Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Non - Sông đất Việt trong cảm hứng lịch sử ở thơ phú thế kỉ X - thế kỉ XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.54 KB, 95 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Về khoa học
Cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam là sự hình thành và phát
triển của nền văn học dân tộc. Chính thức ra đời vào thế kỉ X, văn học trung đại
Việt Nam hình thành và phát triển theo từng bước đi của lịch sử. Với lịch sử phát
triển hơn một nghìn năm, văn học trung đại đã để lại một kho tàng văn học quý giá,
có giá trị về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, để lại cho thế hệ sau
một kho tàng kinh nghiệm nghệ thuật quý báu, tạo cơ sở nền tảng cho văn học hiện
đại Việt Nam kế thừa và phát triển.
Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X – thế kỉ XV đã ghi dấu ấn đậm nét
trong tiến trình lịch sử văn học với nhiều thành tựu rực rỡ. Được nảy sinh từ chính
quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc, văn học giai đoạn này
đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình: phản ánh hình ảnh con người
Việt, đất nước Việt, qua đó thể hiện được tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Thế kỉ X – thế kỉ XV cũng là thời đại của những chiến công. Biết bao ngọn
núi, con sông trên khắp đất Việt đã ghi tên mình vào lịch sử dân tộc. Những ngọn
núi, con sông ấy không chỉ là những danh lam thắng cảnh của một giang sơn cẩm tú
mà còn gắn với những câu chuyện lịch sử, những chiến công hiển hách, nơi đã tạo
dựng nên những hình tượng người anh hùng bất hủ, lưu danh muôn đời. Có những
địa danh lịch sử như bến Chương Dương, cửa Hàm Tử, ải Chi Lăng, núi Chí Linh,
sông Bạch Đằng... đã chững chạc bước vào địa hạt văn chương y như những điển
cố, những biểu tượng quen thuộc. Các địa danh này được thơ, phú thế kỉ X – thế kỉ
XV và các đời sau nhắc đi nhắc lại, mỗi người một vẻ, từ Trần Quang Khải,
Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lí Tử Tấn, các tác giả thời Hồng Đức đến Ngô
Thì Sĩ, Nguyễn Văn Siêu... Có thể nói, viết về non sông đất Việt trong cảm hứng
lịch sử, thơ phú ở giai đoạn từ thế kỉ X – thế kỉ XV đã đạt được những thành tựu to
lớn cả về số lượng và chất lượng. Nó đã góp phần quan trọng làm nên diện mạo rực
1



rỡ của một thời kì văn học, góp phần hình thành nên hai nội dung lớn của văn học:
yêu nước và nhân văn. Đây là hai nội dung xuyên suốt văn học trung đại Việt Nam,
tạo nên hai truyền thống lớn của văn học dân tộc.
2. Về thực tiễn
Văn học trung đại chiếm một số lượng không nhỏ trong chương trình Ngữ
văn ở trường phổ thông. Ở mảng thơ phú viết về “Non”, “Sông” đất Việt trong cảm
hứng lịch sử của giai đoạn văn học từ thế kỉ X – thế kỉ XV, có hai tác phẩm được
giảng dạy đó là: “Tụng giá hoàn kinh sư” – Ngữ văn 7 và “Phú sông Bạch Đằng” –
Ngữ văn 10. Với luận văn này, người viết mong muốn đóng góp thêm những ý kiến
nhỏ giúp cho việc giảng dạy tác phẩm trong trường phổ thông trở nên toàn diện và
hệ thống hơn.
Hơn nữa, trong bối cảnh vấn đề chủ quyền biển đảo đang là vấn đề nóng hổi
hiện nay thì việc tìm hiểu đề tài này có ý nghĩa rất thiết thực trong việc bồi dưỡng
lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, qua đó thức tỉnh ý thức
trách nhiệm đối với vấn đề chủ quyền dân tộc ở mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt
là đối với thế hệ trẻ.
Đó là những lí do đã gợi dẫn người viết tiếp cận với đề tài: “Non”,
“Sông” đất Việt trong cảm hứng lịch sử ở thơ phú thế kỉ X – XV.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành khảo sát, nghiên cứu một cách bao quát và hệ thống về
những bài thơ, bài phú viết về“Non”, “Sông” đất Việt trong cảm hứng lịch sử ở
giai đoạn từ thế kỉ X - XV qua các tập thơ văn tiêu biểu giai đoạn này: “Hoàng Việt
thi văn tuyển”, “Thơ văn Lý - Trần”, “Nguyễn Trãi toàn tập”, “Thơ văn Lê Thánh
Tông”, “Phú Việt Nam cổ và kim”. Qua đó, người viết muốn có cái nhìn khách
quan và khoa học về thơ phú viết về “Non”, “Sông” đất Việt trong cảm hứng lịch
sử ở giai đoạn văn học này. Trên cơ sở đó, ghi nhận những thành tựu, những đóng
góp của văn học thế kỉ X – thế kỉ XV trong lịch sử văn học dân tộc.
2



Xét ở góc độ sư phạm, người viết nhận thấy việc đưa những tác phẩm viết về
những địa danh lịch sử vào nhà trường còn hạn chế. Đó là một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay thờ ơ với lịch sử nước nhà, am
hiểu lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử dân tộc. Khám phá giá trị thơ phú viết về
“Non”, “Sông” trong cảm hứng lịch sử, người viết mong sẽ được góp thêm tiếng
nói vào việc đưa những tác phẩm viết về đề tài lịch sử nói chung và thơ, phú viết về
địa danh lịch sử nói riêng vào việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trân trọng và kế thừa những gợi ý của người đi trước, bổ sung những tìm tòi
mới, đề tài tập trung nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống và chi tiết về đặc
điểm nội dung cũng như mối quan hệ giữa cảm hứng lịch sử trong văn học giai
đoạn này với các cảm hứng khác.
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cảm hứng lịch sử xuất hiện trong văn học từ rất sớm. Nó phôi thai từ văn
học thời Lý, có những bước phát triển lớn mạnh ở văn học thời Trần, Lê. Cho đến
mãi thế kỉ XIX – XX, ta vẫn còn bắt gặp cảm hứng lịch sử trong các tác phẩm. Như
vậy, cảm hứng lịch sử là một trong những mạch cảm hứng quan trọng, xuyên suốt
các sáng tác của tiến trình văn học dân tộc. Viết về cảm hứng lịch sử, các tác giả
thường xoay quanh ba vấn đề lớn: cảm hứng trước các nhân vật lịch sử, cảm hứng
trước các địa danh lịch sử và cảm hứng trước các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, trong
quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, cảm hứng trước các sự kiện lịch sử thường
được thể hiện một cách gián tiếp thông qua các nhân vật và sự kiện lịch sử. Chính vì
vậy, khi tiến hành nghiên cứu, các tác giả cũng tập trung chủ yếu ở hai nội dung lớn
này.
1. Những công trình, bài viết về nhân vật lịch sử ở thơ, phú thế kỉ X – XV
GS.TS Lã Nhâm Thìn trong cuốn “Thơ Nôm Đường luật” đã có những khảo
sát, thống kê chi tiết về những bài thơ vịnh nhân vật lịch sử trong “Hồng Đức quốc
âm thi tập”. Theo đó, tác giả chỉ ra rằng: “Cảm hứng chung bao trùm đề tài, chủ đề
viết về nhân vật lịch sử Việt Nam là cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc. Vịnh

