Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh cao bằng (2000 – 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LƢU THỊ HUYỀN TRANG

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở TỈNH CAO BẰNG (2000 – 2015)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số

: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Chi

HÀ NỘI, 2016

HÀ NỘI - năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các tài liệu, tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng,
các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lƣu Thị Huyền Trang



LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc,em gửi lời cảm ơn đến PGS.TS
Nguyễn Thị Phƣơng Chi ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sử học, cùng
với các thầy cô giáo, các phòng, ban của Học viện Khoa học xã hội đã quan
tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Luận văn không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, 09 tháng 08 năm 2016
Tác giả

Lƣu Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH CAO BẰNG VÀ THỰC TRẠNG ĐÓI
NGHÈO CỦA TỈNH TRƢỚC NĂM 2000.......................................................... 10
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ................................................................ 10
1.2. Quá trình thay đổi địa giới hành chính .................................................... 13
1.3. Về kinh tế - xã hội và văn hoá .................................................................. 17
1.4. Thực trạng đói nghèo của tỉnh Cao Bằng trƣớc năm 2000 ...................... 19
Tiểu kết .................................................................................................................. 25
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO Ở TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2000-2015 .................................. 26
2.1.Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc và Đảng bộ tỉnh Cao

Bằng về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2015 ......................................... 26
2.2. Thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án xóa đói giảm nghèo của
tỉnh Cao Bằng .................................................................................................. 40
Tiểu kết …………………………………………………… ................................. 51
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................... 53
3.1. Ƣu điểm .................................................................................................... 53
3.2. Hạn chế………………………………………….. .................................. 57
3.3. Tác động của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với
chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và văn hóa .............................. 59
3.4. Bài học kinh nghiệm................................................................................. 64
Tiểu kết .................................................................................................................. 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 73


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ: Bình quân
DTTS: Dân tộc thiểu số
HĐND: Hội đồng Nhân dân
MTQG: Mục tiêu Quốc gia
NTM: Nông thôn mới
NNPTNT: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn
TGPL: Trợ giúp pháp lý
UBND: Ủy ban Nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là hiện tƣợng xã hội có tính lịch sử và phổ biến với mọi quốc
gia, dân tộc, là thách thức lớn đe dọa đến sự sống còn, ổn định và phát triển của
nhân loại. Đặc biệt, ở các nƣớc đang phát triển, sự đói nghèo của dân cƣ đang là
một vấn đề nhức nhối, rất cấp bách phải tháo gỡ nhƣng cũng vô cùng khó khăn.
Nghèo đói và khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cƣ ngày càng
gia tăng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn về chính
trị,kinh tế, xã hội trong tƣơng lai nếu không có chính sách đúng đắn và biện
pháp kịp thời. Xóa đói giảm nghèo, đặc biệt đối với các hộ nông dân, các vùng
nghèo là vấn đề cần thiết để giữ vững ổn định chính trị và ổn định xã hội, đảm
bảo cho công cuộc đổi mới phát triển theo kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội
chủ nghĩa đƣợc thành công.
Đối với Việt Nam, trong hoạch định đƣờng lối xây dựng đất nƣớc, Đảng
và Chính phủ luôn xác định xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan
trọng góp phần phát triển đất nƣớc theo định hƣớng XHCN, hòa nhập vào xu thế
phát triển của khu vực và thế giới. Giải quyết tình trạng đói nghèo là một trong
những vấn đề xã hội vừa cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách, nhằm đảm
bảo phát triển kinh tế tiến bộ, công bằng xã hội.
Công cuộc đổi mới đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh
đạo từ năm 1986 đã mang lại những thay đổi sâu sắc, nhiều mặt trong đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó phải kể đến những thành tích về tăng trƣởng
kinh tế và giảm nghèo. Ở Việt Nam, ngay từ khi mới giành đƣợc độc lập, Đảng
và Nhà nƣớc ta đã nhận thấy tầm quan trọng của công cuộc xóa đói,giảm nghèo.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này nên trong những năm gần đây, vấn đề

1


xóa đói giảm nghèo của nƣớc ta đã thu hút sự nghiên cứu của đông đảo các nhà

khoa học, những ngƣời làm công tác quản lý.
Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, tỉnh Cao
Bằng đã từng bƣớc giải quyết vấn đề đói nghèo, thiếu việc làm, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần, thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân dân
trên địa bàn tỉnh, Huyện ủy – Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân tỉnh đã
quyết tâm thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo với các chƣơng trình xóa đói
giảm nghèo qua các giai đoạn 2000 - 2015.Nhận thấy vấn đề xóa đói giảm
nghèo ở tỉnh Cao Bằng là một vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ những lý do nêu
trên, tác giả lựa chọn vấn đề về“Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo ở tỉnh Cao Bằng (2000 – 2015)”làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trƣớc đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xóa đói
giảm nghèo, các công trình ấy ít nhiều đã tổng hợp, phân tích, làm rõ về quan
niệm, các yếu tố dẫn đến đói nghèo và những giải pháp về xóa đói giảm nghèo
và đƣợc tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau.
2.1.Những công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo nói chung
Một số công trình do Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội chủ biên
nhƣ: Đói nghèo ở Việt Nam (Hà Nội, 1993); Nhận diện đói nghèo ở nước ta (Hà
Nội, 1993); Xóa đói giảm nghèo (Hà Nội, 1996); Xóa đói giảm nghèo với tăng
trưởng kinh tế (Nxb Lao động, 1997). Các công trình nghiên cứu này làm rõ các
vấn đề lý luận về đói nghèo và phân tích rõ về các yếu tố ảnh hƣởng đến đói
nghèo ở Việt Nam, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo.
Trong đó, có một số nội dung liên quan đến các địa phƣơng khu vực miền núi
giúp tác giả luận văn có thể tham khảo.
Sách chuyên khảo của Hà Quế Lâm “Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc
thiểu số nước ta hiện nay – thực trạng và giải pháp” (Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002) đã cho thấy đƣợc tình trạng đói nghèo ở nhiều vùng dân tộc thiểu

