Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 112 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
SỞ Y TẾ
DỰ THẢO

ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 VÀ
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Cơ quan chủ đầu tƣ: Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa
Cơ quan tƣ vấn: Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế

Thanh Hóa, tháng 7 năm 2015
1


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................7
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG Y TẾ THANH HÓA ................................................................................................7
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH .........................................................8
III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ......................................................................11
Phần thứ nhất: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG Y TẾ THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 ..................................................................12
I. RÀ SOÁT CÁC YẾU TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHÂN DÂN ..................................................12
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH
THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2009-2014 ...............................................................................15
1. Thực trạng sức khỏe nhân dân ...............................................................................15
2. Hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa ................................................................................17


III.ĐÁNH GIÁ CHUNG .......................................................................................................33
1. Những thành tựu đạt đƣợc .....................................................................................33
2. Những hạn chế, bất cập...........................................................................................34
Phần thứ hai: DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC,
NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2030..........................................................................................................36
I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN VỀ DÂN SỐ, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN BVCS&NCSKND TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................... 36
1. Dự báo quy mô và phát triển dân số .......................................................................36
2. Dự báo về phát triển kinh tế- xã hội .......................................................................36
3. Dự báo về các yếu tố ảnh hƣởng khác ....................................................................39
4. Dự báo về tình trạng bệnh tật do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu và tác động
của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế .........................................................39
II. NHU CẦU BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN ............... 40
1. Nhu cầu về cải thiện, nâng cao các chỉ số sức khoẻ nhân dân.............................................. 40
2. Nhu cầu về nâng cao các chỉ số nhân lực y tế và dịch vụ y tế ...............................40
3. Nhu cầu về dự phòng, kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi và nâng cao
chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh ..................................................................................40
Phần thứ ba: ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y
TẾTỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ..................41
I. QUAN ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH .............................................................................. 41
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ............................................................................... 42
1. Mục tiêu chung: .......................................................................................................42
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 ................................................................................42
III. RÀ SOÁT, BỔ SUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ....................................................................... 44
1. Điều chỉnh về mốc thời gian: ..................................................................................44
2. Điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu cơ bản: ................................................................44
3. Điều chỉnh Quy hoạch .............................................................................................46
3.1.Mạng lưới tổ chức ...................................................................................................46

3.2.Điều chỉnh quy hoạch phát triển Nhân lực Y tế ....................................................48
3.3.Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế dự phòng ....................................................49
2


3.4.Quy hoạch phát triển mạng lưới Khám chữa bệnh, Phục hồi chức năng và hệ
thống cấp cứu ....................................................................................................................54
3.5.Mạng lưới y tế cơ sở ................................................................................................58
3.6.Phát triển Y học cổ truyền .....................................................................................60
3.7. Lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hóa gia đình .............................................................62
3.8. Phát triển mạng lưới sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc ........................62
3.9.Điều chỉnh quy hoạch phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị và bổ sung quy
hoạch sử dụng đất..............................................................................................................66
3.10. Bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới An toàn vệ sinh thực phẩm ..............68
3.11. Bổ sung Quy hoạch Tài chính y tế.......................................................................69
3.12. Bổ sung Quy hoạch hệ thống thông tin y tế ........................................................71
3.13.Bổ sung Quy hoạch Quản lý, điều hành hệ thống y tế ........................................74
3.14.Tầm nhìn đến năm 2030 .......................................................................................76
Phần thứ tƣ: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .............................................................................78
I. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ ... 78
1. Giải pháp về tổ chức và quản lý ..................................................................................78
2. Phát triển nguồn nhân lực y tế ....................................................................................78
II. GIẢI PHÁP ĐẦU TƢ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN ĐẦU TƢ CHO Y TẾ . 80
1. Tăng tỉ trọng các nguồn tài chính công cho y tế ........................................................80
2. Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn đầu tƣ cho y tế ..........................80
3. Tăng cƣờng kiểm soát chi phí y tế ..............................................................................81
4. Các biện pháp huy động vốn đầu tƣ ...........................................................................81
5. Kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện Quy hoạch ...................................................82
III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .............................................. 83
IV. GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ Y TẾ ............................................................... 83

1. Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và lập kế hoạch triển khai các chính
sách y tế .............................................................................................................................83
2. Nâng cao năng lực và hiệu quả theo dõi, giám sát thực hiện chính sách y tế ...............84
V. TĂNG CƢỜNG CAM KẾT CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC Y TẾ TRÊN
ÐỊA BÀN................................................................................................................................................ 84
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách ..................................................................................84
2. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, Chính quyền
và phối hợp liên ngành trong BVCS&NCSKND ............................................................84
3. Tăng cƣờng hợp tác y tế với các địa phƣơng trong vùng và quốc tế ........................85
Phần thứ năm: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................86
I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH.................................................................................... 86
1. Giai đoạn 2015- 2020 .................................................................................................................. 86
2. Các chƣơng trình, đề án, công trình trọng điểm đến năm 2020 .......................................... 86
3. Giai đoạn 2021 - 2030 ................................................................................................................. 86
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................................................... 87
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................89

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1:
Bảng 2:
Bảng 3:
Bảng 4:
Bảng 5:

Các chỉ số về dịch vụ y tế và sức khoẻ dân cư của tỉnh Thanh Hóa . 15
Điều chỉnh các chỉ tiêu cơ bản đã đạt và vượt so với Quy hoạch ..... 44
Điều chỉnh các chỉ tiêu chưa đạt so với Quy hoạch .......................... 44

Các chỉ tiêu bổ sung .......................................................................... 45
Các chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2015 - 2020........... 62

4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP
BHYT
BS
BV
BVCS&NCSKND
BVĐK
BVĐKKV
BYT
CB
CBYT
CK I/ CK II
CN YTCC
CNĐD
CNH - HĐH
CPR
CSSK
CSSKBĐ
CSYT
CTMTYTQG
CTV
ĐD
ĐDTH
DP

DSCK
DSĐH
DS-KHHGĐ
DSTH
FDI
GB
GDP
GDSK
GLP
GMP
GPP
GSP
HĐND
HSCC
KCB

An toàn thực phẩm
Bảo hiểm Y tế
Bác sĩ
Bệnh viện
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
Bệnh viện đa khoa
Bệnh viện đa khoa khu vực
Bộ Y tế
Cán bộ
Cán bộ y tế
Chuyên khoa I/ Chuyên khoa II
Cử nhân y tế công cộng
Cử nhân điều dưỡng
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Tỷ suất sinh thô
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Cơ sở y tế
Chương trình mục tiêu y tế quốc gia
Cộng tác viên
Điều dưỡng
Điều dưỡng trung học
Dự phòng
Dược sĩ chuyên khoa
Dược sĩ đại học
Dân số - kế hoạch hóa gia đình
Dược sĩ trung học
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Giường bệnh
Thực hành tốt phân phối thuốc
Giáo dục sức khỏe
Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc
Thực hành sản xuất tốt
Thực hành tốt quản lý nhà thuốc
Thực hành tốt bảo quản thuốc
Hội đồng nhân dân
Hồi sức cấp cứu
Khám chữa bệnh
5


