Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 97 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------o0o-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG VÀ HIỆP ĐỊNH
ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC ĐỐI VỚI
NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên


: Trần Minh Hằng

Mã sinh viên

: 1211110206

Lớp

: Anh 6 – Khối 3 – Kinh tế

Khóa


: K51

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS, TS Bùi Thị Lý

Hà Nội, tháng 5 năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Bùi Thị Lý. Cô là
người đã theo sát tôi trong suốt quá trình viết khóa luận: từ thời điểm lên ý tưởng,

làm đề cương, giai đoạn phản biện, cho đến khi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong thời gian làm việc với cô, tôi không những được tiếp thu thêm những kiến
thức chuyên ngành thương mại quốc tế quý giá mà còn học tập ở cô thái độ nghiên
cứu khoa học nghiêm túc và tinh thần làm việc cầu tiến.
Tiếp đến, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Viện nghiên cứu
Kinh tế và Chính sách VEPR thuộc trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia
Hà Nội. Đặc biệt là anh Nguyễn Thanh Tùng – chuyên viên nghiên cứu của VEPR,
một trong 5 tác giả của nhóm nghiên cứu đề án “Tác động của TPP và AEC lên nền
kinh tế Việt Nam, khía cạnh kinh tế vĩ mô và ngành chăn nuôi” đã hỗ trợ tôi trong
việc tìm số liệu và tiếp cận mô hình cân bằng bộ phận GSIM.
Mặc dù đã cố gắng hết sức song tác giả hiểu rằng nghiên cứu của mình có
thể vẫn còn những sai sót. Do đó, tác giả hy vọng nhận được những đóng góp từ

quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 5/2016
Tác giả
Trần Minh Hằng


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iv

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TPP VÀ RCEP ................................................. 7
1.1 Giới thiệu tổng quan về TPP ........................................................................... 7
1.1.1 Lịch sử ra đời TPP ................................................................................... 7
1.1.2 Đàm phán và kí kết TPP ........................................................................... 8
1.1.3 Các nội dung chính của TPP .................................................................. 10
1.2 Giới thiệu tổng quan về RCEP ...................................................................... 14
1.2.1 Lịch sử ra đời RCEP .............................................................................. 14
1.2.2 Tiến trình đàm phán RCEP .................................................................... 15
1.2.3 Các phạm vi dự kiến của RCEP.............................................................. 18

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM. CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM KHI HỘI NHẬP
TPP VÀ RCEP..................................................................................................... 21
2.1 Tổng quan tình hình sản xuất và tiêu thụ của ngành thủy sản Việt Nam........ 21
2.1.1 Tình hình tiêu thụ ................................................................................... 21
2.1.2 Tình hình sản xuất .................................................................................. 22
2.2 Tổng quan về thương mại ngành thủy sản Việt Nam .................................... 27
2.2.1 Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu thủy sản ............................................ 27
2.2.2. Cơ cấu thương mại thủy sản Việt Nam .................................................. 28
2.2.3 Các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam ......................... 30
2.3 Cơ hội và thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam khi hội nhập TPP và
RCEP ................................................................................................................. 31

2.3.1 Cơ hội .................................................................................................... 31
2.3.2 Thách thức ............................................................................................. 36
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TPP VÀ RCEP ĐẾN NGÀNH
THỦY SẢN VIỆT NAM BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐỊNH LƢỢNG ................. 42
3.1 Mô tả phương pháp nghiên cứu và dữ liệu .................................................... 42


iii

3.1.1 Giới thiệu về mô hình cân bằng bán phần GSIM .................................... 42
3.1.2 Các giả định của mô hình GSIM và giả định của tác giả ........................ 43
3.1.3 Mô tả dữ liệu đầu vào ............................................................................ 44

3.1.4 Các kịch bản mô phỏng của tác giả ........................................................ 46
3.2 Phân tích kết quả mô hình GSIM đánh giá tác động của TPP và RCEP đối với
ngành thủy sản Việt Nam ................................................................................... 47
3.2.1 Tác động tới dòng thương mại................................................................ 47
3.2.2 Tác động tới giá ..................................................................................... 57
3.2.3 Tác động tới phúc lợi ............................................................................. 59
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÚP NGÀNH THỦY SẢN
VIỆT NAM TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƢỢT QUA THÁCH THỨC KHI HỘI
NHẬP TPP VÀ RCEP ......................................................................................... 68
4.1 Định hướng và mục tiêu phát triển ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập TPP và RCEP (đến năm 2020) ............................................................. 68
4.1.1 Hoạt động khai thác thủy sản ................................................................ 68

4.1.2 Hoạt động nuôi trồng thủy sản ............................................................... 69
4.1.3 Hoạt động chế biến thủy sản .................................................................. 69
4.1.4 Hoạt động thương mại thủy sản ............................................................. 70
4.2 Các giải pháp giúp ngành thủy sản Việt Nam tận dụng cơ hội, vượt qua thách
thức khi hội nhập TPP và RCEP ......................................................................... 71
4.2.1 Nhóm giải pháp đối với hoạt động khai thác thủy sản ............................ 71
4.2.2 Nhóm giải pháp đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản .......................... 73
4.2.3 Nhóm giải pháp đối với hoạt động chế biến thủy sản.............................. 74
4.2.4 Nhóm giải pháp đối với hoạt động thương mại thủy sản ......................... 76
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 81
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 84



iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Từ viết tắt

AANZFTA ASEAN – Australia – New

Nghĩa tiếng Việt

Hiệp định thương mại tự do

Zealand Free Trade Agreement

ASEAN – Úc – New Zealand

ASEAN – China Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Agreement


ASEAN – Trung Quốc

AEC

ASEAN Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

AIFTA

ASEAN – India Free Trade


Hiệp định thương mại tự do

Agreement

ASEAN – Ấn Độ

ASEAN – Japan Comprehensive

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Economic Partnership


ASEAN – Nhật Bản

ASEAN – Korea Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Agreement

ASEAN – Hàn Quốc

Association of Southeast Asian


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Nations

Á

Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Bộ Nông nghiệp và Phát triển

