Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phân tích các tương tác khi sử dụng đồng thời các thuốc corticoid và thuốc lợi tiểu Đưa ra những lời khuyên gì khi sử dụng corticoid chung với thuốc lợi tiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 15 trang )

Câu 6. Phân tích các tương tác khi sử dụng đồng thời các thuốc corticoid và thuốc lợi tiểu
(furocemid, hydrochlorothiazide, các dược liệu Râu mèo, Râu bắp, Rễ tranh). Đưa ra những lời khuyên
gì khi sử dụng corticoid chung với thuốc lợi tiểu.

LỜI DẪN

DANH SÁCH TỔ 1
1. NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
2. LÂM NGỌC BÍCH
3. LÊ THỊ MỸ DUNG
4. NGUYỄN VĂN HÀ
5. TRẦN NGỌC THIÊN HƯƠNG

Soạn
phần
corticoid

6. TRẦN BỬU HUY
7. VÕ VĂN LONG
8. NGUYỄN THỊ HÙYNH MAI
9. LÊ KIỀU NGUYỆT MINH
10. VĂN TRẤN PHIÊN
11. NGUYỄN VĂN THẮNG

Soạn
phần
nhóm
thuốc
lợi tiểu

12. MÃ THANH TRANG


13. NGUYỄN THÀNH TRUNG
14. PHAN THÀNH TÀI ( chủ biên)
15. NGUYỄN KIM VƯỢNG

Tổng hợp
tương tác,
đưa ra lời
khuyên, in
và nộp

Khoa học ngày càng tiến bộ
thì song song đó sự tác hại đến môi
trường sống của con người ngày
càng được báo động và từ đó cũng
góp phần ảnh hưởng không tốt đến
sức khỏe của con người,từ những
thực tế cho chúng ta thấy trong
những thập niên gần đây giới y khoa
đã đi sâu vào cơ chế sinh bệnh mà từ
đó giúp cho thầy thuốc có thể điều trị
bệnh một cách khoa học và cụ thể
hơn.Trong vô số những thành quả đó
nay chúng em xin được mạn phép đề
cập đến hai vấn đề cũng được xem
như là thường gặp trong cuộc sống
con người đó là : sự tương tác của
thuốc Corticoid với nhóm thuốc lợi
tiểu từ đó đưa có những lời khuyên
khi mà phải sử dụng hai loại thuốc
trên cùng lúc.

Vì kiến thức có hạn cũng như
lời văn còn hạn chế nên nhóm chúng
em chân thành cảm ơn cô bỏ qua
những thiếu xót và mong sự góp ý
của cô để nội dung của chúng em
thêm được tốt hơn.

Tp HCM, Ngày tháng
năm 2011
Đã thống nhất ý kiến
Tổ 1

1


NỘI DUNG:
A. TÁC DỤNG CỦA CORTICOID:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

NGUỒN GỐC:
DƯỢC LỰC HỌC
TÁC DỤNG
HẤP THU

THẢI TRỪ
CHỈ ĐỊNH
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
TÁC DỤNG PHỤ

B. TÁC DỤNG CỦA THUỐC LỢI TIỂU: NHÓM THUỐC
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

NGUỒN GỐC:
DƯỢC LỰC HỌC
TÁC DỤNG
HẤP THU
THẢI TRỪ
CHỈ ĐỊNH
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
TÁC DỤNG PHỤ

C. PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG TÁC HAI THUỐC KHI SỬ DỤNG CHUNG
D. NHỮNG LƯU Ý HAY LỜI KHUYÊN
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
o DƯỢC LÝ HỌC TẬP
o CÂY THUỐC VIỆT NAM
o MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH



2

HỌA

ĐƯỢC

TẢI

TỪ

TRANG

WEB:


NỘI DUNG
A. NHÓM THUỐC CORTICOID:
1. Nguồn gốc:
Vỏ thượng thận có 3 vùng sản xuất hormon:
- Vùng cuộn ở phía ngoài, sản xuất hormon điều hòa thăng bằng điện giải
(mineralocorticoid), đại diện là aldosteron, chịu sự kiểm tra chính của hệ renin angiotensin.
- Vùng bó và vùng lưới ở phía trong, sản xuất hormon điều hòa glucose
(glucocorticoid - hydrocortison hay cortisol) và androgen, chịu sự kiểm tra chính
của ACTH tuyến yên.
2. Dược lực học:
2.1 Tác dụng lên chuyển hóa:
2.1.1 Chuyển hóa Glucide:
- Thúc đẩy tạo glucose từ protid

