Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường nước sinh hoạt khu mỏ lộ thiên Bắc Làng Cẩm Mỏ than Phấn Mễ tại xã Phục Linh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ THẮM
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
TỚI MÔI TRƢỜNG NƢỚC SINH HOẠT KHU MỎ LỘ THIÊN
BẮC LÀNG CẨM – MỎ THAN PHẤN MỄ TẠI XÃ PHỤC LINH,
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa

: 2011 – 2015

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM THỊ THẮM
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
TỚI MÔI TRƢỜNG NƢỚC SINH HOẠT KHU MỎ LỘ THIÊN
BẮC LÀNG CẨM – MỎ THAN PHẤN MỄ TẠI XÃ PHỤC LINH,
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT - N01

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trƣơng Thị Ánh Tuyết


Thái nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt chƣơng trình đào tạo trong nhà trƣờng, với phƣơng châm
học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trƣờng cần chuẩn bị cho mình lƣợng kiến
thức cần thiết, chuyên môn vững vàng. Quãng thời gian thực tập tốt nghiệp là giai
đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức
đã học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Từ đó, sinh viên khi ra trƣờng sẽ
hoàn thiện về kiến thức, phƣơng pháp làm việc cũng nhƣ năng lực công tác để đáp
ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn công việc.
Đƣợc sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng, em đã tiến hành thực
hiện đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường
nước sinh hoạt khu mỏ lộ thiên Bắc Làng Cẩm - mỏ than Phấn Mễ tại xã Phục
Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. Trong quá trình thực hiện đề tài em đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến quý báu để
xây dựng và hoàn thiện khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu Nhà
trƣờng, Ban chủ nhiệm khoa Môi trƣờng cùng các thầy, cô giáo trong khoa và em
xin gửi lời cảm ơn đặc biệt cô giáo Th.s Trƣơng Thị Ánh Tuyết cùng các cô chú
trong phòng Địa chính – Môi trƣờng xã Phục Linh đã nhiệt tình chỉ bảo, hƣớng dẫn
em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và ngƣời dân
địa phƣơng đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em có thể
hoàn thành đề tài đạt kết quả tốt.
Với trình độ và thời gian có hạn nên mặc dù em đã rất cố gắng, song khóa
luận của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô; bạn bè để khóa luận của em đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thắm


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tải lƣợng các chất ô nhiễm do con ngƣời đƣa vào môi trƣờng hàng ngày .... 13
Bảng 2.2 Tính chất đặc trƣng của nƣớc thải một số ngành công nghiệp ..................14
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích. ....................................................31
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất chăn nuôi qua các năm ................................................38
Bảng 4.2 Phân tích đánh giá số dân tăng, giảm giai đoạn 2007 – 2011. ..................39
Bảng 4.3 Cơ cấu lao động xã Phục Linh năm 2011. .................................................40
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng nguồn nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân xung quanh khu
vực khai trƣờng mỏ than Bắc làng Cẩm ...................................................................48
Bảng 4.5 Mục đích sử dụng nƣớc của ngƣời dân .....................................................49
Bảng 4.6 Kết quả phân tích nƣớc ngầm của nhà dân gần nhất khu vực mỏ than Bắc
làng Cẩm ...................................................................................................................50
Bảng 4.7 Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải của mỏ than Bắc làng Cẩm...................53
Bảng 4.8 Các tác động của hoạt động khai thác than tới nguồn nƣớc sinh hoạt ......56
Bảng 4.9 Tỷ lệ các loại bệnh có liên quan đến ô nhiễm nguồn nƣớc qua ................57
điều tra phỏng vấn .....................................................................................................57


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1 Tỷ lệ giữa các loại nƣớc trên Trái Đất và sự phân bố ..................................6
Hình 2.2 Tỷ lệ nƣớc trong cơ thể ngƣời. .....................................................................9
Hình 4.1 Sơ đồ quá trình khai thác than lộ thiên Mỏ than Bắc Làng Cẩm ...............46
Hình 4.2 Kết quả phân tích chỉ tiêu Zn trong nƣớc ngầm tại nhà dân gần nhất khu
khai trƣờng mỏ than Bắc làng Cẩm ..........................................................................51
Hình 4.3 Chỉ số COD trong nƣớc ngầm tại nhà dân gần nhất khu vực khai thác của
mỏ than Bắc Làng Cẩm .............................................................................................52
Hình 4.4 Hàm lƣợng Zn và Mn trong nƣớc thải của mỏ than Bắc làng Cẩm ...........54


