Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 92 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NÂNG CAO NHẬN THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HỌC ĐƯỜNG
DÀNH CHO GIÁO VIÊN - LỚP 7

Đồng Nai, năm 2013


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

BÀI 1.

MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

MỤC TIÊU BÀI HỌC
-

Giúp các em ôn lại kiến thức đã học về nguyên nhân ô nhiễm không khí, qua đó nêu ra
nguồn gây ô nhiễm không khí và các chất gây ô nhiễm không khí.

-

Giúp cho các em phân biệt nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong nhà và không khí xung
quanh.

PHẠM VI TÍCH HỢP/ HỔ TRỢ KIẾN THỨC
-

Môn: VẬT LÝ 7
Bài 15. Chống ô nhiễm tiếng ồn



-

Môn: ĐỊA LÝ 7
Bài 10. Dân số, sức ép dân số tới TN, MT ở đới nóng
Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

-

Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

PHẦN NỘI DUNG
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

I.

Môi trường không khí là hỗn hợp các khí bao bọc quanh trái đất có nhiệm vụ duy trì và bảo
vệ sự sống trên toàn bộ bề mặt trái đất. Không khí rất cần thiết cho sự sống của con người;
sống trong môi trường không khí trong lành thì con người mới có thể tồn tại và phát triển.
Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và
phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày
nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút.
1. Không khí xung quanh (còn gọi là không khí ngoài trời)
Không khí xung quanh là không khí ngoài trời mà con người, thực vật, động vật hoặc vật
liệu có thể tiếp xúc với nó. (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Thành phần và chất lượng không khí xung quanh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hoạt động
hằng ngày của con người. Ngược lại, chất lượng môi trường không khí xung quanh có ảnh
hưởng trực tiếp trên cả sức khỏe con người và các hệ sinh thái của trái đất.
Có thể phân loại không khí làm 2 loại như sau:

Không khí khô: là hỗn hợp của một số loại khí, trong đó thành phần chủ yếu như sau:

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

1


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

Bảng 1-1 Thành phần hoá học của không khí khô
Thành phần

Ký hiệu

% thể tích

Nitơ

N2

78,084

Oxy

O2

20,9476

Argon


Ar

0,934

Cacbonic

CO2

0,0314

Neon

Ne

0,001818

Heli

He

0,000524

Mêtan

CH4

0,0002

Sunfurơ


SO2

0,0001

Hydro

H2

0,00005

-

0,000308

Các khí khác
Tổng cộng (%)

100

(Nguồn: ASHRAE (1985). ASHRAE Handbook – Fundamental, New York)
Không khí ẩm: Không khí ẩm: được định nghĩa là sự kết hợp giữa hai thành phần
không khí khô và hơi nước.
2. Không khí trong nhà
Chắc hẳn ai cũng đã biết và cũng đã nghe nhiều về tình trạng chất lượng không khí quá
kém, quá ô nhiễm ở các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn. Thế nhưng, những cảnh báo
đó chỉ mới dành cho không khí ở ngoài trời, trên đường phố…, và chúng ta đã biết gì về tình
trạng không khí trong ngôi nhà của mình.
Các tổ chức xây dựng, môi trường thế giới gần đây đã cảnh báo rằng, không khí trong nhà
có nhiều nguy cơ ô nhiễm hơn bên ngoài. (Thật vậy, người ta thường nói đi ra ngoài cho
thoáng mát, hít không khí trong lành… chứ đâu có ai bảo vô nhà hít không khí trong lành).

Cho nên, tập trung cải thiện không khí bên trong nhà, để tạo ra một chỗ trú ẩn an lành cho gia
đình mình là điều cấp thiết và nằm trong tầm tay của mỗi người chúng ta.
Không khí trong nhà là nguồn không khí ở bên trong 1 không gian khép kín (ví dụ văn
phòng, lớp học, siêu thị, bệnh viện, nhà ở …) và được con người hít thở trong thời gian ít nhất
1 giờ. (Nguồn: National Health and Medical Research Council (NHMRC) – Australia)
Chất lượng không khí trong nhà có thể định nghĩa là toàn bộ các thuộc tính của không khí
trong và xung quanh các tòa nhà, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thoải mái của con
người.
II.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1. Định nghĩa
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện
các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến
đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở)
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

2


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

2. Chất gây ô nhiễm không khí:
Chất ô nhiễm: Bên cạnh các thành phần chính của không khí, bất kỳ một chất nào ở dạng rắn,
lỏng, khí được thải vào môi trường với nồng độ vừa đủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người,
gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của động vật, thực vật, phá hủy vật liệu, làm
giảm cảnh quang môi trường được gọi là chất gây ô nhiễm không khí;
Phân loại chất ô nhiễm: Người ta có thể phân loại các chất gây ô nhiễm không khí dựa theo
nguồn phát sinh hoặc theo trạng thái vật lý.
a) Theo nguồn phát sinh: bao gồm các chất gây ô nhiễm sơ cấp và thứ cấp

 Chất gây ô nhiễm sơ cấp:
Chủ yếu phát sinh trực tiếp từ một quá trình, chẳng hạn như tro từ một vụ phun trào núi
lửa, khí carbon oxit (CO) từ một chiếc xe khí thải động cơ hay khí sulfurơ (SO2) phát thải
từ các nhà máy,….
Chất gây ô nhiễm sơ cấp phát sinh do tự nhiên và hoạt động của con người như:
 Khí sulfurơ (SO2) - là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển,
tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Khí sulfurơ sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu
than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,.v.v... và trong các quá trình công
nghiệp khác nhau. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nước tạo thành axit, tập trung
trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit. Đây là một trong những nguyên nhân cho
mối lo ngại về tác động môi trường của việc sử dụng các nhiên liệu như các nguồn năng
lượng.
 Các oxit nitơ (NOx): NOx được dùng để chỉ hỗn hợp nitơ oxit và nitơ dioxit (NO) và
NO2) trong không khí đồng thời cùng có mặt. NOx kết hợp với Hemoglobin (Hb) tạo
thành. Ở các khu đô thị, giao thông thải ra khoảng 50% lượng NOx trong không khí.
-

Đặc biệt là nitơ dioxit (NO2) phát thải từ lò đốt ở nhiệt độ cao và cũng phát sinh từ
tự nhiên do phóng điện trong các cơn dông. Có thể nhìn thấy ở dạng chùm mây mù
màu nâu trên trời hoặc theo hướng gió của thành phố. NO2 là một trong những chất
gây ô nhiễm không khí nổi bật nhất.

-

Đinitơ oxit (N2O): là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình
đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn
cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -0,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí
quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O
xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới
những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử

oxy.

 Cacbon oxit (CO) - là loại khí không màu, không mùi nhưng rất độc, là một sản phẩm
của quá trình đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu (như khí tự nhiên, than đá hoặc gỗ)
và từ khí thải của xe cộ.
 Cacbon điôxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho
quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường,
lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

3


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho
quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.
 Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi – VOC: là các chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời
quan trọng; chúng thường được chia thành 2 dạng: khí mêtan (CH4) và khí không mêtan
(NMVOCs).
-

Mêtan (CH4): Mêtan là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Nó được sinh ra từ các
quá trình sinh học, như sự men hoá đường ruột của động vật có guốc, cừu và những
động vật khác; sự phân giải kỵ khí ở đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt
nhiên liệu hoá thạch. CH4 thúc đẩy sự ôxy hoá hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia
tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của
CH4. Hiện nay hàng năm khí quyển thu nhận khoảng từ 400 đến 765x1012g CH4.


