BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UNICEF VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM
CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ
HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGƠN NGỮ
HỌC HỊA NHẬP CẤP TIỂU HỌC
(Tài liệu hướng dẫn giáo viên các trường tiểu học
có học sinh khuyết tật học hịa nhập)
Nhóm tác giả biên soạn:
1. TS Bùi Thị Lâm
2. Ths. Nguyễn Minh Phương
Hà Nội, 2015
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI LIỆU
Được sự hỗ trợ của tổ chức Unicef và Dự án giáo dục trẻ em của Bộ Giáo
dục & Đào tạo, tài liệu “Chiến lược dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật ngôn
ngữ học hòa nhập cấp tiểu học” được biên soạn nhằm góp phần giúp các thầy,
cơ giáo, các nhà quản lí và những người quan tâm có thể tìm hiểu và thực hành
áp dụng một số biện pháp dạy học và hỗ trợ học sinh khuyết tật ngôn ngữ (HS
KTNN) học hòa nhập.
1. Mục tiêu của tài liệu
1.1. Kiến thức: Cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về HS KTNN (khái
niệm, dấu hiệu nhận biết, đặc điểm của học sinh khuyết tật ngôn ngữ); nội dung,
cách thức điểu chỉnh trong dạy học hòa nhập HS KTNN, một số kĩ thuật hỗ trợ
HS KTNN trong dạy học hịa nhập, tạo mơi trường học tập phù hợp cho HS
KTNN, cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân và hỗ trợ cá nhân học
sinh khuyết tật ngôn ngữ ở nhà và ở trường.
1.2. Kỹ năng: Cung cấp các kĩ năng nhận biết, đánh giá học sinh khuyết tật ngôn
ngữ, kỹ năng dạy học và hỗ trợ HS KTNN: kĩ năng điều chỉnh, sửa lỗi phát âm,
hỗ trợ học sinh nói lắp, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá
nhân cho học sinh KTNN.
1.3. Thái độ: Tin tưởng vào khả năng học hoà nhập của HS KTNN khi có sự hỗ
trợ từ phía giáo viên, gia đình, bạn bè và cộng đồng.
2. Cấu trúc của tài liệu
Tài liệu bao gồm ba mô đun:
- Mô đun 1: Hiểu về học sinh khuyết tật ngôn ngữ
- Mô đun 2: Dạy học hịa nhập học sinh KTNN cấp tiểu học
- Mơ đun 3: Hỗ trợ cá nhân học sinh KTNN cấp tiểu học
Do những hạn chế chủ quan và khách quan, cuốn tài liệu chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của các giáo viên, các đồng nghiệp để tài liệu hồn thiện và phục vụ tốt hơn
cho cơng tác giáo dục trẻ khuyết tật.
Các tác giả
MỤC LỤC
MÔ ĐUN 1. HIỂU VỀ HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ ..................... 1
1.1. Nhiệm vụ 1: Khái niệm học sinh khuyết tật ngôn ngữ .............................. 1
1.2. Nhiệm vụ 2: Nhận biết học sinh khuyết tật ngôn ngữ ............................. 11
1.3. Nhiệm vụ 3: Đặc điểm của học sinh khuyết tật ngơn ngữ bậc tiểu học .. 16
MƠ ĐUN 2. DẠY HỌC HỊA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGƠN NGỮ
............................................................................................................................. 19
2.1. Nhiệm vụ 1: Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh KTNN .......... 19
2.2. Nhiệm vụ 2: Một số kĩ thuật hỗ trợ trong dạy học hòa nhập HS KTNN . 23
2.3. Nhiệm vụ 3: Đánh giá kết quả học tập của HS KTNN ............................ 32
MÔ ĐUN 3. HỖ TRỢ CÁ NHÂN HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
CẤP TIỂU HỌC.................................................................................................. 38
3.1. Nhiệm vụ 1: Kế hoạch giáo dục cá nhân với học sinh KTNN ................ 38
3.2. Nhiệm vụ 2: Hỗ trợ giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật ngôn ngữ ở
trường và ở nhà.................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 48
MÔ ĐUN 1. HIỂU VỀ HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGÔN NGỮ
Mục tiêu:
Sau khi học xong mơ-đun này, học viên có khả năng:
- Kiến thức
+ Trình bày và phân biệt các khái niệm giao tiếp, ngơn ngữ, lời nói, khó
khăn về giao tiếp, khó khăn về ngơn ngữ, khó khăn về lời nói, học sinh khuyết
tật ngơn ngữ.
+ Mơ tả được một số dấu hiệu nhận biết học sinh khuyết tật ngơn ngữ.
+ Phân tích được các đặc điểm cơ bản của học sinh khuyết tật ngôn ngữ.
- Kĩ năng: Nhận biết học sinh có dấu hiệu khuyết tật ngơn ngữ trong lớp học.
- Thái độ: Có thái độ phù hợp, tích cực đối với học sinh khuyết tật ngơn ngữ
trong lớp học.
Nội dung:
1.1. Nhiệm vụ 1: Khái niệm học sinh khuyết tật ngôn ngữ
1.1.1. Hoạt động 1: Hiểu và phân biệt các khái niệm: giao tiếp, ngơn ngữ, lời nói
1.1.1.1. Thảo luận
- Học viên thảo luận trong nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu quan điểm, ý hiểu của mình về các khái niệm: giao tiếp, ngơn
ngữ, lời nói?
- Giảng viên phân tích và kết luận
1.1.1.2. Thơng tin phản hồi
a. Giao tiếp
- Giao tiếp là quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa các chủ thể bằng
phương tiện ngơn ngữ; có thể là ngơn ngữ có lời và ngôn ngữ phi lời (Maria
Angela Martinez, 2004).
- Hoạt động giao tiếp thành cơng là khi chúng ta có thể nghe và hiểu những gì
người khác nói (tức sự tiếp nhận ngơn ngữ thành cơng) và có thể nói lên những
1
suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chúng ta (sự biểu đạt ngơn ngữ thành cơng). Cần
có rất nhiều kĩ năng khác đi kèm thì mới thực hiện được điều này ngay cả khi
chúng ta vẫn nghe, nói được bình thường.
- Mơ hình giao tiếp thành cơng được thể hiện rõ trong mơ hình đầu vào (tiếp
nhận) và đầu ra (biểu đạt) thông tin của Kate Ripley and Jenny Barrett [8;19].
