Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIỂU LUẬN vấn đề CHUYÊN CHÍNH vô sản TRONG tác PHẨM CÁCH MẠNG vô sản và tên PHẢN bội CAUXKY của lê NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.25 KB, 15 trang )

VẤN ĐỀ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN TRONG TÁC PHẨM
“CÁCH MẠNG VÔ SẢN VÀ TÊN PHẢN BỘI CAUSKY”
Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Tác phẩm: “Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky”, được Lênin
viết vào cuối năm 1918, khi cách mạng Tháng Mười giành thắng lợi và chính
quyền Xô viết đứng vững vừa được một năm, nhưng đang trong sự thử thách
lớn. Nước Nga vừa ra khỏi chiến tranh thế giới lần thứ nhất với hậu quả để lại
hết sức nặng nề, trong khi đó 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động
trong nước bao vây chống phá, nhằm bóp chết chính quyền Xôviết còn non
trẻ. Tuy nhiên thời kỳ này, do sự lớn mạnh, trưởng thành của phong trào công
nhân trong từng nước, do ảnh hưởng to lớn của cách mạng Tháng Mười, các
Đảng cộng sản được thành lập ở hàng loạt nước. Riêng năm 1918 các Đảng
cộng sản được thành lập ở một loạt nước như: Ba Lan, Hy Lạp, Hà Lan...
Trên phạm vi thế giới, đây là thời kỳ diễn ra một quá trình có ý nghĩa lịch sử
to lớn: quá trình chuẩn bị đi tới thành lập một tổ chức quốc tế mới của giai
cấp công nhân - quốc tế cộng sản - thay cho quốc tế II đã phá sản. Nét nổi bật
khác của thời kỳ này là song song với phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân và quần chúng lao động ở các nước tư bản, phong trào đấu tranh của
nhân dân lao động ở các nước thuộc địa và phụ thuộc cũng lên cao. Trước
tình hình đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động càng ngày càng tăng
cường đối phó bằng những thủ đoạn hết sức nham hiểm; mà kẻ giúp ích đắc
lực cho chúng là chủ nghĩa cơ hội xét lại. Một trong những phần tử cơ hội
nguy hiểm nhất và là một trong những lãnh tụ của quốc tế II, cũng là một
trong những lãnh tụ của Đảng xã hội dân chủ Đức, đó là là Causky. Trong
chiến tranh thế giới thứ nhất, do không vững vàng về lập trường, do bị chi
phối bởi những trào lưu tư tưởng phi vô sản, Causky dần dần xa rời chủ nghĩa

1


Mác đã chạy sang mặt trận của kẻ thù, công khai chống lại chủ nghĩa Mác.


Đặc biệt thông qua nhiều bài viết mà tiêu biểu là cuốn “Bàn về chuyên chính
vô sản”, Causky đã xuyên tạc học thuyết Mác - Lênin trên nhiều vấn đề, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, niềm tin của một bộ phận công nhân và
quần chúng lao động... Để nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của giai cấp
công nhân và giáng một đòn chí mạng vào chủ nghĩa cơ hội, xét lại mà
Causky là đại biểu, đồng thời làm rõ bản chất cách mạng và khoa học của chủ
nghĩa Mác, Lênin đã viết tác phẩm: “Cách mạng vô sản và tên phản bội
Causky”. Tác phẩm viết hai lần, lần thứ nhất xuất bản vào tháng 10/1918 lần
thứ 2 xuất bản vào tháng 11/1918.
Tác phẩm: “Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky”, được Lênin
viết dưới dạng bút chiến; thông qua đấu tranh lý luận vạch trần những luận
điệu xuyên tạc, sai trái của Causky, Lênin đã luận giải làm rõ nhiều vấn đề về
nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, như: về bạo lực cách mạng, về dân
chủ vô sản và dân chủ tư sản, về liên minh công – nông, về chiến tranh và chủ
nghĩa đế quốc... Đặc biệt Lênin đã làm rõ vấn đề chuyên chính vô sản cả về
tính tất yếu, vị trí, nhiệm vụ, hình thức của chuyên chính vô sản cũng như mối
quan hệ giữa chuyên chính vô sản và dân chủ vô sản.
Chuyên chính vô sản: “Là sự thống trị về chính trị của giai cấp vô
sản”1, hay: “Là một chính quyền do giai cấp vô sản giành được và duy trì
bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản, chính quyền không bị một luật pháp nào
hạn chế cả”2. Có thể nói, chuyên chính vô sản là một vấn đề cực kỳ quan
trọng trong hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, nó chỉ ra rằng giai cấp
công nhân sẽ không thể tiêu diệt được kẻ thù của mình, sẽ không cải tạo được
xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới nếu không giành được chính
1
2