- Tập trung thêm glucogen ở gan
- Giảm sử dụng glucose ở các mô
 Tăng glucose máu  nặng thêm ở bệnh nhân bị tiểu đường
2.1.2 Chuyển hóa Protid:
- Làm giảm nhập acid amin vào tế bào,tăng acid min vào tuần hòan  teo cơ, mắt
thăng bằng Nitơ
- Tăng dị hóa Protid  mô liên kết kém bền vững, mô lympho bị teo,xương bị thưa
do teo các thảm mô liên kết  dễ gãy xương,dễ lùn,hoại tử xương vô khuẩn.
2.1.3 Chuyển hóa Lipip:
- Hủy lipid trong tế bào mỡ,làm tăng acid béo tự do,phân bố lại lipid trong cơ thể
mỡ động nhiều ở mặt,cổ,nửa thân trên  các chi và nửa thân dưới bị teo lại ( Hội
chứng Cushing)
2.1.4 Chuyển hóa nước và điện giải:
- Tăng tái hấp thu Na+ và nước tại ống thận  phù và tăng huyết áp
- Tăng thải K+, H+  giảm K+, H+
- Tăng thải Ca2+ qua thận, giảm hấp thu Ca2+ ở ruột  cường cận giáp trạng 
xương bị thưa, trẻ chậm lớn.
2.2 Trên các cơ quan và mô:
- Kích thích thần kinh trung ương  lạc quan
- Kích thích lên vùng dưới đồi  thèm ăn
- Tăng đông máu,tăng số lượng Hồng cầu,Bạch cầu,Tiểu cầu
- Giảm số lượng Tế bào Lympho do hủy cơ quan Lympho
- Tăng tiết dịch vị và pepsin, giảm sản xuất chất nhầy,giảm tổng hợp Prostaglandin
E1,E2,  Viêm lóet dạ dày
- Ức chế cấu tạo nguyên bào sợi và ức chế mô hạt  chậm lên sẹo vết thương

3


3. Tác Dụng:

3.1 Chống viêm: tác dụng lên nhiều giai đoạn của quá trình viêm,không phụ thuộc vào
nguyên nhân:
- ức chế mạnh sự di chuyển của Bạch cầu về ổ viêm
- Làm giảm sản xuất và giảm hoạt tính của các chất trung gian (
histamine,serotonin,Bradykinin,…)
- Ức chế các enzyme tiêu thể,các gốc tự do,các yếu tố hóa hướng động,các chất hoạt
hóa Flasminogen,collagen,eslastase
- Giảm hoạt động thực bào của đại thực bào,Bạch cầu đa nhân,giảm sản xuất các
cytokine
3.2 Chống dị ứng:
- Ức chế Phosphalipase C  phong tỏa giải phóng hóa chất trung gian của phản ứng
dị ứng
- Ức chế sự hoạt hóa của IgE gắn trên các dưỡng bào
3.3 Ức chế miễn dịch: có tác dụng chủ yếu trên miễn dịch tế bào
- Ức chế tăng sinh các Tế bào Lympho T
- Giảm hoạt tính gây độc tế bào của Lympho T
- Ức chế sản xuất TNF (yếu tố hoại tử u),Interferon  giảm hoạt tính diệt khuẩn,gây
độc tế bào và nhận dạng kháng nguyên của đại thực bào
- Ức chế tăng sinh  tác dụng tốt trong bệnh Bạch cầu Lympho cấp,bệnh Kodgkin.
4. Hấp thu:
- hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, t 1/2 huyết tương khoảng từ 90 – 300 phút.
Trong huyết tương, cortisol gắn với transcortin (90%) và với albumin (6%).
Cortisol bị chuyển hóa chủ yếu ở gan bằng khử đường nối 4 - 5 và khử ceton ở vị trí
3
5. Thải trừ:
- Qua thận dưới dạng sulfo- và glycuro- hợp
6. Chỉ định:
6.1 Chỉ định bắt buộc:
- Suy thượng thận cấp
- Suy thượng thận mạn (bệnh Addison)