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Từ viết tắt
ATLĐ

An toàn lao động

BKHCN

Bộ Khoa học Công nghệ

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT


Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

BYT

Bộ Y tế

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

COD

Nhu cầu oxy hóa hóa học

DO

Hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc

FAO

Tổ chức lƣơng thực thế giới

Fe

Sắt

GTVT

Giao thông vận tải


HĐND – UBND

Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

KCN

Khu công nghiệp

KLN

Kim loại nặng

Mn

Mangan

NĐ – CP

Nghị định Chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

QH


Quốc hội

QLMT

Quản lý môi trƣờng

SS

Chất rắn lơ lửng

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKV

Tập đoàn than Khoáng sản Việt Nam

TNKS

Tài nguyên khoáng sản

TT

Thông tƣ


UNICEP

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

Zn

Kẽm


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích, yêu cầu .................................................................................................2
1.2.1 Mục đích .............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
1.3 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học..................................................3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................4
2.1 Cơ sở khoa học ......................................................................................................4
2.1.2 Tài nguyên nƣớc, tầm quan trọng của nƣớc .......................................................5
2.1.3 Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và các thông số đánh giá ô nhiễm nƣớc ................11
hàng ngày ..................................................................................................................13

2.1.4 Các văn bản pháp luật về quản lý và đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm. ...........16
2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .........................................................17
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................17
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................20
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .....28
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................28
3.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................28
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................28
3.2 Địa điểm thực tập và thời gian nghiên cứu .........................................................28
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................28
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phục Linh - huyện Đại Từ - tỉnh
Thái Nguyên ..............................................................................................................28
3.3.2 Khái quát về mỏ than Phấn Mễ, khu mỏ lộ thiên Bắc làng Cẩm, chất lƣợng,
trữ lƣợng và công nghệ khai thác ..............................................................................28


vi

3.3.3 Tình hình sử dụng nguồn nƣớc của ngƣời dân xung quanh khu khai trƣờng
Bắc làng Cẩm ............................................................................................................29
3.3.4 Chất lƣợng nƣớc ngầm khu vực mỏ than Bắc làng Cẩm .................................29
3.3.5 Ý kiến của ngƣời dân về ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới đời sống
nhân dân ....................................................................................................................29
3.3.6 Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng nƣớc sinh
hoạt ............................................................................................................................29
3.3.7 Một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm ............................................29
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................29
3.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp .................................................29
3.4.2 Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn......................................................................29
3.4.3 Phƣơng pháp khảo sát thực địa ........................................................................29

3.4.4 Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh và dự báo dựa trên số liệu thu thập đƣợc......30
3.4.5 Phƣơng pháp kế thừa........................................................................................30
3.4.6 Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ...........................30
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................32
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên ......................................................................................................................32
4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................32
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................35
4.2 Đặc điểm khái quát về mỏ than Phấn Mễ, khu mỏ lộ thiên Bắc làng Cẩm ........44
4.2.1 Đôi nét về mỏ than Phấn Mễ ............................................................................44
4.2.2 Khu mỏ lộ thiên Bắc Làng Cẩm, trữ lƣợng, chất lƣợng và công nghệ khai thác ......45
4.3 Tình hình sử dụng nƣớc của ngƣời dân xung quanh mỏ than Bắc Làng Cẩm ............47
4.3.1 Nguồn nƣớc sử dụng của ngƣời dân ................................................................47
4.3.2 Mục đích sử dụng nƣớc của ngƣời dân ............................................................48
4.4 Đánh giá chất lƣợng nƣớc ngầm khu mỏ lộ thiên Bắc làng Cẩm .......................49
4.4.1 Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ngầm tại nhà dân gần nhất khu khai trƣờng của
mỏ than Bắc làng Cẩm ..............................................................................................49


vii

4.4.2 Kết quả phân tích nƣớc thải của mỏ than Bắc làng Cẩm .................................52
4.5Ý kiến của ngƣời dân về ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng
nƣớc sinh hoạt, tới đời sống của ngƣời dân ..............................................................55
4.5.1 Nhận thức chung ..............................................................................................55
4.5.2 Những ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng nƣớc ............56
4.5.3 Tình hình sức khỏe của ngƣời dân và các vấn đề liên quan đến nguồn nƣớc ...........57
4.6. Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới nguồn nƣớc sinh hoạt ..........58
4.7 Đề xuất các biện pháp .........................................................................................59
4.7.1 Biện pháp quản lý.............................................................................................59

