Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.89 KB, 56 trang )

1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI
KHOA TOÁN KINH TẾ-CHUYÊN NGÀNH TOÁN TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
Giảng Viên Hướng Dẫn: PGS.TS: NGÔ VĂN THỨ
GV: ĐINH HỒNG THÊU
Sinh Viên Thực Hiện: PHẠM ĐÌNH THẾ MSSV: CQ502460

HÀ NỘI 03/2012
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt nam ngày càng hội nhập sâu và dần trở thành một bộ phận quan
trọng của nền kinh tế thế giới được đánh dấu bằng việc gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO năm 2006. Việc trở thành thành viên của tổ chức WTO mở ra nhiều
cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp nội
địa. Khi đó những công ty Việt nam sẽ phải cạnh tranh với những tập đoàn kinh tế
lớn mạnh của thế giới. Do đó để giúp các doanh nghiệp trong nước nói chung có thể
cạnh tranh tốt nhà nước cần có những chính sách, chiến lược lâu dài để phát triển
hệ thống các doanh nghiệp nội địa bền vững. Một trong những chính sách đó là ưu
tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể cạnh tranh tốt trên thị trường nội
địa, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà các doanh nghiệp ngoại không thể lấp đầy
được các kẽ hở của nền kinh tế. Thật tế là, trong những năm vừa qua bộ phận doanh
nghiệp vừa nhỏ đã đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt


nam, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho dân cư, ổn định xã hội.
Với những lý do trên, thời gian qua chủ đề về doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn nhận
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý trong và ngoài nước. Trên
thực tế đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, trong đó có các công
trình mang tầm vĩ mô, được nghiên cứu với quy mô mẫu lớn có tính chất đại diện
cho tập hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ của cả một quốc gia; lại cũng có những
công trình được thực hiện nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn thường là trong địa bàn
của một tỉnh, thành phố hoặc một ngành kinh tế.
Một vấn đề phát sinh là khi ta mang các công trình nghiên cứu được xây dựng trên
quy mô quốc gia để áp dụng cho một tỉnh, thành phố nào đó trong nước thì cần thiết
phải có những điều chỉnh nhất định tùy thuộc theo từng địa phương khác nhau. Còn
nếu ta áp kết quả nghiên cứu được xây dựng dựa trên mẫu quan sát của tỉnh (hoặc
ngành) này cho tỉnh (hoặc ngành) khác thì sẽ là không hợp lý. Nguyên nhân là do
mỗi ngành kinh tế khác nhau sẽ có những đặc thù khác nhau; các tỉnh, thành phố
khác nhau cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng. Do đó việc thực hiện các
nghiên cứu riêng cho từng ngành kinh tế, từng địa bàn là cần thiết và sẽ giúp cho
các doanh nghiệp, các nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc quản trị, phát
triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung.
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề này được thực hiện với mục đích phân tích và lượng hóa tác động của
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Bằng việc phân tích khoảng trên 200 doanh nghiệp
thuộc địa bàn tỉnh và có quan hệ tín dụng với ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt nam, chuyên đề sẽ xây dựng nên mô hình toán học giúp đo lường
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nghĩa vụ tín dụng với ngân hàng.
Qua đó giúp các doanh nghiệp có thể tự đánh giá và tìm ra các biện pháp nâng cao
khả năng trả nợ của mình. Thêm nữa chuyên đề sẽ tập trung và xây dựng mô hình
LOGISTIC giúp dự báo trước khả năng trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp. Giúp các

ngân hàng có thêm thông tin trong quá trình ra quyết định cho vay, quản lý khoản
tiền cho vay và có các kế hoạch thu hồi nợ kịp thời.
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH
TOÁN NGHĨA VỤ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1. ĐỊNH NGHĨA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Có nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, đa phần các
định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa đều sử dụng số lượng lao động thường
xuyên như là một tiêu chí ưu tiên, ngoài ra còn sử dụng quy mô vốn, quy mô doanh
thu v.v… Đối với đa phần các quốc gia phát triển (Mỹ, Pháp, Nhật), những doanh
nghiệp có số lao động từ 500 trở xuống thì được coi là có quy mô vừa và nhỏ, trong
số đó những doanh nghiệp có số lao động 200 trở xuống được coi là doanh nghiệp
nhỏ. Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định tại Nghị định 91/2001/CP-NĐ của Thủ
tướng Chính phủ ban hành năm 2001 thì những doanh nghiệp có số lao động nhỏ
hơn 300 và có số vốn pháp định nhỏ hơn 10 tỷ đồng được coi là doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
Các cách định nghĩa này cũng chỉ mang tính chất tương đối, bởi một doanh nghiệp
có thật sự nhỏ khi có số lao động nhỏ hơn 500 hay không thì còn tuỳ thuộc vào lĩnh
vực hoạt động. Do vậy, chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp nhỏ là một doanh nghiệp
hoạt động độc lập trong một lĩnh vực kinh doanh nhưng không thống trị trong lĩnh
vực kinh doanh của mình.
Tuy nhiên hiện nay theo nghị định mới nhất số 56/2009/NĐCP ngày 30/06/2009
của chính phủ quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: “ là cơ sở kinh doanh đã
đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia làm ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ,

vừa theo quy mô tổng nguồn vốn ( tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được
xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân
năm ( tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).
2. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Theo tiêu chí tổng nguồn vốn
Căn cứ theo nghị định số 56/2009/NĐCP ngày 30/06/2009 của chính phủ thì doanh
nghiệp vừa và nhỏ được phân loại như sau:
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Dưới 5 tỷ 5 tỷ đến 20 tỷ 20 tỷ đến 100 tỷ
Công nghiệp và xây dựng Dưới 5 tỷ 5 tỷ đến 20 tỷ 20 tỷ đến 100 tỷ
Thương mại và dịch vụ Dưới 5 tỷ 5 tỷ đến 10 tỷ 10 tỷ đến 50 tỷ
Một khó khăn khi sử dụng tiêu chí tổng nguồn vốn để phân loại DNVVN là tiêu chí
này hay thay đổi. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn
vay ngân hàng, phải trả người bán… Trong khi vốn chủ sở hữu khá ổn định và có
thể xác định được khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh thì vốn vay lại thường hay
biến động vì vậy tổng nguồn vốn cũng thường hay thay đổi. Một doanh nghiệp hôm
nay có thể được xếp là doanh nghiệp nhỏ nhưng hôm sau lại có thể là doanh nghiệp
cỡ vừa.
Theo tiêu chí quy mô lao động:
Siêu nhỏ Nhỏ Vừa
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Dưới 10 người Từ 10 đến 200 người Từ 200 đến 300 người
Công nghiệp và xây dựng Dưới 10 người Từ 10 đến 200 người Từ 200 đến 300 người
Thương mại và dịch vụ Dưới 10 người Từ 10 đến 50 người Từ 50 đến 100 người
Như vậy việc phân loại một doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa nhỏ cũng chỉ mang
tính chất tương đối. Việc phân loại có thể dựa vào mục đích của việc nghiên cứu
sao cho hợp lý. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phạm vi đề tài này sẽ áp
dụng cả hai tiêu chí trên tức là các doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 300 người

