Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tác động của FDI phân theo ngành kinh tế đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 105 trang )

i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………....iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU…………………………………………………………....v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2 Tổng quan nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.1 Tác động của FDI đến tăng trưởng.................................................................. 2
1.2.2 Tác động của FDI theo ngành kinh tế đến tăng trưởng ................................... 3
1.3. Mục tiêu và nội dung chính của Đề tài .............................................................. 5
1.3.1 Mục tiêu ............................................................................................................ 5
1.3.2 Nội dung ........................................................................................................... 5
1.4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 7
1.5 Kết cấu đề tài khoá luận ....................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI PHÂN THEO
NGÀNH KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG ................................................................ 9
2.1 Một số vấn đề chung ............................................................................................. 9
2.1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài ....................................................... 9
2.1.2 Phân loại ngành kinh tế.................................................................................. 16
2.2 Lý thuyết về tác động của FDI theo ngành đến tăng trưởng kinh tế ............. 18
2.2.1 Tác động của FDI đến tăng trưởng................................................................ 18
2.2.2 Tác động của FDI theo ngành kinh tế đến tăng trưởng ................................. 21
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ FDI PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ASEAN .......................................... 26
3.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế ........................................................................... 26


ii



3.1.1 Quy mô sản lượng .......................................................................................... 26
3.1.2 Thu nhập bình quân đầu người ...................................................................... 27
3.1.3 Tăng trưởng kinh tế ........................................................................................ 28
3.1.4 Tỷ trọng GDP ................................................................................................. 29
3.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................................... 31
3.2.1 Qui mô FDI khu vực ASEAN .......................................................................... 31
3.2.2 Mối quan hệ giữa FDI/GDP và tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN ........... 32
3.2.3 Tỷ trọng FDI theo năm ngành kinh tế ............................................................ 33
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng ............................................................ 34
3.3.1 Môi trường kinh doanh ................................................................................... 34
3.3.2 Vốn nhân lực................................................................................................... 35
3.3.3 Tốc độ gia tăng lực lượng lao động ............................................................... 36
3.3.4 Tỷ lệ lạm phát ................................................................................................. 38
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC CHỨNG TÁC
ĐỘNG CỦA FDI PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁC QUỐC GIA KHU VỰC ASEAN ....................................................................... 40
4.1 Mô hình phân tích ............................................................................................... 40
4.1.1 Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 40
4.1.2 Xây dựng mô hình phân tích........................................................................... 41
4.1.3 Trình tự phân tích định lượng ........................................................................ 46
4.1.4 Số liệu và nguồn số liệu .................................................................................. 46
4.2 Kết quả mô hình.................................................................................................. 48
4.2.1 Bảng hệ số tương quan ................................................................................... 48
4.2.2 Tác động của FDI đến tăng trưởng................................................................ 50
4.2.3 Tác động của FDI phân theo ba khu vực kinh tế đến tăng trưởng ................ 54
4.2.4 Tác động của FDI phân theo năm ngành kinh tế đến tăng trưởng ................ 57


iii


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................. 62
5.1 Đánh giá tác động của FDI phân theo ngành kinh tế đến tăng trưởng của các
quốc gia khu vực ASEAN qua phân tích định lượng ............................................ 62
5.2 Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tác động của FDI phân
theo ngành kinh tế đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực ............................ 68
5.2.1 Xu hướng phân bổ FDI theo các ngành kinh tế và khả năng thu hút FDI của
cộng đồng kinh tế ASEAN ....................................................................................... 68
5.2.2 Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tác động của FDI phân
theo ngành kinh tế đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN ................. 72
5.3 Đóng góp và hạn chế của Đề tài ......................................................................... 81
5.3.1 Đóng góp ........................................................................................................ 81
5.3.2 Hạn chế........................................................................................................... 83
5.4 Kết luận ................................................................................................................ 83
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...85
PHỤ LỤC A1: Bảng tóm tắt số liệu nghiên cứu………………………………………87
PHỤ LỤC A2: Kết quả mô hình tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các
quốc gia khu vực ASEAN……………………………………………………………..88
PHỤ LỤC A3: Kết quả mô hình tác động của FDI phân theo 3 khu vực kinh tế đến
tăng trưởng các quốc gia khu vực ASEAN……………………………………………92
PHỤ LỤC A4: Kết quả mô hình tác động của FDI phân theo 5 ngành kinh tế đến tăng
trưởng các quốc gia khu vực ASEAN…………………………………………………96


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển châu Á

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


FPI

Foreign Portfolio Investment

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

MNC

Multinational Corporation

Doanh nghiệp đa quốc gia

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Organisation for Economic Co-operation Tổ chức Hợp tác và Phát triển
and Development

UNICEF


Kinh tế

Children’s Rights and Emergency Relief Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
Organization


v

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
I. Danh mục bảng
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt phương pháp nghiên cứu......................................................... ...4
Bảng 1.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................... ...5
Bảng 2.1: Phân loại ngành kinh tế theo Trung tâm Thống Kê Liên Hợp Quốc ............ 17
Bảng 2.2: Phân loại ngành kinh tế theo Trung tâm Thương Mại Quốc Tế ................... 18
Bảng 3.1: Thu nhập bình quân khu vực ASEAN, US2005 (2000-2014)....................... 27
Bảng 3.2: Tăng trưởng GDP bình quân các quốc gia khu vực ASEAN, (2000-2014) .. 28
Bảng 3.3 Tỷ trọng GDP theo 3 khu vực kinh tế phân theo giai đoạn…………………30
Bảng 3.4: Chỉ số môi trường kinh doanh khu vực ASEAN (2014-2015)...................... 34
Bảng 3.5: Tỷ lệ người người lớn biết chữ khu vực ASEAN (2012) .............................. 35
Bảng 4.1: Bảng hệ số tương quan giữa các biến có trong mô hình (I) .......................... 48
Bảng 4.2: Bảng hệ số tương quan giữa các biến có trong mô hình (II) ......................... 49
Bảng 4.3: Bảng hệ số tương quan các biến có trong mô hình (III) ................................ 49
Bảng 4.4: Kết quả mô hình (I) đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của
các quốc gia khu vực ASEAN ....................................................................................... 51
Bảng 4.5: Kết quả mô hình (II) đánh giá tác động của FDI phân theo ba khu vực kinh
tế đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN................................................... 55
Bảng 4.6: Kết quả mô hình (III) đánh giá tác động của FDI phân theo năm ngành kinh
tế đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN................................................... 58
Bảng 4.7: Bảng hệ số tương tác thể hiện ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến tác động

