Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Honda VN Lý thuyết tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188 KB, 19 trang )

LÝ THUYẾT TỔ CHỨC

CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC VÀ LÝ THUYẾT TỔ CHỨC

Đề bài:
-

Giới thiệu sơ lược về tổ chức.
Trình bày một yếu tố theo quan điểm tiếp cận tổ chức theo cấu trúc.
Phân tích các yếu tố ngữ cảnh ảnh hưởng tới yếu tố cấu trúc đó.

Bài làm:
I.

Khái quát chung
1. Tổ chức/ Doanh nghiệp lựa chọn nghiên cứu: Công ty Honda Việt Nam
2. Quan điểm tiếp cận tổ chức theo cấu trúc: Tính chuyên nghiệp
3. Quan điểm tiếp cận tổ chức theo ngữ cảnh

II.

Phân tích chi tiết
1. Giới thiệu tổng quan về công ty nghiên cứu
1.1. Giới thiệu về công ty nghiên cứu
Tên tổ chức

Công ty Honda Việt Nam

Tên giao dịch quốctế
Tên viết tắt


HVN

Giấy chứng nhận đăng

- Dự án tại Vĩnh Phúc: Giấy phép Đầu tư của Công ty
số 1521/GP ngày 22/3/1996 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cấp, đăng ký lại theo giấy Chứng nhận Đầu tư số
191022000110 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cấp
ngày 26 tháng 6 năm 2008, sửa đổi lần thứ nhất ngày 21
tháng 6 năm 2010, sửa đổi lần thứ hai ngày 23 tháng 4
năm 2012, sửa đổi lần thứ ba ngày 18 tháng 2 năm 2013,
sửa đổi lần thứ tư ngày 5 tháng 11 năm 2013.

kýkinhdoanh

- Dự án tại Hà Nam: Giấy chứng nhận Đầu tư số
06212000106 do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Hà
Trụ sở chính

Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, VN


Điệnthoại

(84) 211 3868888

Fax

(84) 211 3868910


Website



Vốnđiều lệ

62. 900. 000 USD (theo Giấy phép Đầu tư)

1.2. Ngành nghề kinh doanh chính
Sản xuất, lắp ráp, mua, bán phân phối, cho thuê xe máy và xe ô tô (đến 9 chỗ)
mang nhãn hiệu Honda; cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa và dịch
vụ sau bán hàng cho xe ô tô và xe máy; xuất khẩu và nhập khẩu xe máy và xe ô tô
nguyên chiếc, linh kiện, chi tiết, phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất ô tô và xe
máy; đào tạo cách lái xe an toàn và các hoạt động liên quan đến lái xe an toàn.
1.3. Sản phẩm và dịch vụ
-Sản phẩm: Xe máy: SH 125/150cc; SH mode 125cc; MSX 125cc; PCX
125cc; Air Blade 125cc; Lead 125cc; Vision 110cc; Future 125cc; Wave RSX
110cc; Blade 110cc; Super Dream 110cc; Wave Alpha 100cc.
Ô tô: Civic, CR-V, Accord, City.
- Dịch vụ:Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa và dịch vụ sau bán hàng cho
xe ô tô và xe máy; Đào tạo cách lái xe an toàn và các hoạt động liên quan đến lái
xe an toàn.
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm thành lập: 1996
- Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty Honda Motor
(Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động
Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
- Sau nhiều nhăm phát triển, công ty Honda Việt Nam đã xây dựng và đưa vào
hoạt động 3 nhà máy xe máy và 1 nhà máy ô tô:
+ Nhà máy xe máy thứ nhất:

Khánh thành vào tháng 3 năm 1998
Địa điểm: Vĩnh Phúc


Vốn đầu tư: Hơn 290.000.000 USD
Công suất: 1.000.000 xe/năm
+ Nhà máy xe máy thứ hai:
Khánh thành vào tháng 8 năm 2008
Địa điểm: Vĩnh Phúc
Vốn đầu tư: 65.000.000 USD
Công suất: 1.000.000 xe/năm
+ Nhà máy xe máy thứ ba:
Khánh thành vào tháng 12 năm 2011
Địa điểm: Hà Nam
Công suất: 500.000 xe/ năm
+ Nhà máy Ô tô
Vốn đầu tư: Khoảng 60.000.000 USD
Lao động: 430 người (tháng 12/2013)
Công suất: 10.000 xe/năm
Nhập khẩu: Khoảng 300 xe/năm (Honda Accord)
1.5. Một số thành tựu xuất sắc đạt được trong quá trình hoạt động và phát triển
- 3/2000: Nhận chứng chỉ ISO 9002
- 3/2001: Đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
- 9/2001: Nhận chứng chỉ ISO 14001
- 3/2003: Nhận chứng chỉ ISO 9001:2000
- 7/2005: Nhận Huân chương Lao động Hạng Ba

