Tải bản đầy đủ (.ppt) (486 trang)

Phương pháp dạy học hoá học 1 dành cho sinh viên, nhà nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 486 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC I
A. Giới thiệu chung về môn học
B. Thân mođun/ nội dung môn học


A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin về môn học.
2. Mô tả môn học.
3. Mục tiêu môn học.
4. Học liệu:


A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC
1.1. Tên môn học: Phương pháp dạy học hoá học I
1.2. Mã môn học:
1.3. Số tín chỉ: 2
1.4. Loại môn học: Bắt buộc.
1.5. Yêu cầu đối với môn học:
1.6. Điều kiện: Sinh viên phải học các học phần học trước: Giáo
dục học, Tâm lí học, Nhập môn khoa học giao tiếp, Hóa học
đại cương, Hoá học vô cơ, Hoá học hữu cơ.
1.7. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
- Giờ lí thuyết: 20 tiết.
- Bài tập trên lớp, thảo luận, hoạt động nhóm: 18 tiết.
- Tự học: 60 tiết.
Giới thiệu


A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC
2. Mô tả môn học.


2.1. Giới thiệu vắn tắt về
môn học
2.2. Cấu trúc của môn họ
c

Giới thiệu


2.1. Giới thiệu vắn tắt về môn học
Học phần này bao gồm những nội dung về: Đối tượng
và nhiệm vụ của lí luận dạy học hoá học, vị trí, vai trò của
bộ môn hoá trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở trường
THPT; hệ thống các phương pháp dạy học cụ thể; các hình
thức tổ chức dạy học ở trường THPT.

Mô tả


2.2. Cấu trúc của môn học
Môn học này gồm có 6 chương:
Chương 1: Đối tượng- nhiệm vụ của lí luận dạy học hóa
học ở trường phổ thông
Chương 2: Nhiệm vụ dạy học hóa học ở tường phổ thông.
Chương 3: Hệ thống các phương pháp dạy học hóa học ở
trường phổ thông
Chương 4: Các phương pháp dạy học tích cực
Chương 5: Lập kế hoạch dạy học

Mô tả



A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC
3. Mục tiêu môn học.

3.1. Kiến thức:
3.2. Kĩ năng:
3.3. Thái độ:

Giới thiệu


3.1. Kiến thức:
• Sau khi học xong học phần sinh viên nêu được hệ thống các
nguyên lí, quy tắc, các quy luật chỉ đạo, định hướng cho
hoạt động dạy và học ở trường THPT.
• Vận dụng được các phương pháp dạy học cụ thể vào dạy học
các nội dung của chương trình hoá học phổ thông một cách
có hiệu quả.
• Phân tích, so sánh được những ưu điểm và hạn chế của các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đồng thời phát
huy được vai trò của hoá học trong việc giáo dục nhân cách
và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.


3.2. Kĩ năng:
• Phát triển kĩ năng giao tiếp sư phạm, kĩ năng diễn đạt,
thuyết trình.
• Kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy và học, các hoạt động
ngoại khoá.
• Kĩ năng soạn và thiết kế bài giảng, lập kế hoạch giảng dạy.

• Phát triển cho sinh viên kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
• Kĩ năng tổ chức và làm việc theo nhóm.


3.3. Thái độ:
• Ý thức được vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp
xây dựng đất nước và sự nghiệp trồng người để từ đó có ý
thức trau dồi đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ.
• Hình thành và phát triển cho sinh viên lòng yêu nghề, yêu
trẻ.
• Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoá học trong việc cung
cấp tri thức, phát triển tư duy, hình thành nhân cách và định
hướng nghề nghiệp cho học sinh.
• Nhận thức đúng tầm quan trọng của lí luận dạy học bộ môn,
xem lí luận dạy học bộ môn là kim chỉ nam cho việc dạy học
sau này của mình.
• Hình thành thái độ làm việc nghiêm túc, có khoa học, sáng
tạo và say mê nghiên cứu khoa học.


A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔN HỌC
4. Học liệu:

• Học liệu bắt buộc:
• Tài liệu tham khảo:
• Các tạp chí trong và ng
oài nước:

Giới thiệu



Học liệu bắt buộc:
1. Nguyễn Thị Bích Hiền. Giáo trình: Lí luận dạy học hóa học
đại cương. Trường Đại học Vinh, 2010.
2.Nguyễn Cương. Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ
thông và đại học. Nxb GD. Hà nội 2007.
3. Nguyễn Ngọc Quang. Lí luận dạy học hoá học. Tập1. Nxb
GD Hà nội 1994.


Tài liệu tham khảo:
4. Bộ giáo dục và đào tạo. Bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo
viên các lớp 10,11,12 chương trình chuẩn và nâng cao.
5. Bộ giáo dục và đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên.
6. Nguyễn Cương. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hoá
học. Nxb GD. Hà nội 1999.
7. Nguyễn Ngọc Quang- Nguyễn Cương- Dương Xuân Trinh.
Lí luận dạy học hoá học. Tập 1.Nxb GD. Hà nội 1987.
8. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong
nhà trường. Nhà xuất bản đại học sư phạm 2005.
9. Êxipôp.M.A.Đanhilôp, M..N.Xcátkin. Những cơ sở của quá
trình dạy học. Nxb GD Hà nội 1987.
10. L.Ph.Kharlamốp. Phát huy tính tích cực cảu học sinh như
thế nào. Tập 1,2. Nxb GD Hà nội 1993.