4.7.2 Biện pháp kĩ thuật ............................................................................................60
4.7.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng không khí .....................................61
4.7.4 Biện pháp tuyên truyền giáo dục......................................................................61
Phần 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................62
5.1 Kết luận ...............................................................................................................62
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây những đƣờng lối đổi mới kinh tế của Đảng và
Nhà nƣớc đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh
chóng, mạnh mẽ và vững chắc. Chiến lƣợc phát triển đƣợc ƣu tiên hàng đầu, đẩy
mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa tạo nền tảng hình thành một nƣớc công nghiệp
hiện đại, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của đất nƣớc. Tuy nhiên, cùng với sự phát
triển kinh tế thì kéo theo nó các vấn đề môi trƣờng ngày càng diễn ra phức tạp, nhu
cầu hàng ngày của cuộc sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng.
Công nghiệp than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, nó cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụ
cho các ngành công nghiệp (nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, phân
bón…), làm chất đốt sinh hoạt và xuất khẩu. Hiện nay, ngành công nghiệp than Việt
Nam đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng trong nƣớc
và xuất khẩu, kéo theo đó nó cũng gây ra nhiều tác động ảnh hƣởng xấu tới môi
trƣờng sinh thái. Nếu nhƣ quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá
trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái và nhiều sự cố môi trƣờng phức tạp.

Khai thác than bằng phƣơng pháp lộ thiên tạo nên lƣợng đất đá thải lớn, ô nhiễm
bụi, ô nhiễm nƣớc, mất rừng. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nƣớc thải
chứa than, kim loại nặng. Hoạt động khai thác than nếu không đi cùng với các biện
pháp bảo vệ môi trƣờng sẽ dẫn tới ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên.
Mỏ than Bắc làng Cẩm là khu mỏ khai thác lộ thiên của mỏ than Phấn Mễ
nằm trên địa phận xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; trực thuộc Công
ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. Với trữ lƣợng khai thác 1.560.000 tấn, mỏ
cung cấp nguyên liệu sản xuất cốc luyện kim phục vụ cho dây chuyền sản xuất gang
từ quặng sắt bằng công nghệ lò cao. Ngoài ra, mỏ đã đem lại công ăn việc làm cho


2

hàng trăm lao động của địa phƣơng, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy
kinh tế địa phƣơng phát triển. Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế,
chúng ta không thế phủ nhận những tác động tiêu cực của hoạt động khai thác than
gây ra đối với môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc. Việc xác định rõ những ảnh
hƣởng để tìm ra những biện pháp hạn chế, khắc phục là việc làm vô cùng cần thiết
để bảo vệ môi trƣờng.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, mong muốn của địa phƣơng và đƣợc
sự cho phép của Ban giám hiệu nhà trƣờng và Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của Th.S Trương Thị Ánh
Tuyết, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai
thác than tới môi trường nước sinh hoạt khu mỏ lộ thiên Bắc Làng Cẩm - mỏ
than Phấn Mễ tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
 Đánh giá đƣợc tình hình sử dụng nguồn nƣớc, chất lƣợng nguồn nƣớc trên
địa bàn nghiên cứu.

 Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng
nƣớc ngầm.
 Đề xuất các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động
khai thác than tới môi trƣờng nƣớc cho khu vực nghiên cứu và các khu vực lân cận.
1.2.2 Yêu cầu
 Phản ánh trung thực, đầy đủ về các tác động có ảnh hƣởng tiêu cực tới môi
trƣờng của mỏ than Bắc làng Cẩm.
 Mẫu nƣớc phải đƣợc lấy tại khu vực chịu tác động trên địa bàn nghiên cứu,
mẫu phải đƣợc lấy, bảo quản, phân tích đúng yêu cầu.
 Các biện pháp đƣợc đề xuất phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phƣơng.


3

1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
 Áp dụng những kiến thức đã học vào công việc cụ thể.
 Nâng cao kiến thức thực tế.
 Bổ xung tƣ liệu cho học tập.
 Tích lũy kinh nghiệm cho các công việc sau khi ra trƣờng.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
 Chỉ ra đƣợc các tác động của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng nƣớc
để từ đó giúp cho các đơn vị, tổ chức khai thác có các biện pháp quản lý, ngăn
ngừa, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trƣờng nƣớc.
 Xác định hàm lƣợng các chất ô nhiễm có trong nƣớc sinh hoạt.
 Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trƣờng cho tổ
chức, cá nhân tham gia các hoạt động khoán sản.
 Nâng cao chất lƣợng nƣớc cho ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Các khái niệm về môi trường
 Môi trƣờng là gì ?
 “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại của con ngƣời và thiên nhiên” (Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam, 2005) [8].
 Chức năng của môi trƣờng
 Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời và các loài sinh vật.
 Môi trƣờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con ngƣời.
 Môi trƣờng là nơi chứa đựng các phế thải do con ngƣời tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
 Môi trƣờng là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
ngƣời và các sinh vật trên Trái Đất.
 Môi trƣờng là nơi lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời (Nguyễn
Thị Lợi, 2006) [5].
 Ô nhiễm môi trƣờng là gì ?
 “Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng,
không phù hợp quy chuẩn kĩ thuật môi trƣờng và tiêu chuẩn môi trƣờng gây
ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật” (Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam,
2005) [8].
 Suy thoái môi trƣờng
Suy thoái môi trƣờng là sự làm thay đổi chất lƣợng và số lƣợng của thành
phần môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu cho đời sống của con ngƣời và thiên nhiên.
 Sự cố môi trƣờng



