1
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG
SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA HIỆN NAY
Nhận thức đúng đắn nội dung, đặc điểm và xu thế của thời đại để vạch ra
chiến lược, sách lược đấu tranh cách mạng phù hợp là đòi hỏi khách quan đối
với các Đảng cộng sản và giai cấp công nhân hiện nay. VI.Lê -Nin đã chỉ ra
rằng: chúng ta mới có thể chỉ ra đúng đắn sách lược của chúng ta; chỉ có thể dựa
trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm cơ bản của một thời đại, chúng ta mới có
thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước nọ. Sự nhận thức sai
lệch về thời đại chắc chắn đưa lại những tổn thất cho sự nghiệp cách mạng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho sự nghiệp giải phóng của các dân
tộc và sự nghiệp giải phóng con người.
Trên cơ sở trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo vào
điều kiện cách mạng Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời và lãnh đạo sự nghiệp
cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã xác định: Cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của cách mạng thế giới - một bộ phận của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế. Đảng ta vừa nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, độc lập, sáng tạo,
vừa tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng
và tiến bộ trên thế giới và luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, mẫu
mực. Nhờ đó, đã tạo ra sức mạnh to lớn - sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại để chiến thắng các thế lực đế quốc xâm lược vốn mạnh hơn ta
nhiều lần về vũ khí trang bị. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là
bài học quý báu, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam hơn 85 năm qua.
Ngày nay, khi hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, cách mạng thế giới
lâm vào thoái trào, chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển nhờ tận dụng được các
thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại; quan hệ quốc tế đã có
sự thay đổi lớn. Trên cơ sở nhận định đánh giá, phân tích đúng đắn bối cảnh tình
hình thế giới và khu vực, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định:
“Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ
khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt… Theo quy luật tiến hoá của lịch sử,
loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội” (1).
Nghiên cứu sự vận động, biến đổi tình hình thế giới, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu
thế chủ đạo; toàn cầu hoá và hội nhập đang được đẩy nhanh… cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ hiện đại… tiếp tục phát triển mạnh. Tuy nhiên, tình hình
thế giới và khu vực vẫn chứa đựng những yếu tố phức tạp khó lường; các tranh
chấp, xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất ổn
định ở khu vực và nhiều nơi trên thế giới” (2).
Như vậy, tình hình thế giới vẫn rất phức tạp, đối tượng của cách mạng thế
giới vẫn là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. Chủ nghĩa tư bản mặc
dù có bước điều chỉnh thích nghi tiếp tục tồn tại, phát triển trong điều kiện lịch
sử mới không còn hệ thống xã hội chủ nghĩa, song không làm xu thế lịch sử thế
giới thay đổi, đảo ngược. Chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại, là xu thế phát triển hợp
quy luật. Do đó, Đảng ta vẫn kiên định chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện hiện nay,
muốn tồn tại và phát triển, đi lên chủ nghĩa xã hội, “kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại” vẫn là một nguyên tắc chiến lược tạo nên sức mạnh để
không những chiến thắng các thế lực thù địch mà còn chiến thắng cả nghèo nàn,
lạc hậu, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Chính vì lẽ đó, trong khuôn khổ bài tiểu luận
môn học, tác giả tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của sự kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của cách mạng Việt Nam, những yêu cầu
của sự kết hợp đó và đề xuất một số giải pháp cơ bản để tiếp tục nâng cao hiệu
quả của sự kết hợp góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.
1
2
§Èng CSVN, VK §H §¶ng IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 64 - 65
§Èng CSVN, VK §H §¶ng X, NXB CTQG, H, 2006, trang 183 - 184
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Quan niệm về sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Sức mạnh dân tộc là tổng hợp nội lực quốc gia về sức mạnh vật chất, sức
mạnh tinh thần; sức mạnh có sẵn và sức mạnh đang xây dựng; sức mạnh tiềm
tàng và sức mạnh hiện thực, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn
nhau, trong đó nhân tố con người giữ vị trí trung tâm.
Trong nội hàm của sức mạnh dân tộc, chúng ta thấy nổi lên hàng đâu là
nhân tố con người mà biểu hiện cụ thể của nó trong một dân tộc là sức mạnh của
khối đại đoàn kết dân tộc. Đây là yếu tố và là nội dung bao trùm nhất trong sức
mạnh dân tộc, là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, một giá trị
tinh thần bền vững, một điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển trường
tồn của dân tộc.
Cũng cần lưu ý rằng, sức mạnh dân tộc của chúng ta không phải là sự cộng
lại đơn thuần của các nhân tố đó, mà các nguồn sức mạnh đó được hoà quyện
vào nhau, được cộng hưởng và nhân lên một trình độ mới cho một sức mạnh
tổng hợp vật chất và tinh thần to lớn, thành động lực cách mạng và không một
thế lực nào phá vỡ được. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, sức mạnh dân tộc
còn bao gồm sức mạnh lịch sử, truyền thống, ý chí vươn lên của cả dân tộc, đó
là sức mạnh của đường lối đúng đắn, sáng tạo, sức mạnh của các yếu tố kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã đạt được trong quá
trình đổi mới. Đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong điều kiện hiện nay, đặt ra vấn đề phải phát huy được sức mạnh dân
tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy sức mạnh dân tộc thực chất là quá
trình khơi dậy, thúc đẩy, tác động vào các nguồn lực của dân tộc để làm cho
những yếu tố còn tiềm ẩn được bộc lộ, những yếu tố đã bộc lộ thì nhân lên, lan
rộng thêm mãi tạo ra sức mạnh vô địch, tầng tầng, lớp lớp đưa đất nước tiến
nhanh, tiến mạnh trên con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, sức mạnh dân tộc không tách rời mà luôn gắn với sức mạnh
của thời đại.