2. Tiếp cận tổ chức theo cấu trúc: Tính chuyên nghiệp trong tổ chức

2.1. Khái niệm về tính chuyên nghiệp

Tính chuyên nghiệp là trình độ giáo dục và đào tạo nhân viên chính thức. Tính
chuyên nghiệp được coi là cao khi các nhân viên đòi hỏi thời gian dài đào tạo để


giữ công việc trong tổ chức. Tính chuyên nghiệp thường được đo bằng số lượng
trung bình của các năm học vấn của nhân viên.
2.2. Biểu hiện của tính chuyên nghiệp trong tổ chức nghiên cứu
Hiểu rõ được tầm quan trọng của yếu tố con người nên trong những năm qua,
vớikinh nghiệm được đúc kết hàng chục năm từ công ty mẹ là Tập đoàn Honda
cùng với sựam hiểu về thị trường lao động Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam đã
xây dựng chomình một quy trình tuyển dụng bài bản, hoàn chỉnh và vô cùng khắt
khe, chặt chẽ tronghoạt động tuyển chọn. Qua đó đóng góp một phần không nhỏ
vào việc đảm bảo chấtlượng của đội ngũ nhân lực công ty.Không giống các công ty
liên doanh khác thường được thành lập từ bộ khung sẵncó từ phía Việt Nam, đội
ngũ cán bộ công nhân viên Honda Việt Nam được xây dựnghoàn toàn mới trên cơ
sở thi tuyển tự do, công khai và công bằng. Do đó, đội ngũ côngnhân viên của
công ty nhìn chung có trình độ và năng lực và độ tuổi trung bình rất trẻ vàokhoảng
21 tuổi đối với công nhân và 26 tuổi đối với kỹ sư và nhân viên văn phòng.
3. Tiếp cận tổ chức nghiên cứu theo bối cảnh
3.1. Kích thước
Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa công ty Honda Motor
(Nhật Bản), công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng công ty Máy Động
Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam. Honda Việt Nam hiện nay có ba nhà máy xe
máy lớn với số lượng nhân viên đông đảo. Cụ thể là:
+ Nhà máy xe máy thứ nhất: Lao động: 3.560 người
+ Nhà máy xe máy thứ hai: Lao động: 1.375 người
+ Nhà máy xe máy thứ ba:
3.2. Công nghệ tổ chức
Công nghệ tổ chức của Honda được thể hiện rõ qua dây chuyền lắp ráp xe
máy.Nhà máy của Honda như một tổ hợp công nghiệp lớn, bố trí quy củ,

được trang bị nhiều các thiết bị tiên tiến nhất trong sản xuất xe mô tô.
Đầu tiên là rô bốt vận chuyển linh kiện , tự động nhận đường đi theo
đường vạch vàng đến nơi lắp ráp.
 Tại phân xưởng hàn khung , nhân viên kỹ thuật tra các mối hàn bộ khung
của chiếc xe trước khi chúng đên công đoạn kế tiếp.


























Sau khi hàn,khung xe được làm nguội ,sau đó kỹ thuật viên dùng thiết bị
chuyên dùng để kiểm tra tiêu chuẩn các mối hàn, mài nhẫn các gờ cạnh
trước khi di chuyển bộ khung sang dây chuyền sơn.
Khung xe được đưa lên băng tải treo xếp hàng trước khi vào buồng phun
sơn , kỹ thuật viên kiểm tra các khung xe lần cuối.
Sau khi sơn và sấy khô , hệ thống băng tải treo đưa các khung đến dây
chuyền kế tiếp.Hệ thống băng tải treo có thể đưa hàng trăm bộ khung chạy
quanh các phân xưởng lắp ráp theo chu trình khép kín.
Vận hành rô bốt sơn các linh kiện nhựa trong phân xưởng sơn của Honda
Sau khi ra khỏi xưởng sơn , băng tải treo đưa sản phẩm đến khu vực sấy.
Trên băng tải, chi tiết bằng nhựa chạy đến nơi kiểm tra của kỹ thuật viên
xưởng nhựa.Kỹ thuật viên của nhà máy kiểm tra chi tiết nhựa, xưe lí ba
-via để đảm bảo các sản phẩm đều nhẵn nhụi như ở các mép cạnh.
Đóng gói các chi tiết tựa vào túi nilong để tránh bị trầy xước , trước khi
chúng được đưa đến phân xưởng lắp ráp hoặc đưa xuống kho phụ tùng.
Tiếp theo công nhân lắp ráp xi lanh , pitong, trục khuỷu của động cơ bằng
các thiết bị chuyên dựng .
Các chi tiết cơ khí chính xác nhất trong một động cơ xe máy được hiệu
chỉnh bởi các máy móc ở đây.
Những chi tiết nhỏ và phức tạp nhất được lắp ráp trong các phòng sạch tức
là không thể có bụi lọt vào bên trong.
Cảm biến hệ thống điện hoặc công tơ mét được kiểm tra trong các phòng
kín như phòng thí nghiệm.Một phòng sạch rất dài và rộng là dây chuyền
chính để lắp ráp động cơ. Khi vào đến đây các chi tiết máy đã được xác
nhận đủ tiêu chuẩn để vận hành .Khi ra khỏi phòng này , động cơ thành
một khối hoàn chỉnh , chỉ việc lắp lên khung.
Hình hài một chiếc xe máy sẽ được bắt đầu trên dây chuyền này .Động cơ ,
dây điện được gắn lên trước tiên ,kế đến là các chi tiết nhựa , bình xăng.
Kỹ thuật viên của Honda đứng hai bên và lắp ráp mọi thứ vào chiếc xe.
Trên băng tải, từng chiếc xe di chuyển chậm trong dây chuyền, hàng trăm

chi tiết được lắp ráp một cách nhịp nhàng.
Hình hài chiếc xe đã được hoàn thiện, các linh kiện ở trên đầu xe sẽ được
lắp ráp.
Công đoạn gần cuối , yên xe, mặt nạ được lắp vào , túi nhỏ đựng gói để
sửa xe, sổ sách hướng dẫn sử dụng xe được nhét vào cốp xe.
Kỹ thuật viên đưa chiếc xe máy vào kiểm tra phanh lốp…sau đó đưa xe
đến khâu tiếp theo để kiểm tra hệ thống điện, trước khi giao xe cho kỹ
thuật viên cuối cùng.




