Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại xã Hà Trì huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NÔNG HẢI ĐÔNG

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT TẠI
XÃ HÀ TRÌ, HUYỆN HÕA AN, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Duy Hải
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015




i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là việc hết sức cần thiết đối với mỗi sinh viên, nó chính là
cẩm nang, hành trang đi đến hết cuộc đời cho mỗi sinh viên trước khi ra trường đem
những kiến thức đã học ở trường về địa phương, nơi công tác để vận dụng vào thực
tiễn, góp một phần công thức của mình vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước.
Được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa môi trường
trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo
ThS. Nguyễn Duy Hải em tiến hành thức hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng
môi trường nước mặt tại xã Hà Trì, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng” .
Để hoàn thành bài khóa luận này Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo Th.s Nguyễn Duy Hải đã hướng dẫn chỉ bảo em tận tình và tạo mọi
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới các thầy cô giáo cán bộ khoa môi trường - trường đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và các cô chú, anh chị trong UBND xã Hà Trì đã tạo điều kiện để
em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp.
Với trình độ năng lực và thời gian có hạn của bản thân lần đầu tiên xây
dựng một khóa luận, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy cô giáo và các bạn để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày 20, tháng 5, năm 2015
Sinh viên
Nông Hải Đông


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê tài nguyên nước trên thế giới............................................... 11
Bảng 2.2 Chất lượng nước mặt trên thế giới. ....................................................... 12
Bảng 2.3. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong một số con sông nội thành ở Việt
Nam .............................................................................................................. 16
Bảng 3.1.Các điểm lấy mẫu trên địa bàn xã Hà Trì, huyện Hòa An tỉnh, Cao
Bằng. ............................................................................................................ 23
Bảng 3.2. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích ...................................................... 25
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại xã Hà Trì 2015 ................ 31
Bảng 4.3: Bảng thể hiện thông số NO3- và Fe tổng số của vùng nghiên cứu 2015 ..... 36
Bảng 4.4: Bảng thể hiện thông số TDS của vùng nghiên cứu 2015 .................... 36


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra thằng sông Thị Vải trong nhiều
năm. .............................................................................................................. 14
Hình 2.2: Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước...... 15
Hình 2.3: Đầu nguồn sông Hiến ........................................................................... 17
Hình 2.4: Kết quả phân tích nước sông Bằng Giang tại một số huyện, thị - So
sánh với Quy chuẩn Việt Nam ..................................................................... 19
Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn chỉ số PH của vùng nghiên cứu năm 2015 ............. 32
Hình 4.2: Biểu đồ biểu diễn chỉ số DO của vùng nghiên cứu năm 2015 ............ 33
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn chỉ số COD của vùng nghiên cứu năm 2015 .......... 34
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn chỉ số BOD5 của vùng nghiên cứu năm 2015 ........ 34
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn chỉ số CL- của vùng nghiên cứu năm 2015............ 35



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Dịch là

1

BOD5

Nhu cầu ô xi hóa trong 5 ngày

2

BVMT

Bảo vệ môi trường

4

COD

Nhu cầu ô xi hóa học

5


DO

Hàm lượng hóa hòa tan trong nước

6

ĐĐCT

Máy đo đa chỉ tiêu

7

KCN

Khu công nghiệp

8

KT - XH

Kinh tế - xã hội

9

PTN

Phòng thí nghiệm

10


QLMT

Quản lý môi trường

11

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

12

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

13

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

Ghi chú


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu ........................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu..........................................................................................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................4
2.1.2. Khái niệm các chỉ tiêu thông số đánh giá .....................................................5
2.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................10
2.3. Cơ sở thưc tiễn ...............................................................................................10
2.3.1. Các vấn đề môi trường nước mặt trên Thế Giới .........................................10
2.3.2. Tình hình về chất lượng môi trường nước mặt ở Việt Nam .......................13
2.3.3. Tình hình về chất lượng môi trường mặt tại xã Hà Trì, Huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng. ..............................................................................................................17

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .....................................................................21
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................21
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế- xã hội. ...............................................21
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại vùng nghiên cứu.
...............................................................................................................................21
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số nguồn tác động tới môi trường nước mặt
tại vùng nghiên cứu. ..............................................................................................21


vi

3.3.4. Đề xuất các biện pháp để cải thiện chất lượng môi trường nước mặt tại
vùng nghiên cứu. ...................................................................................................21

