Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Đề tài nghiên cứu ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty TNHH may gia nguyễn trên địa bàn các tỉnh miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.82 KB, 42 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, toàn cầu hóa là một xu hướng nổi trội và đã trở thành môi trường diễn ra
các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Những nước và
những tổ chức kinh tế yếu thế thường thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và
những tổ chức có tiềm lực và thế lực mạnh lại coi nó là cơ hội tạo đà phát triển. Cho dù
vậy, toàn cầu hóa vẫn đã, đang và sẽ diễn ra, chi phối dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ
khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của hầu hết các nước, đặc biệt là các
tổ chức kinh tế trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Cuối năm 2006, để gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam ký kết nhiều văn bản với nội
dung mở cửa thị trường, đa phương hoá thương mại đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam
phải bước vào cuộc chạy đua với thử thách và rủi ro. Việc tìm kiếm cơ hội đối với các
doanh nghiệp đã trở thành bài toán vô cùng nan giải. Xu hướng toàn cầu hoá, khủng
hoảng, lạm phát gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp cả về vốn, công nghệ, nhân
lực. Nhìn một cách khách quan, có thể nói hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam nói chung còn khá yếu, thể hiện trên nhiều mặt như: chất lượng hoàng hóa
chưa cao, chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu và đòi hỏi của thị trường trong nước, khả năng
thâm nhập thị trường khu vực và thế giới còn hạn chế.
Câu hỏi đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp là: phải xoay xở và ứng biến như thế nào
để vượt qua được thử thách? Câu hỏi có lẽ không chỉ khó trả lời đối với các doanh
nghiệp nhỏ vì họ không có lợi thế về quy mô để giảm chi phí và tăng lợi nhuận mà ngay
cả những công ty, tập đoàn có thế mạnh cũng đang đi tìm đáp án. Miếng bánh thị trường
không còn nằm trong tay của 1 đơn vị, một tổ chức nào cả và các doanh nghiệp lại càng
không thể cấm các doanh nghiệp khác cùng tham gia vào thị trường đó. Vậy họ sẽ phải
làm gì để tồn tại và phát triển trong khi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt?
Bên cạnh đó, dễ dàng nhận thấy may mặc đang là ngành thế mạnh của các doanh
nghiệp Việt Nam và nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Càng
ngày càng có nhiều hơn các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia vào thị trường này
khiến cho mức độ cạnh tranh trong nước trở nên gay gắt. Các công ty lớn, đã tạo dựng
thương hiệu thì tiếp tục khai thác thị trường, củng cố thêm thương hiệu của mình và
giành giật lại thị phần trong nước còn bỏ ngỏ. Các công ty mới gia nhập thị trường thì tập


trung khai thác chủ yếu vào mặt hàng gia công xuất khẩu để tìm chỗ đứng. Tuy nhiên,
cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh doanh các mặt hàng
tương tự trong ngành may đang là nỗi băn khoăn trăn trở của không ít doanh nghiệp. Họ
sẽ phải làm gì khi có thêm các đối thủ cùng tham gia phân chia miếng bánh thị phần? Họ
1


sẽ hành động như thế nào nếu đối thủ của họ có những chiến lược giảm giá hay đơn giản,
mỗi doanh nghiệp sẽ làm gì để tạo thế mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của mình hơn nữa?
Nền kinh tế đang có những biến động từng ngày, từng giờ nên bản thân mỗi doanh
nghiệp phải tự đổi mới, tự củng cố thêm sức mạnh của mình để có thể tồn tại và phát
triển. Khắc phục nhược điểm, củng cố những thế mạnh và xác định các chiến lược của
mình trong mọi trước mọi hành động của đối thủ chính là nâng cao sức mạnh cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ các lý do trên, rõ ràng việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết trong bối
cảnh nền kinh tế đang không ngừng biến đổi.
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Lý thuyết trò chơi và nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những vấn đề đã
được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Chúng ta có thể tổng quan các công trình
nghiên cứu đã thực hiện của những năm trước như sau:
Nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Thị Thơ (2011) về ứng dụng LTTC vào
hoạt động quản lý nhân sự trong doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả dựa trên cơ sở lý luận
về các LTTC để phân tích việc ra quyết định trong hành động tuyển mộ, sử dụng và quản
lý nhân sự của các doanh nghiệp Việt. Thông qua một số trò chơi và cách thức tham gia
trò chơi, tác giả đã đánh giá hoạt động quản lý nhân sự tại Việt Nam nói chung, từ đó tiếp
cận LTTC để phân tích những trò chơi cơ bản trong hoạt động quản lý nhân sự bằng cách
xác đinh: người chơi, chiến lược và kết cục trong từng trò chơi. Trong các giai đoạn:
tuyển dụng, bố trí và sử dụng, đào tạo và phát triển, lương bổng và đãi ngộ, ở mỗi giai
đoạn lại có những cách thức và những loại trò chơi khác nhau để ứng dụng thực tiễn
nhằm nâng cao quản lý con người trong doanh nghiệp. Tuy nhiên do đề tài nghiên cứu

trong phạm vi khá lớn là các doanh nghiệp Việt Nam nên chưa chỉ ra loại trò chơi nào thì
ứng dụng cho quản lý nhân sự ở loại hình doanh nghiệp nào bởi nền kinh tế Việt Nam là
tổng hòa của rất nhiều loại hình doanh nghiệp cũng như mô hình các công ty lớn nhỏ
khác nhau nên cách thức quản lý nhân sự cũng khác nhau.
Cùng nghiên cứu về LTTC nhưng vận dụng để phân tích quyết định của hãng taxi
Mai Linh, tác giả Phạm Thu Hà (2011) đã nghiên cứu sâu sát về lý thuyết trò chơi cùng
với các ứng dụng của nó thông qua việc lập các ma trận lợi ích của 2 hãng taxi Mai Linh
và Vạn Xuân để từ đó tìm ra các thế mạnh của Mai Linh trong cuộc cạnh tranh về giá
giữa 2 hãng và từ thế mạnh đó, hãng có thể quyết định chiến lược giá của mình trước mọi
hành động của Vạn Xuân. LTTC là một lý thuyết khó, các mô hình xây dựng trên một
loạt những hàm định tính nhưng đề tài đã ứng dụng được nó trong việc ra quyết định về
giá để tạo thế cạnh tranh so với đối thủ. Tiếp cận LTTC, tìm ra thế cân bằng Nash, tác giả
2


đã tiếp cận LTTC thông qua 3 mô hình: Cournot, Stackelberg, Bertrand để vận dụng linh
hoạt trong thực tiễn nhưng đề tài còn một số hạn chế như chưa vận dụng LTTC vào chiến
lược giá và quảng cáo bởi đây là 2 chiến lược quan trọng để nâng cao vị thế cạnh tranh
cho hãng. Giảm giá không phải là chiến lược luôn đúng vì nó còn phụ thuộc vào chi phí.
Chính bởi vậy mà cần có nhiều hơn chiến lược giá để nâng cao năng lực cạnh tranh cho
hãng. Đó là những ưu điểm và nhược điểm của đề tài “Vận dụng mô hình lý thuyết trò
chơi để phân tích quyết định quản lý của hãng taxi Mai Linh trong thị trường độc quyền
nhóm taxi và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hãng trên địa bàn
Hà Nội”.
Rõ ràng nhận thấy LTTC là một lý thuyết có tính ứng dụng cao và đã có một số công
trình nghiên cứu tính ứng dụng rộng rãi của nó trong thực tiễn. Điển hình cuốn sách“ Một
số ứng dụng của lý thuyết trò chơi” do tác giả Nguyễn Văn Hoàng tổng hợp từ cuốn “
Kinh tế học vi mô”, chủ biên Robert S.Pindyck và Daniel L. Rubinfeld, Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật (2010) đã không chỉ cho người đọc thấy được các mô hình trò chơi
trong lý thuyết mà còn có cả những ứng dụng điển hình mà một số hãng nổi tiếng trên thế