Khâu cuối cùng , toàn bộ các máy móc đều được vận hành và bảo trì thêm
một lần nữa trước khi xuất xưởng.

3.3 Môi trường
- Yếu tố chính trị pháp luật:
 Việt Nam hiện nay được đánh giá là một nước có thể chế chính trị tương đối ổn

định trên toàn thế giới.
 Nghành xe máy chịu tác động của thuế, luật thương mại, luật kinh doanh:
Xe máy được nhập nguyên chiếc từ nước ngoài phải chịu thuế suất 30-40%,
những linh kiện được nhập khẩu về lắp ráp trong nước cũng phải chịu thuế suất
20-25% thì rõ rang, những chiếc xe nội địa hóa sẽ có ưu thế lớn trong cạnh
tranh về giá cả, đặc biệt là những dòng xe có giá vừa phải.
 Luật pháp Việt Nam quy định đủ 18 tuổi mới được sử dụng xe máy làm hạn
chế về độ tuổi sử dụng xe máy.
- Yếu tố kinh tế:
 Nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau khùng hoảng.
 So với các nước trong khu vực, Việ Nam có lợi thế về chi phí nhân công,

chi phí sử dụng tài nguyên thấp.
 Chính phủ có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện
cho các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Quy mô thị trường hấp dẫn,
GDP đứng thứ 42 thế giới.
- Yếu tố văn hóa xã hội :
 Xe máy là phương tiện phổ biến. Người Việt Nam đã có thói quen sử dụng
xe máy để đi lại trong khoảng cách ngắn và thường xuyên, nhu cầu về xe
máy ở Việt Nam là rất nhiều.
 Ngoài ra Honda cũng tích cực tham gia các chương trình văn hóa, xã hội
như tài trợ cho giải bóng đá U21, sao mai điểm hẹn, con đường âm nhạc...:
Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” là một trong những chương trình được
yêu thích nhất trên VTV3, VTV1 Đài truyền hình Việt Nam.Chương trình
này đã tạo ấn tượng cực kỳ tốt trong tâm lý của người dân Việt Nam, giúp
người dân hiểu được Honda là đơn vị có trách nhiệm xã hội rất cao.
Đối thủ cạnh tranh:
Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Honda trên thị trường xe máy là:
Yamha, Suzuki, SYM, piggo. Bên cạnh các hãng xe trên còn các hãng xe Trung Quốc tuy
không có thương hiệu nhưng giá cả lại rẻ có thể cạnh tranh trên phân khúc xe số theo thu
nhập.
- Yếu tố khách hàng:
 Honda Việt Nam là một công ty hướng về khách hàng. Người Việt Nam ưa
chuộng những màu sắc nổi bật như màu đỏ, nâu, xanh, tím than đã nhận ra


điều này và có thể thấy các mẫu xe của họ sản xuất chủ yếu là những màu
sắc như thế (xe dream màu nâu, các dòng xe wave, future có màu đỏ và
xanh).
 Áp lực cạnh tranh lớn vì nhiều đối thủ cạnh tranh nên sự lựa chọn của
khách hàng phong phú. Nhưng đa số người tiêu dùng chưa có những đòi
hỏi quá khắt khe về 1 số đặc tính chuyên biệt của sản phẩm.

Sản phẩm thay thế :
Sản phẩm thay thế có thể là ôtô, xe đạp điện, xe đạp. Vào thời điểm khi
Honda xâm nhập thị trường Việt Nam còn đang mới phát triển, các sản phẩm thay thế
chưa phải là một sức ép lớn. Thị trường Việt Nam đang là nước tiêu thụ xe máy nhiều trên
Thế giới.
3.4 Mục tiêu và chiến lược.
Mục tiêu chiến lược: “ Phấn đấu trở thành một công ty được xã hội mong
đợi”.Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Công ty Honda Việt Nam đã xác định sự phát triển
của công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung của xã hội. 15 năm phát triển tại Việt
Nam, Honda Việt Nam luôn nỗ lực vì hạnh phúc và an toàn của người Việt. Thông điệp
“Tôi yêu Việt Nam” và những hoạt động trong chương trình “Tôi yêu Việt Nam” chính là
thay lời muốn nói của Honda Việt Nam. Với động lực và mong muốn đó, 15 năm qua,
Honda Việt Nam đã liên tục phấn đấu cung cấp cho khách hàng Việt Nam những sản
phẩm đạt chất lượng Honda toàn cầu, hợp thời trang và giá cả hợp lý, góp phần phát triển
nền công nghiệp Việt Nam thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ, nội địa hóa,
xuất khẩu, tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực.
3.5. Văn hóa tổ chức
-

Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Honda Việt Nam được tuyên truyền,lưu giữ
và phát triển thông qua các lễ hội truyền thống mà công ty tổ chức.
Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp Honda Việt Nam được thể hiện ở nhiều mặt
như:Trong chính các sản phẩm của Honda Việt Nam (các sản phẩm an toàn, tiết kiệm
nhiên liệu và có tính bảo vệ môi trường cao...) trong các hoạt động từ thiện,ủng hộ các
hoạt động xã hội,trong cách kinh doanh,trong cách ứng xử nhân viên với khách hàng.


CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC, THIẾT KẾ VÀ HIỆU QUẢ TỔ CHỨC

Đề bài:

-

Mục tiêu và chiến lược của tổ chức.
Đánh giá hiệu quả của tổ chức theo phương pháp truyền thông.

Bài làm:
1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chiến lược
-

Tầm nhìn :

“Trở thành tập đoàn sản xuất ô tô, xe máy và các sản phẩm công nghệ hàng
đầu Thế Giới”.
-

Sứ mệnh:

Honda duy trì một quan điểm toàn cầu là cung cấp sản phẩm chất lượng cao
nhất nhưng ở mức giá hợp lý tạo ra sự hài lòng cho khách hàng trên toàn thế giới.
Nhiệm vụ của Honda là :
+ Tiếp tục tạo ra những tham vọng.
+ Tôn trọng những nguyên tắc cơ bản, phát triển ý tưởng mới, và sử dụng
thời gian một cách hiệu quả nhất.
+ Khuyến khích một môi trường làm việc cởi mở, năng động.
+ Tập trung vào các giá trị của việc nghiên cứu và phát triển.
1.2. Mục tiêu tác nghiệp
-


Mục tiêu nguồn lực: Sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy với chất
lượng cao và chi phí thấp.

-

Mục tiêu thị trường: Củng cố vị trí đứng đầu ( chiếm 68% thị phần – năm
2014)

-

Mục tiêu năng suất: 2.500.000 xe máy/ năm

2. Chiến lược
-

Chiến lược chi phí thấp

Mục tiêu của Honda là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với
chi phí thấp nhất. Điển hình là năm 2002, Honda đưa ra dòng xe máy Wave anpha
có giá 13.690.000 VND, chất lượng bền, kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp nhu cầu


người tiêu dùng nông thôn – thu nhập thấp. Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp này
đã giúp Honda chiếm lĩnh được thị trường nông thôn 70% dân số Việt Nam.
→Thành công:Honda Việt Nam đã thành công với các dòng xe giá thấp nhưng chất
lượng khá tốt như Super Dream, Wave α. Các dòng xe này đã mang lại sự thỏa
mãn cao cho người tiêu dùng.
→Hạn chế:Chiến lược chi phí thấp đã mang lại thành công lớn cho Honda Việt
Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện chiến lược. Mức
giá Honda đưa ra cho một số sản phẩm vẫn còn cao, công ty vẫn có thể giảm hơn

nữa mức giá thông qua việc nâng cao quản lý chi phí nguồn nhân lực và sự chênh
giá giữa giá công ty đề xuất và giá thị trường.
-

Chiến lược khác biệt hóa

Sản phẩm của Honda được biết đến bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm
nhiên liệu. Với bất kì dòng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kĩ thuật
để phù hợp với người tiêu dùng.
Ngoài ra Honda còn đưa vào thị trường Việt Nam dòng sản phẩm chất
lượng cao như xe máy SH và mới đây nhất là CPX. Đây là dòng sản phẩm cao cấp
với nhiều tính năng được trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến lượng khách
hàng có thu nhập cao, giới trẻ, thích sản phẩm thời thượng, đẳng cấp.
→Thành công:Honda đưa ra một tiêu chí khác biệt hóa rất thuyết phục để khách
hàng mua sản phẩm là “tiết kiệm nhiên liệu”. Với việc đưa ra thị trường công nghệ
FI, phun xăng điện tử, Honda Việt Nam đã đánh trúng tâm lý khách hàng khi mà
giá xăng tăng liên tục, góp phần tăng nhanh thị phần.
Bên cạnh đó công ty đưa ra chiến lược hướng vào giới trẻ, phần dân số đang chiếm
tỉ trọng lớn trong tổng dân số, Honda lấy khẩu hiệu rất trẻ trung là “Be U with
Honda” cùng với đó là chiến lược quảng cáo rầm rộ trên báo đài, tạo nên một hình
ảnh mới trẻ trung cho Honda vốn được coi là sản phẩm cho những người thuộc thế
hệ trước. Sản phẩm của Honda luôn cải tiến về mẫu mã, màu sắc bắt mắt để bắt kịp
sự năng động của giới trẻ.
→ Hạn chế:Công nghệ tạo ra sự khác biệt hóa của Honda không có sự đột phá chỉ
là cải tiến công nghệ hiện có do đó sự cải tiến của Honda nhanh chóng bị các công
ty khác đưa ra các sản phẩm tương tự.
3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tổ chức
3.1. Các chỉ số mục tiêu



a. Lợi nhuận

Trong năm tài chính 2014, Honda Việt Nam (HVN) đạt doanh thu 55.000 tỉ
đồng, trong đó doanh thu xe máy chiếm 95% và xuất khẩu xe máy đạt hơn 163
triệu USD.
b. Thị phần
- Tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu

Trong lĩnh vực xe máy, Honda Việt Nam tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu trên
thị trường tập trung vào 3 điểm sau:
Mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất phục vụ cho thị trường trong
nước và xuất khẩu thông qua việc đưa nhà máy 3 đi vào sản xuất xe thành phẩm
vào tháng 10 năm 2014.
Tối đa hóa doanh số bán hàng với mục tiêu đạt 2 triệu xe (bao gồm xuất
khẩu), đưa ra thị trường 10 mẫu xe mới và phiên bản mới để giúp khách hàng có
nhiều lựa chọn hơn.
Đẩy mạnh xuất khẩu, từng bước đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất
khẩu xe máy trong khu vực. Ước tính, thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng sang
22 quốc gia, phấn đấu đạt đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 247 triệu đô la.
-

Tăng trưởng :

Trong năm tài chính 2014, sản lượng bán hàng xe máy đạt 17,021 triệu xe,
tăng 9,9% và sản lượng bán hàng ô tô đạt 4,323 triệu xe, tăng 7,7%. Riêng tại thị
trường Châu Á, Honda đạt mức tăng trưởng 11, 5% cho lĩnh vực xe máy do sự gia
tăng sản lượng bán hàng tại Ấn Độ và Indonesia
Tập đoàn Honda kỳ vọng với nền tảng vững chắc và sự nỗ lực của cả tập
đoàn, năm tài chính 2015 sẽ chứng kiến sự tăng trưởng hơn nữa trong lĩnh vực xe
máy là 7,2%, trong đó thị trường Châu Á sẽ đóng vai trò chiến lược.

-

Trách nhiệm xã hội:
Mục tiêu :

Hoạt động Lái xe an toàn: Tăng cường các hoạt động hướng tới một Xã hội
giao thông an toàn.Với mục tiêu “An toàn cho mọi người”, Honda Việt Nam sẽ
tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo và tuyên truyền về an toàn giao thông cho mọi lứa
tuổi, đặc biệt tập trung vào các hoạt động đào tạo cho giới trẻ. HVN dự kiến tăng


số lượng người được đào tạo lên 8% - tương đương với gần 1.3 triệu người thông
qua các hoạt động đào tạo tại Trung tâm lái xe an toàn, tiếp tục phối hợp cùng
HEAD và các cơ quan chính phủ trong việc đào tạo LXAT cho học sinh, sinh viên,
khách hàng và người dân địa phương. Để tăng cường hiệu quả của việc đào tạo,
HVN sẽ tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao cho đội ngũ hướng dẫn viên
và điều phối viên lái xe an toàn tại HEAD, cũng như tiếp tục cải tiến các tài liệu hỗ
trợ.
Trong năm tài chính 2015, Honda sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho
người dân địa phương trồng thêm 161 ha trong khuôn khổ dự án trồng rừng tại Bắc
Kạn. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ giáo dục cũng sẽ được đẩy mạnh tích cực bằng
việc mở rộng quy mô cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ”; tiếp tục triển khai ”Giải thưởng
Honda dành cho Kỹ sư và nhà Khoa học trẻ Việt Nam 2014”; trao tặng thêm các
suất học bổng và thư viện… Trên cơ sở lắng nghe và tìm kiếm các nhu cầu cần
thiết từ xã hội để kịp thời có những đóng góp thiết thực, Honda Việt Nam mong
muốn trở thành một công dân tích cực của đất nước Việt Nam.
→ Mức độ đạt được :
HVN đã triển khai các chương trình đào tạo, phổ biến kiến thức, kỹ năng lái
xe an toàn (LXAT) đến hơn 1,46 triệu khách hàng trên 63 tỉnh / thành phố, tăng
hơn 270.000 người so với năm tài chính 2014. Con số này còn chưa bao gồm hàng

triệu khách hàng được đào tạo, hướng dẫn về ATGT gián tiếp qua chương trình
“Tôi yêu Việt Nam” đã phát sóng hơn 10 năm trên truyền hình hay đào tạo thông
qua hệ thống các cửa hàng HEAD, trên máy tập lái xe và hoạt động Lời khuyên an
toàn trước khi giao xe.
Cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ”: Đây là chương trình khuyến khích khả năng
sáng tạo của các em nhỏ dựa trên nền tảng Ước mơ và đào tạo các em biến những
ước mơ đó thành hiện thực. Trải qua 7 mùa thi, cuộc thi nhận được sự quan tâm và
đánh giá cao từ các em học sinh, thầy cô giáo và số lượng tranh gửi dự thi tăng liên
tục qua các năm. Trong năm 2014, đã có hơn420.000 ý tưởng tham dự, trong đó
có 215.314 tranh hợp lệ được gửi về, nâng tổng số ý tưởng nhận được qua 7 năm tổ
chức lên con số hơn 1,3 triệu ý tưởng. Bên cạnh ý nghĩa giáo dục của cuộc thi,
HVN còn thực hiện trích 10.000 đồng với mỗi bức tranh hợp lệ để dành cho Quỹ
từ thiện Honda.
Quỹ từ thiện Honda: Với tổng số tiền trích từ Quỹ ra là 2,15 tỷ trong năm
2014, HVN đã trao tặng 700 suất học bổng cho học sinh nghèo trên toàn quốc và