3.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................22
3.4.1. Phương pháp thu thập phân tích tài liệu cấp ...............................................22
3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát đo đạc ngoài thực địa ................................22
3.4.3. Phương pháp quan trắc lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ......22
3.4.4. Phương pháp kế thừa...................................................................................26
3.4.5 Phương pháp so sánh và đánh giá ................................................................26
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................26

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................27
4.1. Điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội của xã Hà Trì, huyện Hòa An, thành
phố Cao Bằng ........................................................................................................27
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................................27
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................29
4.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại vùng nghiên cứu. ..................31
4.2.1. Đánh giá chỉ số pH nước tại vùng nghiên cứu ............................................32
4.2.2. Đánh giá chỉ số DO của nước tại vùng nghiên cứu ....................................33
4.2.3. Đánh giá chỉ số COD của nước tại vùng nghiên cứu..................................33
4.2.4. Đánh giá chỉ số BOD5 của nước tại vùng nghiên cứu................................34
4.2.5. Đánh giá chỉ số Cl-, NO3- và Fe tổng số của nước tại vùng nghiên cứu ....35
4.2.6 Chỉ số TDS của vùng nghiên cứu năm 2015 ...............................................36
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số nguồn gây ô nhiễm nước tại vùng nghiên
cứu .........................................................................................................................37
4.3.1. Nước thải công nghiệp ................................................................................37
4.3.2 Tác động do hoạt động sản xuất nông nghiệp. ............................................38
4.3.3. Tác động do chất thải sinh hoạt. .................................................................39


vii

4.3.4. Hoạt động khai thác cát, sỏi. .......................................................................39

4.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước mặt tại vùng nghiên
cứu .........................................................................................................................39
4.4.1. Biện pháp nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của
cộng đồng ..............................................................................................................39
4.4.2. Các giải pháp về thể chế, pháp lý. .............................................................40
4.4.3. Giải pháp xây dựng thông tin, mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt
trong lưu vực .........................................................................................................41
4.4.4. Các giải pháp bảo vệ, bảo tồn môi trường sinh thái, đa dạng sinh học ......41

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................42
5.1 Kết luận ...........................................................................................................42
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................44


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự gia tăng nhanh về dân số, tốc độ
đô thị hóa ngày càng tăng đã làm tăng sự ô nhiễm nước và môi trường. Nguyên
nhân là do sự xả rác thải, nước thải, chất thải từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), công nghiệp, giao thông vận tải, các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày của con người ngày càng tăng mà không được xử lý hoặc xử
lý không đúng cách gây ô nhiễm đến nước và môi trường. Do vậy vấn đề làm
sao để đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường là vấn đề cấp thiết diễn ra trên
toàn thế giới.
Xã Hà Trì là một xã vùng 3 nằm ở phía Nam huyện Hòa An, tỉnh Cao

Bằng xã cách trung tâm huyện 29 km, cách trung tâm thành phố 12 km. Trong
những năm qua xã đã có sự đi lên về phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên do do
cơ sở vật chất cũng như nhận thức của người dân chưa cao nên môi trường chưa
được người dân chú ý đặc biệt là môi trường nước mặt, nhân dân trong xã chủ
yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức của người dân còn nhiều
hạn chế, nhất là trong vấn đề vệ sinh môi trường. Do tập quán từ nhiều đời đã
ăn sâu vào tiềm thức người dân nơi đây, nên tình trạng rác thải, nước thải sinh
hoạt, chăn nuôi xả ra tràn lan, gây ô nhiễm môi trường xung quanh vẫn tồn tại.
Bên cạnh đó, thói quen thả rông gia súc, gia cầm là một trong những nguyên
nhân khiến đường làng, ngõ xóm không đảm bảo vệ sinh và mất mỹ quan.
Nguồn nước sinh hoạt luôn có nguy cơ bị ô nhiễm do công tác quản lý công
trình cấp nước bất cập và thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh ở các khu dân cư. Việc sử