-

Các VOC hydrocacbon khác (NMVOC) cũng là khí nhà kính đáng kể thông qua vai
trò tạo ra ozôn và trong việc kéo dài tuổi thọ của mêtan trong khí quyển; mức độ tác
động khác nhau tùy thuộc vào chất lượng không khí địa phương. Trong NMVOCs,
các hợp chất thơm benzen, toluen và xylen có thể là chất gây ung thư và có thể dẫn
đến bệnh bạch cầu.

 Cloroflorocacbon (CFC): là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong
nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CFC11 hoặc CFCl3 hoặc
CFCl2 hoặc CF2Cl2 (còn gọi là freon12 hoặc F12) là những chất thông dụng của CFC.
Một lượng nhỏ CFC khác là CHC1F2 (hoặc F22), CCl4 và CF4 cũng xâm nhập vào khí
quyển. Cả hai hợp chất CFC11 và CFC12 hoặc freon đều là những hợp chất có ý nghĩa
kinh tế cao, việc sản xuất và sử dụng chúng đã tăng lên rất nhanh trong hai thập kỷ vừa
qua. Chúng tồn tại cả ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol khí thường làm tổn hại
tầng ozôn, do đó là sự báo động về môi trường, những dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục
sản xuất và ngày càng tăng về số lượng. CFC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ.
Khi CFC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ
phân huỷ CFC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được
những tầng khí quyển thấp hơn.
 Bụi (PM): là các hạt nhỏ rắn lơ lửng trong không khí. Bụi có thể xảy ra tự nhiên, có
nguồn gốc từ núi lửa, bão bụi, rừng, cháy đồng cỏ, thảm thực vật sống, và bụi nước biển.
Hoạt động của con người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch trong xe, các
nhà máy điện và các quá trình công nghiệp khác nhau cũng tạo ra một lượng đáng kể các
sol khí.
 Các gốc tự do kết nối với bụi mịn trong không khí.
 Kim loại độc hại như chì và thủy ngân, đặc biệt là hợp chất của chúng.
 Amoniac (NH3) phát sinh từ các quá trình nông nghiệp, là loại khí có mùi hăng đặc
trưng.
 Mùi từ rác thải, nước thải và các quá trình công nghiệp

 Chất gây ô nhiễm phóng xạ: phát sinh bởi các vụ nổ hạt nhân, chất nổ chiến tranh và
các quá trình tự nhiên như sự phân rã phóng xạ Radon.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

4


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

 Chất gây ô nhiễm thứ cấp:
Chất gây ô nhiễm thứ cấp không phát sinh ra trực tiếp, chúng hình thành trong không
khí khi các chất gây ô nhiễm sơ cấp phản ứng hoặc tương tác trong không khí; Một ví dụ
quan trọng về chất gây ô nhiễm thứ cấp là mức ôzôn trên mặt đất - ôzôn tạo nên quang
sương khói.
Chất gây ô nhiễm thứ cấp phát sinh do tự nhiên và hoạt động của con người như:
 Bụi tạo ra từ chất gây ô nhiễm sơ cấp và các hợp chất trong khói quang hóa (từ "khói"
là một từ ghép giữa khói và sương mù)
 Tầng ôzon (O3): hình thành từ NOx và VOC. Đây cũng là một thành phần quan trọng
của khu vực tầng bình lưu thường được gọi là lớp ôzôn, là nơi các phản ứng quang hóa và
các quá trình hóa học xảy ra trong bầu không khí ban ngày và ban đêm. Ôzôn có nồng độ
cao bất thường gây ra bởi hoạt động của con người (chủ yếu là quá trình đốt cháy nhiên
liệu hóa thạch), nó là một chất gây ô nhiễm, và một thành phần của khói.
b) Theo trạng thái vật lý: các chất gây ô nhiễm không khí có thể tồn tại ở dạng khí,
dạng hơi (lỏng), dạng sol khí.
 Dạng khí: khí sunfurơ (SO2), sunfuric (SO3), các oxit nitơ (NO, NO2), amoniac (NH3),
cacbon oxit (CO), …
 Dạng hơi: hơi dung môi hữu cơ, hơi xăng, dầu …
 Dạng sol khí: các hạt như bụi, khói, thường có kích thước từ 0,1 đến 100 m.
c) Ngoài ra còn phải kể tới các yếu tố:

 Ô nhiễm vật lý: nhiệt độ, độ ồn, rung, ánh sáng, độ ẩm, tốc độ gió..., ô nhiễm chất
phóng xạ.
 Vi sinh vật: vi trùng, vi rút, nấm mốc…
3. Nguồn gây ô nhiễm không khí ngoài trời:
Nguồn gây ô nhiễm không khí liên quan đến các hoạt động địa phương, các yếu tố chịu
trách nhiệm cho việc phát thải các chất ô nhiễm vào khí quyển.
Ô nhiễm không khí có thể do nhiều nguồn khác nhau, có nhiều cách để phân loại các nguồn
gây ô nhiễm.
a) Theo nguồn phát sinh (do tự nhiên hay nhân tạo)
Nguồn tự nhiên: núi lửa, động đất, bụi tạo thành do bão cát, sự phân tán của phấn hoa, mùi
hôi của các quá trình phân hủy sinh học.


Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: Hoạt động của núi lửa phun ra một lượng khổng
lồ các chất ô nhiễm như tro bụi, khí SOx NOx, có tác hại nặng nề và lâu dài tới môi
trường.



Ô nhiễm do cháy rừng: Cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên cũng như các hoạt
động thiếu ý thức của con người, chất ô nhiễm như khói, bụi, khí SOx NOx, CO,
THC .

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

5


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7




Ô nhiễm do bão cát: Hiện tượng bão cát thường xảy ra ở những vùng đất trơ và khô
không có lớp phủ thực vật. Ngoài việc gây ra ô nhiễm bụi, nó còn làm giảm tầm
nhìn.



Ô nhiễm do đại dương: Do quá trình bốc hơi nước biển có kéo theo một lượng muối
(chủ yếu là NaCl) bị gió đưa vào đất liền. Không khí có nồng độ muối cao sẽ có tác
hại tới vật liệu kim loại.



Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá trình lên men các chất
hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí như metan (CH 4), các hợp chất
gây mùi hôi thối như hợp chất nitơ (ammoniac – NH3), hợp chất lưu huỳnh
(hydrosunfua – H2S, mecaptan) và có cả các vi sinh vật.

Nguồn nhân tạo: là các nguồn ô nhiễm do con người tạo nên. Nó bao gồm các nguồn cố
định và nguồn di động.