ACFTA


AJCEP

AKFTA

ASEAN

Bộ

NN&PTNT nông thôn

nông thôn


CV

Cheval vapeur

Sức ngựa

FAO

Food & Agriculture organization

Tổ chức lương thực và nông


of the United Nations

nghiệp Liên hợp quốc

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

HS


Harmonized System

Hệ thống hài hòa

ITC

International Trade Center

Trung tâm thương mại thế giới

IUU


Illegal unreported and

Bất hợp pháp, không báo trước,

unregulated

không theo quy định

KHCN

Khoa học công nghệ


Khoa học công nghệ

MUTRAP

Multilateral Trade Assistance

Dự án hỗ trợ chính sách thương

Project

mại đa biên


Regional Comprehensive

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Economic Partnership

khu vực

RCEP


v


SPS

Sanitary and Phytosanitary

Kiểm dịch động thực vật

Measure
TBT

Technical barrier to trade


Hàng rào kĩ thuật đối với thương
mại

Trans – Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Agreement

Dương

USD


United States Dollar

Đồng đô la Mỹ

VASEP

Vietnam Association of Seafood

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu

Exporters and Producers


thủy sản Việt Nam

Vietnam Chamber of Commerce

Phòng Thương mại và Công

and Industry

nghiệp Việt Nam

World Trade Organization


Tổ chức thương mại thế giới

TPP

VCCI

WTO


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các vòng đàm phán chính thức của TPP .................................................. 9
Bảng 1.2: Các vòng đàm phán chính thức của RCEP ............................................. 16
Bảng 1.3: Mức độ loại bỏ thuế quan trong một số hiệp định FTA ASEAN+1 ........ 20
Bảng 2.1: Phân bổ nuôi trồng thủy sản theo vùng địa lý ........................................ 24
Bảng 2.2: Các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại hình chế biến tại Việt
Nam năm 2012 ...................................................................................................... 27
Bảng 2.3: Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam năm 2015 ... 30
Bảng 2.4: Thuế nhập khẩu* các nước áp dụng đối với thủy sản Việt Nam ............. 32
Bảng 2.5: Thuế nhập khẩu* Việt Nam áp dụng đối với thủy sản các nước 2015 ... 37
Bảng 2.6: Số lô hàng thủy sản của Việt nam bị trả lại tại thị trường Mỹ ................ 39
(Số cảnh báo) ........................................................................................................ 39

Bảng 3.1: Danh mục mã HS các sản phẩm thủy sản............................................... 44
Bảng 3.2: Thay đổi trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam và các nước ... 47
Bảng 3.3: Thay đổi tổng giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam và các nước............ 49
Bảng 3.4: Thay đổi trong xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác, kịch bản
(3) ......................................................................................................................... 52
Bảng 3.5: Thay đổi trong nhập khẩu của Việt Nam từ các nước đối tác, kịch bản (3)
.............................................................................................................................. 54
Bảng 3.6: Thay đổi giá ngành thủy sản Việt Nam .................................................. 58
Bảng 3.7: Thay đổi tổng phúc lợi ngành thủy sản các nước ................................... 60
Bảng 3.8: Phân rã phúc lợi các nước theo thành phần ............................................ 62
Bảng 3.9: Thay đổi trong phúc lợi thủy sản Việt Nam theo các phân ngành, kịch bản
(3) ......................................................................................................................... 66

Bảng 4.1: Các mục tiêu khai thác thủy sản của Việt Nam đến năm 2020 ............... 68
Bảng 4.2: Các mục tiêu nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đến năm 2020 ............. 69
Bảng 4.3: Mục tiêu về kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam sang thị
trường TPP và RCEP giai đoạn 2016 – 2020 ......................................................... 70
Bảng 4.4: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đối với từng loại thị trường và
mặt hàng ................................................................................................................ 79


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Năm đặc điểm chính của Toàn văn TPP ................................................. 11

Hình 2.1: Tiêu thụ thủy sản trung bình của Việt Nam giai đoạn 2007 -2021* ........ 21
Hình 2.2: Tiêu thụ thủy sản trung bình của Việt Nam và một số nước khác trên thế
giới ........................................................................................................................ 22
Hình 2.3: Diễn biến nuôi trồng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014............. 23
Hình 2.4: Diễn biến khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014............... 25
Hình 2.5: Diễn biến xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014 ..... 27
Hình 2.6: Cơ cấu xuất nhập khẩu toàn ngành thủy sản Việt Nam theo phân ngành
năm 2014 ............................................................................................................... 28
Hình 2.7: Cơ cấu xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam theo các khối nước năm
2014 ...................................................................................................................... 29
Hình 3.1: Cơ cấu xuất nhập khẩu mới của ngành thủy sản Việt Nam trong quan hệ
thương mại với 16 nước đối tác TPP và RCEP. ..................................................... 56



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện khu vực RCEP đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các nền
kinh tế trên thế giới. Ngày 4/2/2016, tại Auckland, New Zealand, TPP đã chính thức
được ký kết giữa 12 nước thành viên, đánh dấu sự kết thúc của 5 năm đàm phán
cam go và quyết liệt. Trong khi đó, 16 quốc gia thành viên RCEP vẫn đang tiếp tục
đẩy nhanh quá trình đàm phán với kỳ vọng vòng đàm đàm thứ 14 diễn ra vào tháng

9/2016 tại Lào sẽ là phiên cuối cùng, RCEP có thể được kí kết ngay cuối năm nay.
Không thể phủ nhận rằng, TPP và RCEP chắc chắn sẽ đem lại những thay đổi mang
tính bước ngoặt trong hoạt động thương mại tại 2 khu vực kinh tế năng động bậc
nhất thế giới.
Việt Nam là 1 trong 7 nước thành viên chung của 2 hiệp định. Điều này phần
nào chứng tỏ rằng Việt Nam đã và đang nỗ lực hội nhập sâu rộng hơn nữa vào nền
kinh tế toàn cầu sau khi trở thành thành viên của WTO vào năm 2007. Nền kinh tế
nước nhà đang đứng trước cơ hội vàng giúp tăng thương mại hai chiều với các nước
đối tác trong TPP và RCEP. Tuy nhiên, hai Hiệp định này cũng sẽ đặt ra nhiều
thách thức cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Đối với ngành thủy sản – một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam, bài toán hội nhập sẽ cần được giải quyết một cách cẩn trọng. Sau 9 năm gia

nhập WTO, ngành thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc. Kim ngạch xuất
khẩu liên tục tăng qua các năm. Theo báo cáo gần đây của FAO (2014): “The state
of world fisheries and aquaculture”, Việt Nam đứng thứ 4 trong 10 nhà xuất khẩu
thủy sản lớn nhất thế giới năm 2012, xếp sau Trung Quốc, Thái Lan và Na Uy. Số
lượng đối tác của ngành thủy sản Việt Nam cũng liên tục được mở rộng trên phạm
vi toàn thế giới. Một số nước thành viên của TPP và RCEP như Mỹ, Nhật Bản và
Hàn Quốc hiện đang là các thị trường nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với
quy mô trao đổi thương mại thủy sản ước tính đạt trên 500 triệu USD vào năm 2015
(Tổng cục Hải quan, 2016). Ngành thủy sản Việt Nam đang có cơ hội gia tăng hơn
nữa kim ngạch xuất khẩu sang các nước đối tác nhờ cam kết cắt giảm thuế quan khi
TPP và RCEP chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, hàng loạt các vấn đề liên quan đến



2
các rào cản kĩ thuật, bảo hộ thương mại, quy tắc xuất xứ, lao động, cạnh tranh sẽ
đem lại thách thức lớn cho toàn ngành. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của TPP
và RCEP nhằm đem lại những dự báo sớm giúp ngành thủy sản chủ động hội nhập
đóng vai trò cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tác động của Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
đối với ngành thủy sản Việt Nam” khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
a. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của TPP và RCEP đối với ngành
thủy sản Việt Nam

