Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề cương các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.93 KB, 9 trang )

1

1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

(TPP), việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) cùng 12 Hiệp định
thương mại tự do song và đa phương (FTA) đã được ký kết, bức tranh kinh tế
Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, ổn định và tươi sáng hơn.
Tuy vậy cùng với sự phục hồi yếu của kinh tế thế giới, cùng với những diễn
biến khó lường của giá dầu, giá vàng, tác động của sự phá giá đồng NDT
trong năm qua, sự mất giá của nhiều đồng tiền trong khu vực. Đặc biệt là tình
hình chính trị thế giới đầy bất ổn với những vấn đề liên quan đến người nhập
cư vào châu Âu hay các vấn đề liên quan đến điểm nóng Trung Đông, Biển
đông……đã đưa kinh tế thế giới vào một thời kỳ khó khăn, đầy biến động và
rủi ro hơn bao giờ hết.
Trước tình hình trên, có thể nói các Doanh nghiệp Việt Nam hiện đang
có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng đi song song với những cơ hội đó là
những thách thức, rủi ro có thể đưa các doanh nghiệp đi đến bờ vực của sự
phá sản bất cứ lúc nào. Một trong những nguyên nhân nhấn chìm các cơ hội,
biến những cơ hội thành bất lợi… và nghiêm trọng hơn là đưa doanh nghiệp
đi đến phá sản chính là sự khó khăn về thanh khoản hay sự mất khả năng
thanh khoản.
Doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh khoản có thể tác động tiêu cực
đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; tác động tiêu cực đến doanh
thu, lợi nhuận, thị phần…; ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của
Doanh nghiệp. Từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh với các Doanh nghiệp
khác trong khu vực cũng như trên thế giới.
Việc ký kết và tham gia TPP, AEC hay FTA như đã nói sẽ tạo cơ hội
cho Việt Nâm thay đổi màu sắc bức tranh kinh tế. Trong đó ngành công


nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp thực phẩm trở thành tâm điểm khi Việt


2

Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên sự phát triển của
ngành này đang chịu sự tác động của các yêu cầu về an toàn thực phẩm, chất
lượng, và sự cạnh tranh không hề nhỏ.
Xuất phát từ tầm quan trọng của khả năng thanh khoản đến các Doanh
nghiệp. Cụ thể là các Doanh nghiệp ngành sản xuất và chế biến thực phẩm tôi
đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của
doanh nghiệp - Nghiên cứu tại các Công ty ngành Sản xuất Chế biến
Thực phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam” làm công
trình nghiên cứu.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến khả năng thanh khoản của các
2.
-

Công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng
-

khoán Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản của các Doanh

-

nghiệp.
3.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Doanh

-

nghiệp ?
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến khả năng thanh khoản của các
Công ty ngành sản xuất và chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng

-

khoán Việt Nam như thế nào ?
Có những giải pháp nào để nâng cao khả năng thanh khoản của các Doanh
nghiệp?
4.
PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào đối tượng là khả năng thanh khoản và
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Các Doanh nghiệp ngành sản xuất và chế biến thực phẩm niêm yết trên


3

thị trường chứng khoán Việt Nam
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguồn dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp
Các báo cáo tài chính đã kiểm toán của 46 Công ty ngành sản xuất và

5.
5.1.
-

chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ
-

năm 2010 – 2015
Dữ liệu có sẵn từ những công trình nghiên cứu trước
Dữ liệu thu thập được từ sách, báo, tạp chí và thông tin trên mạng

5.2.

internet thuộc phạm vi nghiên cứu…
Phương pháp phân tích xử lý số liệu:

6.

-

Phương pháp thống kê mô tả

-

Phương pháp định lượng, mô hình hóa


-

Phương pháp so sánh, phân tích…
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã trình bày những nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân

tố đó đến khả năng thanh khoản của các công ty ngành sản xuất và chế biến
thực phẩm. Từ đó cho thấy đặc thù về khả năng thanh khoản cũng như những
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngành sản xuất và chế biến
thực phẩm tại Việt Nam
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở để các công ty ngành sản xuất và
chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng và các
công ty ngành thực phẩm nói chung đề ra phương hướng, chiến lược, giải
pháp để nâng cao khả năng thanh khoản thông qua kế hoạch cải thiện các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của công ty.
7.

DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
Từ 20/03 đến 3/5: Hoàn thành đề cương luận văn
Từ 3/5 đến 10/6: Hoàn thành chương 1 và chương 2 luận văn
Từ 10/6 đến 15/7: Hoàn thành chương 3
Từ 15/7 đến 30/8: Hoàn thành chương 4
Từ 30/8 đến 20/9: Hoàn thành chương 5


4

8.