thúc đẩy tăng trưởng của FDI………………………………………………………….61
Bảng 5.1: Bảng tóm tắt kết quả 3 mô hình phân tích định lượng .................................. 62
Bảng 5.2: Bảng tỷ trọng FDI theo 5 ngành kinh tế của các quốc gia khu vực ASEAN
(2000-2014)……………………………………………………………………………73
Bảng 5.3: Bảng so sánh kết quả nghiên cứu…………………………………………..83


vi

II. Danh mục hình
Hình 3.1: Tỷ trọng GDP khu vực ASEAN, US2005 (2000-2014) (%)……………....26
Hình 3.2: Tỷ trọng GDP theo 3 ngành kinh tế khu vực ASEAN (2000-2014)……....29
Hình 3.3: Tỷ trọng FDI các quốc gia trong khu vực ASEAN………………………...31
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa FDI/GDP và tăng trưởng kinh tế các quốc gia khu vực
ASEAN (2000-2014)………………………………………………………………….32
Hình 3.5: Tỷ trọng FDI/GDP và tăng trưởng kinh tế khu vực ASEAN (2000-2014).32
Hình 3.6 Tỷ trọng FDI phân theo năm ngành kinh tế các quốc gia trong khu vực
ASEAN (2000-2014)………………………………………………………………….33
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa tăng trưởng lao động và tăng trưởng kinh tế tại các quốc
gia khu vực ASEAN (2000-2014)…………………………………………………….37
Hình 3.8: Tỷ lệ lạm phát các quốc gia trong khu vực ASEAN (2000-2014)………...38
Hình 5.1 Tỷ trọng FDI phân theo 3 ngành kinh tế trên thế giới và khu vực ASEAN
(2012)………………………………………………………………………………….69


1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, các quốc gia thuộc khu vực ASEAN đã đạt được tốc

độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhờ thu hút lượng lớn dòng vốn FDI và coi dòng vốn
này là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù đã có nhiều lý thuyết được đưa ra nhằm khẳng định vai trò quan trọng
của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia nhưng các bằng chứng phân tích định
lượng thực tế lại đưa ra các quan điểm khá khác nhau. Trong khi một số nghiên cứu
cho thấy FDI có tác động tích cực và có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế thì lại xuất
hiện những nghiên cứu cho thấy FDI có tác động không rõ ràng, không có ý nghĩa,
thậm chí là tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Từ những mâu thuẫn trong kết
quả phân tích thực nghiệm đã nảy sinh nhiều quan điểm để giải thích. Một số nhà
nghiên cứu cho rằng tác động của FDI đến tăng trưởng phụ thuộc vào đặc điểm, bối
cảnh riêng biệt của từng quốc gia. Ngoài ra, một quan điểm cũng đã được chứng minh
là hợp lý dựa vào các phân tích thực nghiệm nhằm giải thích sự khác biệt về kết quả
nghiên cứu định lượng đó là do việc sử dụng số liệu dòng vốn FDI tổng thể chung cho
toàn bộ nền kinh tế. Việc sử dụng dòng vốn FDI tổng thể đã ngầm giả định là tác động
của FDI từng ngành kinh tế đều tác động như nhau đến tăng trưởng. Đây là một giả
định thiếu thực tế vì mỗi ngành kinh tế lại mang những đặc điểm riêng biệt và đặc thù
dẫn đến tác động khác nhau của dòng vốn FDI từng ngành đến tốc độ tăng trưởng.
Quan điểm này đã được các nghiên cứu định lượng của Alfaro (2003), Wang (2002),
Dilek và Selin (2005) chứng minh là có cơ sở.
Thực tế số lượng các nghiên cứu về tác động của FDI phân theo ngành kinh tế
đến tăng trưởng tại các quốc gia khu vực ASEAN gần như không đáng kể do hạn chế
về số liệu các quốc gia. Vì nguyên nhân trên, nhu cầu có một bài nghiên cứu phân tích
cụ thể tác động của FDI phân theo ngành kinh tế đến tốc độ tăng trưởng của các quốc
gia trong khu vực ASEAN là rất cần thiết và thực tế hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu
được thực hiện dành riêng cho khu vực này.


2
Đề tài khoá luận “ Tác động của FDI phân theo ngành kinh tế đến tăng trưởng
của các quốc gia khu vực ASEAN ” sẽ dựa trên việc phân tích định lượng mô hình dữ

liệu bảng gồm 10 quốc gia khu vực ASEAN trong giai đoạn từ 2000 đến 2014 nhằm
đưa ra đánh giá về tác động của FDI tổng thể cũng như tác động cụ thể của FDI phân
theo từng ngành kinh tế đến tốc độ tăng trưởng của các quốc gia trong khu vực. Ngoài
ra, đề tài khoá luận cũng phân tích thực trạng tăng trưởng, đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng tại các quốc gia nhằm đưa ra cách nhìn nhận khách quan và đầy đủ về
bối cảnh kinh tế tại khu vực ASEAN, từ đó kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng
để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của FDI đến tăng trưởng kinh tế dựa trên
việc phân bổ hợp lý dòng vốn FDI và cải thiện môi trường đầu tư. Kết quả nghiên cứu
của khoá luận sẽ đóng góp thêm những hiểu biết cụ thể về tác động của FDI phân theo
ngành kinh tế đến tăng trưởng, đặc biệt đối với khu vực ASEAN.
1.2 Tổng quan nghiên cứu
1.2.1 Tác động của FDI đến tăng trưởng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như một cỗ máy chuyển giao cả tài sản
hữu hình và tài sản vô hình, ví dụ như tiến bộ công nghệ, kĩ năng quản lý tiên tiến và
thiết kế sản phẩm đột phá. Về mặt lý thuyết, sự phát triển công nghệ và sự hỗ trợ gia
tăng vốn tư bản được xem như là những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Vì
vậy, FDI được tin tưởng sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, các bằng chứng
mang tính định lượng liên quan đến FDI và tăng trưởng vẫn chưa đạt được một kết quả
rõ ràng.
Các nghiên cứu có thể kể đến như nghiên cứu của Blomstrom et al (1994),
Borensztein et al (1998) và Liu et al (2002) đã phát hiện ra việc FDI thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế một cách trực tiếp hoặc ở những bối cảnh cụ thể. Dựa trên số liệu của
Trung Quốc từ 1978 đến 2000, Yao (2006) đã phát hiện ra FDI có tác động tích cực có
ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế. Borensztein et al (1998) xác định rằng FDI chỉ đóng
góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế khi nước nhận đầu tư đạt được một ngưỡng vốn
nhân lực nhất định.