Trong giai đoạn 2010 – 2015, đã có nhiều tác giả đề cập đến tác động của
việc hội nhập TPP và RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam, trong đó có xét tới
ngành thủy sản như: Peter A. Petri (2011), Hoàng Văn Châu (2014), MUTRAP
(2015)…
Tác giả Hoàng Văn Châu và cộng sự (2014) cho rằng thủy sản sẽ là một
trong các ngành hưởng lợi từ TPP. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, khoảng
70,1% số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng xuất khẩu sau khi
TPP có hiệu lực. Con số này cao thứ 2 sau dệt may (77,6%) trong 6 nhóm hàng
chính được xét tới trong nghiên cứu bao gồm: dệt may, da giày, đồ gỗ, thủy sản,
nông sản và một số mặt hàng khác. Tác giả cho rằng lợi thế so sánh của ngành thủy
sản xuất phát từ điều kiện tự nhiên và giá lao động rẻ. Vì vậy, ngành thủy sản có thể
gia tăng kim ngạch xuất khẩu khi tham gia TPP trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cơ hội

này có thể bị vô hiệu bằng những rào cản khác như TBT, SPS hay quy tắc xuất xứ.
Việt Nam còn phải đối mặt với ngày càng nhiều các vụ kiện phòng vệ thương mại
như kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
Nhóm nghiên cứu thuộc dự án MUTRAP (2015) đề cập tới tác động của
RCEP đối với nhóm ngành nông lâm thủy sản. Các tác giả cho rằng RCEP sẽ đem
đến cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn cho các sản phẩm thủy sản. Áp lực cạnh tranh
từ RCEP sẽ tạo động lực cho một số sản phẩm có lợi thế của ngành thủy sản Việt
Nam cải thiện khả năng cạnh tranh và giảm lệ thuộc vào các rào cản thương mại
hiện hành. Tuy vậy, cấu trúc ngành của Việt Nam khá tương đồng với một số nước


3

đối tác trong RCEP nên sự cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Một số thách thức khác của
ngành nông lâm thủy sản Việt Nam là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sức cạnh tranh của
nhiều phân ngành còn thấp. Ngoài ra, thương mại của ngành thủy sản đang có xu
hướng phụ thuộc vào một số thị trường nên các sản phẩm của ngành dễ bị tổn
thương khi đối mặt với sự thay đổi cấu trúc thị trường và thay đổi cung cầu sau khi
hội nhập RCEP. Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) để
lượng hóa tác động của RCEP đối với kinh tế Việt Nam vào năm cơ sở 2020. Trong
12 sản phẩm của nhóm nông lâm thủy sản, các mặt hàng thủy sản có mức gia tăng
xuất khẩu đạt 75% (so với năm 2007) trong 3 kịch bản: kịch bản cắt giảm thuế hạn
chế, kịch bản cắt giảm thuế đáng kể và tự do hóa hoàn toàn. Giá trị này thấp hơn so
với mức tăng xuất khẩu gạo và lâm sản. Tuy nhiên, sản lượng thủy sản sẽ giảm
khoảng 4% trong kịch bản tự do hóa hoàn toàn. Trong 2 kịch bản cắt giảm thuế hạn

chế và cắt giảm đáng kể, mức giảm này nhỏ hơn.
b. Tổng quan tình hình sử dụng mô hình cân bằng bộ phận GSIM trong nghiên cứu
tác động của việc thay đổi chính sách thương mại ở cấp độ ngành và phân ngành
GSIM là một mô hình cân bằng bộ phận, được xây dựng và phát triển bởi 2
tác giả là Francois và Hall (2003). GSIM được xem là một mô hình hiệu quả trong
phân tích kinh tế ở cấp độ ngành và phân ngành. Các kết quả đầu ra của GSIM giúp
đánh giá toàn diện hơn so với mô hình cân bằng tổng thể. Do đó, nó được sử dụng
tương đối phổ biến trong các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và quốc tế .
Saule Burkitbayeva và William A. Kerr (2014) đã sử dụng GSIM để đánh
giá tác động của việc Kazakhstan, Nga và Ukraine gia nhập WTO đối với xuất khẩu
lúa mì thế giới. Ma trận thương mại lúa mì giữa các nước được xét tại năm cơ sở
2007. Các kết quả phân tích từ dữ liệu đầu ra của GSIM cho thấy xuất khẩu lúa mỳ

của Kazakhstan, Nga và Ukraine chịu tác động từ sự thay đổi thương mại này với
mức tăng sản lượng đầu ra lần lượt là 3,41%; 1,4% và 0,33%. Trong khi đó, Thổ
Nhĩ Kì sẽ chịu tác động tiêu cực lớn nhất trong nhóm các nước ngoài KRU
(Kazakhstan Russia Ukraine) với mức sụt giảm sản lượng là 2,94%. Quy mô thương
mại lúa mỳ giữa các nước được xét tới trong mô hình biến động nhỏ khi 3 nước nói
trên gia nhập WTO.
Tại Việt Nam, Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015) sử dụng GSIM để định


4
lượng tác động của TPP và AEC đến ngành chăn nuôi. Tác giả đề cập thêm thương
mại nội địa trong mô hình GSIM song số liệu chỉ hạn chế ở 3 phân ngành gồm: thịt

trâu bò, thịt lợn và thịt gia cầm. Nhóm nghiên cứu sử dụng 7 kịch bản mô phỏng cắt
giảm thuế quan, tương đương thuế quan của TPP và AEC. Bốn biến đầu ra được
phân tích bao gồm: phúc lợi, thương mại, sản lượng và giá. Nghiên cứu cũng tiến
hành phân tích độ nhạy (Sử dụng hệ số co giãn thay thế là 5 và 7,5) và đưa ra kết
luận chênh lệch phúc lợi toàn ngành rất nhỏ (ít hơn 3% tổng phúc lợi) khi thay đổi
hệ số co giãn. Một số kết quả phân tích khác cho thấy sản lượng của các phân ngành
chăn nuôi đều giảm (trừ nhóm động vật sống) trong các kịch bản cắt giảm thuế
quan, tương đương thuế quan của AEC và TPP. Nhóm thịt lợn và gia cầm chịu thiệt
hại nhiều nhất. Nhìn chung, toàn ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt với
nhiều thách thức khi hội nhập.
Kết luận: Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào sử dụng GSIM để định
lượng tác động của TPP và RCEP đối với ngành thủy sản Việt Nam. Hầu hết các

nghiên cứu trước đó chỉ tiếp cận vấn đề bằng phương pháp định tính hoặc định
lượng bằng mô hình cân bằng tổng thể nên chưa đưa ra những đánh giá có chiều
sâu. Việc sử dụng GSIM sẽ giúp tác giả phân tích rõ hơn tác động của TPP và
RCEP đối với ngành thủy sản Việt Nam ở cấp độ toàn ngành và cấp độ phân ngành.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu khóa luận hướng tới 3 mục tiêu chính:
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề về TPP, RCEP, ngành thủy sản Việt Nam;
Thứ hai, lượng hóa để dự báo các tác động của việc hội nhập TPP và RCEP
đối với ngành thủy sản Việt Nam. Khóa luận cần đánh giá được các tác động tích
cực và tiêu cực của hai Hiệp định đối với ngành thủy sản ở cấp độ phân ngành (mã
HS 4 chữ số) và toàn ngành thủy sản;
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích các dự báo, kết hợp với