và có quy mô nguồn vốn (hay tổng tài sản) nhỏ hơn 100 tỷ. Một lưu ý nữa là kể từ
giờ đến hết nội dung của đề tài khi ta nói đến doanh nghiệp tức là đang đề cập đến
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VIỆC HOÀN THÀNH
NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TÍN DỤNG VỚI NGÂN HÀNG CÁC NĂM VỪA
QUA
Thời gian qua trên địa bàn cả nước đã có tới hơn 48.000 doanh nghiệp tuyên bố phá
sản ( chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2011). Con số đã phần nào thể hiện sự khó
khăn của các doanh nghiệp các năm vừa qua nói chung, và Lai châu có lẽ cũng
không là một ngoại lệ. Thực tế cho thấy thời gian qua trên địa bàn tỉnh các doanh
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp trong ngành Nông- Lâm nghiệp
sau khi ký kết hợp đồng với người dân cho các dự án trồng rừng đã không có đủ
tiềm lực tài chính để tiếp tục dẫn đến những hệ lụy cho cả người dân và doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp và xây dựng cũng có những khó
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
khăn tương tự , nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay các ngân hàng đang thắt chặt
tín dụng với mục đích kìm chế lạm phát của chính phủ.
Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản trong thời gian qua, song bất chất
tất cả các khó khăn loại hình doanh nghiệp vừa nhỏ vẫn đạt được những kết quả
đáng kể cả về “chất” và “lượng”.
Cụ thể theo số liệu thống kê thì số lượng các doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh
doanh vẫn tăng mạnh trong các năm qua. Kể từ năm 2004 trên địa bàn tỉnh chỉ có
143 doanh nghiệp thì đến năm 2009 con số này là 611 doanh nghiệp.
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Số doanh nghiệp 143 193 251 333 439 611
Tốc độ tăng trưởng(%) (-) 34.96 30.05 32.67 31.83 39.17

Theo đó có thể thấy trong suốt thời gian từ 2004 đến 2009 tốc độc tăng trưởng trung
bình về số lượng các doanh nghiệp ở Lai châu là khoảng 34%. Đặc biệt trong thời
kỳ 2008- 2009 là thời kỳ kinh tế cực kỳ khó khăn do tác động của khủng hoảng tài
chính nhưng lại là năm có số lượng doanh nghiệp tăng mạnh nhất với
39% cho thấy sự phát triển rất nhanh các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn này.
Bất chấp điều kiện kinh tế khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp phá sản song số lượng
doanh nghiệp vẫn không ngừng tăng lên, thậm chí tăng mạnh. Tuy nhiên đó mới chỉ
là sự phát triển về “lượng”. Những kết quả điều tra dưới đây còn mang nhiều ý
nghĩa hơn khi xem xét các chỉ tiêu “chất” của doanh nghiệp. Cụ thể tổng giá trị sản
suất các doanh nghiệp trong các năm qua như sau:
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tổng giá trị sản xuất (1000USD) 256574 367591 610596 100323 1431546 2941890
Tổng số lao động(người) 4328 5566 5986 7125 10810 12092
Tổng doanh thu(1000USD) 317185 536582 875460 146098 1873290 3526709
Có thể dễ dàng quy đổi các chỉ tiêu trên ra tỉ lệ phần trăm để có thể so sánh trong
mối tương quan với tốc độ tăng trưởng số lượng các doanh nghiệp:
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Trung bình
Tổng giá trị sản xuất(%) (-) 43.26 66.10 47.61 58.82 105.50 64.26
Tổng số lao động(%) (-) 28.60 7.54 19.02 51.71 11.85 23.75
Tổng doanh thu(%) (-) 69.17 63.15 66.87 28.22 88.26 63.13
Bảng thể hiện tốc độ tăng trưởng của các tiêu chí (%)
Như vậy có thể đánh giá tình hình hoạt động trung của các doanh nghiệp trên địa
bàn trong các năm vừa qua khá tốt. Với tốc độ tăng trưởng trung bình số lượng các
doanh nghiệp hàng năng cao (34%). Tổng giá trị sản xuất, doanh thu, số lao động
tăng rất mạnh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu và giá trị sản xuất
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tăng gấp đôi tốc độ tăng của số lượng doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa cứ 1%
doanh nghiệp tăng thêm sẽ tạo ra 2% giá trị sản xuất và doanh thu. Nhìn vào tốc độ

