Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 10 trang )

Phụ lục II
Phiếu mô tả sản phẩm dự thi của giáo viên
1. Tên sản phẩm
PROJECT: “SAVE OUR LIVES FROM HARMFUL PESTICIDES”
DỰ ÁN: “BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA KHỎI THUỐC TRỪ SÂU ĐỘC HẠI”
2. Mục tiêu dạy học/giáo dục
Đây là dự án liên môn, tích hợp kiến thức các môn học gồm: Tiếng Anh, Công Nghệ, Sinh học, Hóa
học, Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân và Tin học. Nội dung cụ thể của các nội dung tích hợp như sau:
STT Môn học
Tên bài
Lớ
kỹ năng cần đạt
p
1
Tiếng
Unit 5: Technology and you
10
- Nắm vững các kiến thức cơ bản
Anh
Unit 6: An Excursion
về nghe, nói đọc, viết môn Tiếng
Unit 7: The Mass Media
Anh về các bài học nói trên.
Unit 8: The story of my village
- Kết hợp kiến thức của bài 5, 6,
Unit 9: Undersea World
7, 8, 12, 13 để giải quyết các vấn
Unit 10: Conservation
đề gặp phải về môi trường khi
Unit 11: National Parks
tham gia dự án


Unit 12: Music
Unit 13: Films and Cinema
2
Công
Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển 10
- Biết được kiến thức cơ bản về
nghệ
của sâu, bệnh hại cây trồng.
sâu beeng hại cây trồng, phòng
Bài 16: Nhận biết 1 số loại sâu, bệnh
trừ dịch hại.
hại lúa.
- Biết được ảnh hưởng của thuốc
Bài 17: Phòng trừ dịch hại cây trồng.
hóa học tới môi trường sống của
Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học
các sinh vật.
bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật
và môi trường.
Bài 20: Ứng dụng công nghệ vi sinh
sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
3
Tin học
Bài 14: Khái niệm về soạn thảo văn
10
- Có khả năng tìm kiếm, xử lý
bản.
thông tin trên mạng Internet, các
Bài 15: làm quen với Microsof Word
trang mạng: Bing, Facebook,

Bài 16: Định dạng văn bản.
Skype, Onenote, Ondrive,
Bài 17: Một số chức năng khác.
Youtube
Bài 18: Các công cụ trợ giúp soạn
- Có khả năng trình bày các biểu
thảo.
mẫu, thống kê, phân tích số liệu.
Bài 19: Tạo và làm việc với bảng
- Biết sử dụng các phần mềm:
Bài 20: Mạng máy tính.
Word, Powerpoint, Excel, Movie
Bài 21: Mạng thông tin toàn cầu
Maker, ....
Internet
Bài 22: Một số dịch vụ cơ bản của
Internet
4
Hóa học Bài 43:Hóa học và vấn đề phát triển
12
- Hiểu được tác dụng của thuốc
kinh tế
trừ sâu tới sản xuất nông nghiệp
Bài 44: Hoá học và vấn đề xã hội
cũng như các hệ quả nó để lại tới
Bài 45: Hóa học và vấn đề môi trường.
sức khỏe con người cũng như các
vấn đề môi trường.
5
Văn học Tuần 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn 10

- có kiến thức nền cơ bản về
ngữ.
tiếng Việt các hoạt động giao
Tuần 9: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và
tiếp, sự khác nhau giữa văn nói


ngôn ngữ viết.
Tuần 16: Trình bày một vấn đề.
Tuần 17: Lập kế hoạch cá nhân.
6

Địa lý

và văn viêt.
- Biết cách lập kế hoạch cho bản
thân và trình bày vấn đề mình
quan tâm.
- Có những kiến thức cơ bản về
các yếu tố môi trường và ngành
nông nghiệp.
- phân tích được ảnh hưởng của
thuốc trừ sâu tới môi trường và
ngành nông nghiệp.

Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân
10
tố hình thảnh thổ nhưỡng.
Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh
hưởng tới sự phát triển và phân bố của

sinh vật.
Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố
ảnh hưởng tới phát triển và phân bố
nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp.
Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt
Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi.
Bài 42: Môi trường và sự phát triển
bền vững.
7
Sinh học Bài 30: Sự nhân lên của Virut trong tế 10
- Hiểu và biết cách ứng dụng
bào chủ.
virut gây bệnh.
Bài 31:Virut gây bệnh. Ứng dụng của
virut trong thực tiễn.
8
Giáo dục Bài 12: Công dân với cộng đồng
10
- Hiểu được các vấn đề cấp thiết
công dân Bài 15: Công dân với một số vấn đề
của nhân loại và ý thức được sự
cấp thiết của nhân loại.
cần thiết của việc hoàn thiện bản
Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân.
thân.
2.1. Về kiến thức: Sau khi thực hiện dự án học sinh có thể:
- Biết cách thực hiện một cuộc khảo sát: cách lập kế hoạch, các phương tiện khảo sát, cách thu thập và xử lý
số liêu, cách phân tích biểu đồ, và đưa ra những nhận định, kết luận từ những số liệu thống kê được.
- Biết được những kiến thức cơ bản về thuốc trừ sâu: định nghĩa, đặc điểm, phân loại, lịch sử phát triển,

cách sử dụng, tác dụng.
- Biết được những kiến thức về môi trường tự nhiên, vai trò của việc cân bằng các yếu tố môi trường tự
nhiên và quá trình thuốc trừ sâu ngấm và môi trường và có những tác hại tới quá trình này như thế nào.
- Biết được kiến thức về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho người bị ngộ độc thuốc sâu, ảnh hưởng của việc
ngộ độc thuốc sâu tới sức khỏe con người.
- Cung cấp những cách nhận biết giúp cho người dùng thuốc trừ sâu cũng như người sử dụng các sản phẩm
nông nghiệp có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu làm thế nào để sử dụng đúng cách và ngăn ngừa ít nhất tác
hại của thuốc trừ sâu.
2.2 Về kỹ năng
Rèn luyện các kĩ năng cứng:
- Kĩ năng tìm kiếm, sử dụng có chọn lọc thông tin hỗ trợ trên sách, báo, và đặc biệt là Internet dựa vào các
công cụ tìm kiếm như Google, Bing, …
- Kĩ năng sử dụng các phần mềm soạn thảo văn bản để đánh máy cũng như sử dụng các phầm mềm:
Microsoft word, excel, powerpoint, publisher…,
- Tìm hiểu và sử dụng các phần mềm ứng dụng: photoshop tạo tờ rơi , Movie Maker, powtoon tạo video,
skype để liên lạc trực tuyển, ….
- Sử dụng thành thạo các công cụ lưu trữ, tương tác online như Google Drive, Onedrive, facebook nhóm,
facebook trang, Onenote, Docs.com…
- Sử dụng và tạo được bộ câu hỏi khảo sát online Google Docs, Excel Survey và biết sử dụng excel tạo biểu
đồ và biết cách phân tích biểu đồ.


- Sử dụng 1 số trang mạng trực tuyến: canva.com để tạo ảnh, tờ rơi, poster; youtube.com để tạo các video
trực tuyến hoặc lưu trữ, đăng tải các video mà các nhóm đã thực hiện được.
- Sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ: máy tính, Projector, các thiết bị điện tử hỗ trợ trình
chiếu…
- Nghe, nói, đọc viết tốt Tiếng anh trong quá trình thực hiện dự án, báo cáo sản phẩm cũng như lan tỏa tới
các học sinh khác.
- Tính toán dựa trên số liệu đã thu thập trong quá trình thực hiện điều tra.
Rèn luyện các kĩ năng mềm: Học sinh phát triển các kĩ năng thế kỉ 21 như:

- Kỹ năng giao tiếp: học sinh có khả năng giao tiếp tốt với nhau trong quá trình thực hiện dự án, đồng thời
có sự giao tiếp mở rộng với các học sinh, giáo viên bên ngoài nhà trường và thậm chí là các chuyên gia về
các lĩnh vực mà học sinh tìm hiểu. Đồng thời học sinh có khả năng thiết kế những sản phẩm giao tiếp cho
đối tượng cụ thể khác nhau.
- Kỹ năng cộng tác: làm việc nhóm, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ trách nhiệm và công việc chung, đặt mục
tiêu của nhóm lên trên mục tiêu của các cá nhân, biết cách chia sẻ công việc, đưa ra các quyết định về nội
dung, và có mối liên kết chặt chẽ với nhau....
- Sáng tạo và đổi mới: khả năng sáng tạo ra các sản phẩm thực tế dựa trên cơ sở về những kiến thức đã
hiểu, phân tích. Đồng thới có khả năng tiếp nhận cái mới từ quan điểm của những người khác.
- Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề: khả năng tổng hợp kiến thức từ nhiều môn học khác nhau và giải
quyết được các vấn đề mang tính thực tế,
- Kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông: biết cách sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức
và sản phẩm của học sinh được yêu cầu có sử dụng các ứng dụng CNTT.
- Kỹ năng tự điều chỉnh: biết cách lập kế hoạch cho hành động dài hạn, đồng thời có những mục tiêu học
tập cũng như các tiêu chí để dành được sự thành công. Sự điều chỉnh này cũng cần đến việc thay đổi công
việc dựa trên phản hồi.
2.3 Về thái độ
- Biết được tầm quan trọng của sự cân bằng môi trường sinh thái với đời sống con người, nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường.
- Tôn trọng bản thân, nhất là sức khỏe của mỗi người, giúp đỡ người xung quanh nếu như bị ngộ độc thuốc
sâu,
- Có ý thức giúp đỡ người dân địa phương nâng cao ý thức về việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, giúp họ
có những cách phòng tránh những sản phẩm còn dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ cuộc sống của chính bản
thân học sinh cũng như những người xung quanh và các thế hệ về sau.
3. Đối tượng dạy học/giáo dục
3.1 Đối tượng học sinh đã áp dụng dự án:
44 học sinh thuộc lớp 10A1 trường THPT Đức Hợp - Hưng Yên.
3.2. Đặc điểm của học sinh đã học theo bài học.
Trước khi thực hiện dự án:
Học sinh lớp 10A1 trường THPT Đức Hợp phần lớn học tốt các môn khoa học tự nhiên như: Toán,

lý, hóa.
+ Các kỹ năng cứng:
Khả năng về CNTT: khả năng tìm kiếm, xử lý thông tin, tìm nguồn thông tin đáng tin cậy của các
em phần lớn còn kém. Hơn thế nữa các kỹ năng trình bày trước đám đông, thực hiện bài thuyết trình hay trả
lời phản biện, lập kế hoạch của các em còn chưa được tốt. Học sinh chưa có nhiều cơ hội được trải nghiệm
các bài học hoặc các cách tiếp cận để có thể cải thiện những kỹ năng đó của bản thân.
Khả năng nói ngoại ngữ: Hầu hết các em còn xấu hổ, chưa đủ tự tin để nói trước đám đông, học tập
ngoại ngữ còn mang tính thụ động: chủ yếu là học ngữ pháp và từ vựng theo phương pháp học truyền
thống, dẫn đến khả năng nghe, nói của các em còn hạn chế.
+ Các kỹ năng mềm: kỹ năng thiết yếu của học sinh thế kỷ 21 còn nhiều hạn chế.
Đa số các học sinh chưa biết cách tự lập kế hoạch cho bản thân, hoạt động học tập còn phụ thuộc
vào sự chỉ dẫn của giáo viên. Đồng thời kỹ năng giao tiếp cũng như hợp tác của học sinh còn hạn chế do


các em chưa tham gia nhiều vào hoạt động dạy học dự án. Hơn thế nữa kỹ năng tự điều chỉnh và xây dựng
tri thức của học sinh cũng cần được bổ sung, trải nghiệm và hoàn chỉnh.
Sau khi thực hiện dự án:
+ Kĩ năng cứng được cải thiện rõ rệt. Học sinh biết sử dụng CNTT để tạo ra các bài trình chiếu hiệu quả,
tạo những video về quá trình làm việc của nhóm bằng cách sử dụng công cụ Movie Maker, sử dụng hiệu
quả các phần mềm của Microsoft để tạo các sản phẩm khác. Sử dụng các trang web để thiết kế các sản
phẩm theo yêu cầu;
+ Các kĩ năng mềm: kỹ năng cộng tác, kỹ năng xây dựng tri thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế
và sáng tạo, kỹ năng tự điều chỉnh và giao tiếp được hình thành và phát triển tốt trong quá trình thực hiện
dự án. Học sinh đã biết quan tâm tới những vấn đề đang nóng của xã hội cũng như những cách tiếp cận để
giải quyết vấn đề có hiệu quả. Và để đạt được mục tiêu mà học sinh đã đặt ra ban đầu dự án, các em đã biết
cách cộng tác, lắng nghe, và quyết đoán để có thể đưa ra những quyết định mang tính đột phá và sáng tạo.
3.3. Đối tượng học sinh có thể áp dụng/tham gia dự án:
- Học sinh các trường THPT khối lớp 10, 11, 12 ở Việt Nam: Kiến thức liên môn của dự án có thể được
thực hiện với các học sinh học khối THPT. Sách giáo khoa Tiếng Anh 10, 11, 12 được biên soạn theo chủ
đề (theme - based instruction): Unit 1, 2, 3: You and Me; Unit 4, 5, 6: Education; Unit 7,8: Community;