Lênin, Toàn tập, Tập 33, Nxb TB. M, 1976, tr.33.
Sđd, Tập 37, Nxb TB. M, 1977, tr297.


2


quyền, thiết lập được chuyên chính vô sản. Trong tác phẩm: “Cách mạng vô
sản và tên phản bội Causky”, Lênin chỉ rõ: “Chuyên chính vô sản, đó là vấn
đề có ý nghĩa trọng đại nhất đối với tất cả các nước... Người ta có thể nói
không quá đáng rằng, chính nó là vấn đề chủ yếu của toàn bộ cuộc đấu tranh
giai cấp của giai cấp vô sản”1. Thậm chí trước đó, trong tác phẩm: “Nhà
nước và cách mạng”, Lênin còn cho rằng, chuyên chính vô sản là hòn đá thử
vàng để phân biệt những người Mác xít và những kẻ giả danh Mác xít. Người
viết: “Chỉ người nào mở rộng việc thừa nhận đấu tranh giai cấp đến mức
thừa nhận chuyên chính vô sản thì mới là người Mác xít... Chính phải dùng
viên đá thử vàng ấy mà thử thách sự hiểu biết thực sự và thừa nhận thực sự
chủ nghĩa Mác”2. Từ quan niệm như vậy, Lênin đã vạch rõ sai lầm của
Causky, khi ông ta phủ nhận chuyên chính vô sản, phủ nhận việc dùng bạo
lực để trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột sau khi giai cấp công nhân
đã nắm chính quyền. Causky cho rằng dùng bạo lực là xoá bỏ dân chủ, là rơi
vào những biện pháp cực đoan. Vả lại khi giai cấp công nhân và quần chúng
lao động đã trở thành đa số thì nói đến sử dụng bạo lực là vô lý, là thừa. Tất
cả những lập luận xét lại đó chỉ nhằm đi tới phủ nhận sự cần thiết phải dùng
bạo lực để đập tan nhà nước tư sản và thiết lập chuyên chính vô sản. Ở đây
hiện ra ranh giới rõ rệt giữa bọn cơ hội và những người mác xít: bọn cơ hội có
thể thừa nhận đấu tranh giai cấp, nhưng với điều kiện là không động đến bộ
máy nhà nước vốn là công cụ thống trị của giai cấp tư sản. Còn đối với người
mác xít thì đấu tranh giai cấp phải dẫn đến việc đập tan nhà nước tư sản,
giành chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản.
Phê phán quan điểm sai trái của Cauxky Lênin đã chỉ rõ tính tất yếu
của chuyên chính vô sản. Thực tiễn cho thấy giai cấp tư sản vốn có cả bộ máy
1
2


Sđd, tr. 290 – 291
Sđd, Tập 33, 1976, tr. 42.