3


Tuy nhiên, những nghiên cứu khác cho thấy ít bằng chứng hoặc không có bằng
chứng nào chắc chắn về việc FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại nước nhận đầu tư.
Chakraborty và Basu (2002) nhận định dựa trên một nghiên cứu số liệu chuỗi thời gian
rằng FDI không có mối quan hệ nhân quả gây ra tăng trưởng tại Ấn Độ. Bende et al
(2001) đã nghiên cứu tác động của FDI thông qua tác động lan toả đến tăng trưởng
kinh tế tại 5 quốc gia ASEAN cho giai đoạn 1970-1996. Họ phát hiện ra rằng FDI thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế trực tiếp hoặc thông qua hiệu ứng lan toả. Họ cho thấy rằng tác
động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là tích cực và có ý nghĩa đối với Indonesia,
Malaysia, Philippines trong khi họ lại khám phá ra tác động tiêu cực đối với Singapore
và Thái Lan.
Một nguyên nhân được đề cập đến để giải thích sự khác nhau trong kết quả các
nghiên cứu định lượng về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là do việc sử dụng
con số phản ánh FDI dưới dạng tổng, không phân tích rõ ràng và cụ thể FDI của các
ngành kinh tế riêng biệt, chủ yếu là do sự không sẵn có của số liệu nghiên cứu.
Các tập đoàn đa quốc gia thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nhiều lĩnh
vực kinh tế khác nhau tại nước nhận đầu tư như nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh
vực tài chính. Khi sử dụng con số tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nghiên cứu
trước đây đã thừa nhận một giả định quan trọng, đó là FDI trong các lĩnh vực khác
nhau có tác động như nhau đến tăng trưởng kinh tế. Nếu tác động của FDI đến từng
ngành kinh tế là khác nhau thì con số FDI dưới dạng tổng có thể khiến các tác động
của FDI đến tăng trưởng kinh tế trở nên không thống nhất.
1.2.2 Tác động của FDI theo ngành kinh tế đến tăng trưởng
Dòng vốn FDI thường được chia làm ba khu vực kinh tế 1,2 và 3 trong các nghiên
cứu định lượng về tác động của FDI phân theo ngành đến tăng trưởng kinh tế ,điển
hình là Alfaro (2003), Dilek Aykut và Selin Sayek (2005). Ngoài ra, Wang (2002) đã
lựa chọn phân loại FDI theo hai khu vực là công nghiệp và phi công nghiệp để phân
biệt rõ tác động của hai loại FDI này đến tăng trưởng.
Mặc dù các nghiên cứu được tiến hành với số liệu của các khu vực khác nhau và
sử dụng mô hình phân tích khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất rằng FDI ngành



4
công nghiệp có tác động tích cực, quan trọng, đáng kể và có ý nghĩa đến tăng trưởng
kinh tế. Một kết luận khác cũng được đưa ra là FDI ngành nông nghiệp, dịch vụ hoặc
FDI phi công nghiệp đều có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế mặc dù các
nghiên cứu còn chưa thống nhất về mức độ ý nghĩa của các tác động này.
Sau đây là bảng tóm tắt phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mà các tác giả
đã đạt được.
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt phương pháp nghiên cứu
Tác
giả

Số liệu và
phương pháp
nghiên cứu

Wang
(2002)

- 12 quốc gia
châu Á
(1987-1997)
- Dữ liệu bảng
- Mô hình ảnh
hưởng cố định
và ảnh hưởng
ngẫu
nhiên
theo
không

gian

- Tỷ trọng FDI trên GDP theo hai khu vực kinh tế: công
nghiệp và phi công nghiệp
- Ip: Đầu tư trong nước
- Human: Vốn nhân lực năm cơ sở
- Yo: Thu nhập bình quân năm cơ sở

Alfaro
(2003)

- 47 quốc gia
(1981-1999)
- Dữ liệu chéo
- OLS

- Tỷ trọng FDI theo ba khu vực 1, 2 và 3 trên GDP
- Ip: Đầu tư trong nước
- Human: Vốn nhân lực tại năm cơ sở
- Yo: Thu nhập bình quân tại năm cơ sở

Dilek

Selin
(2005)

- 39 quốc gia
(1990-2003)
- Dữ liệu chéo
- OLS


- Tỷ trọng FDI theo ba khu vực 1, 2 và 3 trên tổng giá trị
FDI được nhận
- FDI/GDP
- Ip: Đầu tư trong nước
- Inflation: Lạm phát
- Yo: Thu nhập bình quân năm cơ sở

Biến độc lập

Nguồn: Tác giả tổng hợp


5

Bảng 1.2 Bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu
Tác giả

FDI khu vực 2

FDI khu vực 1

FDI khu vực 3

Alfaro (2003)

Tích cực, ý nghĩa

Tiêu cực, ý nghĩa Tiêu cực , không ý nghĩa


Wang (2002)

Tích cực, ý nghĩa

Tiêu cực, không ý nghĩa

Dilek và Selin

Tích cực, ý nghĩa

Tiêu cực, ý nghĩa

Tiêu cực, ý nghĩa

Tích cực, ý nghĩa

Tiêu cực,

Tiêu cực,

ý nghĩa hoặc

ý nghĩa hoặc

không ý nghĩa

không ý nghĩa

(2005)


Kết luận chung

Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.3. Mục tiêu và nội dung chính của Đề tài
1.3.1 Mục tiêu
Việc nghiên cứu đề tài khoá luận “ Tác động của FDI phân theo ngành kinh tế
đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN” được tiến hành nhằm đưa ra một
số gợi ý về chính sách cho các quốc gia trong khu vực để phân bổ hợp lý nguồn vốn
FDI theo ngành kinh tế với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng. Các mục tiêu cụ thể cần đạt
được bao gồm:
Thứ nhất, đánh giá cụ thể tác động của FDI phân theo ba khu vực kinh tế và phân
theo năm ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực
Thứ hai, đánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường đầu tư đến tác động thúc đẩy
tăng trưởng của FDI trong khu vực
Thứ ba, đưa ra các giải pháp phân bổ hợp lý dòng vốn FDI phân theo ngành kinh
tế nhằm tối đa hoá lợi ích tăng trưởng từ dòng vốn FDI
1.3.2 Nội dung
Từ những mục tiêu trên, Đề tài có những nội dung chính sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về tác động của FDI phân theo
ngành kinh tế đến tăng trưởng tại các quốc gia trên thế giới.
Thứ hai, phân tích thực trạng về nguồn vốn đầu tư FDI phân theo ngành kinh tế