6.2 Chỉ định thông thường * chống viêm và ức chế miễn dịch * :
- Viêm khớp,Viêm khớp dạng thấp:
 Thời gian kéo dài hàng năm,
 Liều : Prednisolone: 10mg/ngày
- Thấp tim:
 Dùng corticoid khi Salicylat không có tác dụng
 Liều : Prednisolone: 40mg/ngày
 Nên phối hợp với Salicylat
- Các bệnh thận:
 Hội chứng thận hư và lupus ban đỏ:

4


o Liều : Prednisolone: 60mg/ngày x 3- 4 tuần
(Trẻ em : Prednisolone: 2mg/kg/ngày)
o Liều duy trì: 3 ngày / tuần kéo dài hàng năm
- Các bệnh dây hồ:
 Viêm nhiều cơ,viêm nút quanh mạch,viêm đau nhiều cơ do thấp
o Liều : Prednisolone: 1mg/kg/ngày giảm liều dân
 Lupus ban đỏ tòan thân: Prednisolone: 1mg/kg/ngày
- Bệnh dị ứng: như sốc phản vệ, hen phế quản
- Bệnh ngòai da:
 Vẩy nến
 Bệnh da có tăng sinh tế bào
7. Chống chỉ định:
- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm chưa điều trị đặc hiệu
- Lóet dạ dày tá tràng
- Lõang xương
- Viêm gan siêu vi

- Thạn trong trong tiểu đường và tăng huyết áp
8. Tác dụng phụ:
- Tăng cân do giữ natri, đào thải kali gây béo bệu, mặt tròn như mặt trăng.
- Làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.
- Chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.
- Làm thoái biến protid nên dễ gây teo cơ.
- Làm xương xốp do giảm hấp thu calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương.
- Làm loét dạ dày - tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.
- Ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Làm tăng tiết mồ hôi, co giật, tăng áp lực nội sọ, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác, vui
vẻ thái quá, tăng nhãn áp.
- Trứng cá, rậm lông.
- Hoại tử xương vô trùng: thường ở đầu xương đùi.
 Những điều lưu ý khi dùng thuốc:
o Ăn nhạt hoặc tương đối nhạt
o Liều duy nhất vào 8 giờ sáng ( nếu liều cao 2/3 vào buổi sáng,1/3 vào buổi chiều)
o Tìm liều tối thiểu có tác dụng
o Kiểm tra định kỳ nước tiểu,Huyết áp,đường máu, Kali máu
o Phối hợp: tăng liều Insulin trong đái tháo đường,kháng sinh nếu nhiễm khuẩn
o Chế độ ăn: nhiều protein,cali,kali; ít muối đường, lipit ;
o Có thể dùng thêm Vitamin D
o Sau dùng liều cao kéo dài không nên ngưng thuốc đột ngột ( bệnh nhân có thể bị tử vong
do suy thượng thận cấp)

5


MỘT SỐ CHẾ PHẨM CỦA CORTICOID

6



B. NHÓM THUỐC LỢI TIỂU
Đại Cương:
- Tất cả các chất làm tăng khối lượng nước tiểu đều được coi là có tác dụng lợi niệu (uống
nước nhiều làm đái nhiều). Song nếu chỉ như vậy thì không giải quyết được phù, là tình
trạng ứ đọng Na+ ở dịch ngoài tế bào. Cho nên thuốc lợi niệu phải là thuốc làm tăng thải
trừ Na+, kèm theo là thải trừ nước lấy từ dịch ngoài tế bào.
- Ngoài tác dụng ức chế chọn lọc tái hấp thu Na+, các thuốc lợi niệu còn có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến sự bài xuất của một số điện giải hoặc các chất khác: K+, Cl-, HCO3, acid uric... và gây ra các rối loạn khi dùng kéo dài.
- Thuốc lợi niệu thường tác dụng ở một vị trí nhất định của ống thận, làm thay đổi thành
phần ion của nước tiểu trong lòng ống thậ n. Sự thay đổi đó sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp gây
ra các phản ứng trong sự vận chuyển các ion và nước ở các phần khác, và sẽ là nguyên
nhân của các rối loạn điện giải, thăng bằng acid - base của thuốc. Để tiện theo dõi lâm sàng
khi dùng thuốc lợi niệu kéo d ài, ta chia thành 2 nhóm lớn:
 Thuốc lợi niệu làm giảm K+ máu (tăng thải trừ K+)
 Thuốc lợi niệu giữ K+ máu (giảm thải trừ K+)
- Trong phần tiểu luận này chúng em đề cập đến nhóm thuốc lợi niệu làm giảm K+ máu đó
là nhóm Thiazid có chế phẩm là Hydrochlorothiazide,và nhóm thuốc lợi niệu mạnh hơn tác
dụng mạnh hơn đó là Furosemid ngòai ra chúng em đề cặp đến một số thảo dược có tác
dụng lợi niệu như là Râu mèo, Râu bắp, Rễ tranh. Sau đây là nội dung cụ thể:
1. Thuốc lợi niệu làm giảm K+:
1.1. Nhóm Thiazid: Hydrochlorothiazide
1.1.1. Nguồn gốc
- Trong phân tử có 2 nhóm sulfonamid ( -SO2NH2), 1 tự do và 1 nằm trong dị vòng.
1.1.2. Tác dụng và cơ chế
- Tác dụng ức chế CA (Thuốc phong toả carbonic anhydrase ) kém acetazolamid (Diamox),
nhưng tác dụng lợi niệu lại nhanh hơn vì vậy còn có những tác dụng khác mà cơ chế còn
chưa hoàn toàn biết rõ. Là thuốc tác dụng trực tiếp trên thận, tiêm vào 1 thận thì gây lợi
niệu chỉ cho thận đó (tuy nhiên chưa tìm thấy receptor hay enzym đặc hiệu).

