Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp tại xã Lương Phú huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.08 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ LÝ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ
LƢƠNG PHÚ, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHẠM THỊ LÝ

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ
LƢƠNG PHÚ, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Lớp

: K43 - KHMT - N01

Khoa

: Môi trƣờng

Khoá học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Trƣơng Thị Ánh Tuyết


Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực hiện phƣơng châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực
tiễn của các trƣờng chuyên nghiệp của cả nƣớc ta nói chung và trƣờng Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là một bƣớc quan trọng
của sinh viên cuối khóa. Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm củng cố kiến thức
đã học trên ghế nhà trƣờng đồng thời cũng nâng cao kỹ năng thực hành.
Đƣợc sự nhất trí của trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ
nhiệm Khoa Môi Trƣờng cùng với nguyện vọng bản thân, em tiến hành đề tài:
“ Đánh giá hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp tại xã Lƣơng Phú, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô trong Khoa Môi Trƣờng và đặc biệt em bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới cô giáo ThS. Trƣơng Thị Ánh Tuyết ngƣời đã giúp đỡ, hƣớng dẫn
tận tình em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Em cũng xin chân thành
cảm ơn tới cán bộ UBND xã Lƣơng Phú đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
quá trình điều tra tại địa phƣơng.
Do kinh nghiệm và thời gian có hạn nên khóa luận của em còn nhiều
thiếu sót, vì vậy kính mong các thầy cô giáo trong Khoa Môi Trƣờng đóng
góp ý kiến xây dựng để khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Sinh viên

Phạm Thị Lý



ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1:

Khối lƣợng chất thải rắn chăn nuôi ở Việt Nam .......... 13

Bảng 1.2:

Tổng hợp khối lƣợng chất thải rắn nông nghiệp phát
sinh năm 2008, 2010 ................................................. 14

Bảng 4.1:

Sản lƣợng lúa của xã Lƣơng Phú giai đoạn 20102013 .......................................................................... 21

Bảng 4.2:

Năng suất, sản lƣợng ngô của xã Lƣơng Phú giai
đoạn 2010- 2013 ........................................................ 21

Bảng 4.3:

Hiện trạng chăn nuôi xã Lƣơng Phú giai đoạn 20102013 .......................................................................... 22

Bảng 4.4:

Khối lƣợng các phụ phẩm cây lúa xã Lƣơng Phú diễn

biến từ năm 2010- 2013 ............................................. 28

Bảng 4.5:

Khối lƣợng phụ phẩm cây ngô của xã Lƣơng Phú từ
năm 2010- 2013 ......................................................... 30

Bảng 4.6:

Tổng hợp lƣợng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật
sử dụng và lƣợng chất thải rắn phát sinh trung bình
mỗi năm .................................................................... 31

Bảng 4.7:

Tổng chất thải chăn nuôi xã Lƣơng Phú giai đoạn
2010-2013 ................................................................. 32

Bảng 4.8:

Các phƣơng pháp xử lý phân súc vật .......................... 35

Bảng 4.9:

Các hoạt động thu gom, xử lý vỏ chai, lọ thuốc
BVTV ....................................................................... 38


iii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1:

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp[19] ...... 4

Hình 4.1:

Phụ phẩm cây lúa sau thu hoạch [9] ........................... 27

Hình 4.2:

Các phụ phẩm cây ngô sau thu hoạch [9] .................... 29

Hình 4.3:

Ngƣời dân phơi rơm trên đƣờng ................................ 34

Hình 4.4:

Vỏ bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng ..................... 36

Hình 4.5:

Bể thu gom bao bì hóa chất BVTV và phân bón ......... 37

Hình 4.6:

Quy trình ủ phân compost [14] .................................. 44


Hình 4.7:

Thiết kế bể xử lý [4] .................................................. 47


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết đầy đủ

Ký hiệu

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

BXD

Bộ xây dựng

3

CP


Chính phủ

4

CTNH

Chất thải nguy hại

5

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

6

DN

Doanh nghiệp

7

HTX

Hợp tác xã

8

KH


Kế hoạch

9



Lao động

10



Nghị định

11

ONMT

Ô nhiễm môi trƣờng

12



Quyết định

13

UBND


Ủy ban nhân dân

14

TCTK

Tổng cục thống kê

15

TT

Thông tƣ

16

TTg

Thủ tƣớng

17

XH

Xã hội


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài ........................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu.................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
2.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................ 3
2.1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 3
2.1.2. Ảnh hƣởng của chất thải rắn nông thôn tới môi trƣờng và sức khỏe con
ngƣời................................................................................................................... 4
2.1.3. Các văn bản pháp luật liên quan .............................................................. 9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc của chất thải rắn nông nghiệp 10
2.2.1. Tình hình quản lý thu gom, xử lý rác thải rắn nông nghiệp trên thế giới ....... 10
2.2.2. Tình hình quản lý thu gom, xử lý rác thải rắn nông nghiệp tại Việt Nam11
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................. 15
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................... 15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 15
3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội tại xã Lƣơng Phú, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. ........................................................................... 15