giới đã áp dụng vào chiến lược giá cả. Đồng thời, cuốn sách còn cho thấy tính cứng nhắc
của yếu tố giá và cách thức ra quyết định quản lý: hành động theo thế mạnh của mình
hay cấu kết với hãng khác để đạt lợi nhuận lớn nhất trong điều kiện tất cả người chơi đều
hiểu rõ đối thủ. Ở mỗi chiến lược cụ thể như: cạnh tranh về giá, trò chơi hợp tác và không
hợp tác, chiến lược thu phục, ngăn chặn người mới vào hay lợi thế của người đi trước đều
có những ví dụ vận dụng điển hình trong thực tiễn. Qua đó cho thấy, LTTC có một ý
nghĩa sâu sắc nếu các doanh nghiệp vận dụng linh hoạt vào hoạt động kinh doanh của
mình. Tuy nhiên, cuốn sách vẫn chưa đề cập sâu sắc tới chiến lược sản phẩm cũng như
quảng cáo mà lại đi sâu phân tích các quyết định về giá trong từng trường hợp ứng dụng.
Các mô hình xây dựng chủ yếu dùng để phân tích quyết định về giá nên đây chính là một
số hạn chế của cuốn sách.
Với đề tài nghiên cứu khoa học “ Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cá tra, cá
ba sa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn
Ngọc Nam, Đào Huy Trường (2011) đã tiếp cận năng lực cạnh tranh đối với mặt hàng
tiêu biểu của Việt Nam là cá tra và cá ba sa trên các khía cạnh như sản lượng và kim
ngạch sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ và thị phần xuất khẩu để từ đó đánh giá khách
quan khả năng cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường đến. Thông qua các nhân tố
chủ quan và khách quan tác động tích cực và tiêu cực đến các yếu tố trên đề tài tìm ra các
giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng này
trên thị trường Hoa Kỳ. Song đề tài mới chỉ dừng lại ở các giải pháp chủ yếu cho hiệp hội
Thủy sản Việt Nam và một số cách nâng cao chất lượng sản phẩm mà chưa đi sâu khai
3


thác chiến lược giá và chiến lược sản phẩm cũng như các chiến lược quảng cáo mặc dù
đây là mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của Việt Nam.
Qua tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở trên, ta thấy mỗi
công trình nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định tùy thuộc vào thời
gian, không gian nghiên cứu và phạm vi áp dụng của nó. Khắc phục những hạn chế, đồng
thời kế thừa những điểm mạnh từ các công trình nghiên cứu trước, tác giả chọn đề tài

nghiên cứu về “Ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích khả năng cạnh tranh của
công ty TNHH may Gia Nguyễn trên địa bàn các tỉnh miền Bắc”. Tác giả xử lý các số
liệu thứ cấp thu thập trong quá trình thực tập tại công ty, sau đó đi sâu vào phân tích cụ
thể, đồng thời sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng các số liệu và các ma trận doanh
thu trong từng chiến lược. Từ đó đưa ra các giải pháp để có thẻ ứng dụng LTTC một cách
tốt nhất trong hoạt động của công ty.
3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong chiến lược phát triển lâu dài, chắc chắn mỗi doanh nghiệp phải tự định hướng cho
mình những kế hoạch cụ thể. Song, mỗi chiến lược cần phải dựa trên những cách tiếp cận
đúng đắn, hợp lý và mang tính thời sự cao trong bối cảnh nền kinh tế luôn biến động.
Chính bởi vậy, thông qua lý thuyết trò chơi, đã có rất nhiều doanh nghiệp tìm ra hướng
phát triển đúng đắn nên rất có thể, trong kinh doanh, cần ứng dụng nhiều hơn nữa lý
thuyết trò chơi để có thể tạo bước đột phá cho doanh nghiệp và công ty TNHH may Gia
Nguyễn cũng không phải ngoại lệ. Việc ứng dụng LTTC sẽ giúp công ty trả lời được các
câu hỏi: Có nên giảm giá mặt hàng may gia công trước mọi hành động của đối thủ khác
hay không? Nếu công ty bạn có chiến lược gia tăng số lượng sản phẩm và quảng cáo thì
công ty Gia Nguyễn sễ phải làm gì? Đâu là thế mạnh của công ty và làm thế nào để tăng
sức cạnh tranh hơn nữa so với đối thủ?
Công ty TNHH may Gia Nguyễn xét trên địa bàn tỉnh Thái Bình là một trong số
những doanh nghiệp tiêu biểu, đi đầu trong lĩnh vực may mặc. Với mong muốn vươn xa
hơn trên thị trường miền Bắc, công ty đang nỗ lực không ngừng và trong những năm qua
đã khẳng định uy tín của mình đối với các đối tác trong và ngoài nước. Chính bởi vậy,
nếu ứng dụng các mô hình trò chơi vào trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty sẽ
tìm ra các lợi thế để từ đó có những quyết định đúng đắn lựa chọn chiến lược cạnh tranh
phù hợp.
Bên cạnh sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các công ty, xí nghiệp may với nhiều dịch
vụ, giá cả khác nhau để cạnh tranh nhau trên thị trường, chắc chắn cần phải nghiên cứu
tìm hiểu doanh nghiệp may Gia Nguyễn đã sử dụng các công cụ kinh tế vào việc đưa ra
4



các quyết định quản lý như thế nào để không những giữ vững thị phần của mình mà còn
mở rộng miếng bánh thị phần đó hơn nữa giữa môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như
hiện nay.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : Ứng dụng lý thuyết trò
chơi để phân tích khả năng cạnh tranh của công ty TNHH may Gia Nguyễn trên địa bàn
các tỉnh miền Bắc.
4. MỤC TIÊU/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Những mục tiêu chính mà đề tài tập trung nghiên cứu là:
Thứ nhất: Làm rõ một số lý luận liên quan đến thị trường độc quyền, lý thuyết trò
chơi, và phân tích lý thuyết trò chơi ứng dụng thế nào trong việc đưa ra các quyết định
chiến lược của các hãng.
Thứ hai: Nghiên cứu cụ thể lý thuyết trò chơi được ứng dụng thế nào để công ty
TNHH may Gia Nguyễn có thể đưa ra các quyết định chiến lược về giá, sản lượng cũng
như các chiến lược xác định thị trường mục tiêu để cạnh tranh với các đối thủ khác trong
tỉnh Thái Bình và vươn xa hơn trên địa bàn miền Bắc thông qua các ước lượng đường
cầu, ma trận lợi ích của công ty.
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các quyết định của công ty
để tăng khả năng cạnh tranh cũng như vị thế của doanh nghiệp may Gia Nguyễn trên thị
trường.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Việc ứng dụng LTTC và năng lực cạnh tranh của công ty
TNHH may Gia Nguyễn.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Về mặt không gian: công ty TNHH may Gia Nguyễn, địa chỉ thôn Bái
Thượng - xã Thụy Phúc – huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình.
 Về mặt thời gian: nghiên cứu các số liệu theo quý từ 2009 đến năm 2011.

Nội dung nghiên cứu:

 Các lý luận về lý thuyết trò chơi và các ứng dụng của nó trong hoạt động
sản xuất và kinh doanh.
 Cách thức ứng dụng các trò chơi đó đối với công ty TNHH may Gia
Nguyễn
 Các quyết định của công ty
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5




Phương pháp thu thập dữ liệu
Sau khi xác định được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ
liệu để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá. Theo nguồn thu thập dữ liệu thì dữ liệu
được thu thập từ hai nguồn chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.Với đề tài về ứng
dụng lý thuyết trò chơi, dữ liệu tác giả sử dụng trong bài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ
cấp. Các dữ liệu đó là dữ liệu về doanh thu, lợi nhuận, chi phí, giá cả và số lượng hàng
hóa trong từng quý từ năm 2009 đến 2011 của công ty thông qua bảng cân đối kế toán,
bản báo cáo tài chính thường niên. Việc thu thập những dữ liệu này nhằm phục vụ cho
quá trình phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty dựa trên 3 mặt giá cả, sản
lượng và quảng cáo thông qua các ma trận về doanh thu mà tác giả xây dựng.

Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu:
Phương pháp thống kê: Xử lý các số liệu đã thu thập được thành 1 bảng thống kê
theo các quý để so sánh, phân tích.
Phương pháp biểu đồ, đồ thị: Là phương pháp sử dụng con số kết hợp với các hình
vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Sử dụng
phương pháp này có nhiều ưu điểm như giúp người đọc nhận thức được những đặc điểm
cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng; giúp người xem

dễ hiểu, dễ nhớ, theo dõi và nắm bắt vấn đề nhanh hơn. Phương pháp này được tác giả sử
dụng trong bài để biểu diễn các số liệu thu thập được, qua đó để thấy rõ sự khác biệt cũng
như sự thay đổi của những số liệu này qua các năm.
Sử dụng phần mềm ước lượng chuyên gia là phần mềm Eviews để xử lý bảng số liệu
đã thống kê để từ đó phân tích và rút ra các kết luận.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua những dữ liệu về chi phí và lợi nhuận
đã thu thập được qua các năm, tác giả tiến hành so sánh đối chiếu tình hình thực hiện của
năm sau so với năm trước, từ đó đưa ra các đánh giá định tính về thực trạng chi phí và lợi
nhuận của công ty. Trong quá trình phân tích tác giả sử dụng hai phương pháp là so sánh
số tương đối và tuyệt đối qua các năm:

• So sánh tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
• So sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu
gốc để thể hiện mức độ hoàn thành, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu
gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
7. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
 Các số liệu sơ cấp được thu thập từ các phòng ban trong công ty như phòng kinh
doanh, phòng kế toán… trên các trang website, sách báo.
6


 Một số dữ liệu được tác giả thu thập từ thực tế sau đó được xử lý qua phần mềm
Eviews để thu về số liệu thứ cấp.
8. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về lý thuyết trò chơi và các ứng dụng lý thuyết trò chơi trong
kinh tế
Chương 2: Thực trạng ứng dụng lý thuyết trò chơi để phân tích năng lực cạnh tranh của
công ty TNHH may Gia Nguyễn trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp để ứng dụng lý thuyết trò chơi nhằm nâng cao năng lực cạnh

tranh cho công ty

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ ỨNG DỤNG LÝ
THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
1.1.1. Thị trường độc quyền nhóm
Độc quyền nhóm là một loại độc quyền mà trong đó chỉ có một vài người bán
cung ứng hầu hết hay toàn bộ mức cung của thị trường. Thị trường độc quyền nhóm có
các đặc trưng như sau:
 Một số ít các hãng cung ứng phần lớn hoặc toàn bộ sản lượng của thị trường.
 Sản phẩm hàng hóa có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất.
 Có các rào cản lớn về việc gia nhập vào thị trường.
 Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các hãng là rất lớn.
Do thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít các hãng nên sản lượng của mỗi
hãng chiếm một thị phần lớn trên thị trường. Do điều này, quyết định giá cả và sản
lượng của mỗi hãng có tác động đáng kể lên lợi nhuận của các hãng khác. Thêm vào
đó, khi ra quyết định liên quan tới giá cả hoặc sản lượng, mỗi hãng phải tính tới phản
ứng của các đối thủ. Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm phải
có các hành vi chiến lược. Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một bên
được quyết định bởi hành động của các bên khác.
1.1.2. Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học ứng dụng thường được sử dụng
trong phân tích kinh tế. Ngày nay Lý thuyết trò chơi được sử dụng trong nhiều ngành
khoa học, từ Sinh học tới Triết học.. Do mang tính thực tiễn cao, Lý thuyết trò chơi ngày
nay được rất nhiều sự quan tâm, theo đó, chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề của cuộc
sống như đang tham gia một trò chơi.
Lý thuyết trò chơi sử dụng các mô hình để nghiên cứu các tình huống chiến thuật,

trong đó những người tham gia( người chơi) cố gắng tối đa kết quả thu được của mình có
tính đến hành động và phản ứng của các đối thủ khác. LTTC bao gồm:
Người chơi: Những người tham gia trò chơi và hành động của họ có tác động đến
kết quả của những người cùng chơi khác.
Chiến lược chơi: Là những nguyên tắc hoặc kế hoạch hành động trong khi tiến
hành trò chơi của những người chơi tham gia.
Kết cục: Là giá trị tương ứng với một kết quả có thể xảy ra, và phản ánh lợi ích thu
được của mỗi người chơi khi tham gia trò chơi.
1.1.3. Cân bằng Nash
8


Cân bằng Nash là một tập hợp các chiến lược hoặc hành động mà mỗi người chơi
có thể làm điều tốt nhất cho mình, khi cho trước hành động của đối thủ. Mỗi người chơi
không có động cơ xa rời chiến lược Nash của mình nên đây là các chiến lược ổn định.
Hay nói 1 cách đơn giản, trò chơi gồm có 2 người chơi là A và B. Và A và B ở
trong trạng thái cân bằng Nash nếu A đang thực hiện quyết định tốt nhất có thể dựa vào
quyết định của B và B cũng giống A như thế. Tuy nhiên, cân bằng Nash không cho rằng
đây là giải pháp tốt nhất cho mọi người chơi tham gia. Trong nhiều trường hợp, tất cả
người chơi đều có thể cải thiện lợi ích của mình bằng cách khác, họ sẽ đồng ý với chiến
lược khác để tăng lợi nhuận cho bản thân và có thể gây thiệt hại cho đối thủ. Có thể kể tới
một vài đặc điểm của cân bằng Nash như sau:
 Độ ổn định
Một cân bằng Nash cho trò chơi chiến lược hỗn hợp sẽ ổn định nếu một thay đổi nhỏ
(hoặc đặc biệt hơn, thay đổi vi phân) trong xác suất để một người chơi dẫn đến tình
trạng 2 điều kiện:
- Người chơi cố định, không có chiến lược nào tốt hơn trong hoàn cảnh mới.
- Người chơi thay đổi đang chơi với chiến lược hoàn toàn tệ hơn.
Nếu cả 2 điều trên đều đúng, thì người chơi với thay đổi nhỏ trong chiến lược hỗn
hợp sẽ lập tức trở về với cân bằng Nash. Cân bằng được coi là bền vững. Tính bền vững

là vấn đề cơ bản trong ứng dụng thực tế, vì chiến lược hỗn hợp của mỗi người chơi là
không được biết hoàn toàn, nhưng phải dựa vào tỉ lệ phân phối xác suất của người
chơi.Trong trường hợp cân bằng không bền rất có thể xảy ra trong thực tế, vì mỗi thay
đổi nhỏ trong tỷ lệ của mỗi chiến lược sẽ dẫn đến thay đổi cả chiến lược và phá vỡ cân
bằng.
 Cân bằng Cournot và cân bằng Strackelberg chính là cân bằng Nash
 Các điều kiện đủ để đảm bảo cân bằng Nash xảy ra:
Khi trò chơi có cân bằng Nash duy nhất và được chơi dưới những điều kiện nhất định,
thì chiến lược cân bằng sẽ được thực hiện. Các điều kiện đủ để đảm bảo cân bằng Nash
xảy ra là:
- Mọi người chơi đều mong muốn tối đa hóa kết quả của mình trong trò chơi.
- Mọi người chơi đều thực hành chiến lược 1 cách hoàn hảo.
- Mọi người chơi có đủ khả năng để tìm ra giải pháp.
- Mọi người chơi đều biết chiến lược cân bằng của người chơi khác.
- Mọi người chơi tin rằng việc thay đổi chiến lược sẽ không làm thay đổi chiến lược
của người khác.
- Tồn tại một suy nghĩ chung rằng mọi người chơi đều đảm bảo các điều kiện trên,
bao gồm cả điều kiện này. Do đó, mỗi người chơi không chỉ biết người chơi khác đủ
điều kiện, mà họ còn phải biết mọi người chơi khác đều biết họ đủ điều kiện, và biết
rằng mọi người chơi biết được toàn bộ người chơi có đủ điều kiện.
9


1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC TRÒ CHƠI VÀ CÁCH THỨC RA
QUYẾT ĐỊNH
1.2.1. Một số mô hình
1.2.1.1.

