Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện theo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ HIỂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
THỰC HIỆN THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ KIM PHÚ - HUYỆN YÊN SƠN
TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ HIỂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
THỰC HIỆN THEO TIÊU CHÍ MÔI TRƢỜNG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ KIM PHÚ - HUYỆN YÊN SƠN
TỈNH TUYÊN QUANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thế Hùng
Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Nông Lâm


Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết
đối với mỗi sinh viên trong các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn
bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên
khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến thức, lý luận, năng lực công tác nhằm đáp
ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường tôi được phân
công về thực tập tại Uỷ ban nhân dân xã Kim Phú

- huyê ̣n Yên Sơn – tỉnh

Tuyên Quang với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề
xuất biện pháp thực hiện theo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn
mới tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang”.
Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa
học, nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo đã
truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập và rèn luyện tại
trường Đa ̣i ho ̣c Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ của các cán bộ Uỷ ban nhân dân xã Kim Phú đã tạo điều kiện tốt nhất để
giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầ y giáo PGS.TS Nguyễn Thế
Hùng đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Mặc dù bản thân tôi có nhiều cố gắng xong do trình độ và thời gian có hạn,
nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Tôi rất

mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận
của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày

tháng 6 năm 2015

Sinh viên
Phạm Thi Hiể
̣ n


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỉ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng ........... 14
Bảng 2.2: Ước tính thải lượng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải chính
của Việt Nam năm 2005.......................................................................... 15
Bảng 2.3: Tình trạng phát sinh chất thải rắn ................................................... 17
Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt xã Kim Phú ..................................... 25
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích .......................................... 26
Bảng 4.1: Bảng thống kê diện tích đất và hiện trạng sử dụng đất của xã Kim
Phú........................................................................................................... 30
Bảng 4.2: Bảng thống kê diện tích và năng suất cây trồng của xã Kim Phú. 32
Bảng 4.3: Bảng hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình trong xã
Kim Phú .................................................................................................. 41
Bảng 4.4: Bảng đánh giá cảm quan của người dân tại xã Kim Phú ............... 42
Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt xã Kim Phú ............. 45
Bảng 4.7 Bảng thống kê tình hình xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ gia
đình tại xã Kim Phú ................................................................................ 47

Bảng 4.8: Bảng thống kê kiểu nhà vệ sinh của các hộ dân đang sử dụng ...... 48
Bảng 4.9: Bảng thống kê nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà vệ sinh của các
hộ dân ...................................................................................................... 50
Bảng 4.10: Các hình thức đổ rác sinh hoạt của xã Kim Phú .......................... 52


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ địa giới hành chính xã Kim Phú ......................................... 28
Hình 4.2: Biểu đồ hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình trong
xã Kim Phú .............................................................................................. 41
Hình 4.3: Biểu đồ đánh giá cảm quan của người dân tại xã Kim Phú ............ 43
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng hệ thống lọc nước
của các hộ dân tại xã Kim Phú ................................................................ 44
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân
trong xã Kim Phú. ................................................................................... 47
Hình 4.6: Biểu đồ thống kê kiểu nhà vệ sinh của các hộ dân đang sử dụng... 49
Hình 4.7: Biểu đồ thống kê nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà vệ sinh của
các hộ dân ................................................................................................ 50
Hình 4.8: Biểu đồ các hình thức đổ rác sinh hoạt của xã Kim Phú ................ 52


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHYT

: Bảo hiểm y tế


Bộ VH-TT-DL

: Bộ văn hóa – thể thao – du lịch

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BYT

: Bộ y tế

CHXHCNVN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

HDND

: Hội đồng nhân dân

NĐ-CP


: Nghị định – Chính phủ

NQ

: Nghị quyết

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

: Trung học cơ sở

TT

: Thông tư

UBND

: Uỷ ban nhân dân

UNEP

: Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc


UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc

UNICEF

: Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

VSMT

: Vệ sinh môi trường

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.2. Cơ sở pháp lí .............................................................................................. 9

2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 11
2.3.1. Tình hình chung .................................................................................... 11
2.3.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam. .................................... 12
2.3.3. Tình hình môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang. ............................................................................ 17
2.3.4. Tình hình quản lý và thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới tại xã Kim Phú. ........................................................................ 20
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Kim Phú – huyện Yên Sơn
– tỉnh Tuyên Quang................................................................................. 23
3.3.2. Đánh giá công tác quản lý môi trường và hiện trạng môi trường xã Kim
Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang. ........................................... 23


vi

3.3.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đến xã Kim Phú. ............................ 23
3.3.4. Khó khăn tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh
Tuyên Quang. .......................................................................................... 23
3.3.5. Đề xuất biện pháp khả thi để thực hiện tiêu chí môi trường trong xây
dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên
Quang. ..................................................................................................... 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24