6
và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trong khu vực ASEAN. Từ đó, nghiên cứu đưa
ra một số đánh giá, nhận xét, so sánh dựa trên quan sát trực quan từ bảng số liệu và
hình vẽ
Thứ ba, sử dụng phương pháp phân tích thực chứng để đưa ra các đánh giá cụ thể
về tác động của FDI phân theo ngành kinh tế đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực
ASEAN. Để thực hiện nội dung này, nghiên cứu thiết lập mô hình kinh tế lượng dựa

trên các nghiên cứu đã được tiến hành và bổ sung các biến số kiểm soát mô hình nhằm
đánh giá tính hợp lý và mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu.
Thứ tư, đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phân bổ và tăng cường hiệu quả
dòng vốn FDI với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia khu vực
ASEAN dựa trên thực trạng nguồn vốn FDI phân theo ngành kinh tế và tăng trưởng tại
các quốc gia cũng như kết quả đạt được từ quá trình phân tích thực chứng.
1.4 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng bao gồm:
Thứ nhất, đọc tài liệu để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác
động của FDI phân theo ngành kinh tế đến tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới;
quan sát trực quan thực trạng nguồn vốn FDI và tăng trưởng tại các quốc gia trong khu
vực ASEAN; so sánh các mô hình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu mà các
nghiên cứu đi trước đã thực hiện nhằm đưa ra mô hình phân tích thực chứng phù hợp
và hiệu quả.
Thứ hai, xây dựng mô hình kinh tế lượng và sử dụng số liệu kinh tế vĩ mô của các
quốc gia trong khu vực ASEAN nhằm nghiên cứu tác động của FDI phân theo ngành
kinh tế đến tăng trưởng. Đề tài sử dụng mô hình phân tích dữ liệu bảng với hai mô hình
quan trọng là mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model) và mô hình
các ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model). Nghiên cứu tiến hành phân tích các mô
hình đối với số liệu FDI tổng cộng của nền kinh tế, số liệu FDI phân chia theo 3 khu
vực kinh tế và số liệu FDI phân chia theo 5 ngành kinh tế nhằm đánh giá cụ thể tác
động của FDI phân theo ngành kinh tế đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực


7
ASEAN. Các mô hình ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu nhiên được tiến hành
theo cả không gian và theo cả thời gian nhằm đánh giá toàn diện các khả năng có thể
xảy ra theo lý thuyết.
Nhằm đưa ra sự lựa chọn mô hình phù hợp nhất giữa mô hình các ảnh hưởng

ngẫu nhiên và mô hình các ảnh hưởng cố định theo không gian và theo thời gian,
nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman Test để đánh giá.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng bổ sung vào mô hình thu được sau khi kiểm định
Hausman Test các biến số kiểm soát nhằm so sánh giá trị và mức độ ổn định của các
hệ số hồi qui, từ đó đánh giá tính hợp lý và mức độ chính xác của nghiên cứu.
Thứ ba, sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để đánh giá
thực trạng và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phân bổ và tăng cường hiệu quả
nguồn vốn FDI với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia khu vực
ASEAN.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Tác giả sử dụng mô hình dữ liệu bảng cho 7 quốc gia khu vực ASEAN trong giai
đoạn từ năm 2000 đến năm 2014 và kết hợp với việc sử dụng phần mềm EVIEWS 8 để
đánh giá mô hình phân tích định lượng.
Thời gian: Đề tài nghiên cứu tập trung vào giai đoạn từ 2000 đến 2014 đối với
các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đây là khoảng thời gian mà số liệu nghiên cứu
được thu thập đầy đủ nhất.
Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cho các quốc gia trong khu vực ASEAN,
cụ thể là 7 quốc gia trong khu vực ASEAN sau khi loại bỏ đi 3 quốc gia có sự khác biệt
lớn về tình hình kinh tế so với các quốc gia còn lại (bao gồm Singapore, Bruney và
Myanmar) nhằm đảm bảo sự ổn định của mô hình và tránh hiện tượng phương sai sai
số thay đổi.
1.5 Kết cấu đề tài khoá luận
Ngoài phần Mục lục và Tài liệu tham khảo, Đề tài có kết cấu gồm 5 chương theo
cấu trúc của một nghiên cứu thực chứng được áp dụng phổ biến trên thế giới, cụ thể
như sau:


8
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của FDI phân theo ngành kinh tế đến

tăng trưởng
Chương 3: Tổng quan về nguồn vốn FDI phân theo ngành kinh tế và tăng
trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN
Chương 4: Mô hình và kết quả phân tích thực chứng tác động của FDI phân
theo ngành kinh tế đến tăng trưởng của các quốc gia khu vực
ASEAN
Chương 5: Kết luận và một số gợi ý về chính sách


9
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
2.1 Một số vấn đề chung
2.1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF cho rằng đầu tư là việc mua các trang thiết bị vật chất, ví dụ máy móc, máy
tính, … và xây dựng các cơ sở vật chất cố định, ví dụ nhà xưởng, đường xá, nhà cửa,
… mà các hoạt động này được thực hiện nhằm tạo ra sự gia tăng về giá trị trong tương
lai. Như vậy nói chung, đầu tư là hoạt động đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh ở hiện
tại nhằm thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai. Ban đầu, vốn chỉ gồm các tài sản
hữu hình như tiền, máy móc, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở tức là chỉ có vốn vật chất hữu
hình nhưng theo sự phát triển của xã hội thì hiện nay vốn còn bao gồm các tài sản vô
hình như công nghệ, quy trình sản xuất, thương hiệu và các tài sản trí tuệ khác như
nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, … cũng có thể được đưa vào hoạt động đầu tư nhằm
thu được lợi nhuận. Hoạt động đầu tư tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, ví dụ biến động về
cung cầu sản phẩm trên thị trường có thể hạn chế khả năng tiêu thụ hàng hoá hoặc sự
thay đổi bất lợi của các chính sách kinh tế tại nước diễn ra hoạt động đầu tư có thể
khiến doanh nghiệp gặp nhiều bất lợi và hoạt động đầu tư có thể sẽ thu được lợi ích
nhỏ hơn trong tương lai. Như vậy, không phải lúc nào đầu tư cũng đem lại nhiều lợi ích

hơn cho chủ đầu tư nhưng chính tiềm năng gia tăng giá trị tương lai của vốn đầu tư
hiện tại là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư đưa vốn đầu tư của mình vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh và phân phối. Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một dạng của
hoạt động đầu tư, bởi vậy nguồn vốn được sử dụng để đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng
bao gồm tài sản hữu hình và vô hình của chủ đầu tư và hoạt động đầu tư này cũng có
những rủi ro riêng, thậm chí còn đa dạng và phức tạp hơn hoạt động đầu tư thông
thường trong nội địa một quốc gia.
Hoạt động đầu tư được chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Căn


