Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nữ công nhân nhập cư và các yếu tố ảnh hưởng” (nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp VSIP II, thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.99 KB, 118 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUYẾT THẮNG

TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SĨC
SỨC KHỎE CỦA NỮCƠNG NHÂN NHẬP CƢ VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
(Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp VSIP II, thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN QUYẾT THẮNG

TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SĨC
SỨC KHỎE CỦA NỮ CƠNG NHÂN NHẬP CƢ VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG

(Nghiên cứu trường hợp Khu công nghiệp VSIP II, thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)
Chuyên nghành: Xã hội học
Mã số: 60310301



LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. TRỊNH DUY LUÂN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào, lời cảm ơn ln chiếm
một vị trí trang trọng nhất bởi lẽ đó là sự tri ân mà tác giả muốn gửi đến các cá
nhân và tập thể đã hỗ trợ để đề tài được hoàn thành. Và khi là tác giả của một
luận văn, tôi thực sự hiểu nhiều hơn như thế.
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin gửi đến 200 nữ công nhân nhập cư đã tham
gia trả lời phỏng vấn, vì nếu khơng có các chị thì luận văn sẽ khơng hồn thành.
Tơi hiểu rằng luận văn này khơng giúp được gì nhiều cho họ, nhưng tơi hy vọng
được chuyển tải những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của họ đến những
người quan tâm.
Tôi xin cảm ơn q Thầy/Cơ giảng dạy khóa cao học năm 2014 – 2016,
quý Thầy/Cô trong Khoa Xã hội học và các cán bộ phòng Đào tạo Sau đại học,
Ban giám đốc Học viện Khoa học Xã hội đã cung cấp cho tôi những kiến thức
khoa học và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Trên tất cả, tơi xin gửi lịng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khóa
học: Thầy Trịnh Duy Luân. Qua hướng dẫn chuyên môn cũng như những lời
động viên, chia sẻ của Thầy đã giúp tơi tăng thêm ý chí và nghị lực trong suốt
quá trình làm luận văn. Nếu khơng có sự tận tâm hướng dẫn mà Thầy dành cho
tơi thì thực sự luận văn này khơng thể hồn thành.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý
thầy, cô, bạn bè và người thân.
Hà Nội, ngày tháng năm 1016

Học viên thực hiện
Trần Quyết Thắng


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GS.TS. Trịnh Duy Luân. Mọi trích dẫn từ các tài liệu đều được
ghi xuất xứ rõ ràng; các sự kiện, tư liệu trong luận văn này là trung thực. Nếu
có gì sai sót, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 1016
Học viên thực hiện

Trần Quyết Thắng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .. 16
1.1.Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ................................................... 16
1.2.Cách tiếp cận chính trong nghiên cứu đề tài .............................................................................................17
1.3.Sơ lược về địa bàn nghiên cứu và đặc điểm mẫu nghiên cứu....................... 20
Chƣơng 2.THỰC TRẠNG SỨC KHỎE, NHU CẦU TIẾP CẬN VÀ SỬ
DỤNG DỊCH VỤ CSSK CỦA NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƢ ..................... 28
2.1. Một số đặc điểmnhân khẩu xã hội của nữ công nhân nhập cư .................... 28
2.2. Thực trạng về bệnh tật của nữ công nhân nhập cư hiện nay........................ 34
2.3. Hành vi trong việc chăm sóc sức khỏe của nữ công nhân nhập cư ................. 41
2.4. Nhận thức của nữ công nhân nhập cư trong việc CSSK.............................. 44
2.5. Mức độ hài lịng trong q trình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe............................................................................................................... 46
Chƣơng 3.NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN VÀ SỬ

DỤNG CÁC DỊCH VỤ CSSK CỦA NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƢ. .......... 54
3.1. Tình trạng hơn nhân gia đình ....................................................................... 54
3.2. Thời gian làm việc........................................................................................ 57
3.3. Độ tuổi .......................................................................................................... 60
3.4. Đặc điểm về CSVC phục vụ khám chữa bệnh ............................................. 62
3.5. Các chính sách cơng ty ................................................................................. 64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 68
1. Nhận định đánh giá ......................................................................................... 68
2. Đề xuất khuyến nghị ....................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVĐK
BVPHCN