Sức mạnh thời đại là sức mạnh tổng hợp của các nhân tố tích cực, tiến bộ,
các giá trị cao đẹp của thời đại được hình thành trong quá trình vận động, phát
triển của lịch sử, là kết quả của phong trào đấu tranh không mệt mỏi của hàng tỷ
con người trên trái đất vì một thế giới hoà bình, hợp tác, bình đẳng và phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, sức mạnh thời đại là sức mạnh của hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa được ra đời từ cách mạng xã hội chủ nghĩa
Tháng Mười Nga năm 1917, dù cho hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không
còn, phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa bị lâm vào thoái trào, song đây vẫn
là một nhân tố tích cực, ưu việt định hướng sự vận động của nhân loại, là khát
vọng của hàng tỷ người trên thế giới đang vươn tới đấu tranh cho sự thắng lợi
của một chế độ xã hội tốt đẹp nhất trong lịch sử; đó còn là sức mạnh của xu
hướng hoà bình, hợp tác và phát triển của thế giới; là những mặt thuận lợi từ xu
thế của quá trình toàn cầu hoá, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại mang lại; đó còn là sự phục hồi, trỗi dậy và vượt lên của các nước xã hội chủ
nghĩa, sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế… Những yếu tố đó đang tác động
đến nước ta, tạo ra những thời cơ lớn, những điều kiện thuận lợi để cùng với sức
mạnh dân tộc tạo nên nguồn sức mạnh tổng hợp để chúng ta xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong sự nghiệp đổi mới, sức mạnh thời đại còn được thể hiện là sức
mạnh của quy luật phát triển của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của đoàn kết hợp
tác quốc tế của các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới.
Phát huy sức mạnh thời đại trong điều kiện hiện nay chính là quá trình
chúng ta tạo ra, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại lực đó, để hỗ
trợ cho nội lực tạo nên sức mạnh to lớn.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là trong sức mạnh dân tộc có một góc độ
hàm chứa biểu hiện của sức mạnh thời đại và ngược lại trong sức mạnh thời đại
cũng có chỗ thể hiện sức mạnh dân tộc.
Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là các nguồn lực to lớn, quý báu
mà chúng ta cần phải khai thác và phát huy nó trong điều kiện mới. Tuy nhiên,
nếu không có sự nhận thức đúng đắn mối quan hệ tác động biện chứng giữa
chúng, không biết kết hợp hai nguồn sức mạnh này thì sẽ làm mất đi những lợi
thế và dẫn đến những cản trở, nguy cơ bất lực, triệt tiêu lẫn nhau và làm giảm đi
sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đạiK, thực chất là quá trình
tác động làm khơi dậy, hình thành mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ thúc đẩy giữa
chúng, làm cho sức mạnh thời đại trở thành một bộ phận của sức mạnh dân tộc
để tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hay nói theo một cách khác, sự kết hợp này chính là quá trình biến sức mạnh
bên ngoài thành sức mạnh bên trong, là sự nội lực hoá ngoại lực.
Sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan phù
hợp với xu thế thời đại, được sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ của các lực lượng
cách mạng tiến bộ, của các quốc gia trên thế giới. Đó là điều kiện thuận lợi để
Đảng ta chủ động đề ra đường lối chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Mặt
khác, công cuộc đổi mới diễn ra trong xu thế toàn cầu hoá, ảnh hưởng đến nhịp
độ phát triển và cuộc sống của các dân tộc, tình hình thế giới và khu vực đang
tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức lớn. Do đó, đòi hỏi Đảng ta, nhân dân ta
phải ra sức tranh thủ tối đa cơ hội tốt do xu thế thời đại tạo ra, đồng thời chủ
động ngăn ngừa phòng chống những tác động từ bên ngoài vào cách mạng nước
ta. Trong quá trình đổi mới, đòi hỏi chúng ta nêu cao ý thức tự lực, tự cường,
phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa mọi cơ hội, thuận lợi do thời
đại tạo ra để tiến lên.
* Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là vấn đề có tính nguyên
tắc, tính quy luật và là tất yếu để tạo nên sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi của
cách mạng Việt Nam trong mọi thời kỳ, giai đoạn cách mạng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề giai cấp và dân tộc,
quốc gia và quốc tế, dân tộc - giai cấp và nhân loại là những vấn đề có liên quan
chặt chẽ với nhau. Cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn thành công thì phải giải
quyết triệt để các mối quan hệ này. Chủ nghĩa Mác ra đời là một thành tựu vĩ đại
của tư tưởng khoa học nhân loại, từ khi chủ nghĩa Mác ra đời, giai cấp vô sản và
toàn thể nhân loại cần lao có lý luận khoa học và cách mạng soi đường để vươn
lên tự giải phóng mình. Mác đã vạch rõ những giới hạn phát triển của chủ nghĩa
tư bản, khẳng định sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và vai trò sứ mệnh
lịch sử của giai cấp vô sản. Trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, giai cấp vô
sản mỗi nước phải giành lấy chính quyền và tự mình trở thành dân tộc. Nhưng
sức mạnh đấu tranh của các lực lượng cách mạng ấy lại không bao giờ được tự
giới hạn mình trong phạm vi dân tộc mà cần phải được đặt trong mối liên hệ
quốc tế, theo tinh thần “vô sản tất cả các nước phải đoàn kết lại”. Giai cấp vô
sản mang bản chất quốc tế đó là cơ sở khách quan của sự liên minh, đoàn kết
chiến đấu giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở tất cả các quốc gia, dân
tộc, của việc phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại tạo thành sức
mạnh vô địch chiến thắng chủ nghĩa tư bản.
V.I.Lê nin đã phát triển chủ nghĩa Mác trong thời đại mới - thời đại đế
quốc chủ nghĩa. Người đã chỉ rõ bản chất phản động toàn diện của chủ nghĩa đế
quốc khi chúng mở rộng sự bóc lột ra ngoài biên giới, làm tăng mâu thuẫn giữa
chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc thuộc địa. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
chính quốc muốn giành được thắng lợi cần phải đoàn kết chặt chẽ với các lực
lượng cách mạng ở thuộc địa và phụ thuộc, phải tích cực giúp đỡ các phong trào
giải phóng dân tộc bằng mọi hình thức có thể, phát triển tư tưởng của C.Mác,
V.I.Lê nin đã đề ra khẩu hiệu tập hợp lực lượng cách mạng phù hợp với thời kỳ
mới “vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.