tăng trưởng của tổng số lao động ta thấy rằng năng suất lao động cũng đã được cải
thiện. Thực tế là các doanh nghiệp ngày các có xu hướng sử dụng ít lao động đi
trong khi giá trị sản xuất lại vẫn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của số doanh nghiệp.
Điều này có thể được suy ra khi ra so sánh tốc độ tăng trưởng trung bình của số
lượng các doanh nghiệp với tổng số lao động được sử dụng ( Tương ứng 34% và
23%). Có thể thấy rõ điều này hơn qua bảng số lượng lao động trung bình ngày
càng giảm sau đây:
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Số lao động TB(Người) 30.27 28.84 23.85 21.4 24.62 19.79
Bảng số lao động trung bình của doanh nghiệp qua các năm(người)
Như vậy có thể thấy rằng bất chấp sự khó khăn của kinh tế nói chung, các doanh
nghiệp trên địa bàn Lai châu vẫn đạt được các kết quả rất đáng kể. Tuy chưa thể tìm
được nguyên nhân của sự tăng trưởng này nhưng ta vẫn có thể đưa ra một số giả
thuyết, ví dụ do sự phát triển của khoa học kỹ thuật tác động đến các doanh nghiệp
ở đây mạnh hơn ở các địa phương khác; cũng có thể do các doanh nghiệp ở đây có
tiềm lực tài chính mạnh mẽ nên không bị tác động nhiều bởi các chính sách thắt
chặt tiền tệ, kìm chế lạm phát của chính phủ; hay cũng có thể do tại đây có nhiều tài
nguyên thiên nhiên hơn nơi khác… Tất cả chỉ là phỏng đoán, chúng ta sẽ có nhận
định chính xác hơn sau khi có những phân tích sâu hơn.
2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LAI CHÂU
Quy mô nguồn vốn(tài sản)
Đặc trưng của DNVVN nói chung là có quy mô nguồn vốn nhỏ, theo quy định là
dưới 100 tỷ. Tùy theo từng ngành, từng địa phương mà quy mô vốn cũng có những
sự khác nhau nhất định. Bảng dưới đây chỉ ra các đặc điểm đặc trưng về quy mô
nguồn vốn của DNVVN thuộc Lai châu. Thống kê được thực hiện dựa trên quan sát
220 DNVVN thuộc mọi ngành sản xuất kinh doanh chính:
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Theo đó quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp nằm trong khoảng từ 16.000 USD
đến 4.9 triệu USD, quy mô vốn trung bình của các doanh nghiệp vào khoảng 34 tỷ
đồng (1,65 triệu USD). Tuy nhiên giá trị Mode = 1000 cho thấy số doanh nghiệp có
quy mô vốn vào khoảng 20 tỷ đồng là nhiều nhất. Các giá trị của phương sai (độ
lệch chuẩn ) khá lớn cho thấy quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp khá phân tán.
Ngoài ra ta thấy các hệ số đặc trưng cho dạng phân phối là Skewness dương cho
thấy phân phối có dạng lệch phải; hệ số Kurtosis âm thể hiện phân phối này “bẹt”
hơn so với phân phối chuẩn có độ lệch chuẩn tương ứng.
Đặc điểm quy mô nguồn vốn (tài sản) theo ngành sản xuất kinh doanh
Mỗi ngành sản xuất kinh doanh nói riêng đều có những đặc điểm đặc trưng riêng có
của nó, do vậy quy mô nguồn vốn cũng khác nhau. Bảng dưới đây phân loại các
DNVVN thành năm ngành sản xuất chính cho thấy sự khác biệt của chúng về quy
mô nguồn vốn của chúng:
Mean Mode Variance Skewness Kurtosis
Bán buôn- bán lẻ
1899.19 200 1486830.56 0.80 -0.32
Khai thác tài nguyên
967.08 500 472611.90 1.49 1.39
Chế biến- sản xuất
1164.17 500 622019.33 0.50 -0.53
Xây dựng
1764.17 1000 1655758.91 0.96 -0.12
Ngành khác
1811.44 134 2087443.34 0.61 -1.05
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có thể thấy rằng quy mô nguồn vốn trung bình của các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực Bán buôn- bán lẻ, xây dựng thì cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp
khai thác tài nguyên. Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhìn chung đều có chung

dạng phân phối là lệch phải. Ngành khai thác tài nguyên không chỉ có quy mô
nguồn vốn trung bình nhỏ nhất mà còn có dạng phân phối “nhọn” hơn so với phân
phối chuẩn trong khi các ngành khác thì “bẹt” hơn dạng phân phối chuẩn có cùng
độ lệch.
Các đặc điểm về cấu trúc nguồn vốn
Bảng dưới đây chỉ ra một số đặc điểm về tỉ trọng nợ vay của doanh nghiệp trong
tổng nguồn vốn:
Thoạt đầu nếu chỉ nhìn vào con số tỉ trọng nợ vay trung bình ta có thể sẽ có thể có
kết luận sai lầm rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở đây vay nợ ít (khoảng 38%).
Thực tế đó chỉ là con số trung bình, một số doanh nghiệp vay nợ với trọng rất cao
đã làm tăng tỉ lệ trunng bình này. Ở đây một người làm phân tích sẽ quan tâm nhiều
hơn đến giá trị Mode (= 0.5) bởi đây mới thật sự là cơ cấu vốn của đại đa số các
doanh nghiệp. Mặc dù con số 0.5 (50% nợ vay trong tổng nguồn vốn) cao hơn khá
nhiều so với mức trung bình chung, nhưng nếu đem so sánh với những doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn cả nước thì 50% lại là thấp. Thực tế các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thường có tỉ trọng nợ vay cao hơn khá nhiều.
Đặc điểm cơ cấu nguồn vốn vay
Statistics
Short_loan_on_debt

N Valid
220
Missing
0
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
10 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Mean
0.641871199

Std. Error of Mean
0.015455901
Mode
0.5
Std. Deviation
0.229248065
Variance
0.052554675
Skewness
5.846635503
Std. Error of Skewness
0.16403337
Kurtosis
59.83155344
Std. Error of Kurtosis
0.326632407
Minimum
0.293333333
Maximum
3.100775194
Có thể thấy rằng có tới 64% trong tổng nợ vay là nợ ngắn hạn. Với tỉ trọng nợ ngắn
hạn cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có chu kỳ luôn chuyển vốn ngắn. Ngoài ra với tỉ
lệ nợ cần phải thanh toán trong vòng một năm tới cao như vậy cũng sẽ yêu cầu các
doanh nghiệp cần phải có một lượng lớn tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành
tiền mặt tương ứng để tránh khỏi các rủi ro thanh khoản.
3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÁC
Quy mô lao động
Vì là các doanh nghiệp nhỏ nên số lao động thương xuyên mà doanh nghiệp sử
dụng cũng khá ít. Nó thường là dưới 100 người. con số trung bình mà mỗi doanh
nghiệp sử dụng chỉ là khoảng 15 người. Doanh nghiệp nhiều lao động nhất cũng chỉ