KH&ĐT
KHHGĐ
KTV

KTXH
MP-TP
MTYTQG
NCSKND
NHS
NLYT
NSNN
NVYT
ODA
PHCN
PKĐKKV
QL
QLNN
SDDTE
SKSS
SXCBKDTP
TBYT
TCMR
THPT
TNHH
TP
TQ
TT DS-KHHGĐ
TT YTDP
TTB
TTGĐ
TTYT
TTYTDP

TYT

UBND
VSATTP
XHH
YDCT
YHCT
YSSN
YTDP

Kế hoạch & Đầu tư
Kế hoạch hóa gia đình
Kỹ thuật viên
Kinh tế xã hội
Mỹ phẩm - Thực phẩm
Mục tiêu y tế quốc gia
Nâng cao sức khỏe nhân dân
Nữ hộ sinh
Nhân lực y tế
Ngân sách nhà nước
Nhân viên y tế
Hỗ trợ phát triển chính thức
Phục hồi chức năng
Phòng khám đa khoa khu vực
Quản lý
Quản lý nhà nước
Suy dinh dưỡng trẻ em
Sức khỏe sinh sản
Sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm
Thiết bị y tế
Tiêm chủng mở rộng
Trung học phổ thông

Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Toàn quốc
Trung tâm Dân số - kế hoạch hóa gia đình
Trung tâm y tế dự phòng
Trang thiết bị
Trung tâm giám định
Trung tâm y tế
Trung tâm Y tế dự phòng
Trung ương
Trạm y tế
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Xã hội hóa
Y dược cổ truyền
Y học cổ truyền
Y sỹ sản nhi
Y tế dự phòng
6


PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ THANH HÓA:

Thanh Hóa là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm kết nối giữa các khu vực Đồng
bằng Bắc Bộ với Duyên hải Miền Trung, Miền núi Tây Bắc, Đông Bắc Lào và
Vịnh Bắc Bộ đồng thời còn là đầu mối giao lưu giữa Bắc Bộ và Trung Bộ và là
cửa ngõ thông thương ra biển gần nhất của khu vực phía Tây Tây Bắc nước ta
và Đông Bắc Lào.

Trong thời gian qua, cùng với mức tăng trưởng nhanh của nền kinh tế; sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân (BVCS&NCSKND)
trong toàn Tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Thực hiện Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 19/01/2009 của Ủy ban
nhân dân Tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Thanh Hoá đến
năm 2020; được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND),
Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và sự cố
gắng, nỗ lực của cán bộ nhân viên ngành y tế, trong giai đoạn 2009-2014 hệ
thống y tế trong tỉnh đã từng bước được kiện toàn, phát triển với nhiều chuyển
biến rõ rệt. Mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố; nhiều dịch bệnh
nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
phục vụ người bệnh đã và đang từng bước được cải thiện; việc cung ứng thuốc
và thiết bị y tế đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của hoạt động khám
chữa bệnh (KCB) cũng như dự phòng; trình độ của đội ngũ cán bộ y tế và chất
lượng công tác BVCS&NCSKND ở các tuyến ngày càng được nâng cao. Cơ hội
tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
(BVCS&NCSK) của người dân ở hầu hết các vùng, miền trong tỉnh đã ngày
càng được tăng cường, các chỉ tiêu về sức khoẻ dân cư đã không ngừng được
tăng lên, nhiều chỉ số cao hơn so với mặt bằng chung của toàn quốc.
Tuy nhiên, công tác BVCS&NCSKND của tỉnh Thanh Hóa hiện vẫn đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: chất lượng dịch vụ y tế ở
nhiều cơ sở y tế chưa đáp ứng được nhu cầu; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế
còn thiếu và chưa đồng bộ; tình trạng quá tải xảy ra ở hầu hết các bệnh viện; đội
ngũ cán bộ y tế có trình độ cao còn thiếu, cơ cấu nhân lực chưa hợp lý; công tác
xã hội hóa y tế phát triển mạnh nhưng chưa đồng đều; hoạt động truyền thông
giáo dục sức khỏe chưa đem lại được hiệu quả như mong muốn...
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề đã và đang phát
sinh gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe nhân dân như: ô nhiễm môi trường, tệ
nạn xã hội...; cơ cấu bệnh tật thay đổi theo chiều hướng gia tăng các bệnh không
lây và nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; nhu cầu


7


CSSKND ngày càng cao và đa dạng trong khi khả năng đáp ứng của hệ thống y
tế còn hạn chế...
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, hệ thống y tế Thanh Hóa cũng như toàn
ngành Y tế trong cả nước đang phải đối mặt với nhiều thay đổi về định hướng
các chính sách như: hạn chế đầu từ công tiến tới cắt giảm toàn bộ nguồn lực của
các Chương trình mục tiêu Y tế quốc gia vào sau năm 2015, chuyển đổi và kiện
toàn mô hình tổ chức của các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh cùng các đơn vị y
tế tuyến huyện. Việc tuyển dụng và sử dụng nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp
y tế cũng đang có nhiều thay đổi. Đáng chú ý là sự đổi mới về phương thức quản
lý các đơn vị sự nghiệp y tế theo phương châm quản lý dịch vụ công, đẩy mạnh
tự chủ, cổ phần hóa và hạch toán đầy đủ giá dịch vụ ...
Bên cạnh đó, bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới, trong nước
và tại địa phương cũng có nhiều biến động. Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được
khởi công xây dựng và Cảng hàng không Thọ Xuân hoàn thành đưa vào hoạt
động đã mở ra thời cơ, vận hội mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thanh Hóa trong những năm sắp tới.
Đặc biệt ngày 17/6/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
872/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó
nhiều mục tiêu, chỉ tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm
2020 đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Xuất phát từ bối cảnh trên, Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Thanh
Hóa được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày
19/01/2009 đến nay có nhiều nội dung không còn phù hợp, thiếu cập nhật cần
phải được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng yêu cầu Bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch

nhằm gắn kết các định hướng phát triển hệ thống y tế Thanh Hóa phù hợp với
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam và Điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn sắp tới.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
1.

Các văn bản lãnh đạo của Đảng

-Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 2020;
- Kết luận số 42-KL/TW ngày 1/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về Đổi
mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công
lập;
- Kết luận số 43-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về 3
năm thực hiện nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị
(Khóa IX) về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong
8


tình hình mới” và 5 năm thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của
Ban bí thư về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở”;
- Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/04/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về
kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW, ngày 22/03/2005 của Bộ
chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế
hoạch hóa gia đình”;
2.