Quốc tế cộng sản ra đời đã có những đóng góp to lớn vào việc nâng cao
giác ngộ cách mạng, tăng cường tổ chức, đoàn kết chặt chẽ các phong trào cách
mạng vô sản ở chính quốc với phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các
nước thuộc địa cùng hướng tới nhiệm vụ tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ áp
bức bóc lột. V.I.Lê nin còn chỉ rõ nhiệm vụ của những người cộng sản chân
chính là phải kiên quyết đấu tranh vạch trần tính chất phản động, phản khoa học
của các trào lưu tư tưởng cơ hội, xét lại nảy sinh trong các Đảng cộng sản, trong
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong các phong trào đấu tranh cho
độc lập dân tộc, khi nó phủ nhận vai trò, mối liên hệ giữa cách mạng chính quốc
và thuộc địa, đi theo chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hoặc chủ nghĩa dân tộc Sô vanh
nước lớn đối lập với chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính.
Nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin,
đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã hình thành tư
tưởng của mình, trong đó có tư tưởng về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại. Trên cơ sở xem xét các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đấu tranh
cho độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thấy hạn chế chung của nó là không có
một lý luận khoa học soi đường. Do đó, tất cả các phong trào đã không nhìn thấy
và nhân lên được các nguồn sức mạnh to lớn của dân tộc và của thời đại để đập
tan ách thực dân, phong kiến. Từ khi gặp chủ nghĩa Lê nin, Người khẳng định
“trong thời đại ngày nay, cách mạng Việt Nam chỉ có thể là cách mạng vô sản;
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản” (1). Đó là con đường duy nhất để dân tộc ta có độc lập, tự do,
ấm no, hạnh phúc thực sự. Và từ rất sớm, Người đã nhìn thấy mối liên hệ giữa
cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người nói “Cách mạng An Nam
cũng là một bộ phận của cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trong thế giới
đều là đồng chí của dân An Nam cả” (2). Đó là tư tưởng xuất phát, là cơ sở để
1
2
Hå ChÝ Minh toµn tËp, TËp 9, NXB CTQG, H, 1996, trang 34
Hå ChÝ Minh toµn tËp, TËp 2, NXB CTQG, H, 1995, trang 301
đoàn kết các lực lượng cách mạng trên thế giới tạo thành sức mạnh vô địch
chiến thắng kẻ thù.
Hồ Chí Minh nhìn thấy mối liên hệ hữu cơ giữa cách mạng ở thuộc địa và
cách mạng ở chính quốc, khi Người so sánh như một trong những cái cánh của
cách mạng vô sản. Do đó, tất yếu phải đoàn kết đấu tranh giữa phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng vô sản trên thế giới; tất yếu
phải kết hợp và phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vì lợi ích của
quốc gia và lợi ích quốc tế. Người viết: “Cách mạng ở Phương Tây muốn thắng
lợi thì nó phải biết liên kết chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa
đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch”
(1)
. Hồ Chí Minh luôn
khẳng định, đoàn kết là một sức mạnh vô địch; cần đoàn kết rộng rãi mọi lực
lượng, trong nước và quốc tế. Người nói “Đoàn kết là một lực lượng vô cùng
mạnh mẽ. Ngoài thì ta đoàn kết với nhân dân Miên, Lào, Liên Xô, Trung Quốc
và các nước bạn khác. Trong thì đoàn kết toàn thể nhân dân yêu nước, tức là
công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những thân sĩ kháng chiến,
nghĩa là 99% dân ta. Đó là sức mạnh vô địch”
(2)
. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ ý
nghĩa thắng lợi của cách mạng Việt Nam là góp phần bảo vệ hoà bình thế giới,
củng cố phe xã hội chủ nghĩa. Vì lợi ích của nhân dân lao động khắp thế giới về
cơ bản là nhất trí, do đó họ có thể và cần phải “đoàn kết để giải phóng mình khỏi
ách đế quốc”.
Như vậy, sự gắn bó hữu cơ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế
trong sứ mệnh lịch sử chung của giai cấp vô sản quy định tính tất yếu khách
quan của sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp
cách mạng Việt Nam nhằm tạo ra sức mạnh to lớn đánh thắng kẻ thù giành độc
lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng thành công, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ khi có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, cách mạng Việt Nam đã giành được
nhiều thắng lợi to lớn, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cách mạng Tháng
1
2
Hå ChÝ Minh toµn tËp, TËp 1, NXB CTQG, H, 1995, trang 277
Hå ChÝ Minh toµn tËp, TËp 7 NXB CTQG, H, 1996 trang 277
Tám thành công lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trước hết, đó là
thắng lợi của sức mạnh toàn dân đoàn kết, toàn dân tộc nhất tề đứng lên theo
Đảng làm cách mạng. Đó còn là thắng lợi của các lực lượng dân chủ chống phát
xít, tạo ra thời cơ ngàn năm có một, mà Đảng, Bác Hồ đã nhìn thấy và kiên
quyết chớp lấy thời cơ, nhân lên sức mạnh của khởi nghĩa toàn dân tộc để lật đổ
chế độ phong kiên mấy mươi thế kỷ, chế độ thực dân cũ gần 100 năm.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, so sánh thế và lực ban đầu giữa ta và địch tưởng chừng như “châu chấu đá
voi”, “trứng chọi đá”, nhưng chỉ sau một thời gian, dưới sự lãnh đạo tài tình của
Đảng và Bác Hồ, có đường lối, chiến lược, sách lược đúng, phát huy được sức
mạnh toàn dân đoàn kết, đồng thời tranh thủ sự đồng tình có hiệu quả về vật
chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của tình đoàn kết chiến
đấu đặc biệt Việt Nam - Lào - Cam pu chia, của bạn bè trên toàn thế giới, kể cả
nhân dân tiến bộ Pháp, Mỹ đã tạo ra sức mạnh vô địch, không một thế lực đế
quốc, phản động nào đương đầu nổi. Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954)
chấn động địa cầu; trận chiến 12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” (1972)
làm cho đế quốc Mỹ kinh hoàng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc vào
ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất Tổ quốc là những
mốc son lịch sử làm nức lòng nhân dân cả nước và bạn bè trên toàn thế giới.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là thắng lợi của chính nghĩa, thắng tàn
bạo, của cách mạng thắng phản động, thắng lợi của sức mạnh toàn dân đoàn kết,
phát huy đến cao độ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại mới. Như Hồ Chí
Minh đã khẳng định “điều đó chứng minh rằng, trong thời đại đế quốc chủ
nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và Đảng
của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi, trước hết là nông dân và đoàn kết
được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong mặt trận thống nhất, với sự đồng
tình và ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới, trước hết là phe xã hội chủ
nghĩa anh hùng, nhân dân nước đó nhất định thắng lợi” (1).