Mô hình Cournot


Giả sử có hai hãng 1 và 2 trong một nghành cùng sản xuất một loại sản phẩm đồng nhất.
Hai hãng có mức chi phí bình quân khác nhau. Chi phí bình quân của hãng 1 là

MC 1 =

c 1 và chi phí cận biên của hãng 2 là: MC 2 = c 2 và đều không có chi phí cố định.
Hai hãng này cùng chọn sản lượng đồng thời để sản xuất, hoạt động đồng thời và thông
tin thị trường là hoàn hảo.
Hàm cầu thị trường là: P = a - bQ. Trong đó : Q = Q 1 + Q 2 .
Giả sử : c 1 = c 2 = c .
Hàm lợi nhuận của hãng là :
π 1 = pQ 1 - cQ 1 = ( a - bQ 1 - bQ 2 )Q 1 - cQ 1 .
π 2 = pQ 2 - cQ 2 = ( a - bQ 1 - bQ 2 )Q 2 - cQ 2 .

Hàm phản ứng của hãng 1 và hãng 2 là :
Q1 =

a − bQ2 − c
.
2b

Q2 =

a − bQ1 − c
.
2b

Sản lượng và lợi nhuận của mỗi hãng là :
Q 1* = Q *2 =
π1 = π 2 =


a−c
a − bQ1 − c
=
.
3b
2b

= (a - b

a−c

2

- c) 3b =

Ý nghĩa mô hình : Mô hình Courtnot phù hợp để ứng dụng vào chiến lược sản phẩm. Cụ
thể : lựa chọn mức sản lượng trong điều kiện cả hai hãng đều có thông tin hoàn hảo về
nhau và không hãng nào có có lợi thế hành động hay lãnh đạo hãng còn lại. Nói cách
khác, đây là mô hình phù hợp cho việc lựa chọn mức sản lượng tốt nhất khi hai hãng ra
quyết định đồng thời.
1.2.1.2.

Mô hình Stackelberg

Hai hãng 1 và 2 cùng quyết định lựa chọn sản lượng để sản xuất các sản phẩm đồng nhất.
Hai hãng hoạt động độc lập và thông tin thị trường là hoàn hảo.
10



Hãng 1 là hãng chiếm ưu thế (hãng đi đầu) hãng 2 sẽ quan sát hãng 1 và quyết định lượng
sản phẩm sản xuất ra.
Các hãng phải đối đầu với hàm cầu ngược như sau :
P = a - bQ .

với : Q = Q 1 + Q 2 .

Cả 2 hãng có chi phí cận biên cố định đều bằng c và chi phí cố định đều bằng 0.
Hàm lợi nhuận của mỗi hãng.
π 1 = pQ 1 - cQ 1 = (a - bQ 1 - bQ 2 )Q1 - cQ 1 .
π 2 = pQ 2 - cQ 2 = (a - bQ 1 - bQ 2 )Q 2 - cQ 2 .

Lợi nhuận của mỗi hãng:
π 1 = pQ 1 - cQ 1 = 〈

a + 3c
a−c
〈 a − c〉 2
− c〉
=
.
4
2b
8b

π 2 = pQ 2 - cQ 2 = 〈

a + 3c
a−c
〈 a − c〉 2

− c〉
=
.
4
4b
16b

Ý nghĩa mô hình : Mô hình được ứng dụng trong chiến lược sản phẩm. Cụ thể, đó là việc
ra quyết định lựa chọn sản lượng khi một trong hai hãng có lợi thế hơn và ra quyết định
trước đối thủ.
1.2.1.3.

Mô hình Bertrand

• Là mô hình độc quyền nhóm trong đó các hãng cạnh tranh nhau về giá cả
• Có ba trường hợp:
- Sản phẩm đồng nhất
- Sản phẩm khác biệt –quyết định đồng thời
- Sản phẩm khác biệt –một hãng quyết định trước, hãng kia theo sau
 Sản phẩm đồng nhất
 Giả sử có hai hãng 1 và 2 trong một ngành cùng sản xuất một loại sản phẩm
đồng nhất .
 Hai hãng có mức chi phí cận biên như nhau là c và đều không có chi phí cố định.
 Mỗi hãng coi giá của hãng đối thủ là cố định và ra quyết định đặt giá đồng thời.
 Hàm cầu thị trường là P = a – bQ
 Khi các hãng giả định rằng giá của hãng khác là cố định, mỗi hãng sẽ cố gắng đặt
giá thấp hơn so với giá của đối thủ (để có được toàn bộ thị trường)
 Cân bằng của thị trường đạt được khi cả hai hãng đều đặt gúa bằng chi phí biên
P = MC = c
Cả hai hãng đều thu được lợi nhuận kinh tế bằng 0

 Sản phẩm khác biệt – quyết định giá đồng thời

11


 Giả sử có một thị trường với hai hãng cạnh tranh đồng thời về giá cả. Mức giá của
hai hãng tương ứng là P1 và P2 . Phương trình đường cầu cho mỗi hãng là:
Q1 = a − P1 + bP2
Q2 = a − P2 + bP1

với b ≥ 0
 Chi phí cận biên của mỗi hãng là cố định và đều bằng c
 Đường phản ứng của hãng 1 là:
P1 =

a + bP2 + c
2

 Đường phản ứng của hãng 2 là:
P2 =

a + bP1 + c
2

 Cân bằng đạt được tại điểm hai đường phản ứng cắt nhau.
P1

P1 = g(P2)
P2 = h(P1)


Cân bằng Nash

P2

Hình 1.1: Vị trí điểm cân bằng Nash
Ý nghĩa: Điểm cân bằng Nash chỉ ra điểm mà tại đó, sự lựa chọn mức giá đồng thời
của 2 hãng là tốt nhất, lợi nhuận của 2 hãng thu về là lớn nhất.
Sản phẩm khác biệt – quyết định giá không đồng thời
 Giả sử có một thị trường với hai hãng cạnh tranh về giá cả. Mức giá của hai hãng
tương ứng là P1 và P2 . Phương trình đường cầu cho mỗi hãng là:
Q1 = a − P1 + bP2
Q2 = a − P2 + bP1

với b ≥ 0
 Chi phí cận biên cho mỗi hãng là cố định và đều bằng c.
 Hãng 1 quyết định về giá trước, sau đó hãng 2 căn cứ vào mức giá của hãng 1 để
đưa ra quyết định về giá cho hãng.
 Hàm lợi nhuận của mỗi hãng là:
12


π 1 = PQ
1 1 − cQ1 = P1 ( a − P1 + bP2 ) − c ( a − P1 + bP2 )

π 2 = P2Q2 − cQ2 = P2 ( a − P2 + bP1 ) − c ( a − P2 + bP1 )

 Áp dụng điều kiện tối đa hoá lợi nhuận đối với hãng 2:
π 2' ( P ) = a − 2 P2 + bP1 + c = 0
2


 Giải phương trình ,ta có:
P2 =

a + bP1 + c
2

 Thay thế P2 vào phương trình lợi nhuận của hãng 1:

 a + bP1 + c   
 a + bP1 + c  
π 1 = P1  a − P1 + b 
÷÷− c  a − P1 + b 
÷÷
2
2

 




 Áp dụng điều kiện tối đa hoá lợi nhuận đối với hãng 1 ta xác định được:
P1* =

2a + ab + bc + 2c + cb 2
2 − b2

*
*
 Thay thế P1 vào phương trình giá của hãng 2, xác định được P2 :


P =
*
2

a ( 2 − b 2 ) + b ( 2a + ab + bc + 2c + cb 2 ) + c ( 2 − b 2 )
2 ( 2 − b2 )

.

