượng nguồn nhân lực. ..................................................................................... 42

1.5. Kinh nghiệm Bảo đảm an toàn hàng hải ở một số nước trong khu vực và thế giới.
............................................................................................................................ 42
2. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI
ĐÔNG NAM BỘ. ............................................................................................... 44
2.1. Tổng quan về lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải và tai nạn hàng hải. .............. 44
2.1.1. Tổng quan về lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải.................................................... 44
2.1.2. Thực trạng về tai nạn hàng hải thời gian gần đây.................................................... 50

2.2. Phân tích hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, cơ sở sản xuất phụ trợ và công tác Bảo
đảm an toàn hàng hải. ....................................................................................... 57
2.2.1. Phân tích hiện trạng hệ thống đèn biển và đăng tiêu độc lập. ................................. 57
2.2.2. Phân tích hiện trạng Hệ thống luồng hàng hải và báo hiệu hàng hải. ..................... 65

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 3


Luận văn Thạc sĩ


Khoa Kinh tế và Quản lý

2.2.3. Phân tích hiện trạng hệ thống giám sát, điều khiển từ xa, hỗ trợ hàng hải ............. 86
2.2.4. Phân tích hiện trạng khảo sát ra thông báo hàng hải và Duy trì chuẩn tắc luồng. . 88
2.2.5. Phân tích hiện trạng cơ sở sản xuất phụ trợ, thiết bị và phương tiện...................... 94

2.3. Đánh giá chất lượng Bảo đảm an toàn hàng hải................................................... 95
2.4. Kết luận phân tích. ................................................................................................ 96
3. CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BẢO
ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI............................................................................ 97
3.1. Định hướng phát triển kinh tế biển của nước ta trong thời gian tới. .................. 98
3.2. Mục tiêu phát triển bảo đảm an toàn hàng hải. ................................................... 98
3.3. Các giải pháp đề xuất phát triển bảo đảm an toàn hàng hải. .............................. 99
Giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống đèn biển và đăng tiêu độc lập.......................... 99
Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện hệ thống luồng hàng hải và báo hiệu dẫn luồng............. 106
Giải pháp thứ ba: Hoàn thiện hệ thống giám sát, điều khiển từ xa và hỗ trợ hàng hải.. 116
Giải pháp thứ tư: Hoàn thiện công tác khảo sát ra thông báo hàng hải và duy trì chuẩn
tắc luồng. ........................................................................................................................... 119
Giải pháp thứ năm: Hoàn thiện cơ sở sản xuất phụ trợ, thiết bị và phương tiện. .......... 122
Giải pháp thứ sáu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. .............................................. 125

KẾT LUẬN. .................................................................................................................130
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................132
CÁC PHỤ LỤC

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 4



Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Nội dung

Trang

Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1

Phân cấp đèn biển
Phân cấp luồng tàu biển
Thống kê tai nạn hàng hải khu vực Vũng Tàu năm 2011
Thống kê tai nạn hàng hải tại KV Vũng Tàu 6 tháng, năm
2012
Thống kê số vụ tai nạn và lượt tàu ra vào Luồng VT-SG
Tổng số đèn biển do Tổng công ty Bảo đảm ATHH miền
Nam quản lý.
Tổng số đèn biển do Công ty Đông Nam Bộ quản lý.
thông số kỹ thuật đèn
Bảng thống kê hoạt động của Hải đăng Bảy cạnh năm 2012
Bảng thống kê hoạt động của Hải đăng Vũng Tàu năm 2012
Các tuyến luồng hàng hải do Công ty quản lý
Bảng thống kê số Trạm, Km và phương tiện quản lý
Thông số kỹ thuật luồng hàng hải