1
Hå ChÝ Minh toµn tËp, TËp 9, NXB CTQG, H, 1996, trang 315 - 316
Hiện nay, cách mạng thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, các thế lực đế
quốc, phản động do Mỹ cầm đầu đang theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới,
dùng chiến lược “vượt trên ngăn chặn” hòng xoá bỏ chủ nghĩa xã hội khỏi đời
sống chính trị thế giới. Với Việt Nam chúng áp dụng chiến lược “Diễn biến hoà
bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ, sử dụng sức mạnh quân sự khi thời cơ đến để
thủ tiêu thành quả cách mạng của chúng ta.
Nhưng với bản lĩnh Việt Nam, kế thừa truyền thống bất khuất của dân tộc,
kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, được tôi luyện qua lửa chiến tranh trong
thời đại Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vượt qua thời khắc hiểm nguy
nhất, tiếp tục tồn tại và phát triển. Ngày nay, cách mạng nước ta đang đứng
trước những thời cơ, vận hội mới, đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ, thách
thức mới. Thế nhưng, chúng ta có Đảng dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đổi mới toàn diện, mở rộng dân chủ,
chăm lo đến lợi ích của nhân dân, đã và đang phát huy sức mạnh toàn dân, kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Để góp phần vào thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới, đưa dân tộc ta vững bước vào kỷ nguyên mới, thực hiện thắng
lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục quán triệt và vận dụng sáng tạo các kinh
nghiệm, bài học lịch sử về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, luôn
giữ vai trò lãnh đạo của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, giải quyết đúng mối quan hệ giữa quốc gia và quốc tế, dân tộc và thời
đại, phát huy tốt các nhân tố nội sinh, khơi dậy được sức mạnh truyền thống, tạo
cơ sở vững chắc để chủ động kết hợp và phát huy yếu tố ngoại lực, tạo sức mạnh
tổng hợp, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới.
2. Yêu cầu mới về sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày nay cần được khai thác, vận dụng một
cách sáng tạo trong điều kiện lịch sử mới, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta đang ở trong bối
cảnh quốc tế mới có nhiều biến đổi phức tạp, mặc dù tính chất, nội dung cơ bản
của thời đại vẫn không thay đổi, vẫn là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại, nhưng tình hình thế giới có những biến động khá
mau lẹ, tương quan so sánh lực lượng chính trị, kinh tế, quân sự… trên thế giới
đang tạm thời có lợi cho các thế lực đế quốc phản động, cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đang bao trùm
toàn thế giới đã và đang ảnh hưởng và chi phối đến sự phát triển của các quốc
gia, dân tộc trong đó có Việt Nam.
ở nước ta, công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo đã đạt nhiều thành tựu to lớn, rất cơ bản, tạo nên thế và lực mới cho đất
nước, dân tộc ta bước vào thế kỷ XXI. Thế nhưng thực tế cũng cho thấy, chúng
ta đang đứng trước những thách thức lớn, những nguy cơ không nhỏ. Đất nước
ta đứng vững, phát triển được trong điều kiện một thế giới đầy biến động như
vừa qua là một thắng lợi vĩ đại của Đảng ta, nhân dân ta. Đó cũng là một bằng
chứng cho thấy trong điều kiện ngày nay vẫn cần phải và có thể kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo nên thế và lực cho đất nước.
Mục tiêu cơ bản của sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay là tiếp tục đẩy
mạnh và thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; xây dựng và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là một sự nghiệp đòi hỏi phải phát
huy toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam, tận dụng và
phát huy thế và lực mới của cách mạng nước ta; đồng thời phải tranh thủ những
điều kiện quốc tế thuận lợi, trước hết là xu thế phát triển về kinh tế, quá trình hội
nhập kinh tế thế giới, khoa học, công nghệ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của
các lực lượng tiến bộ trên thế giới đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước ta.
Mặt khác, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay
cũng có những bước phát triển mới, với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, với nội
dung mới về bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập kinh tế, Việt Nam là thành
viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với những thời cơ và thách thức
mới, đặt ra việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại hiện trong giai
đoạn hiện nay cần đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, tạo sức mạnh to lớn để giữ vững hoà bình và ổn định chính trị điều kiện căn bản để đất nước tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong bối
cảnh quốc tế mới.
Hiện nay, thế giới đã và đang tiếp tục chứng kiến cuộc đấu tranh gay gắt
giữa lực lượng tiến bộ với các thế lực đế quốc phản động - mà thực chất là cuộc
đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp. Cùng với các âm mưu, thủ đoạn trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, các thế lực thù địch sẵn sàng gây chiến đối
với những quốc gia có chủ quyền không tuân theo gậy chỉ huy của chúng. Vấn
đề đấu tranh cho hoà bình vẫn là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các quốc gia,
của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Chúng ta mong muỗn giữ vững
hoà bình. Dĩ nhiên, đó không phải là “hoà bình bằng mọi giá”, mà là một nền
hoà bình trên cơ sở độc lập, tự chủ, một nền hoà bình mà trong đó nhân dân ta
có thể sống, lao dộng và xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với mục tiêu ấy, cần tranh thủ xu
thế hoà bình, xu thế chống chiến tranh xâm lược của tất cả các nước, các dân
tộc, của mỗi con người tiến bộ trên thế giới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của chúng ta.