Nguồn cố định: bao gồm các nguồn từ các quá trình đốt khí thiên nhiên, đốt dầu,
đốt củi, trấu…; hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động nông nghiệp (sử dụng
phân bón, phun thuốc trừ sâu,…)



Nguồn di động: là khí thải từ các quá trình giao thông như khí thải của xe cộ, máy

bay, tàu hỏa…

b) Theo tính chất hoạt động
-

Do các quá trình tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, do phân hủy các chất hữu cơ
trong tự nhiên, do đại dương. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên
rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều, không tập trung trong một vùng. Trong quá
trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này. Cụ thể:
 Bụi từ các nguồn tự nhiên, thông thường ở những vùng đất rộng lớn với ít hoặc
không có thảm thực vật
 Khí mêtan, phát ra bởi quá trình tiêu hóa thức ăn động vật, ví dụ như gia súc
 Khí radon từ quá trình phân rã phóng xạ trong lớp vỏ trái đất. Radon là khí phóng
xạ trơ không màu, không mùi, được hình thành từ sự phân rã của radium. Nó được
coi là một mối nguy hiểm sức khỏe. Khí radon từ các nguồn tự nhiên có thể tích lũy
trong các tòa nhà, đặc biệt là trong khu vực kín như tầng hầm và nó là nguyên nhân
phổ biến thứ hai của ung thư phổi, sau thuốc lá.
 Khói và khí cacbon oxít (CO) từ cháy rừng
 Hoạt động núi lửa, sản xuất lưu huỳnh, clo, và tro bụi
 Thảm thực vật, trong một số khu vực, phát ra môi trường một lượng đáng kể của
các hợp chất bay hơi (VOC) vào những ngày ấm áp.

-

Do các quá trình sản xuất công nghiệp
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá
trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: cacbon đioxit (CO2), cacbon
oxit (CO), sunfurơ (SO2), các nitơ oxit (NOx) và các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội
than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận
chuyển các hóa chất bay hơi, bụi và từ lò đốt chất thải.


Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

6


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một
không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử
dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
-

Do hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là từ hoạt động sử dụng thuốc trừ sâu phun vào cây trồng
và vỏ bao bì chứa đựng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học không được bảo quản cẩn thận.
Ngoài ra còn có mùi hôi thoát ra từ các khu vực chăn nuôi không hợp vệ sinh, mùi hôi
từ sự phân hủy rác thải, phân súc vật, nước rửa chuồng trại tống ra môi trường không
qua xử lý.

-

Do hoạt động giao thông vận tải
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân
cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: cacbon
oxít (CO), cacbon đioxit (CO2), sunfurơ (SO2), các nitơ oxit (NOx), chì (Pb), mêtan
(CH4). Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương
tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch
địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.


-

Do hoạt động sinh hoạt
Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên
liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh.
Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: cacbon oxit (CO), bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ,..
Tại các nước phát triển và các nước nghèo, việc đốt sinh khối truyền thống là nguồn
gốc chính phát thải chất gây ô nhiễm không khí. Sinh khối truyền thống bao gồm gỗ,
chất thải cây trồng và phân.

c) Theo bố trí hình học
 Có thể chia nguồn ô nhiễm thành ba nhóm như sau:
Điểm ô nhiễm: ống khói các nhà máy, các nhà máy, thiết bị sản xuất cụ thể (các nguồn
cố định).
Đường ô nhiễm: đường giao thông các loại: đường bộ, đường hàng không, đường
thủy…
Vùng ô nhiễm: bao gồm nhiều điểm ô nhiễm được bố trí gần nhau như khu tập trung
nhiều trang trại chăn nuôi, khu công nghiệp tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp công
nghiệp…
d) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí xung quanh
Tại Việt Nam, để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh, Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng không
khí xung quanh QCVN05:2009/BTNMT và QCVN06:2009/BTNMT kèm theo Thông tư số
16/2009/TT-BTNMT.


Phạm vi áp dụng:

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


7


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

-

Quy chuẩn áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình
trạng ô nhiễm không khí.

-

QCVN05:2009/ BTNMT quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh
đioxit (SO2), cacbon oxit (CO), các nitơ oxit (gồm NO, NO2), ôzôn (O3), bụi lơ lửng,
bụi PM10 (bụi ≤ 10μm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh.

-

QCVN06:2009/ BTNMT quy định nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.

Hình 1-1 Nguồn gốc và các chất gây ô nhiễm không khí
4. Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà
Rất nhiều nguyên nhân tạo ra ô nhiễm không khí trong nhà, các mặt liên quan cũng rất
rộng, ngoài những tác nhân gây ô nhiễm từ bên ngoài lọt vào, có những tác nhân gây ô
nhiễm đặc trưng của gia đình.
1. Do hút thuốc lá – tạo ra các chất ô nhiễm như nicotin, cacbon oxit, và các khí khác.
Ngoài ra, do điều kiện sống hiện nay ở các thành phố còn chật chội, cơ thể con người
luôn toả ra khí cacbonic CO2 và mồ hôi, chưa kể những người hút thuốc lá thải ra một
lượng lớn khói thuốc làm ô nhiễm không khí trong nhà ở. Những nơi ồn ào hoặc giá rét,

người ta lại thường đóng kín cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc
hại không thoát ra ngoài được
2. Từ các vật nuôi trong nhà, sâu bọ, gián – sinh ra vi khuẩn
Các loại vi khuẩn và các chất dễ gây dị ứng phát ra từ các vật nuôi trong nhà (chó,
mèo,…) hay những loại sâu bọ, gián... thường khó nhìn thấy trong không khí, nhưng về

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

8


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

mặt hoá học thì có: chúng thường xuất hiện trong khí đốt của máy sưởi ấm nhà, hoặc
trên những miếng dùng để nướng đồ ăn, khói thuốc lá, mùi sơn tường, mùi cồn, vécni...
3. Từ các nơi ẩm ướt trong nhà – sinh ra nấm mốc
Nấm mốc sinh ra từ các nguồn ẩm ướt, hoặc vệ sinh không đúng, cũng sẽ làm tăng
thêm lượng khí cacbonic và mùi hôi trong phòng ở.
Bụi và các tạp chất khí kể trên luôn bay lơ lửng trong không khí kèm theo các loại vi
trùng, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.
4. Bếp lò, lò sưởi
Thiết bị nhiệt, đặc biệt là bếp gas, có thể tạo ra khí cacbon oxit và nitơ đioxit là chất
gây ô nhiễm chính gây ra nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, và thậm chí tử vong nếu
không được thông gió đúng cách. Các thiết bị khác, chẳng hạn như máy nước nóng,
máy sấy, v.v,… cũng phát ra các loại khí tương tự.
Hiện nay nhiều gia đình ở nước ta vẫn dùng than làm chất đốt. Bếp than thải ra một
lượng bụi, khí cacbonic khá lớn, nhưng dù dùng bếp dầu trong nhà cũng không tránh
được việc thải ra bụi, khí cacbonic. Ngoài ra, trong quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra
các hạt chất dầu mỡ làm ô nhiễm không khí trong bếp.
5. Do tẩy rửa và thuốc diệt côn trùng