- Thiazid ức chế tái hấp thu Na+ và kèm theo là cả Cl- (vị trí đồng vận chuyển) ở đoạn pha
loãng (phần cuối của nhánh lên quai Henle và phần đầu của ống lượn xa), thải trừ Na+ và
Cl- với số lượng gần ngang nhau nên còn gọi là thuốc lợi niệu thải trừ muối (saluretics).
- Khoảng 5- 10% Na+ lọc qua cầu thận bị thải trừ nên thuộc loại thuốc có tác dụng lợi niệu
trung bình.
- Thuốc có tác dụng ở cả môi trường acid và base.
- Làm tăng thải trừ K+, theo 2 cơ chế: một phầ n do thuốc ức chế enzym CA, làm giảm bài
tiết ion H+ nên tăng thải K+ (cơ chế thải trừ tranh chấp ở ống lượn xa); một phần do ức chế
tái hấp thu Na+ làm đậm độ Na+ tăng cao ở ống lượn xa, gây phản ứng bù trừ bài xuất K+
để kéo Na+ lại.
- Không làm tăng thải trừ bicarbonat nên không gây acid máu.

7


-

Làm giảm bài tiết acid uric qua ống thận nên có thể làm nặng thêm bệnh gut. Các thiazid
được thải trừ qua hệ thải trừ acid hữu cơ của ống thận nên tranh chấp một phần với thải trừ
acid uric qua hệ này.
- Dùng lâu, làm giảm calci niệu do làm tăng tái hấp thu Ca++ ở ống lượn gần và cả xa nên có
thể dùng để dự phòng sỏi thận. Tuy nhiên, hiếm khi gặp tăng calci máu do thiazid vì có thể
có các cơ chế bù trừ khác.
- Làm hạ huyết áp trên những bệnh nhân bị tăng huyết áp vì ngoài tác dụng làm tăng thải trừ
muối, các thuốc còn ức chế tại chỗ tác dụng của thuốc co mạch trên thành mạch, như
vasopressin, noradrenalin. Mặt khác, do lượng Na + của mô thành mạch giảm nên dịch
gian bào của thành mạch cũng giảm, làm lòng mạch rộng ra , do đó sức cản ngoại vi giảm
xuống (huyết áp tối thiểu hạ).
1.1.3. Chỉ định
- Phù các loại: tim, gan, thận, có thể gây thiếu máu thai và teo thai, không dùng cho phù và