Thứ hai, tạo sức mạnh mới để giữ vững độc lập dân tộc và chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, chúng ta hiểu rằng nội hàm của khái
niệm Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không chỉ là đất nước theo phạm vi biên giới
quốc gia mà còn là chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, là nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là bản sắc văn hoá Việt Nam.
Giữ vững độc lập dân tộc trước hết phải kiên định và giữ vững con đường đổi
mới đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta, nhân dân ta đã chọn - con đường đựoc
nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới ủng hộ.
Yêu cầu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong
điều kiện mới, một mặt, phải động viên được toàn thể dân tộc Việt Nam sẵn
sàng đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền
tự do, độc lập, mặt khác, bằng nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nhân dân thông qua
các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, … khơi dậy và tranh thủ
được lương tri của nhân loại tiến bộ, làm cho thế giới hiểu rõ, hiểu đúng ta hơn,
tiến tới tạo ra một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đổi mới và phát
triển bằng cả tinh thần và vật chất. Nếu trong thời bình ta làm được việc đó, thì
chắc chắn khi cần thiết phải cầm vũ khí tiến hành chiến tranh chống xâm lược,
chúng ta sẽ được thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Trong thời đại ngày nay, bất cứ một
cuộc tiến công quân sự xâm lược nào, kẻ gây chiến dù điên cuồng đến mấy cũng
không thể không tính đến phản ứng của dư luận quốc tế và ngay cả ở trong nước
chúng.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc không chỉ đơn thuần về lĩnh vực chính trị. Trong một thế giới đầy
mâu thuẫn, chúng ta vẫn có thể tranh thủ được sự ủng hộ về kinh tế, quân sự, tạo
nên tiềm lực quân sự. Ngược lại, nếu chúng ta có tiềm lực quân sự mạnh mới có
thể tranh thủ được lợi thế trong quan hệ quốc tế. Theo hướng đó, lĩnh vực đối
ngoại quân sự, kinh tế quân sự cần được chú trọng đúng mức trong tình hình
mới.
Thứ ba, tạo động lực to lớn để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, đất nước ta đang cần có sự ổn định chính trị - xã hội để phát
triển. Với điểm xuất phát thấp về kinh tế, trong điều kiện nhiều nước trên thế
giới đã đạt đến trình độ phát triển kinh tế cao, muốn ổn định và phát triển chúng
ta phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta có thể tự hào về sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng, về nhân dân lao động cần cù, sáng tạo, về tiềm
năng và lợi thế chính trị - kinh tế của ta. Cái thiếu nhất của ta hiện nay là vốn,
công nghệ, kinh nghiệm tổ chức và tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Nếu biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chúng ta hoàn toàn có
khả năng để phát huy tính chủ động và lợi thế của Việt Nam, đồng thời tranh thủ
và phát huy có hiệu quả các yếu tố về vốn, công nghệ, kinh nghiệm của các
nước trên thế giới phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vẫn biết rằng, để có thể huy động được vốn, công nghệ và kinh nghiệm
của nước ngoài, trong một chừng mực nào đó, chúng ta có thể chấp nhận một sự
trả giá nhất định về mặt kinh tế. Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài, khi đầu tư
vào Việt Nam cũng phải tính đến lỗ, lãi, đến lợi nhuận. Do đó, giải quyết đúng
đắn quan hệ lợi ích của ta và của phía đầu tư cũng là vấn đề quan trọng cần chú
ý trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay và cũng là điểm cốt lõi trong kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong lĩnh vực kinh tế và bảo vệ Tổ
quốc.
Đương nhiên, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
vấn đề không phải chỉ có mỗi bài toán kinh tế. Một loạt các vấn đề khác về
chính trị - văn hoá - xã hội cũng cần được giải quyết thấu đáo. Khi tính toán lợi
ích kinh tế không được xa rời lợi ích về chính trị, văn hoá, xã hội. Chính vì vậy
quá trình hợp tác cũng phải được hiểu là quá trình đấu tranh, thậm chí còn đấu
tranh rất gay gắt. Tính chất gay gắt ấy đã vốn có trong mọi lĩnh vực. Thêm vào
đó, các thế lực đế quốc phản động còn kết hợp với “diễn biến hoà bình”, bạo
loạn lật đổ để chống phá chế độ ta. Rõ ràng, trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần luôn luôn kết hợp chặt chẽ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Cần kiên quyết chống quan điểm tách rời hai nhiệm vụ chiến lược hoặc
chỉ chú trọng phát triển kinh tế, không tính hết những yêu cầu của sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc. Trong tổ chức thực hiện không những phải có quan điểm, nhận thức
đúng mà cần phải có hành lang pháp lý chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đủ phẩm
chất và năng lực thể hiện sự kết hợp đó bằng việc làm cụ thể.
Những yêu cầu cơ bản đối với sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay cần được nhận
thức đầy đủ, được cụ thể hoá cả trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong hoạt động thực
tiễn của các cấp, các ngành với những biện pháp cụ thể, linh hoạt và sáng tạo.
3. Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả của việc kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Một là, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở vững chắc để phát huy sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
Từ luận giải trên chúng ta thấy rằng, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại là hai nguồn lực to lớn, song nó mới tồn tại ở dạng tiềm năng. Vì vậy, để
phát huy, khơi dậy và nhân lên thành sức mạnh tổng hợp phục vụ cho công cuộc
đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì vấn đề có tính nguyên tắc là phải giữ
vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng vừa là một
yếu tố cấu thành sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, vừa là một điều kiện
không thể thiếu để hình thành và nhân lên nhiều lần nguồn sức mạnh to lớn đó.
Đảng ta với đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo đã khơi dậy các nguồn lực
tiềm ẩn của dân tộc, mục tiêu chiến đấu của Đảng luôn luôn vì lợi ích dân tộc.