Sản phẩm tẩy rửa (chứa một số lượng para-dichlorobenzene, 1,1,1-trichloroethane) và
thuốc diệt côn trùng (chứa Crack down 10 SC, Map Oliver 10 P, Permethrin 50
C, Fendona 10SC). Các loại chất này giúp bảo vệ con người khỏi các vi khuẩn, côn
trùng gây hại nhưng chúng cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
6. Sản phẩm điện tử và sản phẩm nhựa: Sản phẩm được làm bằng polyvinyl clorua PVC
có thể phát ra phtalat, chất gây ảnh hưởng đến sự bất thường nội tiết tố và các vấn đề
sinh sản. Riêng sản phẩm có lớp chống cháy có liên quan đến loại hóa chất tạo ra
những thay đổi về hành vi do hệ thần kinh kiểm soát trong các nghiên cứu trên động
vật.
7. Các vật liệu dùng trong nội thất:
a. Thảm: Vật liệu làm thảm có thể sinh ra một loạt các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
(VOC) có hại cho sức khỏe.
b. Bóng đèn tiết kiệm điện hỏng khi vỡ ra, đèn compact huỳnh quang có thể phát ra
thủy ngân, một chất độc hại đối với thần kinh dù chỉ với một lượng nhỏ thoát vào
không khí.
c. Keo và chất kết dính: chúng có thể phát ra các chất VOC chẳng hạn như axêton có
thể gây kích ứng mắt và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Cao su, ximăng có thể
chứa n-hexan, một chất độc thần kinh. Chất kết dính còn có thể phát ra formandehit
độc hại.
d. Ghế bọc nệm, giường nệm và các sản phẩm ép gỗ: khi mới, nhiều đồ nội thất và sản
phẩm gỗ có thể phát ra formandehit, một chất có thể gây ung thư đồng thời gây kích
ứng mắt, mũi, họng, khiến hơi thở khò khè và ho, mệt mỏi, phát ban trên da và các
phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

9


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7


8. Do sơn, đánh bóng đồ gỗ: khi khô, mọi loại sơn đều phát ra các hợp chất hữu cơ dễ bay
hơi (VOC) gây ra nhức đầu, buồn nôn hay chóng mặt. Các sản phẩm như chất tẩy sơn,
chất tẩy dính và sơn dạng bình xịt cũng có thể chứa metylen clor, là chất gây ra ung thư
ở động vật.
9. Phương tiện đi lại để trong nhà để xe - là nguồn chính của khí cacbon oxít, phát thải khí
độc hại này thường bắt đầu trong nhà để xe riêng của chúng ta.
Tiêu chuẩn đánh giá
- Hiện tại, môi trường không khí bên trong của các cơ sở, đơn vị sản xuất được đánh giá
dựa theo 21 tiêu chuẩn Vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động do
Bộ truởng Bộ Y tế ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2002 tại Quyết định số 3733/2002/QĐ
– BYT. Trong đó, hai mươi mốt (21) tiêu chuẩn Vệ sinh lao động được áp dụng cho các cơ
sở có sử dụng lao động.
Phần trả lời câu hỏi trong sách học sinh:
1. Khói thuốc lá ; 2- Vi khuẩn, nấm mốc; 3.- Lò sưởi; 4 - Sản phẩm tẩy rửa
5. Sản phẩm nhựa; 6 - giường tủ mới; 7- Sơn; 8 - xe hơi
Đáp án phần trong sách học sinh:

nguồn tự nhiên – núi lửa

nguồn nhân tạo

nguồn nhân tạo – công nghiêp

chất ô nhiễm: bụi, nhiệt

chất ô nhiễm trong nước thải

chất ô nhiễm: bụi, CO2

nguồn nhân tạo – phương tiện

vận chuyển

nguồn nhân tạo – trạm xăng

nguồn nhân tạo – bãi rác

chất ô nhiễm: hơi xăng, VOC

chất ô nhiễm: mùi, VOC, H2S,
CH4

chất ô nhiễm: bụi, CO2

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

10


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

III.

nguồn nhân tạo – đốt rác

nguồn nhân tạo – tàu thủy

nguồn nhân tạo - khói thuốc lá

chất ô nhiễm: bụi, nhiệt, …


chất ô nhiễm bụi, CO2

chất ô nhiễm: formandehit

nguồn tự nhiên – bò ợ, xì hơi

nguồn nhân tạo – khói xe

nguồn tự nhiên – cháy rừng

chất ô nhiễm: mêtan

chất ô nhiễm: CO2, bụi, …

chất ô nhiễm: CO2, bụi, nhiệt

BÀI ĐỌC THÊM:
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH ĐỒNG NAI
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Đồng Nai, 2013)
1. Giới thiệu về mạng lưới quan trắc chất lượng không khí Tỉnh Đồng Nai
Từ năm 2012 đến năm 2013, mạng lưới quan trắc không khí tỉnh Đồng Nai đã bố trí thực hiện
quan trắc tại 2 khu vực: khu vực nền và khu vực tác động gồm (KCN, dân cư, giao thông, khu
vực chôn lấp chất thải rắn) với 79 vị trí.
- Khu vực nền: bố trí 1 vị trí quan trắc tại (Vườn Quốc gia Cát Tiên).
- Khu vực tác động:
+ Khu vực công nghiệp: quan trắc tại 16 khu công nghiệp với 34 vị trí.
+ Khu vực dân cư: bố trí 25 vị trí quan trắc.
+ Khu vực chôn lấp chất thải rắn: bố trí 10 vị trí.
Lắp đặt 02 trạm quan trắc không khí tự động cố định.
Năm 2013 sử dụng xe quan trắc không khí tự động di động để thực hiện quan trắc 24/24 giờ tại

09 nút giao thông lớn trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

11


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

2. Hiện trạng môi trường không khí Tỉnh Đồng Nai 6 tháng đầu năm 2013
Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Đồng Nai từ tháng 1÷ 6/2013:


Hiện nay chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn tốt.



Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại 4 khu vực chịu nhiều tác động (công
nghiệp, dân cư, khu vực chôn lấp chất thải rắn) tuy có phát hiện ô nhiễm, chủ yếu là ô
nhiễm bụi, với tần suất phát hiện thấp.



Vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi đang có chiều hướng gia tăng chủ yếu tại khu
vực giao thông.

2.1. Chất lượng môi trường không khí KCN
- Chất lượng không khí tại 16 khu vực xung quanh các khu công nghiệp còn tốt.
- Mức độ tác động của các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp đến không khí
các khu vực xung quanh các khu công nghiệp còn thấp.
- Kết quả quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm (SO2, NOx, CO và tiếng ồn) tại các vị trí quan

trắc hầu hết đều đạt quy chuẩn cho phép. Trong đó, đặc trưng ô nhiễm chủ yếu tại khu vực
xung quanh các KCN là ô nhiễm bụi, nguyên nhân do:
 Hoạt động giao thông.
 Hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, công nghiệp.
 Hoạt động sinh hoạt của các khu vực dân cư xung quanh.