Ý nghĩa: Mô hình phù hợp ứng dụng trong chiến lược giá cả. Cụ thể, đối với mỗi loại sản
phẩm đồng nhất và khác biệt, người chơi lại có các lựa chọn mức giá khác nhau để đảm
bảo lợi ích của mình trước những hành động lựa chọn mức giá của đối thủ.
1.2.2. Cách thức ra quyết định
1.2.2.1.

Các đối thủ quyết định đồng thời

Quyết định đồng thời xảy ra trong thị trường độc quyền nhóm khi các nhà quản lý
phải đưa ra những quyết định cá nhân mà không biết gì về quyết định của các đối thủ
cạnh tranh. Điều này không nhất thiết phải xảy ra cùng một thời điểm.
Ví dụ: Chúng ta sẽ xét đến quyết định đồng thời của hai người tù trong bài toán
quen thuộc và nổi tiếng "tình thế lưỡng nan của những người tù":
Có 2 phạm nhân là đồng bọn với nhau khi được bắt bị giam riêng biệt. Và có án
phạt tù như sau: nếu cả 2 thú tội thì cả 2 chỉ bị giam trong 8 tháng. Nhưng nếu chỉ 1 trong
2 người không thú tội thì người thú tội sẽ bị giam 15 tháng, người thú tội sẽ được thả ra.
Và trường hợp còn lại nếu cả 2 đều không thú tội thì sau 1 tháng cả 2 sẽ được thả ra.
Các phương án lựa chọn: sẽ được khái quát qua bảng sau:
Người tù 2
Thú tội

Không thú tội

13


Thú tội

( 8; 8 )

( 0;15 )

( 15; 0 )

( 1; 1 )

Người tù 1
Không thú tội

Bảng 1.1 : Ma trận khi ra quyết định đồng thời
Phân tích lựa chọn của các người tù:
Người 1 sẽ nghĩ nếu mình thú tội thì trong trường hợp người 2 không thú tội thì mình
sẽ không phải ngồi tù. Nhưng nếu người 2 thú tội thì sẽ ngồi tù 8 tháng. Còn trường hợp
người 1 không thú tội thì nếu người 2 thú tội anh ta sẽ phải ngồi tù 15 tháng, còn nếu
may mắn người 2 không thú tội thì sẽ chỉ ngồi tù 1 tháng. Nhưng không thể chắc chắn
người 2 sẽ thú tội hay không thú tội. Nên chọn lựa tốt nhất vẫn là thú tội.
Người 2 cũng suy nghĩ giống người 1 và cũng sẽ chọn thú tội. Lúc này lựa chọn cùng
thú tội của cả 2 người và ngồi tù 8 tháng đã làm nên cân bằng Nash. Và đã xảy ra mâu
thuẫn vì vẫn còn 1 lựa chọn có lợi cho cả 2 người là cùng không thú tội. Nhưng điều đó
xác suất không cao nên để đảm bảo lợi ích của bản thân họ lại lựa chọn tại điểm cân bằng
Nash.

• Chiến lược ưu thế
Chiến lược ưu thế là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục tốt nhất dù cho các
đối thủ có quyết định làm gì đi chăng nữa. Khi tồn tại chiến lược ưu thế, một người quyết
định có lý trí luôn áp dụng chiến lược ưu thế. Dự đoán rằng nếu các đối thủ của mình
cũng có các chiến lược ưu thế thì họ cũng áp dụng các chiến lược ưu thế đó. Trạng thái
cân bằng chiến lược ưu thế tồn tại khi tất cả người ra quyết định đều có chiến lược ưu
thế.
Các quyết định với một chiến lược ưu thế: Khi một hãng không có chiến lược ưu thế
nhưng ít nhất một trong các đối thủ có chiến lược ưu thế:
 Dự đoán rằng đối thủ sẽ thực hiện chiến lược ưu thế của mình.
 Khi biết hành động của đối thủ, hãng có thể chọn chiến lược tốt nhất cho mình.
• Chiến lược bị lấn át
Chiến lược bị lấn át: là chiến lược sẽ không bao giờ được lựa chọn vì luôn có một chiến
lược tốt hơn chúng.
Sự loại trừ liên tiếp các chiến lược bị lấn áp: một tiến trình ra quyết định lặp đi lặp lại
trong đó các chiến lược bị lấn át giảm thiểu để tạo ra một bảng lợi ích rút gọn với ít quyết
định hơn cho các nhà quản lý xem xét.
14


1.2.2.2.
Các đối thủ quyết định tuần tự
Quyết định tuần tự: Một hãng ra quyết định rồi đến đối thủ của nó ra quyết định khi đã
biết được hành động mà hãng thứ nhất thực hiện.
Quyết định tốt nhất mà một nhà quản lý có thể đưa ra ngày hôm nay phụ thuộc vào đối
thủ của anh ta sẽ phản ứng như thế nào vào ngày mai.
Ví dụ: Phân tích trò chơi tuần tự của Hãng A và hãng B. Trong đó, Hãng A là hãng
chiếm ưu thế, hãng B quan sát hãng A và ra quyết định.
Hãng A
Đầu tư

Không đầu tư

Đầu tư

(50; 50)

(0; 45)

(45; 0)

(45; 45)

Hãng B

Không đầu tư

Bảng 1.2: Ma trận khi quyết định tuần tự đầu tư
Nếu hãng A ra quyết định trước:
Hãng A sẽ quyết định đầu tư và hãng B cũng quyết định đầu tư. Hãng A là hãng độc
quyền, hãng B muốn xâm nhập vào thị trường; hãng A có hai sự lựa chọn là không phản
ứng gì hoặc đe dọa bằng cách giảm giá, hãng B có hai sự lựa chọn là gia nhập thị trường
hoặc không.
Hãng A
Không phản ứng
Đe dọa

Không phản
ứng

(50; 50)


(-50; -50)

(0; 100)

(0; 100)

Hãng B
Đe dọa
Bảng 1.3: Ma trận khi quyết định tuần từ việc gia nhập thị trường
15


Nếu hãng B quyết định trước có gia nhập hay không. Để quyết định hãng B phải xem
phản ứng của hãng A như thế nào. Nếu hãng B gia nhập, hành động tốt nhất của hãng A
là không phản ứng. Như vậy quyết định tốt nhất là hãng B gia nhập và hãng A không
phản ứng.
1.3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG KINH DOANH
1.3.1. Chiến lược giá
Để bảo vệ thị phần của mình, các hãng sẽ hạ giá bán nhiều hơn nữa. Khi cuộc chiến tranh
giá thực sự xảy ra sẽ gây ra những hậu quả là:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp yếu thế có chi phí sản xuất cao sẽ bị phá sản, bị loại
ra khỏi ngành.
Thứ hai: Các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính cũng bị thua lỗ và nếu kéo
dài có thể cũng bị phá sản. Do đó, để tồn tại các doanh nghiệp còn lại cuối cùng phải thỏa
hiệp, cấu kết với nhau công khai hay ngấm ngầm.
Đối với chiến lược này, áp dụng mô hình Bertrand là phù hợp.
1.3.2. Chiến lược lựa chọn sản lượng
Sự cạnh tranh về sản lượng xảy ra khi các hãng sản xuất những sản phẩm đồng
nhất và đều biết về đường cầu thị trường. Qua đó các hãng sẽ phải ra quyết định về sản

lượng và sự ra quyết định này có thể đồng thời hoặc tuần tự. Trong trường hợp hãng ra
quyết định đồng thời với đối thủ cạnh tranh, sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng phụ
thuộc vào sản lượng mà hãng nghĩ các hãng khác định sản xuất. Trong trường hợp ra
quyết định tuần tự, một hãng sẽ ra quyết định sản lượng trước và hãng kia căn cứ vào
quyết định đó để đề ra quyết định sản lượng cho hãng mình.
Thông qua 2 mô hình Courtnot và Stackelberg, ta có thể lập ra ma trận lợi ích của
2 hãng khi lựa chọn các mức sản lượng như sau:
Bảng 1.4: Ma trận lợi ích của 2 hãng khi ra quyết định sản lượng
Hãng B