Cho nên, Đảng đã trở thành nguồn sống của dân tộc, là hạt nhân đoàn kết toàn
dân tộc, tập hợp, cảm hoá, hướng dẫn, động viên và khích lệ nhân dân tạo nên
nguồn sức mạnh vô cùng to lớn cùng với Đảng đưa sự nghiệp cách mạng Việt
Nam vượt qua muôn vàn gian nan, thử thách đi đến thành công như ngày nay.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng các giá trị truyền thống quý báu, các nhân tố tích
cực của dân tộc, các đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam được khơi dậy,
nẩy nở, phát huy trong thực tiễn đấu tranh cách mạng và trong công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cũng thông qua sự lãnh đạo
của Đảng mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước được
khai thác có hiệu quả, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, đất nước luôn ổn định và phát triển, vị thế của dân tộc được nâng cao trên trường
quốc tế, làm cho bè bạn trên khắp năm châu ngày càng hiểu rõ hơn về đất nước
và con người Việt Nam, tạo ra ưu thế để khai thác tốt hơn nhân tố thời đại phục
vụ trực tiếp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tế sinh động của công cuộc đổi mới đất nước hơn 20 năm qua, dưới
sự lãnh đạo của Đảng ta đã cho thấy, với đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng
hoá đa phương hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã tận dụng được nhiều lợi
thế, tạo ra được nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững
được môi trường hoà bình, ổn định chính trị – xã hội góp phần bảo vệ vững chắc
chủ quyền quốc gia dân tộc. Điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định là nhờ sự
lãnh đạo sáng suỗt của Đảng mà chúng ta đã giữ vững được mục tiêu độc lập
dân tộc, định hướng xã hội chủ nghĩa, làm cho các nguồn nội lực và ngoại lực được phát huy tốt hơn góp phần khẳng định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của nhân dân ta là đúng đắn và hợp qui luật phát
triển của lịch sử.
Chính chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng đã hàm chứa
tính nhân văn, nhân đạo cao cả, là một xã hội tương lai của nhân loại, vì thế kiên
trì mục tiêu độc lập dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội là nhân tố quyết định để phát huy sức mạnh thời
đại, sức mạnh của lương tri, khát vọng, trí tuệ và văn minh của loài người. Việt
Nam trong chiến tranh chống kẻ thù xâm lược đã là tâm điểm chú ý, quan tâm
giúp đỡ của nhân loại tiến bộ yêu chuộng hoà bình, còn Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới sẽ là tấm gương sáng cho đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu và là nhân
tố quan trọng của phong trào cách mạng thế giới, là niền tin tất thắng của chủ
nghĩa xã hội. Trong điều kiện hiện nay, để phát huy được sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đòi hỏi Đảng ta phải thường xuyên đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu, đặc biệt là nâng cao năng lực hoạch định đường lối
và tổ chức thực hiện đường lối đó trên thực tế. Nắm chắc các nhân tố thời đại,
tận dụng thời cơ, khắc phục nguy cơ, phát huy các lợi thế sẵn có, chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực bên
trong và bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hai là, phát huy cao độ nội lực, coi đó là nhân tố quyết định hàng đầu để
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp xây dựng bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kế thừa truyền thống “tự lực tự cường, đem sức ta giải phóng cho ta”,
ngày nay, đứng trước thời cơ lớn và thách thức lớn, Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta càng khẳng định quyết tâm không gì có thể thay thế được sức mạnh nội
lực của đất nước. Sức mạnh nội lực thực chất là sức mạnh bên trong của đất
nước bao gồm sức mạnh vật chất, sức mạnh tình thần và con người Việt Nam,
nó được thể hiện ở nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên khoán sản, lịch sử truyền
thống văn hoá, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc …. Việc phát huy cao độ
nội lực phải bằng cách dựa trên sức mạnh bên trong để tranh lấy thời cơ vượt
qua thách thức, tạo ra thế và lực mới để tiếp tục giữ vững sự ổn định và phát
triển của đất nước. Việc đề cao sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Những nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên mọi lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, quốc phòng - an
ninh…đã tạo cho đất nước khả năng tận dụng tối ưu những yếu tố có lợi, loại trừ
những yếu tố bất lợi của tình hình thế giới, vô hiệu hoá những mưu đồ thâm độc
của các thế lực thù địch, tranh thủ ngoại lực để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá bảo đảm cho đất nước luôn ổn
định và phát triển.
Ba là, chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Đây là một giải pháp quan trọng cho phép chúng ta khai thác các nguồn
lực, nhân tố thời đại, tận dụng nắm bắt các thời cơ và những điều kiện thuận lợi
của toàn cầu hoá, những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại để thực hiện
bước đi tắt đón đầu, rút ngắn bước quá độ.
Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
cần được nhận thức đúng đắn và đầy đủ rằng, chúng ta hoàn toàn chủ động
quyết định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chủ
trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Theo đó, chủ động là nắm
vững qui luật, tính tất yếu của các xu thế thời đại, của sự vận động kinh tế toàn
cầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, hình thức,
qui mô và bước đi thích hợp. Mặt khác, tính chủ động còn được thể hiện ở đa
dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, hợp tác quốc tế; sáng tạo, phân tích, lựa chọn
phương thức hành động đúng, dự báo được xu hướng vận động, biến đổi của
tình hình thế giới và khu vực, những tình huống thuận lợi và khó khăn trong hội
nhập để tránh được bất ngờ.
Bên cạnh đó, cũng cần phải hiểu rõ tính tích cực trong hội nhập là phải
chủ động khẩn trương chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương
mại tự do song phương và đa phương; điều chỉnh, đổi mới bên trong từ phương
thức lãnh đạo, quản lý cho đến hoạt động thực tiễn của các lực lượng, các cấp,
các ngành, các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế và cả hệ thống chính
trị. Từ trung ương đến địa phương, các ngành, các lĩnh vực, khối doanh nghiệp,
phải khẩn trương xây dựng lộ trình, kế hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, khắc phục tình
trạng trông chờ vào bảo hộ hoặc ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước. Tuy nhiên, phải
có bước đi thận trọng và vững chắc, tránh mơ hồ mất cảnh giác, chỉ nhìn thấy lợi
ích trước mắt, lợi ích kinh tế mà làm tổn hại đến các lợi ích khác của quốc gia
dân tộc. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nước trong
khu vực (ASEAN), các nước châu á Thái Bình Dương, các nước trong Tổ chức
thương mại thế giới ( WTO) để khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa
những thách thức bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của chúng ta.