2.2. Chất lượng môi trường không khí khu dân cư
Chất lượng không khí các khu vực dân cư
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn tốt. Kết quả
quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm (SO2,
NOx, CO và tiếng ồn) tại các vị trí quan trắc
hầu hết đều đạt quy chuẩn cho phép.
Ô nhiễm phát hiện chủ yếu tại khu vực dân
cư là ô nhiễm bụi. Nguyên nhân do:
 Hoạt động giao thông.
 Hoạt động sinh hoạt của khu dân cư.
 Vận chuyển vật liệu xây dựng khu dân cư.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

12


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

2.3. Chất lượng môi trường không khí khu chôn lấp CTR
Chất lượng môi trường không khí tại các khu vực chôn lấp chất thải rắn còn tốt.
Kết quả quan trắc nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí (SO2, NOx, CO, NH3, H2S) đều
đạt quy chuẩn cho phép.
Ô nhiễm chủ yếu tại khu vực chôn lấp
chất thải rắn là ô nhiễm bụi. Nguyên

nhân do:
 Quá trình vận chuyển rác của xe
chở rác.
 Hạ tầng hệ thống đường giao
thông tại các khu vực này chưa
hoàn chỉnh, đường chưa được bê
tông hóa là tác nhân gây ô nhiễm
chính tại khu vực này.
2.4. Chất lượng môi trường không khí tại các nút giao thông
- Kết quả quan trắc tại 9 vị trí nút giao thông phát hiện có biểu hiện ô nhiễm bụi lơ lửng TSP,
nitơ oxit (NOx). iêng vị trí (Ngã tư Biên Hùng - TP.Biên Hoà) chất lượng không khí tốt.
Chất lượng không khí tại các nút giao thông trên địa bàn tỉnh, ở mức chất lượng trung bình.
Nguyên nhân gây ô nhiễm do:
 Mật độ phương tiện giao thông, đặc biệt vào các giờ cao điểm.
 Khí thải các phương tiện tham gia giao thông.
 Kết cấu hạ tầng giao thông.

CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ (AQI)
1. Khái niệm chung
-

Chỉ số chất lượng không khí (viết tắt là AQI): là chỉ số được tính toán từ các thông số
quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không
khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được biểu diễn qua một thang điểm.

-

Nghiên cứu kinh nghiệm AQI trên thế giới và Việt Nam cho thấy có 3 phương pháp
tính AQI đã được xây dựng và áp dụng:


Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

13


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

o Phương pháp 1: Sử dụng bảng đối chiếu (Anh, Pháp, Canada)
o Phương pháp 2: Sử dụng công thức đơn giản ( Úc , Thành phố Hồ Chí Minh)
o Phương pháp 3: Sử dụng công thức phức tạp (Mỹ, Braxin, Hồng Kông, Hàn
Quốc, Thái Lan, Bồ Đào Nha).
a) Phương pháp 1:
 Phương pháp tính AQI áp dụng tại Anh
 Các thông số dùng để tính AQI: NO2, SO2, O3, CO, bụi PM10
 Các mức AQI như sau:
Thang màu

Mức AQI
Thấp : từ 1 ÷ 3
Trung bình : từ 4 ÷ 6
Cao : từ 7 ÷ 9
Rất cao: từ 10 trở lên

Bảng 1-2 Bảng đối chiếu AQI
O3

NO2

Trung bình giờ


Trung bình giờ

μg/m3

ppb

μg/m3

ppb

μg/m3

1

0 -33

0-16

0-95

0-49

0-88

0-32

2

34-65


17-32 96-190

50-99

89-176

3

66-99

STT

SO2

CO

bụi - PM10

Trung bình15 phút Trung bình 8 giờ Trung bình 24 giờ
ppm

μg/m3

0-3,8

0-3,2

0-21

33-66


3,9-7,6

3,3-6,6

22-42

33-49 191-266 100-149 177-265 67-99

7,7-11,5

6,7-9,9

43-64

ppb

mg/m3

Thấp

Trung bình
4

100-125 50-62 287-381 150-199 266-354 100-132 11,6-13,4 10,0-11,5

65-74

5


126-153 63-76 362-477 200-249 355-442 133-166 13,5-15,4 11,6-13,2

75-86

6

154-179 77-89 478-572 250-299 443-531 167-199 15,5-17,3 13,3-14,9

87-96

7

180-239 90-119 573-635 300-332 532-708 200-266 17,4-19,2 15,0-16,5

97-107

8

240-299 120-149 636-700 333-366 709-886 267-332 19,3-21,2 16,6-18,2

108-118

9

300-359 150-179 701-763 367-399 887-1063333-399 21,3-23,1 18,3-19,9

119-129

Cao


Rất cao
10

360

 180

764

 400

 1064

 400

 23,2

 20

 130

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường –Tổng cục Môi trường , Hà nội , 2011)
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

14


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

b) Phương pháp 2

 Phương pháp tính toán AQI đã áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Úc.
 Tại mỗi trạm, AQI sẽ được tính cho từng chất theo 2 loại là AQI theo giờ và AQI
theo ngày. So sánh AQI max của tất cả các thông số trong trạm, giá trị AQI nào lớn
nhất sẽ là chỉ số chất lượng không khí của trạm quan trắc tương ứng trong ngày.
AQI theo từng loại sẽ có giá trị bằng trung bình cộng các giá trị AQI của các trạm
thuộc cùng 1 loại .
 Tiêu chuẩn áp dụng so sánh: QCVN05:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật quốc
gia về Chất lượng không khí xung quanh.
Bảng 1-3 Các mức AQI tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhóm điểm

Chất lượng không khí

Ảnh hưởng sức khỏe

0 → 50

Tốt

51→ 100

Trung bình

Nhóm nhạy cảm, đôi khi nên giới
hạn thời gian ở ngoài nhà.

101→ 200

Kém


Nhóm nhạy cảm, nên hạn chế thời
gian ở ngoài .

201→ 300

Xấu

Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài,
những người khác nên giới hạn
thời gian ở ngoài .

Trên 300

Nguy hại

Không

Mọi người nên ở trong nhà.

( Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường –Tổng cục Môi trường, Hà Nội, 2011)
c)

Phương pháp 3
 Phương pháp tính AQI áp dụng tại Mỹ, Braxin, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan,
Bồ Đào Nha.
 Các thông số dùng để tính: O3, PM10, PM2,5, CO, SO2, NO2.
 Các mức AQI áp dụng tại Mỹ.
Giá trị AQI

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Tốt
Trung bình
Không tốt đối với nhóm nhạy cảm
Không tốt, có hại cho sức khỏe
Rất có hại cho sức khỏe
Nguy hiểm

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

15


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

2. Phương pháp tính AQI do Tổng cục Môi trường Việt Nam ban hành (ngày 01/07/2011)
a) Mục đích của việc sử dụng chỉ số chất lượng không khí
-

Đánh giá nhanh chất lượng không khí một cách tổng quát;

-

Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng
không khí;

-

Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan;

-


Nâng cao nhận thức về môi trường.

b) Phương pháp tính toán:
Tính toán giá trị AQI theo giờ


Giá trị AQI theo giờ của từng thông số được tính toán theo công thức sau :
AQI xh 

Với:

TS x
.100
QC x

AQIxh : Giá trị AQI theo giờ của thông số X (làm tròn thành số nguyên).
TSx: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số x
QCx: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số x
Đối với thông số bụi PM10: do không có quy chuẩn trung bình 1 giờ, vì vậy lấy
quy chuẩn của bụi lơ lửng (TSP) trung bình 1 giờ thay thế cho bụi PM10



Giá trị AQI theo giờ

Sau khi đã có giá trị AQIxh theo giờ của mỗi thông số, chọn giá trị AQI lớn nhất
của 05 thông số trong cùng một thời gian (01 giờ) để lấy làm giá trị AQI theo giờ.
AQIh = max(AQIhx)
Trong 01 ngày, mỗi thông số có 24 giá trị trung bình 01 giờ, vì vậy, đối với mỗi

thông số sẽ tính toán được 24 giá trị AQIxh giờ, tương ứng sẽ tính toán được 24 giá trị
AQI theo giờ để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và mức độ ảnh
hưởng tới sức khỏe con người theo giờ.
Tính toán giá trị AQI theo ngày


Giá trị AQI theo ngày của từng thông số

Đầu tiên tính giá trị trung gian là AQI trung bình 24 giờ của từng thông số theo công
thức sau đây:
AQI x24h 

Với:

TS x
.100
QCx

TSx: giá trị quan trắc trung bình 24 giờ của thông số X
QCx: giá trị quy chuẩn trung bình 24 giờ của thông số X
AQIx24: giá trị AQI tính bằng giá trị trung bình 24 giờ của thông số X (được làm
tròn thành số nguyên).
Lưu ý: không tính giá trị AQI24hO3.

