Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ẢNH HƯỞNG của văn hóa DOANH NGHIỆP tới ĐỘNG lực làm VIỆC của NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH LOTTE SHOPPING PLAZA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.92 KB, 17 trang )

Đại học Kinh tế quốc dân
Khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn Nhân lực


BÀI TẬP LỚN MÔN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
ĐỀ TÀI:

“ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TỚI
ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY
TNHH LOTTE SHOPPING PLAZA VIỆT NAM ”

Họ và tên: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Mã HV: CH240886
Lớp: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC(D)

Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2016


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nhiều kết luận nghiên cứu của các nhà kinh tế đã khẳng định trong
điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp thắng thế không phải ở chỗ có bao
nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà được quyết định bởi việc tổ chức con
người như thế nào, cũng như nguyên lý: Con người có thể đi lên từ tay không
về vốn nhưng không bao giờ đi lên từ tay không về văn hóa.
Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hóa
doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó
khăn. Doanh nghiệp phải hiểu rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự
phát triển, cùng những nguyên tắc và quá trình xây dựng văn hóa nói chung,


để từ đó tìm ra cách phát triển văn hóa cho riêng mình.
Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các
giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển
của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán,
truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm,
nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo
đuổi và thực hiện các mục đích.
Bởi lẽ văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu
chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh,
phương thức quản lý, nội quy, chính sách doanh nghiệp, v.v.. được mọi thành
viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Đây là toàn bộ giá trị được
gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi
phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh
nghiệp để hướng tới các mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
Văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự
phát triển của doanh nghiệp. Một trong những ảnh hưởng được cân nhắc và
xem xét nhất tại các tổ chức là các tác động trực tiếp và gián tiếp tới người
lao động. Liệu rằng VHDN có tác động tới động lực làm việc của họ để từ đó
tác động tới hiệu suất làm việc và chất lượng hoạt động của công ty hay
không.
Bởi lẽ, động lực làm việc thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngược
nhau đó là tích cực và tiêu cực. Người lao động có động lực tích cực thì sẽ có
2


tâm lý làm việc tốt, lành mạnh đồng thời góp phần làm cho doanh nghiệp
ngày càng trở nên phát triển, bền vững hơn.
Tạo động lực cho người lao động là vấn đề mang tính hiệu quả đối với
những tổ chức đồng thời cũng mang tính nhân văn đối với người lao động.
Trong xu thế hội nhập như hiện nay, với tính cạnh tranh ngày càng ngay gắt

thì người lao động là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định
lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Vấn đề thu hút, giữ gìn và khai thác
nguồn lao động đáp ứng tốt được yêu cầu công việc luôn là một trong những
mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Công ty TNHH Lotte Shopping Plaza Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực Bán lẻ- Dịch vụ, là một mảng kinh doanh mang lại lợi nhuận lợi của Tập
đoàn Lotte. Chỉ chính thức gia nhập vào cuộc đua các Trung tâm thương mại
lớn tại Hà Nội vào tháng 9/2014 nhưng chỉ sau gần 2 năm, Công ty đã có một
vị trí đứng nhất định, không hề thua kém các Trung tâm thương mại đã hoạt
động lâu năm. Một điều không thể phủ nhận là Con người có tầm quan trọng
đặc biệt trong các ngành Dịch vụ, trực tiếp mang lại hình ảnh và giá trị và sự
thành công cho công ty. Công ty mang sứ mệnh truyền tải một phần văn hóa
doanh nghiệp gần 70 năm tuổi của Tập đoàn Lotte Hàn Quốc và tự tạo ra cho
mình một nét văn hóa riêng qua quá trình hoạt động tại Việt Nam. Vậy văn
hóa doanh nghiệp ấy có đủ mạnh để tác động tích cực đến nhân viên, tạo
động lực làm việc cho họ hay không?
Với mong muốn làm rõ được vấn đề này, em quyết định chọn đề tài
“ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TỚI ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH LOTTE SHOPPING
PLAZA VIỆT NAM ” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về động lực lao động và tạo động
lực cho người lao động.
Hệ thống hóa những lý luận về văn hóa doanh nghiệp và tác động của
nó đến động lực làm việc của người lao động.
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát động lực làm việc dưới
tác động của khía cạnh văn hóa công ty. Để đạt mục tiêu cơ bản trên, đề tài
hướng vào vấn đề: kiểm định mối quan hệ giữa các khía cạnh của văn hóa