Lệ phí hàng hải.
Tổng số báo hiệu trên các luồng
Báo hiệu dẫn luồng, chuyển hướng luồng
Báo hiệu phương vị, biệt lập, chuyên dùng
Báo hiệu cố định
đặc tính chớp của Báo hiệu
đặc tính chớp của Báo hiệu
số lượng báo hiệu bị tắt năm 2012
Thông số các tuyến luồng
Số liệu chuẩn tắc luồng các năm
Nâng cấp cải tạo, xây dựng mới hệ thống đèn
Kinh phí cho giải pháp
Thời gian dự kiến thực hiện của giải pháp.
Phân bổ nguồn vốn đầu tư.
Xây dựng các luồng mới
Nâng cấp hệ thống báo hiệu nổi.
Nâng cấp Hệ thống báo hiệu cố định.
Nâng cấp hệ, cải tạo, xây mới luồng và báo hiệu hàng hải.
Phân bổ kinh phí hoàn thiện giải pháp luồng và báo hiệu
hàng hải.
Nguồn vốn đầu tư luồng và báo hiệu hàng hải
Công cụ hỗ trợ hàng hải
Thời gian đầu tư các công cụ hỗ trợ hàng hải
Nguồn vốn để thực hiện đầu tư
Thiết bị khảo sát và duy tu luồng
Thời gian thực hiện đầu tư

15
27
54


Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18
Bảng 2.19
Bảng 2.20
Bảng 2.21
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9

Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

55
56
58
58
60
62
62
65
67
69
73
77
78
78
79
81
81
83
90
91
102

103
104
105
109
111
111
112
114
115
118
118
119
120
121

Trang 5


Luận văn Thạc sĩ

Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18

Khoa Kinh tế và Quản lý

kinh phí và thời gian thực hiện
phân bổ nguồn kinh phí phân bổ
Kinh phí và thời gian nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

123
124
127

Trang 6


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15

Hình 1.16
Hình 1.17
Hình 1.18
Hình 2.1

Nội dung
Hải đăng Vũng Tàu
Đăng tiêu
Chập tiêu
Báo hiệu phía phải luồng
Báo hiệu phía trái luồng
Báo hiệu chuyển hướng luồng sang phải
Báo hiệu chuyển hướng luồng sang trái
Báo hiệu phương vị hướng bắc
Báo hiệu phương vị hướng Đông
Báo hiệu phương vị hướng Nam
Báo hiệu phương vị hướng Tây
Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập
Báo hiệu vùng nước an toàn
Báo hiệu hàng hải chuyên dùng
Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện
Hệ thống báo hiệu hàng hải AIS.
Báo hiệu Tiêu Radar (Racon)
Luồng Sài Gòn – Vũng Tàu
Đèn báo hiệu HD155

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang
15

16
16
17
17
18
18
19
20
20
21
21
22
22
23
24
25
27
80

Trang 7


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
STT

Nội dung


Sơ đồ 2.1 Tổ chức BĐATHH Công ty Đông Nam Bộ
Biểu đồ 2.1 So sánh tai nạn giữa khu vực Vũng Tàu và TP HCM

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang
49
57

Trang 8


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IALA (International Association of Marine Aids to Navigation and
Lighthouse Authorities): Hiệp hội báo hiệu hàng hải và hải đăng quốc tế
IMO (The International Maritime Organization) : Hiệp Hội hàng hải quốc tế;
AIS (Automatic Identification System): Hệ thống tự động nhận dạng;ENavigation: hành hải điện tử
ENC (Electronic Navigation Chart) : Hải đồ điện tử;
VTS (Vessel Traffic system): Hệ thống điều tiết lưu thông;
RADA, RACON: Thiết bị báo hiệu vô tuyến;
RTK: định vị động thời gian thực;
DGPS: Hệ thống định vị toàn cầu vi sai.
DWT: Dead Weight Tonnage; GT: tổng dung tích;
NSNN: Ngân sách nhà nước;
ATHH: Bảo đảm an toàn hàng hải;

BHHH: Báo hiệu hàng hải.

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 9


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nước ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần
diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260 km. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, biển có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến
sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của
nước ta.
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tiềm lực kinh tế biển không
ngừng lớn mạnh. Vì vậy, trong nghị quyết IX, về “Chiến lược biển Việt Nam” được
thông qua tại hội nghị lần thứ 4- BCH trung ương Đảng khóa X nêu rõ: Đến năm
2020, kinh tế biển sẽ đóng góp 53-55% GDP, và 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả
nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân
dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với
thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số thương cảng
quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng
một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý tổng hợp thống nhất
về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.
Thực tại, kinh tế biển và vùng ven biển đã đóng góp 48-49% tổng GDP. Điều
này càng khẳng định: Tầm quan trọng của kinh tế biển đối với tiến trình phát triển