định hướng và mục tiêu phát triển của ngành, đưa ra các giải pháp giúp ngành thủy
sản Việt Nam nắm bắt các cơ hội và vượt qua thách thức khi hội nhập.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là TPP, RCEP, ngành thủy sản Việt


5
Nam và các tác động của 2 hiệp định đối với ngành thủy sản.
b. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian nghiên cứu:
Khóa luận xét tới ngành thủy sản Việt Nam cùng 20 nước đối tác là thành

viên của 2 hiệp định TPP và RCEP. Riêng trong phần nghiên cứu định lượng tác
động của cam kết cắt bỏ thuế quan đối với ngành thủy sản (chương 3), do giới hạn
về số liệu trao đổi thương mại và thuế suất của Myanmar, Philipines, Ấn Độ và
Campuchia ở mã HS 6 chữ số và 4 chữ số nên 4 nước này sẽ không được xét tới.
+ Về thời gian nghiên cứu:
Tại chương 2 và chương 3, khóa luận xét tới thực trạng hoạt động khai thác –
nuôi trồng – chế biến và thương mại thủy sản trong giai đoạn 2008 – 2015. Phần
định hướng, mục tiêu và giải pháp tại chương 4 được đề cập tới năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp tiếp cận thông tin:
Khóa luận sử dụng phương pháp tiếp cận theo hướng phân tích – tổng hợp và

hệ thống – cấu trúc. Khóa luận chủ yếu tiếp cận theo nguồn thông tin thứ cấp do
việc thu thập nguồn dữ liệu này không tốn kém, tiết kiệm thời gian và có tính đúng
đắn cao. Nguồn tài liệu về TPP và RCEP rất phong phú, tác giả có thể so sánh các
dữ liệu với nhau và có khả năng chọn lọc các thông tin hữu ích cho nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tác giả đã tiến hành biên dịch và tổng hợp các số liệu tại 2 nguồn chính là
UN ComTrade (mục Commodity Trade Statistic), ITC (mục Market Access Map).
Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải
quan và một số dữ liệu của các tổ chức khác làm nguồn tài liệu để phân tích. Khóa
luận cũng tham khảo các nghiên cứu cập nhật từ các ấn phẩm báo chí xuất bản định
kỳ và các công trình nghiên cứu chuyên sâu tại các hội thảo chuyên đề về TPP,
RCEP và thủy sản của các tác giả trong và ngoài nước.

b. Phương pháp xử lý thông tin
+ Xử lý thông tin bằng phương pháp định tính:
Khóa luận phân tích cả dữ liệu dạng chữ và dạng mã hóa dưới dạng bảng,
biểu đồ, hình để đánh giá tác động của việc gia nhập TPP và RCEP đối với ngành


6
thủy sản Việt Nam. Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn, tác giả sử dụng kết hợp
các phương pháp đối chiếu – so sánh và phân tích – tổng hợp.
Phương pháp đối chiếu – so sánh được sử dụng để tìm ra mối liên hệ giữa
các nhóm dữ liệu thể hiện ảnh hưởng của TPP và RCEP đối với ngành thủy sản,
giữa các phân ngành thủy sản thuộc mã HS 03, 1604 và 1605 với nhau.

Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng để phân tích và tái cấu trúc
lại các dữ liệu dạng chữ nhằm giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa của dữ
liệu và mục tiêu nghiên cứu của tác giả.
+ Xử lý thông tin bằng phương pháp định lượng:
Mô hình GSIM được tác giả áp dụng cho 10 phân ngành của thủy sản. Mức
độ phân ngành dựa trên mã HS 4 chữ số. Phiên bản Excel 25x25 của mô hình GSIM
yêu cầu dữ liệu đầu vào tương đối đơn giản, bao gồm: ma trận thương mại, ma trận
thuế quan ban đầu, ma trận thuế quan sau khi TPP và RCEP có hiệu lực, độ co giãn.
Dữ liệu trao đổi thương mại song phương được thu thập từ cơ sở dữ liệu UN
ComTrade, mục Commodity Trade Statistic, chi tiết tới mã HS 6 chữ số, năm cơ sở
2014. Dữ liệu thuế quan ban đầu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của ITC, mục
Market Access Map, chi tiết tới mã HS 6 chữ số. Ma trận thuế quan lúc sau được

xây dựng dựa trên các cam kết của TPP và một số kịch bản giả định dựa trên nội
dung đang đàm phán của RCEP. Dữ liệu về độ co giãn được áp dụng theo giá trị
mặc định của mô hình. Thông tin về mô hình GSIM và dữ liệu đầu vào của mô hình
sẽ được trình bày cụ thể hơn tại chương 3, mục 3.1 của khóa luận.
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu.
Khóa luận bao gồm 96 trang, 22 bảng, 9 hình. Ngoài lời cảm ơn, danh mục
chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận bao gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan về TPP và RCEP;
Chương 2: Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. Cơ hội và thách thức đối
với ngành thủy sản Việt Nam khi hội nhập TPP và RCEP;
Chương 3: Đánh giá tác động của TPP và RCEP đối với ngành thủy sản Việt

Nam bằng phương pháp định lượng;
Chương 4: Định hướng và giải pháp giúp ngành thủy sản Việt Nam tận dụng
cơ hội, vượt qua thách thức khi hội nhập TPP và RCEP.


7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TPP VÀ RCEP
1.1 Giới thiệu tổng quan về TPP
1.1.1 Lịch sử ra đời TPP
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương có tên tiếng Anh đầy đủ là Trans –
Pacific Partnership Agreement, viết tắt là TPP.