tăng huyết áp khi có thai. Có thể dùng cho phù tim, gan, thận ở người có thai.
- Tăng huyết áp: dùng riêng hoặc dùng cùng với các thuốc hạ áp khác, vì có tác dụng hiệp
đồng.
- Tăng calci niệu không rõ nguyên nhân dễ dẫn đến sỏi niệu.
1.1.4. Chống chỉ định hoặc dùng thận trọng
- Trạng thái giảm kali - máu trên bệnh nhân bị xơ gan (vì dễ l àm xuất hiện hôn mê gan),
trên bệnh nhân đang điều trị bằng digital (sẽ làm tăng độc tính của digital). Khắc phục
bằng uống KCl 1 - 3 g một ngày.
- Bệnh gut: do thiazid làm tăng acid uric máu
- Suy thận, suy gan, không dung nạp sulfamid (gây bệnh não do gan ).
1.1.5. Tác dụng phụ
- Khi dùng lâu, thuốc có thể gây các tai biến sau:
- Rối loạn điện giải: hạ Na+ và K+ máu (theo cơ chế đã trình bày ở trên), gây mệt mỏi, chán
ăn, nhức đầu, buồn nôn, chuột rút.
- Tăng acid uric máu gây ra các cơn đau của bệnh gut. Điều trị bằng probenecid.
- Làm nặng thêm đái đường tụy. Cơ chế chưa rõ.
- Một số tác giả thấy thiazid ức chế giải phóng insulin và làm tăng bài tiết catecholamin đều
dẫn tới tăng đường huyết.
- Làm tăng cholesterol và LDL máu khoảng 5 - 15%. Tuy nhiên khi dùng ké o dài thì cả 2
mức lại trở về bình thường.
- Một số biểu hiện dị ứng hoặc không chịu thuốc.

8


MỘT SỐ CHẾ PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG

1.2. Thuốc lợi niệu tác dụng mạnh hay thuốc lợi niệu "quai" ("loop diuretics")
1.2.1. Bản chất
- Đó là nhóm thuốc có tác dụng rất mạnh so với các thuốc lợi niệu đã biết và vị trí tác dụng

là ở đoạn phình to của nhánh lên quai Henle. Đoạn này có quá trình tái hấp thu tới 35%
lượng Na+ và Cl- của nước tiểu ban đầu. Thuốc tiêu biểu là furosemid và acid ethacrynic.
1.2.2. Tác dụng và cơ chế
- Ức chế cơ chế cùng vận chuyển (cotransport mechanism) của 1Na +, 1K+ và 2 Cl- ở đoạn
phình to của nhánh lên quai Henle. Vì vậy làm tăng thải trừ Na +, Cl- (gần ngang nhau) và
K+ (ít hơn thiazid).
- Furosemid và bumetanid còn có cả tác dụng ức chế carbonic anhydrase do trong công thức
cũng có gốc sulfonamid. Nhưng tác dụng này chỉ rất yếu.
- Tuy có làm tăng thải trừ ion H +, nhưng pH nước tiểu ít thay đổi vì tác dụng ức chế
carbonic anhydrase đã bù trừ lại.
- Các thuốc nhóm này làm tăng thải trừ Ca ++ và cả Mg++, trái với tác dụng của thiazid, vì
vậy có thể dùng điều trị tăng calci máu triệu chứng. Vì Ca++ còn được tái hấp thu ở ống
lượn nên thường chỉ thấy hạ Mg ++ máu khi dùng lâu.
- Kết quả là các thuốc lợi niệu "quai" có thể làm thải trừ tới 30% số lượng nước tiểu lọc qua
cầu thận, vượt quá số lượng nước tái hấp thu của quai Henle, cho nên có thể còn có một số
cơ chế phụ ức chế tái hấp thu ở ống lượn gần. Hiện là thuốc có tác dụng lợi niệu mạnh
nhất.
1.2.3. Chỉ định
- Như nhóm thiazid:

9


 Phù các loại: tim, gan, thận, có thể gây thiếu máu thai và teo thai, không
dùng cho phù và tăng huyết áp khi có thai. Có thể dùng cho phù tim, gan,
thận ở người có thai.
 Tăng huyết áp: dùng riêng hoặc dùng cùng với các thuốc hạ áp khác, vì có
tác dụng hiệp đồng.
 Tăng calci niệu không rõ nguyên nhân dễ dẫn đến sỏi niệu.
- Vì có tác dụng nhanh nên còn được dùng trong cấp cứu: cơn phù nặng, phù phổi cấp, cơn

tăng huyết áp, tăng calci huy ết cấp tính.
1.2.4. Tác dụng phụ
- Do thải trừ quá nhanh nước và điện giải nên có thể gây mệt mỏi, chuột rút, tiền hôn mê
gan, hạ huyết áp.
- Giống nhóm thiazid, có thể gặp tăng acid uric máu, tăng đường máu.
- Dùng lâu, do tăng thải trừ Cl -, K+ và H+ nên có thể gây nhiễm base giảm Cl -, hoặc
nhiễm base giảm K+.
- Do làm tăng thải trừ Mg ++ và Ca++ nên có thể gây hạ Mg ++ máu (dễ gây loạn nhịp tim)
và hạ Ca++ máu (hiếm khi dẫn đến tétani)
- Những biểu hiện khác có thể gặp: rối loạn tiêu hóa (có khi là chảy máu), giảm số lượng
hồng bạch cầu, rối loạn chức phận gan thận, sẩn da, tê bì.
- Duy nhất với nhóm này là độc tính với dây VIII, có thể gây điếc tai do rối loạn ion trong
nội dịch hoặc do đặc ứng. Vì vậy không nên dùng cùng với kháng sinh nhóm aminosid.