10
cứ phổ biến để phân loại hai dạng đầu tư này chính là mối quan hệ về quốc tịch của chủ
đầu tư và sự di chuyển về vốn khi tiến hành đầu tư. Nếu chủ đầu tư tiến hành hoạt động
đầu tư trong quốc gia mà chủ đầu tư có quốc tịch tức là vốn chỉ di chuyển kèm theo
hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ một quốc gia thì hoạt động đầu
tư đó là hoạt động đầu tư trong nước và phụ thuộc chủ yếu vào các biến động kinh tế
và chính sách của quốc gia đó. Ngược lại, nếu chủ đầu tư tiến hành đầu tư tại một quốc
gia khác với quốc gia mà chủ đầu tư mang quốc tịch, tức là có sự di chuyển vốn từ
quốc gia của chủ đầu tư sang quốc gia diễn ra hoạt động đầu tư thì được coi là hoạt
động đầu tư nước ngoài và sẽ chịu ảnh hưởng từ biến động kinh tế và chính sách của cả
quốc gia chủ đầu tư có quốc tịch và quốc gia diễn ra hoạt động đầu tư. Do mỗi quốc gia
lại có các đặc trưng khác nhau về kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường kinh doanh,
pháp luật, chính sách, … nên hoạt động đầu tư nước ngoài có nhiều rủi ro và mức độ
nguy cơ cũng cao hơn so với hoạt động đầu tư trong nước.
Hoạt động đầu tư tại nước ngoài lại có thể được phân chia thành đầu tư trực tiếp
nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI). Theo UNCTAD thì FPI là hoạt động
đầu tư trong đó chủ đầu tư sẽ tiến hành đầu tư vào các công cụ tài chính có khả năng
trao đổi nhằm chủ yếu thu được nguồn lợi nhờ vào hoạt động mua bán và hưởng lợi tức
từ các công cụ tài chính này và không phản ánh lợi ích dài hạn cũng như nhu cầu về
quyền kiểm soát đối với hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Các công cụ tài chính có khả

năng trao đổi tức là có thể mua bán qua lại dễ dàng giữa các chủ đầu tư, bao gồm trái
phiếu, cổ phiếu nước ngoài, các chứng chỉ quỹ, chứng chỉ nợ, … trên thị trường vốn và
thị trường tiền tệ nước ngoài. Thực tế cho thấy các chủ đầu tư gián tiếp nước ngoài có
thể tiến hành đầu tư rất nhanh chóng và linh hoạt với thời gian ngắn bởi việc đầu tư
được tiến hành đối với các công cụ tài chính có khả năng chuyển nhượng tương đối tự
do. Vì lí do trên nên việc đầu tư gián tiếp nước ngoài có tỷ lệ rủi ro thấp do thời gian
đầu tư ngắn, việc đầu tư dễ dàng hơn đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Một đặc điểm quan trọng để phân biệt đầu tư trực tiếp nước
ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài chính là nhu cầu có được quyền kiểm soát và mức
độ ảnh hưởng ý nghĩa đến hoạt động đầu tư tại nước ngoài. Ngoài tiêu chí quan trọng


11
nhất dựa trên mức độ kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài thì đầu tư gián
tiếp nước ngoài thường có thời gian đầu tư ngắn, hoạt động đầu tư thường không gắn
với chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, … và thường tập trung vào các tài sản
hữu hình như cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ, … trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài
thường có thời gian đầu tư dài, hoạt động đầu tư thường gắn với chuyển giao công
nghệ, máy móc, trang thiết bị, … và đa dạng nguồn vốn đầu tư, từ các tài sản hữu hình
đến các tài sản vô hình như các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu
dáng công nghiệp, công thức, bí quyết, …
Imad A. Moosa (2002) chỉ ra rằng quyền kiểm soát có ý nghĩa đối với doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là khả năng theo đó chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài
được tham gia vào việc ra quyết định đối với các chính sách, chiến lược, hoạt động
quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp nhận đầu tư, ví dụ như tham gia vào việc
quyết định các thành viên có trong ban giám đốc, … Do hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài yêu cầu chủ đầu tư phải tiến hành đầu tư một lượng vốn lớn trong một
khoảng thời gian dài nhằm có được lợi ích mang tính dài hạn, cùng với đó là môi
trường đầu tư tại nước ngoài luôn biến động phức tạp và khó lường nên quyền kiểm
soát đối với vốn đầu tư của chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là yếu tố quan

trọng hàng đầu đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư.
OECD (2008) cho rằng FDI phản ánh mục tiêu tạo ra lợi ích dài hạn của nhà đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại một doanh nghiệp đặt tại một quốc gia khác với quốc gia của
chủ đầu tư. Lợi ích dài hạn phản ánh mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như thể hiện
mức độ ảnh hưởng có ý nghĩa của nhà đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp nước
ngoài. OECD nhận định việc nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nắm giữ trực tiếp hoặc
gián tiếp từ 10% trở lên vốn chủ sở hữu phản ánh lợi ích dài hạn và quyền kiểm soát có
ý nghĩa đối với hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế tồn tại một số nhà
nghiên cứu đã thể hiện ý kiến phản đối việc đưa ra mức 10% vốn chủ sở hữu làm cơ sở
để xem xét sự tồn tại của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài do một số nguyên nhân
khác biệt tuỳ từng quốc gia. Thứ nhất, việc sở hữu mức vốn chủ sở hữu từ 10% trở lên