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

16


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7


Giá trị AQI theo ngày của từng thông số được xác định là giá trị lớn nhất trong số các
giá trị AQI theo giờ của thông số đó trong 01 ngày và giá trị AQI trung bình 24 giờ của
thông số đó.
AQI xd  max( AQI x24h , AQI xh )
Lưu ý: Giá trị AQIdO3 = max(AQIhO3)
Trong đó AQIdx là giá trị AQI ngày của thông số x


Giá trị AQI theo ngày

Sau khi đã có các giá trị AQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị AQI lớn nhất của các
thông số đó được lấy làm giá AQI theo ngày của trạm quan trắc đó.

AQI d  max( AQI xd )
Bảng 1-4 Các giá trị QCX trong Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng không khí
xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT
Đơn vị tính: µg/m3
TT

Thông số

Trung bình
01 giờ

Trung bình
08 giờ

Trung bình
24 giờ


Trung bình
năm

1.

SO2

350

-

125

50

2.

CO

30.000

10.000

5.000

-

3.


NOx

200

-

100

40

4.

O3

180

120

80

-

5.

Bụi lơ lửng (TSP)

300

-


200

140

6.

Bụi ≤ 10 μm (PM10)

-

-

150
50
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định.

c) So sánh chỉ số chất lượng không khí đã được tính toán
Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng không khí, sử dụng bảng xác định giá trị
AQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe
con người để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:
Khoảng giá
trị AQI

Chất lượng
không khí

0 – 50

Tốt


51 – 100

Ảnh hưởng sức khỏe

Màu

Không ảnh hưởng đến sức khỏe

Xanh

Trung bình

Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên ngoài

Vàng

101 – 200

Kém

Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên ngoài

Da cam

201 – 300

Xấu

Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những người khác
hạn chế ở bên ngoài


Đỏ

Trên 300

Nguy hại

Mọi người nên ở trong nhà

Nâu

Ghi chú: Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp
(nguồn: Quyết định số 878/QĐ-TCMT , ngày 01/07/2011của Tổng cục Môi trường)
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

17


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
1. Giới thiệu về ô nhiễm tiếng ồn:
Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt
động bình thường của con người.
Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu là do con người tạo ra, trong các hoạt động về giao thông, xây
dựng, sản xuất công nghiệp và trong sinh hoạt hàng ngày.
a) Giao thông
Hiện nay, phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ
chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn, gây
nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi, cũng như

tiếng phanh xe. Bên cạnh đó, số lượng phương tiện kém chất lượng
lưu thông trên đường phố của Việt Nam là khá nhiều đã tạo nên sự ô
nhiễm về tiếng ồn đáng kể.
Máy bay cũng là 1 nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ
cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu 1 tần số âm thanh không nhỏ. Vì vậy,
nên di dời sân bay xa khu vực đông dân cư để giảm tiếng ồn.
Bảng 1-5 Tiếng ồn phát sinh bởi các phương tiện giao thông
Tiếng ồn (dBA)

Loại xe
Xe du lịch

77

Xe hành khách nhỏ

79

Xe hành khách mini

84

Xe thể thao

91

Xe mô tô 2 xylanh - 4 thì

94


Xe mô tô 1 xylanh - 2 thì

80

(Nguồn : Gíáo trình Ô nhiễm không khí, NXB ĐHQG-TPHCM 2007)
b) Xây dựng
Việc sử dụng các loại máy móc, thiết bị trong xây dựng là khá phổ biến. Đây là 1 nguồn
gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể.
Bảng 1-6 Mức độ ồn của một số phương tiện trong ngành xây dựng
TT

Các phương tiện

Mức ồn cách nguồn 15m (dBA)
Khoảng

Trung bình

Mức ồn cách Mức ồn cách nguồn
nguồn 50m (dBA)
100m (dBA)

1

Xe lu

72,0  74,0

73,0


61,5

56,5

2

Máy dầm nén

72,0  74,0

73,0

61,5

56,5

3

Máy nén khí

75,0  87,0

81,0

64,5

64,5

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai


18


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

TT

Mức ồn cách nguồn 15m (dBA)

Các phương tiện

Khoảng

Trung bình

Mức ồn cách Mức ồn cách nguồn
nguồn 50m (dBA)
100m (dBA)

4

Máy trộn bê tông

75,0  88,0

81,5

64,5

58,5


5

Cần trục di động

76,0  87,0

81,5

65,5

59,5

8

Máy kéo

77,0  96,0

86,5

66,0

60,5

9

Xe tải

82,0  94,0


88,0

71,5

65,5

10

Máy khoan

87,0 114

100,5

76,0

70,5

6

Máy cắt kim loại

84,0

73,5

67,5

7


Máy ủi

85,0

74,5

68,5

55  70 dBA

QCVN 26:2010/BTNMT

(Nguồn: U.S. Federal Transit Administration, 2006)
Ghi chú: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
c) Công nghiệp và sản xuất
Trong công nghiệp và sản xuất hiện nay, việc sử dụng máy móc được xem là không thể
thiếu. Tuy nhiên do ý thức của các cơ sở sản xuất và của 1 số khu công nghiệp chưa tốt, đã
làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng tăng cao.
Bảng 1-7 Mức ồn của một số máy móc công nghệ trong sản xuất công nghiệp
Xưởng/ thiết bị

Mức ồn dB

Xưởng dệt

110

Xưởng rèn


100 ÷ 120

Xưởng gò

113 ÷ 114

Xưởng đúc

112

Máy cưa

82 ÷ 85

Máy đập

85
( nguồn: Gíáo trình Ô nhiễm không khí, NXB ĐHQG-TPHCM 2007)

d) Sinh hoạt
Việc bật máy nghe nhạc quá lớn cũng gây tác động không nhỏ đến thính giác của người
xung quanh, nhất là trong các quán ăn, vũ trường hay quán bar. Đây là nguồn gây ô nhiễm
mà được xem là khó xử lý nhất và chỉ dựa vào ý thức của người dân là chủ yếu trong công
tác khắc phục.
Thiết bị/Hoạt động