Các văn bản quy phạm pháp luật:

 Văn bản QPPL của Quốc hội

 Luật Bảo hiểm y tế;
 Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm;
 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm;
 Luật Phòng chống HIV/AIDS;
 Luật Dược số 34/2005/QH11;
 Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khoá
XII, kỳ họp thứ ba về Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật XHH để nâng
cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân;
 Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá
XII về Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm;

 Văn bản QPPL của Chính phủ
 Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế
hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;
 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ về Quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ Quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh;
 Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 8/12/2014 quy định về y tế xã,
phường, thị trấn;
 Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 27/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ ba về “Đẩy
mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm
sóc sức khoẻ nhân dân”;


9


 Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền
Việt Nam đến năm 2020;
 Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
 Quyết định số 2013/QĐ/TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 20112020;
 Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng
đến năm 2020;
 Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 4/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt chương trình mục tiêu y tế quốc gia giai đoạn 2012-2015;
 Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 16/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược Quốc gia Bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn
2012-2015 và 2020;
 Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và
Duyên hải Miền Trung đến năm 2020;
 Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

 Thông tư liên Bộ
 Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ

Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện;
 Thông tư liên tịch số 08/TTLT- BYT- BNV ngày 05/6/2008 của liên bộ
Bộ Y tế - Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y
tế nhà nước;

 Văn bản QPPL của Bộ Y tế
 Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế hướng dẫn
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS - KHHGD ở địa phương;
 Quyết định 4667/QĐ-BYT ngày 7/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020;

 Văn bản QPPL của tỉnh Thanh Hóa

10


 Chỉ thị số 32/CT-UBND ngày 26/11/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về
việc tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại
các cơ sở y tế;
 Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa về
nâng cao y đức và chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân;
 Quyết định số 485/QĐ-UBND ngày 18/02/2009 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020;
 Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 11/09/2009 của UBND tỉnh Thanh
Hóa Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Thanh Hoá đến năm
2020;
 Quyết định số 2392/QĐ-UBND ngày 10/07/2013 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc phê duyệt dự án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành: Tim mạch và Ung

bướu giai đoạn 2013-2020 - Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa;
 Quyết định số 4773/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Thanh
Hóa phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trạm y tế xã, phường,
thị trấn giai đoạn 2013-2015 và đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa”;
 Quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 24/02/2014 của UBND tỉnh Thanh
Hóa Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển y tế biển, đảo
Việt Nam đến năm 2020” giai đoạn 2013-2015 tỉnh Thanh Hóa;
 Quyết định số 1756/QĐ-UBND ngày 06/06/2014 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc Thành lập bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa;
 Quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 11/07/2014 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc Phê duyệt Đề cương điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển hệ
thống Y tế tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 2872/QĐ-UBND ngày 05/09/2014 của UBND tỉnh Thanh
Hóa về việc phê duyệt dự toán kinh phí lập dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
phát triển hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030.
III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

Phạm vi điều chỉnh của Quy hoạch này bao gồm mạng lưới hệ thống các
đơn vị y tế thuộc Sở Y tế, không bao gồm các đơn vị y tế tuyến trung ương, đơn
vị y tế và cơ sở đào tạo Y Dược của Bộ, ngành, quân đội, công an đóng các trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Những nội dung được điều chỉnh bao gồm:

 Về tên gọi: Bổ sung thêm "và định hướng đến năm 2030”
 Về thời gian: Mở rộng hơn về định hướng phát triển HTYT Tỉnh đến năm
2030 (Quy hoạch trước chỉ quy hoạch đến năm 2020)
11



 Bổ sung một số nội dung:
 Bổ sung thêm 4 chỉ tiêu: Tỷ lệ các cơ sở KCB xử lý chất thải y tế đạt tiêu
chuẩn, tỷ lệ dân số tham gia BHYT, tỷ lệ tăng dân số hàng năm và tỷ lệ
giới tính khi sinh.
 Bổ sung thêm 3 lĩnh vực: An toàn thực phẩm, Thông tin Y tế, Quản lý
điều hành HTYT.

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG Y TẾ THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
I. RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
NHÂN DÂN

1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thanh Hóa nằm ở cực Bắc miền Trung, là trung tâm kết nối giữa các khu
vực Đồng bằng Bắc Bộ với Duyên hải Miền Trung, Miền núi Tây Bắc, Đông
Bắc Lào và Vịnh Bắc Bộ; là đầu mối giao lưu giữa Bắc Bộ và Trung Bộ đồng
thời còn là cửa ngõ thông thương ra biển gần nhất của khu vực phía Tây Tây
Bắc Việt Nam và Đông Bắc Lào.
Thanh Hóa có vị trí kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh trọng yếu, có
lợi thế giao lưu nhiều hướng với các vùng, miền trong cả nước và nước bạn Lào.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 11.129,48km2.
Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cùng với tốc độ đô thị
hóa ngày càng nhanh trong những năm gần đây đã và sẽ làm cho tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm các dịch
bệnh.
1.2. Địa hình
Thanh Hoá có địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị
chia cắt phức tạp. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh đặc biệt phía Tây bắc có

nhiều đồi núi cao trên 1.000m đến 1.500m.
Địa hình Thanh Hoá chia làm 3 vùng, bao gồm:

 Vùng núi và trung du: Chiếm 2/3 diện tích tự nhiên gắn liền với hệ núi cao
phía Tây Bắc và hệ núi Trường Sơn phía Nam, gồm 11 huyện: Mường Lát,
Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân,
Như Thanh, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc.

12


 Vùng đồng bằng được bồi tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Chu, gồm 10
huyện, thị xã, thành phố: TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và các huyện Thọ
Xuân, Yên Định, Thiệu Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống, Vĩnh Lộc,
Hà Trung.

 Vùng ven biển: Bao gồm 6 huyện, thị xã giáp biển: thị xã Sầm Sơn, Nga
Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia.
Thanh Hoá hiện có 27 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố (TP Thanh
Hoá), 02 thị xã (Bỉm Sơn và Sầm Sơn), 24 huyện với tổng số 637 xã, phường,
thị trấn, trong đó 11 huyện miền núi, 220 xã miền núi và vùng cao; 15 xã biên
giới giáp với Lào.
1.3. Khí hậu
Khí hậu trong tỉnh là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng, ẩm mưa
nhiều, nhiệt độ trung bình 27-280C; mùa đông lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung
bình 19-200C. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, mạnh nhất lên tới
cấp 12-13. Những năm gần đây, Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu khá rõ, thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp.
1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá đa dạng, bao gồm

cả tài nguyên đất, rừng, biển, khoáng sản và tài nguyên nước.
Hiện tại, diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối lớn - 99.788 ha, chiếm
8,97% diện tích tự nhiên, tuy nhiên diện tích đất bằng chưa sử dụng còn không
nhiều - 11.151,51 ha.
Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, Thanh Hóa có lợi thế trong cả
phát triển kinh tế rừng và kinh tế biển và du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều di tích lịch sử văn hóa, nổi bật là Di
sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, khu di
tích lịch sử Hàm Rồng...
2. Dân số và nguồn lao động
Giai đoạn 2011-2014, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh bình quân hàng
năm khoảng 0,8% song quy mô dân số chỉ tăng bình quân 0,56%/năm do có một
bộ phận, nhất là thanh niên di chuyển đi lao động và học tập tại địa phương
khác. Năm 2014, dân số của tỉnh là 3.498.000 người, trong đó dân số nông thôn
chiếm 82% dân số.
(chi tiết xem phụ lục 1).
Tuổi thọ trung bình của tỉnh năm 2014 là 73,3 thấp hơn so với tuổi thọ
bình quân của toàn quốc (74).
Trên địa bàn tỉnh có 8 dân tộc chính, bao gồm: Kinh (83,46%), Mường,
Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ mú, Tày.
13