5

Sự cố môi trƣờng là tai biến hay rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động
của con ngƣời hoặc biến đổi thất thƣờng của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc
biến đổi môi trƣờng nghiêm trọng.
 Khủng hoảng môi trƣờng
Khủng hoảng môi trƣờng là suy thoái chất lƣợng môi trƣờng sống ở quy
mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống loài ngƣời trên Trái Đất nhƣ sa mạc hóa, nguồn
nƣớc và biển bị ô nhiễm nghiêm trọng, thủng tầng ozon…
 Tiêu chuẩn môi trƣờng
“Tiêu chuẩn môi trƣờng là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lƣợng môi trƣờng xung quanh, về hàm lƣợng của các chất ô nhiễm trong chất thải
đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo
vệ môi trƣờng” (Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam, 2005) [8].
2.1.2 Tài nguyên nước, tầm quan trọng của nước
 Tài nguyên nƣớc
Tài nguyên nƣớc là các nguồn nƣớc mà con ngƣời sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào các mục đích khác nhau. Nƣớc đƣợc dùng trong hoạt động nông nghiệp,
công nghiệp, dân dụng, giải trí, môi trƣờng… Hầu hết các hoạt động đều cần có
nƣớc ngọt.
Nƣớc bao phủ 71% diện tích Trái Đất trong đó có 97% diện tích là nƣớc
mặn, còn lại 3% là nƣớc ngọt. Trong 3% lƣợng nƣớc ngọt có trên Trái Đất thì có
khoảng hơn ¾ lƣợng nƣớc mà con ngƣời không thể sử dụng đƣợc vì nó nằm quá sâu
trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trên khí quyển và ở dạng tuyết trên lục
địa… chỉ có khoảng 0,5% nƣớc ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con
ngƣời sử dụng đƣợc. Tuy nhiên, nếu trừ đi phần nƣớc ngọt bị ô nhiễm thì chỉ có
khoảng 0,003% là nƣớc ngọt sạch mà con ngƣời có thể sử dụng đƣợc (Võ Dƣơng
Mộng Huyền và cs, 2013) [4].



6

Hình 2.1 Tỷ lệ giữa các loại nƣớc trên Trái Đất và sự phân bố [12].
Nƣớc trên Trái Đất phát sinh từ 3 nguồn: bên trong lòng đất, từ các thiên
thạch ngoài Trái Đất mang vào và từ tầng trên của khí quyển. Nƣớc có nguồn gốc
bên trong lòng đất là nƣớc ngầm, đƣợc hình thành ở lớp vỏ giữa của Trái Đất do
quá trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ cao tạo ra. Trên mặt đất nƣớc
chảy tràn từ nơi cao đến nơi thấp và tràn ngập các vùng trũng tạo nên các đại dƣơng
mênh mông và các sông hồ nguyên thủy.
 Nƣớc mặt: Nƣớc mặt là nƣớc trong sông, hồ hoặc nƣớc ngọt trong vùng đất
ngập nƣớc. Nƣớc mặt đƣợc bổ xung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất


7

đi khi chảy vào đại dƣơng, bốc hơi và thấm xuống đất. Lƣợng giáng thủy này đƣợc
thu hồi bởi các lƣu vực, tổng lƣợng nƣớc trong hệ thống này tại một thời điểm cũng
tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này là khả năng chứa của các hồ, các
vùng đất ngập nƣớc và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dƣới các thể chứa
nƣớc này, các đặc điểm của dòng chảy bề mặt trong lƣu vực, thời lƣợng giáng thủy và
tốc độ bốc hơi ở địa phƣơng. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hƣởng tới tỷ lệ mất nƣớc.
Sự bốc hơi nƣớc trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nƣớc ở động vật
và thực vật…, hơi nƣớc vào trong không khí sau đó bị ngƣng tụ lại và trở về thể
lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mƣa, nƣớc mƣa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao
đến nơi thấp tạo thành các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và
đƣợc tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc đƣợc đƣa
thẳng ra biển.
Trong quá trình chảy tràn, nƣớc hòa tan các muối khoáng trong các nham