Tiền thân của TPP là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPSEP hay P4 – Pacific4). Hiệp định TPSEP được kí kết ngày 3/6/2005
giữa 4 nước thành viên sáng lập bao gồm: Chile, New Zealand, Singapore và
Brunei; chính thức có hiệu lực từ ngày 28/5/2006. Singapore từng có tham vọng mở
rộng P4 và biến hiệp định này thành công cụ để hiện thực hóa ý tưởng thiết lập khu
vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Mặc dù được coi là một
hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao của khu vực tại thời điểm bấy giờ song
P4 vẫn chưa thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nền kinh tế khác trên thế giới
(Hoàng Văn Châu et al., 2014, tr.3).
Năm 2007, các nước thành viên sáng lập P4 quyết định mở rộng phạm vi của
hiệp định và mời Mỹ tham gia. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố gia nhập P4 và chủ
động nắm giữ vai trò dẫn dắt các cuộc đàm phán, đồng thời kêu gọi các nước trên

vành đai châu Á – Thái Bình Dương tham gia vào Hiệp định với tên gọi mới “Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP”. Sự tham gia của cường quốc kinh tế số
một thế giới được xem là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới cho TPP. Sau đó,
Úc, Peru, Malaysia và Việt Nam đề xuất gia nhập đàm phán TPP vào cuối năm
2008. Trên thực tế, Việt Nam đã nhận được lời mời tham gia P4 bởi Singapore từ
năm 2006 song vẫn đắn đo và quyết định chưa gia nhập. Việc Mỹ nắm vai trò cầm
trịch tại TPP đã trở thành động lực cho Việt Nam thay đổi chiến lược. Tháng 11
năm 2010, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 9 của TPP sau khi tham
gia 3 phiên đàm phán TPP trước đó với tư cách thành viên liên kết. Mexico, Canada
và Nhật Bản là các nước thành viên tiếp theo gia nhập TPP vào năm 2013. Như vậy,
tính đến tháng 4/2016, TPP đã có 12 thành viên chính thức.
Hiện nay, 6 quốc gia đang ngỏ ý muốn tham gia TPP bao gồm: Colombia,

Philippines, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan và Hàn Quốc. Để trở thành thành viên
của TPP, các quốc gia này sẽ cần phải hoàn thiện thể chế và thay đổi các chính sách


8
phù hợp với yêu cầu của Hiệp định. Về bản chất, TPP là một hiệp định thương mại
tự do không giới hạn số lượng thành viên, kể cả sau khi TPP đã chính thức kí kết.
Tính “mở” của TPP thể hiện ở chỗ: bất cứ quốc gia nào đồng ý với các quy định của
hiệp định và nhận được sự đồng thuận của tất cả các thành viên đã ký kết TPP sẽ
được gia nhập TPP. Do đó, trong tương lai, số lượng thành viên của TPP sẽ còn
thay đổi.
1.1.2 Đàm phán và kí kết TPP

1.1.2.1 Nguyên tắc đàm phán TPP
Đàm phán TPP mang tính đa tầng và tương đối phức tạp. Tính đa tầng thể
hiện ở chỗ: Một nước A đề xuất vấn đề có lợi cho nước B, đổi lại nước A lại đòi lại
từ nước D và nước E một số lợi ích nào đó mà lòng vòng thì cuối cùng nước B sẽ
phải chịu nhượng bộ. Do đó, việc đảm bảo cân bằng lợi ích chồng chéo của 12 nền
kinh tế chiếm tới khoảng 40% GDP toàn cầu1 (trong đó, Mỹ và Nhật Bản lần lượt là
hai nền kinh tế lớn số 1 và số 3 thế giới) là vô cùng khó khăn. TPP là một hiệp định
đa phương, tất cả các quốc gia thành viên đều phải chấp nhận luật chơi chung nên
không nước nào có thể được lợi tất cả khi kí hiệp định này. Về nguyên tắc, 12 nền
kinh tế tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đều cố gắng
đạt được một lợi ích tổng thể chung – nhượng bộ không quá nhiều và được lợi phải
nhiều hơn.

1.1.2.2 Tiến trình đàm phán TPP
Đàm phán TPP kéo dài từ tháng 3/2010 đến tháng 10/2015 và được chia
thành 2 giai đoạn chính. So với các FTA thông thường, đàm phán TPP kéo dài hơn
(số vòng đàm phán gấp khoảng 3 lần) và cũng phức tạp hơn. Ban đầu, TPP được kỳ
vọng sẽ kết thúc đàm phán vào cuối năm 2013 nhưng lại phải kéo dài tới hơn hai
năm sau đó.
+ Giai đoạn 1: 3/2010 – 8/2013
Giai đoạn 1 của đàm phán TPP diễn ra dưới dạng các vòng đàm phán chính
thức và được tổ chức luân phiên tại một số nước thành viên của TPP. Vòng đàm
phán đầu tiên của TPP được tổ chức tại Melbourne, Úc trong 5 ngày, từ ngày 15 đến
ngày 19 tháng 3 năm 2010. Kết quả đạt được từ vòng đàm phán này đã đem lại cho
1


Chi tiết xem tại Phụ lục 1: GDP các nước thành viên TPP và RCEP


9
TPP một khởi đầu tốt đẹp, đặt nền móng cho các vòng đàm phán tiếp theo.
Bảng 1.1: Các vòng đàm phán chính thức của TPP
Vòng

Địa điểm

Thời gian


Các nƣớc tham dự

1

15 - 19/3/2010

Melbourne, Úc

2

14 - 18/6/2010


San Francisco, Mỹ

3

5 - 8/10/2010

Brunei

P - 4 (Brunei, Chile, New

4


6 - 10/12/2010

Auckland, New Zealand

Zealand, Singapore), Mỹ,

5

14 - 18/2/2011

Santiago, Chile


Úc, Peru, Việt Nam

6

24/3 - 1/4/2011

Singapore, Singapore

7

15 - 24/6/2011


Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

8

6 - 15/9/2011

Chicago, Mỹ

9

22 - 29/10/2011


Lima, Peru

10

2 - 9/9/2011

Kuala Lumpur, Malaysia

11

2 - 9/3/2012


Melbourne, Úc

P - 9: P - 4, Mỹ, Úc, Peru,

12

8 - 18/5/2012

Dallas, Mỹ

Việt Nam, Malaysia


13

2 - 10/7/2012

San Diego, Mỹ

14

6 - 9/9/2012

Virginia, Mỹ


15

3 - 12/12/2012

Auckland, New Zealand

16

4 - 13/3/2013

Singapore, Singapore


P - 11: P - 9, Canada,

17

15 - 24/5/2013

Lima, Peru

Mexico

18


14 - 24/7/2013

Kota Kinabalu, Malaysia

12 nước tham gia đàm

19

23 - 30/8/2013

Bandar Seri Begawan, Brunei


phán: P - 11, Nhật Bản

(Nguồn: Nguyễn Đức Thành, 2015)
Bắt đầu từ vòng đàm phán thứ 18, tất cả các phiên họp của TPP đều có sự
tham gia đầy đủ của 12 nước thành viên. Tính đến ngày 30/8/2013, TPP đã trải qua
19 vòng đàm phán chính thức trước khi bước vào giai đoạn 2.
+ Giai đoạn 2: 9/2013 – 10/2015
Sau khi 19 vòng đàm phán chính thức kết thúc, đàm phán TPP vẫn tiếp tục
diễn ra nhưng chuyển đổi hình thức dưới dạng các phiên họp cấp cao và phiên họp
giữa Bộ trưởng 12 nước. Trong vòng 2 năm, 24 phiên họp đã được tổ chức2. Phiên
họp cuối cùng diễn ra tại thành phố Atlanta, Mỹ. Từ ngày 26 đến ngày 29/9/2015,