Thanh Hóa có nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào do quy mô
dân số lớn. Từ năm 2010 đến 2014, nhân lực trong tuổi lao động từ 15 tuổi trở
lên tăng từ 2.115 nghìn người lên 2.234 nghìn người, chiếm 64,1% dân số. Phần
lớn nhân lực ở độ tuổi từ 18 đến dưới 40 (chiếm 54,7%) đã qua giáo dục THCS,
THPT có điều kiện tổ chức đào tạo, dạy nghề và thu hút vào thị trường lao động.
Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của
địa phương trong thời gian tới song cũng là sức ép lớn đối với Thanh Hóa trong

vấn đề đảm bảo chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động.
3. Kinh tế - xã hội
Những năm gần đây, mặc dù chịu tác động của suy giảm kinh tế thế giới,
trong nước, Thanh Hóa vẫn duy trì được ở mức tăng trưởng khá. Tăng trưởng
kinh tế trong 4 năm 2011- 2014 ước đạt bình quân 11,3%/năm, tuy chưa đạt
mục tiêu quy hoạch (tăng 17- 18%/năm giai đoạn 2011- 2015) nhưng vẫn cao
gấp gần 2 lần so với cả nước (tăng 5,7%/năm). Năm 2014, qui mô GDP của
kinh tế tỉnh đạt khoảng 31,2 nghìn tỷ đồng cao hơn gấp 1,53 lần so năm 2010,
tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu trong các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.
Lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục phát triển. Trong giai đoạn 2010 đến
2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm 3,7%, từ 24,86% năm 2010
giảm xuống còn 9,9% năm 2014.
Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, chủ
quyền biên giới, hải đảo được giữ vững, tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm
chế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Do kinh tế phát triển nhanh, đời sống của người dân được nâng cao nên
nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân cũng không
ngừng gia tăng.
4. Kết cấu hạ tầng
Nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, sau khi Cảng hàng
không Thọ Xuân đi vào hoạt động (cách TP Thanh Hóa khoảng 35km về phía
Tây), Thanh Hóa đã có hệ thống giao thông vận tải gồm đường bộ, đường sắt,
đường biển, hàng không thuận lợi cho giao lưu trong nước, quốc tế bằng nhiều
phương thức, đặc biệt là vùng đồng bằng ven biển. Về đường biển, Thanh Hóa
nằm cách tuyến hàng hải quốc tế đi qua trong khu vực khoảng 120 km. Về
đường bộ, có nhiều tuyến đường trục quốc gia đi qua, chiều Bắc-Nam có QL1A,
Đường Hồ Chí Minh, QL10 kết nối Thanh Hóa và các trung tâm kinh tế trong cả
nước; chiều Đông- Tây có các QL47, QL45, QL217, QL15A, QL15C nối duyên
hải Bắc Trung Bộ với miền núi Tây Bắc (Thanh Hóa, Sơn La,....) và Đông Bắc
Lào. Tuy nhiên, sự thuận lợi về giao thông, nhất là giao thông đường bộ đã làm

gia tăng tai nạn giao thông và dịch chuyển bệnh nhân từ tuyến dưới lên tuyến
trên gây tình trạng quá tải.

14


Vùng miền núi Tây Thanh Hóa nhất là khu vực các huyện núi cao, biên
giới nằm xa các trung tâm trong, ngoài tỉnh (huyện xa nhất cách TP Thanh Hóa
240 km) điều kiện đi lại giao lưu với bên ngoài còn hạn chế.
5. Môi trƣờng và sức khoẻ
Vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động phòng chống bệnh nghề
nghiệp đang là những thách thức lớn cần giải quyết. Cùng với sự phát triển kinh
tế xã hội thì ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, tài nguyên dần cạn kiệt, các
chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm
môi trường ngày càng nặng làm các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường và
bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH THANH
HÓA GIAI ĐOẠN 2009-2014

1. Thực trạng sức khỏe nhân dân
1.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cơ bản
Trong những năm vùa qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội; các
chỉ số cơ bản của hệ thống y tế và tình trạng sức khoẻ của nhân dân trong tỉnh đã
có nhiều cải thiện đáng kể. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều chỉ số hiện đang thấp hơn
so với mức trung bình của toàn quốc và khu vực, thấp hơn so với chỉ tiêu đã
được quy hoạch và chưa tương xứng với mức độ phát triển kinh tế xã hội của địa
phương trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Bảng 1: Các chỉ số về dịch vụ y tế và sức khoẻ dân cư của tỉnh Thanh Hóa
Quy
hoạch

TH đến
năm
2015
(theo Q
Đ 202)

Toàn
quốc
(2014)

7
1

Tỷ lệ thôn bản có NVYT hoạt động (%)

So sánh với chỉ số của:

Khu
vực
BTB và
DHMT
(2012)

Thanh
Hóa
(2014)

7,8
1,9


5,3
0,3

7,3
1

Thấp hơn
Thấp hơn

100

95

87,9

97

Cao hơn

x

Tỷ lệ TYT xã/phường có bác sĩ làm
việc (%)

85

78

68,5


71,4

Thấp hơn

x

Tỷ lệ TYT xã có NHS hoặc YSSN (%)

100

98

96,2

90,1

Thấp hơn

x

22,9

23,0

19,7

21,1

Thấp hơn


x

98

>90

95

Cao hơn

x

CÁC CHỈ TIÊU

Toàn quốc

Quy hoạch
tỉnh
Đạt

Không
đạt

Chỉ tiêu đầu vào:
Số Bác sĩ/ vạn dân
Số Dược sĩ ĐH/vạn dân

Số GB/vạn dân (không tính giường
TYT xã)
Chỉ tiêu hoạt động:

Tỷ lệ TE <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)

15

x
x


Quy
hoạch
TH đến
năm
2015
(theo Q
Đ 202)

Toàn
quốc
(2014)

95

55

-

So sánh với chỉ số của:

Khu
vực

BTB và
DHMT
(2012)

Thanh
Hóa
(2014)

70,4

31,5

Thấp hơn

70,8

72

Cao hơn

83

82

82

-

74


73,2

73,3

Cao hơn

Tỷ số tử vong mẹ/ 100.000 trẻ đẻ sống

60

60

63,4

Cao hơn

Chưa có
trong QH

Tỷ suất tử vong TE dưới 1 tuổi (‰)

16

14,9

15

Cao hơn

x


Tỷ suất tử vong TE dưới 5 tuổi (‰)
Quy mô dân số (triệu người)
Tỷ lệ tăng dân số hàng năm (%)

25

19,5
0,66

Thấp hơn
Thấp hơn

x

1

22,4
90,7
1,03

Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

-

112,2

112,1

115


Cao hơn

Chưa có
trong QH

20

15,0

19,5

18,2

Cao hơn

x

-

< 0,3

0,5

0,19

Thấp hơn

CÁC CHỈ TIÊU


Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế
Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT (%)
Tỷ lệ các cơ sở KCB xử lý chất thải y tế đạt tiêu
chuẩn (%)
Chỉ tiêu đầu ra:
Tuổi thọ trung bình (tuổi)

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
(cân nặng/tuổi) (%)
Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng

17,1

Quy hoạch
tỉnh
Toàn quốc
Đạt

3,498

Không
đạt

x
Chưa có
trong QH
Chưa có
trong QH

x


x

Chưa có
trong QH

(Nguồn: Bộ Y tế, Báo cáo Tổng kết công tác Y tế năm 2014; Sở Y tế Thanh Hóa, 2014& Niên giám thống kê Y tế 2013)