2

dụng nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh là nguyên nhân trực tiếp
khiến cho nhiều loại dịch bệnh liên quan đến nguồn nước, đe dọa nghiêm trọng
đến sức khỏe và đời sống của người dân. Nhằm góp phần cải thiện đời sống,
nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo môi trường cho người dân nông thôn thì
việc đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội cho người dân là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nguồn nước mặt của
người dân tại các huyện vùng núi, để đánh giá được chất lượng của nước sử
dụng tại địa phương, đồng thời tìm ra một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu
đang sử dụng nguồn nước mặt đạt tiêu chuẩn. Được sự đồng ý của Ban giám
hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường,
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Nguyễn Duy Hải, em tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại xã Hà Trì, huyện
Hòa An, tỉnh Cao Bằng” nhằm điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nước

mặt tại xã Hà Trì và từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm và
cải thiện chất lượng môi trường nước mặt của xã Hà Trì.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại xã Hà Trì, huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng.
- Xác định nguyên nhân gây suy thoái môi trường nước mặt và các sự cố
môi trường nước mặt.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường nước mặt trên địa bàn xã Hà Trì, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.


3

1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đúng hiện trạng chất lượng nước mặt tại xã Hà Trì, huyện Hòa
An, tỉnh Cao Bằng.
- Số liệu thu được phản ánh trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn
xã Hà Trì, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng so sánh với QCVN 08: 2008/BTNMT.
- Xác định nguồn và mức độ ảnh hưởng tới chất lượng mặt.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi với điều kiện ở địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu.
+ Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Bổ sung tư liệu cho học tập sau này.
+ Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Ý nghĩa trong thực tế:

+ Đưa ra được các đánh giá chung nhất về chất lượng môi trường nước,
giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có biện pháp thích hợp bảo vệ
môi trường.
+ Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường và kế hoạch cung cấp nước sinh hoạt của xã Hà Trì.
+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho
mọi cộng đồng dân cư.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm chung về nƣớc
- Khái niệm về tài nguyên nước: Tài nguyên nước là các nguồn nước mà
con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước
được dùng trong các hoạt động nông nghiệp,công nghiệp, dân dụng, giải
trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt[7].
- Khái niệm nước mặt: Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt
trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng
thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật và chất lượng nước không
đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và
có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. . Nước trong tự nhiên tồn
tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể
hơi trong không khí [7].
TCMT: Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép,

được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường
- Dấu hiệu đặc trưng của nước bị ô nhiễm:
+ Thay đổi tính chất lý học ( độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…)
+ Thay đổi thành phần hóa học ( pH, hàm lượng các chất vô cơ và hữu cơ…)
+ Lượng oxy hòa tan ( DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hóa để
oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.


5

+ Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng. Có xuất hiện các vi trùng
gây bệnh.
- Các dạng ô nhiễm nước mặt thường gặp:
+ Ô nhiễm chất hữu cơ: Đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ oxy trong
nước. Các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD.
+ Ô nhiễm các chất vô cơ: Có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm môi trường
nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như: Các loại phân bón chất vô cơ (là
các hợp chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra
chúng còn chứa các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn…
+ Ô nhiễm các chất phú dưỡng: Phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng Nito,
Photpho trong nước nhập vào các thủy vực dẫn đến sự tăng trưởng của các thực
vật bậc thấp (rong, tảo…). Nó tạo ra những biến đổi trong hệ sinh thái nước, làm
giảm lượng oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm.
+ Ô nhiễm do kim loại nặng và các hóa chất khác: thường gặp trong các
thủy vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng và các thành phố. Ô nhiễm
kim loại nặng và các chất nguy hại có tác động rất trầm trọng tới hoạt động sống
của con người và sinh vật. Chúng chậm phân hủy và sẽ tích lũy theo chuỗi thức
ăn vào cơ thể con người và động vật[7].
+ Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi tàn dư thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học: Trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân

bón hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm…Chúng sẽ lan truyền và
tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp[7].
2.1.2. Khái niệm các chỉ tiêu thông số đánh giá
2.1.2.1. PH
Về mặt môi sinh, trong thiên nhiên PH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh
học trong nước liên quan đến một số đặc tính ăn mòn, hòa tan… chi phối các quá
trình xử lý nước như lắng phèn, làm mềm, khử sắt, diệt khuẩn… Vì thế việc xét


