Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khối nang vùng cổ thăm khám và chẩn đoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.84 KB, 6 trang )


KHỐI VÀ NANG BẨM SINH VÙNG CỔ
Phân nhóm khối u vùng cổ theo vị trí
Vùng cổ bên

Vùng cổ giữa

Toàn bộ vùng cổ

Bất thường khe mang
Thoát vị thanh quản
Khối giả u ở trẻ em

Nang - ống giáp lưỡi
U nang tuyến ức
U nang bì
U nhái sàn miệng
U quái vùng cổ

U bạch huyết
U máu

Các hình thái bất thường khối u và nang vùng cổ bên
 Dạng xoang (sinus)
 Dạng đường dò (fitsula)
 Dạng nang (cyst)
Khối u vùng cổ bên
Bất thường khe mang
 Khe mang phát triển từ các hệ thống mang từ tuần thứ 2 giai đoạn phôi
 Vào tuần thứ 4 của sự phát triển phôi:
o Hình thành trung mô


o Phân chia bởi phía ngoài là khe ngoại bì và phía trong là túi nội bì.
o Lớp biểu mô mỏng phân cách giữa khe và túi.
 Mỗi cung mang gồm: động mạch, bản sụn, cơ và thần kinh.
BẤT THƯỜNG KHE MANG (BTKM)
Bất thường khe mang thứ nhất (khe mang I)
Thường xuất hiện dạng nang trước tai, có thể có ở dưới hoặc
sau tai
Dạng I:
- Chỉ có các thành phần biểu mô không có sụn hoặc cấu
trúc ngoại bì
- Bất thường ở cả ống tai ngoài và vùng gần dây thần kinh
mặt
- Xuất hiện phía trong, dưới hoặc sau sụn vành tai, bình tai.
- Đường dò chạy song song ống tai ngoài.
BTKM I - Dạng I


Dạng II:
- Gặp phổ biến hơn
- Bất thường tại lớp nội bì và trung bì
- Thường xuất hiện dưới dạng ổ áp xe dưới hàm
- Đầu ngoài: luôn luôn phía trên xương móng
- Đường đi: thay đổi, thường có liên quan đến dây thần
kinh mặt và tuyến mang nước bọt mang tai.
- Đầu trong: kết thúc tại phần nối sụn-xương của ống tai
ngoài.
BTMK I - Dạng II

Bất thường khe mang thứ hai (khe mang II)
- Gặp phổ biến hơn

- Đầu ngoài: bờ trước cơ ức đòn chũm
- Đầu trong: hố amiđan
- Đường đi:
Đi sâu trong các cấu trúc của cung mang 2: động mạch
cảnh ngoài, cơ trâm móng, bụng sau cơ nhị thân
Đi nông trên các cấu trúc của cung mang 3: Phía ngoài dây
thần kinh IX và XII; Động mạch cảnh trong
- Dạng nang hay gặp vùng tam giác cổ trước dưới xương
móng.
BTMK II

Bất thường khe mang thứ ba (khe mang III)
- Đầu ngoài: bờ trước cơ ức đòn chũm (giống bất thường
khe mang II)
- Đầu trong: xoang lê (hay gặp phần trên)
- Đường đi:
Đi sâu trong các cấu trúc của cung mang 3: dây thần kinh
IX, động mạch cảnh.
Đi nông trên các cấu trúc cung mang 4: thần kinh thanh
quản trên, dây XII
Đường dò đi vào vùng họng tại màng giáp nhẫn.
- Dạng nang gặp ở tam giác cổ trước dưới, nằm thấp hơn
nang của khe mang 2.

BTMK III


Bất thường khe mang thứ tư (khe mang IV)
- Đầu trong: xoang lê (phần dưới)
- Đi xuyên thanh quản, dưới sụn giáp, kề bên cơ siết họng

dưới.
- Kết thúc gần vùng khớp nhẫn – giáp
- Nằm nông hơn dây thần kinh quặt ngược thanh quản
- Đầu dò ra da ở tam giác cổ trước dưới.