12
trong một số trường hợp không tạo cho nhà đầu tư nước ngoài có được quyền kiểm
soát ý nghĩa tới hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài. Thứ hai, tại một số quốc gia
thì nhà đầu tư nước ngoài dù chỉ sở hữu ít hơn 10% vốn chủ sở hữu nhưng cũng đã có
thể có được tiếng nói hiệu quả đối với hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài. Tuy
nhiên, theo OECD thì mức 10% vốn chủ sở hữu là mức tối thiểu để trong đa số trường
hợp nhà đầu tư nước ngoài có thể có được quyền quyết định đối với hoạt động của
doanh nghiệp nước ngoài và mức sở hữu này được đưa ra như là một tiêu chuẩn chung
nhằm thống nhất các số liệu thống kê về đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các quốc
gia OECD cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Ngoài OECD, IMF và Wolrd Bank cũng đưa ra khái niệm về đầu tư trực tiếp
nước ngoài. Theo IMF (2009) thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là dạng đầu tư xuyên biên
giới quốc gia có liên hệ với việc một nhà đầu tư tại một quốc gia có quyền kiểm soát
hoặc có sức ảnh hưởng đối với một doanh nghiệp nằm tại một quốc gia khác với quốc
gia của chủ đầu tư. Nhìn chung, hai khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa IMF
và OECD là khá tương đồng và đều được dẫn chiếu phổ biến trong thống kê về số liệu

đầu tư trực tiếp nước ngoài do các tổ chức nghiên cứu công bố. Khái niệm này cũng
được World Bank dẫn chiếu đến khi tổ chức này đưa ra các thống kê về đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại các quốc gia trên thế giới. UNCTAD cũng sử dụng hai khái niệm của
OECD và IMF trong các tài liệu World Investment Report được công bố hằng năm.
Tóm lại, khái niệm được chấp nhận chung trên thế giới hiện nay về đầu tư trực
tiếp nước ngoài có thể được đưa ra như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dạng
đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư nhằm thu được lợi ích mang tính dài
hạn tại doanh nghiệp nước ngoài nằm tại quốc gia khác với quốc gia của chủ đầu tư,
được đảm bảo bằng quyền kiểm soát và mức độ ảnh hưởng có ý nghĩa tới hoạt động
của doanh nghiệp nước ngoài. Mức sở hữu tối thiểu 10% vốn sở hữu doanh nghiệp
hoặc quyền biểu quyết được coi là ngưỡng cần thiết để có được quyền kiểm soát ý
nghĩa tới hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài”.


13
2.1.1.2 Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phân loại theo phương diện của nước chủ đầu tư
Caves (1971) đã phân chia FDI thành ba loại khác nhau bao gồm FDI theo chiều
dọc, FDI theo chiều ngang và FDI hỗn hợp.
- FDI theo chiều ngang được nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tiến hành nhằm mở
rộng theo chiều ngang để sản xuất các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự tại các quốc
gia nhận đầu tư và các quốc gia của chủ đầu tư. Nói chung, FDI theo chiều ngang được
thực hiện nhằm tận dụng tốt và triệt để các lợi thế độc quyền có được từ khác biệt của
sản phẩm và các chứng nhận bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt khi việc mở rộng sản
xuất tại nước chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn do luật chống độc quyền tại quốc gia này.
- FDI theo chiều dọc được tiến hành nhằm mục đích tìm kiếm và tận dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc để tiếp cận với thị trường tiêu thụ mới tại các quốc
gia đang phát triển thông qua việc mở rộng các kênh phân phối. Mục tiêu của FDI theo
chiều dọc là tối ưu hoá chi phí và tối đa hoá chất lượng sản phẩm. FDI theo chiều dọc
chủ yếu được tiến hành với các ngành sản xuất phức tạp với qui mô lớn, kỹ thuật cao,

ví dụ như sản xuất xe ô tô, máy bay, thiết bị máy móc, …
- FDI hỗn hợp bao gồm cả FDI theo chiều dọc và FDI theo chiều ngang theo
nghĩa nhà đầu tư nước ngoài tiến hành sản xuất các sản phẩm tương tự tại các quốc gia
khác nhau song song với việc phân bổ hoạt động sản xuất tại các khu vực khác nhau
nhằm đạt hiệu quả tối ưu về mặt chi phí.
Phân loại theo phương diện của nước nhận đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân ra thành FDI định hướng nhập khẩu và
FDI định hướng xuất khẩu.
- FDI hướng về nhập khẩu tập trung sản xuất các sản phẩm hàng hoá mà nước
nhận đầu tư thường nhập khẩu từ nước ngoài, khiến cho nhập khẩu vào nước nhận đầu
tư và xuất khẩu từ nước chủ đầu tư đều giảm. Dạng FDI này được quyết định chủ yếu
bởi qui mô của thị trường nước nhận đầu tư, chi phí vận chuyển và các rào cản thương


14
mại. Nếu thị trường tiêu thụ tại nước nhận đầu tư là lớn, chi phí vận chuyển hàng hoá
từ nước đầu tư đến nước nhận đầu tư cao khiến giá thành sản phẩm cao và rào cản
thương mại lớn giữa hai quốc gia thì FDI hướng nhập khẩu sẽ được tiến hành nhằm sản
xuất sản phẩm ngay tại nước nhận đầu tư để hạ giá thành sản phẩm và cung cấp sản
phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng tại nước nhận đầu tư.
- FDI hướng về xuất khẩu được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm kiếm các nguồn lực đầu
vào dồi dào, phong phú với chi phí thấp, ví dụ như các nguyên nhiên vật liệu hoặc các
sản phẩm trung gian tại các nước nhận đầu tư. FDI hướng xuất khẩu sẽ gia tăng lượng
xuất khẩu các nguồn nguyên vật phụ liệu thô và các sản phẩm trung gian sang nước
chủ đầu tư và các quốc gia khác nơi các chi nhánh hoặc công ty con của MNCs đặt trụ
sở.
Phân loại theo đặc điểm đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được chia thành hai dạng dựa theo đặc điểm đầu tư là
đầu tư mới và đầu tư dưới hình thức mua bán và sáp nhập.
- Đầu tư mới (Green field investment): Dạng FDI mà chủ đầu tư nước ngoài sẽ

trực tiếp đầu tư vốn để xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại nước nhận đầu tư
với quyền kiểm soát và sở hữu tuyệt đối. Mục tiêu của đầu tư mới là để phục vụ khách
hàng tại nước nhận đầu tư, đạt quyền kiểm soát cao nhất với hoạt động sản xuất kinh
doanh và bảo vệ các bí mật công nghệ và bí mật kinh doanh của chủ đầu tư nước ngoài.
- Mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquisitions): Dạng FDI mà chủ đầu tư sẽ
mua lại hoặc sáp nhập (chủ yếu là mua lại) các doanh nghiệp sẵn có tại nước nhận đầu
tư. Mục tiêu của mua lại và sáp nhập là để tận dụng mạng lưới sản xuất, kinh doanh,
phân phối sẵn có tại nước nhận đầu tư. FDI dạng này được tiến hành khi có nhiều rủi ro
tại nước nhận đầu tư và chi phí để tiến hành đầu tư mới quá cao so với tiềm năng thị
trường.
2.1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu tư