1.2. Sự thay đổi về mô hình bệnh tật
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện một số
trường hợp mắc các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi song đã được địa phương
kiểm soát chặt chẽ, khống chế không để dịch bùng phát, nhờ vậy đã hạn chế
được tối đa cả về số mắc và số chết do bệnh dịch.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cơ cấu lao động theo
hướng tăng dần lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là một trong những
nguyên nhân dẫn đến thay đổi về cơ cấu bệnh tật với sự gia tăng ngày càng
nhiều các bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động... Mô hình bệnh tật đang có xu
hướng chuyển từ các bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm là chủ yếu.
Năm 2014: 10 bệnh có tỷ lệ mắc/100.000 dân cao nhất bao gồm: Viêm
phế quản và viêm tiểu phế quản cấp; Bệnh của hệ tiêu hoá; Bệnh về cột sống;
Bệnh của hệ tuần hoàn; Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục; Bệnh của da và tổ chức
dưới da; Các bệnh viêm phổi; Khối u; Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật; Bệnh
của hệ thống thần kinh.
10 bệnh có tỷ lệ tử vong/100.000 dân cao nhất, bao gồm: Chấn thương,
ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài; Bệnh hệ tuần hoàn;
16


Bệnh hệ hô hấp; Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật; Bệnh hệ tiêu hoá; Các bệnh
Ung bướu; Triệu chứng, dấu hiệu, những phát hiện lâm sàng và cận lâm sàng bất

thường; Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật tử vong; Bệnh nội tiết dinh dưỡng
chuyển hoá; Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm sắc thể
Việc gia tăng các bệnh không lây nhiễm làm cho chi phí điều trị trung
bình cao gấp 40-50 lần (số liệu Bộ Y tế) so với điều trị các bệnh lây nhiễm do
đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ biến chứng.
Để đáp ứng yêu cầu, các cơ sở y tế phải tăng cường đào tạo bác sỹ chuyên sâu,
đầu tư trang thiết bị đắt tiền,…vì vậy làm gia tăng giá dịch vụ y tế, đây là một
thách thức lớn đối với ngành y tế.
2. Hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa
2.1. Mô hình tổ chức
2.1.1. Cơ sở y tế công lập
2.1.1.1. Sở Y tế: Cơ quan Sở Y tế hiện có Văn phòng, Thanh tra Sở và 5
phòng chuyên môn: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Quản lý hành nghề Y dược tư
nhân, Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Quản lý Dược, Phòng Kế hoạch - Tài chính
Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Sở Y tế thực hiện theo đúng như trong Quy hoạch
đã được phê duyệt tại Quyết định số 202/QĐ-UBND.
2.1.1.2. Các đơn vị Y tế thuộc Sở Y tế
a. Các Chi cục có chức năng quản lý Nhà nước
Thành lập mới Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế. Chi cục
Dân số - KHHGĐ được thành lập trực thuộc Sở Y tế sau khi giải thể Ủy ban Dân
số Gia đình và Trẻ em.
b. Lĩnh vực Y tế dự phòng:
Gồm 7 trung tâm chuyên khoa, chuyên ngành tuyến tỉnh và 27 Trung tâm
Y tế tuyến huyện.
- Các trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hiện có bao gồm: Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Phòng chống Sốt
rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản, Trung tâm
Kiểm nghiệm, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Pháp y;
giảm bớt 01 đơn vị so với năm 2008 (Trung tâm Phòng chống bệnh Da liễu phát
triển thành Bệnh viện Da liễu).

- Đơn vị dự phòng tuyến huyện: 27 Trung tâm Y tế huyện được thành lập
trên cơ sở Trung tâm Y tế dự phòng các huyện và bổ sung thêm chức năng quản lý
637 trạm y tế xã.
(xem phụ lục 3).
c. Dân số KHHGĐ
17


- Tuyến tỉnh: Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là đơn vị quản lý
nhà nước trực thuộc Sở Y tế.
- Tuyến huyện: 27 Trung tâm Dân số - KHHGĐ do Sở Y tế quản lý và
trực thuộc Chi cục Dân số.
- Tuyến xã: mỗi xã có 01 cán bộ chuyên trách Dân số - KHHGĐ do Chi cục
Dân số - KHHGĐ quản lý và mạng lưới cộng tác viên Dân số - KHHGĐ thôn, bản.
d. Mạng lưới các cơ sở KCB
- Tuyến tỉnh: Hiện có 3 Bệnh viện Đa khoa (BVĐK tỉnh, BVĐKKV Ngọc
Lặc, BVĐKKV Tĩnh Gia) và 9 bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Phụ sản,
Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Phổi1, Bệnh viện Tâm thần,
Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y Dược cổ truyền,
Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Nhi) theo đúng tiến độ đã được quy hoạch tại Quyết
định số 202/2009/QĐ-UBND.
- Tuyến huyện: Hiện có 25 bệnh viện Đa khoa (BVĐK TP Thanh Hóa,
BVĐK thị xã Sầm Sơn, BVĐK thị xã Bỉm Sơn, BVĐK Thọ Xuân, BVĐK Đông
Sơn, BVĐK Nông Cống, BVĐK Triệu Sơn, BVĐK Quảng Xương, BVĐK Hà
Trung, BVĐK Nga Sơn, BVĐK Yên Định, BVĐK Thiệu Hóa, BVĐK Hoằng
Hóa, BVĐK Hậu Lộc, BVĐK Vĩnh Lộc, BVĐK Thạch Thành, BVĐK Cẩm
Thủy, BVĐK Lang Chánh, BVĐK Như Xuân, BVĐK Như Thanh, BVĐK
Thường Xuân, BVĐK Bá Thước, BVĐK Quan Hóa, BVĐK Quan Sơn, BVĐK
Mường Lát). BVĐK Tĩnh Gia đã được nâng cấp thành BVĐKKV.
Phòng khám đa khoa khu vực: Hiện nay Thanh Hóa có 12 phòng khám đa

khoa khu vực trong đó miền xuôi 04 phòng gồm: Thọ Xuân 01, Hoằng Hóa 01,
Hậu Lộc 01, Vĩnh Lộc 01; miền núi 08 phòng gồm: Thạch Thành 01, Cẩm Thủy
01, Lang Chánh 01, Như Xuân 02, Thường Xuân 02, Quan Sơn 01. Các
PKĐKKV hoạt động ổn định từ năm 2009 đến nay và phù hợp với quy hoạch
theo Quyết định số 202/2009/QĐ-UBND.
- Trạm y tế xã/phường/thị trấn: Toàn tỉnh hiện có 637 trạm y tế
xã/phường (đạt chỉ tiêu 100% xã/phường có trạm y tế), so với năm 2008 tăng
thêm 4 trạm y tế. Tính đến hết năm 2014 đã có 252/637 xã đạt tiêu chí Quốc gia
về y tế, chiếm tỷ lệ 39,56% tổng số xã, phường, thị trấn trong tỉnh, vượt chỉ tiêu
kế hoạch tỉnh giao (25%).
2.1.2. Các đơn vị y tế ngành
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 2 bệnh viện Trung ương, bao gồm:
Bệnh viện 71 Trung ương (quy mô 410 giường bệnh) và Bệnh viện Điều dưỡng
1

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi đổi tên thành Bệnh viện Phổi (theo Quyết định số
676/QĐ-UBND ngày 12/3/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa).
18