MỘT SỐ CHẾ PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG

10


2. MỘT SỐ THUỐC ĐÔNG Y: Râu mèo, Râu bắp, Rễ tranh
2.1. Râu ngô:
2.1.1. Thành Phần Hoá Học:
Trong râu ngô có các chất Xitosterol, Sti-gmasterol, chất dầu, tinh
dầu, saponin, glu-cozit đắng, vitamin C, vitamin K, chất nhầy và một số
chất khác.
1g râu ngô chứa tới 1600 đơn vị sinh lý viatmin K.
Tỷ lệ muối kali trong râu ngô cũng cao: 20g râu ngô phơi khô chứa 0,028g
canxi và 0,532g kali.
2.1.2. Tác Dụng Dược Lý:
1. Râu ngô làm tăng lượng nước tiểu từ 3 đến 5 lần.

2. Râu ngô uống vào làm tăng sự bài tiết của mật, nước mật lỏng hơn và tỷ trọng nước mật
giảm đi, lượng Bilirubin trong máu cũng giảm. Lượng Prothrombin trong máu tăng lên và
do đó làm máu chóng đông.
2.1.3. Công Dụng Và Liều Dùng:
Râu ngô là một vị thuốc dùng trong nhân dân từ lâu. Hiện nay khoa học đã chứng minh kinh
nghiệm cổ truyền đó và được áp dụng trong các bệnh sau đây:
1. Viêm túi mật, Viêm gan với hiện tượng trở ngại bài tiết mật. Có thể phối hợp với Vitamin K để
làm thuốc cầm máu.
2. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, dùng trong các bệnh về tim,đau thận, tê thấp, sỏi thận.
 Dùng dưới hình thức thuốc pha hoặc chế thành cao lỏng. Ngày uống 10-20g râu ngô.
 Có thể tự chế như sau:
 Cần 10g râu ngô, cắt nhỏ, cho vào bát nước 200ml đun sôi, để nguội mà uống. Cứ 3-4 giờ
uống 1-3 thìa xúp.
 Nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ 20g. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-40 giọt trước
bữa ăn.

11


2.2. Cỏ tranh, rễ tranh.
2.2.1. Tên khoa học: Imperata cylindrica P. Beauv., họ Lúa (Poaceae).
Mô tả: Cây: Cây cỏ tranh là một cây cỏ sống lâu năm, thân rễ mọc bò lan dài sâu dưới đất, lá
mọc đứng, hẹp, dài cứng, gân lá ở giữa phát triển, mặt trên nháp, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc
dễ cứa đứt chân tay. Hoa tự hình chuỳ, máu trắng bông, gió thổi bay đi rất xa.
Dược liệu: Thân rễ hình trụ, dài 30-40 cm, đường kính 0,2 – 0,4 cm. Mặt ngoài trắng ngà hay
vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt, mỗi đốt dài 1 – 3,5 cm, trên các đốt còn sót
lại vết tích của lá vẩy và của rễ con. Dược liệu dai, dễ bẻ gẫy ở đốt, mặt bẻ có sợi. Mặt cắt
ngang gần hình tròn, mặt ngoài lồi lõm không đều, ở giữa thường rách nứt. Dưới ánh sáng
đèn tử ngoại 365 nm, phần tủy có phát quang màu xanh lơ, phần vỏ phát quang màu vàng
nhạt. Dược liệu không mùi, không vị, sau hơi ngọt.