Mức ồn dB

Máy hút bụi


60 - 80

Quạt máy

45 - 55

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

19


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

Máy bơm nước gia đình

35 - 50

Quạt thông gió

40

Máy giặt

50 - 70

Đồng hồ báo thức

65 - 80

Tiếng dội nước trong WC


75 - 85

Máy sấy tóc

60 - 95

Chuông điện thoại

80
( Nguồn: tổng hợp)

2. Tác hại của tiếng ồn
a) Mức âm nguy hiểm
Tai người có thể tiếp nhận những âm thanh có cường độ lên tới 140 dB. Nhưng
ngay sau đó, có thể tai chúng ta sẽ cảm thấy đau đớn vô cùng; trên thực tế những âm thanh
lớn này có thể gây tổn hại tới màng nhĩ của tai người.
Càng về già, khả năng tiếp nhận âm thanh của tai càng giảm xuống do khả năng
linh hoạt của các xương ở tai không còn được như trước. Do đó, khả năng truyền các rung
động vào tai trong cũng không được chính xác như lúc còn trẻ.
Ngưỡng nghe và ngưỡng chói tai: Âm thanh là những dao động cơ học được lan
truyền dưới hình thức sóng trong môi trường đàn hồi, nhưng không phải bất cứ sóng nào
đến tai cũng gây ra cảm giác âm thanh như nhau. Cường độ âm thanh nhỏ nhất ở một sóng
âm xác định mà tai người nghe thấy được gọi là ngưỡng nghe. Âm thanh có tần số khác
nhau giá trị ngưỡng nghe cũng khác nhau. Cường độ âm thanh lớn nhất mà tai người có thể
chịu được gọi là ngưỡng chói tai.
Bảng 1-8 Các mức âm gây ảnh hưởng đến tai người
Mức âm (dB)
>0


Tác hại gây ra
- Ngưỡng nghe thấy

100

- Bắt đầu làm biến đổi nhịp tim

110

- Kích thích mạnh màng nhĩ

120

- Ngưỡng chói tai

130 ÷ 135

- Gây bệnh thần kinh, nôn mửa làm yếu xúc giác và cơ bắp

140

- Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên

150

- Nếu nghe lâu sẽ thủng màng tai

160

- Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm


190

- Chỉ nghe trong thời gian ngắn đã nguy hiểm
( Nguồn: Giáo trình Điều hòa không khí và thông gió, 2013)

Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

20


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

b) Các tổn thương do tiếng ồn gây ra:
Tiếng ồn dẫn đến các tổn thương chức năng (gây stress, rối loạn về tim mạch, tiêu hóa) và
thực thể (gây tổn thương tại ốc tai, cơ quan tiếp nhận âm thanh). Nó cũng tác động đến tâm
sinh lý, hành vi ứng xử của con người trong xã hội.
Người ta chia tác hại của tiếng ồn làm 4 mức độ:
 Độ 1: Nguy hiểm, đe dọa tính mạng, mất khả năng giao tiếp, điếc vĩnh viễn.
 Độ 2: Gây rối loạn chức năng và gây bệnh (stress, điếc có thể hồi phục và điếc vĩnh
viễn).
 Độ 3: Ảnh hưởng đến khả năng lao động (stress, giảm kỹ năng thao tác và giao tiếp,
mất ngủ)
 Độ 4: Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (mất sự yên tĩnh cá nhân, cản trở sự giao
tiếp, giảm thính lực).
Các ảnh hưởng có thể xảy ra âm thầm, từ từ hoặc tức thì, tùy theo cường độ lớn nhỏ của
tiếng ồn và thời gian tiếp xúc lâu hay mau.
Ảnh hưởng đến thính lực:
Tất cả các bộ phận trong tai đều đóng góp trong việc tạo ra thính giác: tai ngoài đưa tiếng
động vào màng nhĩ, tai giữa chuyển độ rung của màng nhĩ vào tai trong, và nơi đó sẽ tạo

thành những xung động thần kinh qua dây thính giác, đưa về óc.
Từ đó các chuyên gia giải thích cơ chế của sự suy giảm thính lực như sau: Âm thanh bên
ngoài tác động và gây tổn thương tới các tế bào chuyển, có chức năng dẫn truyền sóng âm
thanh đến não bộ. Nếu bị tổn thương tạm thời, thì các tế bào vùng này có thể phục hồi.
Nhưng chúng cũng có thể bị tổn thương vĩnh viễn bởi những tiếng ồn quá lớn hoặc tác động
lâu dài. Trong trường hợp đó, thính lực sẽ bị suy giảm không thể phục hồi lại được. Cụ thể :
-

Khi thời gian tiếp xúc với tiếng ồn ngắn, mức độ không quá cao có nguy cơ giảm sức
nghe. Nếu phát hiện sớm, chuyển sang nơi yên tĩnh, nghỉ ngơi có thể phục hồi được.

-

Nếu tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất thính lực tạm thời,
nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16-18 giờ khi không còn tiếng động.

-

Khi tiếp xúc với tiếng ồn cao, thời gian tiếp xúc dài sẽ gây giảm thính lực nặng, ù tai
hoặc bị điếc cả hai tai. Nếu tiếng ồn trên 130dB gây đau tai và trên 140dB gây chấn
thương có thể điếc ngay.

Như vậy, ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số
lượng thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Rối loạn giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiếng ồn từ 35dB trở lên đủ để gây ra rối loạn cho giấc
ngủ bình thường, làm cho nạn nhân mất ngủ, suy sụp tinh thần và thường bị căng thẳng
thần kinh.
Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc bất thường, quấy rối sự yên tĩnh và giấc
ngủ của con người, làm đổ mồ hôi, làm thay đổi chu kỳ các giai đoạn của giấc ngủ và gây

khó khăn đi vào giấc ngủ. Nhiều khi thức giấc bất thường sẽ đưa tới thiếu ngủ và hậu quả
là sự mệt mỏi, buồn chán vào ngày hôm sau. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

21


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co
chân duỗi tay. Khi tiếng ồn đạt tới 50dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị
tổn thất đến 60%.
Một điểm đáng lưu ý là trẻ em dường như có một cơ chế bảo vệ với tiếng động khi ngủ ban
đêm, nên các cháu vẫn ngủ ngon, ít bị thức giấc như người lớn. Tuy nhiên hệ thần kinh của
trẻ vẫn dễ bị ảnh hưởng và phản ứng.
Với bệnh tim mạch
Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh tự chủ, làm
tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi.
Nghiên cứu của TS. olfgang Babisch, người Đức cho thấy liên tục nghe tiếng ồn giao
thông ở mức độ 70dB có thể gia tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim.
Ảnh hưởng trên sự học hỏi
Khi trẻ em tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn thường xuyên thì sẽ gặp khó khăn trong việc
phát triển các kỹ năng nghe và nói, cho đến khi chúng bước vào tuổi thiếu niên. Những
nghiên cứu cho thấy khi trẻ em học tập trong một môi trường có quá nhiều tiếng ồn thì sẽ
tiếp thu bài học chậm hơn những trẻ em học tập trong những môi trường yên tĩnh.
Học tập trong những môi trường ồn ào sẽ bị nghèo nàn về từ ngữ cũng như kỹ năng nhận
thức bị hạn chế, kỹ năng viết cũng bị hạn chế.
Những trẻ em học trong những lớp học có gắn loa phóng thanh quá lớn cũng sẽ ảnh hưởng
đến sự tiếp thu bài giảng.
Ảnh hưởng lên sự thực hiện công việc