3


công ty và mức độ cao hay thấp về động lực làm việc của nhân viên tại Công
ty TNHH Lotte Shopping Plaza Việt Nam.
Gợi ý một số đề xuất, ý kiến góp phần cải thiện, nâng cao động lực
làm việc của nhân viên công ty dựa trên việc khai thác điểm tích cực của văn
hóa doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tầm ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đối
với động lực làm việc của nhân viên trong Công ty TNHH Lotte Shopping
Plaza Việt Nam.
Tập trung nghiên cứu các yếu tố VHDN có thể gây tác động tới, từ đó
khai thác và sử dụng nó như một công cụ để tạo động lực làm việc cho người
lao động.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tại Công ty TNHH Lotte Shopping Plaza Việt NamTầng 1 đến tầng 6, Tòa nhà Lotte Center Hanoi, số 54 Liễu Giai, Phường
Cống Vị, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu, quan sát, đánh giá trong 2 tháng về
thực trạng tại Công ty trong giai đoạn 2014-2016.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Nghiên cứ sử dụng phối hợp hai phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để điều
chỉnh và bổ sung biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên
cứu sơ bộ được thực hiện thông qua bảng hỏi và phỏng vấn; Nghiên cứu định
lượng dùng để phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp và động
lực làm việc của Nhân viên cũng như thực hiện kiểm định các giả thuyết

nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập thông tin: Áp dụng phương pháp điều tra thực
tế để thu thập thông tin sơ cấp; kết hợp thu thập thông tin thứ cấp và tư liệu
để nghiên cứu lý thuyết qua các nguồn sách, các luận văn thạc sỹ trong và
ngoài nước, truy cập internet...
- Nguồn dữ liệu thứ cấp:

4


+ Các lý luận về Văn hóa doanh nghiệp, CHMA – Công cụ đo lường
văn hóa doanh nghiệp
+ Học thuyết về động lực lao động và tạo động lực lao động trong
doanh nghiệp như Học thuyết Maslow; Học thuyết tăng cường tích cực của
Burrhus Frederic Skinner; Học thuyết kỳ vọng của Victor H.Vroom; Học
thuyết công bằng J.Stacy Adams; Học thuyết hai yếu tố của Frederick
Herzberg; Học thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke; các lý thuyết được thu
thập tại giáo trình Quản trị nhân lực (Trường Đại học Lao động – Xã hội, chủ
biên PGS.TS. Lê Thanh Hà).
+ Thông tin nội bộ công ty: Số liệu thống kê nguồn nhân lực, báo cáo
tình hình phát triển kinh doanh hàng năm, định hướng chiến lược phát triển
của Vaeco… được thu thập tại các nguồn thống kê của các Ban chức năng
của Công ty: Ban Tổ chức và phát triển nhân lực; Trung tâm đào tạo; Ban Kế
hoạch; Ban Tài chính kế toán.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thiết kế bảng hỏi sau đó sử dụng phương pháp
điều tra mẫu, phỏng vấn ngẫu nhiên. Bảng hỏi được thiết kế gồm các câu hỏi
có liên quan trực tiếp đến các yếu tố thuộc văn hóa doanh nghiệp và động lực
làm việc của nhân viên Công ty TNHH Lotte Shopping Plaza Việt Nam. Số
lượng mẫu điều tra dự kiến là 200 nhân viên chọn ngẫu nhiên trong toàn
Công ty. Thời gian tiến hành điều tra: tháng 5 và tháng 6. Sau khi thu thập

xong, sử dụng công cụ Excel để tổng hợp, lập bảng biểu, vẽ đồ thị và phân
tích thông tin.
- Khám phá vấn đề thông qua phương pháp Brainstorming.