3


bạo lực trong tay và chính nhờ bạo lực ấy chúng giành được chính quyền từ
tay phong kiến và duy trì được địa vị thống trị của chúng trước áp lực đấu
tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân và quần chúng lao động.
Giai cấp tư sản chiếm thiểu số trong xã hội chỉ có thể tồn tại ở địa vị thống trị
nhờ có bạo lực. Do đó giai cấp công nhân phải dùng bạo lực cách mạng để
đập tan bạo lực phản cách mạng của giai cấp tư sản, để giành chính quyền.
Lênin đã viết: “Cách mạng vô sản không thể thành công được, nếu không
phá hủy bằng bạo lực bộ máy nhà nước tư sản”1. Sau khi đã giành được
chính quyền, việc thiết lập chuyên chính vô sản là tất yếu khách quan. Bởi vì
theo Lênin, tuy giai cấp công nhân đã giành được chính quyền, nhưng cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân chưa giành được thắng lợi hoàn toàn, còn
phải trải qua một thời kỳ đặc biệt - thời kỳ quá độ - để chiến thắng hoàn toàn
kẻ thù, để xây dựng sơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho chủ nghĩa cộng sản.
Vì vậy trong thời kỳ này, giai cấp tư sản vẫn còn lực lượng, còn cơ sở kinh tế,
còn các mối liên hệ giai cấp với bên ngoài và hệ tưởng tư sản ăn sâu bám rễ
trong một bộ phận nhân dân, không dễ gì đã xóa bỏ ngay được. Lênin viết:
“Một thời gian lâu sau cách mạng, bọn bóc lột nhất định vẫn còn giữ được
nhiều ưu thế thực sự và lớn lao, chúng còn có tiền bạc, còn có một số động
sản nào đó, thường là to lớn; chúng còn có những mối liên hệ, những kinh
nghiệm về tổ chức và quản lý, còn có sự hiểu biết về tất cả mọi bí quyết quản
lý...”2. Chính vì thế mà chúng sẵn sàng móc nối với nhau, sẵn sàng trỗi dậy
để giành lại thiên đường đã mất, cho nên theo Lênin: “Bước quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là cả một thời kỳ lịch sử. Chừng nào mà

thời kỳ đó chưa chấm dứt, thì bọn bóc lột nhất định vẫn còn nuôi hy vọng
phục hồi, và hy vọng này sẽ biến thành những mưu đồ phục hồi” 3. Từ những
Sđd, Tập 37, Nxb TB,M. 1977, tr. 298.
Sđd, tr. 319.
3 Sđd, tr. 320.
1
2

4


lý do đó, có thể khẳng định, sau khi giành được chính quyền, giai cấp công
nhân không được lơ là, mất cảnh giác, mà vẫn phải triệt để sử dụng bạo lực
trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ quyền thống trị của giai cấp công nhân
đối với toàn xã hội, thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Do đó
nhiệm vụ chủ yếu của chuyên chính vô sản chính là thủ tiêu giai cấp tư sản,
xóa bỏ nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước vô sản; xoá bỏ quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa – cơ sở kinh tế cho sự tồn tại của giai cấp tư sản và tồn tại
của chế độ áp bức bóc lột, xây dựng chế độ công hữu; xóa bỏ hệ tư tưởng của
giai cấp tư sản và mọi tàn tích của xã hội cũ, thực hiện xây dựng xã hội mới –
xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.
Như vậy theo Lênin, chuyên chính vô sản là tất yếu khách quan song
Lênin cũng chỉ rõ, chuyên chính vô sản chỉ có một, nhưng hình thức của
chuyên chính thì hết sức đa dạng. Trước hết Lênin điểm lại lịch sử và khẳng
định Công xã Pa-ri là hình thức đầu tiên của chuyên chính vô sản mà công
nhân Pa-ri đã sáng tạo ra; tiếp đến là chính quyền Xô-viết và theo Lênin, lịch
sử sẽ còn sáng tạo ra những hình thức khác phù hợp với từng điều kiện lịch sử
cụ thể, phù hợp với từng quốc gia, dân tộc. Đối với chính quyền Xô-viết, theo
Lênin, đây là hình thức chưa từng có trong lịch sử, mà bản chất của nó chính
là chính quyền của giai cấp những người bị bóc lột. Theo Lênin, chính quyền

Xô-viết có thể: “Tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người lao động và bị
bóc lột dễ dàng đoàn kết xung quanh đội tiền phong của họ là giai cấp vô
sản”1 và: “Chính quyền Xô-viết, cái hình thức đó của chuyên chính vô sản,
còn dân chủ hơn gấp triệu lần so với nước dân chủ nhất trong các nước cộng
hoà tư sản”2. Chính vì vậy mà chính quyền Xô-viết có đầy đủ chức năng của
chuyên chính vô sản, do đó nó có khả năng đập tan chính quyền bóc lột; có
1
2

Sđd, tr. 312.
Sđd, tr. 314.