15
Vai trò gia tăng quĩ vốn
Nước chủ đầu tư thường là các quốc gia phát triển với lượng vốn lớn trong khi
nước nhận đầu tư thường là các quốc gia đang phát triển còn thiếu lượng vốn cần thiết
cho quá trình phát triển kinh tế. Theo qui luật ích lợi cận biên giảm dần thì vốn đầu tư
tại nước phát triển sẽ đem lại lợi tức nhỏ hơn so với vốn đầu tư khi được tiến hành tại
nước đang phát triển. Vì lí do này, các MNCs đã tiến hành đầu tư sang các nước nhận
đầu tư nhằm gia tăng lợi tức từ vốn. Khi đó các nước chủ đầu tư sẽ thu được lượng lợi
nhuận đầu tư từ hoạt động của các MNCs trong khi các nước nhận đầu tư lại được tài
trợ vốn cho các hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế tại quốc gia mình.
Vai trò thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế
Một trong số các tác động quan trọng nhất của FDI đó chính là tác động thúc đẩy
sản xuất và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia nhận đầu tư. Tác động này quan trọng
hơn đối với các nước đang phát triển, nơi mà những dòng vốn đầu tư được coi là các
phương thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. FDI bổ sung vốn tài chính, ngoài ra còn
kéo theo sự chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh
doanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ việc gia tăng vốn vật chất và vốn

nhân lực, FDI sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, từ đó khiến GDP tăng lên dẫn
đến thu nhập đầu người tại nước nhận đầu tư cũng tăng theo. Borensztein et al (1995)
đã kiểm tra tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại 69 quốc gia đang phát triển
nhận đầu tư từ các quốc gia phát triển trong thời gian 20 năm dựa trên phân tích dữ liệu
chéo giữa các quốc gia. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số kết luận: Thứ nhất, FDI
là một kênh quan trọng của chuyển giao công nghệ, đóng góp vào tăng trưởng nhiều
hơn là kích thích thúc đẩy đầu tư tư nhân. Thứ hai, muốn FDI tạo ra năng suất cao hơn
đầu tư trong nước thì nước nhận đầu tư cần phải có một mức vốn nhân lực nhất định.
Thứ ba, FDI có tác động gia tăng tổng lượng vốn trong nền kinh tế trong khi hiệu ứng
lấn át có thể làm sụt giảm đầu tư trong nước.


16
Vai trò cải thiện vấn đề việc làm và nâng cao mức lương
Keynes (1936) cho rằng tồn tại mối liên hệ trực tiếp giữa đầu tư và việc làm. Mặc
dù còn nhiều ý kiến tranh luận xung quanh nhận định liệu rằng FDI có thúc đẩy việc
làm tại nước nhận đầu tư hay không nhưng về mặt tổng thể, tác động của FDI đến việc
làm có thể được tóm tắt như sau:
Thứ nhất, FDI có khả năng gia tăng số lượng việc làm trực tiếp bằng việc xây
dựng các cơ sở sản xuất mới hoặc gián tiếp bằng việc gia tăng số lượng việc làm qua
kênh phân phối và kênh kinh doanh.
Thứ hai, FDI có thể thúc đẩy việc làm thông qua việc tái cấu trúc các doanh
nghiệp nội địa hoạt động kém đang bên bờ vực phá sản.
Thứ ba, FDI có thể gây thất nghiệp thông qua việc đóng cửa các cơ sở sản xuất và
hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp nội địa trong nước khiến các doanh nghiệp
này phải đóng cửa.
Tuy nhiên, FDI chủ yếu có tác động tích cực đến vấn đề việc làm tại các nước
đang phát triển và thường gây tiêu cực đến thị trường việc làm tại các nước phát triển.
Khi dòng vốn và hoạt động sản xuất được đưa ra nước ngoài, một lượng lớn việc làm
sẽ bị cắt giảm tương ứng tại nước chủ đầu tư. Vấn đề này đã tạo ra một số quan điểm

chống lại việc tự do hoá dòng vốn vì FDI gia tăng mức thất nghiệp tại các nước chủ
đầu tư.
Một tác động quan trọng khác của FDI là gia tăng mức thu nhập cho lao động tại
các nước nhận đầu tư mà chủ yếu là các nước đang phát triển. Các chủ đầu tư nước
ngoài mong muốn gia tăng lợi nhuận bằng việc cắt giảm chi phí sản xuất, thường bằng
việc tìm kiếm và đầu tư tại các quốc gia nhận đầu tư có nguồn lực dồi dào về tài
nguyên thiên nhiên cũng như lao động giá rẻ. Khi tiến hành đầu tư tại nước nhận đầu
tư, nhu cầu về lao động sẽ tăng lên, khiến đường cầu về lao động dịch chuyển sang
phải, kéo theo đó là gia tăng số lượng lao động có việc làm, đồng thời gia tăng mức
lương mà lao động có thể nhận được.
2.1.2 Phân loại ngành kinh tế
Các tổ chức kinh tế và thương mại Quốc tế đã đưa ra các phương thức phân loại


17
ngành kinh tế nhằm thống nhất về số liệu thống kê giữa các quốc gia, từ đó hỗ trợ cho
quá trình quản lý kinh tế của các chính phủ và đưa ra các đánh giá, gợi ý chính sách
phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế tại các quốc gia. Hiện nay tồn tại hai phương
thức phân loại được áp dụng phổ biến trên thế giới và được chấp nhận rộng rãi dựa
theo Trung tâm Thống Kê Liên Hợp Quốc và theo Trung tâm Thương Mại Quốc Tế.
2.1.2.1 Căn cứ theo Trung tâm Thống Kê Liên Hợp Quốc (United Nations Statistics
Division)
Từ năm 1948, Trung tâm Thống Kê Liên Hợp Quốc đã đưa ra bản tiêu chuẩn
phân loại các ngành kinh tế (International Standard Industrial Classification) dựa trên 4
cấp độ. Sau đó bản phân loại này đã được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1958, lần thứ
hai vào năm 1968, lần thứ ba vào năm 1989. Lần sửa đổi thứ ba bao gồm 3 cấp độ phân
loại. Cấp phân loại lớn nhất bao gồm 17 lĩnh vực được đánh số từ A đến Q. Cấp phân
loại thứ hai bao gồm 62 lĩnh vực được phân loại dựa theo bộ mã 2 chỉ số. Cấp phân
loại thứ ba gồm 161 nhóm lĩnh vực được phân loại dựa theo bộ mã 3 chỉ số. Sau đây là
cấp phân loại cao nhất căn cứ theo bản phân loại sửa đổi lần thứ 3 năm 1989.