trao tặng 10 thư viện đạt chuẩn quốc gia cho 5 tỉnh còn khó khăn, nâng tổng số thư
viện đạt chuẩn quốc gia đã được trao tặng lên con số 26.
Giải thưởng dành cho Kỹ sư và nhà Khoa học trẻ Việt Nam
(Honda Y-E-S): Đây là giải thưởng thường niên dành cho sinh viên xuất sắc
của các trường Đại học Kỹ thuật & Công Nghệ trên toàn quốc, được triển khai với
sự hợp tác của Quỹ Honda Foundation, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học
và Công nghệ (NISTPASS) - Bộ Khoa học và Công nghệ, Công ty HVN và 8
trường đại học liên kết. Thông qua chương trình, HVN mong muốn tìm kiếm và
tạo điều kiện thuận lợi ươm mầm cho những tài năng trẻ, thúc đẩy sự phát triển
khoa học công nghệ tại Việt Nam. Trong vòng 9 năm triển khai giải thưởng, đã
có90 sinh viên nhận được học bổng Honda Y-E-S là 3.000 USD và 1 xe máy do
HVN sản xuất, trong đó 11 sinh viên tiếp tục nhận được phần thưởng Y-E-S
Plus trị giá 10.000 USD để học thạc sỹ hoặc tiến sỹ tại Nhật Bản. Năm 2014, đã có

1 sinh viên xuất sắc nhận được học bổng Y-E-S Plus đầy ý nghĩa này.
-

Chất lượng sản phẩm:

Honda Việt Nam luôn đặt chất lượng là yếu tố đầu tiên để phục vụ khách
hàng . Những sản phẩm của Honda Việt Nam luôn đảm bảo các tiêu chuẩn của Tập
đoàn Honda Motor Nhật Bản, của Việt Nam và của thế giới. Các sản phẩm này
cũng được kiểm tra theo quy trình tiêu chuẩn của Honda nhằm hạn chế tối đa
những sản phẩm bị lỗi kĩ thuật trước khi đến tay người tiêu dùng, tạo sự yên tâm
đối với khách hàng. Chất lượng Honda rất bền, tính an toàn cao, đặc biệt là thích
hợp với các điều kiện giao thông ở Việt Nam cùng với các dịch vụ sau bán hàng
chu đáo
→ Với chất lượng sản phẩm cao, Honda đã chiếm được niềm tin trong lòng
khách hàng. Điều đó được biểu hiện như sau: trong 6 tháng đầu năm 2015, Wave
Alpha của Honda là mẫu xe máy bán chạy nhất với hơn 175.000 chiếc, kế tiếp là
Sirius của Yamaha với hơn 166.000 xe và thứ 3 là Air Blade 125, một chiếc xe
khác của Honda với doanh số hơn 158.000 chiếc.Trong tổng số 10 mẫu xe máy bán
chạy nhất trong 6 tháng đầu năm tại thị trường Việt Nam, Honda có tới 8 mẫu.
Ngoài 2 mẫu kể trên, hãng còn có các mẫu khác được tiêu thụ mạnh như: Wave
RSX, Vision, Lead 125, Blade 110, Future và SH mode.
3.2 Các chỉ số dựa trên nguồn lực
- Vị thế thương lượng:


Công ty hình thành từ rất sớm nên có nhiều mối quan hệ làm ăn, dễ tiếp cận
khách hàng. Các mối quan hệ với truyền thông, báo chí, chính phủ, quan hệ với
công chúng ngày càng được chú trọng.
-


Khả năng của các nhà quản lý để sử dụng các nguồn lực hữu hình (con
người):

Thành công mà Honda giành được có một bí mật vô cùng quan trọng, đó là
khả năng nhà quản lý sử dụng nguồn lực hữu hình (con người). Để sử dụng tối đa
nguồn lực hữu hình (con người), các nhà quản lý của Honda chú trọng vấn đề: tôn
trọng nhân viên, cổ vũ khả năng tư duy sáng tạo độc lập của họ - dựa trên 10
nguyên tắc sau:
 Liên tục cải tiến

Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà quản trị phải không ngừng cải thiện lề lối
làm việc của nhân viên trong công ty. Tiến bộ là một quá trình thăng tiến dần dần
từ thấp lên cao. Nhà quản trị cần tạo ra một môi trường thuận lợi cho nhân viên của
mình thực hiện những cải tiến công việc.
 Phối hợp giữa các bộ phận

Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải biết
san sẻ trách nhiệm cho nhau. Masao Nemoto, cựu giám đốc điều hành tập đoàn
Honda, đã khuyến cáo các nhà quản trị doanh nghiệp: “Một trong những chức năng
quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình
với những bộ phận khác”.Và một hệ luận rút ra là giới quản trị cấp cao không nên
giao phó những công việc quan trọng chỉ cho một phòng ban duy nhất.
 Mọi người đều phát biểu

Nhà quản trị cần đảm bảo sao cho tất cả thành viên trong công ty đều cùng
tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề và cùng học hỏi từ các thành viên khác.
Điều này cũng nên áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch
định hàng năm. Biết nghe quan điểm của mọi người, những người nhà quản trị cấp
cao có thể khiến kế hoạch nhận được sự ủng hộ của các nhân viên thực thi chúng,
một nhân tố cốt yếu cho thành công của các chương trình cải tiến chất lượng.