5


khả năng quản lý, tổ chức xây dựng thành công xã hội mới; đặc biệt Xô viết
còn tạo điều kiện thuận lợi cho những người lao động có khả năng tự mình tổ
chức và quản lý nhà nước bằng nhiều cách.
Trong tác phẩm: “Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky”, Lênin
không chỉ luận chứng, làm rõ, vị trí, tính tất yếu, nhiệm vụ và hình thức của
chuyên chính vô sản mà ông còn, làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa
chuyên chính với dân chủ. Đây cũng là nội dung mà Causky đã có những
quan niệm sai lầm đáng tiếc. Trái với quan niệm của Causky, Lênin khẳng
dịnh dân chủ vô sản và chuyên chính vô sản không mâu thuẫn với nhau mà
là hai mặt của vấn đề, luôn có quan hệ biện chứng, không tách rời nhau;
trong đó chuyên chính là cơ sở để mở rộng dân chủ và chuyên chính càng
triệt để, thì dân chủ càng được mở rộng, ngược lại dân chủ là điều kiện để
thực hiện chuyên chính, dân chủ càng rộng rãi bao nhiêu thì chuyên chính
càng triệt để bấy nhiêu.
Bàn về vấn đề dân chủ, Causky đưa ra cái gọi là “dân chủ thuần tuý”

thực chất nhằm ca ngợi, tô son trát phấn cho nền dân chủ tư sản, phủ phục
trước nền dân chủ ấy, cho rằng nó là nền dân chủ cho mọi giai cấp, nó tồn tại
vĩnh viễn và ngày càng hoàn thiện. Phê phán luận điệu nguy hiểm trên đây
của Causky, Lênin chỉ rõ: khi vấn đề chính quyền đã được đặt ra như một
mục tiêu trước mắt, thì có nghĩa là đã đặt cho giai cấp vô sản vấn đề lựa chọn
giữa nền dân chủ tư sản và chuyên chính vô sản. Theo Lênin: “Vấn đề chuyên
chính vô sản là vấn đề thái độ của nhà nước vô sản đối với nhà nước tư sản,
của chế độ dân chủ vô sản đối với chế độ dân chủ tư sản” 1. Còn cái gọi là:
“Dân chủ thuần tuý” là một quan niệm phản khoa học, dân chủ bao giờ cũng
là một hình thái nhà nước và khi nó đạt tới mức thuần tuý thì nó sẽ tiêu vong.
1

Sđd, tr. 291.

6


“Dân chủ thuần tuý” là quan niệm phi giai cấp vì nó không chỉ rõ dân chủ
cho giai cấp nào. Theo Lênin, dân chủ bao giờ cũng mang tính giai cấp,
Người viết: “Chừng nào mà còn những giai cấp khác nhau thì không thể nói
đến dân chủ thuần tuý được mà chỉ có thể nói đến dân chủ có tính giai cấp” 1.
Chính vì vậy mà Lênin cho rằng: “chế độ dân chủ thuần tuý” chẳng qua chỉ
là câu nói giả dối của một kẻ thuộc phái tự do tìm cách lừa bịp công nhân mà
thôi; vì vậy Người kết luận: “Người theo phái tự do thì chỉ nói đến dân chủ
nói chung, còn người Mác xít thì không bao giờ lại quên không hỏi: dân chủ
cho giai cấp nào”2.
Đối với dân chủ tư sản, theo Lênin đó 1à một bước tiến bộ lớn, so
với chế độ phong kiến. Nhưng dân chủ tư sản chỉ là dân chủ hạn chế, dân
chủ hình thức vì nó chỉ dân chủ cho bọn giàu có và gạt bỏ quần chúng ra
khỏi những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Nó tuyên bố quyền tự