Bn l, kt hp cht ch phỏt trin kinh t - xó hi vi quc phũng - an
ninh v hot ng i ngoi phỏt huy sc mnh dõn tc v sc mnh thi
i.
Cn phi quỏn trit v thc hin nht quỏn quan im ca ng ta l:
Kt hp phỏt trin - kinh t xó hi vi cng c quc phũng, an ninh phi c
thc hin ngay trong tng a bn lónh th, t cụng tỏc qui hoch, xõy dng k
hoch v hỡnh thnh cỏc d ỏn u t phỏt trin. Xõy dng tnh, huyn thnh
khu vc phũng th vng chc 1. Do ú, trong qui hoch tng th trờn bỡnh din
chin lc quc gia cng nh trong qui hoch, k hoch ca mi lnh vc, mi
ngnh v mi a phng phi hng vo vic thc hin kt hp hai nhim v
chin lc xõy dng v bo v vng chc T quc trong tỡnh hỡnh mi. Phỏt
trin nn kinh t c lp t ch ỏp ng nhu cu xõy dng T quc giu mnh,
cú kh nng cnh tranh trờn trng quc t, ng thi ỏp ng nhu cu xõy dng
nn quc phũng - an ninh vng mnh kh nng rn e k thự v ỏnh bi mi
mu khi chỳng liu lnh xõm lc nc ta. Xõy dng nn kinh t trong thi
k mi c ng ta xỏc nh phi gii quyt ỳng n mi quan h gia ni
lc v ngoi lc. Trong ú, ni lc l quyt nh, ngoi lc l quan trng, hai
ngun lc ú gn kt vi nhau thnh ngun lc tng hp phỏt trin t nc,
tng cng an ninh - quc phũng. Mt khỏc, quan tõm m rng hot ng cụng
tỏc i ngoi, ng viờn sc mnh tng hp ca mi t chc, mi lc lng, cỏc
thnh phn kinh t cựng tham gia vo hot ng i ngoi nhm m bo thc
hin cú hiu qu ng li c lp t ch, chớnh sỏch i ngoi rng m ca
ng, Nh nc ta. Trc yờu cu ca cụng cuc i mi t nc, hot ng
i ngoi ca ta ngy cng m rng v quy mụ, phong phỳ v hỡnh thc, a
dng v t chc, ó gúp phn to ln vo vic phỏ th bao võy, cm vn ca cỏc
th lc thự ch v a nc ta tr thnh mt nc cú uy tớn trờn trng quc t.
Tuy nhiờn, thc t cho thy mun hot ng ca cụng tỏc i ngoi cú hiu qu
v bn vng nht thit phi da trờn c s thc lc ca ta v mt ng li i
ngoi thng nht, phi tng cng s lónh o ca ng, s qun lý ca Nh
nc v kt hp cht ch hot ng i ngoi trờn cỏc lnh vc chớnh tr, kinh t,
vn hoỏ giỏo dc, khoa hc k thut, quc phũng - an ninhVi nhiu lc
1
. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 228.
lượng, nhiều tổ chức, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia. Tích cực đẩy mạnh
hoạt động đối ngoại quân sự nhằm tuyên truyền và xây dựng quan hệ hữu nghị
với nhân dân và quân đội các nước trong khu vực, thế giới, làm cho bè bạn hiểu
đầy đủ hơn về một nước Việt Nam thân thiện, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác, về
quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Năm là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo điều kiện môi trường thuận lợi thu hút, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực.
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ
một nước nông nghiệp, nghèo nàn và lạc hậu, vì thế để thoát khỏi đói nghèo và
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta không có con đường nào khác
là phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tạo ra một sự biến đổi lớn trong toàn bộ nền kinh tế
và đời sống xã hội; tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành, vùng, miền và sẽ
thu hút được nguồn vốn lớn trong và ngoài nước. Đặc biệt là sẽ thu hẹp được
khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, tạo ra nhiều việc làm cho
người lao động góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Tuy nhiên, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đòi hỏi Đảng, Nhà nước và toàn dân ta phải có sự nỗ lực lớn, đóng góp cả công
sức, trí tuệ, chủ động và sáng tạo trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa
dạng hoá các ngành, nghề, sản phẩm theo hướng vươn ra thị trường thế giới.
Mạnh dạn tiếp cận và áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại vào
quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý, điều hành kinh tế - xã hội.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, cần
phải tập trung tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Chính công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn sẽ làm chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế ở các khu vực này theo hướng công, nông nghiệp và dịch
vụ; giải quyết được công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, khắc
phục được tình trạng lao động nông nhàn; tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho
nông dân; mở ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi để mọi người dân vươn lên
thực hiện xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.
Bên cạnh đó, quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn còn phải định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa
phương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Phải có chiến
lược phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội chung của cả nước, của từng địa phương,
nhất là những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn như vùng cao, vùng sâu, vùng
xa; tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng các vùng nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, tăng cường đầu tư xây dựng
các nhà máy chế biến nông sản ở các địa phương trên cả nước, tìm đầu ra cho
sản phẩm nông nghiệp…Có thể nói rằng, trong điều kiện toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang tạo ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi để
đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp - một ưu thế của nước ta; tạo ra nhiều
việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và mức sống cho nhân dân góp
phần giảm bớt tỉ lệ người nghèo, hộ nghèo, thu hẹp dần khoảng các giàu nghèo
trong cả nước.