2



số ở Việt Nam. Công trình gồm 3 chƣơng: Chƣơng I:Cơ sở lý luận về chính sách
kinh tế xã hội và vấn đề đói nghèo, chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng
bào các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Chƣơng II: Thực
trạng đói nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và kết quả đạt đƣợc từ việc
thực hiện xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nƣớc ta trong những giai
đoạn gần đây. Chƣơng III: Những kiến nghị và giải pháp về xóa đói, giảm nghèo
đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta. Nội dung công trình đã tập
trung vào một số vấn đề liên quan đến đói nghèo, làm rõ một số nguyên nhân
của tình trạng đói nghèo. Đặc biệt tác giả đã chú trọng phân tích đánh giá quá
trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, trong đó phân tích sâu về thực trạng và
giải pháp xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao,
miền núi. Đồng thời tác giả còn nêu ra những nguyên nhân cơ bản về tình trạng
đói nghèo và đƣa ra những khuyến nghị về định hƣớng và một số giải pháp xóa
đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nƣớc ta.
Viện Nghiên cứu Chính sách dân tộc và miền núi, Vấn đề dân tộc và định
hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Nội dung cuốn sách trình bày những vấn
đề lý luận, nhận thức về dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc Việt
Nam; những định hƣớng cơ bản trong việc quy hoạch dân cƣ, đẩy nhanh nhịp độ
phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, các tác giả
kiến nghị những giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản nhƣ: Xóa đói
giảm nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe, kiện toàn hệ
thống cơ quan làm công tác dân tộc, tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa tốt
đẹp của các dân tộc, sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.
Một số công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến những thách
thức, phƣơng pháp để ngƣời dân có thể tham khảo, vận dụng, tự xóa đói giảm
nghèo và tự thoát nghèo bằng nhiều cách khác nhau, đó là: Những điển hình tiên


3


tiến trong xóa đói giảmnghèo của nhóm tác giả Đinh Viết Vinh – Phạm Văn
Khánh – Viết Hồng (Nxb Lao động xã hội, 2006), Làm ăn có kế hoạch để xóa
đói giảm nghèo của nhóm tác giả Vi Hồng Nhân – Ngô Quang Hƣng – Trịnh
Thị Thủy (Nxb. Văn hóa dân tộc, 2007), Thương mại hóa sản phẩm bản địa:
hướng đi mới nhằm xóa đói giảm nghèo cho miền núi Việt Nam, Nxb Nông
nghiệp, 2008 của nhóm tác giả Trần Văn Ơn – Tô Xuân Phúc – Nguyễn Tất
Cảnh. Các công trình nghiên cứu này tuy không trực tiếp đề cập xóa đói giảm
nghèo của tỉnh Cao Bằng nhƣng là những tài liệu tham khảo cho tác giả luận
văn, đồng thời còn cung cấp một số tƣ liệu về xóa đói giảm nghèo ở một tỉnh
miền núi phía Bắc.
Liên quan ít nhiều đến đề tài còn có một số bài viết nhƣ “Cơ sở lý luận và
thực tiễn để xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tạp
chí Cộng sản số 834 -2012 của tác giả Nguyễn Hữu Dũng, nội dung bài viết đề
cập đến vấn đề thực hiện chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay. Bài
“Thực hiện một số chính sách xã hội ở vùng dân tộc thiểu số trong hội nhập và
phát triển” của tác giả Sơn Phƣớc Hoan đăng trên Tạp chí Cộng sản số 805 2009 đã cho thấy đƣợc nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số
nói chung, qua đó đƣa ra những giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo và phát
triển trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Những công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm trong danh sách năm tỉnh
nghèo nhất cả nƣớc, với hơn 95% đồng bào là ngƣời dân tộc thiểu số và hơn
70% số xã nằm trong diện đặc biệt khó khăn, là tỉnh vùng cao có đƣờng biên
giới khá dài, lại nằm xa khu trung tâm kinh tế của cả nƣớc nên kinh tế chủ yếu là
nông – lâm nghiệp, nặng tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa và dịch vụ
chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém nên tỉ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt còn
khó khăn. Vì vậy, tỉnh Cao Bằng đã tiến hành thực hiện chính sách xóa đói giảm