do dân chủ nhưng không những không có điều kiện để thực hiện quyền tự do
dân chủ ấy; ngược lại nó còn đặt ra đủ thứ luật lệ để ngăn cản quần chúng
thực hiện nền dân chủ ấy. Những người lao động chỉ được tự do bề ngoài,
thực sự họ bị cột chặt vào quan hệ chủ thợ, quan hệ bóc lột và bị bóc lột
bằng hàng ngàn sợi dây vô hình. Về vấn đề này Lênin viết: “Chế độ dân chủ
tư sản, tuy là một tiến bộ lịch sử vĩ đại so với thời trung cổ, song trước sau
nó vẫn là một chế độ dân chủ chật hẹp, bị cắt xén, giả hiệu, giả dối; một
thiên đường cho bọn giàu có, một cái cạm bẫy và là một cái mồi giả dối đối
với những người bị bóc lột, đối với những người nghèo” 3. Trái lại: “Chế độ
dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn
gấp triệu lần”4, vì nó được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu, nó bảo vệ
Sđd, tr. 304.
Sđd, tr. 295.
3 Sđd, tr. 305.
4 Sđd, tr. 312.
1
2

7


quyền lợi của quảng đại quần chúng bị bóc lột, quảng đại quần chúng lao
động, từng bước xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột và nó càng hoàn thiện bao nhiêu
thì càng được mở rộng bấy nhiêu.
Tuy vậy theo Lênin, những người mác xít cần phải biết lợi dụng nền
dân chủ tư sản để đấu tranh, biết nêu ra những khẩu hiệu dân chủ phản ánh
nguyện vọng bức thiết của quần chúng; biết lợi dụng những thiết chế dân chủ
do giai cấp tư sản tạo ra mà thâm nhập vào quần chúng, lôi cuốn họ xung
quanh ngọn cờ của mình, cô lập giai cấp tư sản và đấu tranh chống những ảnh
hưởng của chủ nghĩa cơ hội xét lại; đồng thời thông qua cuộc đấu tranh cho

dân chủ mà tập dượt quần chúng, nâng họ lên trình độ giác ngộ xã hội chủ
nghĩa. Nhưng cần thấy rõ sự hạn chế của dân chủ tư sản mà không bao giờ tự
giam hãm mình trong nền dân chủ đó, mà phải biết tổ chức cuộc đấu tranh thủ
tiêu nó, xây dựng một nền dân chủ khác về chất với dân chủ tư sản.
Như vậy có thể nói rằng: Tác phẩm “Cách mạng vô sản và tên phản
bội Causky” của Lênin là tác phẩm nổi tiếng mang tính Đảng, tính khoa học
và tính chiến đấu, thể hiện sự đóng góp to lớn của Lênin trong việc phát triển
kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác. Thông qua tác phẩm, Lênin; đã khái quát
kinh nghiệm của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại và
những kinh nghiệm của một năm đầu tiên của Chính quyền Xô viết dưới sự
lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích. Những luận điểm về chủ nghĩa xã hội khoa
học nói chung về chuyên chính vô sản nói riêng trong tác phẩm trở thành một
bộ phận khăng khít của lý luận mác xít về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nó là
vũ khí lý luận của những người Mác xít - Lênin nít trong cuộc đấu tranh tư
tưởng hiện nay, là chìa khoá để hiểu bản chất cách mạng, khoa học của những
nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung và về chuyên chính vô