Hãng A

16

0; 0


Nhìn vào ma trận trên ta thấy:
Nếu 2 hãng lựa chọn sản lượng đồng thời, cân bằng được xác định trong trò chơi này là
cân bằng theo mô hình Cournot tại mức sản lượng:
;
Nếu hãng A lựa chọn trước, cân bằng trò chơi chính là cân bằng theo mô hình
Stackelberg, lợi nhuận hai hãng A và B hãng tương ứng là:
;

Nếu hãng B lựa chọn trước, lợi nhuận tương ứng 2 hãng A và B là:
;

1.3.3. Chiến lược quảng cáo
Sự cạnh tranh trong quảng cáo hay chiến lược tìm kiếm thị trường mới, thị trường

mục tiêu sẽ xẩy ra đồng thời với các quá trình cạnh tranh về giá cả hay sản lượng. Nó là
các cách tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng của mỗi người chơi ứng với một loạt
các hành động để quảng bá sản phẩm của mình trước những hành động tương tự của đối
thủ.
Đây được coi là chuỗi hành động không căn cứ sản phẩm có đồng nhất hay không
đồng nhất hoặc sản lượng đối thủ tung ra thị trường mà nó mang tính hỗ trợ, thúc đẩy cho
doanh nghiệp đạt vị thế cạnh tranh hơn trên thị trường, xác định được phân đoạn thị
trường mục tiêu cho từng loại sản phẩm của mình trước sự cạnh tranh với đối thủ.
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG PHÂN TÍCH NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY MAY GIA NGUYỄN
2.1. TỔNG QUAN CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.1.1. Tổng quan về công ty TNHH may Gia Nguyễn
2.1.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH may Gia Nguyễn
Tên công ty: Công ty TNHH may Gia Nguyễn
Tên viết tắt: Gia Nguyen Co.Ltd
Địa chỉ: Thôn Bái Thượng - xã Thụy Phúc – huyện Thái Thụy – tỉnh Thái Bình
17


Điện thoại: 036.375.2353
Email:
Tiền thân của công ty TNHH may Gia Nguyễn là một xưởng may được thành lập
vào năm 2000 tại xã Thụy Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với nhiệm vụ chính là
thực hiện các hợp đồng may mặc trong phạm vi các tỉnh phía Bắc. Hơn 4 năm hoạt động,
xưởng may ngày càng mở rộng và phát triển tới năm 2004 thì chính thức đổi tên thành
công ty TNHH may Gia Nguyễn. Cho tới nay, công ty là một trong những đơn vị kinh
doanh tiêu biểu của tỉnh trong lĩnh vực hàng may mặc, hằng năm góp phần không nhỏ
vào ngân sách của tỉnh cũng như tạo nguồn thu nhập đáng kể cho lượng cán bộ và công
nhân trong công ty.

2.1.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty
Công ty TNHH may Gia Nguyễn là đơn vị sản xuất bao gồm: quần áo lao động,

đồng phục học sinh, đồng phục công sở, nguyên phụ liệu ngành may, áo sơ mi nam nữ và
quần áo trẻ em với phương thức kinh doanh như sau:
 Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: Công ty nhận toàn bộ nguyên liệu và phụ
liệu của khách hàng mang tới rồi tiến hành gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh.
 Sản xuất hàng xuất khẩu: căn cứ vào yêu cầu của khách hàng trong hợp đồng,
công ty tiến hành thiết kế sản phẩm để sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng.
 Sản xuất hàng nội địa: thực hiện toàn bộ các khâu sản xuất và kinh doanh sản
phẩm (chủ yếu là áo sơ mi và quần áo trẻ em).
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty
Tính tới nay, công ty TNHH may Gia Nguyễn có gần 450 cán bộ công nhân, trong
đó có 65 cán bộ quản lý đều có trình độ trung cấp trở lên với bộ máy tổ chức bao gồm:
Giám đốc, phó giám đốc và năm phòng ban chức năng là phòng kỹ thuật, phòng kinh
doanh, phòng kế toán, phòng kế toán và phòng nhân sự.
Như vậy, công ty TNHH may Gia Nguyễn có giám đốc chịu trách nhiệm điều
hành mọi hoạt động. Bên cạnh đó, các phòng ban đã được chuyên môn hóa bao gồm:
phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng kỹ thuật và phòng chất lượng sẽ
hỗ trợ ban giám đốc trong hoạt động sản xuất và đưa ra các quyết định quan trọng.
2.1.1.4. Nhiệm vụ và chức năng của công ty
a, Chức năng
Trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có đăng kí các ngành nghề:
• May gia công.
• Bán buôn, bán lẻ nguyên phụ liệu phục vụ ngành may.
• Bán buôn, bán lẻ máy móc thiết bị và phụ tùng may
18


• Sản xuất và kinh doanh quần áo may sẵn.

Tuy nhiên, hiện nay, doanh nghiệp đang tập trung chú trọng vào nhiệm vụ may gia công
và sản xuất, kinh doanh quần áo may mặc xuất khẩu và phục vụ nhu cầu nội địa.
b, Nhiệm vụ
 Công ty thực hiện các nghĩa vụ về thuế, bảo hiểm, an toàn, vệ sinh lao động, bảo
vệ môi trường, các nghĩa vụ công đoàn, nghĩa vụ khác. Đồng thời công ty phải nỗ
lực hết mình, đóng góp vào sự phát triển và hội nhập của đất nước.
 Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên và toàn xã hội,
góp phần ổn định an ninh – chính trị - xã hội.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Tác động của những biến động kinh tế chung
a, Sự kiện gia nhập WTO
Tham gia sân chơi toàn cầu này, ngành may sẽ bị cắt giảm, dần tiến tới bỏ các
khoản trợ cấp như ưu đãi tín dụng, ưu đãi đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư tức là chịu sự
cạnh tranh gay gắt. Nhưng ngược lại, nó giúp doanh nghiệp giảm chi phí xuất khẩu sang
thị trường Mỹ và EU còn khoảng 7,1% tổng chi phí. Những thuận lợi đó cùng với việc
Trung Quốc đang giảm thị phần ngành may đối với thị trường Hoa Kỳ làm cho các doanh
nghiệp may Việt Nam nói chung và may Gia Nguyễn nói riêng tăng sức cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
b, Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009
Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho một bộ phận các
nước trên thế giới lâm vào cảnh khó khăn trong đó có thị trường đến của doanh nghiệp
may Gia Nguyễn. Lượng đơn đặt hàng có tăng, song lượng tăng không đáng kể. Chủ yếu
các đơn đặt hàng là của bạn hàng lâu năm mà chưa có sự đột biến trong việc tìm kiếm
thị trường mới cho hàng may gia công xuất khẩu. Đó là lý do mức tăng sản lượng của
năm 2011 đối với hàng may gia công xuất khẩu là 1,61% và hàng quần áo may sẵn tiêu
thụ trong nước là 3,03%, thấp hơn rất nhiều đối với năm 2010.
c, Lạm phát
Sau cơn khủng hoảng, lạm phát bùng lên. Đây là vấn đề nổi cộm trong năm qua
với mức lạm phát có lúc đạt 18,6% khi giá tất cả các mặt hàng tăng vọt khiến chi phí sản

xuất tăng cao. Trong khi đó, nền kinh tế chưa hồi phục hẳn khiến công ty gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất đặc biệt là sự tăng của giá xăng, điện, nước…
2.1.2.2. Tác động của các chính sách của Chính phủ
19