Theo đó, một người tiếp nhận thành cơng một thơng điệp khi người đó có kĩ
năng nghe tốt, có phản ứng phù hợp, có khả năng xử lí và phân tích âm vị và cấu
trúc câu, tìm thấy sự tương ứng giữa âm và nghĩa từ, hiểu cấu trúc bề mặt của
thơng điệp, cuối cùng là hiểu mục đích giao tiếp của người nói. Một người biểu
đạt thành cơng khi có một ý tưởng phù hợp ngữ cảnh giao tiếp, tìm được các từ
ngữ thích hợp, tìm được âm phù hợp với các từ và đặt các từ ngữ này vào trong
câu, cuối cùng là ra quyết định truyền thông điệp một cách phù hợp.
Mơ hình này như sau:
Các kĩ năng tiếp nhận
Thông tin
đầu vào
- Kĩ năng lắng nghe tốt
- Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù
hợp với thông tin nhận được.
- Xử lí âm vị học, phân tích
cấu trúc câu.
- Tìm thấy sự tương hợp giữa
âm và nghĩa của từ.
Hiểu
- Hiểu cấu trúc bề mặt của
thông điệp.
- Hiểu mục đích giao tiếp
cuối cùng của người nói.
2
Vấn đề ngữ
dụng
Vấn đề ngữ
pháp
Vấn đề ngữ
nghĩa
Chức năng
thực hiện
Các kĩ năng biểu đạt
Thơng tin
đầu ra
- Hình thành 1 ý tưởng
liên quan với kiến thức
về thế giới, về khái niệm
và liên quan với ngữ cảnh
- Tìm được các từ ngữ
thích hợp
- Tìm âm thích hợp cho
các từ.
- Đặt các từ, ngữ vào
một câu: trật tự từ, các
cách kết hợp từ.
Giao tiếp
tốt
- Đảm bảo thơng điệp
thích hợp với những gì sẽ
nói và tìm cách gửi đến
người nhận cụ thể.
- Khi nào truyền thơng
điệp.
Xử lí vấn đề
Vấn đề ngữ
nghĩa
Vấn đề cú
pháp
Vấn đề sử
dụng
b. Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hệ thống có tổ chức của các kí hiệu võ đốn & các cấu trúc
tầng bậc có quy tắc, được sử dụng như một phương tiện giao tiếp. (Brandone &
cộng sự, trong Paul, R. 2001). Trong đó, cấu trúc tầng bậc được thể hiện ở các
đơn vị từ nhỏ đến lớn, gồm: âm, từ, ngữ, câu, văn bản.
- Ngôn ngữ là sự kết hợp phức tạp của ba bình diện chính: hình thức, nội dung
và cách sử dụng (Bloom và Lahey, 1978). Các bình diện này tuy có sự khác biệt
nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
3
Sự kết hợp của ngơn ngữ
NỘI
DUNG
HÌNH
THỨC
SỬ
DỤNG
Về mặt hình thức gồm có ngữ âm – âm vị, hình thái và cú pháp.
Ngữ âm-âm vị bao gồm hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ và những quy
tắc kết hợp những âm thanh này với nhau. Mỗi ngơn ngữ có hệ thống âm vị hoặc
âm thanh tiếng nói riêng và sự kết hợp âm thanh này tạo thành nét đặc trưng của
một ngôn ngữ. Các quy tắc âm vị học chi phối việc phân bố và trình tự, vị trí của
các âm vị trong một ngơn ngữ. Ví dụ, trong tiếng Việt, âm vị [ngh] có thể tồn tại
trong các tiếng như: nghĩ, nghe,… ở vị trí làm phụ âm đầu của âm tiết nhưng lại
khơng xuất hiện ở vị trí cuối âm tiết.
Quy tắc về sự phối hợp sẽ quy định những âm tiết nào có thể xuất hiện trong
1 âm tiết và những âm vị nào có thể kết hợp được với nhau. Ví dụ: âm tiết “vườn”
có thể được chấp nhận trong tiếng Việt nhưng âm tiết “vưàn” thì không tồn tại.
Cú pháp bao gồm những quy tắc sắp xếp, kết hợp các từ theo trật tự, cấu
trúc nhất định trong một câu (hoặc phát ngôn). Các nguyên tắc cú pháp chi phối
dạng thức và cấu trúc của câu. Chúng bao gồm trật tự từ, tổ chức câu, mối quan
hệ giữa các từ, ngữ, mệnh đề. Cú pháp chỉ ra sự kết hợp từ nào, dạng thức ngữ
pháp nào có thể được chấp nhận hoặc khơng. Những hiểu biết về các quy tắc
ngôn ngữ cho phép người sử dụng ngơn ngữ có thể hiểu và sử dụng ngơn ngữ.
Ví dụ: cấu trúc câu phổ biến của tiếng Việt là C-V-B (Chủ ngữ - vị ngữ - bổ
ngữ), như “Mẹ nấu cơm.” mà không thể đổi thành trật tự C-B-V “Mẹ cơm nấu”.
Mặt nội dung ngơn ngữ chính là bình diện từ vựng, ngữ nghĩa bao gồm từ
và ý nghĩa của từ, câu. Những quy tắc kết hợp nghĩa của các từ để tạo thành
4
những cụm từ và câu có nghĩa. Ví dụ: trong tiếng Việt, nghĩa sẽ khác nhau khi
các kết hợp có sự khác biệt, như “đời người” và “người đời”.
Mặt ngữ dụng hay việc sử dụng ngơn ngữ chính là bình diện chức năng bao
gồm việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp với những bối cảnh khác
nhau để đạt được mục đích giao tiếp nhất định.
c. Lời nói
- Lời nói là phương thức giao tiếp, liên quan đến quá trình tạo âm được sử dụng
qua sự phối hợp chính xác của mơi, lưỡi, vịm miệng, hệ thống cơ, hệ thống hô
hấp và não bộ. (Maria Angela Martinez, 2004)
Cùng một lời nói nhưng ở mỗi cá nhân có sự khác nhau về mặt âm thanh.
Âm thanh của lời nói cũng như âm thanh trong thế giới tự nhiên xung quanh
chúng ta, về bản chất đều là những sóng âm được truyền trong một môi trường
nhất định và thường là khơng khí. Khi chúng ta nói, dây thanh trong hầu chấn
động, tạo nên những sóng âm. Chúng được truyền trong khơng khí đến tai người
nghe. Âm thanh có những đặc trưng để phân biệt nhau là:
+ Cao độ do tần số dao động của vật thể quyết định. Dây thanh chấn động
nhanh cho ta những âm cao, chấn động chậm cho ta những âm thấp. Đơn vị đo
cao độ là Hertz (Hz). Tần số là số chu kì được thực hiện trong 1 giây. Tần số
càng lớn thì âm phát ra càng cao và ngược lại.