8


sản nói riêng; đồng thời cũmg là cơ sở khoa học để chúng ta hiểu thực chất
những luận điệu xuyên tạc, sai trái hiện nay của kẻ thù đối với cách mạng.
Tác phẩm phẩm: “Cách mạng vô sản và tên phản bội Causky” ra đời
không chỉ giáng một đòn chí mạng vào những kẻ cơ hội xét lại mà đứng đầu
là Causky, góp phần nâng cao nhận thức, thống nhất tư tưởng cho quần
chúng, tập hợp quần chúng xung quanh ngọn cờ của giai cấp công nhân Nga,
trong cuộc đấu tranh cách mạng; mà còn đóng một vai trò to lớn trong lịch sử
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung. Những luận điểm trong
tác phẩm đã giúp cho các Đảng cộng sản và những người cộng sản những lời
chỉ giáo có tính phương pháp luận đối với việc tiếp thu một cách sáng tạo

kinh nghiệm của cuộc cách mạng trước để làm giàu cho thực tiễn đấu tranh
cách mạng hiện nay, cũng như bài học quý giá trong cuộc đấu tranh tư tưởng,
lý luận, đập lại những luận điệu xuyên tạc, phả động của kẻ thù.
Sau Lênin, trước đòi hỏi của sự phát triển của thực tiễn cách mạng, tư
tưởng về chuyên chính vô sản tiếp tục được các Đảng cộng sản bảo vệ và phát
triển. Việc các Đảng cộng sản làm rõ khái niệm chuyên chính vô sản là sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng cộng sản đối với toàn
xã hội, cũng như việc mở rộng các hình thức chuyên chính vô sản như:
chuyên chính công nông, nhà nước dân chủ nhân dân, đưa ra các bước quá độ
để chuyển từ chuyên chính công nông lên chuyên chính vô sản, đã nói lên sự
đóng góp của các Đảng cộng sản để phát triển về tư tưởng chuyên chính vô
sản trong thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội trên toàn thế giới.
Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã trung
thành và vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng chuyên chính vô sản trong sự
nghiệp cách mạng. Ngay từ những năm 1930, trong “Chánh cương sách lược

9


vắn tắt” và “Luận cương chính trị” tháng 10 năm 1930, Hồ chí Minh và
Đảng ta chỉ rõ: Con đường cách mạng Việt Nam là phải tiến hành cách mạng
tư sản dân quyền đánh đuổi đế quốc phong kiến, giành độc lập dân tộc và
người cày có ruộng, sau đó tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, ngay
trong đường lối này đã thể hiện rõ vấn đề chuyên chính vô sản. Bởi vì, thực
chất của giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà giai cấp công nhân và nhân dân
lao động phải đập tan chính quyền thuộc địa, đánh đuổi thực dân, xoá bỏ chế
độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, giành lấy chính quyền và dùng chính
quyền đó để chuyển sang giai đoạn hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thực tế, với thắng lợi của cách mạng tháng

Tám năm 1945, chúng ta đánh đổ ách thống trị của phát xít, thực dân phong
kiến giành chính quyền lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà
nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sau năm 1954, đế quốc Mỹ
can thiệp vào nước ta gây ra sự chia cắt giữa hai miền Nam-Bắc, Đảng ta
quyết định chuyển nền chuyên chính công nông sang làm nhiệm vụ chuyên
chính vô sản, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền nam. Sau năm
1975, đất nước thống nhất, Đảng ta tuyên bố đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa
xã hội. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng(1976), Đảng ta quan
niệm: chuyên chính vô sản là quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động
mà nòng cốt là liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,
thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp
CNH,HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng ta xác định tiến hành xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; mở
rộng dân chủ, giữ vững kỷ cương, tăng cường pháp chế, tạo điều kiện cho

10


nhõn dõn tham gia ngy cng ụng o vo b mỏy chớnh quyn nh nc,
giỏm sỏt mi hot ng ca nh nc. Trong cụng cuc i mi hin nay,
quỏ trỡnh i mi h thng chớnh tr, chỳng ta khụng dựng cm t chuyờn
chớnh vụ sn trỏnh hiu lm cho cỏn b, nhõn dõn nh s xuyờn tc ca
k thự, nhng thc cht chuyờn chớnh vụ sn v H thng chớnh tr xó
hi ch ngha nc ta ch l mt. ú l s lónh o tuyt i ca ng
vi ton xó hi, l quyn lm ch, quyn lc nh nc thuc v nhõn dõn, l
vai trũ qun lý, xõy dng t nc ca nh nc xó hi ch ngha, l s
chuyờn chớnh ca giai cp cụng nhõn, nhõn dõn lao ng vi cỏc th lc thự
ch, chng i, cn tr cụng cuc xõy dng ch ngha xó hi v bo v t