3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ....................................................... 24
3.4.3. Phương pháp thống kê và trình bày số liệu ........................................... 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Kim Phú – huyện Yên Sơn –
tỉnh Tuyên Quang.................................................................................... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 31
4.2. Đánh giá công tác quản lý môi trường và hiện trạng môi trường xã Kim
Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang. ........................................... 40
4.2.1. Công tác quản lý môi trường................................................................. 40
4.2.2. Hiện trạng môi trường ........................................................................... 41
4.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đến xã Kim Phú. ............................... 54
4.3.1. Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người................. 54
4.3.2. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các vấn đề kinh tế - xã hội. 55
4.3.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái ........................ 56
4.4. Khó khăn tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiên tiêu chí môi trường
trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú – huyện Yên Sơn – tỉnh
Tuyên Quang. .......................................................................................... 56


vii

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 63
5.1. Kết luận .................................................................................................... 63
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65
I. Tài liệu tiếng việt. ........................................................................................ 65
II. Tài liệu từ mạng .......................................................................................... 65



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều đó trở
thành mối quan tâm, lo lắng chung cho các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Ô
nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống của con người và làm biến
đổi các đặc điểm của hệ sinh thái trên trái đất. Gánh nặng của sự phát triển
kinh tế và xã hội mỗi lúc lại đè nặng thêm trên đôi vai của mẹ trái đất, khiến
người phải gồng mình lên để chống chọi và bảo vệ con người khỏi sự tàn phá
của chính họ.
“Nước ta là một nước nông nghiệp với 75% dân số và nguồn lực lao
động xã hội đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn, với hơn 3 triệu
hộ nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát
triển kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê (1998-2002), nông thôn tạo ra
khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc dân. Tỷ trọng công nghiệp mới chiếm 13,8%,
dịch vụ 14,7%, nông nghiệp 71,45% trong tổng giá trị sản xuất. Tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của nông dân giữa thành thị và nông
thôn là 2 lần và có khả năng tăng lên. Hơn 90% số hộ nghèo tập trung ở vùng
nông thôn” (Nguyễn Ngọc Nông, 2006). [5].
Do đặc diểm khác nhau về thiên nhiên và kinh tế xã hội, cho nên các
vùng nông thôn Việt Nam có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có
sự biến đổi khác nhau. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói
chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam cũng có những bước
phát triển tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về vật chất,
tinh thần. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là dấu hiệu ô nhiễm môi



2

trường, nguồn tài nguyên chưa được khai thác có hiệu quả mà nhu cầu sử
dụng tài nguyên ngày càng lớn.
Xã Kim Phú là một ví dụ điển hình. Trong những năm gần đây, chương
trình nông thôn mới đã được triển khai thực hiện tại xã, hầu hết các tiêu chí
được thực hiện tương đối tốt duy chỉ có tiêu chí môi trường tiêu chí 17 thực
hiện chưa có hiệu quả, chưa được sự đồng tình và hưởng ứng của người dân.
Vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng nghiêm trọng
do một số nguyên nhân rất phổ biến trên tất cả các vùng nông thôn ở việt
nam, đầu tiên phải kể đến việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại
hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, người dân chưa thực sự hiểu biết được
những tác hại do các loại hóa chất bảo vệ thực vật gây ra; việc xả rác bừa bãi
không đúng nơi quy định không những làm ô nhiễm môi trường mà còn tạo
môi trường lây lan dịch bệnh nguy hiểm; một nguyên nhân chủ quan không
kém phần quan trọng đó là do nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân
còn hạn chế gây khó khăn cho hoạt động quản lý môi trường tại địa phương;
tiếp đó là sự quan tâm chưa đúng mức của các cấp, các ngành và nhiều
nguyên nhân khác làm cho môi trường đi xuống nhanh chóng. Đây là vấn đề
hết sức khó khăn và nan giải của cả cấp lãnh đạo và những người dân đang
sinh sống tại địa phương.
Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức cộng đồng về
bảo vệ môi trường cho người dân nông thôn thì việc đề xuất các giải pháp cải
thiện điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
người dân là điều rất cần thiết phục vụ cho việc phát triển kinh tế và môi
trường bền vững.
Xuất phát từ thực tế địa phương, được sự nhất trí của Trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Môi Trường cùng với sự
giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng, tôi đã tiến hành



3

thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp
thực hiện theo tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã
Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
 Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp thực hiện theo
tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Kim Phú - huyện
Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.
 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá công tác quản lý và hiện trạng chất lượng môi trường nông
thôn tại địa phương.
- Phân tích những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý môi trường
của địa phương.
- Đề xuất các giải pháp trong công tác thực hiện tiêu chí môi trường
nông thôn mới tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các
thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
- Đánh giá chính xác, trung thực, khách quan hiện trạng môi trường
nông thôn tại xã Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.
- Đưa ra những kiến nghị và giải pháp phải phù hợp với tình hình địa
phương và có tính khả thi cao.
- Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Hoàn thành đề tài thực tập đúng thời hạn quy định.