3


các nhân vật lịch sử Việt Nam, các tác giả có ý thức về sự gắn bó chặt chẽ giữa họ
với đất nước, nhân dân, dân tộc”. [28, 104]
Tác giả Bùi Duy Tân trong bài viết “Cảm hứng dân tộc, cảm hứng nhân văn
qua thơ Nôm vịnh sử của Lê Thánh Tông” đăng trên Tạp chí Văn học số 8 năm
1997 đã đi sâu phân tích cảm hứng dân tộc, cảm hứng nhân văn rất độc đáo, đặc sắc
trong sáng tác thơ Nôm của Lê Thánh Tông. Bùi Duy Tân nhận xét: “Chỉ đến thời
Lê Thánh Tông mới xuất hiện lối thơ vịnh Nam sử và viết bằng chữ Nôm của chính
nhà vua. Lê Thánh Tông là người đầu tiên dùng chữ Nôm để vịnh nhân vật lịch sử,
mở đường cho sự xuất hiện của một lối thơ rất độc đáo và phong phú về cảm hứng
dân tộc, cảm hứng nhân văn trong văn học trung đại”. [26, 30]
Như vậy điểm qua những bài viết về nhân vật lịch sử trong thơ, phú thế kỉ X
– XV chúng tôi nhận thấy, hầu hết các bài viết đều khẳng định rằng, trong văn học
trung đại Việt Nam có một dòng thơ văn viết về các nhân vật lịch sử. Đó có thể là
các nhân vật Nam sử và cũng có thể là nhân vật Bắc sử. Trong đó, các nhà nghiên
cứu lại đặc biệt đề cao những tác phẩm viết về nhân vật lịch sử của dân tộc. Các nhà
nghiên cứu đều khẳng định rằng: cảm hứng về đất nước, về dân tộc là cảm hứng
chủ đạo tạo nên vẻ đẹp của các hình tượng nhân vật lịch sử.
2. Những công trình, bài viết về địa danh lịch sử ở thơ phú thế kỉ X – XV
Trong cuốn “Chủ nghĩa yêu nước trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn”,
tác giả Bùi Văn Nguyên đã đi sâu tìm hiểu những địa danh lịch sử gắn liền với cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi như: núi Lam Sơn, núi Chí
Linh...qua đó để làm rõ hơn mối quan hệ giữa “địa linh” và “nhân kiệt”. Tác giả
khẳng định: “...đối với xã hội loài người, môi trường, hoàn cảnh không có ý nghĩa
quyết định mà chính bản thân con người tự quyết định lấy vận mệnh của mình, dân
tộc của mình”. [14, 269]. Trên cơ sở đó, Bùi Văn Nguyên đã đi phân tích một số bài
phú nổi tiếng đầu thời Lê như: “Chí Linh sơn phú”, “Lam Sơn giai khí phú” của
Nguyễn Mộng Tuân, “Lam Sơn Lương thủy phú” của Lê Thánh Tông... để minh

chứng cho quan điểm đó.
4


Đặng Thanh Lê trong bài “Về giai đoạn khai sáng thơ Nôm Đường luật. Cảm
hứng lịch sử qua thơ Lê Thánh Tông” đã đánh giá cao cảm hứng về địa danh lịch sử
của vị vua này: “Lê Thánh Tông là nhà thơ đã lưu chuyển khái niệm Tổ Quốc trong
lĩnh vực lịch sử, địa lí, chính trị, xã hội và hình tượng giang sơn trong thơ chữ Hán
thành hình tượng non sông đất nước trên các tác phẩm viết bằng thể thơ Nôm
Đường luật”. [10, 9]. Đồng thời tác giả cũng khẳng định: “Lê Thánh Tông đã là một
con người không phải đi tìm hình của nước mà đi họa hình đất nước. Những bức
tranh về “Nam quốc”, “Nam thiên” là những hình tượng có giá trị gây ấn tượng về
non sông tổ quốc mà tác giả đã đem đến cho người đọc”.[11, 10]
Nếu như trong văn học thời Lý, cảm hứng lịch sử chủ yếu được khơi nguồn
từ nhân vật lịch sử thì đến thời Trần, cảm hứng lịch sử bắt nguồn từ cả hai mặt:
nhân vật lịch sử và địa danh lịch sử. “Giáo trình văn học trung đại Việt Nam” do
GS.TS Lã Nhâm Thìn chủ biên đã khẳng định: “Nhiều địa danh lịch sử gắn với
chiến công chống giặc đã vào thơ với một cảm hứng mãnh liệt, được mô tả bằng
những hình tượng kì vĩ, trong sáng, chứa đựng những lời phẩm bình mang tư tưởng
lớn.” [31, 67].
PGS Bùi Duy Tân thì cho rằng: “trong văn học Việt Nam trung đại có một số
bài phú chữ Hán miêu tả cảnh quan thiên nhiên vốn là di tích lịch sử trong các cuộc
chiến tranh vệ quốc: Bạch Đằng giang phú, Chí Linh sơn phú, Xương Giang phú...
đều nổi tiếng được người xưa và nay cho là hay, là đẹp. Ông cha ta đã cho thêm thể
phú những phẩm chất thẩm mĩ mới để đặc tả cảm hứng mới của tinh thần yêu nước
và tự hào dân tộc.” [26, 9-10]
Qua các công trình nghiên cứu, theo chúng tôi có thể đưa ra mấy nhận xét
sau:
Các bài viết của các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao những giá trị nội dung
yêu nước lớn lao và giá trị nhân văn sâu sắc của thơ phú viết về địa danh lịch sử ở

giai đoạn từ thế kỉ X – thế kỉ XV.
Những bài thơ phú viết về địa danh lịch sử ở giai đoạn văn học này đều
khẳng định chân lí: trong mối quan hệ giữa “địa linh” (đất thiêng) và “nhân kiệt”
5


(người giỏi) thì “nhân kiệt” là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất
hiểm” mà bởi dân tộc ta có “đức cao”, “đức lành”. Khẳng định “địa linh” bởi “nhân
kiệt” đó chính là sự khẳng định vai trò quan trọng và vị trí quyết định của con người
trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của các tác giả thời trung đại.
Như vậy, qua sự tìm hiểu trên chúng tôi nhận thấy: đã có những tác giả,
những công trình nghiên cứu đề cập đến cảm hứng lịch sử trong thơ, phú thế kỉ X –
thế kỉ XV. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở sự tìm
hiểu cảm hứng lịch sử trong một số bài thơ, bài phú tiêu biểu mà chưa có công trình
nghiên cứu nào khái quát toàn bộ cảm hứng lịch sử trong thơ, phú từ thế kỉ X – thế
kỉ XV. Kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời tiếp tục
nghiên cứu, tiến hành khảo sát một cách hệ thống thơ, phú của giai đoạn văn học
này, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong sự nhìn nhận, đánh
giá những giá trị về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của thơ phú thế kỉ X –
XV viết về “Non”, “Sông” đất Việt trong cảm hứng lịch sử.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
1. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp đầu tiên nhằm cung cấp những dữ kiện, số liệu chính
xác, tạo cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thống kê, người
viết tiến hành thống kê những bài thơ, phú viết về “Non”, “Sông” đất Việt trong
cảm hứng lịch sử ở thế kỉ X – thế kỉ XV, từ đó tiến hành phân loại những tác phẩm
theo nhóm.
2. Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp
Là phương pháp cơ bản và cần thiết để làm sáng tỏ những luận điểm mà luận

văn đề cập tới.
3. Phương pháp lịch sử
Tìm hiểu sơ lược những tiền đề lịch sử - xã hội, tư tưởng, văn hóa thế kỉ X –
XV; đặt văn học giai đoạn này trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân
tộc, làm cơ sở chung để nghiên cứu cụ thể giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật
6