quc xó hi ch ngha nc ta. Thc cht quỏ trỡnh xõy dng v xõy dng
nh nc phỏp quyn Vit Nam xó hi ch ngha l thc hin chuyờn chớnh
ca giai cp cụng nhõn nhm gi vng c lp dõn tc xõy dng thnh cụng
ch ngha xó hi, thc hiờn mc tiờu dõn giu nc mnh, xó hi cụng bng,
dõn ch, vn minh. nc ta, chuyờn chớnh khụng i lp vi dõn ch m
gn bú hu c vi dõn ch, chuyờn chớnh khụng ch l bo lc trn ỏp k thự
chng phỏ cụng cuc xõy dng ch ngha xó hi, m vn ch yu v
quyt nh l xõy dng thnh cụng ch mi - xó hi ch ngha. Qua thc
t hn 20 nm i mi nn chuyờn chớnh nc ta ó phỏt huy c tỡnh u
vit ca nú, luụn lm trũn chc nng, nhim v, gúp phn vo thng li ca
cỏch mng Vit Nam hin nay. ỏnh giỏ kt qu 20 nm tin hnh i mi
ng ta khng nh: vic xõy dng nh nc phỏp quyn xó hi ch ngha
tin b trờn c ba lnh vc lp phỏp, hnh phỏp v t phỏp. Sc mnh khi
i on kt dõn tc c phỏt huy1.

1

Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứX, NxbCTQG, H2006, tr60

11


Tiếp cận với hệ thống lý luận về chuyên chính vô sản của chủ nghĩa
Mác-Lênin, chúng ta càng thấy rõ tính cách mạng, khoa học của nó. Vấn đề
chuyên chính vô sản không phải do C.Mác, Ph.Ăngghen hay VI.Lênin đưa
ra mang tình áp đặt chủ quan, vô nguyên tắc, mà nó là kết quả của quá trình
nhận thức và thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ của giai cấp
công nhân chống giai cấp tư sản để thực hiện mục tiêu, lý tưởng cộng sản
chủ nghĩa của mình. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải đấu tranh với những
quan điểm sai trái để bảo vệ lý luận chuyên chính vô sản của chủ nghĩa MácLênin. Bởi vì vấn đề này đang là tâm điểm chống phá của các thế lực thù

địch, những phần tử cơ hội, xét lại cũng lợi dụng sự khủng hoảng sụp đổ của
hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên – Xô và Đông Âu, để công kích, xuyên tạc,
vu khống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phủ nhận bản chất chuyên chính vô
sản. Ở nước ta hiện nay, để đập tan các quan điểm sai trái của kẻ thù, giữ
vững và tăng cường bản chất của chuyên chính vô sản, cần thực hiện một số
giải pháp sau:
Thứ nhất: làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ,
nhân dân về chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung và lý luận về chuyên chính
vô sản, dân chủ vô sản nói riêng.
Thứ hai: Đấu tranh chống mọi âm mưu của kẻ thù nhằm phủ nhận con
đường cách mạng Việt Nam, phủ nhận thành quả cách mạng và lý luận chủ
nghĩa khoa học nói chung vấn đề chuyên chính vô sản nói riêng.
Thứ ba: Thực hiện dân chủ thực sự trong mọi mặt đời sống xã hội đi
đôi với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, gắn với nâng cao kỷ
cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