4

1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học được vào thực tiễn.
+ Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế
cho bản thân sau này.
+ Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các
vấn đề đang được xã hội quan tâm.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Kim Phú - huyện Yên
Sơn - tỉnh Tuyên Quang và đề xuất biện pháp khắc phục, phòng chống ô nhiễm.
+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của
người dân về việc bảo vệ môi trường.
+ Nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường của người dân tại xã
Kim Phú - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang.
+ Cung cấp bức tranh toàn cảnh về môi trường của một xã, tạo cơ sở để
đánh giá hiện trạng môi trường của một huyện làm cơ sở cho việc hoạch định
các chính sách về môi trường.
+ Bằng những kiến thức đã học ở nhà trường đề xuất các giải pháp thực
hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nhằm sớm đưa địa
phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận

Một số khái niệm cơ bản.
* Môi trƣờng là gì?

Môi trường là tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao
quanh, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người”
Trong “Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 2014”, chương 1, điều 3
xác định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
* Chức năng của môi trƣờng
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên Trái Đất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
* Ô nhiễm môi trƣờng là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến


6

mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm
suy thoái chất lượng môi trường ”.

* Ô nhiễm môi trƣờng đất
Ô nhiễm đất là sự làm biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi
những tập quán phản vệ sinh của các hoạt dộng sản xuất nông nghiệp với
những phương thức canh tác khác nhau, và do thải bỏ không hợp lý các chất
cặn bã đặc và lỏng vào đất, ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các
chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống (theo nước mưa)... [6].
* Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hóa
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng
sinh học trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô
nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. [6].
* Ô nhiễm môi trƣờng không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch
thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây
tác hại đến thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi
trường xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng
giữa các quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng tự làm
sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi trường không khí thì được xem là ô
nhiễm môi trường không khí. [6].
* Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát ra
không đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khác
nhau được hỗn hợp trong sự cân bằng biến động. Nó khác nhau đối với những
người khác nhau, ở những chỗ khác nhau và trong những thời điểm không


7

giống nhau. Ô nhiễm tiếng ồn như là một âm thanh không mong muốn bao

hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con
người, bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà. [8]
* Suy thoái môi trƣờng: Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. [7].
* Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế
hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. [7].
* Quản lý môi trƣờng và phòng chống ô nhiễm: “Quản lý môi
trường là một hoạt động trong quản lý xã hội: Có tác động điều chỉnh các hoạt
động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều phối
thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất
phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp
lý tài nguyên”. [2].
* Tiêu chuẩn môi trƣờng:“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các
chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các
cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp
dụng để bảo vệ môi trường ”. [7].
* Hoạt động bảo vệ môi trƣờng:
Là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn
chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý
và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
* Các khái niệm chất thải
- Chất thải: Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí, được thải ra từ sản


8


xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác. [7]
- Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng.
* Phế liệu: Là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật
liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng
làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. [7]
* Sự cố môi trƣờng
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam 2014:" Sự cố môi trường
là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự
nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.".
*Chỉ thị môi trƣờng
Theo UNEP: Chỉ thị môi trường (Environmeltal Indicator) là một độ đo
tập hợp một số số liệu về môi trường thành một thông tin tổng hợp về một
khía cạnh của một quốc gia hoặc một địa phương.
Chỉ thị môi trường: Là thông số cơ bản phản ánh các yếu tố đặc trưng
của môi trường phục vụ mục đích đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi
trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường.
* Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng nông thôn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp, phát triển sản xuất toàn diện (công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ), có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo,
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.