của thơ, phú viết về non sông trong cảm hứng lịch sử ở văn học giai đoạn khởi đầu
của nền văn học trung đại.
4. Phương pháp liên ngành
Liên ngành giữa văn học và lịch sử, văn học và văn hóa.
Phối hợp các phương pháp nghiên cứu, chúng tôi muốn triển khai đề tài một
cách cặn kẽ, khoa học theo logic chung của toàn luận văn.
V. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sẽ cung cấp những số liệu thống kê về số lượng thơ phú viết về
“Non”, “Sông” đất Việt trong cảm hứng lịch sử ở văn học thế kỉ X – thế kỉ XV để
phục vụ cho công tác nghiên cứu mảng văn học này.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ, phú viết về “Non”, “Sông”
đất Việt trong văn học thế kỉ X – XV.
Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy tác phẩm văn
học trung đại trong nhà trường nói chung và thơ phú viết về “Non”, “Sông” đất
Việt trong cảm hứng lịch sử nói riêng trở nên toàn diện và hệ thống hơn.
VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục Tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung liên quan đến đề tài.
Chương 2: Những nội dung cơ bản của cảm hứng lịch sử ở thơ phú viết
về “Non”, “Sông” đất Việt trong văn học thế kỉ X - thế kỉ XV.
Chương 3: Cảm hứng lịch sử ở thơ phú viết về “Non”, “Sông” đất Việt

của văn học thế kỉ X- thế kỉ XV trong mối quan hệ với các nguồn cảm hứng
khác.

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 GIỚI THUYẾT MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm cảm hứng, cảm hứng chủ đạo và cảm hứng lịch sử
Trước khi tìm hiểu về cảm hứng lịch sử, luận văn xin giới thuyết qua khái
niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo. Bởi lẽ, đây là hai khái niệm cơ sở để từ đó
hiểu về cảm hứng lịch sử.
1.1.1.1 Khái niệm cảm hứng
Trong đời sống hàng ngày, khi sáng tác thơ, làm văn, viết một bản nhạc, vẽ
một bức tranh… người ta nói cần phải có “cảm hứng”. Hay giản đơn hơn, khi chúng
ta học tập hoặc khi làm bất cứ việc gì cũng cần “cảm hứng”.
Vậy cảm hứng là gì?
- Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê: “Cảm hứng là trạng thái tâm lí
có cảm xúc và hết sức hứng thú, tạo điều kiện để óc tưởng tượng, sáng tạo hoạt
động có hiệu quả”. [22, 145].
- “Từ điển Hán Việt” của Đào Duy Anh viết: “Cảm hứng là cảm xúc vì tình
gì hay cảnh gì mà sinh ra hứng thú hoặc thi văn, hoặc hành động”. [1, 58].
Từ hai định nghĩa về cảm hứng được trình bày trong từ điển như trên, có thể
thấy, bản chất của cảm hứng là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào
đó vừa có ý nghĩa trong đời sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm. Điều đó có
nghĩa là, để tạo ra được cảm hứng, ngoài yếu tố nhận thức, đối tượng phải có khả
năng hấp dẫn, tạo ra những khoái cảm, hứng thú, lôi cuốn tình cảm của con người
về phía nó, tạo ra tâm lí khao khát tiếp cận và đi sâu tìm hiểu, chinh phục nó.
Cảm hứng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Trước

hết, cảm hứng làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức và hoạt động trí tuệ. Khi
có cảm hứng đối với một đối tượng nào đó, con người sẽ dồn sự tập trung cao độ
của nhận thức, tình cảm vào đối tượng, khiến cho quá trình này trở nên nhạy bén và
sâu sắc. Cuối cùng, cảm hứng làm nảy sinh khát vọng hành động và tạo điều kiện
8


thúc đẩy con người sáng tạo. Như vậy, khi có cảm hứng, con người sẽ phát huy một
cách tối đa khả năng sáng tạo của mình.
Từ vai trò, động lực của cảm hứng đối với hoạt động sáng tạo của con người,
soi vào văn học, cảm hứng là trạng thái tâm lí then chốt và bao trùm trong sáng tác
của nhà văn. Cảm hứng thể hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết nhưng cũng có thể
bàng bạc xuyên suốt quá trình sáng tác. Có thể khẳng định, sáng tác văn học nghệ
thuật không thể không có cảm hứng. Khi có cảm hứng, sự căng thẳng của lí trí, sự
mãnh liệt của cảm xúc kết hợp dồi dào với nhau làm cháy bùng lên ngọn lửa trong
tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên, cảm hứng
sáng tạo ở nhà văn không thể hiểu một cách giản đơn, thô thiển như là phút say mê
bất chợt hoặc coi nó như là thần hứng trong nhà văn nảy sinh từ những cảm xúc tâm
linh kì quái. Cảm hứng chỉ có thể là giây phút thăng hoa của một quá trình thai
nghén lâu dài, suy tư, nghiền ngẫm.
1.1.1.2 Khái niệm cảm hứng chủ đạo
Ở trên, ta nói đến cảm hứng trong sáng tạo của nhà văn. Nhưng bất kì một
tác phẩm văn học nào cũng cần phải thể hiện được tư tưởng của người nghệ sĩ. Vậy
nên, cảm hứng phải gắn liền với tư tưởng. Và cái cảm hứng gắn liền với tư tưởng ấy
xuyên suốt một tác phẩm tạo thành cảm hứng chủ đạo.
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì: “Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình
cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng
xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người
tiếp nhận tác phẩm”.[5, 44].
Như vậy, cảm hứng chủ đạo gắn liền với đề tài, tư tưởng của tác phẩm. Cảm

hứng chủ đạo đem đến cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định,
thống nhất tất cả các cấp độ, yếu tố của nội dung tác phẩm.
1.1.1.3 Khái niệm cảm hứng lịch sử
Từ khái niệm cảm hứng và cảm hứng chủ đạo ở trên, ta có thể hiểu: cảm
hứng lịch sử là cảm hứng sáng tác được phát sinh từ cảm hứng của thi nhân về lịch
sử. Trong đó, thi nhân lấy lịch sử làm đề tài, chất liệu để sáng tạo. Những vấn đề
9


của lịch sử có ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, dân tộc đã tạo nên một trạng thái
cảm xúc hưng phấn, thúc đẩy thi nhân phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo để viết
nên những tác phẩm. Cảm hứng lịch sử có thể là sự xúc động, thích thú, ám ảnh,
rung động của thi nhân trước những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, địa danh lịch
sử.
Trong phạm vi luận văn, người viết sẽ đi sâu phân tích cảm hứng, sự hứng
thú, rung động của thi nhân trước những cảnh “Non”, “Sông” – những địa danh
thiên nhiên gắn với lịch sử đấu tranh của nhân dân đất Việt.
1.1.2 Khái niệm “Non”, “Sông” được sử dụng trong luận văn
Khái niệm “Non” (sơn), “Sông” (hà, giang) mà người viết sử dụng trong luận
văn là những từ dùng để chỉ những ngọn núi, con sông của nước Việt. Đó là những
địa danh gắn với sự trường tồn của dân tộc qua công cuộc dựng nước và giữ nước,
gắn với những nhân vật lịch sử mà tên tuổi của họ sống mãi với thời gian, trường
tồn cùng năm tháng.
Các địa danh lịch sử luôn là đề tài hứng thú cho các thi nhân. Các địa danh
ấy đã đi vào thơ ca của rất nhiều tác giả. Trong dòng thơ, phú thế kỉ X – thế kỉ XV,
các thi nhân đã tìm được nguồn cảm hứng của mình trước những ngọn núi, con
sông – nơi gắn liền với những câu chuyện lịch sử, những chiến công hiển hách, nơi
đã tạo dựng ra những người anh hùng bất hủ, lưu danh muôn đời. Những sông Bạch
Đằng, cửa Hàm Tử, núi Chí Linh, dòng Xương Giang … đã chững chạc bước vào
địa hạt văn chương y như những điển cố quen thuộc. Những địa danh ấy đã được thi

nhân nhắc đi nhắc lại, mỗi người một vẻ, mỗi tác phẩm một nét riêng.
1.2 Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại thơ phú viết về “Non”, “Sông”
đất Việt trong cảm hứng lịch sử ở văn học thế kỉ X – XV.
Tên tác phẩm
1. Linh Sơn tạp ứng
2. Chi Lăng động
3. Qúa Phù Đổng độ
4. Qúa Phong Khê
5. Thiên Hưng trấn phú
10