thạch nơi mà nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan đƣợc cuốn theo dòng
chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nƣớc biển sau
một thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nƣớc biển càng
trở nên mặn. Có hai loại nƣớc ngọt là nƣớc ngọt hiện diện trong các ao hồ, trên các
lục địa và nƣớc mặt hiện diện trong biển, các đại dƣơng mênh mông, trong các hồ
nƣớc và trên mặt các lục địa (Võ Dƣơng Mộng Huyền và cs, 2013) [4].
 Nƣớc ngầm: Nƣớc ngầm hay còn gọi là nƣớc dƣới đất, là nƣớc ngọt đƣợc
chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nƣớc chứa trong các tầng
ngậm nƣớc bên dƣới mực nƣớc ngầm. Đôi khi ngƣời ta còn phân biệt nƣớc ngầm
nông, nƣớc ngầm sâu và nƣớc ngầm chôn vùi. Nƣớc ngầm cũng có những đặc điểm
giống với nƣớc mặt nhƣ: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra, chứa. Sự khác biệt chủ yếu
với nƣớc mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nƣớc mặt),
khả năng giữ nƣớc ngầm nhìn chung lớn hơn so với nƣớc mặt khi so sánh về lƣợng
nƣớc đầu vào. Nguồn cung cấp nƣớc cho nƣớc ngầm là nƣớc mặt thấm vào tầng
chứa. Các nguồn thoát nƣớc tự nhiên nhƣ sông, suối và chảy về các đại dƣơng.
Có hai loại nƣớc ngầm: nƣớc ngầm không có áp lực và nƣớc ngầm có áp lực.


8

 Nƣớc ngầm không có áp lực: là dạng nƣớc đƣợc giữ lại trong các lớp đá
ngậm nƣớc và lớp đá này nằm bên trên lớp đá không thấm nƣớc nhƣ lớp diệp thạch
hoặc lớp sét nén chặt. Loại nƣớc này có áp suất yếu nên muốn khai thác nó phải đào
giếng xuyên qua lớp ngậm đá rồi dùng bơm hút nƣớc lên. Nƣớc ngầm loại này
thƣờng ở không sâu dƣới mặt đất, nó có nhiều vào mùa mƣa và ít dần vào mùa khô.
 Nƣớc ngầm có áp lực: là dạng nƣớc đƣợc giữ lại trong các lớp đá ngậm
nƣớc và lớp đá này bị kẹp giữa hai lớp sét diệp thạch không thấm nƣớc. Do bị kép
chặt giữa hai lớp đá không thấm nƣớc nên nƣớc có một áp lực rất lớn vì thế khi khai
thác ngƣời ta dùng khoan xuyên qua lớp đá không thấm nƣớc bên trên và chạm vào
lớp nƣớc này nó sẽ tự phun lên mà không cần phải bơm. Loại nƣớc này thƣờng ở

sâu dƣới mặt đất, có trữ lƣợng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm
năm thậm chí hàng nghìn năm (Võ Văn Bé, Huỳnh Thu Hòa, 2009) [12].
 Tầm quan trọng của nƣớc
Nƣớc là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên
quả đất. Nếu không có nƣớc thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất,
thiếu nƣớc thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại đƣợc. Từ xƣa, con
ngƣời đã biết đến vai trò quan trọng của nƣớc; các nhà khoa học cổ đại coi nƣớc là
thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời
thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên các lƣu vực
của các con sông lớn nhƣ: nền văn minh Lƣỡng hà ở Tây Á nằm ở lƣu vực hai con
sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lƣu
sông Nil; nên văn minh sông Hằng ở Ấn Độ; nền văn minh Hoàng Hà ở Trung
Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam …
 Vai trò của nƣớc đối với con ngƣời
Nƣớc có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể ngƣời, con ngƣời có thể
nhịn ăn đƣợc vài ngày nhƣng không thể nhịn uống nƣớc. Nƣớc chiếm khoảng 70%
trọng lƣợng cơ thể, 65 - 75% trọng lƣợng cơ, 50% trọng lƣợng mỡ, 50% trọng
lƣợng xƣơng [17].


9

Hình 2.2 Tỷ lệ nƣớc trong cơ thể ngƣời [17].
Nƣớc trong cơ thể tồn tại ở hai dạng: nƣớc trong tế bào và nƣớc ngoài tế bào.
Nƣớc ngoài tế bào có trong huyết tƣơng máu, dịch limpho, nƣớc bọt… huyết tƣơng
chiếm khoảng 20% lƣợng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3 - 4 lít). Nƣớc là chất quan
trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.
Nƣớc là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dƣỡng đƣợc đƣa vào cơ thể, sau
đó đƣợc chuyển hóa vào máu dƣới dạng dung dịch nƣớc. Một ngƣời nặng 60kg cần
cung cấp 2 - 3 lít nƣớc để đổi mới lƣợng nƣớc của cơ thể và duy trì các hoạt động

sống bình thƣờng.
Uống nƣớc không đủ ảnh hƣởng tới chức năng của tế bào cũng nhƣ chức
năng của các hệ thống trong cơ thể nhƣ suy giảm chức năng thận… Những ngƣời
thƣờng xuyên uống nƣớc không đủ da thƣờng khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác
mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ
thể mất trên 10% lƣợng nƣớc có khả năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim


10

tăng cao. Nguy hiểm hơn bạn có thể tử vong nếu mất trên 20% lƣợng nƣớc. Bên
cạnh oxy, nƣớc đóng vài trò quan trọng thứ hai để duy trì sự sống.
 Vai trò của nƣớc đối với sinh vật.
 Nƣớc chứa trong cơ thể sinh vật với một hàm lƣợng rất cao, từ 50 - 90%
khối lƣợng cơ thể sinh vật là nƣớc, có trƣờng hợp nƣớc chiếm tỷ lệ cao hơn, tới
98% nhƣ ở một số cây mọng nƣớc, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức).
 Nƣớc là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ mang gốc phân cực
(ƣa nƣớc) nhƣ hydroxyl, amin, cacboxyl…
 Nƣớc là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu
cơ. Nƣớc là môi trƣờng hòa tan các chất vô cơ và phƣơng tiện vận chuyển chất vô
cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dƣỡng ở động vật.
 Nƣớc đảm bảo cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do
nƣớc chiếm một lƣợng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trƣơng của tế bào nên
làm cho thực vật có hình dạng nhất định.
 Nƣớc nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc đảm
bảo mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trƣờng. Trong quá trình
trao đổi giữa cây và môi trƣờng đất có sự tham gia tích cực của ion H+ và OH- do
nƣớc phân ly ra.
 Nƣớc tham gia vào quá trình trao đổi năng lƣợng và điều hòa nhiệt độ
cơ thể.

 Nƣớc là môi trƣờng sống của rất nhiều loài sinh vật.
 Nƣớc giữ vai trò tích cực trong việc phát tán giống nòi của các sinh vật.
 Vai trò của nƣớc đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con ngƣời.
 Trong nông nghiệp: Tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nƣớc để phát
triển. Dân gian ta có câu: “Nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó có thể
thấy đƣợc vai trò của nƣớc trong sản xuất nông nghiệp. Theo FAO, tƣới nƣớc và


11

phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu, là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có
vai trò điều tiết chế độ nhiệt, ánh sáng, dinh dƣỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong
đất, làm cho tốc độ tăng sản lƣợng lƣơng thực vƣợt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
Đối với Việt Nam, nƣớc đã cùng với con ngƣời làm nên nền văn minh lúa nƣớc tại
châu thổ sông Hồng - cái nôi văn minh của dân tộc, của đất nƣớc; đã làm nên hệ
sinh thái nông nghiệp có năng suất và tính bền vững vào loại cao của thế giới; làm
nên một nƣớc Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay.
 Trong công nghiệp: Nƣớc cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nƣớc
dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa
chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nƣớc, 1 tấn
xút cần 800 tấn nƣớc. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công
nghệ yêu cầu một lƣợng nƣớc, một loại nƣớc khác nhau. Nƣớc góp phần làm động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nƣớc thì chắc chắn toàn bộ hệ
thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… trên hành tinh này đều ngừng hoạt động
và không tồn tại (Võ Dƣơng Mộng Huyền và cs, 2013) [4].
2.1.3 Ô nhiễm môi trường nước và các thông số đánh giá ô nhiễm nước
 Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
“Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc là sự thay đổi theo chiều hƣớng xấu đi các tính
chất vật lý, hóa học, sinh học của nƣớc với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn
làm cho nguồn nƣớc trở nên độc hại với con ngƣời và sinh vật. Làm giảm độ đa

dạng sinh vật trong nƣớc” (Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam, 2005) [8].
 Các dấu hiệu đặc trƣng của nguồn nƣớc ô nhiễm
 Có xuất hiện các chất trôi nổi trên bề mặt nƣớc và cặn lắng chìm xuống
đáy nguồn.
 Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…).