6

nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật
trong từng khâu quản lý rất quan trọng và quan trọng hơn nữa là đảm bảo chất
lượng cho người tiêu dùng.
2.1.2.2. Oxy hòa tan (DO)
DO là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kị khí hay hiếu
khí. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm dòng
chảy. Ngoài ra DO còn là cơ sở kiểm tra BOD nhằm đánh giá mức ô nhiễm của
nước thải sinh hoạt và công nghiệp.Tất cả các quá trình xử lý hiếu khí phụ thuộc
vào sự hiện diện của DO trong nước thải, việc xác định DO không thể thiếu vì đó
là phương tiện kiểm soát tốc độ sục khí để bảo đảm đủ lượng DO thích hợp cho
vi sinh vật hiếu khí phát triển.
2.1.2.3. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn chất hữu cơ và một phần nhỏ
các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải. Chỉ tiêu nhu cầu sinh hóa BOD 5
không đủ để phản ánh khả năng oxy hóa các chất hữu cơ khó bị oxy hóa và các
chất vô cơ có thể bị oxy hóa có trong nước thải, nhất là nước thải công nghiệp.
Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu oxy hóa học để oxy hóa hoàn toàn các chất
bẩn có trong nước thải.
2.1.2.4. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)

Là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn sống và hoạt động để oxy hóa các
chất hữu cơ có trong nước thải. BOD được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật môi
trường. Nó là chỉ tiêu xác định mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt và công
nghiệp qua chỉ số oxy dùng để khoáng hóa các chất hữu cơ…Ngoài ra BOD còn
là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sự ô nhiễm của dòng
chảy. BOD còn liên quan đến việc đo lượng oxy tiêu thụ do vi sinh vật khi phân
hủy chất hữu cơ có trong nước thải. Do đó BOD còn được ứng dụng để ước


7

lượng công suất các công trình xử lý sinh học cũng như đánh giá hiệu quả của
các công trình đó [8].
2.1.2.5. Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là
tổng chất khoáng.
Tiêu chuẩn nước sạch quy định TDS nhỏ hơn 1.200 mg/l. Tiêu chuẩn
nước uống quy định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/l.
2.1.2.6. Sắt
Do ion sắt hai dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt ba, tự kết tủa và lắng nên
sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm, trong điều kiện thiếu
khí, sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ và hoà tan trong nước. Khi được làm
thoáng, sắt hai sẽ chuyển hóa thành sắt ba, xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt ba có
màu vàng, dễ lắng. Trong trường hợp nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, sắt có
thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý. Ngoài ra, khi nước có
độ pH thấp, sẽ gây hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa, làm tăng
hàm lượng sắt trong nước.
Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước
có vị tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nước
uống và nước sạch đều quy định hàm lượng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l.

2.1.2.7. Clorua trong nước.
Clo là một hóa chất quan trọng trong làm tinh khiết nước, trong việc khử
trùng hay tẩy trắng và là khí gây ngạt (mù tạc). Clo được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất của nhiều đồ vật sử dụng hàng ngày.Sử dụng (trong dạng axít hipoclorơ HClO)
để diệt khuẩn từ nước uống và trong các bể bơi. Thậm chí một lượng nhỏ nước
uống hiện nay cũng là được xử lí với clo. Sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, khử
trùng, thuốc nhuộm, thực phẩm, thuốc trừ sâu, sơn, sản phẩm hóa dầu, chất
dẻo,dược phẩm, dệt may, dung môi và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.[8]


8

2.1.2.8. Các thông số sinh học
- Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác
định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
- Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI): là một chỉ số được tính toán từ các
thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và
khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang điểm.[9]
2.1.3. Vai trò của nƣớc đối với con ngƣời
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng
lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng
xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước
ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương
chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất
quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng
trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa
vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Một người
nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể, và duy
trì các hoạt động sống bình thường.

Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức
năng các hệ thống trong cơ thể. như suy giảm chức năng thận. Những người
thường xuyên uống không đủ nước da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm
giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật.
Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết
áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử vong nếu lượng nước mất
trên 20%”. Bên cạnh oxy, nước đóng vai trò quan trọng thứ hai để duy trì sự


9

sống. Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói
quen uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu
nước qua cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm
chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu nước. Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng
nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi người.[7]
Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người
• Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát
triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít
nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước,
nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước
trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định
hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt,
ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ
tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới. Đối với VIệt
Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ
sông Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh
thái nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã
làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay.
Nước Việt Nam theo nghĩa đen đúng của nó là nước – H2O.

• Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn.
Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan
các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn
nước, một tấn xút cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước
trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát
hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong


10

quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.
Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một
lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không
tồn tại
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa 13,
kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hôi nước khóa XIII, kỳ họp thứ 3
thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01/03/2013.
- Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định
chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 149/NĐ-CP ngày 27/07/2004 quy định cụ thể về việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn.
Thông tư số 02/2005/TT – BTNMT ngày 24/06/2005 hướng dẫn thi hành nghị
định này.
- Quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 của BTNMT về
việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 2010/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch khai thác

sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng đến năm 2020.
2.3. Cơ sở thƣc tiễn
2.3.1. Các vấn đề môi trường nước mặt trên Thế Giới
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính,


11

bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử
dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10%cho sinh hoạt.
Bảng 2.1: Thống kê tài nguyên nƣớc trên thế giới
Thể tích

Tỷ lệ

(*1012)

(%)

125

0.009

104

0.008

1.25


0.0001

67

0.005

Nước ngầm

8350

0.61

Băng ở các cực

29200

2.14

Tổng vùng lục địa

37800

2.8

Khí quyển ( hơi nước)

13

0.001


Các đại dương

1320000

97.2

Tổng

1360000

100%

Vị trí
Hồ nước ngọt
Hồ nước ngọt, biển
nội địa
Vùng lục địa

Sông
Độ ẩm trong đất

(Nguồn: Cục quản lý Tài nguyên nước, 2003)
Bên cạnh đó, chất lượng nước sông tại các quốc gia qua ở khu vực Châu
phi cũng không có tín hiệu khả quan. Hầu hết nước từ các sông, suối, ao, hồ và
thủy vực đã khan hiếm nay lại chịu sự tác động từ nước thải từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt đã làm suy giảm đáng kể cả về chất
lượng và số lượng.[5]
Trong khi đó tại Trung Quốc, hầu hết các kênh rạch, sông và hồ đang bị ô
nhiễm từ các hoạt động xả thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp
và sinh hoạt. Kết quả là nguồn nước của nhiều thành phố và khu vực bị ô nhiễm

nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sống của con người.


12

Tại Thái Lan tình hình ô nhiễm môi trường nước ở nhiều khu vực cũng
đang trong tình trạng tương tự. Theo kết quả nghiên cứu của Thares Srisatit và
cộng sự cho thấy tại Bangkok môi trường nước tại các khu công nghiệp đang
trong tình trạng báo động. Trong 30 mẫu phân tích thì có đến 27 mẫu cho thấy
các chỉ tiêu BOD5, COD, N tổng vượt TCCP từ 4 - 6 lần, trong đó có một số chỉ
tiêu như Pb, As vượt TCCP từ 7 - 8 lần .
Sông Rio Bogofa ở Colombia ô nhiễm đến mức không có sinh vật nào
sông nỗi và không có khu dân cư nào sống ở gần đó.
Tại Nga, sông Vonga hàng năm đã vận chuyển đến khoảng 42 triệu tấn
chất thải độc hại.
Ở Châu Âu - Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng.[7]
Nguồn nước trên thế giới có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân khác nhau
được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2 Chất lƣợng nƣớc mặt trên thế giới.
TT

Tác nhân gây ô nhiễm

Sông

Hồ, ao

Hồ chứa

+++


+

+

++

+

+

+++

+

+

1

Vi khuẩn gây bệnh

2

Chất răn lơ lửng

3

Các hợp chất hữu cơ

4


Hàm lượng phú dưỡng

+

++

+++

5

Nitrat hoá

+

-

-

6

Mặn hoá

+

-

-

7


Các nguyên tố vết

++

++

++

8

Axit hoá

+

++

++

9

Chế độ thuỷ văn

++

+

-

(Nguồn: Cục quản lý Tài nguyên nước, 2003)



13

(Ghi chú: (+ + +) mức nghiêm trọng, (+ +) mức vừa phải, (+) mức ít, (-)
rất ít hoặc không nghiêm trọng).[5]
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng, chất lượng nước mặt tại nhiều khu vực
trên thế giới bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, mỗi chất thải công nghiệp thì ứng với
những nồng độ và liều lượng hóa chất khác nhau. Do đó, việc cần làm trước tiên
là phải tiến hành đánh giá, kiểm tra, quan trắc hệ thống sông, để xác định được
cụ thể thành phần của nguồn nước thải gây ô nhiễm, từ đó có thể xác định được
mức độ ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế
sự tác động tiêu cực đến chất lượng nước mặt.
2.3.2. Tình hình về chất lượng môi trường nước mặt ở Việt Nam
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước
thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu
công nghiệp và đô thị.
Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng
lưu các con song chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có
nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng
cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy
giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con sông chính ở Việt Nam
đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con song ô nhiễm nặng nhất trong
hệ thống song Đồng Nai, có một đoạn song chết dài trên 10km. Giá trị đo thường
xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0.04 mg/l) Với giá trị
gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống [1].