Phục hồi chức năng Trung ương Sầm Sơn (310 giường bệnh) cùng tham gia vào
hoạt động khám chữa bệnh cho người dân trong tỉnh.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số cơ sở y tế ngành khác như: quân
y tỉnh đội, Bệnh viên công an tỉnh Thanh Hóa quy mô 60 giường bệnh, trạm y tế
thuộc các công ty, xí nghiệp, công nông trường… thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho cán bộ công nhân viên chức của đơn vị.
2.1.3. Các cơ sở y tế ngoài công lập
Thanh Hóa là một trong những tỉnh triển khai xã hội hóa y tế tương đối
đồng bộ và đạt được những kết quả vượt bậc. Sau 5 năm thực hiện Luật Khám
chữa bệnh các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn đã phát triển mạnh mẽ kể

cả về số lượng, chất lượng và đa dạng về loại hình hoạt động với tổng kinh phí
đầu tư lên đến 1.000 tỉ đồng, cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng hiện đại,
nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao. Chỉ riêng trong năm 2014 đã có 03 bệnh
viện ngoài công lập (BV đa khoa Trí Đức Thành, BV đa khoa ACA Bỉm Sơn,
BV đa khoa Phúc Thịnh) đi vào hoạt động; tổ chức thẩm định hồ sơ nhân lực, cơ
sở vật chất, trang thiết bị, cấp 420 chứng chỉ hành nghề dược, 274 giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, 2.220 chứng chỉ hành nghề Y và 88 giấy
phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Đến hết năm nay trên địa bàn tỉnh có 779 cơ sở hành nghề khám chữa
bệnh ngoài công lập trong đó: 10 bệnh viện tư nhân với 968 giường bệnh trong
đó có 07 bệnh viện đa khoa (911 giường bệnh), 3 bệnh viện chuyên khoa (57
giường bệnh); 43 phòng khám đa khoa; 347 phòng khám chuyên khoa; 240
phòng chẩn trị y học cổ truyền. Sự phát triển của các cơ sở y tế tư nhân đã góp
phần làm đa dạng hơn các loại hình cung cấp dịch vụ, giúp tăng thêm cơ hội tiếp
cận dịch vụ KCB cho người dân.
(xem Phụ lục 6).
2.1.4. Đơn vị quản lý Nhà nước về y tế tuyến huyện
Có 27 Phòng Y tế của 27 huyện/thị xã/thành phố. Các Phòng Y tế trực
thuộc Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế.
2.1.5. Lĩnh vực đào tạo
Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa không nâng cấp lên thành Trường Đại
học Y - Dược Thanh Hóa theo như Quy hoạch đã được phê duyệt trong Quyết
định 202/QĐ-UBND mà thành lập Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội trên cơ
sở phát triển từ Trung tâm đào tạo Trường ĐHYHN tại Thanh Hóa và Trường
Cao đẳng Y tế Thanh Hóa.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có một số trường trung học Y-Dược tư
nhân.
19



2.2. Nhân lực y tế
- Số lượng nhân viên y tế trên 10.000 dân từ 24,4 năm 2010 tăng lên 30,7
năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với toàn quốc (46 CBYT/10.000 dân
năm 2011).
- Số bác sỹ/10.000 dân tăng từ 5,8 năm 2010 lên 7,3 năm 2014 vượt chỉ
tiêu quy hoạch đến năm 2015 theo Quyết định số 202/2009/QĐ-UBND song vẫn
thấp hơn so với mức trung bình của toàn quốc (7,8). Tổng số bác sỹ toàn tỉnh là
2.553 người, trong đó số bác sĩ làm việc trong các cơ sở y tế công lập là 2.286
người, bác sĩ có trình độ trên đại học là 762 người (Tiến sĩ: 4; Thạc sĩ: 141;
BsCKII: 102; BsCKI: 581).
- Số Dược sỹ đại học /vạn dân tăng từ 0,16 năm 2010 lên 0,3 năm 2014
song vẫn còn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu được quy hoạch vào năm 2015 (1
DSĐH/vạn dân). Tổng số Dược sĩ đại học toàn tỉnh là 3.528 người (trong đó số
dược sĩ làm việc trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh chỉ là 115
người).
(xem phụ lục 7).
- Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có bác sỹ tăng từ 56,31% năm 2007 lên 71,4%
năm 2014.
- 90,1% Trạm y tế có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh; 100% nhân viên trạm y
tế có trình độ từ trung cấp trở lên; 2,67% trạm y tế có cán bộ phụ trách công tác
dược; 64,5% trạm y tế có cán bộ phụ trách YHCT; 100% xã/phường có cán bộ
chuyên trách dân số;
- 97% số thôn, khu dân cư có ít nhất là 1 nhân viên y tế (toàn quốc là 85%
số thôn bản có nhân viên y tế), 97% y tế thôn, khu dân cư được trả phụ cấp theo
Quyết định 75/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Số lượng cán bộ y tế có trình độ đại học trở lên trong những năm gần đây
cũng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2007 toàn tỉnh chỉ có 1.063 người có trình
độ đại học nhưng đã tăng lên 2.683 người vào năm 2014, số cán bộ có trình độ

sau đại học năm 2007 là 573 người và năm 2014 là 833 người.
(xem phụ lục 8).
Nhìn chung, tỷ lệ CBYT /vạn dân, bác sĩ/vạn dân và dược sĩ đa ̣i ho ̣c /vạn
dân của tỉnh Thanh Hoá đều thấp hơn so với mức trung bình cả nước . Phân bố
nhân lực y tế chưa hợp lý giữa các vùng, miền trong tỉnh; số lượng nhân lực có
trình độ chuyên môn cao, chuyên khoa sâu chủ yếu tập trung ở tuyến tỉnh và hệ
điều trị.
2.3. Lĩnh vực y tế dự phòng
Trong 5 năm qua, tình hình dịch bệnh tại Thanh Hóa diễn biến tương đối
phức tạp. Một số dịch bệnh mới nổi như: cúm A/H1N1, tay chân miệng… có xu
20


hướng gia tăng. Từ năm 2009-2014, trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra dịch nhưng đã
có 01 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1. Dịch tay chân miệng xuất hiện rải
rác trên địa bàn 14/27 huyện, thị với 2.564 trường hợp mắc. Nhờ làm tốt công
tác giám sát phòng chống dịch bệnh, các vùng có nguy cơ tiềm ẩn dịch được
kiểm soát chặt chẽ, chủ động xây dựng các phương án bao vây dập tắt từng loại
bệnh dịch, không để dịch lan rộng nên các dịch bệnh đều đã được kịp thời kiểm
soát, không để dịch lớn xảy ra, hạn chế tối đa số ca tử vong. Tình hình sốt rét ổn
định, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra dịch bệnh vì môi trường sinh thái
khu vực miền núi luôn là điều kiện rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt rét
phát triển. Bệnh sởi, tay chân miệng, rubella, dịch cúm A (H5N1) ở người, dịch
tiêu chảy cấp nguy hiểm được khống chế góp phần quan trọng trong việc ổn
định tình hình an ninh chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hoạt động y tế dự phòng, triển khai các chương trình MTYTQG một cách
tích cực và có hiệu quả. Đến nay kinh phí cho các chương trình mục tiêu Quốc
gia về Y tế bị cắt giảm đáng kể, nhiều chương trình kinh phí hoạt động chỉ còn
khoảng 40% so với năm 2013, mặt khác kinh phí đối ứng của địa phương còn
hạn hẹp, nhưng toàn ngành đã khắc phục khó khăn chủ động triển khai thực hiện

hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin hàng năm đạt trên 95%,
riêng năm 2014, tỷ lệ này chỉ đạt 86,5%. Tỷ lệ phụ nữ có thai tiêm phòng đủ 02
mũi uốn ván đạt trên 90%. Tỷ lệ trẻ em từ 6 - 60 tháng được uống vitamin A đạt
trên 96%. Các chiến dịch tiêm phòng cũng đã được triển khai theo đúng kế
hoạch. Trong nhiều năm qua, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra tai biến do tiêm
chủng và giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình TCMR
trong nhóm trẻ em.
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường hợp phần Y tế do WB tài
trợ được thực hiện đem lại hiệu quả cao, giám sát chất lượng nước đã được thực
hiện với sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng trong tỉnh. Trong năm
2014, số nhà tiêu hợp Vệ sinh xây mới tại hộ gia đình: 2572 nhà; Xây dựng mới
công trình nước và vệ sinh Trạm Y tế: 18 công trình; Xây dựng mới và cải tạo
công trình nước và vệ sinh trường học: 18 công trình.
Đẩy mạnh hoạt động chăm sóc quản lý thai nghén và làm mẹ an toàn nên
số mắc tai biến sản khoa thấp, góp phần giảm tỷ suất tử vong mẹ và tỷ suất tử
vong sơ sinh.
Chương trình làm mẹ an toàn, chăm sóc sơ sinh có những bước tiến rõ rệt;
có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, đoàn thể trong tỉnh nhằm đẩy
mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ có thai
và nuôi con bú; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được quan tâm đầu tư
mở rộng. Năm 2014, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi thể nhẹ cân ước còn
18,2%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi thể thấp còi ước còn 29,05%; số phụ
21


nữ sinh con tại các cơ sở y tế đạt 98,34% kế hoạch năm; số phụ nữ được khám
thai ≥ 3 lần trước sinh đạt 89,9% kế hoạch năm.
Chương trình Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng và Côn trùng tiếp tục
đạt chỉ tiêu 3 giảm, tình hình sốt rét ổn định, không có tử vong do sốt rét. Trong

năm 2014, giám sát dịch tễ 4.262 lượt, phát hiện mới 1.014 bệnh nhân mắc sốt
rét, giảm 37,1% so với cùng kỳ 2013; điều trị 2.606 lượt người mắc sốt rét, giảm
64,6% so với cùng kỳ năm 2013; số lam được xét nghiệm: 81.101 lam, trong đó
phát hiện 67 lam có ký sinh trùng sốt rét ngoại lai, giảm 30,9% so với cùng kỳ
năm 2013.
Chương trình Phòng chống lao tiếp tục được duy trì chặt chẽ ở các xã,
phường, thị trấn. Trong năm tổ chức khám sàng lọc trong cộng đồng, phát hiện
3.324 bệnh nhân mắc lao mọi thể, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2013; 1.629
bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới, giảm 5,8% so cùng kỳ năm 2013; tỷ lệ bệnh
nhân lao phổi AFB(+) được điều trị khỏi đạt 91,5%. Tỷ lệ mắc lao các
thể/100.000 dân là 90,9.
Chương trình Chăm sóc sức khỏe Tâm thần tại cộng đồng được triển khai
tại 120 xã, phường. Công tác quản lý và điều trị bệnh nhân thực hiện tốt, không
có bệnh nhân bỏ điều trị. Tỷ lệ lưu hành bệnh nhân phong trên 10.000 dân là
0,52. Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân phong mới trên 100.000 dân là 0,03. 100% bệnh
nhân phong được quản lý điều trị và được hướng dẫn chăm sóc tàn tật.
Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường, kết hợp quân dân y,
phòng chống bệnh Phong, lao, tâm thần, đái tháo đường, tăng huyết áp, Ung thư,
y tế học đường, hiến máu nhân đạo đang được triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
Dịch HIV/AIDS của Thanh Hóa vẫn đang trong giai đoạn tập trung; các
ca nhiễm HIV phát hiện chủ yếu trong nhóm nghiện chích ma túy 65.68 %;
nhóm tuổi 20-39 tuổi 87%; chủ yếu tập trung ở nam giới 80.21%, nữ chỉ chiếm
19.79%. Theo số liệu của ngành công an và chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội
số người nghiện chích ma túy vẫn có chiều hướng gia tăng. Hiện nay, công tác
phòng chống HIV/AIDS tiếp tục được đẩy mạnh. Việc triển khai chương trình
tiếp cận cộng đồng được giám sát chặt chẽ, tổ chức duy trì phòng chống lây
nhiễm nghiêm ngặt, các đơn vị máu trước khi đưa vào sử dụng được giám sát
sàng lọc triệt để. Số người nhiễm HIV tích luỹ tăng từ 4.890 ca (2010) lên 6.450
người (2013). Lũy tích số người tử vong do HIV/AIDS đến 2012 là 1.060 người.
Số người nhiễm HIV mới được phát hiện đã giảm dần qua các năm song chưa

bền vững. Hậu quả của sự gia tăng nhanh số người nhiễm HIV trong thập kỷ qua
sẽ dẫn đến số bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc, điều trị ngày càng nhiều vào
những năm tới. Trong khi, nguồn kinh phí chi cho hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS chủ yếu từ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế lại đang bị cắt giảm
mạnh. Điều này cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho hệ thống y tế nói
chung và chương trình phòng, chống HIV/AIDS nói riêng.
22


Công tác kiểm dịch y tế biên giới: Đã kiện toàn Tổ kiểm dịch biên giới tại
Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo đồng thời lắp đặt 01 máy theo dõi thân nhiệt từ xa
giám sát dịch cúm AH5N1, H7N9 và Ebola; thành lập Tổ kiểm dịch tại Cửa
khẩu Quốc gia Tén Tằn do Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đảm nhiệm; tham
gia kiểm dịch tại Cảng Lễ môn, Khu kinh tế Nghi Sơn.
Các chương trình dự án như: y tế học đường, chăm sóc người cao tuổi,
quân dân y, chăm sóc trẻ sơ sinh, sàng lọc tim bẩm sinh, tăng huyết áp, ung
thư… hoạt động mang lại hiệu quả cao. Các chỉ tiêu phòng chống bệnh tâm
thần, thiếu iốt, mù lòa, đái tháo đường,…đạt > 97% kế hoạch năm.
2.4. Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về VSATTP; thanh tra, kiểm
tra VSATTP được thực hiện thường xuyên và đột xuất theo quy định của pháp
luật. Trong 5 năm gần đây tình trạng ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh có
chiều hướng giảm, đặc biệt các vụ ngộ độc thực phẩm có đông người mắc và
không có tử vong do ngộ độc thực phẩm.
(Xem phụ lục 9)
2.5. Lĩnh vực khám chữa bệnh và phục hồi chức năng
Mạng lưới KCB công lập toàn tỉnh bao gồm 37 bệnh viện, trong đó có 12
BV tuyến tỉnh (năm 2014 bệnh viện Đa khoa huyện Tĩnh Gia được nâng cấp trở
thành bệnh viện Đa khoa khu vực Tĩnh Gia nâng tổng số các bệnh viện tuyến tỉnh
lên 12 đơn vị) và 25 BV tuyến huyện. Giường bệnh theo kế hoạch tăng thêm hàng