Tên tác giả
Chu Văn An
Phạm Sư Mạnh
Tạ Thiên Huân
Trần Lôi
Nguyễn Bá Thông


Viết về
“Sông”

Phú

6. Đề Tây Đô thành
7. Hạ qui Lam sơn I
8. Hạ qui Lam sơn II
9. Đề kiếm
10. Núi Thần Phù
1. Chí Linh sơn phú

2. Lam Sơn phú
3. Chí Linh phú
4. Chí Linh sơn phú
5. Chí Linh sơn phú
6. Lam Sơn lương thủy phú
1. Tụng giá hoàn kinh sư
2. Lưu gia độ
3. Qúa hàm Tử quan
4. Qúa Vạn Kiếp
5. Đông Triều thu phiếm
6. Bạch Đằng giang
7. Bạch Đằng giang
8. Giang hành thứ Hồng

Nguyễn Mộng Trang
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi
Lê Thánh Tông
Nguyễn Trãi
Nguyễn Mộng Tuân
Nguyễn Mộng Tuân
Lí Tử Tấn
Trình Thuấn Du
Lê Thánh Tông
Trần Quang Khải
Trần Quang Khải
Trần Lâu
Huyền Quang
Trần Nguyên Đán

Nguyễn Sưởng
Trần Minh Tông
Nguyễn Phi Khanh

Châu Kiểm chính vận
9. Quan hải
10. Lâm cảng dạ bạc
11. Thần Phù hải khẩu
12. Hải khẩu dạ bạc hữu cảm
13. Qúa Thần Phù hải khẩu
14. Bạch Đằng hải khẩu
15. Hàm Tử quan
16. Thần Phù hải môn lữ thứ
17. Sông Bạch Đằng
18. Trú Xương Giang
19. Song Ngư sơn
20. Thần Phù sơn
21. Nam Công sơn
22. Chích Trợ sơn
1. Bạch Đằng giang phú
2. Hậu Bạch Đằng giang phú
3. Xương Giang phú

Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi
Nguyễn Mộng Tuân

Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông
Lê Thánh Tông
Các tác giả thời Hồng Đức
Các tác giả thời Hồng Đức
Các tác giả thời Hồng Đức
Các tác giả thời Hồng Đức
Trương Hán Siêu
Nguyễn Mộng Tuân
Lí Tử Tấn

Nhìn vào kết quả khảo sát thống kê ta thấy:
11


Trong giai đoạn văn học từ thế kỉ X – thế kỉ XV, có một số lượng tương đối
lớn những bài thơ, phú viết về “Non”, “Sông” đất Việt trong cảm hứng lịch sử.
Trong đó có 9 bài phú chữ Hán, 27 bài thơ viết bằng chữ Hán và 6 bài thơ viết bằng
chữ Nôm.
Đã có nhiều ngọn núi, con sông trên khắp đất Việt – những chứng nhân của
lịch sử đã chững chạc bước vào địa hạt văn chương như: ải Chi Lăng, cửa Hàm Tử,
bến Đông Triều, dòng Xương Giang, núi Thần Phù… Trong đó, có những địa danh
đã hóa thân bất tử, đã trở thành ngọn nguồn sáng tác của thi nhân nhiều thế hệ như
sông Bạch Đằng, núi Lam Sơn, núi Chi Linh, cửa Thần Phù….
Viết về “Non”, “Sông” trong cảm hứng lịch sử ở thơ, phú thế kỉ X – thế kỉ
XV, các thi nhân chủ yếu tập trung miêu tả những núi, những sông gắn liền với
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Trần và nhà Lê. Cùng với các
những chiến thắng vang dội của ta, những địa danh lịch sử cũng đã ghi danh mình
vào những trang vàng của lịch sử dân tộc.
1.3 Tiền đề lịch sử - xã hội, tư tưởng, văn hóa của thơ phú viết về “Non”,

“Sông” đất Việt trong cảm hứng lịch sử ở văn học thế kỉ X – thế kỉ XV.
1.3.1 Tiền đề lịch sử - xã hội
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc.
Trong suốt thời kì Bắc thuộc nhân dân ta đã bao phen lật đổ ách thống trị của phong
kiến phương Bắc với các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bôn, Mai
Thúc Loan, Dương Đình Nghệ…Nhưng chỉ với chiến thắng của Ngô Quyền trên
sông Bạch Đằng năm 938 thì kỉ nguyên độc lập dân tộc mới thực sự được mở ra với
nhân dân Đại Việt. Từ chiến thắng có ý nghĩa lịch sử quyết định đó, nhân dân ta
bước vào công cuộc xây dựng một quốc gia tự chủ, vững mạnh. Mở đầu cho thời kì
tự lực, tự cường của dân tộc là hai vương triều Lí - Trần, hai vương triều phục hưng
của dân tộc.
Nếu như chiến thắng của Lí Thường Kiệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
khiến cho nhà Tống khoảng 200 năm sau đó vì kinh hãi mà không còn ý định dòm
ngó nước ta thì ở đời Trần còn lưu danh ba trận đánh oanh liệt, quét sạch quân
12


Nguyên Mông hung hãn. Chiến công năm Nguyên Khang thứ 7 (1258) mãi mãi là
niềm tự hào, là sức mạnh cổ vũ cả dân tộc trong những cuộc chiến đấu mới. Sau
hơn 20 năm tạm hòa hoãn, đấu tranh ngoại giao khó khăn, phức tạp, từ 1282 cả
nước đã thống nhất một ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước. Đội quân vệ quốc nhà
Trần đã liên tiếp giành thắng lợi trước hai cuộc tấn công của nhà Nguyên năm 1285
và 1287 – 1288. Như vậy, trong vòng chưa đầy 30 năm, dân tộc ta đã ba lần đánh
tan quân xâm lược. Khí thế hào hùng của thời đại đánh thắng giặc được mệnh danh
là “Hào khí Đông A”, đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm và tâm lí của con người
thời đại.
Đến cuối thế kỉ XIV, nhà nước phong kiến trải qua một cuộc khủng hoảng
lớn. Hồ Qúi Li thay ngôi nhà Trần và đã cho tiến hành một cuộc cải cách có tính
chất định hướng cho tương lai. Nhưng cuộc cải cách ấy lại không cải thiện được
tình hình xã hội. Mặt khác, chính sách của Hồ Qúi Li đã đụng chạm đến quyền lợi