Unit 9,10, 11: Nature and Environment; Unit 12, 13, 14: Entertainment; Unit 15,16: People and Place.
Nên dự án có thể áp dụng rộng rãi cho cả học sinh khối 10 lẫn 11 và 12.
- Học sinh THPT trên toàn thế giới: Trong giai đoạn lan tỏa dự án, học sinh tham gia dự án có cơ hội trình
bày, chia sẻ các kiến thức các em đã xây dựng với học sinh và giáo viên trên toàn thế giới. Giáo viên Mio
Horio đến từ trường THPT Maibara Nhật Bản đã hướng dẫn học sinh thực hiện dự án về thuốc trừ sâu với
học sinh Nhật Bản dựa trên chủ dự án mà giáo viên chủ nhiệm dự án đã thực hiện.
4. Ý nghĩa của sản phẩm
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
+ Đối với bộ môn Tiếng Anh:
Việc đổi mới phương pháp dạy học với bộ môn Tiếng anh là vô cùng cần thiết. Vì ngoại ngữ là môn
học phát huy khả năng: nghe, nói, đọc viết nên những hoạt động mang tính chất thực hành như việc tham
gia vào dự án sẽ giúp học sinh chủ động tham gia hoạt động học tập, tạo môi trường để các em giao tiếp,
giúp các em cải thiện các kỹ năng mềm, sự tự tin và những kiến thức các em đã có khi tham gia dự án.
+ Đối với yêu cầu đầu ra của giáo dục mà thị trường lao động yêu cầu:
Việc áp dụng thực tiến hành dự án:"Save our lives from harmful pesticides" ở thời điểm hiện tại
hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu về đổi mới dạy học trong giai đoạn hiện nay. Xét về các năng lực
cần có của học sinh thế kỷ 21, thì dự án này đã phát triển toàn diện những kỹ năng mà học sinh cần có. Thứ
nhất là nhóm các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng
ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời. Thứ hai là nhóm kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và
hợp tác làm việc theo nhóm.
Thứ ba là nhóm kỹ năng sử dụng các công cụ làm việc như sự hiểu biết các kiến thức chung về công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT). Cuối cùng là kỹ năng sống trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức
công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội.
+ Đối với quá trình đổi mới dạy học của Bộ giáo dục và Đào tạo:
Thêm vào đó, dự án này cũng đáp ứng các yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam về đổi
mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông. Các cuộc thi như dạy học tích hợp liên môn, dạy học
hợp đồng, dạy học dự án đang được thực hiện và triển khai rộng rãi.
4.2. Ý nghĩa, vai trò giáo dục học sinh:
Dự án giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn.
Thông qua hoạt động dự án, học sinh có khả năng rèn luyện các kỹ năng cần có của học sinh thế kỷ 21,

giúp học sinh cải thiện những kỹ năng còn yếu trong trước khi tham gia dự án. Vì bản chất của dạy học dự
án là dạy học thông qua hành động nên tự ý thức của học sinh được cải thiện rất nhiều sau khi hoàn thành
dự án. Chính học sinh là người tự lập kế hoạch cho bản thân và chính các em là người biết đánh giá, phân
tích, tổng hợp những thông tin mình đã tìm kiếm và biết lắng nghe, chia sẻ và tự đưa ra quyết định của
mình. Hoạt động này giúp các em hình thành ý thức tôn trọng bản thân mình.