Tài liệu tham khảo:
11.
12.
13. ence/chemistry/

14.
15. />16. />17. />18. />19. />

Các tạp chí trong và ngoài nước:





Tạp chí giáo dục.
Education in Chemistri.
Journal of Chemical Education.
химия в школе.


B. NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương I: Đối tượng- nhiệm vụ của lí luận dạy học hóa
học ở trường phổ thông
Chương II. Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của môn hoá học trong
việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông
Chương III. Các phương pháp dạy học hoá học ở trường p
hổ thông
.
Chương IV. Các phương pháp kiểm tra đánh giá
Chương V. Các phương pháp dạy học tích cực
Chương VI. Lập kế hoạch dạy học


CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ CỦA LÝ LUẬN
DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG


Mục tiêu:
Nội dung:
Câu hỏi và bài tập

MO-ĐUN


CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ CỦA LÝ LUẬN
DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Mục tiêu:
Nội dung:
Câu hỏi và bài tập

• Về kiến thức:
• Về kĩ năng:
• Về thái độ:

Chương 1


Về kiến thức:
• Nắm được đối tượng, nhiệm vụ của lí luận dạy học nói
chung và lí luận dạy học hóa học nói riêng.
• Hiểu được bản chất của mối quan hệ giữa lí luận dạy
học hóa học với các khoa học khác.


Về kĩ năng:

• Lấy được một số ví dụ phân tích về mói quan hệ giữa lí
luận dạy học hóa học với các khoa học khác.
• Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tổ chức hoạt động nhóm.


Về thái độ:
• Hiểu được sự ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau giữa
các khoa học, trên cơ sở đó mà nhận ra sự ảnh hưởng,
tác động lẫn nhau trong thế giới tự nhiên.
• Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, có niềm
say mê hứng thú đối với bộ môn để từ đó hình thành
niềm say mê với nghề nghiệp sau này của mình.


CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG – NHIỆM VỤ CỦA LÝ LUẬN
DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1.1. Đối tượng của lý luận dạy học hoá học.

1.2. Nhiệm vụ của lý luận dạy học hoá học ở trường
phổ thông.

1.3. Mối liên hệ giữa lí luận dạy học hoá học với cá
c khoa học khác.
Chương 1


1.1. Đối tượng của lý luận dạy học
Quá trình dạy học là đối tượng trung tâm của lý luận dạy
học.

Quá trình dạy học môn hoá học ở trường trung học là
vấn đề trung tâm mà lý luận dạy học phải nghiên cứu.
Những hiểu biết về bản chất, cấu trúc, chức năng của nó sẽ
tạo nên cơ sở của những học thuyết lý luận dạy học. Tức là,
lý luận về trí dục và dạy học của bộ môn. Học thuyết lý luận
dạy học về quá trình dạy học một khi đã được xây dựng
hoàn chỉnh sẽ tác động như một định hướng phương pháp
luận, một tiếp cận về phương pháp nghiên cứu khoa học về
các vấn đề của lý luận dạy học, giải thích tại sao nó là đối
tượng trung tâm của lý luận dạy học.
(Đề cập lại khái niệm: quá trình dạy học; tại sao nói nó
là một hệ toàn vẹn?).


1.1 Đối tượng của lý luận dạy học hoá học.
Lý luận dạy học nghiên cứu nội dung dạy học hoá học ở
trường PT, những nguyên tắc, quy luật của việc dạy học môn này,
những phương pháp, hình thức tổ chức việc dạy hoá học ở trường
PT nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường
Việt Nam.
Việc nghiên cứu nó nhằm giải đáp những câu hỏi lớn sau:
Dạy và học để làm gì? (mục đích và nhiệm vụ của môn hoá
học)
Dạy và học cái gì? ( nội dung môn học)
Dạy và học như thế nào? (nguyên tắc, quy luật, phương
phápvà tổ chức của việc dạy và học trong mối quan hệ qua lại)
(Kết hợp với khái niệm quá trình dạy học, bản chất của nó rút ra
kết luận về đối tượng của lý luận dạy học).
Nội dung



1.2. Nhiệm vụ của lý luận dạy học hoá học ở trường
phổ thông.
Nhiệm vụ vĩnh hằng của lí luận dạy học hoá học là phục vụ
tối ưu cho việc dạy tốt, học tốt môn hoá, góp phần vào việc
thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường trung học.
Nhiệm vụ chiến lược lâu dài của nó đòi hỏi phải luôn
luôn tự phát triển khẳng định mình như một khoa học độc
lập, có vị trí xứng đáng trong các hệ thống khoa học về lí
luận dạy học bộ môn, góp phần xây dựng nền khoa học giáo
dục Việt Nam; luôn luôn vậy, lí luận dạy học phải chuyển
hoá những thành tựu mới nhất của lí luận dạy học đại
cương, của tâm lý gíáo dục, của triết học, hoá học và các
khoa học khác vào việc nghiên cứu quá trình dạy học hoá
học ở nhà trường làm cho khoa học ngày càng hoàn thiện
hơn. Cụ thể có 5 nhiệm vụ sau:


×