Bệnh viện đa khoa
Bệnh viện phục hồi chức năng

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSVC

Cơ sở vật chất

CSYT

Cơ sở y tế


DVYTLĐCB

Dịch vụ Y tế lao động cơ bản

HĐND

Hội đồng nhân dân

KCN

Khu Công nghiệp

PVS

Phỏng vấn sâu

SK

Sức khỏe

TTYT
TYT
UBND
VSIP

Trung tâm y tế
Trạm y tế
Ủy ban nhân dân
Vietnam-Singapore Industrial Park



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Một số ch tiêu văn hóa – xã hội của t nh Bình Dương
giai đoạn 2010-2020 ........................................................................................ 21
Bảng 1.2. Thống kê số lượng cơ sở y tế trên địa bàn t nh Bình Dương ......... 25
Bảng 2.1: Độ tuổi nữ công nhân nhập cư........................................................ 29
Bảng 2.2: Vùng miền của nữ công nhân nhập cư ........................................... 29
Bảng 2.3: Tình trạng hơn nhân........................................................................ 30
Bảng 2.4: Tình trạng nhà ở của nữ công nhân nhập cư .................................. 31
Bảng2.5 Diện tích nhà ở của nữ cơng nhân nhập cư ...................................... 32
Bảng 2.6. Tình trạng thu nhập của nữ cơng nhân nhập cư ............................ 34
Bảng 2.7. Mỗi quan hệ giữa thu nhập và mức độ thường xuyên đi khám bệnh
định kỳ ............................................................................................................ 35
Bảng 2.8. Mức độ thường xuyên đi khám bệnh của nữ công nhân nhập cư .. 36
Bảng 2.9. Mỗi quan hệ giữa sức khỏe và mức độ thường xuyên đi khám bệnh
trong 12 tháng qua của nữ công nhân nhập cư ............................................... 36
Bảng 2.10. Mức độ thường xuyên khám bệnh định kỳ của nữ CNNC........... 37
Bảng 2.11. Thực trạng chữa bệnh trong 12 tháng qua của NCNNC .............. 38
Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng bảo hiểm y tế của nữ cơng nhân nhập cư ..... 39
Bảng 2.13. Hình thức đi khám đình kỳ của nữ cơng nhân nhập cư ................ 41
Bảng 2.14. Nơi đi khám định kỳ của nữ công nhân nhập cư .......................... 42
Bảng 2.15. Nơi chữa bệnh của nữ công nhân nhập cư ................................... 43
Bảng 2.16. Nhận thức của nữ công nhân nhập cư trong việc để khám chữa
bệnh định kỳ .................................................................................................... 45
Bảng 2.17. Môi quan hệ của độ đi khám định kỳ với sự hài lịng của nữ cơng
nhân nhập cư đối với thái độ phục vụ của NVYT .......................................... 47
Bảng 2.18. Đánh giá về việc chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân nhập cư tại
Khu công nghiệp VSIP 2................................................................................. 51
Bảng 3.1.Mỗi quan hệ giữa tình trạng hơn nhân và mức độ thường xun đi

khám bệnh ....................................................................................................... 55
Bảng 3.2. Mỗi quan hệ giữa thời gian và mức độ thường xuyên đi khám bệnh
của nữ công nhân nhập cư ............................................................................... 58
Bảng 3.3. Mỗi quan hệ giữa độ tuổi và mức độ thường xuyên đi khám bệnh
của nữ công nhân nhập cư ............................................................................... 60
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của CSVC y tế tới việc CSSK của nữ cơng nhân nhập
cư ..................................................................................................................... 62
Bảng 3.5. Mỗi quan hệgiữa chính sách công ty đến việc tiếp cận, sử dụng dịch
vụ CSSK .......................................................................................................... 65


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình trạng sức khỏe của nữ công nhân nhập cư ........................ 35
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lịng của nữ cơng nhân về thái độ phục vụcủa NVYT
......................................................................................................................... 46
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng về CSVC phục vụ khám bệnh và chữa bệnh .. 49


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là một trong những yếu tố hết sức quan trọng của mỗi con
người, như ơng cha ta đã từng có câu “Có sức khỏe là có tất cả” điều này
để chúng ta thấy rằng sức khỏe là vấn đề cần được bảo vê, chăm sóc
thường xun, và có tính định kỳ, đặc biệt là đối với lực lượng nữ công
nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp và khu chế xuất, họ đang là
những người góp phần quan trọng cho tương lai phát triển của đất nước,
quốc gia và dân tộc.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, nhiều khu
công nghiệp mọc lên ở hầu hết các t nh, thành ở nước ta đã thu hút một lực
lượng lớn nữ công nhân làm việc tại đây. Theo Tổng cục thống kê nữ giới

chiếm 49,65% lực lượng lao động, ba ngành nghề tập trung nhiều lao động
nữ là dệt may, da giầy và chế biến thực phẩm (Dệt 75%; Da giầy 85%; Chế
biến thuỷ sản 85%; Giáo dục 70%; Y tế 63%).
Đối với nữ công nhân nhập cư hiện nay, đa phần có tuổi đời khá trẻ (từ
18- 40 tuổi chiếm 97.9%), trình độ chun mơn, kỹ thuật còn hạn chế và phải
thuê nhà trọ (theo kết quả đề tài nghiên cứu “Thực trạng mức sống của lao
động nữ nhập cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay” do Ban Nữ
công Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp cùng tổ chức ActionAid
Việt Nam thực hiện).
Hầu hết nữ công nhân nhập cư đang phải lao động trong môi trường
chưa đảm bảo, họ thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố tác hại nghề
nghiệp như: tiếng ồn, bụi, nhiệt độ cao, hóa chất… trong môi trường sản xuất.
Họ phải tăng ca thường xuyên, và phải làm việc liên tục trong nhiều giờ,
trong khi đó điều kiện sinh hoạt tập trung của họ cũng không được đầy đủ.
Những người công nhân nữ thường phải sống tại các phòng trọ chật chội, điều
kiện sinh hoạt thiếu thốn, thiếu nước sạch, điều kiện cơng trình vệ sinh không
1