vi


3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp tại xã Lƣơng Phú, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên: ........................................................................... 15
3.3.3. Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã
Lƣơng Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên;............................................. 15
3.3.4. Đƣa ra một số giải pháp thu gom, xử lý chất thải nông nghiệp tại xã
Lƣơng Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên:............................................. 15
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 16
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp ................................... 16
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra số liệu thứ cấp ..................................................... 16
3.4.3. Phƣơng pháp tính lƣợng chất thải .......................................................... 16
3.4.4. Phƣơng pháp khảo sát thực địa .............................................................. 17
3.4.5 Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu .................................................. 17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 18
4.1. Điệu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lƣơng Phú, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................. 18
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 18
4.1.2.Tình hình phát triển kinh tế- xã hội......................................................... 20
4.1.3. Phát triển các khu dân cƣ nông thôn ...................................................... 22
4.2. Tổng quan khu vực điều tra ...................................................................... 25
4.3. Đánh giá hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp, bao bì thuốc BVTV và
phân bón, chất thải rắn chăn nuôi ................................................................... 26
4.3.1. Đánh giá hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp ................................... 26
4.3.2. Đánh giá hiện trạng bao bì hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón ........ 30
4.3.3. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn chăn nuôi .......................................... 32
4.4.Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp nông thôn tại xã
Lƣơng Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên .............................................. 33
4.4.1. Phế phụ phẩm nông nghiệp .................................................................... 33



vii

4.4.2. Chất thải rắn chăn nuôi .......................................................................... 35
4.4.3. Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón ........................................ 36
4.4.4. Đánh giá chung tình hình thu gom, xử lý .............................................. 39
4.5. Giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Lƣơng Phú
huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. .................................................................. 40
4.5.1. Phế phụ phẩm nông nghiệp .................................................................... 40
4.5.2. Chất thải rắn chăn nuôi .......................................................................... 43
4.5.3. Mô hình thu gom, xử lý bao bì hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón .. 46
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 50
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt:
II. Tài liệu trích dẫn từ Internet


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay ô nhiễm môi trƣờng đang là một vấn đề nóng bỏng đang đƣợc
cả thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, tình trạng này không chỉ xảy ra ở các đô
thị, khu công nghiệp mà còn gặp phải ở các vùng nông thôn.
Một lƣợng lớn chất thải rắn nông nghiệp chƣa đƣợc ngƣời dân quan
tâm tận dụng và thu gom xử lý đã thải trực tiếp ra môi trƣờng. Phế phẩm nông
nghiệp nhƣ rơm rạ sau thu hoạch một phần đƣợc sử dụng cho chăn nuôi, số
còn lại chiếm tới 30% đƣợc đốt thành tro làm phát thải khí CO2 , CO và NOx

gây ô nhiễm không khí hoặc xả bừa bãi trên đƣờng giao thông, công trình
thủy lợi, ao hồ ở các địa phƣơng. Theo tính toán của các nhà chuyên môn,
hằng năm nƣớc ta có khoảng 80 triệu tấn rơm, rạ và vỏ trấu, nếu chỉ đốt 50%
thì các chất khí thải có thể phát sinh: khoảng 8 triệu tấn CO2, trên 2,5 ngàn tấn
khí CH4 và 100 ngàn tấn khí CO, tất cả đều bay vào khí quyển gây ô nhiễm
môi trƣờng góp phần tạo ra hiệu ứng nhà kính trong không gian sống (Bộ Tài
nguyên Môi trƣờng, 2011) [3].
Chất thải rắn chăn nuôi đang là một nguồn thải lớn gây ô nhiễm ở nông
thôn. Theo ƣớc tính, có khoảng 40-70% (tùy theo từng vùng) chất thải rắn
chăn nuôi đƣợc xử lý, số còn lại thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh ( Bộ Tài nguyên
Môi trƣờng, 2011) [3]... Đặc biệt một số trang trại chăn nuôi tập trung cũng
chƣa có biện pháp xử lý chất thải phù hợp gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc,
không khí xung quanh.
Trong xu hƣớng phát triển nền nông nghiệp hiện đại việc sử dụng hóa
chất thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong canh tác nhằm tăng
năng suất cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng đƣợc ngƣời dân sử