vào khoảng 210 người.
Đặc điểm về doanh thu
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
11 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Trung bình doanh thu của các doanh nghiệp trong một năm khoảng 4,6 triệu USD
nhưng Mode kại chỉ là 200 ngàn USD cho thấy rằng một số doanh nghiệp đã có
doanh thu cao hơn hẳn một số doanh nghiệp khác. Sự mất cân đối này được củng cố
bởi gái trị của phương sai rất lớn. Đây cũng là điều thường thấy ở tất cả các ngành
kinh tế. Hay dễ thấy nhất là sự bất cân đối trong thu nhập.
Một số chỉ tiêu khác
Các chỉ tiêu này bao gồm tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho, khấu hao, khoản phải thu,
lãi vay. Nhìn chung tất cả các chỉ tiêu này đều khác nhau ở mỗi ngành sản xuất kinh
doanh. Đặc điểm chi tiết có thể xem trong bảng thống kê dưới đây.
Statistics
TS_NH Ton_kho Khau_hao Phai_thu Lai_vay
N Valid 220 220 220 220 220
Missing 0 0 0 0 0
Mean 923.90 194.44 68.14 230.92 66.95
Std. Error of Mean 65.973 23.697 4.800 26.509 4.993
Mode 300 50 10 0 30
Std. Deviation 978.541 351.481 71.190 393.187 74.065
Variance 9.575E5 1.235E5 5068.073 1.546E5 5.486E3
Skewness 1.629 3.778 2.152 3.076 1.843
Std. Error of Skewness .164 .164 .164 .164 .164
Kurtosis 2.080 18.385 6.012 11.067 3.331
Std. Error of Kurtosis .327 .327 .327 .327 .327
Minimum 7 1 0 0 0
Maximum 4287 2754 431 2398 353

Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
12 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Kết luận:Nhìn chung ngoài các đặc điểm chung của một doanh nghiệp vừa và nhỏ
như tổng số lao động, quy mô nguồn vốn, tổng tài sản…, các doanh nghiệp ở lai
châu còn có những đặc điểm riêng như tỉ trọng nợ vay thấp hơn so với doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương khác. Trên đây chỉ là những thống kê mang tính
chất tổng quát hóa, mục đích giúp người đọc có cái nhìn tổng quát nhất về doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Lai châu. Những phân tích kỹ hơn sẽ được thảo luận trong
chương hai.
III. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1. CÁC YẾU TỐ ĐỊNH LƯỢNG
Ở đây chúng ta sẽ chỉ điểm qua các yếu tố định lượng chính là các tỉ số chính
thường được hay áp dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Các phân tích sâu
hơn sẽ được bàn tới trong chương hai.
1.1. Các tỉ số thanh khoản
Phân tích thanh khoản là việc liên hệ tiền mặt và các tài sản lưu động với các khoản
nợ hiện tại sẽ đáo hạn trong vòng một năm tới. Thông thường có hai tỉ số chính
được sử dụng trong phân tích tính thanh khoản của công ty.
Thứ nhất là tỉ số thanh khoản hiện hành (Current ratio).
Thứ hai là tỉ số thanh toán nhanh ( Quick test hay acid test).
Nói chung các tỉ số thanh khoản càng cao càng thể hiện khả năng công ty có thể
nhanh chóng chuyển đổi các tài sản ngắn hạn thành tiền mặt theo giá hiện hành. Do
đó tỉ số này càng cao công ty sẽ có khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ tốt hơn. Việc
phân tích các tỉ số này phải đặt trong sự tương quan với trung bình chung của toàn
ngành, bởi mỗi ngành sản xuất sẽ có những đặc điểm chung không giống nhau như
hàng toàn kho, khoản phải thu…
1.2. Nhóm tỉ số quản lý tài sản

Các tỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả của công ty trong việc quản lý tài sản. Mục
đích của việc phân tích nhóm chỉ số này nhằm tìm ra câu trả lời cho câu hỏi số tài
sản của công ty đang có đã hợp lý chưa, là quá cao hay quá thấp so với mức doanh
thu đạt được. Việc phân tích thường tập trung vào các tỉ số chính sau:
Tỉ số vòng quay hàng tồn kho
Tỉ số vòng quay tài sản cố định
Tỉ số vòng quay tổng tài sản
Ngày thu tiền bình quân.
1.3. Nhóm tỉ số quản trị nợ
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
13 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Các công ty huy động vốn qua hai nguồn chính là nợ vay và vốn chủ sở hữu. Việc
sử dụng nợ vay sẽ có ba ý nghĩa chính: Thứ nhất là thông qua nợ vay các cổ đông
(hay chủ sở hữu) có thể kiểm soát toàn bộ công ty chỉ với vốn chủ sở hữu giới hạn;
thứ hai các chủ nợ sẽ nhìn vào vốn chủ sở hữu để đưa ra một tỉ lệ an toàn cho mình,
nói chung tỉ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì công ty càng an toàn do đó nguy cơ các
chủ nợ phải đối mặt càng thấp; thứ ba suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên
nếu công ty kiếm được thu nhập nhiều hơn lãi vay từ chính khoản vay của mình.
Thông thường có ba tỉ số nợ chính sau hay được đưa vào phân tích:
Tổng nợ trên tổng tài sản
Tỉ số thanh toán lãi vay
Tỉ số khả năng trả nợ
1.4. Nhóm tỉ số sinh lời
Ba nhóm tỉ số trên cho chúng ta biết về chính sách và hoạt động của công ty. Tuy
nhiên chúng chưa thể hiện một thước đo cụ thể cho mục đích kinh doanh của doanh
nghiệp. Để biết tính hiệu quả người ta quan tâm tới nhóm các tỉ số sinh lời, bao
gồm:
Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi nhuận trên vốn cổ phần thường.
2. CÁC YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH
Phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và phân tích tín dụng nói riêng không
chỉ đơn giản là việc xem xét các yếu tố định lượng có thể tính toán được từ trong
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để có một quyết định tốt trước khi ra quyết
định cho vay đòi hỏi người làm công tác tín dụng phải xem xét đến các chỉ tiêu định
tính. Đặt nó trong mối tương quan của tổng thể toàn ngành, toàn lĩnh vực.
Dưới đây sẽ trình bày ngắn gọn về một số chỉ tiêu mang tính định tính có thể sẽ có
ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp.
2.1. Ngành sản xuất kinh doanh
Có lẽ đây là yếu tố định tính có ảnh hưởng lớn nhất đến doanh nghiệp, theo như
thống kê ở phần đầu, mỗi doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau thì có cơ cấu
nguồn vốn, tài sản không giống nhau. Do đó phát sinh những khác biệt trong khả
năng trả nợ của mình.
2.2. Cơ sở hạ tầng
Thật ra yếu tố cơ sở hạ tầng được đưa vào đây để phân tích sẽ không thật sự có ý
nghĩa nhiều lắm, bởi vì chúng ta đang xem xét các doanh nghiệp trong cùng một
tỉnh. Do vậy các yếu tố về cở hạ tầng sẽ không tác động một cách quá khác nhau
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
14 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
đến các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên nếu ta phân tích cho toàn thể các doanh
nghiệp trong cả nước hay nhiều tỉnh thành hơn thì yếu tố này có lẽ sẽ là một yếu tố
quan trọng.
CHƯƠNG II
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ TÍN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN
Trong khi phân tích hồi quy được dùng với mục đích trước tiên để dự đoán thì phân
tích tương quan được dùng để đo lường độ lớn trong mối liên hệ giữa các biến định
lượng.
Ta có thể định nghĩa một mô hình hồi quy là một mô hình thống kê được sử dụng
để dự báo giá trị của các biên phụ thuộc hoặc biến kết quả dựa trên giá trị của ít
nhất một hay nhiều biến giải thích (hay biến độc lập).
Hay dưới dạng mô hình:
E(Y/(X
1
,X
2
…X
k
)) = f(X
1
,X
2
,…X
k
)
Ta gọi f là hàm hồi quy của Y theo (X
1
,X
2
,…X
k
).
Phân loại các hàm hồi quy
Thông thường người ta thường phân loại hàm hồi quy theo một trong hai cách sau :