đảm bảo, các bữa ăn không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu các điều kiện thông tin
truyền thông tối thiểu điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của nữ
cơng nhân. Mặc dù nữ cơng nhân có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến
nghề nghiệp rất cao, nhưng do điều kiện sống của họ còn quá nhiều hạn chế,
nên việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nữ cơng nhân
chưa thật sự đảm bảo.
Bình Dương là một trong những t nh tập trung nhiều khu cơng nghiệp
lớn, hiện nay tồn t nh có khoảng 28 khu cơng nghiệp được xây dựng trên
tổng diện tích 8.751 ha, hiện có 24 khu cơng nghiệp,Khu công nghiệp VSIP,
Khu công nghiệp Đại Đăng…thu hút một lực lượng cơng nhân nhập cư lớn.
tính đến cuối năm 2011, tại Bình Dương có khoảng 718.000 cơng nhân làm

việc, trong đó lao động nữ chiếm gần 70% và lao động ngồi t nh chiếm
khoảng 85%. Với lực lượng nữ cơng nhân nhập cư đông như vậy đã đặt ra
nhiều vấn đề nhằm đảm bảo đời sống cho họ, trong đó có vấn đề chăm sóc
sức khỏe.
Trong bối cảnh như vậy, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Tiếp cận

và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nữ công nhân nhập cư và các
yếu tố ảnh hưởng” (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp VSIP II,
Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương) làm luận văn cao học cho khóa
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Vấn đề về dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam hiện nay
Chăm sóc sức khỏe đang là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu, khơng
ch đối với cơng nhân nói chung và đối với nữ cơng nhân nhập cư nói riêng.
Đã có nhiều đề tài, các cơng trình nghiên cứu, các cuộc khảo sát liên quan đến
vấn đề về dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Việt Nam hiện nay, trong đó nổi bật
lên một số cơng trình như:

2


“ Điều tra y tế quốc gia 2001-2002” của Việt Nam do Bộ Y tế và Tổng
cục Thống kê thực hiện. [24]
“Điều tra y tế quốc gia 2001-2002” là dự án hỗ trợ y tế quốc gia do
Sida Thụy Điển tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới cùng với sự giúp đỡ của
các Chính phủ Hà Lan và Nhật Bản. Mục đích cơ bản của cuộc Điều tra Y tế
Quốc gia là cung cấp thông tin cơ bản nhất từ phía hộ gia đình trong việc tiếp
cận các dịch vụ y tế và chất lượng họat động của các cơ sở y tế phường, để Bộ
y tế và các ngành có liên xây dựng chính sách, nhằm đạt được các mục tiêu y
tế đã đặt ra. Mẫu điều tra được chọn trên phạm vi 61 t nh/thành, phân bổ cả ở

thành thị, nông thôn, ven biển, miền núi, bao gồm 36.000 hộ gia đình trong
1.200 xã/phường, 1.195 phịng khám đa khoa khu vực hoặc Trạm Y tế xã,
1.171 nhân viên y tế thôn bản và 1.489 thầy thuốc tư nhân.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá chất lượng dịch vụ y tế công,
thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế xã/phường và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng nhằm cung cấp thơng tin cho các nhà lập
chính sách để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều tra sử dụng phương pháp định lượng, thu thập số liệu qua các
bảng kiểm trạm y tế, theo các tiêu chí quy định chuẩn của Trạm y tế do Bộ y
tế ban hành. Kết hợp với định tính được thể hiện qua các bảng khảo sát cán bộ
y tế cơ sở, dân địa phương nhiều câu hỏi mở, để người được khảo sát đưa
những ý kiến, nhận định vấn đề.
“Điều tra y tế quốc gia 2001-2002” đưa ra những ch số thiếu hụt về
nguồn lực, cơ sở vật chất trang thiết bị và cho đó cũng là một trong những
nguyên nhân giải thích cho tình trạng q tải trong khám chữa bệnh ở các
bệnh viện do hệ thống chuyển tuyến bị phá vỡ trong khi trạm y tế xã lại là cơ
sở y tế đầu tiên của hệ thống y tế tiếp cận với người dân trong cộng đồng.
Nghiên cứu này ch chú trọng phân tích chất lượng đầu vào của dịch vụ y tế
3


tại trạm y tế xã/phường theo chuẩn quốc gia. Ở các tuyến khác số liệu không
được thu thập đầy đủ nên khơng phân tích được chất lượng dịch vụ một cách
toàn diện cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tại các tuyến
này. Hạn chế của nghiên cứu là không trả lời được câu hỏi lý do nào khiến
người dân khơng hài lịng với các dịch vụ y tế mà họ nhận được, do thông tin
này không được thu thập trong cuộc điều tra.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Sơn “ Đánh giá mức độ hài lòng
về dịch vụ y tế cơ sở tại huyện Bình Chánh năm 2006”[2].