2

dụng với một số lƣợng rất lớn. Đồng thời gia tăng số lƣợng vỏ chai hóa chất
bảo vệ thực vật và bao bì phân bón hóa học. Trƣớc tình hình đó, yêu cầu cần
có một cuộc khảo sát điều tra về hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp nông
thôn. Vì vậy tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Đánh giá hiện trạng chất thải
rắn nông nghiệp tại xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Cung cấp nguồn số liệu cụ thể về chất thải rắn nông nghiệp, từ đó phục vụ
cho công tác quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn xã Lƣơng Phú.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài

- Các số liệu đƣa ra phải chính xác, có độ tin cậy, đầy đủ, chi tiết...
- Những giải pháp thu gom, xử lý rơm rạ phải có tính khả thi với điều
kiện địa phƣơng xã Lƣơng Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập: Qua đề tài giúp tôi có cơ hội tiếp cận với cách
thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học và hoàn thiện một khóa luận
tốt nghiệp. Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
- Ý nghĩa trong thực tiễn: Đề tài mang tính thực tiễn vì nó đáp ứng yêu
cầu cần có một đánh giá về chất thải rắn nông nghiệp cũng nhƣ cách sử dụng,
thu gom, xử lý rơm rạ trong thực tiễn.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về chất thải
Chất thải là sản phẩm đƣợc phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con
ngƣời, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại, du lịch, giao thông,
sinh hoạt tại các gia đình, trƣờng học, các khu dân cƣ, nhà hàng, khách sạn.
Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải nhƣ khí thải của các phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy... chất thải kim loại, hóa chất và các
loại vật liệu khác [19].
2.1.1.2. Khái niệm về chất thải rắn
Theo nghị định 59/2007/NĐ- CP của Chính phủ về quản lý chất thải
rắn ngày 09 tháng 04 năm 2007 đƣợc định nghĩa là: CTR là chất thải ở thể
rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các
hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thƣờng và chất thải

rắn nguy hại.
2.1.1.3. Khái niệm về chất thải rắn nông nghiệp
CTR nông nghiệp thông thƣờng là chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất nông nghiệp nhƣ: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ...), thu
hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng phân bón,
thuốc BVTV, các chất thải từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế
biến thủy sản,...
CTR nông nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông
nghiệp (chai lọ đựng hóa chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng),


4

hoạt động chăm sóc thú y (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ), (Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng, 2011) [3].
Trồng trọt (thực vật chết,
lá cành, cỏ)

Thu hoạch nông sản
(rơm, rạ, trấu, cám, lõi
ngô, thân ngô...)
Chăn nuôi (phân gia súc,
gia cầm, động vật...)

CHẤT
THẢI
RẮN
NÔNG
NGHIỆP


Thuốc bảo vệ thực vật,
động vật (chai lo đựng
thuốc BVTV, thuốc trừ
sâu...)
Quá trình bón phân kích
thích sinh trƣởng( bao bì
đựng phân bón, phân)
Thú y: chai lọ đựng thuốc
thú y, dụng cụ tiêm mổ…

Chế biến sữa, giết mổ
động vật
Hình 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn nông nghiệp[19]
2.1.1.4. Phân loại chất thải rắn nông nghiệp
Thành phần CTR nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau [19]:
- Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: phân gia súc, các phế phụ phẩm
trồng trọt nhƣ rơm rạ, chất thải từ chăn nuôi, giết mổ...
- Chất thải khó phân hủy và độc hại: bao bì đóng gói, chai lọ đựng
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu... các bệnh phẩm của động vật nhiễm
bệnh (gà rù, lợn lở mồm long móng, gà cúm...), hoạt động chăm sóc thú y
(chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm mổ).
2.1.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn nông nghiệp tới môi trường và sức
khỏe con người
2.1.2.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn nông nghiệp tới môi trường