Ngoài ra việc tham gia vào dự án còn giúp học sinh có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, giúp
cải thiện chất lượng sống của chính các em và cộng đồng xung quanh và điều này thực sự quan trọng trong
quá trình giáo dục học sinh.
4.3 Ý nghĩa, vai trò trong thực tiễn đời sống xã hội.
Dự án giúp học sinh cải thiện kiến thức và kỹ năng mà những yêu cầu mới cho lực lượng lao động
Việt Nam hiện nay. Bộ kỹ năng mà người sử dụng lao động hiện nay yêu cầu gồm: nhận thức trong đó có
tư duy sáng tạo và phê phán, khả năng trình bày, tính toán, giải quyết vấn đề, khả năng ghi nhớ và tốc độ tư
duy; hành vi xã hội bao gồm kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, đặc điểm tính cách; và kỹ thuật
chứa các kỹ năng liên quan đến ngành nghề cụ thể.
Hơn thế nữa, với các sản phẩm của dự án là các tờ rơi, poster, bài báo, video còn giúp cho học sinh
có cơ hội nâng cao ý thức của người dân địa phương nơi mình sinh sống ý thức cao hơn về việc sử dụng
thuốc trừ sâu. Mặc dù học sinh vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng các em đã thể hiện được tiếng nói,
quan điểm của mình về các vấn đề nhức nhối của xã hội, đây cũng là cách giúp học sinh đóng góp công sức
và trách nhiệm cỉa mình vào cuộc chiến chống thực phẩm bẩn hiện nay.
Ngoài các ứng dụng thực tiễn nói trên, với việc tham gia vào website giáo dục của Microsoft, giáo
viên chủ nhiệm dự án đã thực hiện đăng ký bài giảng trực tuyến skype giúp cho học sinh tham gia dự án có
thể giao lưu với các bạn học sinh trong và ngoài nước để thực hiện những bài học skype tại
để giúp học sinh rèn luyện các kỹ
năng cần có của học sinh thế kỷ 21 cũng như là giúp cho học sinh cũng như giáo viên có cơ hội chia sẻ, học
hỏi kinh nghiệm giáo dục với các quốc gia khác. Trong ba chuyên gia giáo dục đăng ký bài học của dự án
trên diễn đàn giáo dục: Ấn Độ, Pakistan và Nhật Bản, có hai lớp học đã được thực hiện ngày 19/04/2016 và
22/04/2016. Các sản phẩm của học sinh đã được đánh giá cao và các chuyên gia giáo dục và học sinh các
quốc gia này đang thực hiện dự án tại đất nước của chính họ và có những chia sẻ bằng lớp học skype sau

khi học sinh tại các quốc gia này hoàn thành dự án.
5. Nội dung sản phẩm dự thi
5.1. Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành dự án, học sinh sẽ có khả năng:
- Biết cách thực hiện một cuộc điều tra, có kiến thức cơ bản về thuốc trừ sâu, những tác hại của thuốc trừ
sâu tới môi trường cũng như sức khỏe con người, kêu gọi các tầng lớp nhân dân tham gia cuộc chiến chống
lại thuốc trừ sâu độc hại.
- Phát triển các kỹ năng của học sinh thế kỷ 21:
+ Hợp tác (Collaboration).
+ Xây dựng tri thức (Knowledge Construction).
+ Giải quyết vấn đề thực tế và đổi mới (Real World problem solving and Innovation).
+ Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technologies)
+ Tự điều chỉnh (Self - Regulation)
+ Giao tiếp (Communication)
5.2. Nội dung sản phẩm dự thi
Dự án "Save our lives from harmful pesticides" giúp các em học sinh vào vai các nhà điều tra, nhà khoa
học, nhà bảo vệ môi trường, nhà bảo vệ sức khỏe con người và tuyên truyền viên. Hoạt động đóng vai này
giúp các em nhận thức rõ về nghề nghiệp hay nói cách khác là các kỹ năng cứng - năng lực nghề nghiệp với
từng ngành khác nhau. Đồng thời, các kỹ năng mềm - nhất là kỹ năng của học sinh thế kỷ 21 được bồi
dưỡng trong quá trình tham gia dự án. Dự án được chia thành 5 nhóm với 5 nhiệm vụ và sản phẩm của
nhóm:
NHÓM 1: - NHÀ ĐIỀU TRA: Chuyên viên của FAO tại Việt Nam (Tổ chức Nông nghiệp và Lương
thực Liên Hiệp Quốc)
Nhiệm vụ: Báo cáo tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu hiện nay của người dân địa phương và đưa ra nguyên
nhân của tình trạng này.
Sản phẩm của nhóm:
1. Bài trình bày bằng Powerpoint về kết quả khảo sát.
2. Video về quá trình thực hiện dự án và sản phẩm tìm được sau khi thực hiện khảo sát.