+ Cường độ hay độ mạnh của âm thanh, do biên độ dao động của vật thể
quyết định. Dây thanh chấn động mạnh so với tư thế nghỉ ngơi thì âm phát ra
lớn và ngược lại thì âm phát ra nhỏ.
+ Âm sắc là sắc thái của âm thanh. Sự khác nhau của âm sắc là do sự khác
nhau của các hộp cộng hưởng. Miệng của con người với tư cách là một hộp cộng
hưởng khác nhau do vị trí của lưỡi, mơi, hàm thay đổi mà trở thành rất nhiều
hộp cộng hưởng khác nhau và ta có những âm với âm sắc khác nhau.
+ Trường độ hay là độ dài của âm thanh. Độ dài của âm thanh tạo nên sự
tương phản giữa các bộ phận của lời nói.
5
Các bình diện này của âm thanh phụ thuộc vào các đặc điểm sinh học của
con người như độ tuổi, giới tính, thể chất,...
1.1.2. Hoạt động 2: Khái niệm khó khăn về giao tiếp, khó khăn về ngơn ngữ,
khó khăn về lời nói
1.1.2.1. Thảo luận
- Học viên thảo luận trong nhóm nhỏ, mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi:
+ Khó khăn về giao tiếp là gì?
+ Khó khăn về ngơn ngữ là gì?
+ Khó khăn về lời nói là gì?
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giảng viên phân tích và kết luận.
1.1.2.2. Thơng tin phản hồi
a. Khó khăn về giao tiếp
Khó khăn về giao tiếp là sự suy giảm khả năng tiếp nhận, truyền tải, xử lí
các khái niệm bằng lời, không lời và bằng hệ thống các biểu tượng chữ viết
(ASHA, 1993).
Có thể nhận thấy sự suy giảm hay khó khăn về việc trao và nhận thơng tin
bằng lời, không lời và bằng chữ viết là biểu hiện rõ nét nhất của sự khó khăn về
giao tiếp. Như thế, nội hàm của khó khăn về giao tiếp là khó khăn trong việc tiếp
nhận và/hoặc truyền đạt thông tin ở các kênh giao tiếp khác nhau như: kênh lời
nói và/ hoặc kênh chữ viết.
b. Khó khăn về ngơn ngữ
Khó khăn về ngôn ngữ là một sự chậm trễ đáng kể trong việc sử dụng và/
hoặc hiểu về ngơn ngữ nói và/ hoặc ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ được xem xét ở
các bình diện như hình thức (âm vị, cú pháp, và hình thái), nội dung hoặc ý
nghĩa (ngữ nghĩa), cách sử dụng (ngữ dụng) (ASHA, 1993).
Các dạng tật ngôn ngữ xét theo tiêu chí bình diện ngơn ngữ gồm:
- Khó khăn về hình thức ngơn ngữ: gồm các khó khăn trong việc sử dụng hình thái,
cấu trúc cú pháp và khả năng về ngữ âm – âm vị.
6
+ Khó khăn về ngữ âm – âm vị: ngữ âm – âm vị là là hệ thống âm thanh
của ngôn ngữ và các quy tắc chi phối sự kết hợp âm thanh. HS bị rối loạn về ngữ
âm – âm vị sẽ gặp khó khăn trong việc nhận thức về âm thanh và các âm tiết
của từ. Một số nghiên cứu cho thấy, đây là một điều kiện tiên quyết cho việc học
ngôn ngữ viết, tức là phát triển khả năng đọc và chính tả.
+ Khó khăn về cú pháp: ở dạng này, HS có thể gặp khó khăn trong việc
hiểu, sử dụng các kiểu câu có cấu trúc đơn giản lẫn phức tạp. Chẳng hạn như HS
gặp khó khăn trong việc dùng câu phân chia theo mục đích nói,… hay khó khăn
trong việc sắp xếp trật tự các từ trong câu, đặc biệt là câu ít dùng, ít gặp và hay
tỏ ra khó hiểu khi xuất hiện các câu kiểu này .v.v.
- Khó khăn về nội dung ngơn ngữ: sự phát triển mặt nội dung ngôn ngữ bao hàm
cả sự tăng lên về lượng (vốn từ) và sự biến đổi về chất (tính phức tạp và trừu
tượng trong vốn từ ngữ) của HS. Điều này phản ánh các khái niệm và ý tưởng
chứa đựng trong từ ngữ mà HS lĩnh hội được. Ở giai đoạn trước 6 tuổi, HS mới
chỉ có vốn từ ngữ sử dụng trong giao tiếp thông thường, sang giai đoạn học đường
HS học được vốn từ ngữ nhà trường, diễn đạt các khái niệm môn học, các thuật
ngữ khoa học ngày càng phức tạp và trừu tượng hơn. Khiếm khuyết ở khía cạnh
này có thể làm HS hạn chế vốn từ, hạn chế các loại ngữ nghĩa, thiểu hụt khả năng
điều chỉnh từ, thiếu kĩ năng kết hợp từ và khó sử dụng những cụm từ cố định như
thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ… HS này cũng gặp hạn chế trong việc hiểu và sử
dụng những câu nói đùa, cách nói bóng bẩy hay mang nghĩa ẩn dụ.
- Khó khăn về sử dụng ngơn ngữ: là HS gặp khó khăn trong việc vận dụng các
quy tắc ngơn ngữ trong các tình huống, ngữ cảnh giao tiếp khác nhau. Ngôn ngữ
được sử dụng như là một dạng công cụ hữu hiệu của giao tiếp và tư duy. Sự phát
triển mặt sử dụng ngôn ngữ ở trẻ em và vị thành niên biểu hiện qua khả năng hoạt
hóa ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hiệu quả các chức năng của ngôn ngữ phù hợp
với mục đích và bối cảnh. Chẳng hạn, từ chỗ HS sử dụng được ngôn ngữ trong
chức năng giao tiếp ở mục đích thỏa mãn nhu cầu ăn uống, đến chỗ sử dụng được
ngơn ngữ cho mục đích tranh luận và thuyết phục người khác một cách trực tiếp
7
(qua nói, diễn thuyết) hoặc gián tiếp (viết bài nghị luận) ở cuối bậc trung học là
một chặng dài trong diễn trình phát triển khả năng sử dụng ngơn ngữ.