Với môi trường không khí


5


Rơm rạ ngoài đồng ruộng ở nông thôn ngƣời dân chủ yếu là đốt, gây ra
hậu quả ONMT nghiêm trọng. Đốt rơm rạ là một nguyên nhân gây ảnh hƣởng
nghiêm trọng tới môi trƣờng không khí khi thải ra nhiều loại khí độc hại nhƣ:
CO2, CH4, CO, SO2...
Hoạt động chăn nuôi không chỉ tạo ra nguồn CTR lớn mà các loại khí
sinh ra cũng tƣơng đối lớn. Có nhiều loại khí sinh ra trong chuồng nuôi gia
súc và bãi chứa chất thải do quá trình phân hủy kỵ khí chất thải chăn nuôi
(chủ yếu là phân và nƣớc tiểu) và quá trình hô hấp của vật nuôi.
Trong 3- 5 ngày đầu, mùi hôi sinh ra ít, do vi sinh vật chƣa kịp bị phân
hủy phân và nƣớc tiểu gia súc. NH3 đƣợc tạo thành nhiều nhất vào ngày thứ 3
và 21. Khi phân và nƣớc tiểu gia súc (có thành phần chủ yếu là NH3,.H2S,
CH4) tạo thành một mùi hôi khó chịu, đặc biệt đối với ngƣời chƣa quen tiếp
xúc. Quá trình hô hấp của gia súc thải ra một lƣợng lớn CO2. Tất cả các khí
này tồn tại trong môi trƣờng không khí của khu vực chăn nuôi tạo nên mùi
đặc trƣng hôi thối khó chịu. Ở nồng độ cao chúng có thể gây ngạt, kích thích
niêm mạc mắt, mũi, gây choáng váng nhức đầu. Mức độ nguy hại của các khí
này tăng cao khi tồn tại đồng thời trong không khí hoặc tích tụ lại với nồng độ
cao, gây khó chịu có thể cho ngƣời và gia súc (Nguyễn Đỗ Hoàng Thảo,
2013) [16].
 Với môi trƣờng nƣớc
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, sử dụng phân bón) đã
xác định là nguồn lớn thải khí NH3 ra môi trƣờng. Nito đƣợc thải ở dạng ure
hoặc axit uric và NH3 nitrogen hữu cơ trong phân và nƣớc tiểu của vật nuôi.
Để biến ure hoặc axit uric thành NH3 cần có enzyme urease. NH3 thải ra ảnh
hƣởng lớn tới chất lƣợng không khí quốc gia, khu vực và toàn cầu. Sự tích
lũy NH3 trong không khí có thể gây sự phì nhiêu nƣớc mặt, do vậy làm cho
tảo độc hại tăng trƣởng nhanh và sẽ làm giảm nhiều loài thủy sinh, trong đó



6

có các đối tƣợng kinh tế. Ngoài ra chất thải rắn chăn nuôi mà chƣa qua xử lý
thải trực tiếp vào môi trƣờng nƣớc mặt nhƣ ao, hồ, sống... Hoạt động chăn
nuôi này sẽ làm ô nhiễm nguồn nƣớc làm phì dƣỡng nƣớc, ô nhiễm nƣớc mặt,
nƣớc ngầm (Vƣơng Văn Minh, 2013) [14].
Hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra một lƣợng lớn bao bì hóa chất
bảo vệ thực vật. Mà ngƣời dân sau khi phun thuốc thƣờng vứt bỏ tại ruộng,
kênh, mƣơng, ao, hồ... chƣa có bệnh pháp cụ thể để xử lý lƣợng bao bì thải
trực tiếp ra môi trƣờng. Lƣợng tồn dƣ trong bao bì thải trực tiếp vào môi
trƣờng nƣớc theo nƣớc mƣa ngấm xuống đất ảnh hƣởng đến chất lƣợng
nguồn ngầm, nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân cũng nhƣ hoạt động sử dụng trực
tiếp nguồn nƣớc vào mục đích sản xuất (Mai Luận, 2013) [17].


Với môi trường đất
Không chỉ gây ra ô nhiễm không khí, môi trƣờng nƣớc mà chất thải

rắn còn ảnh hƣởng tới môi trƣờng đất. Do chất thải chăn nuôi có tồn tại một
số kim loại năng có thành phần của bột tăng trọng. Sự thải NH3 ra môi trƣờng
không chỉ ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc mà còn ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất.
Sự lắng đọng NH3 trong đất với khả năng đệm thấp có thể gây nên axit hóa
đất và rút hết các cation cơ bản (Nguyễn Kim Đƣờng, 2013) [8].
Khi chất thải đƣợc thải ra trên nền đất sau chuồng nuôi sẽ tạo ra các
đám bùn. Phân sẽ thấm xuông đất và các yếu tố khoáng ô nhiễm sẽ bị chảy
tràn ra gây ô nhiễm môi trƣờng, không những thế đám bùn còn gây mùi khó
chịu và làm phát triển các nguy cơ về vệ sinh. Nếu hộ gia đình nằm trong
trung tâm làng xã thì hiện tƣợng ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng.
Trong chất thải chăn nuôi có chứa nhiều chất dinh dƣỡng cần thiết cho
đất, cho cây trồng nên thƣờng đƣợc dùng để bón cho cây, tăng độ màu mỡ

cho đất. Tuy nhiên nếu lƣợng chất hữu cơ này đƣa vào môi trƣờng đất quá
nhiều, cây trồng trong đất không hấp thụ hết sẽ dẫn đến hai tác nhƣ sau:


7

- Phú dƣỡng hóa đất: Lƣợng chất hữu cơ dƣ thừa trong đất làm cho đất
bão hòa và quá trình bão hòa dinh dƣỡng đất gây mất cân bằng sinh thái và
thoái hóa đất. Đây là một nguyên nhân gây chết cây từ đó làm giảm năng suất
và sản lƣợng cây trồng. Ngoài ra khi trong đất dƣ thừa chất dinh dƣỡng sẽ dẫn
đến hiện tƣợng rửa trôi và thấm làm ô nhiễm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm.
Khi trong thức ăn của gia súc có chất kích thích sinh trƣởng mà thành phần
chủ yếu là hợp chất đồng và kẽm sẽ làm tích tụ trong đất một lƣợng kim loại
nặng mà ảnh hƣởng đến cây trồng và cuối cùng ảnh hƣởng đến ngƣời và gia
súc (Nguyễn Đỗ Hoàng Thảo, 2013) [16].
- Vi sinh vật và mầm bệnh: Phân và nƣớc tiểu của gia súc có chứa rất
nhiều vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán... tồn tại vài năm trong đất của thể gây
bệnh cho ngƣời và gia súc. Các tác nhân gây bệnh này phát tán vào không
khí, nƣớc ngầm , nƣớc mặt theo chuỗi thức ăn nguy cơ nhiễm bệnh cho ngƣời
và gia súc
Theo các chuyên gia, đốt rơm rạ gây lãng phí một nguồn phân bón giàu chất
dinh dƣỡng bởi các chất hữu cơ khi bị nung nóng sẽ chuyển hóa thành chất vô cơ,
phân tro chỉ sót lại chút ít phospho, kali, canxi... không giúp ích cho cây trồng. Việc
đốt rơm rạ cũng khiến một lƣợng lớn nƣớc trong đất bị bốc hơi triệt hạ các loại côn
trùng, vi sinh vật có ích khiến đất chai cứng, bạc màu.
Trong thành phần của phế phụ phẩm nông nghiệp có chứa nhiều độc chất
khi tích trữ nhiều sẽ gây biến đổi các thành phần môi trƣờng đất gây ô nhiễm môi
trƣờng đất ngăn cản sụ sống của nhiều loại sinh vật có ích nhƣ: giun, vi sinh vật,
nhiều động vật không xƣơng sống. Làm môi trƣờng đất giảm tính đa dạng sinh
học và phát sinh nhiều loại gặm nhấm, sâu bọ phá hoại cây trồng, các loài trung

gian gây bệnh cho con ngƣời (Lê Văn Khoa, 2003) [11].
2.1.2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn nông nghiệp tới sức khỏe con người


8

Trong khói đốt rơm rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO,
CO2, SO2,NO2.... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nƣớc mắt, gây kích thích
phản ứng ở họng, khiến ngƣời hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn,
ngạt thở... Khói do đốt rơm rạ thƣờng cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra
khí rất nhiều khí CO. Đây là loại khí rất độc có thể gây chết ngƣời. Ngƣời hít
nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ nhiễm
trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thƣ phổi... Về lâu dài khói bụi,
khí độc, hít phải gây tổn thƣơng khó nhận thấy những nguy hiểm vì nó từ từ
phá hủy bộ máy hô hấp. Trƣớc hết là mũi họng, thanh quản bị viêm thƣơng
xuyên. Dấu hiệu ban đầu chỉ là hắt hơi sổ mũi nhƣng sau đó dẫn đến viêm
mạn tính đƣờng hô hấp trên
Thành phần chủ yếu của rơm rạ là chất xenlulozo, hemixenlulozo và
các chất hữu cơ kết dính... khi đốt cháy sẽ tạo ra các loại khí độc, mà khi con
ngƣời hít vào sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời, nhất là sẽ dễ mắc các
chứng bệnh về đƣờng hô hấp, gây co thắt phế quản và không loại trừ nguy cơ
gây ung thƣ phổi.
Các loại rác thải nông nghiệp trong quá trình phân hủy sinh học đều
phát sinh các loại khí nhƣ H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.. khi ngửi phải các loại
khí này con ngƣời thƣờng bị kích thích đƣờng hô hấp, gây đau đầu, viêm kết
mạc, mất ngủ, đau mắt, suy hô hập. Với nồng độ cao chúng làm cản trở sự
vận chuyển oxy, làm hại mô thần kinh, thậm chí gây tử vong (Lê Văn Khoa,
2003)[11].
Việc tồn đọng các vỏ bao bì trong môi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến
sức khỏe ngƣời dân và môi trƣờng xung quanh. Nếu lƣợng hóa chất tồn đọng

đi vào môi trƣờng nƣớc ngầm thì con ngƣời sử dụng trực tiếp nguồn nƣớc này
vào mục đích sinh hoạt hằng ngày.