5. Thang đo nghiên cứu

Các thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 điểm với 1 là Hoàn
toàn không đồng ý đến 5 là Hoàn toàn đồng ý.
Dựa vào thang đo văn hoá tổ chức (CHMA) của Tiến sĩ Trịnh Quốc Trị.
6. Cơ sở lý luận quan tâm và nghiên cứu tài liệu

Như Dick Brown, Giám đốc điều hành của Công ty hệ thống dữ liệu
điện tử EDS – một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực dữ
liệu điện tử - đã khẳng định khi nói về tầm quan trọng của văn hóa doanh
nghiệp: “Văn hoá doanh nghiệp chi phối hành vi của mọi người trong tổ

5


chức, và người lãnh đạo sẽ nhận được những hành vi của người khác theo
cách mà họ tạo ra”.
Các vấn đề về nhân sự phải đối mặt hiện nay là mức độ thấp của
động cơ làm việc dẫn đến tinh thần thấp, mang ảnh hưởng đến hiệu suất.
Do đó, các lĩnh vực sản xuất đã được coi là để xem tác động của văn hóa
làm việc có vào động cơ và hiệu suất quản lý. văn hóa làm việc là điều cần
thiết để tối đa hóa giá trị của nguồn nhân lực và quản lý văn hóa nên trở
thành một thẩm quyền quản lý quan trọng. Một thách thức quan trọng đối
với các nhà quản lý là để xác định văn hóa hiệu quả nhất cho tổ chức của
họ.
Lindsay Mc Gregor and Neel Doshi với bài viết “How Company

Culture shapes Employee motivation” trong cuốn sách bán chạy nhất theo
tờ New York Times - Primed to Perform: How to build the highest
performing cultures through the science of total motivations (11/2015) đã
tiến hành các cuộc phỏng vấn và đưa ra được cách đo lường động lực làm
việc của nhân viên khi có các yếu tố về văn hóa doanh nghiệp tác động tới.
Nghiên cứu kết luận được giá trị mà văn hóa doanh nghiệp mang lại cho
người lao động, tác động lên hiệu suất của họ và doanh nghiệp. Bằng việc
đưa ra các thang đo, biểu đồ, và quy trình diễn biến sự thay đổi, họ tổng
kết: Động lực làm việc cao của người lao động có sự liên kết rõ ràng tới
một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.
Tuy nhiên Tạp chí quốc tế Phát minh kinh doanh và quản lý
(International Journal of Business and Management Invention) tháng
8/2014 có đăng một bài viết của nhóm nghiên cứu sinh Indonesia với tựa
đề: The Influence of Motivation And Organization Culture On Work
Satisfaction And Organizational Commitment (Study On National Society
Empowerment Program In Southeast Sulawesi Province) - Tạm dịch: Ảnh
hưởng của động lực và văn hóa tổ chức tới sự hài lòng và cam kết trong
công việc (Nghiên cứu tại Hiệp hội quản lý quốc gia về cộng đồng ở Đông
Nam tỉnh Sulawesi- Indonesia). Nghiên cứu của họ sử dụng phân tích
thống kê và phân tích Structural Equation Modeling (SEM). Các kết quả
của nghiên cứu này cho thấy rằng mối quan hệ giữa động lực làm việc
không ảnh hưởn rõ ràng tới sự Cam kết của nhân viên tại nơi họ nghiên
cứu. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các tác động của biếnVăn hóa tới
6


biến Cam kết là không đáng kể. Vậy rõ ràng, trên thế giới vẫn có những
tranh luận chưa có hồi kết về tác động của VHDN tới nhân viên. Có lẽ
rằng, ở mỗi bối cảnh, địa điểm, thời gian hoặc loại hình hoạt động công ty
cụ thể, sự tác động có thể là rõ nét hay không.