9


Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở lên tích
cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu
đẹp, dân chủ, văn minh.
2.2. Cơ sở pháp lí
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2014 số 55/2014/QH13 đã được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) khóa
XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014.
- Căn cứ Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- Căn cứ Nghị định số 179/1999/ NĐ – CP ngày 30 tháng 12 năm 1999
của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật tài nguyên nước.
- Căn cứ Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ
quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 162/2003/ NĐ – CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính
phủ ban hành quy chế thu thập, quản lí, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về
tài nguyên nước.
- Nghị định số 59/2007/ NĐ – CP ngày09/04/2007 về quản lýchất thải rắn.
- Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BTNMT ngày 11/08/2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi
trường quốc gia.
- Căn cứ Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư số 08/2010/TT-BTNMT ngày 18/3/2010 quy định việc xây
dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của


10


ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.
- Thông tư 15/2006/TT-BYT về việc hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh
nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình.
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung
ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 của ủy ban nhân dân
tỉnh tuyên quang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội huyện Yên Sơn đến năm 2020.
- Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 23/3/2009 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về việc thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW
ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
- Thực hiện Thông báo số 86/TB-UBND ngày 07/10/2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc Thông báo Kết luận cuộc họp về Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2010 – 2020.
- Quyết định 09/2005/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành:
Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 11/3/2005.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020.
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg, ngày 16/04/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.


11


- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Quyết định số 366/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình mục tiêu
Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Quyết định 51/2005 QĐ-QNN ngày 14/04/2008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành bộ chỉ tiêu theo dõi và đánh giá nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Quyết định 08/2005 tiêu chuẩn nhà vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.
- QC-HCBVTV 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về dư
lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
- QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
- QCVN 05:2009/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về nhà tiêu - Điều
kiện bảo đảm hợp vệ sinh.
- TCVN 6663-11:2011 - Chất lượng nước – Lấy mẫu. Phần 11: Hướng
dẫn lấy mẫu nước ngầm.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình chung
Theo đánh giá mới đây của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, với 59
điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường,
Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước khác trong
khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan đạt 62 điểm, Lào 62 điểm,



12

Trung Quốc 49 điểm, Indonesia 45 điểm,... Còn theo kết quả nghiên cứu khác
vừa qua tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc
gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe.
Mới đây, hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và
Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam
đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát, về ảnh hưởng của môi trường đến sức
khỏe đứng vị trí 77, về chất lượng nước Việt Nam xếp thứ 79. Đó là những
đánh giá chung, còn nếu xem xét cụ thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy
rõ hơn bức tranh chung của môi trường Việt Nam hiện nay. Rừng tiếp tục bị
thu hẹp, đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ô nhiễm sông ngòi, ô
nhiễm từ sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm ở các làng nghề, khai thác khoáng
sản, ô nhiễm không khí. [12].
2.3.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam.
Lâu nay, nói đến ô nhiễm môi trường, người ta thường nghĩ đến khu
vực đô thị. Nhưng trên thực tế, ở nông thôn, nhất là các khu vực giáp ranh đô
thị, tình trạng ô nhiễm đang là một thực trạng đáng báo động. Chưa bao giờ
lượng rác thải sinh hoạt không được xử lý tại nông thôn lại nhiều như hiện
nay. Tình trạng nhiều người dân đổ các loại rác thải (bao ni lông, chai nhựa,
chai thủy tinh...) và vứt xác gia súc, gia cầm chết trực tiếp ra môi trường đang
diễn ra phổ biến tại nhiều vùng nông thôn.
Do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn và chịu ảnh
hưởng rất lớn của tập quán, thói quen lạc hậu đã tác động xấu tới môi trường
sống vùng nông thôn niền núi. Điều dễ nhận thấy là người dân chưa có ý thức
về bảo vệ môi trường, nên họ có hành động tuỳ tiện theo thói quen; đó là chăn
nuôi gia súc thả rông, phân gia súc vương vãi xung quanh nhà và đường đi,
khi gặp nắng bốc mùi, gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước. Hay tập



13

quán nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn làm ô nhiễm nặng môi trường sống của
các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó những hố xí tạm bợ của người dân
được làm gần nhà bốc mùi hôi thối hoặc không có hố xí đi đại tiện tự do trên
đồi rừng khi gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hoặc phát
sinh ruồi muỗi gây bệnh tật.
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn
do bộ y tế và UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/03/2008 cho thấy
VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình,
11,7% trường học, 36,6% trạm y tế xã, 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến
xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ y tế (Quyết định 08/2005/QĐ-BYT);
Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp 7,8% khu
chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND
xã; 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy; Ngoài ra, kiến thức của
người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế, thái độ của người
dân còn rất bằng quang về vấn đề này.
Với hơn 75% dân số sống ở nông thôn miền núi, song tỷ lệ hố xí hợp
vệ sinh chỉ chiếm 28-30%. Số hộ được cung cấp nước sạch chỉ đạt khoảng
50% do các hủ tục lạc hậu, cách sống thiếu vệ sinh. Nạn chặt phá rừng làm
nương rẫy, ô nhiễm môi trường các làng nghề, lạm dụng hoá chất trong canh
tác nông nghiệp cũng góp phần làm suy thoái đất canh tác, ô nhiễm nguồn
nước và suy giảm đa dạng sinh học. [4].
Hiện tại, khoảng trên 90% tổng số hộ gia đình ở nông thôn nước ta
chăn nuôi gia súc, gia cầm. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, làm
chuồng trại dưới nhà sàn, phân thải lâu ngày không được xử lý mà bón trực
tiếp cho cây trồng. Việc nuôi gia súc, gia cầm gần nơi ở đã làm cho môi
trường nông thôn ngày càng ô nhiễm.
Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng chất