Cách 1 : Theo tính chất hàm hồi quy người ta phân loại thành hàm hồi quy tuyến
tính và phi tuyến tính (Khái niệm hàm hồi quy tuyến tính ở đây mang ý nghĩa là có
tuyến tính f theo các tham số). Một mô hình phi tuyến tính có thể tuyến tính hóa
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
15 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
nhờ các phép biến đổi trên các biến. Chẳng hạn các hàm sau được gọi là hàm hồi
quy tuyến tính :
Y = a + bX + cX
2
;
Y = a + blnX ;
…………………….
Trong khi các hàm sau là phi tuyến :
Y = a + (b/c)X ;
Y = a + exp(b)X ;
…………………….
Cách 2 : Theo số lượng biến giải thích người ta chia ra mô hình hồi quy đơn và mô
hình hồi quy bội. Mô hình hồi quy đơn (hay hàm hồi quy đơn) là mô hình trong đó
chỉ có một biến giải thích duy nhất :
Y = a + bX
Mô hình hồi quy bội là mô hình trong đó có nhiều hơn một biến giải thích :
Y = a + bX + cX
1
+…+ c
k
X
k
Các hàm hồi quy có thể được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất.

Nội dung chính yếu của phương pháp này là tìm ra vecto các hệ số hồi quy sao cho
tổng bình phương sai số là nhỏ nhất. Ở đây cần lưu ý đến cácgiả thiết (hay điều
kiện) để phương pháp bình phương nhỏ nhất có thể được áp dụng :
i) E(U
i
) = 0 với mọi i
ii) E(U
i
,U
j
) = 0 với mọi i ≠j
iii) E(U
i
,U
i
) = σ
2

iv) Các biến độc lập không phụ thuộc, tương quan tuyến tính lẫn nhau
v) E(U
i
,X
i
) = 0.
Kiểm định và ước lượng đối với các tham số
Ước lượng khoảng tin cậy cho các tham số hồi quy riêng β
i
:
β
^

i
- t
α1
(n-k)
Se(β^
i
) ≤ β
i
≤ β
^
i
+ t
α1
(n-k)
Se(β^
i
Hệ số β
i
= β
^
i
(s(X
i
/Y)
Kiểm định giả thiết đối với tham số hồi quy riêng β
i
với mức ý nghĩa α cho trước
các miền bác bỏ đối với giả thiết H
0
: β

i
= β
j
*
tương đối với giả thiết đối H
1
như sau:
H
1
: β
i
> β
j
w
α
= {T
qs
> T
α
(n-k)
}
H
1
: β
i
< β
j
w
α
= {T

qs
< -T
α
(n-k)
}
H
1
: β
i
≠ β
j
w
α
= {|T
qs
|>T
α
(n-k)
}
Trong đó tiêu chuẩn kiểm định T = (β
j
^
- β
j
*
)/Se(β
j
^
).
2. MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

Khái niệm phân tích phân tố
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để
thu nhỏ và tóm tắc các dữ liệu.
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
16 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu kinh tế nói riêng ta có thể thu được một
số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của
chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà ta có thể sử dụng được.
Các nhân tố chung có thể được biểu diễn như những kết hợp tuyến tính của các biến
quan sát:
F
i
= w
i1
X
1
+ w
i2
X
2
+ w
i3
X
3
+…+ w
ik
X
k

Trong đó: F
i
là ước lượng của trị số nhân tố thứ i.
W
i
là quyền số hay trọng số của nhân tố i.
X
i
là biến quan sát thứ i, k là số biến quan sát.
Điều kiện áp dụng phân tích nhân tố
Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau, do
vậy việc đầu tiên cần làm trước khi phân tích nhân tố là kiểm định tự tương quan
giữa các biến. Tham số thường hay được sử dụng là hệ số KMO (Kaiser-Mayer-
Olkin).
Điều kiện để áp dụng phân tích nhân tố là hệ số KMO từ 0.5-> 1.Khi đó các tương
quan mới đủ lớn đến mức có thể tiến hành các thủ tục phân tích nhân tố.
Số lượng nhân tố chính
Việc lựa chọn số lượng các nhân tố chính trong một bài toán phân tích nhân tố có
thể tùy thuộc vào lý thuyết, kinh nghiệm hay từ những nghiên cứu trước đó. Tuy
nhiên một phương pháp phổ biến là dựa vào tỷ lệ tổng phương sai được giải thích
bởi số lượng các thành phần chính. Ngoài ra ta có thể dựa vào lý thuyết bằng cách
áp dụng các phương pháp như tiêu chuẩn Kaiser.
Phép xoay các nhân tố
Trong nhiều trường hợp của phân tích nhân tố xuất hiện một vài biến có hệ số lớn
đối với hơn một nhân tố hoặc có nhiều nhân tố có hệ số lớn đối với cùng một biến
do vậy việc giải thích sẽ trở nên khó khăn hơn khi xem xét xếp biến quan sát đó vào
nhân tố nào.
Thông thường đó hệ số tải nhân tố lớn (từ 0.3 trở nên) chỉ với một nhân tố được rút
ra.
Đặt tên và giải thích các nhân tố

Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
17 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số
(Factor loading) lớn ở cùng một nhân tố.
3. MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC
Trong nhiều vấn đề của kinh tế học có mục tiêu chính là nghiên cứu mối tương
quan giữa một (hay nhiều) biến nguyên nhân và biến kết quả. Chẳng hạn như
nghiên cứu mối tương quan của tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản đến khả năng doanh
nghiệp bị phá sản. Trong những nghiên cứu như thế này, đối tượng phân tích
thường được thể hiện qua các biến nhị phân như phá sản/không phá sản, trả được
nợ/không trả được nợ, xảy ra/không xảy ra…Yếu tố nguyên nhân có thể là các biến
liên tục(lãi suất, tỉ lệ nợ vay, tỉ lệ hàng tồn kho…) hay cũng có thể là biến nhị phân
(giới tính) hay các biến mang đặc tính thứ bậc (mức độ từ thấp đến cao).
Vấn đề đặt ra cho những nghiên cứu này là làm sao đo độ tương quan giữa biến
nguyên nhân và biến kết quả. Các phương pháp nghiên cứu như mô hình hồi quy
tuyến tính (Linear regression model) không thể áp dụng được bởi vì biến phụ thuộc
không phải là một biến liên tục mà là biến nhị phân. Vào những năm 1970 nhà
thống kê học David R.Cox phát triển một mô hình có tên gọi là “Logistic regression
model” hay mô hình hồi quy Logistic.
Mô hình hồi quy Logistic tổng quát
Gọi p là xác suất một sự kiện xảy ra ta định nghĩa tỷ số odd như sau:
Gọi x là biến nguyên nhân (hay biên giải thích) mô hình hồi quy logistic phát biểu
rằng log(odd) phụ thuộc vào giá trị của x thông qua hai thông số biểu diễn bởi một
hàm tuyến tính:
Log(odd) = α + βx + �
Hay:

Trong đó:α,β là các tham số cần ước lượng từ dữ liệu, � là phần dư.

Trong mô hình trên ta giả định � có phân phối chuẩn có trung bình bằng 0 và
phương sai không đổi. Do đó giá trị kỳ vọng của log(p/1-p) cho bất cứ giá trị nào
của x đều bằng α+βx. Như vậy odd từ một sự kiện sẽ là:
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
18 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Từ đây ta có thể tính ra xác xuất p của một sự kiện.
II. TỔNG QUAN VỀ MẪU QUAN SÁT (DỮ LIỆU)
1. QUY TRÌNH CHỌN MẪU QUAN SÁT
Với hai mục đích chính của đề tài: Một là xây dựng mô hình phân tích nhân tố xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và hai là ước
lượng mô hình dự báo khả năng trả nợ. Ta sẽ lựa chọn các doanh nghiệp đã và đang
hoạt động đến năm 2007. Số liệu quan sát sẽ là tại thời điểm cuối năm 2007. Với dữ
liệu này ta sẽ xây dựng nên mô hình phân tích nhân tố. Việc tiếp theo là để ước
lượng mô hình Logistic dự báo khả năng trả nợ ta sẽ quay lại quan sát các doanh
nghiệp này vào năm 2009 xem có bao nhiêu trong số chúng bị phả sản(tức là không
trả được nợ). Với mẫu quan sát như vậy ta sẽ đạt được cả hai mục đích trên.
2. KÍCH THƯỚC, ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP TRONG MÂU
Với quy trình lựa chọn như trên, chúng ta chọn ngẫu nhiên 220 doanh nghiệp thuộc
các ngành sản xuất kinh doanh sau:
Ngành bán buôn- bán lẻ: 41 doanh nghiệp.
Ngành khai thác tài nguyên: 24 doanh nghiệp.
Ngành chế biến- sản xuất: 23 doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp và xây dựng: 87 doanh nghiệp.
Các ngành khác: 45 doanh nghiệp.
Bảng sau tốm tắt các đặc điểm của các doanh nghiệp trong từng ngành:
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
19 Chuyên đề thực tập tốt

nghiệp
III. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1. CÁC YẾU TỐ ĐỊNH LƯỢNG
Trong chương trước chúng ta đã xác định các yếu tố định lượng chính là các chỉ số
tài chính thu được từ trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp làm các yếu tố định
lượng. Trong phần này ta sẽ đi phân tích cụ thể từng yếu tố.
1.1. Tỉ số thanh khoản hiện hành (Current ratio- CR)
Đây là tỉ số chính, quan trọng nhất trong việc phân tích tính thanh khoản của một
công ty. Nó được tính bằng cách chia các khoản tài sản lưu động của doanh nghiệp
(Tài sản ngắn hạn có thời gian đáo hạn bé hơn 1 năm) cho các khoản nợ ngắn hạn
(nợ phải trả trong thời gian một năm tới).
Tỷ số thanh khoản hiện hành =
Tỷ số này cho thấy nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn như thế nào.
Trong đó tài sản lưu động bao bao gồm tiền mặt, chứng khoán thị trường, hàng tồn
kho và các khoản phải thu. Nếu một công ty gặp khó khăn về tài chính, khi đó công
ty thường sẽ tìm cách vay tiền từ ngân hàng hoặc chi trả cho các hóa đơn chậm
hơn… Tất cả các hoạt động này sẽ làm cho các khoản nợ ngắn hạn tăng lên. Trong
trường hợp tài sản ngắn hạn của công ty tăng chậm hơn các khoản nợ ngắn hạn sẽ là
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
20 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
cho tỷ số thanh khoản hiện hành giảm xuống và đó chính là các chỉ bào cho những
khó khăn tài chính có thể phát sinh. Việc định ra một con số cụ thể cho tỷ số này là
bao nhiêu thì tốt cho doanh nghiệp là không thể. Đơn gian vì mỗi doanh nghiệp
thuộc các ngành khác nhau có đặc điểm khác nhau do đó tỷ số này cũng khác nhau.
Sẽ là hợp lý nếu đem tỷ số này so sánh với trung bình ngành sản xuất kinh doanh
mà công ty hoạt động.
1.2. Tỷ số thanh khoản nhanh (Quick test hay Acid test- QT)