3. Standee giới thiệu dự án.
4. Banner về dự án.
5. Poster trình bày trong ngày báo cáo dự án.
NHÓM 2 - NHÀ KHOA HỌC: Giảng viên của trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Nhiệm vụ: Báo cáo khái quát các kiến thức khoa học về thuốc trừ sâu: Định nghĩa, đặc điểm, phân loại,
lịch sử phát triển, cách sử dụng, tác dụng.
Sản phẩm của nhóm:
1. Bài trình bày bằng Powerpoint.
2. Video về quá trình học sinh thực hiện dự án và kết quả tìm được.
3. Tờ rơi tuyên truyền cho cộng đồng.
4. Poster trình bày trong ngày báo cáo dự án.
NHÓM 3 - NHÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Đại diện Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
Nhiệm vụ: Báo cáo khái quát các ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới môi trường xung quanh, những hệ quả về
mất cân bằng sinh thái và chu trình thuốc sâu được phun mà không được hấp thụ hết.
Sản phẩm của nhóm:
1. Bài trình bày bằng Powerpoint.
2. Video về quá trình học sinh thực hiện dự án và kết quả tìm được.
3. Tờ rơi tuyên truyền cho cộng đồng.
4. Poster trình bày trong ngày báo cáo dự án.
NHÓM 4 - NHÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI: Đại diện Bộ y tế.
Nhiệm vụ: Báo cáo khái quát các ảnh hưởng của thuốc trừ sâu tới chính người phun thuốc trừ sâu và đặc
biệt là những người sử dụng các sản phẩm vẫn còn dư lượng thuốc trừ sâu.
Sản phẩm của nhóm:
1. Bài trình bày bằng Powerpoint.
2. Video về quá trình học sinh thực hiện dự án và kết quả tìm được.
3. Tờ rơi tuyên truyền cho cộng đồng.
4. Poster trình bày trong ngày báo cáo dự án.
NHÓM 5 - TUYÊN TRUYỀN VIÊN: Chuyên viên Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn.
Nhiệm vụ: Tuyên truyền những cách để nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng các hóa chất thuốc
trừ sâu độc hại, nhân rộng những cách làm hay trong việc sử dụng loại hóa chất này.

Sản phẩm của nhóm:
1. Bài trình bày báo cáo bằng Powerpoint.
2. Video về quá trình học sinh thực hiện dự án và kết quả tìm được.
3. Tờ rơi tuyên truyền cho cộng đồng.
4. Poster trình bày trong ngày báo cáo dự án.
5.3. Tiến trình thực hiện dự án
5.3.1. Trước khi thực hiện dự án
+Lý do thực hiện dự án:
Hiện nay việc lạm dụng thuốc trừ sâu là vấn đề đang thu hút dư luận nước ta. Không những các nhà
quản lý lên tiếng về việc sử dụng thuốc trừ sâu quá mức mà những người sử dụng các sản phẩm còn dư
lượng thuốc trừ sâu cũng đang lo lắng về tình hình sử dụng quá liều của loại hóa chất này. Việt Nam là
quốc gia đang phát triển và nông nghiệp chiếm 21,5% GDP cả nước ( số liệu của cục thống kê năm 2012).
Tuy nhiên để có thể phát triển một nền nông nghiệp xanh và bền vững thì cần rất nhiều nỗ lực trong việc
hạn chế sử dụng hóa chất độc hại này. Tại Hưng Yên, nơi học sinh và giáo viên thực hiện dự án này, 100%
diện tích của tỉnh là đồng bằng. Tỷ lệ tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm từ 50 - 55% dân số
tỉnh. Trường THPT Đức Hợp được đặt tại xã Đức Hợp - huyện Kim Động - tỉnh Hưng Yên. Xã Đức Hợp là
xã thuần nông thuộc đê tả sông Hồng cách Hà Nội 60 km về phía Đông Nam. Trường được bao quanh bởi
những cánh đồng lúa bát ngát và mang lại lợi nhuận về kinh tế cho người nông dân tại địa phương. Tuy
nhiên lượng thuốc trừ sâu được sử dụng trên những cánh đồng lúa này luôn luôn là nhiều hơn so với mức
quy định. Có rất nhiều buổi học học sinh trong trường phải chịu mùi thuốc trừ sâu độc hại bay vào lớp học
do số lượng người phun thuốc trừ sâu quá nhiều. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một trong những


nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư - căn bệnh Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới trong nhóm các nước có
khả năng mắc cao trên thế giới là do thực phẩm bẩn, trong đó có việc dư lượng thuốc trừ sâu còn tồn tại
trong các sản phẩm nông nghiệp.
+ Lợi ích của thực hiện dự án:
Dạy học dự án là phương pháp dạy học tích cực và tiên tiến nhất trên thế giới. Hoạt động này giúp học sinh
tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học. Học sinh có trách nhiệm hơn với bản thân vì chính bản thân
các em là người lập kế hoạch cho chính mình và nhóm dự án. Dạy học dự án đồng thời phát triển được các

kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, giúp cho học sinh có cơ hội trải nghiệm, hoàn thiện cũng như đánh giá
được những tiến bộ, và những nỗ lực mình cần hoàn thiện cho quá trình giáo dục sau này.
Khi tham gia hoạt động dạy học dự án, giáo viên cần là người định hướng quá trình tìm hiểu học tập cho
học sinh, giúp các em các vấn đề về nội dung kiến thức: có thể liên hệ với các chuyên gia về các lĩnh vực
mà học sinh tìm hiểu để có những kiến thức chuyên biệt. Đồng thời giáo viên có thể gợi ý cho các em
những bài giảng trực tuyến giúp các em tự học và không bị bỡ ngỡ khi tham gia vào giai đoạn 2: thực hiện
dự án.
5.3.2. Trong khi thực hiện dự án
- Tuần lễ chuẩn bị trước Dự án:
+ Giới thiệu phương pháp dạy học dự án.
+ Cung cấp cho học sinh những kỹ năng, chiến lược khi tham gia dự án; gửi bài tập nhỏ: thiết kế sway giới
thiệu bản thân, đăng ký tài khoản onenote, onedrive giúp làm quen với các công cụ thường xuyên được sử
dụng trong dự án.
+ Thực hiện những khảo sát về khả năng sử dụng CNTT, khảo sát về nhu cầu tham gia dự án trên nhóm dự
án.
+ Kế hoạch hoạt động của dự án trên sway.
+ Học sinh đọc kĩ bản phân vai, phân nhóm, làm khảo sát chọn nhóm. Các công cụ thực hiện khảo sát
nhằm giúp giáo viên có những hiểu biết cơ bản về sở thích, khả năng, nhu cầu của người học để có những
phân chia cụ thể trong nhóm giúp cho các thành viên trong nhóm có thể hoạt động theo đúng năng lực và
nhu cầu của mình.
- 3 tuần chính thực hiện dự án
Tuần xây dựng kiến thức:
Các nhóm bắt đầu làm việc với các nhiệm vụ đã được phân vai. Giáo viên chủ nhiệm dự án giao
quyền cho nhóm trưởng thực hiện các hoạt động chia nhỏ vai cho các thành viên trong nhóm. Giáo viên
họp nhóm với các nhóm trưởng, chia sẻ hoạt động với các nhóm gặp vấn đề khó khăn. Hoạt động nhóm cần
được dựa trên nguyên tắc: tôn trọng, chia sẻ và lắng nghe.
Sau khi lập kế hoạch, các nhóm dựa vào bộ câu hỏi định hướng mà giáo viên hướng dẫn kiến tạo
những kiến thức cần thiết cho quá trình xây dựng tri thức. Giáo viên có thể giúp học sinh liên hệ với những
địa chỉ mà học sinh đóng vai: liên hệ với PGS Nguyễn Văn Viên - khoa Nông học - học viện Nông Nghiệp
Việt Nam; Bác sĩ Cao Văn Thạnh, khoa chống độc và hồi sức tích cực bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, .....