 Đừng la mắng

Tại tập đoàn sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới, Toyota, một quy tắc
được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo và đe dọa trừng phạt nhân
viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra, bởi chỉ có như vậy mới bảo đảm các lỗi lầm


sẽ được báo cáo ngay và đầy đủ, từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của những
lỗi lầm đó (trong các chính sách và các quy trình) nhằm sửa đổi cho phù hợp.
Trách mắng nhân viên hẳn nhiên sẽ không khích lệ mọi người thông báo với cấp
trên những việc sai sót và như vậy cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai
lầm.
 Làm cho người khác hiểu công việc mình làm

Muốn như thế, các nhà quản trị cần chú ý đến các kỹ năng huấn luyện và
thuyết trình. Các nhà quản trị tại tập đoàn điện tử Sony, Nhật Bản, luôn chú trọng
việc giúp các nhân viên phát triển kỹ năng diễn giải và trình bày về công việc của
mình trước tập thể để họ có được những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn.
 Luân chuyển những nhân viên giỏi

Hãng Honda có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Thông thường,
những nhà quản trị đều có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình
không cho luân chuyển sang bộ phận khác, nhưng về lâu dài, chính sách luân
chuyển nhân viên giỏi sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty.
 Một mệnh lệnh không có thời hạn hoàn thành thì không phải là mệnh

lệnh
Nguyên tắc này nhằm để các nhà quản trị luôn luôn phải ra thời hạn hay lịch
trình thực hiện công việc. Không xác định giới hạn về thời gian chính là nguyên
nhân khiến cho các công việc sẽ ít được hoàn tất hơn.

 Diễn tập là dịp lý tưởng để huấn luyện các kỹ năng cần thiết

Các nhà quản trị và người trưởng nhóm giám sát thường có rất nhiều buổi
thuyết trình và báo cáo và trong chương trình kiểm tra chất lượng thường phải có
báo cáo về tiến độ thực hiện công việc. Trong thời gian giữ chức giám đốc điều
hành tại Honda, Masao Nemoto luôn khuyến khích các nhà quản trị chú tâm đến
việc diễn tập những buổi báo cáo và thuyết trình. Đó là những dịp rèn luyện kỹ
năng thuyết trình – thuyết phục và khám phá những vấn đề mới hoặc những thiếu
sót của vấn đề.
 Kiểm tra sẽ vô ích, trừ khi nhà quản trị cấp cao có hành động

Với nguyên tắc này, nhà quản trị phải đề ra được các biện pháp giải quyết
thật cụ thể khi có một vấn đề đang cần theo dõi hoặc cần được báo cáo. Một khi đã
xác định được vấn đề mà không có hành động gì thì việc kiểm tra cũng chỉ vô ích.
 Hãy hỏi thuộc cấp “Tôi có thể làm gì cho anh ?”


Ở Toyota hay Mitsubishi, điều này được gọi là “tạo cơ hội để được lắng
nghe cấp thấp nhất”. Nếu thuộc cấp có yêu cầu giúp đỡ điều gì, nhà quản trị nên cố
gắng thực hiện theo yêu cầu ấy ngay khi có thể. Nói một cách khác, nếu các nhân
viên cảm nhận rằng nhà quản trị cấp cao quan tâm và sẵn sàng giải quyết vấn đề
của họ, thì họ sẽ tích cực, lạc quan hơn việc thực thi nhiệm vụ được giao và sẽ có
thái độ nghiêm túc hơn đối với những mục tiêu chung mà nhà quản trị đề ra.
3.3 Các chỉ số của quá trình nội bộ
- Văn hóa doanh nghiệp:Tôn chỉ của công ty bao gồm các niềm tin cơ bản:
+ Tôn trọng con người
Chủ động: Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo và hành động theo sáng kiến và
đánh giá của chính bạn, trong khi nắm chắc rằng bạn phải chịu trách nhiệm về kết
quả của những hành động này.
Bình đẳng: Nhận biết và tôn trọng những khác biệt cá nhân trong mỗi người

và đối xử với nhau một cách công bằng. Công ty chúng tôi cam kết theo nguyên
tắc này và tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân.
Lòng tin: Mối quan hệ giữa các thành viên Honda dựa trên sự tin tưởng lẫn
nhau. Sự tin tưởng được tạo ra bằng cách nhận thức được mỗi người là một cá thể,
giúp đỡ và nhận sự giúp đỡ của người khác, chia sẻ kiến thức và nỗ lực thực hiện
để hoàn thành trách nhiệm.
+ Ba niềm vui
Niềm vui Mua hàng: Đạt được thông qua việc cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của mỗi khách hàng.
Niềm vui Bán hàng: Đạt được khi những người tham gia vào việc bán và
cung ứng dịch vụ cho các sản phẩm Honda phát triển mối quan hệ với khách hàng
dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Niềm vui Sáng tạo: Đạt được khi chất lượng sản phẩm vượt quá sự mong
đợi và chúng ta có được niềm tự hào khi công việc tiến hành thuận lợi. Đạt được
khi các thành viên Honda và các nhà cung cấp tham gia vào việc phát triển, thiết kế
và sản xuất các sản phẩm Honda nhận thấy niềm vui của khách hàng cũng như các
đại lý của Honda có được do những nỗ lực của mình.
+ Chính sách quản lý:
Luôn vươn tới bằng tham vọng và sự tươi trẻ.