Tại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Hương LanTrường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM với đề tài: “Ảnh hưởng của
văn hóa doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Viettel - Chi
nhánh Hồ Chí Minh” cũng đi sâu nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp và đi
đến kết luận: VHDN mang lại giá trị địch thực cho doanh nghiệp và nhân
viên. Sức mạn của doanh nghiệp chỉ được tạo nên khi mọi cá nhân trong
doanh nghiệp đó nhận thức được đầy đủ giá trị văn hóa của đơn vị mình. Đó
là yếu tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong thời đại công
nghiệp. Vì vậy, hiển nhiên là văn hóa doanh nghiệp sẽ có tác động rõ rệt tới
hành vi, thái độ và kết quả làm việc của nhân viên.
Tương tự như vậy, trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,
Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi – Trường Đại học Cần Thơ
với bài viết “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
của nhân viên trực tiếp sản xuất ở Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam
(LILAMA)” để tìm ra các yếu tố tầm quan trọng trong thu hút và giữ chân
người tài cho Lilama. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích kết quả thu thập
được từ quan sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố.
Sau đó phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội theo hồi quy đa biến
thông thường, nghiên cứu đã phát hiện 07 nhân tố ảnh hưởng đến động lực
làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất Lilama là: Văn hóa doanh
nghiệp, công việc, cơ hội đào tạo và phát triển, điều kiện làm việc, lương
và chế độ phúc lợi, mối quan hệ với đồng nghiệp, mối quan hệ lãnh đạo.
Trong đó, lương và chế độ phúc lợi với văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tác
động mạnh nhất. Kết quả có được từ nghiên cứu là gợi ý quan trọng trong
việc xây dựng chiến lược và kế hoạch phù hợp phát triển nguồn nhân lực
của Lilama.
Tạo động lực cho người lao động là một trong những vấn đề mấu
chốt của doanh nghiệp, nó không chỉ là một cách thức nhằm giữ chân
những người có năng lực, có trình độ mà nó còn gắn liền với sự tồn tại
phát triển cũng như sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, đã có
7



nhiều tài liệu, đề án trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề tạo động
lực cho người lao động điển hình như các học thuyết về nội dung (của
Maslow, Alderfer, McClelland, Herzberg) chỉ ra cách tiếp cận với các nhu
cầu của người lao động; và nhóm học thuyết về quá trình (của Adams,
Vroom, Skinner, E.A.Locker) tìm hiểu lý do mà mỗi người thể hiện hành
động khác nhau trong công việc. Vận dụng các học thuyết trên, hầu hết các
nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố tạo động lực và cách thực hiện.
Các nghiên cứu trên chủ yếu đã phác họa ra một số thực trạng, dựa
trên những số liệu thống kê hay kết quả điều tra xã hội học và đưa ra một
số giải pháp về tạo động lực cho người lao động. Mặc dù vậy hầu hết các
đề tài đều ở tầm vĩ mô nên không hoàn toàn áp dụng được ở các doanh
nghiệp khác nhau.
Những điểm mới trong nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Tại một công ty cụ thể là Công ty TNHH
Lotte Shopping Plaza Việt Nam với quy mô nhỏ hơn.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung về ảnh hưởng của Văn
hóa doanh nghiệp tại Công ty tới động lực làm việc của nhân viên.
Gợi ý một số đề xuất, ý kiến góp phần cải thiện, nâng cao tính tích
cực, phù hợp của một số yếu tố Văn hóa doanh nghiệp tác động tới động lực
làm việc của nhân viên công ty.
7. Bố cục bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo, thì bài nghiên cứu được trình bày gồm 03 chương:
Chương 1: Văn hóa doanh nghiệp và ảnh hưởng của văn hóa doanh
nghiệp tới động lực làm việc của nhân viên
Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến động
lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH Lotte Shopping Plaza Việt Nam

Chương 3: Một số đề xuất nâng cao ảnh hưởng tích cực của văn hóa
doanh nghiệp đến động lực làm việc của nhân viên.
8. Kế hoạch nghiên cứu

Thời gian dự kiến

Kết quả hoàn thành

Công việc phải thực hiện

8


Tháng 5

Tìm hiểu lý luận về văn
hóa doanh nghiệp trong
tổ chức và động lực của
người lao động trong
doanh nghiệp

Tháng 6

-Lập đề cương, hoàn
thành đề cương.
-Lập bảng câu hỏi
nghiên cứu.

Tháng 6


-Tiến hành khảo sát lấy
ý kiến người lao động
trực tiếp trong mẫu
nghiên cứu

Tháng 7

- Hoàn thành việc phân
tích kết quả nghiên cứu

-Tham khảo các đề tài liên
quan

- Sửa đề cương
- Xây dựng bảng câu hỏi
nghiên cứu và dự kiến mẫu
nghiên cứu
- Phát phiếu khảo sát và
hướng dẫn người tham gia
khảo sát trả lời câu hỏi

- Phân tích dữ liệu, kiểm định
mô hình
- Chỉnh sửa báo cáo

9. Tài liệu tham khảo

1. Bùi Anh Tuấn, Giáo trình hành vi tổ chức, Nxb Thống kê Hà Nội, 2003.
2. Ths. Lương Văn Úc (2003), Tâm lý học lao động, Trường đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội.