Các khó khăn này có thể tồn tại ở các mức độ từ nhẹ đến nặng.
c. Khó khăn về lời nói
Khó khăn về lời nói là sự suy giảm về khả năng phát âm với đặc trưng là sự
thừa, thiếu hoặc biến dạng của âm thanh tiếng nói; sự mất lưu lốt với đặc
trưng là sự bất thường về độ trơi chảy, nhịp điệu, sự lặp đi lặp lại các âm thanh;
hoặc sự rối loạn về giọng nói với đặc trưng là sự bất thường về cao độ, âm sắc,
cường độ, trường độ, chất lượng phát âm (ASHA, 1993)
Các dạng khó khăn về lời nói thường gặp:
- Nói ngọng: hay cịn gọi là phát âm sai. Đây là dạng phổ biến nhất trong các
khó khăn về lời nói. Hiện tượng nói ngọng được thấy ở học sinh có sự bất
thường về cấu tạo cơ quan phát âm (ví dụ, sứt mơi, khe hở vịm) và cả ở những
em bình thường về cấu tạo cơ quan phát âm.
- Nói lắp: hay cịn gọi là nói cà lăm, là sự rối loạn về âm điệu, nhịp điệu, tính lưu
lốt của lời nói, kèm theo sự phát sinh những cơn co giật, căng thẳng ở các cơ
tham gia hoạt động nói.
- Nói khó: khơng chỉ khó khăn về mặt phát âm mà cịn rối loạn ở các thành phần
ngữ âm khác như thanh điệu, nhịp điệu, ngữ điệu, hơ hấp…
- Chậm nói: là sự chậm trễ trong việc vận dụng các cơ chế tạo âm thanh lời nói
trong giao tiếp.
- Rối loạn về giọng: những rối loạn về giọng thường gặp gồm: mất giọng, giọng
nói quá cao (thé), quá trầm (khàn đục), giọng nói quá to (oang oang), giọng quá
nhỏ (thều thào). Ngoài ra, sự sai giọng cịn biểu hiện ở việc nói sai cữ giọng so
với đặc điểm chung về độ tuổi và giới tính.
- Khơng có ngơn ngữ (thất ngơn) và mất ngơn ngữ (mất ngơn)
+ Khơng có ngơn ngữ: nếu một học sinh vì ngun nhân nào đó dẫn đến
bệnh tật hay chấn thương xảy ra trong thời kỳ tiền ngôn ngữ, dẫn tới sự phá hủy
cơ chế trung ương điều khiển hoạt động ngơn ngữ thì hậu quả sẽ là học sinh đó
8
khơng nói được hoặc nghe được nhưng khơng hiểu được. Tức là học sinh đó bị
rối loạn ở khả năng biểu đạt lời nói hoặc ở khả năng cảm thụ, tiếp nhận lời nói
hoặc cả hai.
+ Mất ngơn ngữ: do hậu quả của bệnh tật hoặc chấn thương nào đó khiến
học sinh mất hoàn toàn hay một phần khả năng nói, mặc dù trước đó từng nói
được. Trong trường hợp này, các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, của ngôn ngữ
đều bị phá hủy. Nếu học sinh vẫn nghe được và cịn có khả năng sử dụng được
lời nói nhưng hiểu ít hoặc khơng hiểu thì gọi là mất khả năng tiếp nhận lời nói.
Ngược lại, học sinh nghe hiểu nhưng khơng nói được hoặc nói được rất ít thì gọi
là mất khả năng biểu đạt lời nói.
1.1.3. Khái niệm học sinh khuyết tật ngôn ngữ
1.1.3.1. Thảo luận
- Học viên thảo luận trong nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là học sinh khuyết tật ngôn ngữ?
- Giảng viên phân tích và kết luận.
1.1.3.2. Thơng tin phản hồi
Học sinh khuyết tật ngơn ngữ là học sinh có biểu hiện thiếu hụt hoặc mất ít
nhiều những yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp (so với ngôn ngữ chuẩn) dẫn đến
trong học tập và giao tiếp hàng ngày các em gặp khó khăn cần trợ giúp.
Ngơn ngữ chuẩn ở đây được xem xét mở rộng hơn. Đó là ngôn ngữ được
mọi người trong môi trường ngôn ngữ ấy thừa nhận, kể cả phương ngữ (ngôn
ngữ địa phương, tiếng miền nam, miền bắc, miền trung…).
Mọi ngôn ngữ, đều được tạo bởi ba yếu tố: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp
nhưng ở học sinh khuyết tật ngôn ngữ lại có thể thiếu vắng hoặc mất một phần
hay tồn phần nào đó của những yếu tố này. Ví dụ: các em nói “con chào cơ ạ”
thành “on ào ơ ạ”, hoặc các em chỉ nói được từ đơn, câu ngắn hay câu thiếu từ,
hoặc có em khi nói cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ mà không sao chuyển
9
sang được từ khác… Những khiếm khuyết này đã làm học sinh gặp nhiều khó
khăn trong học tập và giao tiếp hàng ngày.
Trẻ có tật ngơn ngữ, khác với trẻ nói ngọng hay nói chưa sõi trong thời kỳ
tập nói ở chỗ: Trong q trình phát triển ngơn ngữ, các em nói ngọng lâu ngày,
khơng tự khắc phục được. Khiếm khuyết ngơn ngữ này kéo dài trở thành cố tật.
Cịn trẻ nói chưa sõi trong thời kỳ tập nói, các em tự khắc phục dần trong quá
trình phát triển cơ thể và tập nói. Trong tập nói, trẻ phát triển từ nói chưa sõi đến
nói sõi và ngày càng nói rõ nét hơn. Qua giai đoạn tập nói, trẻ sẽ nói bình thường.
Học sinh khuyết tật ngơn ngữ chỉ có một tật, xếp vào loại đơn tật. Đồng
thời, tật đó phải là khuyết tật ngôn ngữ khởi sinh (hay nguyên phát/khởi phát)
mà không do khuyết tật khác sinh ra (thứ phát hay thứ sinh) không kèm theo
khuyết tật khác. Khuyết tật này phải kéo dài, lâu ngày, ổn định và thành cố tật.