2

Chi tiết xem tại Phụ lục 2: Giai đoạn 2 (9/2013 – 10/2015) của đàm phán TPP


10
trưởng đoàn đàm phán của các nước đã có 4 ngày làm việc khẩn trương. Sau đó, các
Bộ trưởng thương mại tiếp tục tham gia phiên họp kéo dài 6 ngày sau đó, từ ngày
30/9 đến ngày 5/10/2015 với những cam kết cuối cùng về quyền lợi của các quốc
gia thành viên TPP. Phiên đàm phán Atlanta đã đi vào lịch sử khi đặt dấu mốc hoàn
tất hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có quy mô lớn nhất thế giới. Sau 5 năm
đàm phán liên tục, đại diện 12 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Dương đã đạt được sự đồng thuận và tuyên bố chấm dứt đàm phán TPP.
1.1.2.3 Kí kết TPP và điều kiện hiệu lực của hiệp định
Ngày 4/2/2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương chính thức được
ký kết tại thành phố Auckland, New Zealand với sự tham gia của 12 Bộ trưởng và
trưởng đoàn đàm phán của các nước thành viên. Sự kiện này mở đầu cho giai đoạn
phê chuẩn diễn ra tại từng nước.
Trước khi chính thức có hiệu lực, Hiệp định cần phải trải qua hàng loạt thủ
tục tại Nghị viện mỗi nước. Có 2 trường hợp xảy ra:
(i) Trường hợp 1: Nếu thuận lợi, trong vòng 2 năm, TPP sẽ có hiệu lực sau
60 ngày kể từ khi nghị viện thứ 12 trong số các nước thành viên thông qua và hoàn
tất các thủ tục trong nước.
(ii) Trường hợp 2: Nếu không đủ nghị viện của 12 nước thông qua, TPP vẫn

có thể có hiệu lực theo các điều khoản nhất định. Theo đó, phải có ít nhất nghị viện
của 6 nước thông qua, GDP cộng gộp của 6 nước này phải chiếm ít nhất 85% tổng
GDP của 12 nước thành viên. Trên thực tế, Mỹ đang chiếm 65.9% GDP toàn khối
TPP3, Nhật Bản chiếm 14,7% và các nước thành viên còn lại chiếm khoảng 19,4%.
Do đó, sự thông qua của Mỹ được xem là điều kiện cần để TPP có hiệu lực. Với
trường hợp này, TPP sẽ có hiệu lực ngay sau khi nước thứ 6 thông báo phê chuẩn và
hoàn tất thủ tục hoặc có hiệu lực sau 26 tháng tính từ thời điểm ký kết TPP.
1.1.3 Các nội dung chính của TPP
Ngày 5/11/2015, các nước thành viên TPP đã công bố Toàn văn chính thức
của Hiệp định. Nội dung Toàn văn TPP có thể được truy cập tại địa chỉ:
Ngoài ra, bản tóm tắt các
chương của Hiệp định bằng tiếng Việt do Bộ Công Thương Việt Nam (MOIT) phát

3

Chi tiết xem tại Phụ lục 1: GDP các nước thành viên TPP và RCEP


11
hành và bản tóm tắt bằng tiếng Anh do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) và
Bộ Ngoại giao và thương mại Australia (DFAT) phát hành cũng có thể truy cập dễ
dàng tại địa chỉ trên.
TPP bao gồm 30 chương quy định cụ thể những lĩnh vực đã được đàm phán.
Các điều khoản của Hiệp định đều mang tính tiêu chuẩn cao, tham vọng và cân
bằng với 5 đặc điểm chính được liệt kê tại hình 1.1.

Hình 1.1: Năm đặc điểm chính của Toàn văn TPP
Hiệp định TPP

Tiếp
cận thị
trường
toàn
diện

+ Cắt giảm
thuế quan
+ Cắt giảm

hàng rào
phi thuế
quan
thương
mại hàng
hóa, dịch
vụ, đầu tư

Hiệp
định
khu
vực

toàn
diện

Giải
quyết các
thách
thức
thương
mại mới

Thương
mại

xuyên
xuốt,
toàn
diện

Nền
tảng
hội
nhập
khu
vực


+ Phát triển sản
xuất và chuỗi
cung ứng
+ Hỗ trợ việc
làm
+ Nâng cao mức
sống
+ Tạo thuận lợi
cho hội nhập qua
biên giới và mở
cửa thị trường
trong nước


+ Thúc
đẩy đổi
mới
+ Tăng
năng suất
+ Nâng
cao năng
lực cạnh
tranh

+ Gắn kết

môi
trường
chính
sách
+ Hỗ trợ
SMEs
+ Nâng
cao năng
lực
thương
mại


+ Hội
nhập kinh
tế khu
vực
+ Hội
nhập nền
kinh tế
khác
xuyên
khu vực
châu ÁThái Bình
Dương


(Nguồn: Tổng hợp dựa trên Báo cáo của Bộ Công thương Việt Nam)
Các nội dung trong TPP được trình bày ngắn gọn dưới đây:
+ Chương 1: Các điều khoản và định nghĩa chung;
+ Chương 2: Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường đối với hàng hóa (Kèm phụ lục
2D - Lộ trình cắt giảm thuế);


12
+ Chương 3: Quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ (Kèm phụ lục 3D –
Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng và tiểu phụ lục 3D – Các điều khoản liên quan đến
Quy tắc xuất xứ cụ thể cho phương tiện và bộ phận của phương tiện);

+ Chương 4: Dệt may (Kèm phụ lục 4A – Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng dệt may
và tiểu phụ lục 4A – Các mặt hàng danh mục nguồn cung thiếu hụt);
+ Chương 5: Hải quan;
+ Chương 6: Phòng vệ thương mại;
+ Chương 7: Các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật;
+ Chương 8: Hàng rào kĩ thuật đối với thương mại;
+ Chương 9: Đầu tư;
+ Chương 10: Thương mại dịch vụ xuyên biên giới;
+ Chương 11: Dịch vụ Tài chính;
+ Chương 12: Nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh;
+ Chương 13: Viễn thông;
+ Chương 14: Thương mại điện tử;

+ Chương 15: Mua sắm chính phủ (Kèm phụ lục 15A – Mua sắm Chính phủ);
+ Chương 16: Cạnh tranh;
+ Chương 17: Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và độc quyền chỉ định;
+ Chương 19: Lao động;
+ Chương 20: Môi trường;
+ Chương 21: Hợp tác và nâng cao năng lực;
+ Chương 22: Nâng cao sức cạnh tranh và thuận lợi hóa hoạt động kinh doanh;
+ Chương 23: Phát triển;
+ Chương 24: Doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ Chương 25: Hội tụ phương pháp hoạch định chính sách thương mại;
+ Chương 26: Minh bạch hóa và chống tham nhũng;
+ Chương 27: Các điều khoản hành chính và thể chế;