Nghiên cứu này là đánh giá mức độ hài lòng của người dân địa phương
về dịch vụ y tế công trạm y tế qua thái độ phục vụ của viên chức tại trạm y tế.
Tác giả sử dụng phương pháp định lượng kết hợp định tính trong khảo sát
bằng bảng hỏi đối người dân tại 16 xã thuộc huyện Bình Chánh, thành phố Hồ
Chí Minh. Nội dung là đánh giá tình hình tiếp cận các chương trình chăm sóc
sức khỏe ban đầu của người dân huyện Bình Chánh, và mức độ hài lòng của
người dân đối với dịch vụ y tế công tại địa phương. Kết quả nghiên cứu trên
1.470 người dân về dịch vụ y tế cơng tại trạm y tế cho thấy: bình qn đánh
giá sự hài lòng trên số mẫu đạt 53,46%, ch số người dân khi có nhu cầu cần
đến trạm y tế 55%.
Theo kết quả nghiên cứu thì nhu cầu người dân đối với trạm y tế ln
có, mặc dù sự hài lịng khơng đạt bằng ch số nhu cầu. Ch số mong đợi của
người dân được phục vụ tốt khi đến trạm y tế chiếm 54,1% trên tổng số mẫu,
trong khi đó ch số kiến nghị trang bị thêm các máy móc trang thiết bị cho
trạm chiếm 44,8%. Trong đó phần nào đã đưa ra được nguyên vọng của người
dân được đối xử, phục vụ đúng như những tiêu chí ngành y tế. Bên cạnh đó
phải được trang bị những máy móc trang bị tối thiểu đáp ứng được nhu cầu
thơng thường của người dân.
Kết quả nghiên cứu khơng có số liệu, giải thích nơi cung cấp dịch vụ,
nên trong phần kết luận tác giả chưa đưa được lý do tại sao người dân trông
4


chờ vào dịch vụ y tế cơ sở, nhưng không tiếp cận, lại tiếp tục đến với bệnh
viện huyện, bệnh viện thành phố với nhu cầu đơn giản, trạm y tế có thể giải
quyết được
Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Gắt “Đánh giá kết quả hoạt động chăm
sóc sức khỏe ban đầu của các trạm y tế xã huyện Bình Chánh thành phố Hồ
Chí Minh năm 2007”[2].
Tác giả đã nghiên cứu toàn bộ hiện trạng của trạm y tế về cơ sở vật

chất, trang thiết bị, nguồn lực, thuốc thiết yếu, kiến thức cán bộ y tế về các
chương trình chăm sức khỏe ban đầu, mức độ tiếp cận của người dân địa
phương đối với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu theo kiến thức,
thái độ, hành vi. Nguồn số liệu của tác giả thu thập dựa vào nội dung bảng
điểm, tiêu chuẩn đánh giá trạm y tế của Bộ y tế qua kiểm tra năm 2007.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang cùng với
phương pháp định tính và định lượng .
Kết quả nghiên cứu, tác giả đã chứng minh được sự tác động của nguồn
lực, đối với việc khám chữa bệnh của người dân địa phương, qua các ch số
mối liên hệ giữa nguồn lực với khám chữa bệnh, tác giả cho rằng ch số “số
lượng cán bộ y tế cơ sở /1000 dân có mối tương quan chặt chẽ trong việc
khám chữa bệnh ban đầu của người dân địa phương”
Nghiên cứu đã cung cấp nguồn số liệu thực tế về hiện trạng của trạm y
tế, cơ sở ban đầu cho việc đánh giá thực trạng của nơi cung cấp dịch vụ. Tác
giả cũng đã nghiên cứu mức độ tiếp cận của người dân địa phương theo kiến
thức, thái độ, hành vi đưa ra được những giải thích cụ thể rõ ràng các yếu tố
tác động của nơi cung cấp dịch vụ với người tiếp cận dịch vụ. Nghiên cứu tác
giả cũng ch ra số lượng cán bộ y tế của trạm y tế là một trong những yếu tố
chính tác động đến việc cung cấp dịch vụ.

5


2.2. Chăm sóc sức khỏe cho ngƣời nhập cƣ
Theo “Báo cáo Dân số và phát triển Việt Nam: Hướng tới một chiến
lược mới 2011-2020” của UNFPA (2009), người di cư cho biết họ vẫn gặp
khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, hay giáo dục cho con em họ.
Việc đăng ký tạm trú chính thức ở nơi ở mới là không phải dễ dàng và điều
này đã gây nên những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận các chế độ an
sinh xã hội, cũng như các dịch vụ xã hội y tế, giáo dục tại địa phương cư trú.