14


Hình 2.1: Công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra thằng sông Thị Vải
trong nhiều năm.
Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… Việc
khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ
thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng sông Cửu
Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các
vùng ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chôn lấp gia cầm bị dịch bệnh
không đúng quy cách. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô
nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit,
colifom ( chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long), dầu và kim loại kẽm… Hầu hết
sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và
nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt
(khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu


15

vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý)
đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn
tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở
sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là
được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.[1]

Hình 2.2: Cuộc sống con người đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm nguồn nước.
Ô nhiễm nước mặt tại các khu vực nội thành của các thành phố lớn như
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế rất nghiêm trọng. Trong đó, toàn bộ hệ
thống ao, hồ, kênh rạch và các sông nhỏ là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải
của các khu công nghiệp, khu dân cư, đang ở trong tình trạng ô nhiễm vượt quá

mức tiêu chuẩn cho phép 5 - 10 lần (đối với tiêu chuẩn nước mặt loại B theo
TCVN: 5942 - 1995). Các ao, hồ trong nội thành phần lớn bị phú dưỡng hoá đột
biến và tái nhiễm bẩn chất hữu cơ.


16

Bảng 2.3. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong một số con sông nội thành ở
Việt Nam
Coliform

BOD5

NH4+ - N

TSS

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

Sông Hồng (Hà Nội)

10

0,22

290


9,000

Sông Cấm (Hải Phòng)

14

0,95

170

27,500

Sông Hương (Huế)

7

0,56

65

-

Sông Hàn (Đà Nẵng)

4

0,21

65


-

Sông Sài Gòn (Hồ Chí Minh)

9

0,85

105

2,100

Sông Hậu (Cần Thơ)

3

0,31

50

2,600

Sông Lam (Bến Thuỷ)

8

0,25

45


2,500

TCVN: 5942-1995 loại A

6

0,50

50

2,000

Tên các con sông

(.1012khuẩn
lạc/ngày)

( Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước 2012)
Trên lưu vực sông Cầu, nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu đang bị ô
nhiễm cục bộ bởi các hợp chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS) và dầu mỡ. Đoạn
sông Cầu chảy qua Thái Nguyên nước đục, có màu đen, có mùi và giá trị thông
số TSS, BOD5, COD vượt TCVN: 5942 - 1995 loại A từ 2 - 3 lần [5].
Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ
thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà
Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này
không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ
cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng
mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm 2002 nhưng công viên Yên
Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi ô uế bốc lên từ hồ. Vì



17

vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều sông hồ ở phía Nam thành
phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm như vậy.
Như vậy hầu hết các lưu vực sông lớn ở nước ta đang rơi vào tình trạng bị
ô nhiễm một cách khá trầm trọng, mà nguyên nhân chủ yếu là do nước thải từ
các khu công nghiệp, sinh hoạt từ các đô thị và khu công nghiệp thải ra.
2.3.3. Tình hình về chất lượng môi trường mặt tại xã Hà Trì, Huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng.
Chế độ thủy văn sông suối ở Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa
và khả năng điều tiết của lưu vực. Do đó cùng với diễn biến lượng mưa hàng
tháng trong năm thì chế độ thủy văn trên các sông cũng thay đổi theo hai mùa rõ
rệt, mùa lũ và mùa cạn.[2]
Chất lượng nước tại các sông, suối, ao, hồ trên địa bàn tỉnh trong những
năm trở lại đây đã và đang bị suy giảm, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua địa
bàn thị xã và các khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản các chỉ
tiêu TSS, BOD5 quan trắc đều vượt quy chuẩn cho phép. Các nguồn chính gây ô
nhiễm nguồn nước mặt như sau

Hình 2.3: Đầu nguồn sông Hiến


×