9

2.1.3. Các văn bản pháp luật liên quan
- Căn cứ Luật BVTMT 2005 số 52/2005/QH11 đƣợc Quốc hội nƣớc
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
- Căn cứ nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2007 về
phí bảo vệ môi trƣờng đối với chất thải rắn.
- Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 5 năm 2008
về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng.
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính
phủ về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của thủ
tƣớng Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất
thải rắn đến năm 2025.
- Quyết định 1216/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến
lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ngày
05/09/2012.
- Căn cứ thông tƣ 199/TTg-CP ngày 03/04/1997 về những biện pháp
cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các độ thị và khu công nghiệp.
- Căn cứ thông tƣ số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của bộ Xây
dựng về hƣớng dẫn một số điều của nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày

09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.


10

- Căn cứ quyết định 17/2011/QĐ - BXD ngày 07/08/2011 của Bộ
trƣởng Bộ xây dựng ban hành định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi
trƣờng- công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc của chất thải rắn nông
nghiệp
2.2.1. Tình hình quản lý thu gom, xử lý rác thải rắn nông nghiệp trên thế
giới
Trƣớc đây nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp không đƣợc con ngƣời sử
dụng nhiều, sau khi thu hoạch xong một phần rơm rạ đƣợc dùng để chăn nuôi
trâu bò hoặc làm chất độn chuồng nhƣng phần lớn ngƣời dân thƣờng đốt.
Hiện nay với nền kinh tế phát triển cao nhiều nƣớc trên thế giới đã thu đƣợc
nhiều lợi nhuận từ nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp này, họ sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau.
+ Ở Mỹ đã có kế hoạch đa dạng hóa sử dụng rơm rạ, Bang California là
nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất nƣớc Mỹ, trong đó 95% đƣợc trồng ở thung
lũng Sacramento. Với khoảng 500.000 mẫu đất trồng lúa, hàng năm khu vực
này sinh ra trên 1 triệu tấn rơm. Sau khi thu hoạch rơm rạ thƣờng đƣợc đốt
ngoài đồng ruộng sau đó đƣợc cày trộn với đất trồng. Tuy nhiên do vấn đề
môi trƣờng năm 1991, nƣớc Mỹ đã ra một đạo luật hạn chế đốt rơm rạ, buộc
các nhà trồng lúa phải dần giảm diện tích đốt rơm rạ. Trong thời gian từ năm
1979 đến 1983, Ban nghiên cứu rơm của Mỹ đã tài trợ cho một dự án nghiên
cứu để tìm ra các giải pháp kinh tế đối với rơm rạ. Nhƣng giải pháp sử dụng
rơm rạ đƣợc nghiên cứu bao gồm làm thức ăn cho gia súc, làm ván sợi ép, sản
xuất năng lƣợng, chuyển hóa thành si-rô đƣờng và protein men, làm bột giấy
để làm giấy và các sản phẩm công nghiệp khác.



11

+ Trung Quốc: Có nguồn rơm rạ dồi dào, các hƣớng chính sử dụng rơm
rạ ở Trung Quốc là: làm giấy, làm thức ăn cho súc vật, nguồn năng lƣợng cho
nông thôn, tái chế trên đồng và thu lƣợm.
Một số công nghệ mà Trung Quốc sử dụng để thƣơng mại hóa rơm rạ:
- Sản xuất nhiên liệu sinh học từ rơm rạ: Trên lý thuyết, sinh khối có
thể chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học với sự hỗ trợ của vi khuẩn làm phân
hủy chúng thành các chất hóa học hữu dụng.
- Nhiệt khí hóa rơm rạ: Nhiệt khí hóa đề cập tới việc chuyển hóa sinh
khối lignocellulosic thành khí đốt cháy bằng cách nung nóng tới nhiệt độ cao
tƣơng đối.
+ Nhật Bản: Công nghệ chuyển hóa năng lƣợng đối với rơm rạ đã đƣợc
thƣơng mại hóa tại đất nƣớc này là: nhiệt đốt cháy và sản xuất điện trực tiếp.
Tuy nhiên công nghệ này vẫn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi ở Nhật Bản, do đòi
hỏi lƣợng tiêu thụ rơm rạ rất lớn so với lƣợng rơm rạ có thể thu hoạch và tích
trữ đƣợc tại một vùng, ngoài ra khí hậu ôn hòa của nhật bản cũng làm hạn chế
nhu cầu về nhiệt trực tiếp (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia,
2013) [6].
2.2.2. Tình hình quản lý thu gom, xử lý rác thải rắn nông nghiệp tại Việt
Nam
 Bao bì hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón
Theo nghiên cứu của Viện môi trƣờng Nông nghiệp Việt Nam mỗi năm
có hàng nghìn tấn vỏ thuốc BVTV thải ra môi trƣờng đồng ruộng do ngƣời
dân sau khi sử dụng vứt bỏ bừa bãi. Đây là một loại CTR độc hại, gây ra tác
động xấu đối với môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và sinh hoạt của con ngƣời.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng gia tăng ONMT nông
thôn là do CTR phát sinh từ việc lạm dụng thuốc BVTV trong hoạt động