12

 Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lƣợng các chất hữu cơ và vô cơ,
xuất hiện các chất độc hại…).
 Lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc (DO) giảm do các quá trình sinh hóa để
oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
 Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lƣợng. Xuất hiện các vi trùng
gây bệnh.
 Các nguồn gây ô nhiễm nƣớc
 Ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc tự nhiên: do đặc tính địa chất của nguồn nƣớc
mà nƣớc nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiễm đá vôi… Nƣớc mƣa rơi xuống mặt đất,
mái nhà, đƣờng phố đô thị, khu công nghiệp kéo theo chất bẩn xuống sông hồ.
 Ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc nhân tạo: sự ô nhiễm nƣớc nhân tạo chủ yếu
do xả nƣớc thải từ các khu dân cƣ, KCN, hoạt động GTVT, thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ và phân bón trong hoạt động nông nghiệp, các phƣơng tiện giao thông vận tải
đặc biệt là giao thông đƣờng biển.
Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt - nƣớc thải sinh hoạt: là nƣớc thải phát sinh từ
các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan, trƣờng học chứa các chất thải trong
quá trình sinh hoạt vệ sinh của con ngƣời. Thành phần cơ bản của nƣớc thải sinh
hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), các
chất dinh dƣỡng (photpho, nito), chất rắn và vi trùng. Tùy theo lối sống và mức
sống mà lƣợng nƣớc thải cũng nhƣ tải lƣợng các chất có trong nƣớc thải của mỗi
ngƣời trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lƣợng

nƣớc thải và tải lƣợng chất thải càng cao (Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Duy Hải,
2013) [2].


13

Bảng 2.1 Tải lƣợng các chất ô nhiễm do con ngƣời đƣa vào môi trƣờng
hàng ngày
STT

Tác nhân ô nhiễm

Tải lƣợng (gam/ngƣời/ngày)

1

BOD5

45 – 54

2

COD

(1,6 – 1,9) x BOD5

3

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)


170 – 220

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

70 – 145

5

Clo ( Cl-)

4–8

6

Tổng Nitơ (tính theo N)

6 – 12

7

Tổng Photpho (tính theo P)

0,8 – 4

(Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Duy Hải, 2013) [2].
Nƣớc thải đô thị là loại nƣớc thải đƣợc tạo thành do sự gộp chung nƣớc thải
sinh hoạt, nƣớc thải vệ sinh và nƣớc thải từ các cơ sở thƣơng mại, sản xuất công
nghiệp nhỏ trong đô thị. Nƣớc thải đô thị thƣờng đƣợc thu gom về hệ thống cống

thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thƣờng ở các đô thị thƣờng có
cống thải, khoảng 70 - 90% tổng lƣợng nƣớc sử dụng của đô thị sẽ trở thành nƣớc
thải đô thị và chảy vào cống thải chung. Nhìn chung nƣớc thải đô thị có thành phần
tƣơng tự nƣớc thải sinh hoạt.
Nƣớc thải công nghiệp: Nƣớc thải công nghiệp là nƣớc thải từ các cơ sở sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, GTVT. Nƣớc thải công nghiệp chứa các
hóa chất độc hại (các KLN nhƣ Cd, Hg, Cr…), các chất hữu cơ khó phân hủy sinh
học (phenol, chất hoạt động bề mặt…), chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học từ các cơ
sở sản xuất công nghiệp thực phẩm.


14

Bảng 2.2 Tính chất đặc trƣng của nƣớc thải một số ngành công nghiệp
Chế biến

Sản xuất

Dệt sợi tổng

Sản xuất

sữa

thịt hộp

hợp

Clorophenol


BOD5 (mg/l)

1000

1400

1500

4300

COD (mg/l)

1900

2100

3300

5400

Tổng chất rắn (mg/l)

1600

3300

8000

53000


Chất rắn lơ lửng (mg/l)

300

1000

2000

1200

Nito (mg/l)

50

150

30

0

Photpho (mg/l)

12

16

0

0


pH

7

7

5

7

Nhiệt độ (  C )

29

28

-

17

Dầu mỡ (mg/l)

-

500

-

-


Clorua (mg/l)

-

-

-

27000

Phenol (mg/l)

-

-

-

140

Các chỉ tiêu

(Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Duy Hải, 2013) [2].
Nƣớc thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm
của từng ngành sản xuất. Khi nƣớc thải công nghiệp xả ra ao hồ, cống rãnh thì các
chất ô nhiễm có thể thấm sâu qua đất tới nƣớc ngầm. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc
vào độ sâu của mực nƣớc ngầm, thành phần và tính chất của các chất ô nhiễm có
trong nƣớc thải, thành phần và cấu trúc của lớp đất phía trên mực nƣớc ngầm
(Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Duy Hải, 2013) [2].
 Các thông số đánh giá ô nhiễm nƣớc

 Màu sắc: Nƣớc tự nhiên sạch thƣờng trong suốt và không có màu, cho
phép ánh sáng mặt trời chiếu xuống tầng nƣớc sâu. Khi nƣớc có chứa nhiều chất rắn
lơ lửng, các loại tảo, chất hữu cơ… nó trở nên kém thấu quang với ánh sáng mặt
trời. Các sinh vật sống ở đáy thƣờng bị thiếu ánh sáng. Các chất rắn trong môi
trƣờng nƣớc làm cho sinh vật hoạt động trở nên khó khăn hơn, một số trƣờng hợp
có thể gây tử vong cho sinh vật. Chất lƣợng nƣớc suy giảm làm ảnh hƣởng xấu tới
hoạt động bình thƣờng của con ngƣời.