2.2.2. Bộ phận dùng: Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ tranh (Imperata
cylindrica P. Beauv.), họ Lúa (Poaceae).
Phân bố: Cây mọc hoang nhiều nơi.
Thu hái: Thường thu hoạch vào mùa thu (tháng 10 - 11) và mùa
xuân (3-4). Đào lấy thân rễ, cắt bỏ phần trên cổ rễ, rửa sạch đất
cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, xong đem phơi khô và phân loại
to, nhỏ, buộc lai thành bó.
Thành phần hoá học: Rễ cỏ tranh chứa chất cylindrin, arundoin,
glucose, fructose, acid hữu cơ, muối khoáng.
Công năng: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu
Công dụng: Chữa sốt khát nước, hoàng đản, tiểu tiện ít, đái buốt,
đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 10 - 40g, dạng thuốc sắc.
Bào chế:
Bạch mao căn: Rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đọan phơi khô, sàng bỏ chất
vụn.
Mao căn thán: Lấy những dọan Bạch mao căn, cho vào nồi sao lửa mạnh
tới màu nâu đen, nhưng phải tồn tính, phun nước trong, lấy ra phơi khô

Kiêng kỵ: Người hư hỏa, không thực nhiệt, kiêng dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng.

12


2.3. CÂY RÂU MÈO Herba Orthosiphonis
2.3.1. Tên khác: Cây bông bạc.
2.3.2. Tên khoa học: Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae).
2.3.3. Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, cao 0.3 – 0.5m, có khi hơn. Thân mảnh cứng, hình vuông,
mọc đứng, thường có màu nâu tím, nhẵn hoặc có ít lông, ít phân cành. Lá mọc đối, hình
trứng, dài 4 – 6cm, rộng 2,5 – 4cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng to, gân lá

hơi nổi rõ ở mặt dưới; cuốn lá dài 3 – 4cm. Cụm hoa mọc thẳng ở ngọn thân và
đầu cành, dài 8 – 10cm, gồm 6 – 10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc hơi
tím; lá bắc nhỏ rụng sớm; dài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tõe ra ngoài;
tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2 cm, môi trên chia 3 thùy, môi dưới
nguyên; nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2 – 3 lần tràng, chỉ nhị mảnh, nhẵn; vòi nhụy dài
hơn nhị. Quả bế tư, nhỏ, nhẵn. Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.
2.3.4. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Orthosiphonis).
2.3.5. Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nước ta.
2.3.6. Thu hái: khi cây chưa có hoa, phơi khô.
2.3.7. Tác dụng dược lý:
Theo các tác giả Chow S.Y.Liao J.F (Đài Loan), dịch chiết từ râu mèo trên chó thí nghiệm
bằng đường tiêm truyền tính mạch vơi liều 18,8mg/kg/phút có tác dụng tăng cường bài tiết
nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl. Trên chuột nhắt trắng, râu mèo bằng đường tiêm
xoang bụng với liều 2 – 4g/kg làm giảm hoạt động vận động của chuột. Trên chó, bằng
đường tiêm truyền tĩnh mạch với liều 0.179g/kg có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm tần số
hô hấp. Dịch chiết bằng cồn của râu mèo trên chuột nhắt trắng bằng đường tiêm xoang bụng
có LD50 = 196g/kg.
Các tác giả G.A. Schut và J.H.Zwaving (Hà Lan) đã xác định tác dụng lợi tiểu của 2 flavon
sinensetin và 3-hydroxy-3,6,7,4 tetramethoxyflavon bằng đường tiêm tính mạch với liều
lượng 10g/kg, lượng nước tiểu thu được sau 140phút là 410mg, còn Sinensetin dùng cùng
liều trên, lượng nước tiểu thu được sau 160 phút là 614mg, trong khi đó ở lô chuột đối
chứng, sau 120phút, không thu được một lượng nước tiểu nào. Hai flavon trên cùng một liều
1mg/kg có so sánh với tác dụng của hydrochlorothiazid thấy tác dụng lợi tiểu yếu hơn và
xuất hiện chậm. Đồng thời, các tác giả cũng khẳng định 2 flavon trên với liều 10mg/kg trên
chuột cống trắng, không thể hiện tác dụng lợi mật. Xuất phát từ tác dụng điều trị viêm thận
của râu mèo, 2 tác giả trên đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm và tác dụng kháng
khuẩn của các flavon chiếc tách từ râu mèo. Kết quả cho thấy trên thí nghiệm gây viêm bằng
phương pháp cấy viên bông (cotton-pellet), sinensentin không thể hiện tác dụng chống viên.
Về tác dụng kháng khuẩn, đã nghiên cứu với các chủng Escherichia coli, Proteus mirabilis,
Pseudômnas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus là những chủng có thể gây

nhiễm đường tiết niệu, kết quả cho thấy cả 3 flovon sinensetin, tetramethylsutellarein và 3’ –
hydroxy -3, 6, 7, 4’ tetramethoxyflavon đều không có tác dụng kháng khuẩn với các chủng
đã nêu.