trồng trọt. Theo thống kê của các ngành chức năng từ năm 2000 đến nay 1


12

năm Việt Nam sử dụng khoảng 35.000 đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ
thực vật. Thông thƣờng lƣợng bao bì chiếm khoảng 10% tổng số thuốc tiêu
thụ, những năm gần đây số lƣợng bao bì, vỏ đựng thuốc lên tới hàng chục
tấn/năm. Chỉ tính riêng phân bón hóa học sử dụng khoảng 80 đến 90 kg/ha,
riêng cho lúa là 150 đến 180 kg/ha đã làm phát sinh bao bì, túi đựng, bình
quân phân bón vô cơ các loại sử dụng khoảng 2.4 triệu tấn/năm. Mỗi năm thải
ra môi trƣờng 240 tấn rác thải rắn nguy hại là bao bì, vỏ hộp thuốc các loại.
 Phụ phẩm nông nghiệp
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp đa dạng về cây trồng, vật nuôi.
Ngành trồng trọt phát triển mạnh mẽ tạo ra sản lƣợng lớn đặc biệt là cây lúa.
Với khoảng 4 triệu ha đất trồng lúa, lƣợng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu
tấn/ năm. Tại các vùng đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa thải ra khoảng
17,4 triệu tấn/năm rơm rạ phế thải; 0,70 triệu tấn trấu/năm. Việc phát sinh một
lƣợng lớn rơm, rạ này ngƣời dân chƣa có biện pháp xử lý rơm rạ hiệu quả nên
rơm rạ thƣờng đƣợc ngƣời dân đốt. Theo ƣớc tính của các nhà chuyên môn,
hàng năm nƣớc ta có khoảng 80 triệu tấn rơm, rạ và vỏ trấu, nếu chỉ đốt
khoảng 50% thì các chất khí thải ra có thể tính đƣợc nhƣ sau: khoảng 8 triệu
tấn CO2, trên 2,5 nghìn tấn khí CH4 và 100 nghìn tấn khí CO... tất cả đều bay
vào khí quyển, gây ONMT, góp phần tạo ra hiệu ứng nhà kính trong không
gian sống.
 Chất thải chăn nuôi
Theo báo cáo môi trƣờng quốc gia về CTR nông thôn năm 2011 thì
hiện tại, ở nông thôn Việt Nam có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi với gần 6
triệu con bò, gần 3 triệu con trâu, 27 triệu con lợn, 300 triệu gia cầm. Riêng
về nuôi lợn, từ 1- 5 con chiếm 50% số hộ, nuôi từ 6- 10 con chiếm 20%, từ 11

con trở lên chiếm 30% ( Bộ Tài nguyền Môi trƣờng, 2011)[3].


13

Bảng 1.1: Khối lƣợng chất thải rắn chăn nuôi ở Việt Nam

TT

Tổng số đầu con (triệu con)

Loài
vật nuôi

2006

2007

2008

2009

2010

CTR bình quân

Tổng chất thải rắn

(kg/ngày/ mỗi con)


(triệu tấn/năm)
2006

2007

2008

2009

2010

1



6.51

6.72

6.33

6.103

5.916

10

23.762 24.528 23.105 22.276 21.593

2


Trâu

2.92

2.99

2.99

2.886

2.913

15

15.987

3

Lợn

26.85

26.56

26.7

27.63

27.37


2

19.601 19.389 19.491

20.17

19.98

280

300

0.2

15.666 16.499 18.085

20.44

21.9

4 Gia cầm 214.6

226.02 247.32

16.37

15.823 15.081 15.948

5


Dê, cừu

1.52

1.77

1.34

1.37

1.29

1.5

832

969

734

750

706

6

Ngựa

0.087


0.1

0.12

0.102

0.09

4

127

146

175

149

131

(Nguồn:TCTK, Cục Chăn nuôi,2011)[3]