Trong thực tế, có nhiều học sinh ngồi khuyết tật ngơn ngữ ra cịn có them
những khuyết tật khác như: tật thị giác, tật thính giác, tật trí tuệ hay tật vận
động… Những học sinh này không gọi là học sinh khuyết tật ngôn ngữ mà là
học sinh đa tật. Hay gọi tên theo tật chính (tật khởi sinh), không gọi tên của tật
kèm theo (tật thứ sinh). Trong giáo dục hịa nhập, chúng ta có thể gọi học sinh
khuyết tật ngơn ngữ là học sinh có khó khăn về ngôn ngữ.
Học sinh khuyết tật ngôn ngữ khi sinh ra vẫn có trí tuệ bình thường, chỉ sau
thời gian vận động, phát triển ngơn ngữ, thì chức năng hoạt động của các giác
quan mới có thể bị ảnh hưởng xấu đi. Khuyết tật ngôn ngữ thường ảnh hưởng
đển q trình phát triển trí tuệ nên thực hiện chiến lược can thiệp sớm, tốt nhất
trong giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành ngơn ngữ hay tập nói, khơng những hạn
chế khuyết tật ngơn ngữ mà cịn hạn chế được sự ảnh hưởng tới chức năng hoạt
động của các giác quan. Đặc điểm cơ bản của trẻ khuyết tật ngôn ngữ là các giác
quan vẫn bình thường, trí lực có phần suy giảm nhưng mọi sinh hoạt tự phục vụ
và phục vụ vẫn bình thường.
10
1.2. Nhiệm vụ 2: Nhận biết học sinh khuyết tật ngôn ngữ
1.2.1. Hoạt động 1: Cách nhận diện HS khuyết tật ngôn ngữ
1.2.1.1. Thảo luận
- Học viên thảo luận trong nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi:
+ Hãy trình bày về cách nhận diện nhận diện HS khuyết tật ngôn ngữ ở
trường, lớp của anh/chị.
- Giảng viên phân tích và kết luận.
1.2.1.2. Thông tin phản hồi
Cách nhận diện HS khuyết tật ngơn ngữ:
Nhà tâm lí giáo dục, bác sĩ, chun gia sửa tật/ trị liệu ngôn ngữ, giáo viên
đều là các lực lượng có thể nhận biết được các HS có khuyết tật ngơn ngữ. Mỗi
lực lượng có phương pháp nhận diện khác nhau phục vụ cho các mục đích sửa/
điều trị khác nhau của tật này. Mục đích của việc nhận biết HS khuyết tật ngôn
ngữ trong trường học nhằm phát hiện những khó khăn cụ thể của học sinh, xác
định nhu cầu cần hỗ trợ làm cơ sở cho việc lập hồ sơ kế hoạch giáo dục cá nhân
và xác định những biện pháp hỗ trợ cá biệt, trong và ngồi giờ lên lớp.
Có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để nhận biết HS khuyết tật ngôn
ngữ, song trong điều kiện Việt Nam hiện nay, có một số cách khá hiệu quả như sau:
1) Quan sát, phân tích hành vi giao tiếp, nói năng của HS trong và ngoài giờ học;
2) Nghiên cứu sản phẩm của HS (vở ghi, bài kiểm tra, bài thi, ...);
3) Nghiên cứu hồ sơ HS;
4) Đánh giá dựa trên chương trình giáo dục trong nhà trường (đặc biệt dựa trên
môn ngữ văn);
5) Trò chuyện, phỏng vấn trực tiếp HS; phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè
của HS.
1.2.2. Hoạt động 2: Những biểu hiện chung thường gặp ở HS khuyết tật ngôn
ngữ bậc tiểu học
1.2.2.1. Thảo luận
- Học viên thảo luận trong nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi:
+ Những biểu hiện nào nghi ngờ một HS có khuyết tật ngơn ngữ?
- Giảng viên phân tích và kết luận.
11
1.2.2.2. Thông tin phản hồi
a. Những biểu hiện chung thường gặp ở HS khuyết tật ngôn ngữ bậc tiểu học
Vấn đề về tiếp nhận và biểu đạt NN-GT:
- Thiếu sự tập trung chú ý liên tục, đặc biệt là khi nghe giảng giải, thuyết trình;
- Kĩ năng nghe hạn chế;
- Khó khăn trong thực hiện các lời chỉ dẫn;
- Hạn chế ghi nhớ thơng tin bằng lời nói;
- Khó khăn trong việc ghi nhớ các khái niệm;
- Hạn chế trong tiếp nhận vốn từ;
- Khó khăn trong hiểu từ đa nghĩa;
- Khó khăn trong hiểu nghĩa bóng của từ;
- Khó bắt kịp các kiểu nói đùa, nói ẩn dụ, mỉa mai, chơi chữ…
- Khó khăn trong việc duy trì hoặc kết thúc cuộc nói chuyện
- Hạn chế trong việc nhận ra các tín hiệu phi ngơn ngữ.
- Khó khăn trong phân loại từ hoặc các khái niệm có liên quan;
- Khó khăn trong hiểu các khái niệm về khơng gian, thời gian, lượng;
- Nói từ, cụm từ, câu khơng đầy đủ, chính xác;
- Sử dụng nhiều cử chỉ, điệu bộ để diễn đạt thay cho ngơn ngữ nói;
- Khó khăn trong việc trao đổi, thảo luận về một vấn đề, chủ đề nào đó;
- Khó khăn trong việc kể lại câu chuyện, thuật lại sự kiện theo trình tự hợp lí;
- Vốn từ vựng sử dụng nghèo nàn;
- Hạn chế trong việc tìm từ đồng nghĩa, gần nghĩa để diễn đạt câu;
- Hay chêm xen các âm vô nghĩa như “ừm”, “à”…;
- Ngại nói trước lớp, khó khăn trong giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa hoặc
với người lớn.