của tầng lớp quí tộc nhà Trần nên không những không được ủng hộ mà còn vấp
phải sự chống cự của nhiều tầng lớp dân chúng. Lợi dụng tình thế đó, nhà Minh đưa
chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, đem quân sang xâm lược nước ta. Triều Hồ rồi triều
Hậu Trần đã rất tích cực, quyết tâm, anh dũng chống xâm lược. Nhưng tất cả đều
thất bại. Như vậy, sau gần 5 thế kỉ giành và giữ gìn độc lập, đến đây, đất nước ta lại
bị phong kiến nước ngoài đô hộ và phải chờ đến chiến thắng của nghĩa quân Lam
Sơn năm 1427, độc lập dân tộc mới được vãn hồi. Có thể nói, cuộc kháng chiến
mười năm của người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn là một trong những
cuộc kháng chiến gian khổ vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Lê Lợi phải vừa đánh
giặc, vừa xây dựng quân đội, vừa xây dựng chính quyền. Tuy gian khổ, khó khăn là
vậy nhưng cuối cùng kháng chiến vẫn giành được thắng lợi. Ta thắng giặc, ấy là bởi
ta có được sức mạnh của toàn thể dân tộc.
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
Cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo đã giải phóng đất nước khỏi ách thống
trị bạo tàn của giặc Minh, mở đường tiến lên cho lịch sử dân tộc.
13


Như vậy, qua lịch sử đấu tranh của dân tộc, ta có thể nhận thấy: trong các
cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cho dù có phải trải qua vô vàn những khó
khăn, thử thách, phải “nếm mật nằm gai” nhưng cuối cùng, chiến thắng vẫn nằm
trong tay nhân dân Đại Việt. Ta thắng bởi ta có nhiều “nhân kiệt”, có những vị
tướng tài như: Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi… Ta thắng
bởi ta huy động được sức mạnh lớn lao của toàn thể dân tộc. Ta thắng còn bởi ta có
“địa linh”, có những núi, những sông hiểm trở. Tất cả những nhân tố đó đã hòa hợp
để tạo nên nguồn sức mạnh to lớn, quét sạch lũ cướp nước và lũ bán nước. Những
con người ấy, những địa danh lịch sử ấy đã hóa thân bất tử để rồi sau đó những
người, những núi, những sông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca.
Những sông Bạch Đằng, núi Chí Linh, núi Lam Sơn, dòng Xương Giang, cửa Hàm

Tử…đã trở thành chứng nhân cho những chiến thắng vang dội của ta: chiến thắng
của Ngô Quyền, của Trần Hưng Đạo trên dòng Bạch Đằng giang; hay núi Lam Sơn
– nơi đã chở che cho cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi ngay từ những
buổi đầu khởi nghĩa…. Những núi, những sông ấy còn chứng kiến những thất bại
thảm hại của quân thù: cửa Hàm Tử - nơi nguyên soái của giặc là Toa Đô bị chém
đầu; bến Chương Dương – nơi tổng chỉ huy của giặc là Thoát Hoan phải mang tàn
quân tháo chạy…Chiến thắng vinh quang đã làm cho nhiều tên núi, tên sông bình
thường của đất nước trở thành bất tử. Đó cũng là lí do tại sao, trong văn học Việt
Nam thế kỉ X – thế kỉ XV lại xuất hiện nhiều những bài thơ, bài phú viết về “Non”,
“Sông” trong cảm hứng lịch sử đến vậy.
1.3.2 Tiền đề tư tưởng, văn hóa
Nhà nước phong kiến Việt Nam thời đại Lí – Trần sử dụng Nho – Phật – Đạo
để xây dựng thành hệ tư tưởng của thời đại “đa tôn giáo hòa đồng”, tạo nên nền
tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sức mạnh tư tưởng – tâm lí của con người thời
đại.
* Phật giáo
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (vào khoảng cuối thế kỉ thứ I, đầu thế kỉ
thứ II), Phật giáo đã sớm ăn sâu vào mọi ngõ ngách trong đời sống của con người.
14


Đến thời đại nhà Lí, Phật giáo trở thành quốc giáo, trở thành hệ tư tưởng chính, chi
phối mọi mặt của đời sống xã hội. Văn học giai đoạn này nói chung, thơ phú viết về
cảm hứng lịch sử nói riêng cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.
Với cái nhìn phóng khoáng, viên dung, đạo Phật đã san bằng mọi bức tường
ngăn cách giữa con người và con người, giữa con người với thế giới ngoại tại. Đạo
Phật lúc nào cũng bao dung, thông cảm, luôn chủ trương chung sống hòa bình,
không đối kháng, nhờ vậy đã tập hợp được một lực lượng tinh thần to lớn, góp phần
vào những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Giáo lí này của đạo Phật đã ảnh hưởng rất
lớn đến suy nghĩ và hành động của con người thời Lí - Trần đồng thời cũng góp

phần quan trọng tạo nên chất nhân văn sâu sắc trong những sáng tác văn chương.
Đạo Phật cũng xóa nhòa ranh giới giữa con người với thiên nhiên. Triết lí
Phật giáo cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều chung một bản thể. Với quan niệm ấy,
văn học thời kì này dễ dàng đem nhập con người làm một với thiên nhiên. Các tác
giả thời kì này tìm đến thiên nhiên để tâm hồn được thư thái, yên tĩnh. Tâm hồn có
thư thái, yên vui thì các thi nhân mới sáng tạo được những áng thơ văn ca ngợi
vương triều, ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên mĩ lệ, gửi gắm được niềm tự hào về giang
sơn, đất nước.
* Nho giáo
Sau khoảng 2 thế kỉ (từ thế kỉ X – thế kỉ XII) Phật giáo là hệ tư tưởng chính
thống của thời đại đã dần dần nhường bước cho Nho giáo. Đến đầu thế kỉ XV, tư
tưởng chính thống là Nho giáo và thế giới quan Nho giáo cũng được các thi nhân
phản ánh trong các sáng tác văn chương. Cảm hứng lịch sử trong giai đoạn văn học
này là nơi tập trung sự ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, ảnh hưởng từ sự lựa chọn đối
tượng lịch sử đến sự vận dụng các quan niệm Nho giáo để bình luận lịch sử.
1.4 Một số đặc điểm của cảm hứng lịch sử trong văn học trung đại Việt
Nam
Cảm hứng lịch sử là một trong những mạch cảm hứng quan trọng và xuyên
suốt các sáng tác trong tiến trình văn học dân tộc. Tuy nhiên, cảm hứng lịch sử
không giống nhau ở sáng tác của mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm và mỗi thời kì văn học.
15


Vậy nên, để khái quát được đặc điểm của cảm hứng lịch sử trong nền văn học trung
đại là một việc làm tương đối khó khăn. Trong phạm vi luận văn, người viết mạnh
dạn trình bày một vài đặc điểm cơ bản của cảm hứng lịch sử trong nền văn học
trung đại trên cơ sở đã đọc và tham khảo một số tài liệu liên quan.
1. Cảm hứng lịch sử xuất hiện sớm và là mạch nguồn xuyên suốt nền văn
học trung đại Việt Nam.
Cảm hứng lịch sử xuất hiện khá sớm trong nền văn học trung đại. Nó bắt đầu