Ngoài ra, một vấn đề liên quan khác là người nhập cư là phụ nữ trẻ, chưa lập
gia đình thường có ít kiến thức về sức khỏe sinh sản.
Theo nghiên cứu của UNFPA về “Tận dụng cơ hội dân số “vàng” ở
Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các gợi ý chính sách” cho thấy, chuyển dịch
lao động thông qua di cư, đặc biệt là lao động trẻ tuổi, sẽ tạo động lực phát
triển kinh tế, góp phần giảm nghèo nhanh. Lao động di cư trong thanh niên
tăng lên nhanh, những chính sách lao động, việc làm và các dịch vụ xã hội
liên quan, còn nhiều bất cập. Khả năng tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội của
nhóm lao động di cư cịn rất thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của các
nhóm dân số khác nhau, trong đó người nghèo, người dân tộc thiểu số và
người di cư ít có khả năng tiếp cận hơn.
Báo cáo “Di cư trong nước và Phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam:
Kêu gọi hành động” của UNDP (2010) nhận thấy hệ thống đăng ký hộ khẩu
ở Việt Nam đã ảnh hưởng đến sự tiếp cận của người di cư tới các dịch vụ cơ
bản và các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ. Các dịch vụ do Chính phủ
cung cấp chẳng hạn như các dịch vụ y tế (bao gồm cả sức khỏe sinh sản, giáo
dục, chăm sóc và điều trị HIV) và tiếp cận với các dịch vụ xóa đói giảm
nghèo đều gắn chặt với hệ thống đăng ký hộ khẩu. Người dân di cư không bị
hạn chế về mặt luật pháp trong việc tiếp cận một số dịch vụ nhưng trên thực tế
họ thường phải chịu những hạn chế này.
6


Chẳng hạn rất nhiều người dân di cư không đăng ký hộ khẩu làm việc
trong khu vực phi chính thức và sống trong các ngơi nhà khơng an tồn và
khơng hợp vệ sinh và chính những điều đó khiến họ dễ gặp rủi ro hơn về sức
khỏe. Trongbối cảnh khi mà các chi phí sinh hoạt tại thành thị ngày càng tăng
mà mức tăng lương lại không tương đương với mức tăng giá, thì việc thiếu
các dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người dân di cư tại thành thị sẽ là vấn đề đặc
biệt đáng báo động.

Theo báo cáo “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham
gia, báo cáo tổng hợp 5 năm” của Oxfam và AAV (2012), hạn chế về y tế là
bất lợi chung của người nghèo, đặc biệt là người nghèo nhập cư. Tình trạng
quá tải tuyến y tế xã/phường vẫn tiếp tục xảy ra, nên một số trẻ em nhập cư
không được hưởng đầy đủ dịch vụ. Một số trẻ em nhập cư phải về quê tiêm
chủng hoặc tiêm theo dịch vụ do cha mẹ chưa biết thông tin về thủ tục đăng
ký tiêm chủng tại phường cho trẻ, do trạm y tế thiếu vắcxin... Người nhập cư
làm nghề tự do vẫn ít quan tâm đến BHYT tự nguyện. Giá mua BHYT liên
tục tăng nên người nhập cư phải cân nhắc với các khoản chi phí khác, hoặc
họ chưa nắm được thơng tin về nơi mua.
Theo bài viết “Đời sống xã hội của thanh niên nhập cư lao động phổ
thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh” của Phạm Thanh Thơi
đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, số 5 –
2013. Cho thấy, đời sống văn hóa, giải trí và khả năng tiếp cận các dịch vụ y
tế của thanh niên nhập cư còn nghèo nàn. Một khi người lao động tai nạn lao
động hay bệnh tật, tất cả họ phải tự chịu trách nhiệm, chủ cơ sở có giúp
chăng cũng mang tính hỗ trợ một phần. Các cơ sở sản xuất chưa có chính sách
hay kế hoạch gì để cải thiện vấn đề này trong chiến lược đầu tư, phát triển
kinh tế của họ.