Tỷ số thứ hai được sử dụng trong phân tích thanh khoản là tỷ số thanh khoản nhanh.
Nó được tính bằng cách trừ bỏ hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn rồi chia cho nợ
ngắn hạn của công ty.
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Lý do ta trừ hàng tồn kho khỏi tài sản lưu động là vì hàng tồn kho thường có tính
thanh khoản kém nhất. Cũng vì thế chúng là các tài sản có khẳ năng lớn nhất bị thiệt
hại giá trị trong trường hợp thanh lý. Cho nên thước đo khả năng chi trả các khoản
nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng. Nói chung sẽ
là an toàn hơn nếu một công ty có tỷ số thanh khoản nhanh lớn hơn mức chung bình
chung của ngành.
1.3. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho(Inventory Turnover Ratio- ITR)
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho được tính bằng cách chia doanh thu cho hàng tồn
kho. Nó có ý nghĩa thể hiện có bao nhiêu hàng hóa được quay vòng trong một năm.
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho =
Có một lưu ý đó là doanh thu xuất hiện trong toàn bộ một năm trong khi đó hàng
tồn kho lại được tính tại một thời điểm. Vì lý do này tốt nhất ta nên dùng mức tồn
kho trung bình. Mức tồn kho trung bình có thể được tính bằng cách lấy tổng giá trị
hàng tồn kho hàng tháng rồi chia cho 12. Nếu không có số liệu hàng tháng thì có thể
dùng số liệu theo quý chia cho 4 hoặc cộng đầu kỳ và cuối kỳ rồi chia cho 2.
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
21 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Một doanh nghiệp có tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao có nghĩa doanh nghiệp có
vòng luôn chuyển vốn ngắn và do đó sẽ đáp ứng tốt hơn cho việc chi trả các khoản
nợ ngắn hạn của mình.
1.4. Tỷ số vòng quay tài sản cố định(Fixed Asset Turnover ratio- FATR)
Tỷ số này đo lường hiệu quả công ty trong việc sử dụng các tài sản cố định như nhà
máy, trang thiết bị như thế nào. Nó là tỷ lệ của doanh thu chia cho tài sản cố định
ròng(thuần).

Tỷ số vòng quay tài sản cố định =
Nếu một công ty có tỷ số vòng quay tài sản cố định tương ứng với mức trung bình
của ngành có ý nghĩa rằng cônng ty cũng đang sử dụng tài sản của mình hiệu quả
như các công ty khác trong ngành và mức doanh thu đạt được có thể được xem là
tương ứng với tài sản cố định hiện có.
Khi nghiên cứu tỷ số này cần phải chú ý rằng tài sản cố định thể hiện trong bảng
cân đối kế toán là giá trị sổ sách trừ cho khấu hao. Lạm phát làm cho tài sản của
công ty đã mua trong quá khứ bị giảm giá mạnh, do đó nếu ta so sánh một công ty
cũ đã mua sắm nhiều tài sản trong quá khứ với một công ty mới với các hoạt động
tương tự và mua sắm tài sản cố định với giá cao hơn, ta sẽ thấy công ty cũ có tỷ số
vòng quay tài sảm cao hơn.
1.5. Tỷ số vòng quay tổng tài sản (Assets Turnover Ratio- ATR)
Tỷ số này đo lường doanh thu trên tổng tài sản:
Tỷ số vòng quay tổng tài sản =
Nếu một công ty có tỷ số này thấp hơn trung bình ngành cho thấy rằng công ty chưa
tạo đủ doanh thu so với tổng tài sản. Doanh thu cần phải tăng thêm hay sẽ cần phải
thanh lý bớt một số lượng tài sản nhất định. Tỷ số này chính là cơ sở cho việc điều
chỉnh để quản lý hiệu quả hơn.
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
22 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
1.6. Ngày thu tiền bình quân (Days Sales Outstanding- DSO)
Ngày thu tiền bình quân hay kỳ thu tiền bình quân là tỷ số được dùng để thẩm định
khoản phải thu và được tính bằng cách chia khoản phải th cho doanh thu bình quân
ngày để tính được xem doanh thu bao nhiêu ngày liên quan đến khoản phải thu.
Ngày thu tiền bình quân =
Tỷ số này cho thấy trung bình công ty mất bao nhiêu ngày để thu được tiền tính từ
lúc bán hàng. Tỷ số này càng nhỏ càng tốt cho công ty.
1.7. Tỷ số nợ (Debt ratio- DR)

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản được gọi là tỷ số nợ, nó đo lường tỷ lệ phần trăm vốn do
các chủ nợ cung cấp:
Tỷ số nợ =
Tổng nợ bao gồm tất cả các nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tất nhiên các chủ nợ sẽ
thích tỷ số nợ thấp hơn. Bởi vì tỷ số này càng thấp thì có nghĩa tấm đệm chắn cho
khả năng thua lỗ của các chủ nợ càng thấp trong trường hợp công ty bị phá sản. Mặt
khác, các cổ đông lại muốn có tỷ lệ nợ cao hơn bởi vì nợ làm tăng cao thu nhập kỳ
vọng cho họ. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ tốt hơn nếu tỷ số này càng thấp.
1.8. Tỷ số thanh toán lãi vay (Times Interest Earned- TIE)
Tỷ số này được tính bằng cách chia thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) cho chi
phí lãi vay:
Tỷ số thanh toán lãi vay =
Tỷ số này đo lường chi tiết đến giới hạn nào thì thu nhập hoạt động có thể giảm
xuống trước khi công ty không thể chi trả chi phí lãi vay hàng năm. Không thể chi
trả lãi vay có thể làm cho các chủ nợ kiện công ty và do đó công ty có thể bị phá
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
23 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
sản. Chú ý rằng trong công thức trên thu nhập trước thuế và lãi vay đã được sử dụng
chứ không phải lãi ròng, bởi vì lãi vay được trả từ các thu nhập trước thuế do đó
thuế sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả lãi vay hiện hành của công ty.
1.9. Tỷ số khả năng trả nợ(EBITDA coverage-EC)
Mặc dù tỷ số khả năng chi trả lãi vay rất hữu dụng trong việc đanh giá khả năng chi
trả lãi từ các khoản nợ nhưng vẫn tồn tại hai nhược điểm chính: Thứ nhất lãi vay
không chỉ là khoản chi phí tài chính cố định duy nhất- doanh nghiệp còn phải trả nợ
theo lịch trình đã định, bên cạnh đó nhiều công ty còn thuê tài sản trang thiết bị máy
móc và phải trả các khoản phải thu. Nếu họ không thể trả nợ hay các khoản tiền
thuê họ có thể buộc phải công bố phá sản. Thứ hai EBIT không thể hiện tất cả các
dòng tiền khả dụng có thể dùng để trả nợ đặc biệt là trong trường hợp công ty có