4


nghèo với hƣớng đi cơ bản là phát triển con ngƣời, nhất là ngƣời nghèo, tạo cơ
hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, để cho
ngƣời nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội đang phát triển, để họ tự sản
xuất vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu
chiến lƣợc về xóa đói giảm nghèo, trong những năm qua tỉnh Cao Bằng đã tích
cực triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Vì
vậy, đã có nhiều công trình liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Cao
Bằng nhƣ:
Cuốn Lịch sử Cao Bằng, Nxb Chính trị Quốc gia, 2014. Cuốn sách gồm
14 chƣơng, giới thiệu về điệu kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cƣ – dân
tộc, lịch sử Tỉnh, kinh tế, văn hóa, xã hội của Cao Bằng qua các thời kỳ lịch sử.
Nội dung công trình này, không chỉ cung cấp tƣ liệu trên các lĩnh vực, mà còn
đề cập khái quát đến thực trạng đói nghèo của tỉnh Cao Bằng và những giải pháp
của Đảng bộ và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chƣơng trình xóa đói
giảm nghèo.
Một số bài viết có nội dung liên quan đến một số khía cạnh của luận văn
nhƣ: Trợ giá, trợ cước ở Cao Bằng: Tiếp sức cho xóa đói giảm nghèo của Bằng
Giang, Báo Dân tộc và Phát triển – Số 45-2009, đã cho thấy thực tế về cuộc
sống thiếu thốn của ngƣời dân tại Cao Bằng, đồng thời bài viết cũng cho thấy rõ
một số giải pháp đƣợc Tỉnh đề ra nhằm giúp đỡ cuộc sống của ngƣời dân địa
phƣơng.
Tác giả Nguyễn Thị Nƣơng với bài viết Cao Bằng tập trung nguồn lực đầu
tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Tạp chí Cộng sản, số 812 -2010
cho thấy hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc đã góp phần tạo ra sự
chuyển biến mạnh mẽ về đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc thiểu số ở
Cao Bằng. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra một số chủ trƣơng lớn để tập trung

nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Cao Bằng trong
giai đoạn tiếp theo.

5


Một số luận án, luận văn liên quan đến xóa đói giảm nghèo nói chung và
một số huyện của tỉnh Cao Bằng nói riêng. Có thể kể đến: Luận án Tiến sỹ của
tác giả Lƣơng Thị Hồng “ Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam (1991 - 2010)”, Học viện Khoa học xã hội, 2015. Nội dung luận án đề
cập đến quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam từ năm
1991 đến năm 2010 nhằm góp phần tổng kết, đánh giá thành công và hạn chế, lý
giải nguyên nhân. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm và chỉ rõ những vấn đề đặt ra
trong quá trình thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Hoàng Thị Ngọc Hà “Đảng bộ tỉnh Cao
Bằng lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010”, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2012. Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo
công tác xóa đói, giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trên địa bàn của tỉnh,
từ đó đƣa ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng.
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Thu Huyền“ Công cuộc xóa đói
giảm nghèo ở huyện Bảo Lạc (2000 - 2013)”, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái
Nguyên, 2015. Mặc dù nội dung luận văn đề cập đến công cuộc xóa đói giảm
nghèo của một huyện thuộc tỉnh Cao Bằng- huyện Bảo Lạc nhƣng đã giúp tác
giả có thêm nhận thức trong quá trình hoàn thiện luận văn của mình.
Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến vấn đề đói nghèo dƣới các
góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Một số bài viết nghiên cứu cụ thể
về các vấn đề đói nghèo của ngƣời dân ở tỉnh Cao Bằng cho thấy đời sống hàng
ngày của ngƣời dân còn nghèo khó cả về vật chất và tinh thần, qua đó cũng đề ra
các hƣớng giải pháp nhằm thực hiện xóa đói giảm nghèo. Có thể thấy cho đến

nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo nói chung, trong
đó có một số công trình đề cập đến xóa đói giảm nghèo của một huyện của tỉnh
Cao Bằng ở những góc độ khác nhau nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu

6


về Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao Bằng trong
giai đoạn 2000 – 2015, đó là nhiệm vụ đặt ra cho tác giả luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụnghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm làm rõ quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
ở Cao Bằng từ năm 2000 đến năm 2015. Từ đó đƣa ra một số nhận xét về tác
động của công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn nêu
trên; từ đó rút ra một số kinh nghiệm và chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong quá
trình thực hiện xóa đói giảm nghèo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên của tỉnh Cao Bằng.
Nêu lên thực trạng đói nghèo của ngƣời dân tỉnh Cao Bằng trƣớc năm
2000 để thấy rõ yêu cầu tất yếu phải thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.Nội
dung này đƣợc trình bày nhƣ là tiền đề cho nội dung chính của luận văn là công
cuộc xóa đói giảm nghèo.
Nêu quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm
nghèo, đồng thời trình bày quan điểm, chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng
về xóa đói giảm nghèo.
Làm rõ hơn quá trình tổ chức thực hiện xóa đói giảm nghèo từ 2000 đến
2015 và một số thành tựu cũng nhƣ hạn chế của công cuộc xóa đói giảm nghèo
trong giai đoạn lịch sử nêu trên. Đồng thời nêu lên tác động của công cuộc xóa
đói giảm nghèo đối với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh
Cao Bằng.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2000 đến năm 2015.