đất nước, nhất là trong bối cảnh: Thế kỷ XXI được thế giới coi là “Thế kỷ của đại
dương”. Để thực hiện thành công các mục tiêu trong chiến lược biển Việt Nam,
đồng thời phục vụ đắc lực cho kinh tế biển, ngành Bảo đảm an toàn hàng hải ngày
càng khẳng định tầm quan trọng và vị trí then chốt trong việc thiết lập và duy trì
môi trường an toàn hàng hải, tạo điều kiện cho phát triển thương mại, kinh tế biển
và mục tiêu nhân đạo, kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng, tìm kiếm cứu nạn, phối
hợp bảo vệ môi trường biển, góp phần khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền
quốc gia trên biển, đảo.
Nghành Bảo đảm an toàn hàng hải với mục đích thiết lập và duy trì môi
trường, hành lang an toàn hành hải, tạo điều kiện cho phát triển thương mại, thông
thương, kinh tế biển và các mục tiêu nhân đạo, góp phần thực hiện quyền và nghĩa
vụ của quốc gia có biển đối với các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia
nhập, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, hải đảo.
Phát triển kinh tế biển có vai trò quan trọng, trong Hội nhập kinh tế quốc tế
là xu thế bắt buộc của nền kinh tế Việt Nam, vì vậy để có thể đứng vững, duy trì và
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, Bảo đảm an toàn hàng hải cần
phải nhìn thẳng vào tình hình thực tế và đề ra những giải phát thiết thực nhằm định
hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp này trong thời gian tới. Có như vậy, Bảo
đảm an toàn hàng hải mới có thể trở thành một doanh nghiệp thuộc nghành hàng hải
Việt Nam có đầy đủ năng lực, sự tự tin để phát triển và cạnh tranh với các đối thủ
trong và ngoài nước.
Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Phân tích hoạt động hàng hải
và giải pháp bảo đảm chất lượng phục vụ tốt nhất của Xí nghiệp Bảo đảm an
toàn hàng hải Đông Nam Bộ” để nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ kinh tế của

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 10



Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

mình. Đây là một đề tài mang tính cấp thiết và có khả năng ứng dụng để nâng cao
chất lượng công tác bảo đảm an toàn hàng hải của Đơn vị góp phần vào sự phát
triển chung của ngành Bảo đảm an toàn hàng hải trong tương lai.
2. Mục tiêu của đề tài.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu để nâng cao hoạt động bảo đảm an toàn
hàng hải của Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam Bộ(nay là Công ty
Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam Bộ).
Việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động của Xí Nghiệp(nay Công ty)
bằng các biện pháp cụ thể thích hợp, đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát
huy được thế mạnh của Công ty, đảm bảo khả năng phục vụ của nghành trong giai
đoạn phát triển kinh tế hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp số liệu thống kê của Công ty
cũng như thống kê của các cơ quan liên quan để tiến hành phân thích, hệ thống hoá,
cách tiếp cận số liệu đan xen dựa trên các Quy định, tiêu chuẩn của ngành và từ
thực tế để nghiên cứu phân tích quá trình hoạt động, đánh giá nhằm nâng cao hoạt
động bảo đảm an toàn hàng hải trong phạm vi đơn vị quản lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ
thống báo hiệu hàng hải; hệ thống luồng hàng hải; cơ sở sản xuất phụ trợ, trang thiết
bị, phương tiện; hoạt động khảo sát đo sâu phục vụ công tác ra thông báo hàng hải;
công tác duy trì chuẩn tác luồng; và các hoạt động liên quan khác có khả năng gây
ảnh hưởng đến hoạt động an toàn hàng hải.
Luận văn tập trung vào việc đề xuất các giải pháp hỗ trợ thực hiện để nâng
cao công tác bảo đảm an toàn hàng hải giai đoạn 2010 đến 2020.
5. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động bảo đảm hàng hải.
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động hàng hải của Xí
nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam Bộ.
- Chương 3: Đề xuất các giải pháp để bảo đảm phục vụ hàng hải tốt nhất của
Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Nam Bộ

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 11


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm, chức năng nhiệm vụ của Bảo đảm an toàn hàng hải.
1.1.1. Các khái niệm.
- Công trình hàng hải: bao gồm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu
nước, vùng nước, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải, đèn biển, hệ thống đài thông
tin duyên hải và các công trình phụ trợ khác của cảng biển và luồng hàng hải được
đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
- Cảng biển: là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng
kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ
hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc
nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng,
kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc,

điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu
cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón,
trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
- Vùng nước cảng biển: là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước
cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón
trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình
phụ trợ khác.
- Vùng đón trả hoa tiêu: là vùng nước được các cơ quan thống nhất thiết lập và
công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc đón trả hoa tiêu.
- Vùng kiểm dịch: là phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển được thiết lập và
công bố cho tàu thuyền neo đậu để thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của pháp
luật.
- Luồng tàu biển: là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi
hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và
các phương tiện thủy khác ra, vào cảng biển an toàn.
- Luồng hàng hải chuyên dùng: là luồng nhánh cảng biển và luồng hàng hải khác
được đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ của cảng chuyên dùng do tổ
chức cá nhân đầu tư xây dựng.
- Hướng luồng hàng hải: Luồng hàng hải từ biển vào cảng, phía tay phải là phía
phải luồng, phía tay trái là phía trái luồng. Luồng hàng hải trên biển, hướng được

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 12


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý


xác định như sau: từ Bắc xuống Nam hoặc từ Đông sang Tây phía tay phải là phía
phải luồng, phía tay trái là phía trái luồng.
- Thông báo hàng hải: là văn bản thông báo được ban hành rộng rãi trên toàn thế
giới nhằm thông tin tàu bè, các tổ chức khai thác vận tải biển,…được biết về điều
kiện an toàn của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, luồng hàng hải, báo hiệu hàng
hải, chướng ngại vật nguy nhiểm, khu vực thi công công trình biển, các vùng biển
hạn chế hoạt động, khu neo đậu tránh bão, các thông tin về an ninh, điều kiện khí
tượng thủy văn, động đất, sóng thần, tìm kiếm cứu nạn và các chỉ dẫn hàng hải
khác.
- Hệ thống báo hiệu hàng hải: là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền dùng làm báo
hiệu hàng hải được thiết lập và vận hành ngầm dưới mặt nước, trên mặt nước hoặc
trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức cá nhân liên quan định hướng
xác định vị trí của tàu thuyền. Báo hiệu hàng hải gồm có báo hiệu bằng thị giác, báo
hiệu vô tuyến điện Rada, AIS và báo hiệu bằng âm thanh cung cấp thông tin báo
hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng vào ban đêm như đèn biển, đăng tiêu,
chập tiêu, báo hiệu dẫn luồng, các bản tin ngắn về tình trạng báo hiệu, luồng.
+ Đèn biển(hải đăng): là báo hiệu cố định báo hiệu cho tàu thuyền hành hải
trên các tuyến hàng hải xa bờ nhận biết định hướng nhập bờ để vào các tuyến hàng
hải ven biển hoặc các cảng biển. Báo hiệu cửa sông, của biển nơi có tuyến luồng
dẫn vào cảng biển; cửa sông nơi có nhiều hoạt động hàng hải khác như khai thác
thủy hải sản, thăm dò nghiên cứu khoa học, vị trí có chướng ngại vật ngầm nguy
hiểm.
+ Đăng tiêu: Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hay báo hiệu một
vị trí đặc biệt nào đó có liên quan đến an toàn hàng hải.
+ Chập tiêu: là báo hiệu hàng hải gồm hai đăng tiêu biệt lập nằm trên cùng
một mặt phẳng thẳng đứng để tạo thành một hướng ngắm cố định bao gồm: Báo
hiệu trục luồng hàng hải; Báo hiệu phần nước sâu nhất của một tuyến hàng hải; Báo
hiệu luồng hàng hải khi không có báo hiệu hai bên luồng hoặc báo hiệu hai bên
luồng không đảm bảo yêu cầu về độ chính xác; Báo hiệu hướng đi an toàn vào cảng
hay cửa sông; Báo hiệu phân luồng giao thông hai chiều.

+ Báo hiệu dẫn luồng: gồm các loại báo hiệu như sau
++ Báo hiệu hai bên luồng: là Báo hiệu giới hạn luồng về phía phải hoặc
phía bên trái, tàu thuyền được phép hành trình ở phía trái của báo hiệu.