BTMK IV

THOÁT VỊ THANH QUẢN
- Thoát vị thanh quản ngoài
- Túi thoát vị có khí của vùng băng thanh thất –
thanh quản.
A: Thoát vị thanh quản kết hợp
B: Thoát vị thanh quản trong
C: Thoát vị thanh quản ngoài

KHỐI GIẢ U TRẺ SƠ SINH
- Chiếm tỷ lệ 0,4% trẻ sơ sinh
- Sinh lý bệnh: Chấn thương từ trong tử cung hoặc lúc sinh nở làm tổn thương các cơ, tụ máu
dẫn đến tạo các khối xơ.
- Tạo màng bọc quanh khối giả u ở trong cơ ức đòn chũm trong 2 – 3 tuần sau sinh.
- Chẩn đoán bằng siêu âm
- Điều trị lành chiếm 80 – 100% ở trẻ 1 tuổi: vật lý trị liệu, theo dõi và tái khám định kỳ.


KHỐI CỔ GIỮA
Nang, ống giáp lưỡi
- Phát triển do sự tồn tại mầm tuyến giáp xuất phát từ lỗ tịt
- Có thể phồng to sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Triệu chứng
Khối giữa cổ dạng nang và bên trong là đặc.

Di động tùy theo vị trí lưỡi
Thông thường nằm ở vị trí dưới xương móng, trên tuyến giáp
Nuốt khó, cảm giác vướng mắc.
- Mô học
Dạng biểu mô đường hô hấp
Dạng biểu mô vảy
- Phẫu thuật Sistrunk
Giảm tỷ lệ tái phát xuống còn 5 – 20 %.
Cắt bỏ phần giữa xương móng

Nang tuyến ức
- Tuyến ức:
Xuất phát từ túi hầu thứ 3
Hình thành từ tuần thứ 6 thời kỳ phôi thai
- Phần tồn dư dạng dây chằng chạy dọc theo góc hàm đến cổ
giữa.

U nang bì
- Thường nằm ở vùng dưới hàm
- Không di đông theo sự di động của
lưỡi
- Lót bởi lớp biểu bì và phần phụ
- Xử trí bằng cách rạch mở nang.

U nhái sàng miệng
- Khối giả u nằm ở sàng miệng thường do sự
tăng tiết chất nhầy hoặc do tắc nghẽn ống tuyến
dưới lưỡi.
- Khối đơn độc dưới hàm hoặc nằm dưới lưỡi.



U quái vùng cổ
- Có các triệu chứng cấp tính về hô hấp ở trẻ
sơ sinh như là bị chèn ép khí quản
Kích thước lớn, dạng bán u, tổn thương có
bao
- Tạo bởi lớp nội bì trưởng thành, trung bì,
ngoại bì và sự bất trưởng thành sự hình thành
mô trong thời kỳ phôi thai.
- Siêu âm có hình ảnh hồi âm hỗn hợp
- Thường phải xử trí phẫu thuật cấp cứu.
KHỐI TOÀN BỘ VÙNG CỔ
U bạch huyết
- Lành tính, khối u có vách, mềm mại,
không đau, đè ép được
- Tỷ lệ 1,2 – 2,8‰
- Vị trí hay gặp ở tam giác cổ sau
- Sinh lý bệnh: bất thường về sự phát triển
hoặc có sự tắc nghẽn hệ bạch huyết
- Siêu âm và chụp CT: nang thành mỏng,
nhiều vách.
- Xử trí: phẫu thuật tạo hình cắt bỏ khối u.
Khối u nằm ở cổ trước có thể có ảnh
hưởng đến hô hấp ở trẻ do chèn ép. Tỷ lệ
tái phát sau phẫu thuật: 25 – 50%.
U máu
- Là dạng u vùng đầu cổ hay gặp nhất ở trẻ em
- Xuất hiện khoảng 30% lúc trẻ sinh ra, trong những
tháng đầu đã hiện diện khối u. Khối u gia tăng kích
thước đến lúc trẻ 12 tháng tuổi. Sau đó teo dần khoảng

90% trường hợp.
- Thận trọng trong điều trị, phẫu thuật đối với những u
nằm sâu.
- Điều trị có hiệu quả với steroid và laser trị liệu.



×