15

 Mùi, vị: Nƣớc tự nhiên sạch không có mùi hoặc có mùi dễ chịu. Khi trong
nƣớc có sản phẩm phân hủy chất hữu cơ, chất thải công nghiệp, các kim loại thì mùi
vị trở nên khó chịu.
 Độ đục: Nƣớc tự nhiên không chứa các chất rắn lơ lửng nên trong suốt và
không màu. Do chứa các hạt sét và mùn, vi sinh vật, hạt bụi, có hợp chất kết tủa thì
nƣớc trở nên đục. Nƣớc đục ngăn cản quá trình chiếu sáng của mặt trời.
 Nhiệt độ: Nhiệt độ nƣớc tự nhiên phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết của lƣu
vực hoặc môi trƣờng khu vực. Nƣớc thải công nghiệp đặc biệt là nƣớc thải của các
nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân thƣờng có nhiệt độ cao hơn nƣớc tự
nhiên trong khu vực. Chất thải làm tăng nhiệt độ môi trƣờng nƣớc làm cho quá trình
sinh - lý - hóa của môi trƣờng nƣớc thay đổi dẫn tới một số laoì sinh vật sẽ không
chịu đƣợc sẽ chết đi hoặc di chuyển đi nơi khác, một số còn lại sẽ phát triển mạnh
mẽ. Sự thay đổi nhiệt độ nƣớc thông thƣờng không có lợi cho sự cân bằng tự nhiên
của hệ sinh thái nƣớc.
 Chất rắn lơ lửng: là các hạt lơ lửng vô cơ hoặc hữu cơ, kích thƣớc bé, rất
khó lắng trong nƣớc nhƣ sét, bụi than, mùn… Sự có mặt của các chất rắn trong nƣớc
làm cho nƣớc trở nên đục hơn, làm thay đổi màu sắc và các tính chất khác trong nƣớc.
 Độ cứng: Do trong nƣớc có chứa các ion hòa tan Ca2+ và Mg2+.
 Độ dẫn điện: Độ dẫn điện của nƣớc có liên quan đến các ion trong nƣớc.

Các ion này thƣờng là muối của các kim loại nhƣ NaCl, KCl, SO42-… nƣớc có độc
tính cao thƣờng liên quan tới các ion hòa tan trong nƣớc.
 pH: có ảnh hƣởng đến điều kiện sống bình thƣờng của các sinh vật trong
nƣớc. Sự thay đổi pH thƣờng liên quan đến sự hiện diện của axit hoặc kiềm, sự
phân hủy hữu cơ, sự hòa tan một số anion SO42-, NO3-…
 Nồng độ oxy tự do trong nƣớc: Nồng độ oxy tự do trong nƣớc nằm trong
khoảng 8 - 10 ppm, dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất,
sự quang hợp của tảo… Khi nồng độ oxy tự do trong nƣớc thấp sẽ làm giảm hoạt
động của các vi sinh vật trong nƣớc nhiều khi dẫn đến chết.


16

 Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD): Là lƣợng oxy cần thiết để sinh vật oxy
hóa các hợp chất hữu cơ có trong nƣớc.
 Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD): Là lƣợng oxy cần thiết để oxy hóa các
hợp chất hóa học bao gồm cả hữu cơ và vô cơ (Nguyễn Thị Lợi, 2006) [5].
2.1.4 Các văn bản pháp luật về quản lý và đánh giá chất lượng nước ngầm.
 Luật Bảo vệ Môi trƣờng Việt Nam 2005 đƣợc Quốc hội thông nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2006.
 Luật Tài nguyên nƣớc số 17/2012/QH13 đã đƣợc Quốc hội thông nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21/06/2012.
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung Nghị định 80/2006/NĐ-CP
về việc quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi
trƣờng.
 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP Quy định về cấp giấy phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả thải vào nguồn nƣớc.
 Nghị định số 34/2005/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc.
 Thông tƣ số 36/2011/TT-BTNMT ngày 15/09/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về việc sửa đổi, bổ sung quy định về việc cấp phép hành nghề khoan
nƣớc dƣới đất.
 Thông tƣ số 04/2009/TT-BYT về ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lƣợng nƣớc uống” có hiệu lực ngày 01 tháng 12 năm 2009.
 Thông tƣ số 05/2009/TT-BYT về ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt” có hiệu lực ngày 01 tháng 12 năm 2009.
 Quyết định số 25/2002/QĐ-BKHCN ngày 05/06/2002 của BKHCN về
việc ban hành Tiêu chuẩn môi trƣờng Việt Nam.


×