được phôi thai từ văn học thời Lí, phát triển mạnh mẽ ở thời đại nhà Trần – Lê;
trong suốt những thế kỉ XV – XVIII, cảm hứng lịch sử vẫn còn tiếp tục được phát
triển. Đến cuối thế kỉ XIX, ta vẫn còn nhận thấy dấu vết của cảm hứng lịch sử trong
một số sáng tác.
2. Viết về cảm hứng lịch sử, các tác giả thời trung đại thường thể hiện niềm
hứng thú, say mê của mình trước các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, địa danh lịch
sử. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì khác nhau, ngòi bút của thi nhân có thể nghiêng về
nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử hay địa danh lịch sử.
Ví như trong văn học thời Lí, cảm hứng lịch sử không bắt nguồn từ những
địa danh lịch sử mà bắt nguồn từ nhân vật lịch sử. Và hầu hết những nhân vật lịch
sử thời kì này đều là những nhà sư. Sở dĩ như vậy là do, dưới thời Lí, Phật giáo là
quốc giáo, những môn đồ của Phật Thích Ca Mâu Ni là những người có công lao to
lớn trong việc xây dựng nhà nước độc lập buổi đầu. Họ trở thành những thần tượng
được cả xã hội ca tụng.
Sang đến thời Trần – Hồ, cảm hứng lịch sử được khơi nguồn từ cả hai mặt:
nhân vật lịch sử và địa danh lịch sử. Chính những chiến công vang dội của quân dân
nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã mang đến nguồn
cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Ta thấy trong văn học dáng dấp của rất nhiều
nhân vật lịch sử - những người anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc như
Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Đán… Ta còn thấy trong văn chương, hình ảnh của
nhiều ngọn núi, con sông – những chứng nhân của lịch sử như: cửa Hàm Tử, ải Chi
Lăng, sông Bạch Đằng…
16


Đến thế kỉ XV, cảm hứng lịch sử trong văn học phát triển mạnh mẽ. Cảm
hứng ấy xuất hiện trong sáng tác của nhiều thi nhân và xuất hiện ở nhiều thể loại
văn học. Bên cạnh thơ chữ Hán, ở thể loại phú cảm hứng lịch sử cũng xuất hiện
đậm nét trong sáng tác của Nguyễn Mộng Tuân, Lí Tử Tấn… Viết về cảm hứng lịch
sử ở giai đoạn này, các tác giả chủ yếu hướng ngòi bút của mình vào nhân vật lịch

sử và địa danh lịch sử. Những địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân
Minh xâm lược của Lê Lợi như: núi Lam Sơn, dòng Xương Giang…trở đi trở lại
trong sáng tác của nhiều thi nhân. Còn khi viết về nhân vật lịch sử, ta thấy trong
sáng tác thời kì này bên cạnh những bài thơ vịnh nhân vật Bắc sử còn xuất hiện
những bài thơ vịnh nhân vật lịch sử Việt Nam. Đó có thể là: “…những tấm gương
cứu nước thời Hùng Vương như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử; thời nghìn
năm đấu tranh giành quyền tự chủ như: Lí Ông Trọng, Trưng Vương, Triệu Trinh
Nương. Đặc biệt là một số nhân vật đương thời như: Lê Khôi, Lương Thế Vinh,
Nguyễn Trực cũng được các tác giả ngợi ca và bày tỏ lòng tiếc thương khi họ thành
người thiên cổ. Cảm hứng chung, bao trùm đề tài, chủ đề viết về nhân vật lịch ử
Việt Nam là cảm hứng yêu nước và tự hào dân tộc”. [31, 162]. Tiêu biểu cho mảng
đề tài này là Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức.
Từ thế kỉ XVI trở đi, thơ viết về cảm hứng lịch sử tiếp tục phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Các tác giả Hà Nhậm Đại, Lê Quang Bí, Phùng Khắc Hoan,
Giáp Hải… đến Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Du…đều có thơ viết
về cảm hứng lịch sử để lại. Trong thơ chữ Hán viết về cảm hứng lịch sử thì thơ viết
về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử chiếm vị trí chủ yếu. Ví như trong “Khiếu
vịnh thi tập” của Hà Nhậm Đại, cảm hứng lịch sử bắt nguồn từ những chiến công
lẫy lừng của các nhân vật lịch sử như: Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi… Ở giai đoạn sau đó, cảm hứng lịch sử ít hướng về những chiến công
mà ở đó đau đáu một nỗi buồn nhân thế, u hoài, nuối tiếc thời đại đã qua.
Như vậy về đối tượng lịch sử, thơ văn viết về cảm hứng lịch sử thường được
bắt nguồn từ sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay địa danh lịch sử. Tuy nhiên, ở mỗi
17


giai đoạn khác nhau, sự quan tâm của các thi nhân lại hướng về những đối tượng
khác nhau.
3. Cảm hứng lịch sử gắn liền với cảm hứng yêu nước và chất chứa chất nhân
văn.

Cảm hứng yêu nước là một trong những truyền thống lớn của nền văn học
dân tộc. Viết về cảm hứng lịch sử, các thi nhân đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước
thiết tha và lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Đó là lòng tự hào trước những chiến công
vang dội của quân dân Đại Việt trước những thế lực xâm lược hung hăng, tàn bạo.
Đó là giọng điệu hào sảng của thi nhân khi viết về những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Là giọng điệu ngợi ca đầy kiêu hãnh khi viết về những người, những núi,
những sông – những con người, những địa danh đã viết nên lịch sử của dân tộc.
Chính tấm lòng yêu nước thiết tha đã chắp cánh cho thi hứng của thi nhân bay bổng,
để rồi từ đó cho ra đời những áng văn chương.
Bên cạnh đó, cảm hứng lịch sử trong văn học trung đại còn thấm đượm chất
nhân văn. Ngay từ những sáng tác viết về cảm hứng lịch sử đầu tiên, tư tưởng nhân
văn đã xuất hiện và càng về sau, tư tưởng nhân văn càng được thể hiện một cách
đậm nét. Chất nhân văn được thể hiện trước hết ở sự khẳng định và đề cao giá trị
của con người trong lịch sử. Cả Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi, Lí Tử Tấn, Nguyễn
Mộng Tuân… đều khẳng định rằng: trong mối quan hệ giữa “địa linh” và “nhân
kiệt”, thì “nhân kiệt” mới là yếu tố quyết định sự thắng lợi: “Giặc tan muôn thủa
thăng bình/ Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. Tư tưởng nhân văn còn được thể
hiện ở ước muốn về một cuộc sống hòa bình của dân tộc. Và tư tưởng ấy còn có
ngay cả trong nỗi niềm hoài cổ của thi nhân.
Trên đây, người viết đã khái quát một vài đặc điểm cơ bản của cảm hứng lịch
sử trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong phạm vi luận văn, người viết sẽ đi
sâu tìm hiểu về cảm hứng lịch sử khi viết về “Non”, “Sông” đất Việt trong thơ, phú
thế kỉ X – thế kỉ XV, để từ đó thấy rõ hơn đặc điểm chung của cảm hứng lịch sử
trong văn học trung đại đồng thời chỉ ra được những nét riêng, độc đáo của cảm
hứng lịch sử trong giai đoạn văn học này so với các giai đoạn văn học khác.
18


* Tiểu kết
Như vậy, trong chương một người viết đã đi giới thuyết một cách khái quát

nhất về một số vấn đề chung liên quan đến đề tài. Đó là một số khái niệm cơ bản
như: khái niệm cảm hứng, khái niệm cảm hứng chủ đạo để trên cơ sở đó hiểu một
cách đúng đắn về cảm hứng lịch sử của thơ phú thế kỉ X – thế kỉ XV khi viết về
“Non”, “Sông” đất Việt. Tuy nhiên, cảm hứng lịch sử trong văn học không tự nhiên
mà có. Nó được hình thành dựa trên những tiền đề lịch sử, văn hóa, tư tưởng nhất
định và thế kỉ X – thế kỉ XV hội tụ đầy đủ những điều kiện để cảm hứng lịch sử nảy
nở và sinh sôi.
Trong chương một, người viết cũng đưa ra kết quả khảo sát, thống kê những
tác phẩm thơ phú viết về “Non”, “Sông” đất Việt trong cảm hứng lịch sử ở văn học
thế kỉ X – thế kỉ XV. Đây chính là cơ sở để qua đó, người viết sẽ tiến hành phân
tích, đánh giá những giá trị nội dung, tư tưởng của mảng văn học đặc sắc này.
Ngoài ra, với chương mở đầu, người viết cũng mạnh dạn khái quát một vài
đặc điểm của cảm hứng lịch sử trong văn học trung đại Việt Nam để từ đó thấy
được những điểm chung và những điểm riêng độc đáo của cảm hứng lịch sử trong
thơ phú viết về “Non”, “Sông” đất Việt ở văn học thế kỉ X – thế kỉ XV.