+ Chương 28: Giải quyết tranh chấp;
+ Chương 29: Các ngoại lệ và các điều khoản chung;
+ Chương 30: Các điều khoản cuối cùng.
Do các nội dung của TPP đã được công khai, việc tiếp cận các quy định rất


13
dễ dàng nên tác giả sẽ không trình bày cụ thể nội dung tất cả các điều khoản của
Hiệp định. Một số điều khoản liên quan đến phân tích của khóa luận trong các phần
tiếp theo được tóm tắt như sau:
(i) Thương mại hàng hóa: Các bên đồng ý xóa bỏ và cắt giảm thuế quan, các
rào cản phi thuế quan đối với hàng công nghiệp; xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và

chính sách hạn chế khác đối với các sản phẩm nông nghiệp nhằm mục đích tăng
cường thương mại nông nghiệp trong khu vực và tăng cường an ninh lương thực.
Mỗi nhóm ngành hàng sẽ có lộ trình cắt giảm thuế quan riêng. Lộ trình cắt giảm
thuế quan đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam được trình bày chi tiết tại Phụ
lục 5 của khóa luận. TPP không áp đặt các quy định hạn chế và thuế của WTO đối
với hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu của khối. Bên cạnh đó, các nước thành viên
cần tăng cường minh bạch và hợp tác trên một số lĩnh vực liên quan đến công nghệ
sinh học nông nghiệp.
(ii) Các biện pháp vệ sinh dịch tế: Các quy tắc vệ sinh dịch tễ của WTO
được TPP áp dụng để quản lý rủi ro nhằm tránh các hạn chế thương mại quá mức
cần thiết. Bên cạnh đó, việc kiểm tra ở khâu nhập khẩu được tiến hành nghiêm ngặt.
Các biện pháp khẩn cấp cần thiết có thể được áp dụng với một số điều kiện ràng

buộc. Các quốc gia thành viên TPP đã xây dựng một số cơ chế tham vấn giữa các
chính phủ để giải quyết các vấn đề vệ sinh dịch tễ có thể xảy ra một cách kịp thời.
(iii) Các rào cản kĩ thuật đối với thương mại: Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ
thuật các nước đặt ra không được tạo ra các rào cản kĩ thuật không cần thiết cho
thương mại toàn khối. Công chúng sẽ có quyền tham gia đóng góp ý kiến về các
quy chuẩn, tiêu chuẩn kĩ thuật và các thủ tục phù hợp.
(iv) Lao động: Tất cả các thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) và thừa nhận mối liên hệ giữa quyền của người lao động với
hoạt động thương mại. Một số nội dung quan trọng được đề cập đến trong TPP
gồm: quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động cưỡng
bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; loại
bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp, luật quy định mức lương tối

thiểu, số giờ làm việc an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
(v) Môi trường: Các nước kí bản cam kết bền vững về việc bảo vệ và bảo tồn


14
môi trường, hợp tác trong việc giải quyết các thách thức về ô nhiễm môi trường,
buôn bán trái phép động vật hoang dã, khai thác gỗ bất hợp pháp và bảo vệ môi
trường biển. Các nước TPP thống nhất về quản lý bền vững nghề cá, thúc đẩy bảo
tồn các loài sinh vật biển quan trọng, chống lại việc đánh bắt cá trái phép và ngăn
chặn các trợ cấp nghề cá tiếp tay cho hoạt động khai thác bất hợp pháp. TPP cũng
kêu gọi hợp tác để giải quyết các thách thức môi trường trong bối cảnh hội nhập.
Ngoài các cam kết chính được trình bày trong Toàn văn TPP, các bên còn

xây dựng các Thư song phương nhằm làm rõ hơn hoặc thống nhất cách hiểu một số
nội dung trong Hiệp định.
1.2 Giới thiệu tổng quan về RCEP
1.2.1 Lịch sử ra đời RCEP
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực có tên tiếng Anh đầy đủ là
Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là RCEP.
Ý tưởng thành lập RCEP lần đầu tiên được giới thiệu tại hội nghị cấp cao
ASEAN Summit lần thứ 19, tổ chức tại Indonesia từ ngày 14 đến ngày 19/11/2011.
Tiếp đó, trong hội nghị AEM (ASEAN Economic Ministers) lần thứ 44, các nhà
lãnh đạo 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ tuyên bố chuẩn bị đàm phán về hiệp định thương
mại tự do chung cho 16 quốc gia, được biết đến với tên gọi là Hiệp định đối tác

kinh tế toàn diện khu vực RCEP.
Trên thực tế, trước khi RCEP được thực thi, mỗi nước thành viên tham gia
đàm phán RCEP đều có mạng lưới FTA song phương và đa phương với 15 nước
còn lại khá phức tạp. ASEAN đã kí FTA với tất cả 6 nước đối tác nói trên bao gồm:
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương
mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – New
Zealand (AANZFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA). Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã kí với nhau hiệp định thương mại tự do 3 bên
CJKFTA. Ngay trong nội khối ASEAN, việc thiết lập Cộng đồn kinh tế ASEAN
vào tháng 12/2015 được coi là bước phát triển mới của quá trình tự do hóa kinh tế
trong khu vực. Đối với Việt Nam, ngoài việc tham gia vào các FTA với tư cách là



15
thành viên của khối ASEAN, nước ta cũng đã kí kết các hiệp định FTA song
phương, điển hình là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản
(VJEPA – kí tháng 12/2008, có hiệu lực từ tháng 10/2009) và Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA – kí ngày 5/5/2015, có hiệu lực từ ngày
20/12/2015). Một số các nước khác trong khu vực cũng đều có các FTA song
phương của riêng mình. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của các FTA trong
việc phát triển thương mại và kinh tế nói chung. Song sự gia tăng nhanh chóng của
các hiệp định thương mại tự do song phương đang dẫn tới tình trạng chồng chéo các
quy định, gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp trong quá trình thực thi.