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 13


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

++ Báo hiệu chuyển hướng luồng: Báo hiệu giúp tàu bè, phương tiện thủy
chuyển hướng luồng chính sang trái hoặc sang phải
++ Báo hiệu phương vị: là báo hiệu giúp tàu thuyền hành trình an toàn theo
các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
++ Báo hiệu biệt lập: là báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, tàu thuyền có thể
hành trình xung quanh vị trí đặt báo hiệu.
++ Báo hiệu chuyên dùng: Báo hiệu phân luồng giao thông tại những nơi
mà nếu đặt báo hiệu hai bên luồng thông thường có thể gây nhầm lẫn
++ Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện: báo hiệu những
chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện như bãi bồi, bãi đá ngầm, xác tàu đắm và
các chướng ngại vật khác mà chưa được ghi trên các tài liệu hàng hải
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ Bảo đảm an toàn hàng hải.
Bảo đảm an toàn hàng hải là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng hải với
mục đích thiết lập và duy trì môi trường, hành lang an toàn hành hải, tạo điều kiện
cho phát triển thương mại, thông thương, kinh tế biển và các mục tiêu nhân đạo,
góp phần thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia có biển đối với các điều ước
quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập, khẳng định chủ quyền, quyền chủ

quyền quốc gia trên biển, hải đảo.
Nhiệm vụ chính của công tác bảo đảm an toàn hàng hải là cung cấp các dịch
vụ hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu hành hải an toàn và hiệu quả chủ yếu cho các phương
tiện vận tải đường biển ngoài ra còn có phương tiện thủy nội địa, phương tiện đánh
bắt nuôi trồng thủy hải sản, các tàu du lịch và một số hoạt động hàng hải chuyên
ngành khác như: tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường biển, khai thác dầu khí, an
ninh quốc phòng.
Trực tiếp thực hiện quản lý hệ thống đèn biển; quản lý và khai thác hiệu quả
hệ thống các tuyến luồng công cộng quốc gia; hệ thống báo hiệu luồng tàu biển;
tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn; Khảo sát thiết lập ra thông báo hàng hải; duy
tu nạo vét luồng; điều tiết bảo đảm an toàn giao thông hàng hải thi công các công
trình; công tác xây dựng các công trình; sửa chữa đóng mới các phương tiện thủy.
1.2. Các quy định về nội dung hoạt động Bảo đảm an toàn hàng hải.
1.2.1. Quy định về hệ thống đèn biển và đăng tiêu độc lập: Thông tin bổ xung tại
các phụ lục 1, 2, 3
1.2.1.1. Đèn biển.

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 14


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

a. Tác dụng:
- Báo hiệu nhập bờ: Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải trên các tuyến hàng hải xa
bờ nhận biết, định hướng nhập bờ để vào các tuyến hàng hải ven biển hoặc vào các
cảng biển.

- Báo hiệu hàng hải ven biển: Báo hiệu cho tàu thuyền hàng hải ven biển định
hướng và xác định vị trí.
- Báo hiệu cửa sông, cửa biển: Báo hiệu cửa sông, cửa biển nơi có tuyến luồng dẫn
vào cảng biển; cửa sông, cửa biển có nhiều hoạt động hàng hải khác như khai thác
hải sản, thăm dò, nghiên cứu khoa học...; vị trí có chướng ngại vật ngầm nguy hiểm;
hoặc các khu vực đặc biệt khác như khu neo đậu tránh bão, khu đổ chất thải, ... để
chỉ dẫn cho tàu thuyền định hướng và định vị.
b. Phân cấp.
Bảng 1.1: Phân cấp đèn biển
Cấp đèn

Chức năng

Cấp I
Cấp II

Báo hiệu nhập bờ
Hàng hải ven biển
Báo hiệu cửa sông,
cửa biển

Cấp III

Tầm hiệu lực
danh định (hải lý)
20 ≤ R ≤ 25
15 ≤ R < 20

Tầm hiệu lực
ban ngày (hải lý)

8 ≤ R ≤ 10
6≤R<8

10 ≤ R < 15

4≤R<6

Hình 1.1: Hải đăng Vũng Tàu

1.2.1.2. Đăng tiêu
Đăng tiêu có tác dụng là Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn
hay báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó có liên quan đến an toàn hàng hải.