7


4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2000
đến năm 2015.
Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện
chính sách xóa đói giảm nghèo trên phạm vi tỉnh Cao Bằng.
Phạm vi nội dung: Luận văn chủ yếu đề cập đến một số vấn đề nhƣ các
nguyên nhân dẫn đến đói nghèo; thực trạng đời sống của ngƣời dân Cao Bằng;
các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo ở và
quan trọng là quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao
Bằng từ năm 2000 – 2015.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp luận

Luận văn thực hiện trên cơ sở vận dụng đƣờng lối, quan điểm, chính sách

của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo, thể hiện ở một số Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng, Nhà nƣớc và các tài liệu về xóa đói giảm nghèo, các chế độ
chính sách thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo.
Trên cơ sở thực hiện đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tỉnh
Cao Bằng chỉ đạo thực hiện về xóa đói giảm nghèo thể hiện ở các Chỉ thị, Nghị
quyết, Chƣơng trình giảm nghèo của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân
dân tỉnh Cao Bằng.
5.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng hai phƣơng
pháp: Lịch sử và lôgic, kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng
pháp thống kê, phân tích, so sánh…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ hơncơ sở lý luận về chính sách xóa đói giảm
nghèo.

8


Luận văn nêu một cách khách quan thực trạng đói nghèo và công cuộc
thực hiện xoá đói giảm nghèo của tỉnh Cao Bằng
Luận văn góp phần nhỏ trong việc cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc
hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc thực hiện công
tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Cao Bằng và các địa phƣơng có đặc điểm tƣơng
đồng trong những năm tiếp theo .
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận

văn đƣợc chia thành 3chƣơng:
Chương 1. Khái quát về tỉnh Cao Bằng và thực trạng đói nghèo của tỉnh
trước năm 2000.
Chương 2. Quá trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Cao
Bằng (2000 – 2015).
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm.

9


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH CAO BẰNG VÀ THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO
CỦA TỈNH TRƢỚC NĂM 2000
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Về vị trí địa lý
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và
Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đƣờng biên giới dài trên 333 km, phía
Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và
Lạng Sơn. Theo chiều Bắc – Nam 80 km (từ xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm đến
xã Quang Trọng, huyện Thạch An). Theo chiều Đông – Tây 170 km (từ xã Lý
Quốc, huyện Hạ Lang đến xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm).
Tỉnh Cao Bằng đƣợc giới hạn trong tọa độđịa lý từ 22021'21" đến
23007'12" vĩ độ Bắc và từ 105016'15 kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh là 6.703,42 km². Trung tâm tỉnh là Thành phố Cao Bằng cách thủ đô Hà
Nội 286 km theo đƣờng Quốc lộ 3[30, tr.30-31].
Cao Bằng với vị trí là cửa ngõ phía Bắc của đất nƣớc, lại là vùng núi cao
nhiều khoáng sản và lâm sản quý giá, có nhiều dân tộc ít ngƣời cùng chung
sống, có vai trò chiến lƣợc quan trọng về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, quân sự,
văn hóa…
Về điều kiện tự nhiên

Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km²; là cao nguyên đá vôi xen
với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600 – 1.300
so với mặt nƣớc biển. Núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, đất bằng để
canh tác chỉ có gần 10%. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền Đông có
nhiều núi đá, miền Tây núi đất xen núi đá, miền Tây Nam phần lớn là núi đất có
nhiều rừng rậm. Dân số hiện nay là 519.802 ngƣời.

10


Địa hình của tỉnh khá phức tạp với độ cao trung bình so với mặt biển trên
300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình của tỉnh đƣợc
chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng địa trũng (vùng trung tâm) có địa hình khá bằng
phẳng, bao gồm đồi thấp xem kẽ các cánh đồng tƣơng đối rộng, phân bố chủ yếu
ở huyện Hòa An, Thành phố Cao Bằng và các xã phía Nam huyện Hà Quảng;
Vùng núi đất: chạy từ phía Tây Bắc huyện Bảo Lạc, qua huyện Nguyên Bình
xuống phía Tây Nam huyên Thạch An. Là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ
dốc lớn, có đỉnh núi cao gần 2000m, nhƣ Phja Dạ (Bảo Lâm) 1980, Phja Oắc
(Nguyên Bình) 1931m. Vùng đá vôi: chạy từ phía Bắc dọc theo biên giới Việt Trung, vòng xuống phía Đông Nam của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hà
Quảng, Trà Lĩnh, Thông Nông, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa.
Về địa thế, tỉnh Cao Bằng có độ dốc cao, đặc biệt là ở những nơi có nhiều núi
đá, có tới 75% diện tích đất đai có độ dốc trên 250m[31, tr.32- 33].
Tỉnh Cao Bằng có địa hình khá đa dạng, bị chia cắt bởi hệ thống sông,
suối khá dày, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu,... và sự phức tạp của địa hình
tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái đặc thù, cho phép Cao Bằng phát triển đa dạng
cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình nhƣ vậy đã ảnh hƣởng lớn đến
việc giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng cơ
sở, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất
nông nghiệp và dễ gây ra hiện tƣợng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mƣa.
Khí hậu của tỉnh Cao Bằng ôn hòa, với khí hậu cận nhiệt đới, địa hình đón

gió nên chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các đợt không khí lạnh từ phƣơng Bắc. Cao
Bằng là cửa ngõ đón gió mùa Đông Bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa Đông
và chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Nam vào mùa hè.
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu không rõ rệt,
thời tiết thất thƣờng; mùa xuân thƣờng có thời tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ
chịu[30, tr.34].