năm từ 5.720 giường năm 2010 lên 6.430 giường năm 2014, góp phần đáp ứng nhu
cầu khám bệnh và điều trị ngày một cao của nhân dân. Sở Y tế đang xây dựng đề
án thành lập bệnh viện đa khoa khu vực Hà Trung trên cơ sở nâng cấp bệnh viện đa
khoa huyện Hà Trung.
(Xem phụ lục 4)
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, do nhu cầu của người dân và nhu cầu phát
triển của bệnh viện, trong giai đoạn 2009-2014 có thành lập Trung tâm Ung
bướu và Trung tâm Thận lọc máu.
Các Trung tâm Giám định pháp y trong các BV được thực hiện theo
Quyết định 202/QĐ-UBND, bao gồm:
+ Trung tâm giám định pháp y (nằm trong BVĐK tỉnh)
+ Trung tâm giám định pháp y tâm thần (nằm trong Bệnh viện Tâm thần).
Các bệnh viện ngoài công lập hiện có 10 bệnh viện, trong đó có 7 bệnh viện
đa khoa với quy mô 911 giường bệnh và 3 bệnh viện chuyên khoa với quy mô 57
giường bệnh. Riêng trong năm 2014, thành lập mới 3 bệnh viện tư nhân bao
gồm: BV đa khoa Trí Đức Thành, BV đa khoa ACA Bỉm Sơn, BV đa khoa Phúc
Thịnh.
23


(Xem phụ lục 5)
 Áp dụng tiến bộ khoa học mới, nghiên cứu khoa học và phát huy sáng
kiến cải tiến kỹ thuật vào KCB.
Một số bệnh viện chủ động liên kết, phối hợp với các bệnh viện tuyến trên
trong triển khai các kỹ thuật mới, kỹ thuật vượt tuyến thông qua các hoạt động
thực hiện Đề án 1816, Bệnh viện vệ tinh, Đề án 47, hoạt động chỉ đạo tuyến... để
mở rộng phạm vi hoạt động chuyên môn và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân, giảm được tỉ lệ bệnh nhân chuyển tuyến, giảm chi phí cho người bệnh
và giảm thâm hụt quỹ BHYT.
Trong giai đoạn 2009-2014, các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện đã

áp dụng hàng trăm kỹ thuật mới vào khám, điều trị góp phần quan trọng vào
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm tải cho tuyến trên.
Hoạt động khám chữa bệnh có bước phát triển vượt bậc, trên 300 kỹ thuật
cao về lâm sàng và cận lâm sàng được triển khai áp dụng: Thụ tinh trong ống
nghiệm tại bệnh viện Phụ Sản; mổ tim hở, mổ dị tật bẩm sinh tại bệnh viện Nhi;
phẫu thuật thay chỏm xương đùi, mổ sọ não … tại Bệnh viện đa khoa tỉnh; Phẫu
thuật nội soi ổ bụng, tiết niệu, lồng ngực, đặt máy tạo nhịp tim ngoài cơ thể tạm
thời, đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, phẫu thuật vi phẫu nội soi trong tai mũi
họng, phẫu thuật cắt khối tá tụy, phẫu thuật cắt gan không điển hình, phẫu thuật
thay khớp háng một phần hay toàn bộ, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật bắc cầu
động - tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo (FVA), phẫu thuật trĩ bằng phương pháp
Logo; kỹ thuật chụp CT-Scaner, chụp MRI, xét nghiệm miễn dịch, hormone,
siêu âm màu 4D, xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư bằng các xét nghiệm Tumor
marker, sinh thiết lạnh tức thì, xét nghiệm: nội tiết, độc chất, dị ứng thuốc và
chất gây nghiện, khí máu, điện giải đồ, đông máy toàn bộ, đo nồng độ cồn trong
máu, triết tách khối tiểu cầu; chụp CT 128 lát cắt, hệ thống xét nghiệm đa năng
Cobas 8000, điều trị ung thư bằng sóng siêu âm cao tần HIFU, phẫu thuật nội
soi cắt tử cung, mổ cắt tử cung qua đường âm đạo và mổ sa sinh dục theo
phương pháp crossel, đặt bít dù ống thông động mạch, tiêm toxin điều trị trẻ bại
não thể co cứng,.. được thực hiện ở các bệnh viện tuyến tỉnh, siêu âm màu 4D
đang trở nên phổ biến ở bệnh viện tuyến huyện. Một số phương pháp thăm
khám nội soi tiêu hoá, nội soi TMH… được áp dụng rộng rãi tại bệnh viện
huyện. Hoạt động liên doanh, liên kết được mở rộng và phát triển.

24


 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về KCB
- Giai đoạn 2009-2014, công suất sử dụng giường bệnh hàng năm đều ở
mức cao, trên 138%.

- Số lượt khám bệnh từ 2.521.103 lượt năm 2009 tăng lên 3.020.449 lượt
năm 2014.
- Số lượt người bệnh điều trị nội trú từ 369.968 lượt năm 2009 tăng lên
552.029 lượt năm 2014.
- Các chỉ tiêu về phẫu thuật, xét nghiệm, xquang, siêu âm, nội soi đều đạt
và vượt chỉ tiêu giao.
(Xem phụ lục 10)
2.6. Y học cổ truyền
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh: Là bệnh viện chuyên khoa hạng II với
170 giường bệnh. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của bệnh viện đang từng bước
đươ ̣c đầ u tư , nâng cấ p hiê ̣n đa ̣i và đồ ng bô ̣ ; nguồn nhân lực cũng đang tiếp tục
được nâng cao về trình độ chuyên môn. Hiện tại, bệnh viện đã được đầu tư xây
mới nhà điều trị 5 tầng với diện tích xây dựng 708 m2. Diện tích sàn sử dụng:
3.955m2 đã được trang bị một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất
thuốc, chẩn đoán và điều trị.
Khoa YHCT trong các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện: Trong
những năm gần đây, các bệnh viện Đa khoa trên địa bàn đã chú trọng hơn đến
khám, chữa bệnh bằng YHCT thông qua việc đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại
và đào tạo nhân lực về YHCT. Hiện nay, có 27 bệnh viện Đa khoa, chuyên khoa
tuyến tỉnh/huyện đã thành lập được khoa Y học cổ truyền và 4 bệnh viện thành
lập tổ YHCT với tổng số 737 giường bệnh.
Khối bệnh viện ngoài công lập hiện tại đã có 3 bệnh viện thành lập khoa
YHCT hoặc YHCT-PHCN (Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, Bệnh viện Đa khoa
Trí Đức Thành, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh).
Hoạt động khám, chữa bệnh bằng YHCT tại các cơ sở y tế tuyến xã cũng
đã bước đầu được coi trọng, đã có sự phối kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y
học hiện đại trong khám, chữa bệnh tại các trạm y tế. Tuy nhiên khám, chữa
bệnh bằng YHCT tại các trạm y tế hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc khám, kê đơn
thuốc điều trị có sử dụng kết hợp một số chế phẩm thuốc có nguồn gốc từ thảo
dược hoặc hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc nam sẵn có tại nhà để chữa một

số bệnh thông thường.
Chất lượng cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh nói chung và dịch vụ
khám, chữa bệnh bằng YHCT nói riêng không ngừng được nâng lên , thu hút
bệnh nhân đến khám và điều trị bằng YHCT tại các cơ sở y tế công lập
. Tuy
25


×