Vấn đề học tập:
- Sự tập trung chú ý vào bài học kém;
- Hiếm khi hoàn thành hết bài tập;
- Ngại tham gia thảo luận trong nhóm, trong lớp;
12
- Khó khăn trong việc thu thập thơng tin bài giảng hoặc thơng tin từ sách vở;
- Khó theo các quy tắc chung của lớp học;
- Các bài kiểm tra (đặc biệt là bài kiểm tra môn ngữ văn) thường nhận điểm kém;
- Khó khăn trong việc giải thích vấn đề; nêu lí do hoặc thanh minh;
- Khó khăn trong việc làm việc độc lập;
Vấn đề hành vi:
- Động cơ học tập ít;
- Hay tỏ ra tức giận, thất vọng;
- Hay nghỉ học, trốn học;
- Tham gia các hoạt động tập thể một cách miễn cưỡng, thụ động;
- Có vấn đề về xây dựng và duy trì tình bạn.
b. Những biểu hiện cụ thể của HS khuyết tật ngôn ngữ bậc tiểu học
Những khó khăn về lời nói thường gặp ở HSTH:
- HS nói ngọng: có thể nhận biết học sinh nói ngọng qua quan sát hành vi giao
tiếp, nói năng; qua quan sát đặc điểm cơ quan phát âm của HS. Việc quan sát,
phân tích cuối cùng phải xác định được HS phát âm sai bao nhiêu âm vị, là
những âm nào trong mỗi thành phần cấu tạo của âm tiết tiếng Việt gồm: 1) phụ
âm đầu; 2) âm đệm; 3) âm chính; 4) âm cuối; 5) và thanh điệu.
Lưu ý: HS phát âm theo tiếng địa phương nơi đang sống, dù có khác biệt
với chuẩn chính tả cũng khơng nên coi là nói ngọng; chỉ khi HS phát âm sai một
số lượng đáng kể các âm vị tiếng Việt mới nên coi là nói ngọng.
- HS nói lắp: có thể nhận biết một học sinh nói lắp qua quan sát, trò chuyện và
ghi âm để kiểm tra lại các phát ngơn của em đó, xem xét tật nói lắp ở cấp độ nào
(lắp âm, lắp tiếng, lắp từ ngữ hay lắp cả câu…) hay có những quãng cách, chỗ
ngắt, nghỉ, giật khơng bình thường trong chuỗi lời nói, gây nên sự chậm trễ
trong diễn đạt của người nói khơng?
- HS nói khó: hiện tượng nói khó biểu hiện rõ trong hành vi giao tiếp bằng lời
nói, có thể dễ dàng quan sát được. HS nói khó có các biểu hiện như phát âm rất
khó khăn, thường nói câu rất ngắn (1-2 từ) và sau một khoảng nghỉ mới nói tiếp
13
được; hay có hiện tượng co cứng ở cơ quan phát âm (mơi, hàm, lưỡi,…). Nói
khó thường gặp ở HS bị bại não, có khó khăn vận động vùng cơ hàm mặt.
- HS rối loạn về giọng: có thể nhận biết được qua quan sát, lắng nghe lời nói của
em đó trong so sánh với đặc điểm chung về giọng nói của các HS cùng giới và
cùng độ tuổi. Đến tuổi trung học, rất nhiều học sinh có hiện tượng vỡ giọng sinh
lý. Những rối loạn về giọng thường gặp gồm: giọng nói quá cao (thé), quá trầm
(khàn đục), giọng nói quá to (oang oang), giọng quá nhỏ (thều thào).
- HS khơng nói được: qua quan sát, trị chuyện có thể dễ dàng nhận thấy HS này
có những biểu hiện: 1) Khơng hiểu hay hiểu rất ít khi nghe người khác nói; và 2)
Khơng biết nói hay nói được rất ít so với HS cùng độ tuổi. 3) Khả năng nói
chuyện một cách tự nhiên kém; 4) Phát âm sai, vốn từ nghèo nàn, nói sai ngữ
pháp; 5) Mất khả năng đọc và/ hoặc khả năng viết.
Hs mất khả năng nói: những biểu hiện thường thấy: 1) Khơng hiểu hoặc hiểu rất
kém lời nói của những người xung quanh, cho dù trước đây vẫn hiểu bình
thường; và 2) Khơng nói được hoặc nói rất kém, cho dù trước đây từng nói
được.
Những khó khăn về ngơn ngữ thường gặp ở HSTH
Các khó khăn về ngơn ngữ có thể dựa vào sản phẩm của HS
- Khó khăn về hình thức ngơn ngữ
+ HS khó khăn về ngữ âm – âm vị có thể được nhận diện thông qua việc
quan sát các hành vi nói năng và các hoạt động đọc, viết hàng ngày trên lớp.
Những đặc điểm về sự khó khăn mà trẻ gặp phải sau đây sẽ góp phần cho chúng
ta thấy trẻ gặp khó khăn trong việc nhận thức ngữ âm – âm vị:
+) Khó khăn trong việc đếm âm tiết hoặc nhịp từ;
+) Khó khăn trong việc xác định vần điệu;
+) Khó khăn trong việc xác định các thành phần cơ bản của âm tiết;
+) Khó khăn trong việc phân chia từ thành các thành phần nhỏ hơn;
+) Khó khăn trong việc phân biệt các âm dễ lẫn;
+) Khó khăn trong việc học tương ứng chữ - âm;
14
+) Khó khăn trong kĩ năng giải mã (kĩ năng đọc);
+ Khó khăn về cú pháp/ ngữ pháp: thơng qua trị chuyện hoặc quan sát
cuộc nói chuyện của HS khó khăn về cú pháp, có thể thấy HS này thường có
biểu hiện là tỏ ra khó hiểu khi nghe người khác nói câu dài với cấu trúc phức
tạp, câu có nhiều mệnh đề, nhiều thành phần câu mở rộng; hoặc lảng tránh,
khơng muốn duy trì cuộc nói chuyện. Khi biểu đạt, các thơng tin mà một HS khó
khăn về cú pháp đưa ra sẽ có phần rời rạc, thiếu tính liên kết về mặt hình thức
của phát ngơn. Nghiên cứu sản phẩm của HS có thể nhận thấy cách viết khơng
trau chuốt, thiếu thành phần câu thậm chí là thiếu thành phần chính của câu hoặc
khơng biết mở rộng thành phần câu. Có trường hợp HS gặp khó khăn trong việc
sắp xếp trật tự các từ trong câu, … Các bài kiểm tra về ngữ pháp theo chương
trình học thường nhận điểm kém.