11


Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía Tây và sông
Bằng vùng trung tâm và phía Đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác
nhƣ sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo
hay sông Hiến.
Sông Bằng bắt nguồn từ núi Nà Vài cao 60m, cách Sóc Giang về phía Tây
Bắc 10km, chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và nhập vào sông Tây Giang
tại Long Châu ở độ cao 140m. Sông Bằng có diện tích lƣu vực thuộc tỉnh Cao
Bằng là 3.377 km². Sông chảy qua địa phận tỉnh Cao Bằng dài 110 km với 4 phụ
lƣu là sông Dẻ Rào, Sông Hiến, sông Trà Lĩnh, sông Bắc Vọng; độ dốc lƣu vực
là 20% mật độ lƣới là 0,91 km/km², hệ số uốn khúc là 1,29. Sông Gâm chảy qua
tỉnh Cao Bằng bắt đầu ở xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc) và kết thúc ở thị trấn
Pác Mầu (huyện Bảo Lâm), có diện tích lƣu vực là 2006km² (kể cả phần sông
Năng). Sông Quây Sơn: Bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua huyện Trùng Khánh
và huyện Hạ Lang với chiều dài 38 km. Các sông, suối thuộc lƣu vực lớn của
sông Quây Sơn là sông Quây Sơn Tây, sông Quây Sơn Đông, suối Bản Viết,
suối Na Vy và suối Gun. Các sông của tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng cho sử
dụng mục đích thủy điện [31; tr.36].
Tài nguyên rừng, theo số liệu thống kế năm 2013, diện tích đất lâm
nghiệp tỉnh Cao Bằng 533.384,7 ha, chiếm 79,56% diện tích tự nhiên, chủ yếu là
rừng tự nhiên, phần lớn là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. Rừng ở Cao Bằng

có nhiều loại cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cũng nhƣ giá trị nghiên cứu
khoa học, đã phát hiện đƣợc 27 loài thực vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt
Nam nhƣ cẩu ích, bổ cốt toái, dẻ tùng sọc trắng, hoàng đàn, thông pà cò, ngũ gia
bì gai,... hệ thống vật rừng khá phong phú, theo kết quả điều cho thấy ở Cao
Bằng có khoảng 196 loài, trong đó có một số loài quý hiếm nhƣ: Khỉ mặt đỏ,
hƣơu xạ, sơn dƣơng, tê tê...
Tỉnh Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú,
với 199 điểm mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau nhƣ sắt,

12


mangan, chì, kẽm...trong đó có những mỏ có quy mô lớn tập trung ở các huyện
Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hạ Lang... Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban
hành Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 29/ 12/ 2011, về việc phê duyệt quy
hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 2015, có xét đến năm 2020 và đã cấp phép khai thác, chế biến một số loại
khoáng sản. Công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều tiềm năng
[31; tr.40].

Nguồn:

1.2. Quá trình thay đổi địa giới hành chính
Từ thời kỳ đầu dựng nƣớc, vùng Cao Bằng đã có cƣ trú của ngƣời Việt
cổ, minh chứng là qua các di chỉ khảo cổ, di tích đã đƣợc khai quật ở Hồng Việt,
(Hòa An), Cần Yên (Thông Nông), Lũng Ỏ (Quảng Uyên)… cùng truyền thuyết
về Pú Luông - Giả Cải, Cẩu chủa cheng vùa.
Xƣa vùng đất này thuộc đất châu Bảo Lạc và châu Thạch Lâm, trong tiến
trình lịch sử dân tộc, Bảo Lạc đã có nhiều lần thay đổi về tên gọi và địa giới
hành chính. Thời Hùng Vƣơng, Cao Bằng nằm trong 15 bộ của nƣớc Văn Lang.


13


Thời Bắc thuộc, đời Tần thuộc Tƣợng Quận; đời Hán thuộc quận Giao Chỉ; thời
Đƣờng là Châu Thang.
Thời vua Lê Thánh Tông (ở ngôi 1460 – 1497), vào năm Quang Thuận
thứ 7 (1466) đã chia cả nƣớc thành 12 đạo thừa tuyên (Thanh Hoá, Nghệ An,
Thuận Hoá, Thiên Trƣờng, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hƣng
Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng). Cao Bằng lúc đó gọi là phủ Bắc
Bình thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
Năm Hồng Đức thứ 3 (1472), Lê Thánh Tông đặt thêm thừa tuyên Quảng
Nam, nƣớc ta khi đó gồm 13 thừa tuyên, tổng cộng 52 phủ, 178 huyện, 50 châu,
36 phƣờng. Phủ Cao Bằng thuộc thừa tuyên Ninh Sóc, có 4 châu.
Năm Hồng Đức thứ 4 (1473), thừa tuyên Ninh Sóc lại đƣợc đổi tên thành
thừa tuyên Thái Nguyên, phủ Bắc Bình đƣợc đổi thành phủ Cao Bằng vẫn trực
thuộc thừa tuyên Thái Nguyên.
Năm 1499, Cao Bằng đƣợc tách khỏi Thái Nguyên thành lập một trấn
riêng không lệ thuộc vào Thái Nguyên nhƣ trƣớc.
Đến thời nhà Mạc, năm 1592nhà Mạc lên Cao Bằng, đóng đô ở Cao Bình
(nay thuộc xã Hƣng Đạo, thành phố Cao Bằng) đặt hiệu là Càn Thống, quản lý
cả các vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng.
Năm 1677 nhà Lê lại đặt trấn Cao Bằng, gồm có 1 phủ, 4 châu. Trấn lỵ
đóng tại Cao Bằng.
Từ thời Lê Trung Hƣng đến trƣớc khi vua Minh Mệnh cải cách hành
chính (1831 – 1832), thì cả nƣớc đã hình thành các đơn vị hành chính mới. Trấn
Cao Bằng gồm 4 châu, 27 tổng, 233 xã, thôn, phƣờng, trại, động[30; tr.29- 30].
Thời thuộc Pháp, tháng 10/1886, thực dân Pháp đánh chiếm Cao Bằng.
Năm 1888, thực dân Pháp chia Cao Bằng làm một quân khu, gồm Tiểu quân khu
Cao Bằng và các đồn binh: Cao Bằng, Sóc Giang, Nguyên Bình, Ngân Sơn, Trà
Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hoà, Nặm Nàng.