3. Ths. Lương Văn Úc, Ths. Phạm Thúy Hương (2004), Giáo trình Tâm lý
học lao động và xã hội học lao động.
4. Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân
lực.
5. Phạm Xuân Nam, Văn hóa và Kinh doanh.
6. Đào Ngọc, Thời báo kinh tế Tháng 9 (2006)
7. Steven L.Mc Shane- Boston, Mc. Graw- Hill Organizationnal Behavior:
Emerging Realities for The Workplace Revolution, 2000
8. Cummings, Thomas G. & Worley, Christopher G. (2005), Organization
Development and Change, 8th Ed., Thomson South-Western, USA, ISBN
9. O'Donovan, Gabrielle (2006). The Corporate Culture Handbook: How to
Plan, Implement and Measure a Successful Culture Change Programme, The
Liffey Press.
10. Các bài viết trên internet.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
9


Biến độc lập: Văn hóa Doanh nghiệp (C) gồm các yếu tố:







C1: Triết lý quản lý và kinh doanh
C2: Các quy định, nội quy trong tổ chức
C3: Người lãnh đạo, quản lý
C4: Đồng nghiệp

C5: Các phong trào, nghi lễ, nghi thức
C6: Hệ thống trao đổi thông tin

Biến phụ thuộc: Động lực làm việc của nhân viên (M)
X: Hệ số tự do
e: sai số
 Mô hình hồi quy tuyến tính:

M= X+ α1C1 + α2C2 + α3C3 + α4C4 + α5C5 + α6C6 + e

10


Triết lý quản lý và kinh
doanh (C1)

Hệ thống trao đổi
thông tin (C6)

Các quy định, nội quy
trong tổ chức (C2)

ĐỘNG LỰC
LÀM VIỆC

Các phong trào, nghi
lễ, nghi thức (C5)

Người lãnh đạo, quản
lý (C3)


Đồng nghiệp (C4)

CÔNG CỤ KHẢO SÁT THAM KHẢO
Phát triển dựa theo CHMA – Công cụ đo lường văn hóa doanh nghiệp
CHMA là công cụ giúp đo lường và thay đổi văn hoá doanh nghiệp tại Việt
Nam, do Tiến sĩ Trịnh Quốc Trị nghiên cứu.
Tâm lý hành vi Nhóm (Doanh nghiệp) được cấu thành bởi 6 yếu tố then chốt:
1. Đặc tính nổi trội của Doanh nghiệp.
2. Người lãnh đạo Doanh nghiệp.
3. Nhân viên trong Doanh nghiệp.
4. Chất keo gắn kết mọi người với nhau trong Doanh nghiệp.
5. Chiến lược tập trung của Doanh nghiệp.
6. Tiêu chí thành công của Doanh nghiệp.
Tâm lý hành vi nhóm (Doanh nghiệp) là phối hợp của 4 kiểu C, H, M, A:
C: Kiểu gia đình, có cha mẹ, anh chị em yêu thương gắn bó. Nơi đội
nhóm hướng nội và linh hoạt.
H: Kiểu thứ bậc, tôn ti trật tự. Có cấp trên cấp dưới làm việc theo quy trình
hệ thống chặt chẽ, kỷ luật. Nơi đội nhóm hướng nội và kiểm soát.

11


M: Kiểu thị trường, có tướng lĩnh, có đội ngũ máu lửa, lao ra thị trường tập
trung giành chiến thắng, đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận. Nơi đội
nhóm hướng ngoại và kiểm soát.
A: Kiểu sáng tạo, người quản lý giàu trí tưởng tượng, đổi mới, cải tiến liên
tục. Nơi đội nhóm hướng ngoại và linh hoạt.
Để đo lường các yếu tố này, phần mềm KMC-CHMA sẽ tiến hành tính toán
dựa trên bài trắc nghiệm văn hóa doanh nghiệp của bạn và cho ra một đồ thị