Tiếng ồn làm che lấp tiếng nói trong trao đổi thông tin, làm phân tán tư tưởng, giảm tập
trung vào công việc và dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động, tăng tai nạn thương tích.
Những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn mạnh (70 – 80 dB) trong sản xuất thường
hay nhức đầu, chóng mặt, người mệt mỏi, dễ cáu, trí nhớ giảm, từ 90-110dB bắt đầu gây
nguy hiểm và 120-140dB có khả năng gây chấn thương.
Theo Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ, khi công nhân tiếp xúc với
âm thanh ở cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và trong tương lai
có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng thẳng. Họ trở nên bẳn
tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm việc nơi yên tĩnh. Họ cũng hay vắng mặt tại sở
làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho thấy, âm thanh vừa phải sẽ kích thích sự hứng khởi khi
đang làm một công việc có tính cách đơn điệu, đều đều.
Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng
Trong sinh hoạt tiếng ồn cao có thể ảnh hưởng đến giao tiếp với người xung quanh, gây
căng thẳng, khó chịu và có thể dẫn đến xung đột.
Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng sự hung hổ, gây
hấn.
Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận dữ, khó chịu,
hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

22


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

Tác động khác
Tiếng ồn không chỉ gây mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu, mất khả năng tập trung, mà còn làm
tăng tiết dịch cơ quan hô hấp, tăng nhịp tim, huyết áp thay đổi, mất thăng bằng, gây hội
chứng tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, ở phụ nữ có thể gây rối loạn kinh nguyệt, hay

cáu gắt, có nguy cơ gây bệnh mãn tính nặng hơn.
Giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng tỷ lệ mắc hội chứng dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hoá.
Tác động lâu dài của tiếng ồn đối với con người gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh
và có thể gây bệnh tâm thần.
Dưới tác động trường diễn của tiếng ồn, có nguy cơ làm giảm hàm lượng của một số axít
amin không thể thay thế trong các mô gan và tim như lyzin, methionin, phenylalanin,
histidin.
Tiếng ồn còn làm thay đổi tỷ lệ thành phần các axít amin tự do trong huyết thanh và hồng
cầu như giảm treonin và alanin, tăng serin.
Phần đáp án trong sách học sinh: Tác hại của tiếng ồn qua các hình ảnh sau :
1. Ảnh hưởng thính lực
2. Ảnh hưởng khả năng học tập
3. Ảnh hưởng giấc ngủ
4. Ảnh hưởng mọi người xung quanh
5. Ảnh hưởng thính lực
6. Ảnh hưởng khả năng trao đổi, truyền thông trong công việc
7. Ảnh hưởng hành vi con người, đễ dẫn đến xung đột
8. Ảnh hưởng tim mạch
9. Ảnh hưởng đến không gian xung quanh, gây phiền toái đến người khác
3. Kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn ở các quốc gia
a) Quy định kiểm soát tiếng ồn ở một số nước:
Mỹ thông qua Đạo luật Kiểm soát Tiếng ồn năm 1972. Nhiều thành phố cấm âm thanh quá
lớn ở khu dân cư vào ban đêm (thường là từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau); ngưỡng
cường độ âm thanh này được nâng lên vào ban ngày.
Ở thành phố Portland (bang Oregon), ai gây ra âm thanh vượt ngưỡng sẽ bị phạt tới 5.000
USD/lần vi phạm, thậm chí bị phạt nhiều lần trong một ngày. Portland ra quy định không
chỉ dựa vào cường độ âm thanh tính theo đơn vị decibel (dB) mà còn dựa vào cả cao độ và
tần số.
Nhiều bang (trong đó có California tiên phong) yêu cầu các thành phố trực thuộc đưa yếu
tố tiếng ồn vào quy hoạch chung, có hướng dẫn chi tiết về quyết định quy hoạch đất đai để

giảm thiểu tác động của tiếng ồn đối với cộng đồng.
Các nhà phát triển giao thông, đặc biệt là đường bộ và sân bay, phải lắng nghe công luận và
nhà khoa học về âm thanh trước khi hoàn tất thiết kế hệ thống. Cục Hàng không Liên bang
có chương trình cách ly hàng nghìn ngôi nhà quanh các sân bay lớn.
Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

23


Tài liệu dành cho giáo viên - Nâng cao nhận thức Bảo vệ môi trường - Lớp 7

Sử dụng mô hình máy tính cho từng ngôi nhà, chương trình giúp cải thiện về mặt nội thất
để giảm thiểu tác động của tiếng ồn. Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ đưa ra ngưỡng tiếng ồn
tối đa áp dụng với xe cơ giới, máy móc công nghiệp và thiết bị gia dụng, dẫn tới sự ra đời
của nhiều sản phẩm hoạt động êm hơn trước.
Về xây dựng, cải tạo chung cư, bệnh viện, khách sạn…, nhiều bang và thành phố của Mỹ
áp dụng bộ quy tắc xây dựng rất nghiêm ngặt, trong đó có yêu cầu về phân tích âm thanh
để bảo vệ người trong tòa nhà khỏi tiếng ồn bên ngoài và âm thanh phát ra trong tòa nhà.
Các kiến trúc sư phải làm việc với nhà khoa học âm thanh nhằm thống nhất phương án hiệu
quả, tiết kiệm để tòa nhà được yên tĩnh (thường ở mức 45 decibel).
Một số nước châu Âu cũng có luật kiểm soát tiếng ồn: Hà Lan thông qua năm 1979, Pháp
1985, Tây Ban Nha 1993, Đan Mạch 1994… Ở Nhật Bản, đạo luật kiểm soát tiếng ồn chủ
yếu áp dụng nơi công sở và công trường xây dựng.
b) Quy định kiểm soát tiếng ồn ở Việt Nam:
Ngày 01/05/2011, bộ trưởng Bộ Môi trường và Tài nguyên ban hành thông tư số 28
/2011/TT-BTNMT về Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung
quanh và tiếng ồn
-

Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc tiếng ồn

 Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho
phép hiện hành;
 Xác định ảnh hưởng của các nguồn gây tiếng ồn riêng biệt hay nhóm các nguồn gây
tiếng ồn;
 Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn;
 Đánh giá diễn biến ô nhiễm tiếng ồn theo thời gian và không gian;
 Cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn;
 Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa
phương.

-

Thông số quan trắc
 LAeq mức âm tương đương;
 LAmax mức âm tương đương cực đại;
 LAN,T mức phần trăm;
 Phân tích tiếng ồn ở các dải tần số 1 ôcta (tại các khu công nghiệp);
 Cường độ dòng xe (đối với tiếng ồn giao thông).

-

Thời gian và tần suất quan trắc:
 Tần suất quan trắc tiếng ồn, tối thiểu phải là 04 lần/năm.

-

Thời gian quan trắc:
 Đối với tiếng ồn tại các khu vực quy định và tiếng ồn giao thông: đo liên tục 12, 18
hoặc 24 giờ tuỳ theo yêu cầu;
 Đối với tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất, phải tiến hành đo trong giờ làm việc;


Chi cục Bảo vệ Môi trường - Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai

24


×