a, Gói kích cầu của nhà nước
Trước tình hình suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
cuối năm 2008 dầu 2009, gói kích cầu 1 tỷ USD của chính phủ với mức hỗ trợ lãi suất
cho vay doanh nghiệp 4% đã giúp doanh nghiệp may Gia Nguyễn vượt qua những khó
khăn ban đầu. Do công ty chủ yếu huy động vốn từ các nhà đầu tư nên sự hỗ trợ của nhà
nước này giúp công ty vay vốn mở rộng quy mô sản xuất là chính ( doanh nghiệp tăng
thêm 2 dây chuyền sản xuất).
b, Sự thay đổi tỷ giá đồng USD
Đồng USD tăng giá sẽ kéo theo chi phí sản xuất tăng làm tăng giá sản phẩm, ảnh
hưởng đến giá bán và lợi nhuận vì giá cả tăng đã làm giảm khả năng cạnh tranh của
công ty so với các đối thủ khác. Đồng thời, do công ty nhập toàn bộ các dây chuyền sản
xuất từ nước ngoài nên tỷ giá hối đoái tăng làm chi phí mua trang thiết bị cũng tăng
theo.
c, Sự tăng của lãi suất
Năm qua, việc thắt chặt tín dụng của ngành ngân hàng trong nước kéo lãi suất lên
cao (lãi suất cho doanh nghiệp vay là trên 20%) khiến doanh nghiệp phải dừng kế hoạch
mở rộng quy mô sản xuất sang năm 2012 đồng thời kéo chi phí sản xuất cao.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY MAY GIA NGUYỄN
2.2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh
2.2.1.1. Xét trên số lượng hàng hóa
Từ năm 2009 đến năm 2011, với sự biến động không ngừng của thị trường, tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng có nhiều biến đổi. Do nhiệm vụ chính của

doanh nghiệp là sản xuất gia công xuất khẩu và quần áo may sẵn nên 2 mặt hàng này
chiếm chủ yếu trong doanh thu lợi nhuận mang lại cho công ty.
Từ các số liệu sơ cấp mà công ty cung cấp ( xem phụ lục 1), xét trên 2 loại mặt
hàng: hàng gia công trên thị trường EU và quần áo may sẵn ta có:
Bảng 2.1: Sự thay đổi số lượng hàng hóa của công ty may Gia Nguyễn
Đơn vị: nghìn chiếc
Chỉ tiêu

2009

Hàng gia công

2010

2011

2010 so với 2009

275.000 310.000

315.000

+35.000

2011 so với
2010
11,29% +5.000 1,58%

Quần áo may 125.000 165.000
sẵn


170.000

+40.000

24,24% +5.000

20

2,94%


(Nguồn: Phòng kinh doanh và theo tính toán của tác giả)
Dựa vào bảng số liệu trên cùng ta thấy:
Xét 2 loại mặt hàng chủ lực là hàng gia công và quần áo may sẵn, trong 3 năm qua số
lượng hàng hóa đều tăng nhưng mức tăng không đồng đều trong đó:
Hàng gia công: năm 2010 tăng 12,73% và năm 2011 tăng 1,61% so với năm 2010.
Hàng may sẵn: năm 2010 tăng 32% và năm 2011 tăng 3,03% so với năm 2010.
Trong thực trang hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may Gia Nguyễn chủ
yếu là may gia công các sản phẩm may mặc xuất khẩu và sản xuất quần áo may sẵn phục
vụ thị trường nội địa chiếm khoảng 25% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Hầu hết
75% doanh thu còn lại với hàng gia công, doanh nghiệp chủ yếu làm theo đơn đặt hàng
nước ngoài như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản…hoặc các hợp đồng trong nước phục vụ xuất
khẩu.
2.2.1.2. Xét trên sự thay đổi doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Đối với doanh thu, chi phí sản xuất và lợi nhuận sau thuế trong 3 năm qua cũng có
nhiều thay đổi biểu hiện qua 2 biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Sự biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ năm 2009-2011
Đơn vị: triệu đồng


( Nguồn: theo số liệu phòng kinh doanh và theo tính toán của tác giả)
Nhìn vào biểu đố ta dễ dàng nhận thấy, cả 3 yếu tố đang xét là doanh thu, chi phí,
lợi nhuận đều có chiều hướng tăng nhưng tốc độ tăng qua các năm là không đồng đều. Cụ
thể hóa mức tăng và tốc độ tăng, ta xét:
Bảng 2.2: Sự thay đổi tỷ trọng của doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Doanh thu

10103

13974

14120

Chi phí

8138

12443

12490
21


Năm 2010
so 2009
+ 3871
tức38,315%
+4305

Năm 2011
so 2010
+146
tức 1,05%
+47


tức 52,09%
tức 0,4%
Lợi nhuận 369
453,48
840
+84,48
+386,52
sau thuế
tức 22,89%
Tức 85,23%
( Nguồn: theo số liệu phòng kinh doanh và tính toán của tác giả)
Nhận thấy:
 Năm 2010, doanh thu đạt 13,974 tỷ tăng 3781 triệu (38,315%) so với năm 2009.
 Năm 2011, doanh thu đạt 14,120 tỷ tăng 146 triệu (1,05 %) so với năm 2010.
Cùng với đó là sự biến đổi về lợi nhuận trước thuế và sau thuế:
 Năm 2010, lợi nhuận trước thuế là 604,65 triệu, lợi nhuận sau thuế là 4453,48

triệu tăng 22,89% so với năm 2009.
 Năm 2011, lợi nhuận trước thuế là 1,12 tỷ, lợi nhuận sau thuế là 840 triệu, tăng
85,23% so với năm 2010.
Trong khi mức tăng doanh thu năm 2011 tăng ít hơn so với mức tăng doanh thu năm
2010 thì mức tăng lợi nhuận của năm 2011 lại tăng cao hơn so với mức tăng của năm
2010 rất nhiều. Nhận thấy sự thay đổi của chi phí:
 Năm 2010, chi phí sản xuất là 12,443 tỷ tăng 4305 triệu (52,9%) so với năm 2009.
 Năm 2011, chi phí sản xuất là 12,490 tỷ tăng 47 triệu (0,4%) so với năm 2010.
Như vậy so với năm 2010 thì mức tăng về doanh thu của năm 2011 có giảm nhưng
mức tăng lợi nhuận của năm 2011 lại tăng do có sự sụt giảm trong mức tăng của tổng chi
phí sản xuất. Sự thay đổi này chủ yếu là do năm 2010 có sự tăng quy mô do hai dây
chuyền sản xuất mới của công ty đặt mua năm 2009 chính thức đưa vào hoạt động và cho
đến 2012, công ty mới có thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô lần nữa. Như vậy, với các
biến động của thị trường, tình hình kinh doanh của công ty vẫn giữ mức tăng nhưng
lượng tăng chưa đột phá và đạt yêu cầu trong năm qua.
2.2.2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty
2.2.2.1. Giá cả
Xét thấy trước tình hình miếng bánh thị trường may đang ngày càng bị chia nhỏ khi
càng ngày có càng nhiều các công ty mới tham gia sản xuất. Tuy nhiên, cùng với Bình
Minh ATC, công ty TNHH may Gia Nguyễn đang là 2 công ty dẫn đầu trong lĩnh vực
may gia công xuất khẩu tại Thái Bình. Cho tới nay, hai công ty luôn có những cuộc chiến
về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm để có thể giành cho mình càng nhiều hợp đồng
gia công hơn cũng như thâu tóm được nhiều thị trường đến của sản phẩm hơn so với đối
thủ.
Do đặc thù chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác nên khâu định giá luôn
được công ty Gia Nguyễn xem xét chi tiết để tạo thế mạnh cho chính mình. Gia Nhập thị
trường sau Bình Minh ATC, công ty phải xác định cho mình chiến lược giá đúng đắn để
22