14


Ngày 06/8/1891, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định bãi bỏ các quân
khu và thiết lập các đạo quan binh. Đạo quan binh là đơn vị hành chính đặc biệt
do giới quân sự nắm quyền cai trị. Mỗi đạo quan binh do một sĩ quan đứng đầu
làm tƣ lệnh với đầy đủ quyền dân sự và quân sự, thời kỳ đầu về dân sự ngang
với Thống sứ Bắc Kỳ.
Từ năm 1886 – 1945, tên gọi, địa giới và số lƣợng các đơn vị hành chính
tỉnh Cao Bằng luôn có sự thay đổi. Cuối thế kỷ XIX, tỉnh Cao Bằng gồm có phủ
Trùng Khánh (với 3 châu: Thƣợng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên) và phủ Hòa An
(với 3 châu: Thạch Lâm, Thạch An, Nguyên Bình).
Năm 1926, Cao Bằng là Đạo quan binh thứ nhì gồm 1 phủ: Hòa An (phủ lỵ
ở Nƣớc Hai); 7 châu: Hà Quảng, Thạch An, (châu lỵ ở Đông Khê), Nguyên Bình,
Phục Hoà (châu lỵ ở Tà Lùng), Quảng Uyên, Thƣợng Lang (châu lỵ ở Trùng
Khánh phủ) và Hạ Lang; 3 đại lý: Quảng Uyên, Nguyên Bình và Đông Khê.
Năm 1948, Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định bãi
bỏ cấp tổng, phủ, đạo, châu. Cấp trên cấp xã và dƣới cấp tỉnh nhất loạt gọi là
huyện. Cao Bằng lúc đó gồm 11 huyện, thị: Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc,
Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hoà, Hạ Lang, Quảng Uyên,Trùng Khánh,Trấn
Biên và Thị xã Cao Bằng.
Ngày 03/10/1950, Cao Bằng hoàn toàn đƣợc giải phóng khỏi ách thống trị
của thực dân Pháp. Năm 1950, tỉnh Cao Bằng có 10 huyện: Bảo Lạc, Hạ Lang,
Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Trấn
Biên, Trùng Khánh.
Ngày 01/7/1956, Cao Bằng cùng các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang hợp thành Khu tự trị Việt Bắc. Ngày
20/3/1958, huyện Trấn Biên đƣợc đổi tên thành huyện Trà Lĩnh. Ngày 7/4/1966,
chia huyện Hà Quảng thành hai huyện là: Hà Quảng và Thông Nông. Ngày

8/3/1967, hợp nhất huyện Quảng Uyên và Phục Hoà thành huyện Quảng Hoà.
Đến ngày 27/12/1975, Quốc hội nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (khoá V) kỳ

15


họp thứ 2 quyết nghị bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính. Quyết
định tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành một tỉnh là Cao Lạng, tỉnh lỵ
đặt tại thị xã Cao Bằng.
Ngày 29/12/1978, Nghị quyết Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 4 chia tỉnh
Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Sáp nhập 2 huyện Ngân Sơn và
Chợ Rã tỉnh Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng. Lúc đó, tỉnh Cao Bằng có tỉnh lỵ là thị
xã Cao Bằng và 11 huyện: Bảo Lạc, Chợ Rã, Hà Quảng, Hòa An, Ngân Sơn,
Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh.
Ngày 06/01/1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn tách 2
huyện Ngân Sơn, Ba Bể của tỉnh Cao Bằng về tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Cao Bằng
thời điểm này gồm 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị (1 thị xã, 10 huyện) và
189 xã, phƣờng, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên là 6.724,72 km².
Ngày 25/9/2000, Thủ tƣớng Chính phủ ra Nghị định số 52/2000/NĐ-CP,
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bảo Lạc và thành lập huyện Bảo Lâm
thuộc tỉnh Cao Bằng.
Ngày 13/12/2007, Chính phủ ra Nghị định số 183/2007/NĐ-CP, điều
chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Bảo Lạc,
Thông Nông, Trùng Khánh, Phục Hoà thuộc tỉnh Cao Bằng.
Ngày 18/10/2010, thị xã Cao Bằng đƣợc Bộ trƣởng Bộ Xây dựng ra
Quyết định số 926/QĐ-BXD, công nhận là đô thị loại III.
Ngày 25/9/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 60/NQ-CP, thành lập
Thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng.Tỉnh Cao Bằngbaogồm 13 đơn vị
hành chính: 1 thànhphốvà 12 huyện, 201 đơnvịhànhchínhcấpxã, phƣờng, thịtrấn.
Hiện nay, Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố và

12 huyện); 199 xã, phƣờng, thị trấn (14 thị trấn, 4 phƣờng, 181 xã); có 46 xã thị
trấn biên giới, có 2 cửa khẩu quốc gia, 1 của khẩu quốc tế[30; tr.32-43].