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 15


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

Hình 1.2: Đăng tiêu

2.1.1.3. Chập tiêu
Hình 1.3: Chập tiêu

a. Tác dụng
- Báo hiệu trục luồng hàng hải;
- Báo hiệu phần nước sâu nhất của một tuyến hàng hải;

- Báo hiệu luồng hàng hải khi không có báo hiệu hai bên luồng hoặc báo hiệu
hai bên luồng không đảm bảo yêu cầu về độ chính xác;
- Báo hiệu hướng đi an toàn vào cảng hay cửa sông;
- Báo hiệu phân luồng giao thông hai chiều.
- Chập tiêu được bố trí theo trục luồng hàng hải. Đoạn luồng bố trí chập tiêu
phải đảm bảo ổn định, không bị thay đổi hướng dưới tác dụng của các điều kiện khí
tượng thủy văn.
- Ánh sáng sử dụng cho chập tiêu là ánh sáng trắng, có đặc tính giống nhau,
chớp đồng bộ.
1.2.2. Quy định Hệ thống báo hiệu hàng hải và luồng hàng hải.
1.2.2.1. Báo hiệu hàng hải dẫn luồng: thông tin bổ xung tại các Phụ lục 4,5,6,7
1.2.2.1.1. Báo hiệu hai bên luồng

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 16


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

a. Báo hiệu phía phải luồng
- Tác dụng: Báo hiệu giới hạn luồng về phía phải, tàu thuyền được phép hành
trình ở phía trái của báo hiệu;
- Vị trí: Đặt tại phía phải luồng;
- Hình dạng: Hình nón, hình tháp hoặc hình trụ;
- Màu sắc: Màu xanh lục;
- Dấu hiệu đỉnh: Một hình nón màu xanh lục, đỉnh hướng lên trên;
- Số hiệu: Là các chữ số lẻ (1-3-5…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo hướng

luồng;
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng xanh lục, chớp đơn chu kỳ
2,5 giây hoặc 3,0 giây, 4,0 giây.
Hình 1.4: Báo hiệu phía phải luồng

b. Báo hiệu phía trái luồng
Hình 1.5: Báo hiệu phía trái luồng

- Tác dụng: Báo hiệu giới hạn luồng về phíatrái, tàu thuyền được phép hành
trình ở phía phải của báo hiệu;
- Vị trí: Đặt tại phía trái luồng;
- Hình dạng: Hình trụ, hình tháp hoặc hình cột;
- Màu sắc: Màu đỏ;
- Dấu hiệu đỉnh: Một hình trụ màu đỏ;
- Số hiệu: Là các chữ số chẵn (2-4-6…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo
hướng luồng;

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 17


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng đỏ, chớp đơn, chu kỳ 2,5
giây hoặc 3,0 giây, 4,0 giây
1.2.2.1.2. Báo hiệu chuyển hướng luồng
a. Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang phải

Hình 1.6: Báo hiệu chuyển hướng luồng sang phải

- Tác dụng: Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang phải;
- Vị trí: Đặt tại phía trái luồng;
- Hình dạng: Hình trụ, hình tháp hoặc hình cột;
- Màu sắc: Màu đỏ với một dải màu xanh lục nằm ngang ở giữa có chiều cao
bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
- Dấu hiệu đỉnh: Một hình trụ màu đỏ;
- Số hiệu: Là các chữ số chẵn (2-4-6…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo
hướng luồng;
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng đỏ, chớp nhóm 2+1, chu kỳ
5,0 giây.
b. Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang trái.
Hình 1.7: Báo hiệu chuyển hướng luồng sang trái

- Tác dụng: Báo hiệu hướng luồng chính chuyển sang trái;
- Vị trí: Đặt tại phía phải luồng;
- Hình dạng: Hình nón, hình tháp hoặc hình trụ
- Màu sắc: Màu xanh lục với một dải màu đỏ nằm ngang ở giữa có chiều cao
bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
- Dấu hiệu đỉnh: Một hình nón màu xanh lục, đỉnh hướng lên trên;