vừa đảm bảo thu hút khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty, vừa đạt mức
lợi nhuận tối đa có thể. Đây là vấn đề khó khăn của công ty bởi cuộc chiến về giá thường gây
tổn thất lớn cho công ty nếu không chọn được mức giá phù hợp.
Nhận thấy được điều đó, công ty đã đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất hiện đại,
sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu suất máy móc cũng như quản lý các
nguồn lực chặt chẽ nhằm giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Thực
tế, hiện nay so với Bình Minh ATC thì công ty may Gia Nguyễn có lợi thế giá cả hơn vì
toàn bộ dây chuyền đang sử dụng được nhập mới hoàn toàn. Đây là loại máy tiết kiệm
điện năng 30%, hiệu suất sử dụng cao hơn 20% và một số khâu như thùa khuyết, đóng
gói, phân loại là hoàn toàn tự động so với dây chuyền cũ.
Giảm chi phí như vậy nên giá của mỗi hàng gia công xuất khẩu dao động trong
khoảng 27.1đến 28 nghìn đồng/sản phảm gia công trong khi giá của Bình Minh ATC là
27.45 đến 28.6 nghìn đồng /sản phẩm. Lợi thế về giá có thể là điểm mạnh để công ty
nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ nên hiện tại, công ty đang tập trung nâng
cao hiệu suất sản xuất để tạo mức giá cạnh tranh nhất có thể.
2.2.2.2. Hàng hóa
Khả năng cạnh tranh của công ty trên lĩnh vực hàng hóa được xét thông qua số lượng mặt
hàng và tổng số lượng hàng hóa sản xuất cũng như các đơn hàng của đối tác.

Số lượng mặt hàng:
Trên thực tế, hiện nay công ty nhận thực hiện các hợp đồng quần áo đồng phục học
sinh, đồng phục công sở, quần áo lao động, áo sơ mi nam và nữ, nguyên phụ liệu ngành
may xuất khẩu và một số đơn đặt hàng nhỏ của các công ty may lớn. Như vậy, đã có sự
thay đổi làm đa dạng hơn số lượng mặt hàng trong sản xuất nhằm phục vụ tốt hơn nhu
cầu của các đối tác trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngoài quần áo lao động và loại áo sơ
mi, còn lại toàn bộ các mặt hàng khác công ty đều sản xuất theo mẫu sẵn nên xét về mẫu
mã và chủng loại hàng hóa, Gia Nguyễn vẫn chưa thực sự nổi bật hay tạo ra sự khác biệt
lớn so với các công ty bạn.

Số lượng hàng hóa

Dựa trên các số liệu sơ cấp thu được, xét trên hai loại mặt hàng chính: hàng gia công
và quần áo may sẵn ( xem phụ lục 2 và 3), ta có sự so sánh về lượng giữa công ty TNHH
may Gia Nguyễn và công ty cổ phần may Bình Minh ATC ( đối thủ lớn nhất của Gia
Nguyễn trên địa bàn tỉnh Thái Bình).
Dễ dàng nhận thấy, về tổng thể, sản lượng của Bình Minh ATC cao hơn sản lượng
của may Gia Nguyễn trên cả hai mặt hàng chính là may gia công và hàng may sẵn. Điều
này có thể được lý giải bởi công ty Bình Minh ATC ra đời sớm hơn, có uy tín trước và có
cơ sở hạ tầng và quy mô lớn hơn. Song, bên cạnh đó, rõ ràng đây là bất lợi trong khả
23


năng cạnh tranh về sản lượng của công ty may Gia Nguyễn so với đối thủ. Nhận thấy
điều đó, công ty TNHH may Gia Nguyễn đã có kế hoạch đầu tư nhà xưởng, máy móc để
mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, việc tích cực tìm kiếm các đơn đặt hàng cũng được
coi là biện pháp để gia tăng sản lượng của công ty.
2.2.2.3. Khả năng tìm kiếm thị trường và quảng cáo
Đây được coi là mặt yếu của công ty do đặc thù sản xuất chủ yếu theo các đơn đặt
hàng của đối tác. Từ thực trạng sản xuất hiện nay, dễ dàng nhận thấy đa số các hợp đồng
mà công ty đang thực hiện là của các bạn hàng lâu năm như tập đoàn Ongood, Cheong
san trading, Woobo, Leizi, Viet Pancific… ở Trung Quốc, Đài Loan, EU. Hoa Kì và Nhật
Bản. Hằng năm, lượng hàng của đối tác mới có tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
sản lượng hàng hóa.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty chưa chú trọng tới khâu
quảng cáo, tìm kiếm thị trường mới nên khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này còn rất
hạn chế. Ngay trong tỉnh Thái Bình, công ty TNHH may Gia Nguyễn cũng gặp phải 1 số
đối thủ lớn như công ty cổ phần may Bình Minh ATC, công ty TNHH may Thiên Phúc…
Đây là những doanh nghiệp có uy tín lâu năm và có khâu xúc tiến thị trường khá tốt. Đối
mặt với các đối thủ cạnh tranh này, xét thấy khả năng tìm kiếm thị trường mới và quảng
cáo của Gia Nguyễn còn yếu. Công ty chưa tiếp cận được các thị trường mới như châu
Phi, một số nước dễ tính khác mà mới chỉ dừng lại ở các thị trường quen thuộc.

Cùng với đó, do công ty chưa có chiến lược quảng cáo hiệu quả nên ngoài hình thức
quảng cáo trên áp phích tại các quốc lộ lớn và ở các tỉnh, thành miền Bắc thì hầu như
chưa có hình thức quảng cáo nào được sử dụng. Trong khi đó, Bình Minh ATC, công ty
Thiên Phúc lại có một chiến lược quảng cáo cụ thể. Họ không chỉ quảng cáo trên áp
phích tại các thành phố lớn mà còn có chương trình quảng cáo trên truyền hình Thái
Bình, trên đài phát thanh của các tỉnh lân cận và thường xuyên tham gia hội chợ hàng
may tại một số nước đối tác. Đây là nhược điểm lớn của công ty may Gia Nguyễn làm
giảm khả năng tiếp cận khách hàng và thị trường, đồng thời giảm năng lực cạnh tranh so
với đối thủ.
2.3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN CÁC CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY
GIA NGUYỄN
Có thể nói, nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ ứng dụng LTTC là một việc hoàn
toàn mới mẻ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp may của Việt Nam.
Tuy nhiên, nhận thấy sự cần thiết của nó đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất và ra
quyết định quản lý, ngày nay, LTTC được tìm đến như một giải pháp hữu hiệu và công ty
24


TNHH may Gia Nguyễn cũng không là ngoại lệ. Để có thể đưa ra các chiến lược cạnh
tranh tốt nhất thì cần phải ước lượng mô hình theo mô hình độc quyền nhóm của LTTC
đối với thị trường may gia công mà ở đây ta xét trên hai công ty đang cạnh tranh nhau
gay gắt: công ty TNHH may Gia Nguyễn và công ty cổ phần may Bình Minh ATC.
Dựa vào phụ lục số 4 và số 5 mà đề tài đã thu thập trên cơ sở tìm hiểu hoạt động sản
xuất, kinh doanh của hai công ty bắt đầu từ quý một năm 2009 đến quý bốn năm 2011
đối với sản phẩm chủ yếu của cả hai công ty là hàng may gia công
Trong đó:
 Q1: lượng hàng may gia công của công ty TNHH may Gia Nguyễn được tính theo
đơn vị: vạn sản phẩm
 Q2: Lượng hàng may gia công của công ty cổ phần may Bình Minh ATC được

tính theo đơn vị: vạn sản phẩm
 P1: Giá 1 đơn vị hàng may gia công của công ty TNHH may Gia Nguyễn được
tính theo đơn vị: nghìn đồng
 P2: Giá 1 đơn vị hàng may gia công của công ty cổ phần may Bình Minh ATC
được tính theo đơn vị: nghìn đồng
Sau khi chạy Eviews ta thu được kết quả sau:
Bảng 2.3: Kết quả Eviews của công ty may Gia Nguyễn

(Nguồn: Theo tính toán của tác giả)
Thông qua bảng kết quả trên, ta có hàm cầu của công ty là:
Công ty TNHH may Gia Nguyễn:

Q1 = 5,196133 – 0,127535 P1 + 0,103277 P2
Ta thấy:

25


×