Hoạt động xây dựng kiến thức của nhóm cần được thể hiện bằng cách các thành viên trong nhóm sử
dụng kỹ năng tư duy 6 chiếc mũ tư duy. Học sinh trong nhóm cùng nhau xây dựng kiến thức chung sau đó
dựa vào khả năng của từng học sinh, các thành viên trong nhóm sẽ tạo ra các sản phẩm dựa vào kiến thức
đã hình thành được.
Tuần sáng tạo ra các sản phẩm:
Giáo viên là người hướng dẫ, hỗ trợ, học sinh theo kế hoạch mà học sinh đã lập khi trong tuần lập
xây dựng tri thức. Giáo viên sẽ chia sẻ hoạt động công việc và tiến độ làm việc của nhóm dự án thông quá
nhóm facebook dự án/ tham gia các nhóm nhỏ facebook của dự án/ tham gia page facebook của nhóm nhỏ
dự án. Vì điều kiện của học sinh vẫn còn nhiều khó khăn nên chiều thứ 5 và thứ 7 hàng tuần, các nhóm sẽ
tập trung tại lớp học để thực hiện các sản phẩm yêu cầu.
Giáo viên nhận xét các sản phẩm của các nhóm, có những điều chỉnh sao cho phù hợp với bộ câu
hỏi định hướng và vẫn giúp học sinh thể hiện tính sáng tạo trong từng sản phẩm của mình. Giáo viên theo
dõi thời gian thực hiện dự án theo đăng ký lúc đầu tham gia dự án. Giáo viên sử dụng các công cụ đánh giá
sản phẩm và đánh giá quá trình thực hiện dự án để giúp học sinh điều chỉnh, tham gia tích cực vào dự án.


- Tuần lễ báo cáo dự án
Học sinh tích cực chuẩn bị bài thuyết trình, các học sinh trong nhóm giúp bạn thuyết trình có những thay
đổi phù hợp với vai trình bày. Sử dụng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình để có những thay đổi phù hợp.
Trong ngày báo cáo dự án, nhóm báo cáo sẽ được xếp hạng vào trao giải cho 3 nhóm có điểm cao nhất (xin
hỗ trợ từ nhà trường).
Học sinh báo cáo tại lớp. GV và các nhóm còn lại cho điểm dựa các tiêu chí và kiểm mục. Giáo viên tiếp
tục hướng dẫn các nhóm tập thuyết trình và báo cáo vào ngày hội thảo dưới hình thức thi có xếp hạng và
phát thưởng cho 3 nhóm điểm cao nhất.
Điểm của mỗi nhóm được chấm theo thang điểm của sản phẩm tạo ra cũng như các kỹ năng đã hình thành
và phát triển trong quá trình thực hiện dự án. Điểm của cá nhân được thực hiện dựa trên đánh giá của nhóm
trưởng và các thành viên trong nhóm đồng thời sự đánh giá quá trình của giáo viên.
5.3.3. Sau khi thực hiện dự án
Thực hiện lan tỏa các sản phẩm học sinh đã thực hiện được sau khi hoàn thành dự án, giúp nâng cao ý thức
của người dân về thuốc trừ sâu, đồng thời có tạo ra môi trường học tập giúp học sinh tự tin thể hiện sự quan

tâm của mình về thuốc trừ sâu, kết hợp với các giáo viên trong nước và nước ngoài tham gia lan tỏa dự án.
Kế hoạch lan tỏa được thực hiện theo 2 hướng:
- Một là lan tỏa trực tiếp tới học sinh và người dân địa phương dưới các hình thức khác nhau: tuyên truyền
trực tiếp, hội thảo, tuyên truyền qua hệ thống loa của địa phương.....
- Hai là sử dụng công nghệ thông tin giúp kết nối học sinh và giáo viên tham gia dự án với học sinh và giáo
viên có thể tham gia dự án để lan tỏa, chia sẻ và cũng là cách để học tập.
5.4. Thời gian dự kiến:
Dự án được thực hiện trong 5 tuần :
Tuần
Nội dung
Tuần 1:
giáo viên chủ nhiệm dự án khảo sát, tập huấn CNTT cho học sinh, phân vai theo nhu
cầu.
Tuần 2:
Lập kế hoạch, xây dựng tri thức dựa trên các kế hoạch và mục tiêu ban đầu.
Tuần 3 - 4:
các nhóm tiến hành xử lý thông tin từ các cuộc khảo sát, làm powerpoint, làm poster,
banner, tờ rơi…
Tuần 5:
Hội thảo báo cáo và tổng kết dự án với thời gian là 3 tiết.
6. Kết quả đạt được
Sản phẩm đầy đủ của các nhóm được lưu tại onedrive, docs.:
Sản phẩm quảng bá của học sinh được thể hiện tại địa chỉ và lan tỏa trên trang facebook tại địa chỉ.
Dưới đây là một số sản phẩm của các nhóm
Nhóm 1:

Nhóm 2:
Lưu trữ các sản phẩm của nhóm dự án trên Docs.com



Nhóm 3:

Nhóm 4:


Nhóm 5:



×