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 18


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý


- Số hiệu: Là các chữ số lẻ (1-3-5…) màu trắng, số thứ tự tăng dần theo hướng
luồng;
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng xanh lục, chớp nhóm 2+1,
chu kỳ 5,0 giây hoặc 6,0 giây, 10,0 giây, 12,0 giây(phụ lục 5)
1.2.2.1.3. Báo hiệu phương vị.
a. Báo hiệu an toàn phía Bắc.
- Tác dụng: Báo hiệu an toàn phía Bắc, tàu thuyền được phép hành trình ở
phía Bắc của báo hiệu;
- Vị trí: Đặt tại phía Bắc khu vực cần khống chế;
- Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
- Màu sắc: Nửa phía trên màu đen, nửa phía dưới màu vàng;
- Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng
đứng, đỉnh nón hướng lên trên;
- Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “N” màu trắng trên nền
đen;
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp đơn rất nhanh
chu kỳ 0,5 giây hoặc chớp đơn nhanh chu kỳ 1,0 giây
Hình 1.8: Báo hiệu phương vị hướng bắc

b. Báo hiệu an toàn phía Đông
- Tác dụng: Báo hiệu an toàn phía Đông, tàu thuyền được phép hành trình ở
phía Đông của báo hiệu;
- Vị trí: Đặt tại phía Đông khu vực cần khống chế;
- Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
- Màu sắc: Màu đen với một dải màu vàng nằm ngang ở giữa có chiều cao
bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
- Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng
đứng, đáy hình nón nối tiếp nhau;
- Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “E” màu đỏ trên nền

vàng;

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 19


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh nhóm
3 chu kỳ 5,0 giây hoặc chớp nhanh nhóm 3 chu kỳ 10,0 giây
Hình 1.9: Báo hiệu phương vị hướng Đông

c. Báo hiệu an toàn phía Nam
- Tác dụng: Báo hiệu an toàn phía Nam, tàu thuyền được phép hành trình ở
phía Nam của báo hiệu;
- Vị trí: Đặt tại phía Nam khu vực cần khống chế;
- Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
- Màu sắc: Nửa phía trên màu vàng, nửa phía dưới màu đen;
- Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng
đứng, đỉnh nón hướng xuống dưới;
- Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “S” màu đỏ trên nền
vàng;
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh nhóm
6 với một chớp dài chu kỳ 10,0 giây hoặc chớp nhanh nhóm 6 với một chớp dài chu
kỳ 15,0 giây
Hình 1.10: Báo hiệu phương vị hướng Nam


d. Báo hiệu an toàn phía Tây
- Tác dụng: Báo hiệu an toàn phía Tây, tàu thuyền được phép hành trình ở phía
Tây của báo hiệu;
- Vị trí: Đặt tại phía Tây khu vực cần khống chế;
- Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột;
Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 20


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

- Màu sắc: Màu vàng với một dải màu đen nằm ngang ở giữa có chiều cao
bằng 1/3 chiều cao phần nổi của báo hiệu;
- Dấu hiệu đỉnh: Hai hình nón màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng
đứng, đỉnh hình nón nối tiếp nhau;
- Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực hoặc chữ “W” màu trắng trên nền
đen;
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng, chớp rất nhanh nhóm 9
chu kỳ 10,0 giây hoặc chớp nhanh nhóm 9 chu kỳ 15,0 giây
Hình 1.11: Báo hiệu phương vị hướng Tây

1.2.2.1.4 Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập
Hình 1.12: Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập

- Tác dụng: Báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, tàu thuyền có thể hành trình
xung quanh vị trí đặt báo hiệu.
- Vị trí: Đặt tại vị trí nguy hiểm cần khống chế.

- Hình dạng: Hình tháp hoặc hình cột.
- Màu sắc: Màu đen với một hay nhiều dải màu đỏ nằm ngang.
- Dấu hiệu đỉnh: Hai hình cầu màu đen đặt liên tiếp nhau theo chiều thẳng
đứng.
- Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm khu vực và có màu trắng.
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng chớp nhóm 2 chu kỳ
5,0 giây.