Do đó, việc thiết lập RCEP được kì vọng sẽ làm hài hòa hóa các mạng nhện FTA
giữa 16 nước, bên cạnh đó đem lại những cơ hội hợp tác mới giữa các nước chưa
từng kí FTA song phương với nhau.
Tương tự như TPP, RCEP cũng không giới hạn số lượng thành viên tham gia
Hiệp định sau khi quá trình đàm phán kết thúc. Bất cứ quốc gia nào đồng ý với các
quy định của RCEP và nhận được sự phê duyệt của tất cả các thành viên trong khối
sẽ được gia nhập RCEP. Do đó, để tham gia vào hiệp định này, các quốc gia sẽ cần
phải hoàn thiện thể chế và thay đổi các chính sách phù hợp với yêu cầu của Hiệp
định. Trong tương lai, số lượng thành viên RCEP sẽ còn biến động, đặc biệt sau khi
vòng đàm phán cuối cùng sẽ kết thúc theo dự kiến vào tháng 9/2016.
1.2.2 Tiến trình đàm phán RCEP
Lộ trình đàm phán dự kiến của RCEP bao gồm 14 phiên được tổ chức trong

khoảng thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 9/2016.
Vòng đàm phán đầu tiên của RCEP diễn ra tại Brunei từ ngày 9 đến ngày
13/5/2013 với sự tham gia đầy đủ của 16 nước thành viên. Tính đến hết tháng
4/2016, RCEP đã trải qua 12 phiên đàm phán chính thức. Theo dự kiến, vòng đàm
phán cuối cùng sẽ diễn ra tại Lào vào tháng 9 năm nay. Ban đầu, RCEP được kì
vọng sẽ đạt được thỏa thuận chung vào cuối năm 2015 song quá trình đàm phán đã
bị trì hoãn và kéo dài hơn do một số điều khoản bất đồng vẫn chưa được giải quyết
giữa các nước thành viên. Việc TPP chính thức được kí kết vào đầu tháng 2/2016 đã
tạo động lực không nhỏ cho việc đẩy nhanh quá trình đàm phán RCEP.
Diễn biến của 10 phiên đàm phán RCEP đầu tiên được tác giả tóm tắt dựa



16
trên thống kê của Trung tâm WTO trong giai đoạn 2013 – 2016
Bảng 1.2: Các vòng đàm phán chính thức của RCEP
Địa điểm

Nƣớc tham gia

Vòng

Thời gian

1


9 - 13/5/2013

Bandar Seri Begawan, Brunei

2

23 - 27/9/2013

Brisbane, Úc

3


20 - 24/1/2014

Kuala Lumpur, Malaysia

4

31/3 - 4/4/2014

Quảng Tây, Trung Quốc

5


21 - 27/6/2014

Singapore, Singapore

6

1 - 5/12/2014

New Delhi, Ấn Độ

RCEP: 10 nước


7

9 - 13/2/2015

Bangkok, Thái Lan

ASEAN, Úc, Trung

8

8 - 13/6/2015


Kyoto, Nhật Bản

Quốc, Ấn Độ, Nhật

9

3 - 7/8/2015

Nay Pyi Taw, Myanmar

10


12 - 16/10/2015

Busan, Hàn Quốc

11

15 - 19/2/2106

Bandar Seri Begawan, Brunei

12


22 - 26/4/2016

Perth, Úc

13

6/2016 (dự kiến)

New Zealand

14


9/2016 (dự kiến)

Lào

16 nước thành viên

Bản, Hàn Quốc,
New Zealand

(Nguồn: Trung tâm WTO)
Vòng 1: Các nước thành viên RCEP đã tham gia vòng đàm phán thứ nhất với

mục tiêu kí kết RCEP vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không được
thực hiện trên thực tế. Vòng đàm phán đầu tiên này đã thống nhất các tuyên bố
chung của RCEP về lộ trình đàm phán vào ngày 20/11/2012 và xây dựng Bản các
quy tắc đàm phán RCEP được ban hành bởi Bộ trưởng các nước vào ngày
30/8/2012. Tại phiên đàm phán này, 3 nhóm Công tác về thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ và đầu tư đã được thiết lập bởi Ủy ban đàm phán RCEP. Các
cuộc họp của 3 nhóm này được tổ chức song song với các cuộc họp của Ủy ban đàm
phán nhằm thống nhất phương thức và các nội dung cơ bản của đàm phán. Bên cạnh
đó, các nhà lãnh đạo cấp cao tham gia đàm phán cũng xem xét khả năng xây dựng
một hiệp định toàn diện đối với 16 nước thành viên.
Vòng 2: Vòng đàm phán thứ 2 của RCEP đã diễn ra tốt đẹp tại thành phố
Brisbane, Úc. Phiên đàm phán này thảo luận các vấn đề chung liên quan đến thương

mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư dựa theo lộ trình đàm phán được xây
dựng sau vòng 1. Các nội dung đàm phán của vòng này mang tính chất định hướng


17
ở giai đoạn đầu, làm cơ sở cho các phiên đàm phán tiếp theo.
Vòng 3: Vòng đàm phán thứ 3 diễn ra tại Malaysia, tập trung giải quyết các
vấn đề liên quan đến thuế quan. Bên cạnh các cuộc họp chính thức, đại diện các
nước cũng tổ chức một số cuộc gặp mặt với các nhóm chuyên viên để thảo luận về
thương mại trong lĩnh vực hàng hóa, thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và vấn đề
đầu tư. Bảy nhóm làm việc được thành lập bởi Ủy ban đàm phán RCEP đã đạt được
một số cam kết chung trong việc cắt giảm thuế, thủ tục hải quan, hàng rào kĩ thuật

đối với thương mại
Vòng 4: Khoảng 500 đại biểu đến từ 16 nước đã tham gia vào vòng đàm
phán thứ 4 tại Trung Quốc. Phiên đàm phán này tập trung giải quyết các vấn đề
giảm thuế, tự do hóa đầu tư và dịch vụ chưa đạt được thỏa thuận chung sau vòng 3.
Nội dung cắt giảm thuế vẫn tiếp tục được thảo luận sâu hơn nữa trong phiên đàm
phán thứ 4 này. Các thảo luận của vòng 4 đưa ra kết luận: kể từ vòng đàm phán thứ
5, các tiểu ban hoạt động về SPS, tiêu chuẩn thương mại và quy trình giải quyết
tranh chấp sẽ được thiết lập.
Vòng 5: Phiên đàm phán thứ 5 kéo dài trong vòng một tuần tại Singapore.
Vòng đàm phán lần này diễn ra trên nhiều lĩnh vực mà các nước thành viên đang
quan ngại. Các bên tập trung bàn bạc các nội dung mới của RCEP so với 5 hiệp
định FTA ASEAN+1 hiện hành mà ASEAN đã kí với 6 nước thành viên RCEP. Về

thương mại hàng hóa, các đại biểu thảo luận các vấn đề liên quan đến nội dung thuế
quan như mô hình cắt giảm thuế quan, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương
mại, SPS, TBT. Ngoài ra, các nước tiếp tục thảo luận sâu hơn về vấn đề thương mại
dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và hợp tác kinh tế
kỹ thuật.
Vòng 6: Vòng đàm phán thứ 6 diễn ra tại Ấn Độ. Trong vòng đàm phán này,
các quan chức của 16 chính phủ tiếp tục thảo luận về một số vấn đề chưa giải quyết
được từ vòng 5 liên quan đến thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư,
hợp tác kinh tế kỹ thuật, sở hữu trí tuệ…
Vòng 7: Vòng đàm phán thứ 7 diễn ra tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Các
nước tập trung thỏa thuận những khía cạnh chủ chốt về cấp độ mở cửa thị trường và
mức độ tự do hóa cho ngành dịch vụ và đầu tư.

Vòng 8: Vòng đàm phán thứ 8 đã diễn ra trong vòng 6 ngày tại thành phố


×