về văn hoá hiện tại (now) cũng như văn hoá kỳ vọng (wish) ở tương lai mà
bạn muốn thay đổi cho doanh nghiệp mình.
Văn hoá một doanh nghiệp luôn là phối hợp của 4 kiểu C, H, M, A với tỉ lệ
khác nhau sao cho tổng C+H+M+A = 100%. Vì vậy nếu bạn muốn tăng một
kiểu này thì phải giảm một, hai hoặc cả 3 kiểu còn lại.
- Các công ty về tuyển dụng, đào tạo... có khuynh hướng trội về C.
- Các công ty thiết kế, thương hiệu, thời trang... có khuynh hướng trội về A.
- Các công ty về sản xuất linh kiện, chi tiết chính xác, tư vấn quản lý chất
lượng, có thiên hướng trội về H.
- Các công ty phân phối, bán lẻ có khuynh hướng trội về M.
Ngoài ra văn hoá doanh nghiệp sẽ tự phát thay đổi theo chu kỳ phát triển của
công ty. Mỗi khi một trong 6 yếu tố cấu thành thay đổi thì văn hoá sẽ tự động
thay đổi theo.
Vì vậy, nếu chúng ta chủ động định hướng cho văn hoá thay đổi thì nó sẽ
thay đổi theo ý muốn của mình, còn không làm gì cả thì văn hoá doanh
nghiệp vẫn tồn tại và thay đổi một cách tự phát ngoài ý muốn của ta.

ĐỀ CƯƠNG
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Giới thiệu kết cấu bài nghiên cứu
CHƯƠNG I: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA
NHÂN VIÊN

12



I. Động lực và tạo động lực lao động
1. Khái niệm
2. Đặc điểm của động lực người lao động
3. Các học thuyết về tạo động lực lao động
II. Văn hóa doanh nghiệp và tác động của văn hóa doanh nghiệp
1. Khái niệm
2. Các quan niệm về văn hóa doanh nghiệp
3. Các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp tác động đến động lực làm việc
của nhân viên
3.1. Triết lý quản lý và kinh doanh
3.2. Các quy định, nội quy trong tổ chức
3.3. Người lãnh đạo, quản lý
3.4. Đồng nghiệp
3.5.Các phong trào, nghi lễ, nghi thức
3.6. Hệ thống trao đổi thông tin
4. Mô hình nghiên cứu, các biến và nghiên cứu thang đo
III. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa
doanh nghiệp tới hoạt động của tổ chức.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY
TNHH LOTTE SHOPPING PLAZA VIỆT NAM
I. Tổng quan về Công ty TNHH Lotte Shopping Plaza Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1. Lịch sử hình thành của công ty
1.2. Tầm nhìn, chiến lược của công ty
1.3. Phương hướng phát triển của công ty
2. Cơ cấu và đặc điểm nhân viên trong Công ty
3. Đặc điểm hoạt động tại các phòng ban của công ty
4. Các hoạt động quản trị nhân sự trong Công ty

4.1. Tuyển mộ và tuyển chọn nguồn nhân lực
4.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
4.3. Đánh giá thực hiện công việc
4.4. Công tác an toàn lao động
4.5. Hoạt động kiểm tra thanh toán lương và phúc lợi
II. Đặc điểm và ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm
việc của nhân viên trong Công ty

13


1. Nguồn gốc thông tin thu thập trong bảng hỏi
2. Các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp nổi bật trong công ty
2.1. Triết lý quản lý và kinh doanh
2.2. Các quy định, nội quy trong tổ chức
2.3. Người lãnh đạo, quản lý
2.4. Đồng nghiệp
2.5.Các phong trào, nghi lễ, nghi thức
2.6. Hệ thống trao đổi thông tin
3. Quan điểm của nhân viên về văn hóa tổ chức
3.2. Khảo sát ý kiến của nhân viên về các yếu tố văn hóa doanh nghiệp tích
cực
3.3. Khảo sát ý kiến của nhân viên về các yếu tố văn hóa doanh nghiệp cần
được cải thiện/ bổ sung
4. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới động lực làm việc của nhân
viên
4.1. Những ảnh hưởng tích cực
4.2 Những ảnh hưởng tiêu cực
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO ẢNH HƯỞNG TÍCH
CỰC CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
1. Đưa ra các ý tưởng làm cho môi trường làm việc thân thiện hơn
2. Áp dụng thời gian làm việc linh hoạt
3. Phản hồi và tạo cơ hội phát triển tiềm năng
4. Tổ chức các chương trình nâng cao ý thức xã hội
...
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo

14


BẢNG HỎI
Xin chào anh/chị, tôi là học viên Cao học hệ Nghiên cứu Khóa 24- Lớp Quản
trị Doanh nghiệp D (2015-2017) - Viện Đào tạo sau Đại học- Trường Đại học
Kinh tế quốc dân.
Hiện tôi đang tiến hành cuộc một khảo sát nhỏ cho đề tài nghiên cứu “ẢNH
HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TỚI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH LOTTE SHOPPING PLAZA VIỆT
NAM”, kính mong anh/ chị dành một vài phút giúp tôi hoàn thiện những câu
hỏi ngắn dưới đây.
Tôi xin cam đoan tất cả các ý kiến của anh/chị sẽ được sử dụng ẩn danh trong
các kết quả và tài liệu chính thống.
Xin chân thành cảm ơn và chúc anh/chị có một ngày làm việc vui vẻ!
1.
a.
b.
c.


Hiện anh/chị đang làm việc tại bộ phận nào của công ty?
Bộ phận Điều hành (Hành chính, Nhân sự, Kỹ thuật)
Bộ phận Tài chính
Bộ phận Dịch vụ Khách hàng (Chăm sóc khách hàng, Quầy thông tin, Quầy

d.
e.
2.
a.
b.
c.
d.
e.
3.
a.
b.
4.
a.
b.
5.
a.
b.

trẻ em, Quầy Quà tặng)
Bộ phận Quản lý Bán hang
Bộ phận Bán hàng
Xin vui lòng cho biết cấp bậc nhân viên của anh/chị?
J
JA
A

SA
M
Xin vui lòng cho biết trình độ văn hóa chuyên môn của Anh/Chị
Trung cấp, cao đẳng
Đại học và trên đại học
Xin vui lòng cho biết thời gian Anh/Chị đã làm việc tại công ty:
Trên 6 tháng => Tiếp tục khảo sát
Dưới 6 tháng => Dừng khảo sát
Xin vui lòng cho biết giới tính của Anh/Chị:
Nam
Nữ
15


6. Xin vui lòng cho biết giới tính lãnh đạo của Anh/Chị:
a. Nam
b. Nữ

Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý theo thang điểm từ 1 đến 5 theo
quy ước:
1.
2.
3.
4.
5.

Hoàn toàn Không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường
Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Nói về Công ty mình, anh/chị cảm thấy
1. Nơi làm việc của tôi luôn ấp áp tình người, mọi người vui vẻ, chia
sẻ và quan tâm nhau như anh em một nhà
2. Chiến thắng trên thị trường và dẫn đầu đối thủ chính là tiêu chí
thành công của công ty tôi
3. Tổ chức tôi chọn lựa chiến lược đổi mới, luôn tìm kiếm cơ hội mới,
thu nhận các nguồn lực mới và tạo ra những thách thức mới
4. Tổ chức tôi kết dính với những người cần sự rõ ràng và minh bạch
về chính sách, nội quy về quyền hạn và trách nhiệm
5. Mọi người trong tổ chức tôi làm việc độc lập, không bị ràng buộc về
thời gian và công việc. Mỗi người sang tạo theo cách độc đáo của
mình
6. Thân thiện, gần gũi, ân cần, hỗ trợ, bao dung là những đặc tính mà
cũng nhìn thấy ở người lãnh đạo của tổ chức tôi
7. Ai vào tổ chức tôi cũng cảm nhận được không khí nghiêm ngặt, luật
lệ và kỉ luật. Mọi người chịu sự kiểm soát gắt gao bới các quy trình
hệ thống
8. Những người ưa thích sự tự do sẽ tìm thấy ở tổ chức tôi một sức hút
mãnh liệt. Môi trường luôn cho phép đổi mới, sáng tạo, cải tiến và
thay đổi
9. Chiến lược nổi trội của tổ chức tôi là bền vững và ổn định. Lấy việc
kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn và hoạt động nhịp nhàng làm con
đường tới thành công
10. Sếp của tôi sử dụng phong cách lãnh đạo làm tôi thỏa mãn
11. Sự tự do phá cách và sang tạo là đặc tính nổi trội của tổ chức tôi.
Mọi người vô cùng năng động và chấp nhận mạo hiểm.
12. Sếp của tôi thể hiện đầy quyền lực, chi tiết và nghiêm nghị. Luôn có
khoảng cách xa với nhân viên.