Từ 20/9 đến 30/10: Hoàn thành và chỉnh sửa luận văn

Tháng 11: Bảo vệ luận văn
DỰ KIẾN NỘI DUNG LUẬN VĂN
Dự kiến kết cấu của luận văn gồm 5 chương như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

2.2.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khả năng thanh khoản
Mất khả năng thanh khoản
2.1.2. Vai trò của khả năng thanh khoản đối với doanh nghiệp
2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Opler và cộng sự (1999) đã thực nghiệm các yếu tố tác động đến thanh
khoản của 1048 công ty Mỹ từ 1971 đến 1994. Kết quả cho thấy thanh khoản
có mối tương quan ngược chiều đến quy mô, vốn lưu động, đòn bẩy, chi trả cổ
tức. Ở chiều ngược lại, tỷ lệ dòng tiền/tài sản, tỷ lệ chi tiêu vốn/tổng tài sản,
rủi ro ngành, và tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển/doanh thu có tương quan
cùng chiều với thanh khoản. Các tác giả kết luận rằng các công ty lớn có tiếp
cận thị trường vốn tốt hơn sẽ nắm giữ ít tiền mặt hơn, sẽ khiến chỉ số thanh
khoản kém hơn [1]
Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thanh
khoản của 400 công ty tại 12 quốc gia EMU bao gồm Đức, Áo, Pháp, Hy Lạp,
Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ, Ireland, Phần Lan và Luxemburg
giai đoạn 1987–2000. Kết quả cho thấy tính thanh khoản chịu ảnh hưởng cùng

chiều của cơ hội đầu tư và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Trong khi đó,
đòn bẩy, quy mô doanh nghiệp và nợ có ảnh hưởng ngược chiều đến thanh
khoản.[2]
Bruinshoofd và Kool (2004) đã tiến hành thực nghiệm về khả năng


5

thanh khoản ngắn hạn của các công ty Hà Lan. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu
453 doanh nghiệp giai đoạn 1986–1997. Các tác giả xem xét yếu tố quy mô,
vốn lưu động, tài sản, doanh thu, tổng nợ, nợ ngắn hạn, đầu tư, lợi nhuận trên
tài sản, thu nhập không chắc chắn, lãi suất bình quân là biến độc lập. Kết quả
cho thấy vốn lưu động, đầu tư và lợi nhuận trên tài sản lại có tác động tiêu cực
đến khả năng thanh khoản của công ty. [3]
Isshaq và Pokpin (2009) thu thập dữ liệu hằng năm giai đoạn 1991 –
2007 tại Ghana để đánh giá mối quan hệ giữa thanh khoản, quy mô, vốn lưu
động, tỷ lệ đầu tư và lợi nhuận trên tài sản . Kết quả nghiên cứu cho thấy quy
mô, vốn lưu động, tỷ lệ đầu tư và lợi nhuận trên tài sản có mối quan hệ cùng
chiều với khả năng thanh khoản của công ty [4]
Chen và Mahajan (2010) nghiên cứu các công ty từ 45 quốc gia giai
đoạn 1994–2005. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá khả năng thanh khoản của
công ty thông qua biến quy mô, dòng tiền/tài sản, vốn lưu động/tài sản, chi phí
vốn/tài sản, tỷ lệ nợ, chi trả cổ tức. Nghiên cứu cho thấy dòng tiền có tác động
cùng chiều trong khi vốn lưu động/ tài sản và tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều
với khả năng thanh khoản[5]
Với mẫu nghiên cứu trong 3 năm (2008– 2010), Gill và Mathur (2011)
đã chọn 164 công ty trên thị trường chứng khoán Toronto, Canada nhằm tìm
ra các yếu tố tác động đến thanh khoản của công ty. Quy mô, vốn lưu động
ròng, tỷ lệ nợ, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư và yếu tố ngành có tác động đến thanh
khoản của công ty. Các biến có tác động ngược chiều đến thanh khoản là tỷ lệ

nợ, vốn lưu động ròng và tỷ lệ đầu tư [6]
2.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Năm 2014 Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Mai Trâm, Nguyễn Hồng
Thu đã nghiên cứu định lượng các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản


6

của các công ty đang niêm yết (trừ các tổ chức tài chính) tại thị trường chứng
khoán Việt Nam (HOSE, HNX). Dữ liệu nghiên cứu được trích từ báo cáo
tài chính từ năm 2007 – 2013. Nghiên cứu đã cho thấy khả năng thanh khoản
của các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2007 – 2013 bị ảnh hưởng nhiều
nhất từ tỷ lệ vốn lưu động thuần và tỷ số P/B. Các yếu tố trên cũng có tương
tác cùng chiều với khả năng thanh khoản bên cạnh tỷ số P/E và tỷ lệ lưu
chuyển tiền thuần. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ và tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
có tương quan âm đến khả năng thanh khoản.
Tuy nhiên, mỗi ngành sẽ có những đặc thù khác nhau. Do đó khả năng
thanh khoản của từng ngành là không giống nhau. Vì vậy với nghiên cứu này
tôi sẽ lựa chọn, sử dụng và kiểm định một mô hình phù hợp với ngành công
nghiệp thực phẩm từ đó cho cái nhìn khách quan và cụ thể nhất về mối quan
hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.
3.2.
3.3.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3.1. Mô tả các biến
Nhằm tìm ra các yếu tố tác động đến thanh khoản của các doanh
nghiệp thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, biến khả
năng thanh toán hiện hành (Y) sẽ được dùng như là một biến phụ thuộc. Các
yếu tố tác động là các biến sau:
X1: Tỷ số P/B
X2: Tỷ số P/E
X3: Lợi nhuận trên tổng tài sản
X4: Tỷ số nợ trên tổng tài sản


7

X5: Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD trên tổng tài sản
X6: Tỷ lệ vốn lưu động
X7: Tăng trưởng tài sản cố định
3.3.2. Mô hình
Dựa trên cơ sở của các nghiên cứu trước và thực tế tình hình Việt
Nam, nghiên cứu đề xuất mô hình hồi quy xem xét các yếu tố tác động đến
tính thanh khoản của các công ty ngành sản xuất và chế biến thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán như sau:
Y = β + β X + β X + β X + β X + β X + β X + β X (1)
0
1 1
2 2
3 3
4 4
5 5
6 6

7 7
Trong đó:
Y: khả năng thanh toán hiện hành;
X : Tỷ số P/B
1
X :Tỷ số P/E
2
X : Lợi nhuận trên tổng tài sản
3
X : Tỷ số nợ trên tổng tài sản
4
X : Tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần
5
X : Tỷ lệ vốn lưu động
6
X : Tăng trưởng tài sản cố định.
7
3.4.

PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG
3.4.1. Mô tả bộ dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo tài chính (đã
được kiểm toán) của các công ty ngành sản xuất và chế biến thực phẩm đang


8

niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE, HNX). Số liệu
tính toán được sử dụng trong nghiên cứu là


báo cáo kết quả cuối năm, giai

đoạn 2010 – 2015.
3.4.2. Phương pháp ước lượng
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.

PHÂN TÍCH MÔ TẢ
KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN
PHÂN TÍCH HỒI QUY OLS
KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Kiểm định White và Breusch-Pagan
THẢO LUẬN KẾT QUẢ
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
5.1.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CHO

CÁC DOANH NGHIỆP
5.2.

9.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bruinshoofd, W.A. and Kool, C.J.M (2004), “Dutch corporate
liquidity management: new evidence on aggregation”, Journal of
Applied Economics, 7(2), 195–230 [3].
2. Chen, N. và Mahajan, A. (2010), “Effects of Macroeconomic
Conditions

on

Corporate Liquidity International Evidence”,

International Research Journal of Finance and Economics, Vol. 35, pp.
112-129 [5].
3. Ferreira, Miguel A. and Vilela, Antonio S. (2004), “Why Do Firms


9

Hold Cash? Evidence from EMU Countries”, European Financial
Management Vol. 10 No. 2 pp. 295-319 [2].
4. Isshaq, Z. and Bokpin, G.A. (2009),

“Corporate

liquidity

management of listed firms in Ghana”, Asia Pacific Journal of
Business Administration, 1(2), 189-198 [4].
5. Gill, A. and Mathur, N. (2011), “Factors that Influence Corporate
Liquidity


Holdings

in Canada”, Journal of Applied Finance &

Banking, Vol.1, No.2, 2011, 133-153 [6].
6. Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Mai Trâm, Nguyễn Hồng Thu (2014),
Các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của Doanh nghiệp
niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Đại học Thủ Dầu 1, số 6 (19),2014,
7. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Lao
động – Xã hội.
8. Opler, T., Pinkowitz, L., Stulz, R. and Williamson, R. (1999),
“The Determinants and Implications of Corporate Cash Holdings”,
Journal of Financial Economics, Vol. 52, pp. 3–46 [1].



×