16


1.3. Về kinh tế - xã hội và văn hoá
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, Cao Bằng có nhiều thuận lợi nhất định
trong phát triển kinh tế - xã hội với cơ cấu ngành nghề đa dạng.
Về kinh tế: Từ năm 1986 đến nay, thực hiện chủ trƣơng đƣờng lối của
Đảng, Nhà nƣớc, tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh đã có nhiều chuyển biến
tích cực. Kinh tế của Tỉnh từ chỗ mang nặng tính tự cung, tự cấp chuyển dần
sang nền kinh tế thị trƣờng. Tốc độ tăng trƣởng GDP trong giai đoạn 1986-1990
bình quân đạt 4,2%/năm; giai đoạn 1991-1995 đạt 9,95%/năm; giai đoạn 19962000 đạt 11,55%/năm; và giai đoạn 2001-2005 đạt 11,3%/năm; Giai đoạn năm
2010-2015 đặt 11,4%.
Cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển dịch đúng hƣớng. Tỷ trọng kinh tế nông,
lâm nghiệp giảm dần, tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ tăng khá. Trong
sản xuất nông, lâm nghiệp (ngành kinh tế chủ lực của tỉnh) có sự chuyển dịch
mạnh cơ cấu cây trồng theo hƣớng phát triển cây công nghiệp dài ngày và ngắn
ngày, hình thành ngày càng rõ nét một số ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh
và tạo thị phần của mình trên thị trƣờng cả nƣớc. Trên địa bàn Tỉnh xuất hiện
ngày càng nhiều các khu, cụm công nghiệp, và cơ sở sản xuất công nghiệp với
quy mô lớn, vừa và nhỏ để đi vào khai thác các ngành có lợi thế và tiềm năng
nhƣ: thủy điện, chế biến nông sản v.v.... Các loại hình dịch vụ trong tỉnh ngày
càng phong phú đa dạng và đƣợc phát triển cả ở nông thôn lẫn thành thị.
Về dân số: Tỉnh Cao Bằng có 12 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với 201
xã, phƣờng, thị trấn. Dân số toàn tỉnh năm 2010 là 507.183 ngƣời. Mật độ dân
số là 73,1 ngƣời/km² (thấp hơn rất nhiều so với mật độ dân số của cả nƣớc). Cao
Bằng với 34 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc Kinh khoảng 61 vạn ngƣời,
chiếm 55,3% dân số tỉnh. ác dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân

số), Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %), Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay
(1,4 %)... Có 11 dân tộc có dân số trên 50 ngƣời.. Các dân tộc sống xen kẽ nhau

17


trên 12 huyện, thị xã, thành phố của Tỉnh. Cơ cấu dân số vùng nông thôn chiếm
72%, thành thị chiếm 28%, nam giới chiếm 51,01%, nữ giới chiếm 49,99%.
Về lao động: Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 361.951 ngƣời, chiếm
53,5% dân số. Số lao động có việc làm mới trong năm 2015 là 17.000 ngƣời.
Lao động tham gia trong nền kinh tế, đạt tỷ lệ khá cao, hơn 80%. Trong đó, chủ
yếu là lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chiếm 80% (lao động
giản đơn chiếm 77,6%, lao động kỹ thuật chỉ chiếm 2,5% trong tổng lực lƣợng
lao động của tỉnh).
Về văn hóa: Trong những năm qua, các lĩnh vực văn hóa, xã hội của tỉnh
Cao Bằng có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất tinh thần của các
tầng lớp nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể.
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tỉnh có bƣớc phát triển lớn cả về quy
mô lẫn chất lƣợng: Năm 2015 tỉnh Cao Bằng có 456 trƣờng, trong đó có 131
trƣờng mầm non, 177 trƣờng tiểu học, 199 trƣờng trung học cơ sở, 22 trƣờng
trung học phổ thông và 7 trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.
Tỉnh Cao Bằng đã đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu
học - xóa mù chữ năm 2005, hiện có 35 xã, phƣờng đã đƣợc công nhận đạt
chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở.
Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ khang trang và hiện đại hơn. Bệnh viện Tỉnh
có quy mô 500 giƣờng bệnh đƣợc đầu tƣ theo tiêu chuẩn hiện đại, các xã đều có
trạm y tế xã. Đội ngũ y tế không ngừng tăng về số lƣợng và nâng cao chất
lƣợng, toàn ngành y tế hiện có 1.870 cán bộ công nhân viên, trong đó có 345 bác
sỹ, thạc sỹ, có 606 y sĩ, kỹ thuật viên…
Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa đƣợc

phát động và duy trì ở các cơ sở. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của Tỉnh đạt 96,7%, tỷ
lệ phủ sóng truyền hình đạt 80%, có khoảng 65% hộ đƣợc xem truyền hình, 70%
hộ đƣợc nghe đài. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, nuôi dƣỡng Bà mẹ Việt Nam anh