chi phí khấu hao cao. Để khắc phục nhược điểm này các nhược điểm này ta xem xét
tỷ số khả năng trả nợ, trong đó cho thấy toàn bộ các dòng tiền khả dụng có thể dùng
cho việc trả nợ trên tử số và toàn bộ các khoản chi trả tài chính dưới mẫu số. Tỷ số
này được xác định như sau:
Tỷ số khả năng trả nợ =
Lý do trên tử số vẫn còn xuất hiện khoản Thanh toán tiền thuê là vì khi tính
EBITDA thì khoản này đã được trừ ra do vậy khoản này đã khả dụng để đáp ứng
các chi phí tài chính của doanh nghiệp nên ta cần cộng ngược khoản thanh toán tiền
thuê này vào EBITDA.
Tỷ số này rất hữu ích cho các chủ nợ ngắn hạn như các ngân hàng ít khi cho vay
( ngoại trừ các khoản vay thế chấp bất động sản) dài hơn năm năm. Trong một
khoảng thời gian ngắn, nguồn khấu hao có thể được sử dụng để thanh toán nợ vay.
Trong thời gian dài hơn các khoản này được dùng tái đầu tư để duy trì nhà xưởng,
máy móc nếu không công ty sẽ không thể hoạt động tiếp tục trong ngành. Đó là lý
do tại sao các ngân hàng, các chủ nợ ngắn hạn thường quan tâm đến tỷ số khả năng
trả nợ còn các chủ nợ dài hạn thì quan tâm đến tỷ số khả năng thanh toán lãi vay.
1.10. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ( Profit margin on sales- PMOS)
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
24 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Tỷ số này được tính bằng cách chia lãi ròng cho doanh thu, nó thể hiện có bao nhiêu
đồng lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
Khi tỷ số này thấp hơn mức trung bình ngành có nhiều khả năng là do chi phí quá
cao, chi phí cao thường là do quản lý không hiệu quả. Bên cạnh đó tỷ số lợi nhuận
trên doanh thu thấp cũng có thể là do sử dụng quá nhiều nợ vay. Nhớ lại rằng lãi
ròng là lợi nhuận sau thuế. Do đó hai công ty cùng ngành, có cùng doanh thu, cùng
chi phí, cùng EBIT nhưng công ty nào sử dụng nhiều nợ vay hơn thì công ty đó sẽ
phải trả tiền lãi vay nhiều hơn, những khoản chi trả lãi vay làm giảm lãi ròng, và khi

doanh thu không đổi sẽ làm giảm tỷ số lợi nhuậ trên doanh thu. Trong trường hợp
như trên sự thấp kém của tỷ số này thể hiện sự khác biệt trong chính sách tài trợ chứ
không phải do vấn đề hiệu quả hoạt động.
Cùng cần lưu ý thêm trong khi lợi nhuận trên doanh thu cao là tốt, khi các yếu tố
khác không đổi, nếu các yếu tố khác thay đổi chúng ta cần quan tâm đến doanh số.
Nếu một công ty định giá sản phẩm của mình cao, công ty có thể thu lợi nhuận trên
doanh thu cao nhưng sẽ không tạo ra nhiều doanh thu. Và điều nay đương nhiên
không phải là tối ưu trong chính sách quản trị vì tổng doanh số thấp.
1.11. Lợi nhuận trên tổng tài sản (Return on Assets- ROA)
Tỷ lệ lãi ròng sau thuế và lãi vay trên tổng tài sản đo lường tỷ lệ lợi nhuận trên tổng
tài sản (ROA):
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) =
1.12. Tỷ số sức sinh lời căn bản (Basic Earning Power- BEP)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời căn bản của công ty, nghĩa là chưa kể đến ảnh
hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Tỷ số này được sử dụng khi so sánhkhả năng
sinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thu nhập và mức độ sử dụng nợ
vay khác nhau. Nó được tính bằng cách chia EBIT cho tổng tài sản:
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50
25 Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Tỷ số sức sinh lợi căn bản =
1.13. Lợi nhuận trên vốn cổ phần (Return on Equity- ROE)
Lợi nhuận trên vốn đầu tư(ROE) =
Các cổ đông kỳ vọng thu được lợi nhuận trên tiền đầu tư của họ, và tỷ số này cho
biết tiền đâu tư của họ hiệu quả như thế nào về phương diện kế toán. Cần lưu ý là
công ty có thể đạt được tỷ số này cao hơn nếu sử dụng nhiều nợ vay hơn.
1.14. Tỷ số doanh thu trên lao động ( Sales on Employee Ratio- SOE)
Tỷ số doanh thu trên lao động thể hiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng lao
động như thế nào. Nó thể hiện sự hiệu quả của quản lý. Ngoài ra tỷ số này cũng thể

hiện trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người lao động trong doanh nghiệp. Rõ
ràng một doanh nghiệp có tỷ số doanh thu trên lao động cao cho thấp doanh nghiệp
sử dụng lao động hiệu quả cao hơn và nó cũng cho ta thấy trình độ lao động của
doanh nghiệp này tốt hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Tỷ số doanh thu trên lao động =
2. CÁC YẾU TỐ ĐỊNH TÍNH
2.1. Ngành sản xuất kinh doanh(NKD)
Để có thể đưa các biến định tính cần phải lượng hóa được các biến này. Đối với
biến ngành sản xuất kinh doanh ta sẽ sử dụng thang đo Likert 5 mức độ tương ứng
với 5 ngành sản xuất kinh doanh chính mà theo đó khả năng trả nợ ngày càng tăng.
Theo đó:
Mức 1: Khả năng trả được nợ rất cao ứng với ngành Bán buôn- bán lẻ.
Mức 2: Khả năng trả được nợ cao ứng với ngành khai thác tài nguyên
Mức 3: Khả năng trả được nợ trung bình ứng với ngành sản xuất chế biến .
Sinh viên: Phạm Đình Thế Lớp: Toán Tài
Chính_K50

×