- Khó khăn về nội dung ngơn ngữ (khó khăn về khía cạnh từ vựng, ngữ nghĩa):
giáo viên có thể dùng kết hợp các phương pháp nêu trên để nhận diện HS có khó
khăn về nội dung ngơn ngữ. Biểu hiện của khó khăn này là HS có vốn từ vựng
nghèo nàn, hay gặp các lỗi về từ vựng, ngữ nghĩa như: lặp từ, lẫn lộn các từ gần
âm, sử dụng sai nghĩa của từ; khi dùng sai từ khó điều chỉnh từ cho chính xác;
thiếu kĩ năng kết hợp từ và không biết sử dụng những cụm từ cố định như thành
ngữ, tục ngữ, quán ngữ… HS này cũng gặp hạn chế trong việc hiểu và sử dụng
những câu nói đùa, cách nói bóng bẩy hay mang nghĩa ẩn dụ. Các bài kiểm tra
về từ vựng, ngữ nghĩa theo chương trình học thường nhận điểm kém.
- Khó khăn về sử dụng ngôn ngữ (trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định):
giáo viên có thể trị chuyện với HS và tạo ra các tình huống giao tiếp giả định để
kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ hoặc quan sát HS giao tiếp với những
người xung quanh. Khiếm khuyết về sử dụng ngơn ngữ có thể bao gồm việc hạn
chế những ý định giao tiếp, khó khăn với khả năng ln phiên trong hội thoại,
khơng có hoặc khó có khả năng điều chỉnh hay sửa lại thơng tin khi người nghe tỏ
ra khơng hiểu, chưa hiểu và khó khăn trong việc kể lại sự việc ví dụ như trần thuật
lại một câu chuyện nào đó.
15
Những khó khăn về học ngơn ngữ thường gặp ở HSTH
- HS khó khăn về đọc: khả năng đọc của học sinh được đánh giá qua nhiều tiêu
chí như: 1) đọc đúng và đọc trơn tiếng, từ; 2) đọc trôi chảy văn bản; 3) đọc hiểu
văn bản; và 4) đọc diễn cảm. Về cơ bản, khả năng đọc đúng và đọc trơn tiếng, từ
đạt được ở học sinh cuối lớp 1. Khả năng đọc trôi chảy văn bản, thường được
đánh giá bằng chỉ số tốc độ đọc (tiếng /phút) đạt ổn định vào cuối bậc tiểu học.
Yêu cầu đọc hiểu văn bản khơng ngừng tăng lên cùng với q trình học tập.
Học sinh có khó khăn về đọc thường biểu hiện ở việc đọc chậm hoặc không
đọc được thành tiếng, mắc nhiều lỗi sai khi đọc, và hạn chế về hiểu văn bản. Có
thể nhận biết học sinh khó khăn về đọc bằng phương pháp đo tốc độ đọc thành
tiếng. Một HSTH có các biểu hiện: tốc độ đọc thành tiếng văn bản thấp hơn yêu
cầu cần đạt của học sinh lớp 4, tức là thấp hơn khoảng 90 tiếng/ phút, đồng thời
mắc nhiều lỗi sai khi đọc và hạn chế về hiểu văn bản, thì cần được quan tâm như
là HS khó khăn về đọc.
- HS khó khăn về viết: Học sinh khó khăn về viết về cơ bản khơng có sự chậm
trễ về trí tuệ nhưng trong việc lĩnh hội và vận dụng năng lực viết (kỹ năng viết
tay) có những khó khăn đặc thù biểu hiện ở những dạng khác nhau bao gồm:
viết những chữ rất khó đọc, không theo kịp tốc độ viết chung, độ trôi chảy, độ
chuẩn xác của chữ kém hơn so với các bạn cùng độ tuổi, đặc biệt là qua kỹ năng
chính tả (bao gồm viết từ trí nhớ - nhớ viết, viết từ kênh thị giác – nhìn viết, viết
từ kênh thính giác – nghe viết). Học sinh khó khăn về viết có hiểu biết về thao
tác, hành động về kỹ năng viết nhưng chưa đảm bảo được mục đích về chất và
lượng của chữ viết.
1.3. Nhiệm vụ 3: Đặc điểm của học sinh khuyết tật ngôn ngữ bậc tiểu học
1.3.1. Hoạt động: Tìm hiểu đặc điểm của học sinh khuyết tật ngôn ngữ bậc
tiểu học
- Học viên thảo luận trong nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi:
+ Học sinh khuyết tật ngơn ngữ có những đặc điểm đặc thù gì khác so với
học sinh bình thường?
- Giảng viên phân tích và kết luận
16
1.3.2. Thơng tin phản hồi
Ngơn ngữ có liên quan chặt chẽ với các q trình tâm lý. Khuyết tật ngơn
ngữ sẽ làm cho các quá trình tâm lý ảnh hưởng, thậm chí bị thay đổi. Trước hết
là sự thay đổi trong tri giác ngơn ngữ. Khi có khuyết tật ngơn ngữ, học sinh
thường gặp khó khăn trong tri giác giá trị ngữ nghĩa. Sự sai lệch trong tri giác
ngữ âm sẽ dẫn đến những sai lệch trong cách hiểu ngữ nghĩa. Hiểu sai ngữ nghĩa
sẽ hình thành những biểu tượng sai lệch trong mối liên hệ giữa âm thanh và ý
nghĩa khái niệm. Sự sai lệch về ý nghĩa khái niệm trong sự tương ứng với ngôn
ngữ sẽ làm sai lệch q trình tư duy của học sinh. Nói cách khác, sự sai lệch
trong tri giác âm thanh cũng có nghĩa là sai lệch trong tiếp nhận thông tin, đây là
nguyên nhân tạo ra những phản ứng không phù hợp trước những kích thích ngơn
ngữ và gây ảnh hưởng đến q trình giao tiếp.
Ở tuổi tiểu học, khuyết tật ngơn ngữ càng ngày càng ảnh hưởng nhiều đến
tình cảm của học sinh. Học sinh cảm thấy buồn, tủi thân và xấu hổ với khiếm
khuyết của mình. Vì vậy, học sinh trở nên nhút nhát, tự ti, mặc cảm, ngại giao
tiếp, khơng thích tham gia các hoạt động tập thể. Khuyết tật ngôn ngữ cũng làm
cho sự phát triển tư duy của học sinh bị chậm lại và quá trình nhận thức cũng bị
ảnh hưởng. làm hạn chế đáng kể đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Học sinh khuyết tật ngơn ngữ vẫn có trí lực và thể lực bình thường, mọi
hoạt động tự phục vụ và phục vụ vẫn tốt. Tuy nhiên, nếu không quan tâm,
hướng dẫn các em trong quá trình học tập thì các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Bởi lẽ, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ được
hình thành trong quá trình dạy và học. Ở trường tiểu học, mối quan hệ thầy – trò
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả học tập của học sinh. Người giáo viên dung
ngơn ngữ nói và viết để hướng dẫn học sinh tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm
học tập. Những thông tin cung cấp nếu học sinh tiếp nhận được dễ dàng, sẽ giúp
các em phát triển khả năng học tập và tích lũy được nhiều kiến thức. Nếu học
sinh có khó khăn về ngơn ngữ, sẽ có thể tiếp nhận từ ngữ sai lệch hoặc có thể
17
diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ không trọn vẹn hay ngơn ngữ khiếm khuyết.