14

thải sinh hoạt. Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng
không ngừng tăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân
chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển
nên khả năng xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế.
Môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất
trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và việc sử
dụng phân tươi, nhất là trong sản xuất các loại rau ăn. Điều này vừa có hại
cho môi trường, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Vấn đề nƣớc sạch và môi trƣờng:
Hiện nay, hai vấn đề đáng báo động ở môi trường nông thôn việt nam
là tình trạng nước sạch và VSMT nông thôn.
Bảng 2.1: Tỉ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng
Tỷ lệ ngƣời dân nông
STT
Vùng
thôn đƣợc cấp nƣớc sạch
(%)
1
Vùng núi phía Bắc
15
2
Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên
18
3
Bắc Trung Bộ & Duyên Hải miền Trung
36 – 36

4
Đông Nam Bộ
21
5
Đồng Bằng Sông Hồng
33
6
Đồng Bằng Sông Cửu Long
39
Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề Nông thôn Việt
Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội.
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn
Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được
sử dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân
số được cấp nước sạch.


15

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là
nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… Các bệnh
này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử vong nhất là
trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém.
Ô nhiễm không khí:
Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc
(bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), ước tính cho thấy, hoạt động
giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi
đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối
với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ

đóng góp xấp xỉ nhau.
Bảng 2.2: Ƣớc tính thải lƣợng các chất gây ô nhiễm từ các nguồn thải
chính của Việt Nam năm 2005 (Đơn vị: tấn/năm)
Ngành sản xuất

TT

1 Nhiệt điện
3

Sản xuất công nghiệp, dịch vụ, sinh
hoạt

4 Giao thông vận tải
Cộng

CO
4.562

NO2

SO2

57.263 123.665

54.004 151.031 272.497
301.779 92.728

18.928


VOCs
1.389
854
47.462

360.345 301.022 415.090 49.705
Nguồn: Cục BVMT, 2006

Mặc dù đất nước chúng ta nền công nghiệp chưa phát triển nhưng ô
nhiễm không khí đã xãy ra. Ở Hà Nội, tại khu vực nhà máy dệt 8 – 3, nhà máy
cơ khí Mai Động. Khu công nghiệp Thượng Đình, khu công nghiệp Văn
Điển, nhà máy Rượu…không khí đều đã bị ô nhiễm nặng. Ở Hải Phòng, ô
nhiễm nặng ở khu nhà máy Xi măng, nhà máy Thủy Tinh và Sắt tráng men…Ở
Việt Trì, ô nhiễm nặng xung quanh nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy
Giấy, nhà máy Dệt. Ở Ninh Bình và Phả Lại ô nhiễm nặng do nhà máy Nhiệt


16

điện, các nhà máy vật liệu xây dựng, lò vôi. Ở thành phố Hồ Chí Minh và cụm
công nghiệp Biên Hòa không khí cũng bị ô nhiễm bởi nhiều nhà máy. Hầu như
tất cả các nhà máy hóa chất đều gây ô nhiễm không khí. Dân cư sống ở các vùng
nói trên thường mắc các bệnh đường hô hấp, da và mắt.
Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Theo kết quả điều
tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (Khai Tái - Hà Tây), vôi (Xuân Quan Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng 6000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò đã sinh
ra nhiều loại bụi như CO, CO2, SO2, NOx và nhiều loại khí thải khác gây nguy hại
tới sức khoẻ của người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng tới hoa màu, sản
lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên…
Ô nhiễm môi trường đất:

Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất ở nông thôn nước ta hiện nay chủ yếu
là do ý thức và sự hiểu biết của người dân chưa cao như : Vứt rác bừa bãi, lạm
dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV trong quá trình canh tác. Cùng với việc khai
thác khoáng sản, hoạt động làng nghề, nhà máy, các khu công nghiệp…cũng là
những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất ở nông thôn.
Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗi
ngày thải ra 0,4- 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác hầu như chưa có hoặc còn
rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở
về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có
cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để phân huỷ tự nhiên
và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường .


×