7


Nhìn chung, những nghiên cứu về dịch vụ y tế của lao động nhập cư
được đề cập ở mức độ nhất định. Nhiều vấn đề liên quan đến tìm hiểu việc
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ này của nhóm đối tượng lao động nhập cư
đối với việc tiếp cận dịch vụ y tế đang còn rải rác, chưa tập trung
2.3. Sức khỏe và việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của
cơng nhân hiện nay tại các khu công nghiệp
Sức khỏe đang là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công

nhân nhập cư. Tác giả Bùi Thế Cường trong bài viết “HIV/AIDS nơi làm
việc, hiểu biết chính sách vai trị của phúc lợi doanh nghiệp”, đã mô tả thực
trạng hầu hết các công nhân trong các doanh nghiệp được nghiên cứu để nghe
và biết đến HIV/AIDS, nhưng ch ở mức cơ bản, họ có vẻ dửng dưng mặc dù
biết nó là một căn bệnh lây nhiễm và có thể chết. Mặt khác thái độ của các
nhà quản lý của doanh nghiệp khơng quan tâm và cũng khơng có chính sách
rõ ràng về căn bệnh nguy hiểm này. Căn cứ vào cách tuyển dụng lao động các
doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân, loại hình cơng nhân thời vụ ngắn hạn,
gần như không được hưởng bất kỳ quyền lợi cơ bản nào như bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, khám sức khỏe định kỳ. Đối với các chủ doanh nghiệp và công
nhân ngắn hạn này kiểu quan hệ trên nguyên tắc chức năng, sịng phẳng.
Ngược lại doanh nghiệp có quy mơ lớn ln quan tâm đến cơng nhân có tay
nghề cao,được hưởng tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sự phân biệt này
được tác giả đưa ra nhận định, phúc lợi doanh nghiệp trong thời kỳ bao cấp
rất được quan tâm vì nó là hệ thống phúc lợi xã hội do nhà nước ch
đạo.Chuyển qua cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước vẫn có hệ
thống phúc lợi xã hội khá tốt, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi. Cịn các cơng ty tư nhân trong loại hình kinh doanh vừa và nhỏ trong
mẫu khảo khôngmấy quan tâm nhiều chế độ phúc lợi xã hội cho công nhân.

8


Theo điều tra của Viện YHLĐ & VSMT về thực trạng cung cấp dịch vụ
y tế lao động cơ bản(DVYTLĐCB) ở Việt Nam cho thấy nhân lực cung cấp
DVYTLĐCB tại các tuyến về cơ bản còn thiếu và chưa được đào tạo đầy đủ
về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) để đáp ứng được các công
tác chuyên mơn. Tình trạng trang thiết bị q thiếu ở hầu hết các lĩnh vực và ở
hầu hết các tuyến, đặc biệt là ở tuyến huyện. Năng lực cung cấp DV
YTLĐCB của các tuyến còn yếu và hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của

xã hội. Hầu hết các dịch vụ đo hơi khí độc và bụi mới ch được thực hiện ở
các đơn vị tuyến t nh và Bộ/Ngành, tại tuyến nàyđộ bao phủ của cung cấp DV
YTLĐCB từ 2,3-13% tùy theo nội dung. Đối với tuyến Quận/Huyện, việc
cung cấp DVYTLĐCB còn rất hạn chế. Điều này cho thấy năng lực cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cơng nhân đang gặp nhiều khó khăn và độ bao
phủ cịn rất thấp. Với tình trạng phát triển nhanh số lượng cơng nhân nữ ở một
số ngành chính ở các khu cơng nghiệp thì gánh nặng chăm sóc sức khỏe cho
họ càng nặng nề.
2.4. Chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân nhập cƣ tại các khu công
nghiệp
Liên quan đến nữ cơng nhân nhập cư, đã có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu, tiến hành điều tra trên diện rộng về rất nhiều vấn đề liên quan đến đời
sống, việc làm, sức khỏe, ảnh hưởng của nơi xuất cư và nơi nhập cư...
Cơng trình vào năm 2000 của Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc
đã cho xuất bản cuốn sách “Lao động nữ di cư tự do nông thôn – thành thị”.
Đây là cơng trình nghiên cứu về lao động nữ di cư tự do được tiến hành ở ba
thành phố lớn đó là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Mình và Đà Nẵng và một số
địa phương khác trong cả nước, cuốn sách đã cung cấp cho người đọc một
bức tranh khá toàn diện về thực trạng cuộc sống của lao động nữ di cư tự do
từ nông thôn ra thành thị.

9


Cụ thể tác giả đi sâu vào phân tích nguyên nhân lao đông nữ di cư vào
đô thị, điều kiện sống ở nơi nhập cư, quan hệ xã hội và tình trạng sức
khỏe...Đồng thời tác giả phân tích sâu những ảnh hưởng tích cực của di dân tự
do đối với nơi xuất cư và nhập cư, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị cho vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nữ cơng nhân nhập cư trên địa bàn
Khu công nghiệp VSIP 2 (Thủ Dầu Một, Bình Dương). Từ đó tìm ra những
giải pháp hỗ trợ cho nữ cơng nhân nhập cư có được những điều kiện thuận lợi
hơn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể cho đề tài là:
+ Thứ nhất: Tìm hiểu thực trạng, nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khỏe
cho cơng nhân nói chung và nữ cơng nhân nói riêng hiện nay;
+ Thứ hai: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nữ cơng nhân trên địa bàn được khảo sát.
+ Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các cơ quan chức năng có
những biện pháp hỗ trợ nữ công nhân trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe cho họ.