Điều đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em.
18
MƠ ĐUN 2. DẠY HỌC HỊA NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGƠN NGỮ
Mục tiêu:
Sau khi học xong mơ-đun này, học viên có khả năng:
- Kiến thức
+ Trình bày mục đích, nội dung và phương pháp điều chỉnh trong dạy học
hòa nhập HS KTNN.
+ Mô tả được một số kĩ thuật hỗ trợ HS KTNN trong lớp học hòa nhập
+ Phân tích và đưa ra được những điều chỉnh trong đánh giá kết quả học
tập HS KTNN trong dạy học hoà nhập HSKT.
- Kĩ năng
+ Lựa chọn nội dung và phương pháp điều chỉnh phù hợp cho HS KTNN
+ Thực hiện được một số kĩ thuật hỗ trợ HS KTNN trong lớp học hòa nhập
+ Áp dụng được một số cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
HS KTNN
- Thái độ: Có ý thức tìm kiếm các cách thức hỗ trợ và dạy học phù hợp để
phát triển tối đa các khả năng của cả lớp và HS KTNN trong lớp mình.
Nội dung:
2.1. Nhiệm vụ 1: Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập học sinh KTNN
2.1.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục đích và nội dung điều chỉnh trong dạy
học hoà nhập HS KTNN
2.1.1.1. Thảo luận
- Học viên thảo luận trong nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cần điều chỉnh trong dạy học hòa nhập cho HS KTNN?
+ Điều chỉnh trong dạy học hịa nhập cho HS KTNN bao gồm những nội
dung gì?
- Giảng viên phân tích và kết luận
2.1.1.2. Thơng tin phản hồi
Hịa nhập khơng chỉ đơn thuần là việc đưa HS KTNN vào trong các mơi
trường học tập có trẻ bình thường. Sự tham gia tích cực của HS KTNN vào các
19
hoạt động học tập được xem là một trong các yếu tố đảm bảo thực hiện thành
cơng giáo dục hồ nhập.
Trong lớp học hoà nhập, HS KTNN gặp một số khó khăn trong học tập và
trong việc tham gia các hoạt động cùng bạn bè. Những yêu cầu và điều kiện học
tập tại lớp nếu không được điều chỉnh sẽ trở thành rào cản lớn đối với việc học
tập của HS KTNN và các em sẽ khơng thể hồ nhập một cách hiệu quả và có ý
nghĩa vào lớp học.
Điều chỉnh trong dạy học hòa nhập HS KTNN là sự thay đổi mục tiêu, nội
dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học
phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú nhằm phát triển tối đa tiềm năng và
năng lực của HS KTNN.
Dạy học hòa nhập HS KTNN cần thực hiện các điều chỉnh sau:
- Nội dung các môn học
+ Điều chỉnh nội dung học tập trong các môn học
+ Điều chỉnh về thời lượng cho từng nội dung
+ Điều chỉnh về mức độ yêu cầu của kiến thức (có thể đơn giản hóa hoặc
chia nhỏ yêu cầu)
+ Điều chỉnh về mức độ vận dụng kiến thức
+ Giao số lượng và độ khó các bài tập phù hợp
- Phương pháp giảng dạy
Việc ghi nhớ kiến thức của HS KTNN không chỉ thông qua việc giảng giải,
hướng dẫn của giáo viên mà còn được thơng qua các hoạt động khác như: trị
chơi, đóng kịch, các giờ học thực hành, các giờ học ngoài trời… Các hoạt động
này giúp HS học mà khơng địi hỏi nhiều khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và diễn
đạt bằng lời nói, đây là các hoạt động dạy học phù hợp với nhiều HS KTNN
Trong dạy học cho HS KTNN, giáo viên cần thay đổi cách truyền đạt bằng
lời nói bằng cách nói ngắn gọn, nhấn mạnh vào ý trọng tâm của câu nói, có kết
hợp với cử chỉ, điệu bộ, chữ viết hoặc hành động để giúp HS KTNN dễ hiểu hơn.
20
Giáo viên cũng cần khuyến khích, động viên HS KTNN học tập bằng
nhiều hình thức khác nhau như lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hoặc cho phép HS lựa
chọn hình thức động viên…
- Hình thức tổ chức dạy học
Tăng cường các hoạt động dạy học theo nhóm để HS KTNN có nhiều cơ
hội nhận được sự hỗ trợ của giáo viên và các bạn trong lớp.
- Thời gian
+ Tăng giảm thêm thời gian cho các nhiệm vụ mà HS cần nhiều thời gian hơn
+ Thay đổi các hoạt động để HS không nhàm chán, đặc biệt với các hoạt
động mà HS cần nghe nói nhiều.
+ Nghỉ giải lao sau mỗi hoạt động
+ Giao các bài tập để HS về nhà chuẩn bị trước
- Mơi trường trong lớp học
+ Có chỗ ngồi ưu tiên cho HS KTNN để HS dễ theo dõi bài giảng và giáo
viên dễ hỗ trợ các em.
+ Làm giảm thiểu các tác động bên ngoài gây mất tập trung như: ánh sáng,
tiếng ồn...
+ Những vấn đề khác
- Kiểm tra, đánh giá
+ Kiểm tra bằng nhiều hình thức: Kiểm tra nói, viết, xem tranh ảnh
+ Đọc bài kiểm tra cho HS KTNN nếu cần
+ Thay đổi cách đặt câu hỏi kiểm tra, cách diễn đạt yêu cầu trong bài kiểm
tra để đảm bảo chắc chắn HS KTNN có thể hiểu được.
+ Kiểm tra từng bài ngắn
+ Tăng thêm thời gian làm bài cho HS KTNN nếu có thể.
- Tài liệu và học liệu
+ Sử dụng thêm tài liệu bổ trợ hoặc tài liệu cần điều chỉnh để phù hợp với
khả năng của HS KTNN
+ Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc ghi chép
21