18


hùng, các hoạt động giúp đỡ ngƣời tàn tật, ngƣời nghèo, nạn nhân chiến tranh, trẻ
em mồ côi, cơ nhỡ ngày càng đƣợc đông đảo nhân dân hƣởng ứng.
1.4. Thực trạng đói nghèo của tỉnh Cao Bằng trƣớc năm 2000
Trƣớc năm 2000, hộ nghèo ở tỉnh Cao Bằng chủ yếu là các hộ nông dân,
chiếm trên 80% số hộ nghèo, với trình độ học vấn thấp, trình độ tay nghề thấp,
nguồn vốn bị hạn chế, có rất ít hoặc không có đất canh tác. Điều đó đƣợc biểu
hiện nhƣ sau:
Một là,do thiếu kinh nghiệm sản xuất. Theo các số liệu điều tra thì ngƣời
nghèo rất ít khi cho rằng thiếu kinh nghiệm sản xuất là nguyên nhân đầu tiên,
quan trọng nhất dẫn đến đói nghèo, mà họ cho rằng nguyên nhân chính là do
thiếu vốn, đó là một lý do thƣờng gặp. Họ luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh là chính.
Trên thực tế, đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số(DTTS) thì thiếu kinh
nghiệm sản xuất mới là nguyên nhân đầu tiên, quan trọng nhất. Hộ nghèo ở Cao
Bằng chủ yếu là đồng bào DTTS.
Ở Cao Bằng hai dân tộc bản địa là hai dân tộc có tỷ lệ đói nghèo cao hơn
hẳn 32 dân tộc khác mới di cƣ đến cùng chung sống trên địa bàn cả tỉnh. Điều
này khẳng định rằng hai dân tộc bản địa này lạc hậu hơn, ít kinh nghiệm sản
xuất hơn, nhất là kinh nghiệm trồng lúa nƣớc, so với các dân tộc khác di cƣ tới.
Trƣớc đây đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Cao Bằng chủ yếu quen
trồng lúa rẫy. Hiện nay ở các vùng sâu vùng xa, đồng bào DTTS vẫn quen với
những kỹ thuật rất thô sơ: phát rừng, đốt rẫy, chọc lỗ, tra hạt, đợi mƣa rồi chờ
ngày đi tuốt lúa, đó là kỹ thuật canh tác lúa rẫy rất lạc hậu so với kỹ thuật canh
tác lúa nƣớc. Nhƣ vậy năng suất rất thấp, rất bấp bênh do hoàn toàn phụ thuộc

vào thiên nhiên, nhất là nguồn nƣớc, nên cuộc sống của ngƣời dân trở nên tạm
bợ do thƣờng xuyên phải du canh, du cƣ.
Đồng bào DTTS rất ít trồng lúa nƣớc, nếu có trồng cũng chỉ là lúa một vụ
vì không có hệ thống thủy lợi.

19


Trong nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất thấp và còn rất lạc hậu.
Trƣớc kia đồng bào DTTS ở Cao Bằng chăn nuôi các loại gia súc nhƣ trâu, bò,
dê với số lƣợng đàn tập trung khá lớn, nhƣng chỉ theo hình thức thả rông nên
chất lƣợng và hiệu quả thƣờng không cao. Mặt khác, mục đích của chăn nuôi gia
súc của đồng bào không phải để phục vụ sản xuất (lợi dụng sức kéo; lấy phân
bón ruộng) mà chủ yếu để phục vụ cho lễ hội và làm của hồi môn sau này. Chăn
nuôi gia cầm cũng theo hình thức thả rông nhƣ vậy, ít đƣợc chăm sóc nên
thƣờng thất thoát, chất lƣợng giống không tốt, không vì mục đích sản xuất hàng
hóa mà chủ yếu dùng để cúng bái, tiêu dùng trong gia đình và để đổi lấy hàng
hóa khác. Cho nên chăn nuôi cũng không phát triển.
Một số hộ nghèo, nhất là các hộ DTTS có mức thu nhập thấp nhƣng lại
không chi tiêu hợp lý: lãng phí; đắt đỏ; chi nhiều vào lễ hội; vào ăn uống rƣợu
chè; mua sắm trong nhà nhƣng đồ đắt tiền mà không tốt, ít chịu đầu tƣ vào sản
xuất nhƣ mua phân bón, sắm dụng cụ lao động, cá biệt có hộ còn bán cả đất
canh tác để tiêu dùng.
Nhƣ vậy không có kinh nghiệm làm ăn, không có phƣơng pháp sản xuất
kinh doanh, chỉ biết làm mà không tính toán đƣợc lỗ lãi là đặc trƣng của trình độ
sản xuất lạc hậu, chƣa thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp là một trong các
nguyên nhân chính, quan trọng nhất dẫn đến nghèo đói ở Cao Bằng.
Hai là, thiếu các nguồn lực để sản xuất.Nguồn lực ở đây bao gồm: Đất
đai, lao động, vốn sản xuất.
Thiếu đất: Đất đai đƣợc coi nhƣ nguồn lực quan trọng nhất đối với ngƣời

nông dân, nhất là các hộ nghèo. Trƣớc kia Đông Bắc nói chung, Cao Bằng nói
riêng vẫn đƣợc coi là vùng đất mầu mỡ, rộng lớn nhất cả nƣớc, là miền đất hứa
cho rất nhiều hộ dân khắp nơi di cƣ đến. Nhƣng hiện nay ở Cao Bằng đang xảy
ra tình trạng thiếu đất sản xuất và đất nhà ở cho ngƣời nghèo, nhất là đồng bào
DTTS. Ngƣời nông dân thiếu đất sản xuất vì những lý do nhƣ: Dân số tăng lên
nhanh cả dân bản địa lẫn dân di cƣ, số này tập trung chủ yếu ở nông thôn;

20


×