Bảng 2.1: Phân loại ngành kinh tế theo Trung tâm Thống Kê Liên Hợp Quốc
A
B
C
D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
O
P
Q

Nông nghiệp, săn bắt và lâm nghiệp
Thuỷ sản
Khai thác than, tài nguyên thiên nhiên
Công nghiệp sản xuất vật chất
Sản xuất và cung cấp điện, khí ga, nước
Xây dựng
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa máy móc, hàng hoá gia đình, hàng hoá cá nhân
Khách sạn, nhà hàng
Vận chuyển, kho lưu trữ, dịch vụ kết nối, viễn thông
Trung gian tài chính, bảo hiểm
Bất động sản, cho thuê, các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu, phát triển
Dịch vụ công, quốc phòng, chính sách xã hội

Giáo dục và đào tạo
Hoạt động dịch vụ cá nhân, xã hội và công cộng khác
Hoạt động gia đình
Các hoạt động tổ chức khác
Nguồn: Website của Trung tâm Thống Kê Liên Hợp Quốc


18
2.1.2.2 Phân loại theo Trung tâm Thương Mại Quốc Tế (International Trade Center)
Để phân tích hoạt động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh
vực kinh tế, Trung tâm Thương Mại Quốc tế đã đưa ra cách phân loại dựa trên việc
phân chia các hoạt động kinh tế thành ba lĩnh vực kinh tế chính là khu vực 1, khu vực 2
và khu vực 3. Trong đó khu vực 1 chủ yếu bao gồm các ngành sản xuất cơ bản và thô
sơ bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai thác than đá, khai thác tài nguyên
thiên nhiên. Khu vực 2 chủ yếu bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất vật chất của
xã hội như sản xuất máy móc, trang thiết bị, sản xuất hoá chất, … Khu vực thứ 3 chủ
yếu là các ngành mang tính chất dịch vụ vô hình như dịch vụ giáo dục, xây dựng, cung
cấp điện, nước sinh hoạt, …
Bảng 2.2: Phân loại ngành kinh tế theo Trung tâm Thương Mại Quốc Tế
Khu vực 1: Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thuỷ sản
Nông nghiệp và săn bắn
Lâm nghiệp và thuỷ sản
Khai thác khoáng sản
Dầu mỏ
Khu vực 2: Sản xuất
Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
Dệt may
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Xuất bản, in ấn và sản xuất các băng đĩa

Sản phẩm từ dầu mỏ và năng lượng
Hoá chất và các sản phẩm hoá chất
Sản phẩm chất dẻo
Sản phẩm kim loại
Trang thiết bị máy móc
Điện và thiết bị điện
Phương tiện di chuyển
Các ngành sản xuất khác
Tái chế

Khu vực 3 Dịch vụ
Điện, ga và nước
Xây dựng
Bán buôn và bán lẻ
Khách sạn, nhà hàng
Vận chuyển, thông tin và lưu trữ
Tài chính
Kinh doanh
Dịch vụ quốc phòng
Giáo dục
Dịch vụ sức khoẻ và xã hội
Dịch vụ chăm sóc cá nhân
Các dịch vụ khác
Thương mại hàng hoá

Nguồn: Website của Trung tâm Thương Mại Quốc tế
2.2 Lý thuyết về tác động của FDI theo ngành đến tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Tác động của FDI đến tăng trưởng



19
2.2.1.1 Mô hình Solow cổ điển
Solow giả định GDP của mỗi quốc gia được quyết định bởi các yếu tố quỹ vốn
vật chất (K), lao động (L) và công nghệ (A). Như vậy nguồn cung hàng hoá cho xã hội
sẽ được biểu thị dưới dạng hàm sản xuất như sau:
Y = F(K, L)
Mô hình Solow giả định hàm sản xuất có lợi tức không thay đổi theo qui mô, đây
là một giả định khá thực tế và giúp đơn giản hoá mô hình. Một hàm sản xuất có lợi tức
không đổi theo qui mô khi zY = F(zK, zL)
Y

K L

K

L

L L

L

Thay z = 1/L ta có: = F ( , ) = F(k)với k =

⇒ y = f(k) (1)

Năng suất cận biên của hàm sản xuất là lượng hàng hoá được sản xuất ra khi tăng
lần lượt 1 đơn vị tư bản trên đầu người và bằng MPK với MPK = f(k + 1) − f(k)
Do hàm sản xuất thường có năng suất cận biên giảm dần tức là khi lần lượt tăng 1
đơn vị tư bản trên đầu người thì số đơn vị hàng hoá được tạo ra sẽ giảm dần nên MPK
có xu hướng giảm dần khi ta tăng k.

Giả sử người dân có thu nhập bình quân đầu người là y. Người dân đó sẽ tiêu
dùng c để mua hàng hoá và dịch vụ cho hoạt động sinh hoạt của mình và sẽ đầu tư i
còn lại ⇒ y = c + i
Trong đó i = s. y với s là tỷ lệ tiết kiệm và y là thu nhập bình quân đầu người
⇒ c = (1 − s). y và i = sy với y = f(k) ⇒ i = sf(k)
K là quỹ tư bản ⇒ k là quỹ tư bản mà một người nắm giữ. Sau 1 năm thì quỹ tư
bản sẽ tăng thêm một lượng đúng bằng lượng đầu tư mới, và giảm đi một lượng đúng
bằng khấu hao tư bản trong năm đó. Giả sử tỷ lệ khấu hao tư bản là δ ⇒ Sau 1 năm,
lượng tư bản trên đầu người sẽ thay đổi một lượng là: ∆k = i − δk = sf(k) − δk (2)
Từ nghiên cứu ⇒ k sẽ có xu hướng trở về trạng thái cân bằng tức là trạng thái
không đổi theo thời gian. Điều đó có nghĩa là đến một thời điểm nào đó thì lượng tư
bản trên đầu người sẽ không thay đổi.
Do y = f(k) ⇒ Khi k không đổi thì y sẽ không đổi ⇒ Sau một khoảng thời gian thì
thu nhập bình quân đầu người sẽ không tăng nữa ⇒ Sẽ không có tăng trưởng kinh tế


×