19


CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CẢM HỨNG LỊCH
SỬ Ở THƠ PHÚ VIẾT VỀ “NON”, “SÔNG” ĐẤT VIỆT TRONG VĂN HỌC
THẾ KỈ X – THẾ KỈ XV
2.1 Tái hiện những chiến thắng của ta.
Có thể nói, lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Ngay từ buổi đầu sơ khai, nhân dân ta đã phải trải qua biết
bao những trận chiến để chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đến thời
kì phong kiến tự chủ, nhân dân Đại Việt lại biết bao lần phải cầm giáo, cầm gươm
để đấu tranh lại với những kẻ thù hung hăng, tàn bạo. Nhưng vượt lên tất cả, bằng
tấm lòng yêu nước nồng nàn, bằng ý chí quyết tâm đánh giặc để bảo vệ hòa bình
cho non sông, nhân dân ta đã lần lượt đánh bại các thế lực thù địch. Thế kỉ X – thế

kỉ XV cũng là một thời kì như vậy. Vượt lên trên mọi thử thách, gian lao những vị
anh hùng dân tộc như: Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi…đã đưa
nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và sống trong không khí hào
hùng của thời đại chiến thắng giặc đó, các thi nhân trong sáng tác của mình không
giấu khỏi niềm tự hào trước những chiến công, trước những kì tích của nhân dân
Đại Việt. Viết về “Non”, “Sông” trong cảm hứng lịch sử, các tác giả không thể bỏ
qua nội dung đặc sắc này. Những sông Bạch Đằng, những núi Chí Linh, núi Lam
Sơn, ải Chi Lăng, dòng Xương Giang, cửa Hàm Tử…được nhắc đến trong thơ phú
thế kỉ này trước hết là bởi nơi đây đã chứng kiến biết bao chiến thắng oanh liệt của
quân dân Đại Việt.
2.1.1 Chiến địa Bạch Đằng, Chương Dương – Hàm Tử
Trước hết, hãy ngược dòng thời gian trở về quá khứ để chứng kiến những
trận chiến oai hùng trên chiến địa Bạch Đằng.
Nhà thơ Hoàng Trung Thông trong bài thơ “Mưa trên sông Bạch Đằng” đã
từng viết:
Bạch Đằng ơi! Tôi rửa mặt dòng sông
Nghe sôi máu anh hùng trong huyết quản.
20


Thật vậy, Bạch Đằng giang – dòng sông của lịch sử, dòng sông của thi ca
nghệ thuật đã khắc ghi tên mình vào triệu triệu trái tim của người dân đất Việt.
Nhắc nhớ đến Bạch Đằng giang, người ta nghĩ ngay tới hình ảnh của một dòng sông
với quang cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình nhưng cũng vô cùng hùng vĩ, hiểm
yếu. Nhắc nhớ đến Bạch Đằng giang, người ta còn nghĩ ngay đến một địa danh lịch
sử nổi tiếng – nơi đã bao lần ghi lại dấu tích của những trận đánh lớn trong các cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Lật giở những trang vàng của
lịch sử dân tộc, ta thấy hình ảnh sừng sững của một dòng sông Bạch Đằng đầy kiêu
hãnh mà trước hết đó là hình ảnh của dòng sông Bạch Đằng gắn liền với người anh
hùng Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán vào năm 938.

Có thể nói, một ngàn năm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, tinh
thần yêu nước của nhân dân ta như một ngọn lửa được ủ dưới tro than, lúc âm ỉ, lúc
lại bùng lên thành những cuộc khởi nghĩa tràn đầy khí thế đuổi giặc để dành lại độc
lập, tự do cho dân tộc. Tuy nhiên, phải đến chiến thắng của Ngô Quyền trên dòng
Bạch Đằng giang thì khát vọng đó mới được thực hiện. Và trong trận đánh ấy, dòng
Bạch Đằng đã ghi tên mình vào lịch sử đất nước với tư cách là yếu tố quan trọng
làm nên bước ngoặt cho nền độc lập của dân tộc.
Trận đánh thứ hai diễn ra trên sông Bạch Đằng là trận đánh của Lê Hoàn
chống Tống vào năm 981. Và tại chính dòng Bạch Đằng lịch sử này, cùng với tài
chỉ huy của Lê Hoàn, địa thế nơi đây đã một lần nữa phá tan đạo quân nhà Tống do
Lưu Từng, Giả Thực cầm đầu. Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng một đòn
nặng nề vào tư tưởng bành trướng của vua tôi nhà Tống. Tên tuổi của Lê Hoàn và
quân tướng nhà tiền Lê mãi mãi khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm,
bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. Âm vang của dòng sông Bạch Đằng cũng ngân vang
theo dòng lịch sử hào hùng của đất Việt.
Cho đến năm 1288, lại thêm một lần nữa Bạch Đằng giang ghi tên mình vào
lịch sử. Cùng với Trần Hưng Đạo, với quân dân nhà Trần, dòng Bạch Đằng lại trở
thành nơi diễn ra trận đánh hào hùng vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc, đánh tan
quân xâm lược Nguyên Mông bạo tàn, mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà.
21


Ba trận đánh diễn ra trên sông Bạch Đằng như ba mốc son chói lọi, ngời
sáng tinh thần yêu nước của dân tộc. Bạch Đằng giang – nhân chứng cho những
chiến công hào hùng đã đi vào lịch sử, đánh dấu một vị trí quan trọng trong công
cuộc đánh giặc giữ nước, bảo vệ hòa bình cho non sông. Và cũng từ đây, bên cạnh
một dòng Bạch Đằng lịch sử, ta còn thấy sự xuất hiện của sông Bạch Đằng – một
dòng sông của văn học. Dòng sông ấy đã gợi tứ, gợi hứng cho thi nhân của biết bao
thời đại, để rồi từ đó, những tác phẩm văn chương hay nhất về Bạch Đằng giang lần
lượt ra đời. Đó là Trần Minh Tông với “Bạch Đằng giang”, Trương Hán Siêu với