13. Xây dựng đội ngũ là chọn lựa chiến lược hàng đầu của tổ chức tôi.
Luôn tuyển dụng, đào tạo và phát triển những con người tin tưởng,
cởi mở và kiên định cùng tổ chức.
14. Lãnh đạo tổ chức tôi cực kì thoải mái, luôn đổi mới, dám nghĩ dám
làm, hài hước và cực kì mạo hiểm
15. Cách quản lý nhân viên của tổ chức tôi là tạo sự cạnh tranh quyết
liệt trong nội bộ, mọi người làm việc áp lực cao và mãnh liệt vì
thành tích

Mức độ
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

16


16. Tổ chức tôi định nghĩa thành công là có các sản phẩm độc đáo nhất

17.
18.
19.

20.
21.

22.
23.
24.

hoặc mới nhất. Luôn đi tiên phong đổi mới về sản phẩm
Mọi người trong tổ chức tôi ai cũng thi thố khốc liệt để lập thành
tích, được thưởng, được tôn vinh và được thăng tiến
Tổ chức tôi đảm bảo công việc ổn định lâu dài, có các nguyên tắc và
chính sách rõ ràng, có tôn ti trật tự trong các mối quan hệ
Đối với tổ chức tôi, thành công nghĩa là nguồn nhân lực phát triển,
tinh thần đồng đội, sự cam kết của nhân viên và sự quan tâm lẫn
nhau
Quản lý của tôi giành phần lớn thời gian với khách hàng, luôn kiểm
soát mục tiêu để chiến thắng bằng mọi giá
Nhân viên tổ chức tôi luôn thể hiện tinh thần làm việc đồng đội, yêu
thương, gắn bó, tin tưởng nhau và luôn trung thành, hết mình vì tổ
chức
Chất keo gắn kết mọi người trong tổ chức tôi chính là danh vọng. Sự
thăng tiến và chủ nghĩa cá nhân được đặt lên hàng đầu
Tổ chức tôi cho rằng thành công có nghĩa là có hệ thống nội bộ tốt,
hiệu quả, chủ động, phối hợp nhịp nhàng và chi phí thấp
Cạnh tranh và dẫn đầu thị trường là chiến lược hàng đầu của tổ chức
tôi. Luôn sống với việc đạt mục tiêu và chính thắng trên thị trường


1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1 2 3 4 5

Anh/Chị cảm thấy ở bản thân mình
1. Công ty này là nơi tốt nhất để Anh/Chị làm việc
2. Môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn, được trang bị đầy đủ các
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.


phương tiện cần thiết
Giờ giấc làm việc tại công ty rất nghiêm chỉnh rõ ràng
Không khí làm việc rất vui vẻ, thoải mái
Tiền lương và phúc lợi được trả công bằng và đúng thời hạn
Công việc hiện tại phù hợp với năng lực, chuyên môn của bản thân
Công việc được phân công rõ ràng
Công việc đúng nguyện vọng, phát huy được khả năng của Anh/Chị
Mức độ căng thẳng trong công việc là vừa phải
Anh/Chị có thể cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc
Anh chị luôn nỗ lực để hoàn thành tốt công việc của mình
Được cấp trên, đồng nghiệp công nhận những đóng góp của
Anh/Chị cho công ty
Được khen thưởng trước tập thể khi đạt được thành tích tốt
Anh/Chị muốn ởi lại làm việc với công ty cho đến cuối đời
Anh/Chị yêu thích công việc của mình
Anh/Chị luôn làm việc hết mình về tổ chức
Anh/Chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với tổ chức dù nơi khác có đề nghị
lương bổng hấp dẫn hơn
Tôi luôn có phần thưởng xứng đáng với sự nỗ lực

1 2 3 4 5
1 2 3 4 5
1
1
1
1
1
1
1

1
1

2
2
2
2
2
2
2
2
2

3
3
3
3
3
3
3
3
3

4
4
4
4
4
4
4

4
4

5
5
5
5
5
5
5
5
5

1 2 3 4 5
1
1
1
1

2
2
2
2

3
3
3
3

4

4
4
4

5
5
5
5

1 2 3 4 5

17



×