14

So sánh chất thải rắn chăn nuôi ở Việt Nam qua 4 năm tƣơng đối ổn
định do số lƣợng vật nuôi qua các năm không có nhiều biến động về số lƣợng.
Trong các loài vật nuôi thì số lƣợng bò cũng nhƣ chất thải phát sinh từ loài
vật này chiếm khối lƣợng lớn nhất. Mặc dù chăn nuôi phát triển nhƣng

phƣơng thức chăn nuôi còn lạc hậu, quy mô nhỏ, do đó còn chƣa quan tâm
nhiều đến vấn đề xử lý chất thải.
Bảng 1.2: Tổng hợp khối lƣợng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh
năm 2008, 2010
Đơn vị

Khối lƣợng

Năm

Bao bì thuốc BVTV

Tấn/năm

11.000

2008

Bao bì phân bón

Tấn/năm

240.000

2008

Rơm rạ

Tấn/năm


76.000.000

2010

Chất thải rắn chăn nuôi

Tấn/năm

80.450.000

2008

Chất thải

(Nguồn: Viện Khoa học công nghệ môi trường, 2010)[3]
Trong hoạt động nông nghiệp sử dụng một lƣợng lớn thuốc BVTV và
phân bón tràn lan cũng đồng thời gia tăng về các chất thải. Chất thải rắn nông
nghiệp tăng lên đáng kể về số lƣợng đặc biệt là chất thải từ hoạt động chăn
nuôi lên tới 80.450.000 tấn/năm. Nếu tận dụng nguồn chất thải này vào sản
xuất hoặc tạo ra nguồn năng lƣợng thì sẽ làm giảm ô nhiễm môi trƣờng đồng
thời cũng tạo điều kiện để phát triển kinh .


15

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Chất thải rắn nông nghiệp tại xã Lƣơng Phú, huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Nguyên.

- Phạm vi về địa điểm: Xã Lƣơng Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Xã Lƣơng Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Từ ngày 18/8/2014 đến ngày 15/12/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại xã Lương Phú,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn nông nghiệp tại xã Lương Phú,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên:
+ Đánh giá hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp
+ Đánh giá hiện trạng bao bì hóa chất BVTV và phân bón
+ Đánh giá hiện trạng chất thải rắn chăn nuôi.
3.3.3. Đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã
Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên;
+ Phế phụ phẩm nông nghiệp
+ Chất thải rắn chăn nuôi
+ Bao bì hóa chất BVTV và phân bón.
3.3.4. Đưa ra một số giải pháp thu gom, xử lý chất thải nông nghiệp tại xã
Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên:
+ Phế phụ phẩm nông nghiệp
+ Chất thải rắn chăn nuôi
+ Mô hình thu gom, xử lý bao bì hóa chất BVTV và phân bón.


16

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Ủy ban nhân
dân xã Lƣơng Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Thu thập tài liệu cơ sở, các phòng ban về nghị định, quyết định, công
văn. Các số liệu này đƣợc thu thập tại: Báo chí, các phƣơng tiện thông tin đại
chúng của huyện Phú Bình.
- Thu thập thông tin trên văn bản các webside về các vấn đề liên quan
đến chất thải rắn nông nghiệp nông thôn.
3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
- Điều tra các hộ gia đình trên địa bàn xã Lƣơng Phú, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên:
+ Số lƣợng 100 hộ gia đình tại xã Lƣơng Phú
+ Chọn hộ ngẫu nhiên, phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi thiết kế sẵn, sử
dụng câu hỏi mở kết hợp thảo luận trao đổi.
3.4.3. Phương pháp tính lượng chất thải
+ Rơm rạ: Theo báo cáo của tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp Liên
hợp quốc năm 1997 tỷ lệ rơm, rạ/ thóc = 0,4 (rơm độ ẩm 27%) đến 1,4 (rơm
độ ẩm 12- 22%). Tính khối lƣợng rơm, rạ phát sinh trên địa bàn xã Lƣơng
Phú với độ ẩm từ 12- 22% bằng tỷ lệ 1,4 khối lƣợng thóc. Tỷ lệ vỏ trấu/ thóc
là 0,2.
+ Phế thải từ cây ngô: Theo Lê Văn Khoa- Nông nghiệp và môi trƣờng,
nxb giáo dục, 1999 thì 1 tấn ngô thì tạo ra 1 tấn chất thải từ cây ngô và lõi ngô.
+ Bao bì hóa chất BVTV và phân bón: Theo Báo cáo môi trƣờng quốc
gia về chất thải rắn năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trƣờng thông thƣờng
lƣợng bao bì chiếm khoảng 10% so với lƣợng thuốc tiêu thụ.


×