13


Về dược lý lâm sàn, theo các tác giả Ấn Độ, râu mèo rất có ích theo đều trị bệnh thận và phù
thũng.Trên bệnh nhân, râu mèo có tác dụng làm kềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất
orthosiphonin và muối kali trong dược liệu có tác dụng giữa cho acid uric và muối urat ở
dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận. Ở Thái
Lan, thí nghiệm trên những người tình nguyện khỏe mạnh, dịch râu mèo có tác dụng làm
tăng sự bài tiết citrat và oxalat; Oxalat với hàm lượng cao có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi
thận.
Ngoài ra, dịch chiết lá râu mèo có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng
tác dụng này không hằng định, cơ chế tác dụng có thể là do kích thích sự hình thành
glycogen ở gan. Các chất sinensetin và tetramethylscutellarein có tác dụng ức chế tế bào u
báng Ehrlich.
2.3.8. Thành phần hoá học: Bên cạnh các chất thông thường như muối kali (3%), β–sitosterol,
∂-amyrin, inositol, còn có glycosid orthosiphonin, nhiều hợp chất polyphenol và một tỷ lệ rất
thấp tinh dầu (0,02 – 0,06%). Polyphenol là thành phần có liên quan đến tác dụng trị liệu của
cây râu mèo và gồm: các phenylpropanoid (acid rosmarinic, acid dicafeytartric), các
flavonoid (dẫn xuất di, tri, tetra, pentametyl của sinensentin, salvigenin, eupatorin,
rhamnazin, cirsimaritin, scutellarein; các dẫn xuất metylen của luteolol và trimetyl apigenin).
Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen ( β – elemen, β – caryophylen, β –
selinen ∂ - guaien, ∂ - humulen và ∂ - cadinen). Trong hoa có 4% một dẫn xuất benzopyran
là metyl ripariochromen A.
2.3.9. Công năng: lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp.
2.3.10.Công dụng: Thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật, dùng trong bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm
túi mật.

2.3.11.Cách dùng, liều lượng: Ngày 5-6g bột dược liệu pha với nửa lít nước nóng, chia làm 2
lần, uống trước bữa ăn 15-30 phút. Thường uống 8 ngày lại nghỉ 2-4 ngày

14


C. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CORTICOID VÀ THUỐC LỢI TIỂU TỪ ĐÓ ĐƯA RA LỜI
KHUYÊN KHI DÙNG CHUNG
1. PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CORTICOID VÀ THUỐC LỢI TIỂU.
Corticoid là nhóm thuốc tăng tái hấp thu Na+ và nước do đó tăng giữ nước trong cơ thể còn nhóm
thuốc lợi tiểu thì tăng thải trừ Na+ nên khi nhóm thuốc lợi tiểu dùng chung thì nhóm thuốc lợi tiểu
sẽ điều trị hay ngăn được tác dụng phụ của Corticoid.
Để thấy rõ hơn tác dụng của hai thuốc ta sẽ so sánh qua bản sau:

Thuốc

Corticoid

Tác dụng lên Na+
Tác dụng lên K+,Ca++

Tăng tái hấp thu
Tăng thải trừ

Nhóm thuốc lợi tiểu
Thiazid
Furosemid
Tăng thải trừ
Tăng thải trử (mạnh)
Tăng thải trừ

Tăng thải trử

Qua bảng trên ta thấy Nhóm thuốc lợi tiểu phần nào giải quyết tác dụng phụ của corticoid nhưng
cả hai đều làm tăng thải K+ do đó nguy có mất K+, Ca++,máu tăng lên nhiều vì vậy khi dùng chung
ta phải lưu ý bổ sung K+ them vào cho bệnh nhận để không hạ K+ máu ảnh hưởng nhiều đến tim
mạch và nguy hiểm.
2. LỜI KHUYÊN:
- Hạn chế lạm dụng thuốc Corticoid kéo dài
- Khi có chỉ định phải dùng chung hai thuốc trên thì cẩn phải sung K+ cho bệnh nhân
- Cần theo dõi những biến chứng khác có thể có
- Có thể kết hợp thêm thuốc đông y trong lợi tiểu để bổ sung vi chất
- Khi dùng Corticoid thì cần lưu ý khi dùng sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ.

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !

15



×