“Bạch Đằng giang phú”, Nguyễn Trãi với “Bạch Đằng hải khẩu”, Nguyễn Mộng
Tuân với “Hậu Bạch Đằng giang phú”. …. Đắm mình trong dòng thơ văn về Bạch
Đằng, ta như được sống lại một thời kì vàng son của dân tộc. Những năm tháng của
thời oanh liệt cứ thế theo con sóng Bạch Đằng lớp sau xô lớp trước mà trở về.
Và nhắc nhớ đến chiến tích thơ văn trên dòng thơ văn Bạch Đằng, ta không
thể không nhắc đến “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu. Bằng lối kết cấu
đối đáp giữa khách và các bô lão, tác giả đã tái hiện chiến tích trên sông Bạch Đằng
đầy sinh động nhưng cũng hết sức khách quan:
Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
Cũng là bãi đất xưa, Ngô chúa phá Hoằng Thao
Chỉ bằng hai câu văn ngắn gọn, súc tích và có chọn lọc, các bô lão đã kể lại
toàn bộ quá trình lịch sử tại chiến địa Bạch Đằng. Cách kể này giúp tác giả tái hiện
lại toàn bộ tiến trình lịch sử, toàn bộ những sự kiện diễn ra trên chiến địa Bạch
Đằng theo chiến tích và theo trục trôi chảy của thời gian ngược về quá khứ: năm
1288, vua tôi nhà Trần đánh tan quân Nguyên Mông, cách đó ba thế kỉ, vào năm
938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán cũng tại chiến địa Bạch Đằng. Có thể nói,
chỉ với hai câu văn, tác giả đã tái hiện toàn bộ lịch sử với những sự kiện lịch sử thật
rõ ràng, thật khúc chiết. Và không chỉ tái hiện lịch sử, để có thể hiểu rõ hơn về
những trận chiến xảy ra trên chiến địa Bạch Đằng, tác giả còn tái hiện lại những
chiến tích ấy:
Đương khi ấy:
22


Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói
Trận đánh được thua chửa phân
Chiến lũy bắc nam chống đối
Có thể thấy, với cuộc chiến Bạch Đằng, quân dân nhà Trần đã tiến quân với
khí thế vô cùng hào hùng và bối cảnh chiến trường hiện lên thật hoành tráng: đó là

cảnh thuyền bè san sát nối đuôi nhau kéo dài hàng nghìn dặm, là cờ quạt phấp phới
bay theo chiều gió. Và trong khung cảnh chiến trường đó là sự xuất hiện đầy dũng
mãnh của quân đội nhà Trần, người người, lớp lớp với giáo gươm tua tủa. Vậy nên,
trận đánh giữa vua tôi nhà Trần với giặc Nguyên Mông xâm lược trở nên vô cùng
căng thẳng, quyết liệt:
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất, chừ sắp đổ
Ta thấy trong trận đánh ấy, sự đối đầu giữa ta và địch không chỉ là sự đối đầu
về lực lượng mà còn là sự đối đầu về ý chí: ta với lòng yêu nước, với sức mạnh
chính nghĩa, địch “thế cường” với bao mưu mô, chước quỷ. Chính vì vậy, trận đánh
diễn ra vô cùng ác liệt. Những hình tượng thơ kì vĩ, mang tầm vóc của đất trời,
những hình tượng đặt trong thế đối lập: “nhật nguyệt/mờ”, “trời đất/đổi”, báo hiệu
một cuộc thủy chiến kinh thiên động địa.
Như vậy, bằng một loạt những hình ảnh kì vĩ, bằng lời văn ngắn, nhịp văn
mạnh phù hợp với diễn biến trận đánh, tác giả Trương Hán Siêu đã tái hiện trước
mắt ta một cuộc thủy chiến vô cùng ác liệt đồng thời giúp ta cảm nhận thật rõ khí
thế hào hùng của vua tôi nhà Trần năm ấy. Đó là khí thế của hổ báo, có thể lấn át cả
sao Ngưu trên bầu trời. Khí thế ấy thật là hùng mạnh, thật là đẹp đẽ biết bao.
Trong chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc, nhà Trần đã cắm những
mốc son chói lọi với ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, tạo nên một
thời đại oanh liệt với hào khí Đông A bất tử. Hào khí ấy bao trùm cả núi sông và in
dấu đậm nét trong các sáng tác văn chương, để rồi non nửa thế kỉ sau trận Bạch
Đằng, Trần Minh Tông vẫn còn như thấy sát khí của trận huyết chiến ác liệt ấy:
23


Sơn hà kim cổ song khai nhãn
Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan
Giang thủy đinh hàm tà nhật ảnh
Thác ghi chiến huyết vị tằng can

Dịch nghĩa:
Non sông này xưa nay đã hai lần mở mắt
Cuộc hơn thua giữa Hồ và Việt thoảng qua như một lúc dựa vào lan
can
Nước sông chan chứa rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối
Còn ngỡ là máu chiến trường thủa trước chưa từng khô
Phạm Sư Mạnh trong bài thơ “Đề Thạch môn sơn” cũng khắc họa rõ nét
cảnh ra quân của quân dân nhà Trần với một hào khí Đông A lừng lẫy núi sông:
Hải phố thiên mông đồng
Hiệp môn vạn tinh chiên
Phản trưởng điện ngao cực
Vãn hà tẩy binh chiên
Chí kim tứ hải dân
Trường thuyết cầm Hồ niên
Dịch nghĩa:
Bãi biển có hàng nghìn chiếc thuyền
Cửa Hiệp môn có hàng vạn cờ xí
Lấy chân ngao dựng cực dễ như trở bàn tay
Kéo sông ngân hà rửa sạch mọi tanh hôi
Đến nay khắp nhân dân bốn biển
Đều nhắc mãi năm xưa bắt giặc Hồ
Nếu Phạm Sư Mạnh tái hiện cảnh chiến trận thông qua âm thanh của tiếng
chiêng, tiếng trống; bằng hình ảnh của nghìn chiếc thuyền ở cửa biển, hình ảnh của
lá cờ lệnh tung bay thì Nguyễn Trãi trong “Bạch Đằng hải khẩu” lại tái hiện cảnh
24


chiến trận qua kết quả cụ thể của một trận đánh. Thi sĩ như được sống lại một thời
đã qua, một thời lẫy lừng, oanh liệt của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo:
Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc

Qua trầm kích chiết ngạn tầng tầng
Dịch nghĩa:
Núi nổi lên từng khúc như cá kình bị chặt
Bờ lượn quanh từng đợt, nơi đây giáo gãy, đòng bị chìm kể biết là
bao
Như vậy, có thể thấy, chiến công oanh liệt của quân dân ta chống quân
Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng đã làm cho nhiều nhân sĩ thời khởi nghĩa Lam
Sơn cảm kích. Không chỉ Nguyễn Trãi mà Nguyễn Mộng Tuân cũng say sưa thán
phục, rồi nhân cái đà làm văn ca ngợi truyền thống đất nước, ông đã sáng tác bài
phú thứ hai gọi là “Hậu Bạch Đằng giang phú” với ý nghĩa truy tụng chiến công nhà
Trần. Qua ngòi bút miêu tả của thi nhân, người đọc thấy hiện lên sự đối lập giữa ta
và địch. Đó là sự đối lập giữa cái thế hung hăng của giặc với cái thế bình tĩnh và
vững chắc của ta:
Hung hăng dùng thế chẻ tre, tấp tểnh lệnh quân truyền rộng
Toa Đô tiến ra bể, Hoan, Aí xôn xao; Ô Mã vượt biên thùy, Lạng Sơn
náo động.
Hai vua Trần bí mật ra khơi, vào phía trong động cao lánh bóng.
Thế nước: tựa băng rữa tàn xuân; lòng người: vẫn thành đồng vững
đóng.
Quanh hoàng tộc: bao bậc anh tài, cạnh thánh triều: bao người trung
dũng.
Dân chúng đều hăng: hiền tài được trọng.
Hiến, Nghiễn, Khánh Dư gắng chí vuốt nanh
Thượng tướng, quốc công dốc lòng lương đống.
Và nhờ có sự đoàn kết một lòng giữa quân và dân nên vua tôi nhà Trần đã
tạo ra được một sức mạnh tổng hợp vô địch, dẫn đến những chiến thắng huy hoàng:
25



×