12


Thứ tư: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, tích cực chống tham
nhũng, đổi mới cơ chế lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và các tổ chức chính
trị xã hội.
Tóm lại, tư tưởng về chuyên chính vô sản là một trong những nội
dung cực kỳ quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học, nó chỉ ra cho giai cấp
công nhân nhất thiết phải giành lấy chính quyền, thiết lập chuyên chính vô
sản để thực hiện cải tạo xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới – xã hội
cộng sản chủ nghĩa. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp,
đấu tranh dân tộc đang diễn ra hết sức phức tạp; sự áp đặt cường quyền của
các thế lực hiếu chiến, phản động đứng đầu là đế quốc Mỹ vẫn đang đe doạ
nền hoà bình và an ninh thế giới, đe doạ sự ổn định về chính trị và xu hướng

phát triển của mỗi nước, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Nước
ta trong sự nghiệp đổi mới, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, kẻ thù trong và ngoài
nước cấu kết chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta, âm mưu làm biến
chất Nhà nước cách mạng của ta, tách dời nhà nước ra ngoài sự lãnh đạo của
Đảng, đưa nước ta đi chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng
ta phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đẩy mạnh công cuộc cải
cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân và vì dân; phát huy dân chủ tăng cường kỷ cương, pháp chế, giữ vững và
phát huy bản chất chuyên chính vô sản, bản chất ưu việt của nhà nước xã hội
chủ nghĩa.
Quân đội ta là công cụ bạo lực sắc bén của chuyên chính vô sản và là
một lực lượng chính trị đặc biệt, giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó, trước hết quân đội
phải xác định rõ các chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là chức năng sẵn
sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi mọi kẻ thù. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm

13


vụ đó, cần tập trung xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng chính
quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại, trong đó lấy xây dựng vững mạnh về
chính trị làm cơ sở để nâng cao sức chiến đấu của quân đội. Phải thường
xuyên mài sắc ý chí chiến đấu, ý thức cảnh giác cách mạng, nâng cao chất
lượng huấn luyện, trình độ kỹ chiến thuật, kịp thời đập tan mọi âm mưu hành
động xâm lược, phá hoại đất nước của các thế lực thù địch và phản động, bảo
vệ Đảng, bảo vệ hệ thống chính trị, chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích quốc gia
dân tộc, bảo vệ công đổi mới, cũng như bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trong giai đoạn hiện nay đứng trước âm mưu thủ đoạn chống phá của

kẻ thù, nhằm “phi chính trị hoá quân đội”, làm cho quân đội mất mục tiêu
phương hướng chiến đấu. Do đó phải chăm lo xây dựng các tổ chức chính trị
xã hội trong quân đội vững mạnh nhất là tổ chức đảng, hệ thống chỉ huy. Tập
trung xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh toàn diện, xây dựng đội
ngũ cán bộ đảng viên và mọi quân nhân có đủ phẩm chất và năng lực hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội phù
hợp với yêu cầu tình hình mới bảo đảm không ngừng tăng cường và giữ vững
sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Ban
hành và thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở đơn vị cơ sở, bảo đảm các
quyền dân chủ về kinh tế, chính trị quân sự cho cán bộ, chiến sĩ, các quyền lợi
và nghĩa vụ của quân nhân, khắc phục những biểu hiện quân phiệt, gia trưởng,
chuyên quyền độc đoán, vô tổ chức kỷ luật, kiên quyết đấu tranh chống mọi
biểu hiện tiêu cực, tham nhũng lãng phí, xâm hại đến lợi ích của đơn vị và
quân nhân.
Nâng cao chất lượng công tác dân vận, tích cực bám dân, tuyên truyền
vận động nhân dân hiểu và chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, chống âm mưu thủ đoạn xuyên tạc, chia rẽ phá hoại của thế lực thù địch

14


lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá cách mạng, làm
mất ổn định chính trị, gây bạo loạn lật đổ. Củng cố hơn nữa trận địa lòng dân,
bằng việc giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ kỷ luật quân dân, tác phong công tác
dân vận, năng lực hướng dẫn, tuyên truyền, tổ chức thực hiện các chương
trình dự án, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế văn hoá xã hội ở địa
bàn đóng quân, tăng cường hơn nữa mối quan hệ quân dân, góp phần tăng
cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cơ sở trực tiếp xây dựng và nâng cao
sức mạnh chiến đấu của quân đội, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


15



×