10


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nữ cơng nhân
nhập cư, và các yếu tố ảnh hưởng, Khu công nghiệp VSIP 2, Thủ Dầu Một,
Bình Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về nội dung
Thực trạng sức khỏe, nhận thức của nữ công nhân nhập cư về sức khỏe,
CSSK và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe.

Sức khỏe là một khái niệm rộng bao gồm: thể chất, tinh thần và xã
hội, trong điều kiện cho phép về mặt thời gian của luận văn, trong khả
năng, tác giả ch đi sâu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe về mặt thể chất của nữ công
nhân nhập cư.
4.2.2. Về khách thể nghiên cứu
Nữ công nhân nhập cư (trong độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi). Theo luật lao
động của nước ta hiện nay thì 18 tuổi mới đủ tuổi lao động, và được lao động
trong các nhà máy, xí nghiệp.
4.2.3. Về khơng gian nghiên cứu
Khu công nghiệp VSIP 2 – Thủ Dầu Một, Bình Dương.
4.2.4. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2016 đến
tháng 7 năm 2016.

11


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đưa ra
một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
+ Thứ nhất: Nhận thức về sức khỏe và bảo vệ sức khỏe của lao động nữ
trong các doanh nghiệp hiện nay có ảnh hưởng như thế nào tới việc tiếp cận
và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho họ?
+ Thứ hai: Chất lượng của hệ thống các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho
cơng nhân nói chung, và nữ cơng nhân nói riêng,trên địa bàn t nh Bình Dương
hiện nay, có tác động như thế nào tới việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe?
+ Thứ ba: Ý thức bảo vệ sức khỏe của nữ cơng nhân nói chung, và đặc

biệt là nữ công nhân nhập cư hiện nay như thế nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Từ những câu hỏi nêu trên thì giả thuyết nghiên cứu được đặt ra ở đây là:
+ Thứ nhất: Vì lý do lợi nhuận, hầu hết các công ty trên địa bàn khu
công nghiệp VSIP 2, Bình Dương chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe lao động nữ nhập cư.
+ Thứ hai: Hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nữ công nhân hiện
nay chưa đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh cho nữ công nhân, trong
Khu công nghiệp VSIP 2, Bình Dương
+ Thứ ba: Ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nữ cơng nhân nhập
cư còn thấp, còn xem nhẹ vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của chính bản
thân họ.

12


5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tác giả sử dụng cả hai phương pháp điển hình trong
nghiên cứu Xã hội hoc, cụ thể như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu định tính:Tìm hiểu và sử dụng các tài liệu
thứ cấp như sách,báo, các tạp chí xã hội học lên quan, các cơng trình nghiên
cứu…, từ đó rút ra những thông tin liên quan để làm dẫn chứng cho đề tài của
mình. Cùng với đó là phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu để
thu thập những thông tin một cách sâu các khía cạnh, các yếu tố ảnh hưởng
đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nữ cơng nhân
nhập để có cái nhìn sâu hơn trong vấn đềnghiên cứu.
Đề tài thực hiện 6 cuộc phỏng vấn sâu theo các tiêu chí:
Độ tuổi: Phỏng vấn nữ công nhân nhập cư từ 18 tuổi đến 55 tuổi, đang
làm việc tại các nhà máy, trong Khu công nghiệp VSIP 2.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thu thập số liệu qua bảng hỏi,

mẫu thu thập thông tin định lượng là chọn mẫu thuận tiện, nhưng vẫn đảm
bảo được các tiêu chí mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã đề ra vàđược tiến
hành theo tiêu chí sau:
Về độ tuổi: 3 nhóm tuổi được chọn làm mẫu để thu thập thông tin là, từ
18 tuổi đến 30 tuổi; từ 31 tuổi đến 40 tuổi; từ 40 tuổi đến 55 tuổi.
Dung lượng mẫu: 200 nữ công nhân
Phương pháp lấy mẫu:
Là công nhân của hầu hết các cơng ty đóng trên địa bàn Khu cơng
nghiệp VSIP 2. Họ sản xuất theo dây chuyền trong các nhà máy, và phải
thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, nguy cơ ảnh hưởng xấu đến
tình hình sức khỏe. Luận văn sẽ sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bao

13


gồm các nữ công nhân đang làm việc trong các nhà máy thuộc Khu công
nghiệp VSIP 2. Họ đang sinh sống xung quanh Khu công nghiệp VSIP 2, bao
gồm nữ công nhân nhập cư ở trọ, ở cùng nhà người thân họ hàng, ở ký túc xá
công ty, nằm trong tiêu chí chọn mẫu của đề tài.
Thơng tin định lượng, thu thập được từ bảng hỏi, sẽ được xử lý bằng
phần mềm SPSS và hệ thống hóa theo nội dung của đề tài.
5.4. Khung phân tích