Mặt khác, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, chúng ta tích cực
đẩy mạnh hợp tác, tiếp thu trình độ, kinh nghiệm tổ chức quản lý và chuyển giao
công nghệ từ bên ngoài, trên cơ sở quán triệt phương châm “đi tắt đón đầu” để
tập trung phát triển các ngành kinh tế công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế của đất
nước như công nghệ tin học, công nghệ chế tạo…Điều đáng quan tâm và hết sức
cảnh giác là tránh bị lợi dụng trong quá trình chuyển giao công nghệ, để các
nước biến nước ta trở thành một bãi thải công nghiệp cho nước ngoài. Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp lâu dài, là phương tiện hữu hiệu để phát
triển đất nước, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Vì thế, chúng ta
phải biết phát huy tốt nội lực như nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên khoán sản
của đất nước, môi trường hoà bình ổn định … kết hợp với sức mạnh ngoại lực
như nguồn vốn, khoa học công nghệ, trình độ, kinh nghiệp tổ chức quản lý…
phục vụ cho sự nghiệp này. Song vấn đề đặt ra là phải quản lý, sử dụng chúng
một cách có hiệu quả nhất, tránh trình trạng để thất thoát, lãng phí, hoặc sử dụng
sai mục đích.
Sáu là, xây dựng môi trường hoà bình, giữ vững sự ổn định chính trị - xã
hội tạo điều kiện để phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong giai
đoạn hiện nay.
Hoà bình là một trong những mục tiêu, xu hướng lớn của thời đại, là khát
vọng mong mỏi của hàng tỉ người trên khắp hành tinh, đồng thời nó cũng là điều
kiện để phát huy sức mạnh tổng lực trong và ngoài nước phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta hiện nay.
Đất nước hoà bình, tình hình chính trị - xã hội ổn định sẽ cho phép chúng
ta tập trung được mọi nguồn lực vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, có thời gian,
điều kiện để khai thác mọi tiềm năng của đất nước, phát huy được sức người sức
của, tài trí của từng con người Việt Nam và toàn dân tộc phục vụ cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhờ có môi trường hoà bình, tình hình chính
trị - xã hội ổn định mà Việt Nam trở thành điểm đến và là nơi thu hút đầu t ư,
làm ăn an toàn nhất trên thế giới. Hoà bình còn là một nhân tố quan trọng cấu
thành sức mạnh của thời đại, bảo đảm cho các nhân tố khác được khai thác và
phát huy có hiệu quả. Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng, ở đâu hoà
bình được duy trì, giữ vững, tình chính trị - xã hội ổn định thì ở đó mọi nguồn
lực trong nước và ngoài nước được phát huy tích cực, nhân dân có được cuộc
sống ấm no, giàu mạnh; trái lại, nơi nào thường xuyên bất ổn, chính trị - xã hội
rối ren, xung đột, chiến tranh cục bộ xảy ra… thì nơi đó sẽ gặp nhiều khó khăn,
thử thách trong phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống của nhân dân sẽ nghèo đói
và chậm phát triển, sức mạnh của dân tộc bị suy yếu, thậm chí làm triệt tiêu các
nhân tố sức mạnh của thời đại.
Đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, cần phải kiên quyết giữ vững
môi trường hoà bình, bảo đảm sự ổn định về mọi mặt của đất nước, nhất là ổn
định về mặt chính trị, tăng cường mở rộng quan hệ song phương và đa phương
tạo môi trường quốc tế thuận lợi để ổn định và phát triển đất nước, thực hiện
dõn, giu nc mnh, xó hi cụng bng, dõn ch, vn minh s l nhõn t quan
trng khai thỏc v phỏt huy ngy cng cú hiu qu sc mnh dõn tc v sc
mnh thi i. Tuy nhiờn, cn phi luụn luụn cao cnh giỏc cỏch mng trc
mi õm mu, th on ca cỏc th lc thự ch. Chỳng cha bao gi t b ý
nh chng phỏ nc ta. Hin nay, li dng chớnh sỏch m ca, hi nhp; li
dng vic chỳng ta khai thỏc cỏc ngun sc mnh ca thi i k thự cng
theo ú, xõm nhp tin hnh chng phỏ chỳng ta mnh hn, tinh vi hn. Vỡ vy,
mt mt chỳng ta hp tỏc, lm n vi nc ngoi, n lc gi vng ho bỡnh,
khụng xy ra xung t chin tranh; mt khỏc, chỳng ta phi chun b chu ỏo,
tng cng tim lc quc phũng, an ninh, xõy dng Quõn i nhõn dõn v
Cụng an nhõn dõn cỏch mng, chớnh qui, tinh nhu, tng bc hin i, l lc lng nũng ct ca sc mnh quc phũng - an ninh; nõng cao cht lng tng
hp, sc chin u lc lng v trang thc s l lc lng chớnh tr trong
sch, vng mnh, tuyt i trung thnh vi T quc, vi ng, Nh nc v
nhõn dõn, luụn c nhõn dõn tin cy, yờu mn 1.
Nh vy, kt hp sc mnh dõn tc vi sc mnh thi i trong s nghip
xõy dng v bo v T quc Vit Nam xó hi ch ngha hin nay l vn
mang tớnh qui lut trong quỏ trỡnh cỏch mng xó hi ch ngha v l bi hc kinh
nghim quớ giỏ c ng ta ỳc kt trong thc tin lónh o cỏch mng. Vi
iu kin quc t mi v nhng c im ca nc ta hin nay thỡ s kt hp ú
cú ý ngha chin lc, quyt nh s thnh bi ca cỏch mng. mun thc hin
tt c s kt hp gia sc mnh dõn tc v sc mnh thi i, ũi hi chỳng
ta phi nm chc nhng nhõn t c bn cu thnh ca nú, ng thi hiu ỳng v
trớ, vai trũ ca tng thnh t. Trong mi quan h gia hai ngun sc mnh ny
thỡ sc mnh dõn tc bao gi cng gi vai trũ quyt nh, cũn sc mnh thi i
cú vai trũ to ln, khụng th thiu trong s nghip xõy dng v bo v T quc,
do ú nhn thc v gii quyt ỳng n mi quan h ny s nõng sc mnh ca
mi thnh t lờn mt tm cao mi. cng cn phi nhn thc rng, trong sc
1
. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H. 2006, tr. 38.
mạnh dân tộc đã hàm chứa yếu tố thời đại và trong sức mạnh thời đại đã bao
hàm cả nhân tố dân tộc, giữa chúng có sự đan xen, xâm nhập, hỗ trợ và bổ sung
lẫn nhau. Cho nên, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một tất
yếu khách quan để tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng nước ta dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.