Tôn trọng lý thuyết vững chắc, phát triển những ý tưởng mới, và sử dụng
thời gian hiệu quả nhất.
Hứng thú trong công việc và khuyến khích giao tiếp cởi mở.
Không ngừng phấn đấu cho một qui trình làm việc hài hòa.
Luôn quan tâm đến giá trị của nghiên cứu và nỗ lực.
→ Văn hóa doanh nghiệp tích cực (đã được nêu ở trên) giúp cho nhân viên
cảm thấy được tôn trọng, vui vẻ và hài lòng.
-


Sự tăng trưởng và phát triển nhân viên:

Công ty đặc biệt chú trọng tới đào tạo phát triển nguồn nhân lực với các
khóa học thường xuyên trong công ty và các khóa đào tạo ở nước ngoài. Đến nay
gần 300 nhân viên tham dự các khóa đào tạo nâng cao kiến thức và tay nghề ở
nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Indonesia...
Chính sách đào tạo và phát triển nhân sự: Công ty tôn trọng đề xuất của
người trẻ từ đó khơi gợi sự sáng tạo, mọi sáng tạo đều được công ty công nhận,
không phân biệt đó là sáng tạo của ai là một người lâu năm hay người mới vào
nghề. Chính vì người trẻ là những người tràn đầy nhiệt huyết với công việc, có tính
sáng tạo, tìm tòi, học hỏi cao, nhất là ý kiến của công nhân thì càng được tôn trọng
bởi họ là người trực tiếp chế tạo ra sản phẩm, trực tiếp sản xuất hàng ngày nên mức
độ kiến thức thực tế của họ cao hơn nhiều so với các kỹ sư chuyên ngồi bàn giấy.
Khuyến khích làm việc nhóm, tính chủ động và nhanh nhẹn trong công việc,
giao tiếp tốt, ưu tiên cho những người giỏi giao dịch tiếng Anh thương mại và giao
dịch quốc tế, khả năng chịu đựng áp lực công việc cao
Bộ phận đào tạo của Honda tổ chức hơn 300 khóa học, phần lớn do các nhân
viên trợ giúp của Honda giảng dạy, tăng cường đào tạo thực hành.


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CẤU TRÚC TỔ CHỨC

1. Giới thiệu về sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của HVN là Cơ cấu tổ chức theo bộ phận. Cụ thể như sau

HONDA VIỆT NAM

Các phòng ban chức năng tư
vấn


Bộ phận xe máy
(xe số)

R & D Sản xuất Kế toánTiếp thị
(SX)
(KT) (MKT)

Bộ phận xe máy
(xe ga)

R & D SX

KT MKT

Bộ phận ô tô

R & D SX

KT MKT


2. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của cấu trúc tổ chức
- Điểm mạnh:
 Áp dụng cơ cấu này sẽ gia tăng sự chuyên môn hoá, bởi cơ cấu này cho phép các









nhà quản trị và nhân viên trong từng bộ phận tập trung vào tuyến sản phẩm hay
dịch vụ mà họ đang đảm nhiệm.
Mặt khác, nó cho phép xác định một cách khá chính xác các yếu tố: chi phí, lợi
nhuận những vấn đề cần giải quyết và khả năng thành công của mỗi tuyến sản
phẩm. Đồng thời, cho phép mỗi bộ phận có thể phát huy tối đa khả năng cạnh
tranh hay lợi thế chiến lược của sản phẩm.
Do chú trọng vào một vài sản phẩm nên các nhà quản trị có thể duy trì tính linh
hoạt, phản ứng kịp thời với những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và sự biến động
của môi trường.
Cơ cấu này cũng mang tính linh hoạt nên thích hợp với sự thay đổi của sản phẩm
Dịch vụ và môi trường, cho phép xác định những yếu tố liên quan đến sản phẩm,
dịch vụ, khuyến khích sự quan tâm đối với nhu cầu của khách hàng, phát triển kỹ
năng tư duy quản trị trong phạm vi sản phẩm.

- Nhược điểm:
 Tuy vậy cơ cấu tổ chức theo sản phẩm có nhược điểm là rất khó phối hợp hoạt

động giữa các bộ phận sản phẩm.
 Cơ cấu theo sản phẩm chỉ cho phép điều động nhân sự trong nội bộ từng tuyến sản

phẩm vì nhân sự đã được chuyên môn hoá theo sản phẩm.
 Việc thuyên chuyển nhân viên ra ngoài phạm vi tuyến sản phẩm mà họ đang phục
vụ cũng bị hạn chế
3. Biện pháp khắc phục
- Nhà quản lý của Honda cần phải tìm sự cân bằng giữa kiểm soát theo chiều dọc và
kết hợp theo chiều ngang để vừa gắn với mục tiêu hiệu suất và ổn định vừa kết hợp với
học tập, sáng tạo và tính linh hoạt.
- Định kỳ đánh giá cơ cấu tổ chức để xác định xem nó có còn phù hợp với các nhu cầu

thay đổi.
- Xem xét việc kết hợp nhiều cấu trúc tổ chức cho Honda để cố gắng cân bằng nhu cầu
hiệu suất và kiểm soát theo chiều dọc với sự đổi mới và phối hợp theo chiều ngang.




×