14


6. Ýnghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp vào hệ thống lý luận và phương
pháp luận về tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của nữ công nhân. Là một

nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài, các nghiên cứu có cùng chủ đề.
Luận văn sẽ thử nghiệm vận dụng một số lý thuyết xã hội học vào
nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe cho nữ cơng nhân Khu cơng nghiệp, qua đó có được những kiến
thức mới về vận dụng lý thuyết vào thực tế.
6.2. Ý ngĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe; hiểu biết rõ hơn về những thuận lợi cũng như
những khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nữ
cơng nhân; từ đó xây dựng một số ý kiến mang tính khuyến nghị để các nhà
hoạch định chính sách tham khảo trong việc sửa đổi, bổ sung các nội dung
liên quan về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và nữ cơng
nhân nói riêng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe của hệ thống y tế.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, nội dung luận văn gồm 3
chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Thực trạng sức khỏe, nhu cầu tiếp cận và sử dụng dịch vụ
CSSK của nữ công nhân nhập cư.
Chương 3: Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ CSSK của nữ công nhân nhập cư.

15


Chƣơng 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm công nhân nhậpcư

Công nhân nhập cư là những người hiện đang làm việc tại các nhà máy,
xí nghiệp ở các đơ thị, các trung tâm cơng nghiệp. Cơng nhân nhập cư hay
cịn gọi là người di cư xuất thân từ nhiều tầng lớp, nghề nghiệp, lứa tuổi khác
nhau, nhưng có một đặc điểm chung là xuất thân từ các vùng nông thôn hay
các t nh thành khác đến thành phố tìm kiếm việc làm. Họ di dân tự do từ các
vùng nông thôn ra thành phố một cách tự do hay có tổ chức.
Cơng nhân nhập cư tiến hành nghiên cứu trong đề tài này là công nhân
nữ di cư tự do và đang làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
hay các cơng ty tư nhân, đa số có trình độ học vấn khơng cao, trình độ chun
mơn thấp và có thu nhập thấp
Người nhập cư nói chung và nữ cơng nhân nhập cư nói riêng hiện nay
có rất nhiều cách hiểu khác nhau, và chưa đi đến một sự thống nhất trong cách
hiểu có người thì cho rằng người nhập cư là người từ nơi khác chuyển đến
cho dù có hộ khẩu, hay khơng có hộ khẩu. Nhưng cũng có quan điểm cho
rằng người nhập cư là người từ nơi khác chuyển đến nhưng khơng có hộ khẩu
thường trú. Ngồi ra việc xác định khoảng thời gian có hộ khẩu bao lâu thì
được gọi là người nhập cư thì hiện nay vẫn chưa được thống nhất.
Trong phạm vi của luận văn, chúng tơi ch tìm hiểu nữ cơng nhân nhập
cư là người di chuyển từ nơi khác tới làm công nhân tại Khu cơng nghiệp
VSIP 2, và khơng có hộ khẩu thường trú.

16


1.1.2. Khái niệm tiếp cận
Tiếp cận là từng bước, hoặc bằng những phương pháp nhất định tìm
hiểu một đối tượng nào đó [11, tr953]. Cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc
sức khỏe là những điều kiện thuận lợi gặp được giúp cá nhân trong xã hội có
thể sử dụng các dịch vụ tại các CSYT và các chương trình chăm sóc SK.
Trong phạm vi của luận văn, tác giả sự dụng từ tiếp cận ở đây nhằm để ch

việc họ có thể sử dụng dịch vụ nếu như họ muốn.
1.1.3. Khái niệm sức khỏe và chăm sóc sức khỏe
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới, sức khỏe là một trạng thái
hoàn toàn thoải mái của con người về thể chất, tâm thần và xã hội chứ khơng
phải là bệnh tật. Việc chăm sóc sức khỏe khơng những mang lại hạnh phúc
cho mỗi người mà cịn vì sự hưng thịnh của một xã hội. Do đó chăm sóc bảo
vệ sức khỏe trước hết là trách nhiệm của một cá nhân, mỗi gia đình và cũng là
nhiệm vụ chung của cộng đồng [29]
1.1.4. Khái niệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Trong phạm vi luận văn, khái niệm dịch vụ chăm sóc sức khỏe được
hiểu là các dịch vụ y tế, bao gồm các dịch vụ như: khám bệnh và chữa bệnh…
nhằm đảm bảo cho con người có được một trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh,
thoải mái về thể chất và xã hội.
1.2. Cách tiếp cận chính trong nghiên cứu đề tài
1.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý cho rằng “Con người luôn hành động một cách
có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng nguồn lực một cách duy lý
nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu nhất” [10, tr 305]
Điều này để lý giải rằng khi con người ý thức được mức độ nghiêm
trọng của bệnh tật và tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân họ và đối
với công việc mà họ đang làm, thì họ sẽ có những tính tốn, cân đong đo đếm
17


×