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 21


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

1.2.2.1.5. Báo hiệu vùng nước an toàn
- Tác dụng: Báo hiệu vùng nước an toàn, tàu thuyền có thể hành trình xung
quanh vị trí đặt báo hiệu.
- Vị trí: Đặt tại đầu tuyến luồng hoặc đường trục luồng hàng hải.
- Hình dạng: Hình cầu, hình tháp hoặc hình cột.
- Màu sắc: Sọc thẳng đứng màu trắng và đỏ xen kẽ.
- Dấu hiệu đỉnh: Một hình cầu màu đỏ, chỉ áp dụng đối với báo hiệu hình
tháp hoặc hình cột.
- Số hiệu: Theo số thứ tự (0-1-2...), màu đen.
- Đặc tính ánh sáng khi được lắp đèn: Ánh sáng trắng chớp đều, chớp dài đơn
chu kỳ 10,0 giây hoặc chớp theo tín hiệu Morse chữ “A” chu kỳ 6,0 giây.
Hình 1.13: Báo hiệu vùng nước an toàn


1.2.2.1.6. Báo hiệu chuyên dùng
Hình 1.14: Báo hiệu hàng hải chuyên dùng

- Tác dụng: Báo hiệu phân luồng giao thông tại những nơi mà nếu đặt báo
hiệu hai bên luồng thông thường có thể gây nhầm lẫn; vùng khoan thăm dò địa chất,
khai thác dầu mỏ, khí đốt; vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản; vùng công trình đang
thi công; vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm; vùng diễn tập quân sự; vùng
đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương; vùng giải trí, du lịch.
- Hình dạng: Hình nón hoặc hình tháp, hình cột;
- Màu sắc: Màu vàng;
- Dấu hiệu đỉnh: Một chữ “X” màu vàng; Số hiệu: Lựa chọn theo đặc điểm
khu vực và có màu đỏ.
- Đặc tính ánh sáng: Ánh sáng vàng, đặc tính chớp không được trùng lặp với
đặc tính chớp của các báo hiệu hàng hải được quy định cụ thể của từng báo
hiệu.
Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 22


Luận văn Thạc sĩ

Khoa Kinh tế và Quản lý

1.2.2.1.7. Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện
- Trường hợp báo hiệu những chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện như
bãi bồi, bãi đá ngầm, xác tàu đắm và các chướng ngại vật khác mà chưa được ghi
trên các tài liệu hàng hải thì đặt báo hiệu hai bên luồng với đặc tính chớp nhanh
hoặc rất nhanh, hoặc báo hiệu phương vị.
- Nếu chướng ngại vật có mức độ nguy hiểm cao thì có thể đặt bổ sung một

báo hiệu. Báo hiệu bổ sung phải giống hệt báo hiệu mà nó ghép cặp. Báo hiệu bổ
sung này có thể được hủy bỏ khi những thông tin về chướng ngại vật nguy hiểm
mới phát hiện đã được thông báo theo quy định.
- Lắp đặt thêm, Morse chữ “D”. Chiều dài toàn bộ tín hiệu của mã “D” hiển
thị trên màn hình radar tàu tương ứng 1 hải lý.
Hình 1.15: Báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện

1.2.2.1.8. Báo hiệu hàng hải AIS.
a. Tác dụng
- Báo hiệu luồng hàng hải, vùng nước, phân luồng giao thông;
- Báo hiệu công trình trên biển;
- Cung cấp thông tin nhận dạng một báo hiệu hàng hải đang tồn tại và các
thông tin về khí tượng, thủy văn khu vực đặt báo hiệu;
- Truyền phát thông tin giám sát vị trí của báo hiệu nổi.
b. Phân loại và vị trí lắp đặt:
Báo hiệu hàng hải AIS gồm ba loại, được lắp đặt như sau:
- Loại 1: Báo hiệu hàng hải AIS “thực”; được lắp đặt trên một báo hiệu hàng
hải đã có để truyền phát thông tin về báo hiệu đó.
- Loại 2: Báo hiệu hàng hải AIS “giả”; được lắp đặt tại một vị trí bên ngoài
báo hiệu hàng hải đã có để truyền phát thông tin về báo hiệu đó.
- Loại 3: Báo hiệu hàng hải AIS “ảo”; được lắp đặt tại một vị trí nào đó để
truyền phát thông tin về một báo hiệu hàng hải tại một vị trí nhất định mà tại đó
không lắp đặt báo hiệu.
c. Phương thức hoạt động
Báo hiệu hàng hải AIS truyền phát dữ liệu đồng thời trên hai kênh VHF
161.975 MHz (87B) và 162.025 MHz (88B).

Nguyễn Anh Đức – QTKD2010

Trang 23



×